LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của tôi. Những số liệu, tài liệu tham khảo
trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và
chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Sinh viên thực hiện.
Phạm Thu Hương
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Môi Trường –
Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Tố OanhTrung Tâm Các
Chương Trình Kinh Tế Xã Hội, Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam vàTh.S Nguyễn
Thị Linh Giang, giảng viên Khoa Môi Trường thuộc Trường Đại Học Tài Nguyên
và Môi Trường Hà Nộiđã tận tâm hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ và tạo điều kiện
thuận lợi của cô khoa Môi trường trong quá trình em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, chú, bác công tác tại HTX Thành
Công đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã luôn quan tâm, lo lắng và
tạo điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng đồ án của em không thể tránh khỏi những
thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên để kiến thức của em trong lĩnh vực này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thu Hương
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC VIẾT TẮT
4
UBND
: Uỷ ban nhân dân
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
CTR
: Chất thải rắn
BVMT
: Bảo vệ môi trường
3R
: Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế
KT - XH
: Kinh tế - xã hội
DANH MỤC BẢNG
5
DANH MỤC HÌNH
6
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống
được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày
càng lớn.Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc
quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân
cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra
thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.Thành phố Hà Nội là một loại đô thị
đặc biệt,là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa-xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học
công nghệ, là đô thị tập trung đông dân cư, do đó ngày càng xuất hiện nhiều các cơ
sở sản xuất, dịch vụ, trung tâm thương mại,cơ sở giáo dục,các khu chung cư, các
khu chợ lớn, nhỏ.Chính vì vậy mà chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của con
người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển dân số và kinh tế.Mỗi năm trung
bình cả nước có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trong đó ở Hà Nội đã
chiếm khoảng 730.000 tấn chiếm 5% lượng rác thải cả nước, một con số rất lớn so
với diện tích eo hẹp ở khu vực này dự báo số lượng sẽ có thể tăng lên gấp nhiều lần
trong những năm tiếp theo.Trong đó phải kể đến quận Thanh Xuân là một trong
những quận tiêu biểu của thành phố Hà Nội tập trung đông dân cư. Tại đây hằng
ngày đã và đang thải ra một khối lượng rác thải lớn gồm nhiều thành phần khác
nhau thải ra ngoài môi trường mà chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ cũng như
chưa có những giải pháp phù hợptrong quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Qua đó có
thể thấy chất thải rắn đang là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Vì vậy công tác
quản lý rác thải đang là một trong những vấn đề bức xúc và vô cùng cấp thiết tại các
khu vực đô thị, các khu công nghiệp.
Nhận thức được những vấn đề trên và đưa ra đề tài “Đánh giá hiện trạng và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội” được lựa chọn để thực hiện với mong muốn góp
phần giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác quản lý rác thải sinh
hoạt và đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu lượng rác thải
tại quận Thanh Xuân.
7
2.Mục tiêu nghiên cứu
-Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại một số phường trên địa
bàn quận Thanh Xuân.
-Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra.
3.Nội dung nghiên cứu
-Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Thanh
Xuân:
+Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
+Thành phần phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
+Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
-
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Thanh Xuân:
Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận
Thanh Xuân như:
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng loại
phương tiện thu gom, vận chuyển; Số lượng nhân công thu gom, vận chuyển.
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tần suất,
thời gian thu gom; các điểm tập kết, hiệu suất thu gom; Vạch tuyến thu gom sơ cấp
và thứ cấp.
+ Tình hình phân loại; phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Thanh Xuân:
+ Nhận thức, đánh giá của cán bộ công ty môi trường.
+ Nhận thức, đánh giá của người dân.
8
-Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Thanh Xuân:
+ Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
+ Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Về cơ chế,
chính sách; về việc bố trí, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
9
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
1.1.1.
Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
Các khái niệm
Theo điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của chính phủ về
quản lý chất thải rắn và phế liệu đưa ra các khái niệm về CTR [2].
Chất thải rắn (CTR): Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt(CTRSH): Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
Hoạt động quản lý CTR:Bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người [3].
Thu gom CTR:Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời
chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận [3].
Vận chuyển CTR:Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối
cùng [3].
Xử lý CTR:Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu
hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn [3].
Chôn lấp CTR hợp vệ sinh:Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của
tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [3].
Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị
vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một
bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động
10
sinh hoạt hàng ngày của con người [1].
Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình,
trường học,... Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các
phương tiện giao thông, chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác [4].
1.1.2.
Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Ghi chú:
Nguyên vật liệu, sản phẩm, các vật liệu thu hồi và tái sử dụng
Hình 1.1. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt [5].
1.1.3
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [1]
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân
số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và
các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
-
Từ các khu dân cư (chất thải rắn sinh hoạt).
11
-
Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng.
-
Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
-
Từ các làng nghề v.v…
Hình 1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [1].
1.1.4
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt [1]
a) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải từ các hộ gia đình còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát
sinh từ các hộ gia đình.
Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: Là những chất thải có
nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
b) Phân loại theo thuộc tính vật lý, hóa học
- Phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim
loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo.
c) Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
rắn sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ... có thể gây nguy hại tới con người,
động vật và gây nguy hại tới môi trường. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ
yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải không nguy hại: Là những loại rác thải không có chứa các hóa chất và hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.1.5 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
-
12
1.1.5.1 Thành phần vật lý
CTRSH là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức
tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTRSH một
cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất
nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời
sống con người, theo mùa trong năm,…
Thành phần CTRSH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị
xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ
thống kỹ thuật quản lý CTRSH
Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sính hoạt ở một số vùng năm 2000 (tính
theo % trọng lượng)
Hà Nội
Việt Trì
Thái
Nguyên
Đà Nẵng
Hạ Long
Chất hữu cơ
53,00
55,0
55,0
45,47
49,2
Cao su, nhựa
9,15
4,52
3,0
13,10
3,23
Giay, catton, giẻ vụn
1,48
7,52
3,0
6,36
4,6
Kim loại
3,40
0,22
3,0
2,30
0,4
Thủy tinh, gốm, sứ
2,70
0,63
0,7
1,85
3,7
Đất, đá, cát, gạch vụn
30,27
32,13
35,3
-
38,87
Độ trơ
15,9
13,17
17,15
10,9
11,0
Độ ẩm
47,7
45,0
44,23
49,0
46,0
Tỷ trọng ( tấn/m3)
0,42
0,43
0,45
0,5
0,5
Thành phần
Nguồn: Báo cáo kết quả kháo sát của CEETIA, 2001
1.1.5.2 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của CTRSH bao gồm chất hữu cơ (dao động trong
khoảng 40-60%), chất tro, hàm lượng carbon cố định (hàm lượng này thường chiếm
khoảng 5-12%). Các chất vô cơ chiếm khoảng 15-30%.
1.1.6 Ảnh hưởng của chất thả rắn sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
∗ Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
-
Môi trường đất
13
+ CTRSH nằm rải rác khắp nơi không thu gom đều được lưu giữ lại trong đất,
một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon... nằm lại
trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: Thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô
cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa... đổ xuống đất làm cho đất bị đóng
cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
-
Môi trường nước
+ Lượng CTRSH rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ
theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ,
sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
+ CTRSHkhông thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất
vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực.Khi thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có
nguy cơ ảnh hưởng đến các loài vi sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước
giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới
khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
+ Ở các bãi chôn lấp rác, chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận.
Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm
qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Môi trường không khí
+ Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô
nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,
tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
+ Tại các bãi chôn lấp CTRSH, vấn đề ảnh hưởng đến môi trường không khí
là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
∗ Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người
Ảnh hưởng của CTRSH lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ
dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành
nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải
độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi
tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
-
14
CTRSH còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên
nhân dẫn đến phát sinh các ổ bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo
nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu
vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh
ngoại khoa, bệnh nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%.
∗ Chất thải rắn sinh hoạt làm mất mỹ quan đô thị
- CTRSH nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết,
vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên... đều là những hình
ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố,
thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu
gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
1.1.7. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
∗ Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống là chôn lấp rác. Phương pháp này có phí thấp và
được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng các xe chuyên dụng chở rác tới các
bãi đã được xây dựng trước. Sau khi rác đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề
mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi bột... theo
thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của bãi
rác giảm xuống. Rác được tiếp tục đổ cho đến khi rác đầy thì chuyển sang bãi rác
mới.
Hiện nay, chôn lấp CTRSH hoạt được sử dụng chủ yếu ở các nước đang phát
triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt.
Chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp CTRSH phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các
lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác phải thiết kế khu thu
gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường. Việc thu khí ga để biến đổi
thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích.
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải.
+ Chi phí vận hành bãi rác thấp.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
-
15
+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh.
+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao.
+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn.
∗ Phương pháp đốt
Xử lý bằng phương pháp đốt rác là làm giảm tới mức tối thiểu chất thải rắn sinh
hoạtcho khâu xử lý cuối cùng. Bằng phương pháp đốt, dung tích chất thải rắn sinh
hoạt được giảm nhiều, còn khoảng 10% so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm
còn 25% hoặc thấp hơn so với ban đầu. Như vậy, sẽ thuận lợi thu gom và giảm nhu
cầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời cũng dễ dàng chuyên chở ra
bãi rác chôn lấp tập trung nếu cần. Tuy nhiên, phương pháp đốt rác sẽ gây ô nhiễm
không khí cho khu vực xung quanh, đồng thời làm mất mỹ quan đô thị. Vì vậy,
phương pháp này chỉ dùng tại các địa phương nhỏ, có mật độ dân số thấp.
Phương pháp này chi phí cao, so với phương pháp chôn lấp rác, chi phí để đốt
một tấn rác cao gấp 10 lần. Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát
triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt chất thải rắn
sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sinh khói độc và dễ sinh khí đioxin nếu
không giải quyết tốt việc xử lý khói. Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận
dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghệ nhiệt và phát điện. Mỗi lò
đốt phải trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém nhằm khống chế ô nhiễm
không khí do quá trình đốt gây ra.
Hiện nay, tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt
các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt rác thải
thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện hoặc rác thải
công nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để được.
∗ Phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình
thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi
trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một phương
pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt
chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây
bệnh và hạt cỏ. Để đạt được mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng
để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm
lần và hơn nữa so với bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc
hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và
16
nhiệt độ được kiểm tra thường xuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí
trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất
thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO 2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như:
lignin, xenlulo, sợi...
Công nghệ ủ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định
kỳ hoặc vừa thổi vừa đảo. Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp rất có hiệu quả,
sản phẩm phân hủy có thể kết hợp tốt với phân người và phân gia súc cho ta chất
hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất.
1.2.
Cơ sở pháp lý
+ Luật bảo vệ môi trường 2014.
+ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải
và phế liệu.
+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR).
+ Nghị định 80/2006 NĐ-CP ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Luật Bảo
vệ môi trường.
+ Nghị định số 21/2008/ NĐ-CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 80/2006 NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007của chính phủ ban
hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức liên quan đến QLCTR.
+ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng
dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/ NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
+ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ
tướng chính phủ ban hành.
17
Tình hình quản lý, xử lýchất thải rắn sinh hoạt trên Thế giới
1.3.
-
-
và tại Việt Nam
1.3.1 Tại các nước trên Thế giới
Quản lý CTR hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào đang là trọng tâm của những
chính sách phát triển môi trường bền vững. Quản lý kém hiệu quả CTR ở khu vực
đô thị là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng, đồng thời làm phát sinh nhiều chi phí
tốn kém cả trong hiện tại lẫn về lâu dài. Việc áp dụng các chính sách đặc thù cho
mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần thiết để đối phó với
tình trạng này. Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn cầu và là yếu tố quyết
định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu quả. Vì vậy, điều quan
trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải chung, bao gồm từ khâu xử
lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng.
Phương pháp tiếp cận của hầu hết các nước trên thế giới để quản lý được CTR
được dựa trên 3 nguyên tắc sau:
Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải : Việc xử lý sẽ trở nên đơn giản hơn khi ta có thể
giảm lượng chất thải tạo ra ở ngay giai đoạn đầu tiên và và tính độc hại của nó bằng
cách giảm sự hiện diện của chất nguy hiểm trong sản phẩm.
Sử dụng lại và tái chế quay vòng: Nếu chất thải không thể ngăn ngừa được, các
nguyên vật liệu sẽ được sử dụng lại, tái chế quay vòng 1 cách tốt nhất.
Cải thiện, giám sát sự tiêu hủy, loại bỏ những CTR còn lại: Với những chất thải
không được tái chế hoặc tái sử dụng phải được thiêu đốt 1 cách an toàn, bãi chôn
lấp chỉ được sử dụng như một phương án cuối cùng.
Tại Nhật Bản:
18
Việc thu gom rác thải sinh hoạt các hộ gia đình được nhà nước yêu cầu chia
thành 3 loại:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản
xuất phân compost.
- Rác khó tái chế hoặc tái chế nhưng mang lại hiệu quả không cao nhưng cháy
được sẽ được mang đến nhà máy để đốt rác thu hồi năng lượng.
- Rác tái chế sẽ được đem đến nhà máy xử lý để tái chế, tái sử dụng lại.
Các loại rác được yêu cầu đựng vào 3 túi riêng biệt với 3 màu khác nhau theo
quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại….và các hộ gia
đình phải tự mang ra các điểm tập kết của cụm dân cư vào khung giờ quy định.Sau
đó rác thải sẽ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất vi sinh. Các loại rác
còn lại như: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,…đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng
hóa. Tại đây rác được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước
có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau
quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một loại cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các
cặn rác không còn mùi sẽ được nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có
tác dụng hút nước khi trời mưa.
Tại California
Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp
rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần
với chi phí phải trả là 16,39 USD/tháng. Nếu có những phát sinh khác như : Khối
lượng rác gia tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá
phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/tháng. Việc thu gom rác được tính dựa trên khối
lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát
sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD /tấn. Để giảm
giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom
và chuyên chở rác.
Tại Đức
Hiện nay Đức là một trong những Quốc gia có ngành tái chế rác thải đứng đầu
trên thế giới. Việc phân loại rác thải tại đây đã được thực hiện nghiêm túc từ năm
1991. Rác bao bì, hộp đựng thức ăn, nước uống được thu gom vào thùng màu xanh
dương. Các loại rác hữu cơ như thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây, được gom vào
thùng màu xanh lá. Thủy tinh , kim loại,… được thu gom vào thùng màu đen.
Những lò đốt rác hiện đại của Đức hầu như khong thải khí độc ra ngoài môi trường.
Tại các dây chuyền phân loại rác thải, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ
19
300.000km/s để phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Ống hơi nén được điều khiển
bằng máy tính đặt ở đầu các băng chuyền có nhiệm vụ phân loại, tách riêng từng
loại vật liệu. Sau đó rác sẽ được nghiền nhỏ và nấu chảy. Qúa trình trên sẽ cho ra
granulat, đây là một nguyên liệu thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc có thể
được làm một số chất phụ gia.
Gíao dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là
một trong những phương pháp mà nhà quản lý môi trường tại Đức đã và đang áp
dụng một cách thuận lợi cho người dân nơi đây.
1.3.2 Tại Việt Nam
-
- Tình hình phát sinh
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm, chiếm
khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại một số đô thị tỷ lệ chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân
trên đầu người ở mức độ cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày ở thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long,
thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An,…Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình
quân trên đầu người thấp nhất tại thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã
Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông, thành phố Cao Bằng từ 0,31-0,38 kg/người/ngày.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2014 khoảng
23 triệu tấn tương đương với khoảng 63.000 tấn/ngày, trong đó, chất thải rắn sinh
hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420
tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày.
Tình hình thu gom, vận chuyển
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô
thị trung bình đạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và tại
khu vực ngoại thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông
thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc
20
-
các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu,
vùng xa.
Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do Công ty
môi trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện. Bên cạnh đó, trong thời
gian qua với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường của Nhà nước, đã có
các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt tại đô thị. Nguồn kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt đô thị hiện nay do Nhà nước bù đắp một phần từ nguồn thu phí vệ sinh
trên địa bàn. Mức thu phí vệ sinh hiện nay từ 4000-6000 đồng/người/tháng hoặc từ
10.000-30.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương. Mức thu tại các cơ sở sản
xuất, dịch vụ từ 120.000-200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô, địa phương
Tại khu vực nông thôn, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phần
lớn là do các hợp tác xã, tổ đội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận
với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Mức thu và
cách thu tùy thuộc vào từng địa phương, từ 10.000-20.000 đồng/hộ/tháng và do
thành viên hợp tác xã, tổ đội thu gom trực tiếp đi thu. Hiện có khoảng 40% số thôn,
xã hình thành các tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt tự quản, công cụ phục vụ
cho công tác thu gom, vận chuyển hầu hết do tổ đội tự trang bị. Tuy nhiên, trên thực
tế tại khu vực nông thôn không thuận tiện về giao thông, dân cư không tập trung
còn tồn tại hiện tượng người dân vứt bừa bãi chất thải ra sông suối hoặc đổ thải tại
khu vực đất trống mà không có sự quản lý của chính quyền địa phương.
Tình hình xử lý
Nhìn chung, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn
lấp, sản xuất phân hữu cơ và đốt.
Tính đến Quý I năm 2014, trong khuôn khổ Chương trình xử lý chất thải rắn
giai đoạn 2011-2020 đã có 26 cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung được đầu tư xây
dựng theo hoạch xử lý chất thải rắn của các địa phương. Trong số 26 cơ sở xử lý
chất thải rắn có 03 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ đốt, 11 cơ sở xử lý sử dụng công
nghệ sản xuất phân hữu cơ, 11cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất phân hữu cơ
kết hợp với đốt, 01 cơ sở xử lý sử dụng công nghệ sản xuất viên nhiên liệu. Tuy
nhiên, hiệu quả hoạt động của 26 cơ sở chưa được đánh giá một cách đầy đủ, toàn
diện; chưa lựa chọn được mô hình xử lý chất thải rắn hoàn thiện đạt được cả các
tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo thống kê tính đến năm 2013 có khoảng 458 bãi chôn lấp chất thải rắn có
quy mô trên 1ha, ngoài ra còn có các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các xã chưa được
21
thống kê đầy đủ. Trong số 458 bãi chôn lấp có 121 bãi chôn lấp hợp vệ sinh và 337
bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi
rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, đang là nguồn gây ô
nhiễm môi trường.
Một số cơ sở xử lý bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện đang hoạt động
như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước thuộc Công ty TNHH xử lý chất
thải rắn Việt Nam; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi thuộc Công ty
TNHH MTV môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh; Khu xử lý chất thải Nam
Sơn thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội,…Trên thực tế, tại nhiều
cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưa
thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, hiện vẫn đang là vấn đề
gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chưa có cơ sở xử lý chất thải rắn bằng hình
thức chôn lấp nào tận thu được nguồn năng lượng từ khí thải thu hồi từ bãi chôn lấp
chất thải, gây lãng phí nguồn tài nguyên.
Hiện nay, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ sử dụng
công nghệ ủ hiếu khí, một số cơ sở xử lý đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt Nam Bình Dương thuộc Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và môi
trường Bình Dương; Nhà máy xử lý và chế biến chất thải Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
thuộc Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh; Nhà máy xử lý rác
Tràng Cát, thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng; Nhà máy xử
lý chất thải rắn Nam Thành, Ninh Thuận thuộc Công ty TNHH xây dựng thương
mại và sản xuất Nam Thành;…Hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ của
các cơ sở xử lý được thiết kế chế tạo trong nước hoặc cải tiến từ công nghệ nước
ngoài. Một số công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng trong nước đáp ứng được
tiêu chí hạn chế chôn lấp nhưng việc hoàn thiện công nghệ và triển khai nhân rộng
còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế;
tính đồng bộ, hiện đại, mức độ tự động hóa của hệ thống thiết bị trong dây chuyền
công nghệ chưa cao; các công nghệ xử lý chất thải rắn chưa được sản xuất ở quy mô
công nghiệp. Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA để nhập khẩu từ nước
ngoài các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân hữu cơ nhưng công
nghệ xử lý chưa đạt được hiệu quả như mong muốn: dây chuyền xử lý chất thải rắn
sinh hoạt chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỉ lệ chất thải rắn được đem chôn
lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 35-80%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao,…
22
Ngoài ra, sản phẩm phân hữu cơ sản xuất ra hiện nay khó tiêu thụ, chỉ phù hợp với
một số loại cây công nghiệp.
Tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt chất thải rắn
sinh hoạt ở tuyến huyện, xã. Do vậy, đang tồn tại tình trạng mỗi huyện, xã tự đầu tư
lò đốt công suất nhỏ để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn. Theo
báo cáo của các địa phương, trên cả nước có khoảng 50 lò đốt chất thải rắn sinh
hoạt, đa số là các lò đốt cỡ nhỏ, công suất xử lý dưới 500kg/giờ, các thông số chi
tiết về tính năng kỹ thuật khác của lò đốt chất thải chưa được thống kê đầy đủ.
Trong đó có khoảng 2/3 lò đốt được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suất
lớn, hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc Công ty cổ phần
dịch vụ môi trường Thăng Long; Xí nghiệp xử lý chất thải rắn và sản xuất phân bón
tại cụm công nghiệp Phong Phú thuộc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Thái
Bình;…
Việc đầu tư lò đốt công suất nhỏ là giải pháp tình thế, góp phần giải quyết
nhanh chóng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với khu
vực nông thôn. Tuy nhiên, một số lò đốt công suất nhỏ không có hệ thống xử lý khí
thải và trên ống khói không có điểm lấy mẫu khí thải; không có thiết kế, hồ sơ giấy
tờ liên quan tới lò đốt. Nhiều lò đốt công suất nhỏ được đầu tư xây dựng trên địa
bàn dẫn tới việc xử lý chất thải phân tán, khó kiểm soát việc phát thải ô nhiễm thứ
cấp vào môi trường không khí. Ngay cả với một số lò đốt công suất lớn thì hiện còn
tồn tại các vấn đề: phân loại, nạp liệu chưa tối ưu; chưa thu hồi được năng lượng từ
quá trình xử lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm chưa đảm bảo; chưa có hệ thống thu hồi
nước rác; không có hệ thống xử lý nước rỉ rác; xử lý mùi, côn trùng chưa triệt để.
Qua khảo sát thực tế cho thấy nhiều lò đốt hiệu quả xử lý chưa cao, khí thải
phát sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, Furan, là
nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
1.4: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên quận Thanh Xuân
* Vị trí địa lý
Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội, phía Đông
giáp quận Hai Bà Trưng; phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông; phía
Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy (Hình
1.3). Tổng diện tích tự nhiên là: 913,2 ha, diện tích các phường thuộc quận được thể
hiện ở bảng 1.2, với tổng số dân số khoảng 214.600 người (năm 2010)
23
24
Bảng 1.2: Diện tích các phường của quận Thanh Xuân (Theo Nghị định số
74/CP ngày 22/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
Tên phường
Diện tích (ha)
1
Phường Nhân Chính
160,9
2
Phường Khương Đình
138,9
3
Phường Hạ Đình
58,6
4
Phường Kim Giang
22,3
5
Phường Khương Mai
98,4
6
Phường Khương Trung
78,1
7
Phường Thanh Xuân Bắc
48,4
8
Phường Thanh Xuân Trung
106,2
9
Phường Thanh Xuân Nam
32,8
10
Phường Phương Liệt
102,8
11
Phường Thượng Đình
65,8
*Đặc điểm về địa hình
Khu vực quận Thanh Xuân thuộc địa hình vùng đồng bằng đông bắc bộ, với
địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.
25