Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận hệ thống pháp luật nước anh Phần Thông luật và luật công bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.26 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH DOANH


TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT SO SÁNH
Đề tài:

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC ANH
PHẦN 1 – THÔNG LUẬT VÀ
LUẬT CÔNG BẰNG
Nhóm SV : Nhóm 4
Lớp

: VB16LA003

GVHD

: TS. Đỗ Thị Mai Hạnh

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 4
PHÂN CÔNG
STT

ĐÁNH GIÁ

THÀNH VIÊN
1



1

Trịnh Đình Cường

2

Nguyễn Thanh Thế

3

Nguyễn Phước Thọ

4

Lê Phước Bảo Hiền

2

Thông Luật
(common law)Lịch sử phát triển

Tổng hợp file word
Thuyết trình
Trả lời phản biện
Trả lời phản biện

Thông Luật
5


Lại Thanh Huyền

6

Lê Thị Nguyên Sử

Trả lời phản biện

7

Lê Khắc Ghi

Trả lời phản biện

8

Ngô Thị Ngọc Nhỏ

9

(common law)Các đặc điểm

Luật Công bằng
(equity law)Lịch sử phát triển

Cao Tuyết Vân

Thuyết trình

Thuyết trình

Tổng hợp, chỉnh
sửa nội dung, soạn
powerpoint

10

Trương Văn Hoàng

11

Nguyễn Phước Trùng Lộc

12

Lê Đoàn Quỳnh Anh

Luật Công bằng
(equity law)Các đặc điểm

Trả lời phản biện
Hỏi đáp với lớp
Thuyết trình

i


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................1
PHẦN 1: THÔNG LUẬT (COMMON LAW) ..........................................................2
1.1.


Lịch sử phát triển của Thông luật: ................................................................ 2

1.2.

Các đặc điểm của Thông luật: ....................................................................... 5

PHẦN 2: LUẬT CÔNG BẰNG (EQUITY LAW) ....................................................8
2.1.

Lịch sử phát triển của Luật Công bằng: ........................................................ 8

2.2.

Các đặc điểm của Luật Công bằng: ............................................................ 10

MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN ..........................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................14

ii


LỜI GIỚI THIỆU

Người ta dự đoán có khoảng 1/3 loài người sống ở các nước có hệ thống pháp luật chủ yếu
dựa trên pháp luật Anh (pháp luật của nước Anh và xứ Wales). Pháp luật Anh được lan truyền khắp
thế giới chủ yếu là do công cuộc mở rộng thuộc địa của đế quốc Anh nhưng nó khó có thể tiếp tục
tồn tại ở những nơi đó nếu như nó không chứng tỏ tính mềm dẻo và thực tiễn đặc biệt của nó. Một
trong những đặc điểm nổi bật của pháp luật Anh là tính kết nối bền vững không phủ nhận được với
quá khứ. Những mối liên hệ lịch sử có được chủ yếu do tính liên tục, không bị ngắt quãng của lịch

sử phát triển pháp luật. Pháp luật Anh không tiếp nhận pháp luật nước ngoài trên diện rộng hoặc
cũng không bị pháp điển hóa toàn bộ. Bộ phận trung tâm của hệ thống luật vẫn dựa vào các đạo luật
và án lệ từ thời trung cổ. Thậm chí quan trọng hơn, ngay cả cách áp dụng pháp luật Anh cũng vẫn
được xây dựng dựa trên truyền thống bắt đầu vào thời trung cổ. Điều đó có nghĩa là để hiểu được hệ
thống pháp luật Anh hiện nay, ta cần nắm vững những kiến thức nền tảng về lịch sử phát triển của
nó.

Hình mình họa các nước theo hệ thống Common law

1


PHẦN 1: THÔNG LUẬT (COMMON LAW)
1.1.

Lịch sử phát triển của Thông luật:
Lịch sử phát triển của common law được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước năm 1066: Sự hình thành các tập quán địa phương.
- Giai đoạn từ năm 1066 đến cuối thế kỷ 15: Sự hình thành và phát triển của common law.
- Giai đoạn từ cuối thế kỷ 15 đến thế kỷ 19: Sự khủng hoảng của common law
- Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến nay: giai đoạn sau cải cách tòa án (giai đoạn hiện đại)
a) Giai đoạn trước năm 1066: sự hình thành các tập quán địa phương
Đế quốc La Mã thống trị nước Anh trong suốt 4 thế kỷ (từ thế kỷ I đến thế kỷ V) nhưng lại

không để lại dấu vết ảnh hưởng quan trọng nào của Luật La Mã trong pháp luật của Anh. Sau khi đế
quốc La Mã suy tàn, nước Anh chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ với các tập quán địa phương
khác nhau có nguồn gốc từ Đức. Vào thời kỳ này, có thể tạm chia nước Anh thành ba vùng chính
với ba hệ thống luật tương đối khác nhau, các hệ thống luật này thường chịu ảnh hưởng của quân
xâm lược cai trị ở đó:
 Luật Wessex tại vùng Tây Nam;

 Luật Mecrian tại vùng Midlands (vùng trung du nước Anh);
 Luật Nordic chịu ảnh hưởng của Đan Mạch tại phía Bắc và phía Đông(1).
Luật pháp áp dụng ở thời kỳ này chính là tập quán của từng vùng nói trên, chưa có luật
thống nhất cho toàn nước Anh.
b) Giai đoạn từ năm 1066 đến năm 1845: sự hình thành và phát triển của thông luật:
Công tước William II xứ Normandy lên ngôi vua sau khi đánh bại quân Angles – Saxon do
vua Harold II chỉ huy tại Hastings năm 1066, trở thành vị vua Norman đầu tiên của Anh dưới tên
gọi William I (2). Tuy có sự thay đổi về mặt chính trị, nhưng lại không có sự thay đổi nào trong các
hệ thống pháp luật chủ đạo nói trên.

(1)

Xem English Legal System, tr. 12.

(2)

Xem

/>


/>
2


Hình 1: Bản đồ nước Anh năm 1065 (Nguồn: />Những kẻ đi chinh phục kiềm chế không áp đặt tập quán của người Norman lên cư dân địa
phương nhưng lại bỏ nhiều công sức để xây dựng chế độ quản lý tập trung trên toàn đất nước và
nước này trở thành thống nhất dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh. Vào thời kỳ này, khái niệm phân
chia quyền lực theo Hiến pháp chưa hình thành nên các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp hoàn
toàn thuộc về nhà vua và các “cố vấn” của nhà vua. Các cố vấn này tạo thành Hội đồng Hoàng gia,

Curia Regis.
Tới thế kỷ 12, hội đồng này đặt chi nhánh tại một số cơ quan như Tòa án Hoàng gia tại
Westminter, thay mặt nhà vua xét xử một số vấn đề về đất đai, thu thuế, các tội hình sự nghiêm
trọng. Ngay sau đó, xuất hiện ba tòa mà trong một chừng mực nào đó có thẩm quyền chồng chéo:
Tòa án Hoàng gia (Court of The King’s Bench), Tòa Tài chính (Court of Exchequer) và Tòa chuyên
các vụ khiếu kiện chung (hay tòa Dân sự - Court of Common Pleas). Ba tòa án kể trên gọi chung là
các tòa án Hoàng gia và mỗi tòa án đảm trách nhiệm vụ khác nhau: về tài chính, đất đai và các vụ
hình sự nghiêm trọng. Sự ra đời của Tòa án Hoàng gia là một mốc lịch sử quan trọng cho việc hình
thành thông luật.
3


Lúc này các Tòa án địa phương tồn tại song song với các Tòa Hoàng gia và đã có sự cạnh
tranh khốc liệt giữa hai hệ thống tòa án này. Dựa vào lợi thế hiện đại hơn, hiệu quả hơn, các Tòa án
Hoàng gia dần dần thắng thế và được các bên ưa chuộng hơn. Các thẩm phán của Tòa Hoàng gia trở
thành các “thẩm phán lưu động”, đi khắp đất nước để xét xử các vụ việc.
Các Thẩm phán Hoàng gia trong quá trình đi xét xử lưu động khắp đất nước đã làm quen với các
tập quán pháp khác nhau và khi trở về Westminster, họ thảo luận về các tập quán khác nhau của các
vùng khác nhau trên đất nước và qua một quá trình chọn lọc, loại bỏ những bất hợp lý và chấp nhận
những điều hợp lý, tạo thành một thể thống nhất các quy tắc. Trong quá trình này - khoảng hai thế
kỷ - nguyên tắc stare decisis ra đời và phát triển. Bất cứ khi nào một vấn đề mới của pháp luật đã
được quyết định thì quyết định này hình thành một quy tắc phải tuân theo trong tất cả các trường
hợp tương tự sau này, làm cho pháp luật dễ dự đoán hơn. Kết quả của tất cả điều này là vào năm
1250, một “luật chung” (common law) đã ra đời, và cai trị cả nước, được áp dụng một cách nhất
quán và có thể được sử dụng để dự đoán những gì các tòa án có thể quyết định trong một trường
hợp cụ thể(3).
Bên cạnh nguyên tắc Stare decisis, thời kì này cần phải nhắc đến sự ra đời và phát triển của
hệ thống trát (tạm dịch là lệnh gọi ra tòa). Trát này nêu rõ các cơ sở pháp lý mà bên nguyên đưa ra
cho vụ việc của mình và chỉ có giá trị pháp lý dựa trên những cơ sở cụ thể đó. Ban đầu, yêu cầu và
quyết định được đưa ra theo từng vụ việc cụ thể trước khi ban hành trát. Thời gian trôi qua, người ta

xây dựng nhiều loại trát, chẳng hạn trát đòi nợ, trát đòi bồi thường vì bị bắt giữ tài sản trái phép, trát
liên quan tới hành vi lăng nhục. Những loại trát đó dần dần được chuẩn hóa tới mức giống như hình
thức chuẩn ngày nay, chỉ cần điền vào các thông tin cơ bản như tên của các bên. Các loại trát này
được tống đạt ngay lập tức bằng việc bên nguyên trả phí quy định mà không cần xem xét vụ việc.
Hệ thống trát tiếp tục tồn tại gần như không thay đổi cho tới giữa thế kỷ 19 và bị bãi bỏ phần lớn
vào năm 1852. Tuy nhiên một bộ phận của nó tiếp tục tồn tại tới năm 1875. Mục đích của việc bãi
bỏ là nhằm đơn giản hóa thủ tục tố tụng nhưng không làm thay đổi luật thực định.
Như vậy, với hệ thống tòa án Hoàng gia, đội ngũ thẩm phán, luật sư có kinh nghiệm và
tuyển tập các bản án là những điều kiện ra đời và phát triển của Common law.
(3)

Xem English Legal System, tr. 12.

4


c) Giai đoạn từ năm 1485 đến năm 1832: Sự khủng hoảng của thông luật và sự ra đời của
Luật Công bằng:
(giai đoạn này được trình bày trong phần lịch sử phát triển của Luật Công bằng – xem mục
2.1).
d) Giai đoạn từ năm 1832 đến nay: Giai đoạn sau cải cách tòa án
Trong suốt thời kỳ này, hệ thống Thông luật vẫn được khẳng định tại Anh. Bên cạnh đó, do
các yếu tố chính trị, kinh tế và xu thế quốc tế đòi hỏi mà hệ thống pháp luật thực định cũng dần
được khẳng định vị trí của mình bên cạnh hệ thống thông luật. Nhìn chung giai đoạn này, thông luật
đã phải chịu sự chi phối của hệ thống luật thực định và chế độ quan liêu nhà nước ở một mức độ
nhất định.
Năm 1873, đạo luật tư pháp (Luật tòa án 1873) ra đời đã chính thức quy định sự tồn tại của
Luật công bình song song với Thông luật. Điều này có nghĩa là trong trường hợp có xung đột pháp
luật giữa hai hệ thống pháp luật thì lựa chọn sẽ nghiêng về phía Luật công bình hơn là Thông luật.
Giai đoạn này là giai đoạn cải cách và phát triển mạnh mẽ hệ thống pháp luật Anh với sự

xuất hiện của luật, tòa án hành chính và văn bản hành chính.
Ngày nay, các luật sư Anh cũng có nhiều học hỏi từ hệ thống pháp luật Civil law, hay là hệ
thống pháp luật Pháp – Đức. Bên cạnh đó có sự song song tồn tại của Thông luật và các văn bản
pháp luật được ban hành bởi Nghị viện nhằm điều chỉnh một phạm vi nhỏ hẹp chưa có án lệ điều
chỉnh hoặc các lĩnh vực mới xa lạ với Thông luật.
Các đặc điểm của Thông luật:

1.2.

a) Nguyên tắc stare decissis – nguyên tắc xương sống của pháp luật Anh tạo tiền đề cho sự
ra đời và phát triển của Thông luật:
Common law được tạo ra không phải bởi các văn bản pháp luật mà bằng việc các tòa án sử
dụng các quyết định của tòa như những tiền lệ. Nguyên tắc này phát triển rất nhanh và thế là các
quyết định của tòa trước đây được đưa ra trong vụ việc tương tự, phải được tuân thủ, nghĩa là án lệ
phải được tôn trọng (đây là nguyên tắc Stare decisis). Ban đầu nguyên tắc này không chính thức bắt
buộc nhưng dần dần vào khoảng giữa thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 19, nguyên tắc này chính thức áp
dụng. Khi pháp luật thành văn không tồn tại, nguyên tắc này là điều kiện tiên quyết đối với bất cứ
5


hệ thống pháp luật nào muốn duy trì tính có thể tiên liệu ở một mức độ nhất định và sự tôn trọng
các quy định của pháp luật.
Nguyên tắc Stare decisis chưa bao giờ trở thành luật nhưng được xây dựng dựa trên hoạt
động của các tòa án và tòa án có thể quyết định sửa đổi nguyên tắc này. Chính vì vậy, Thượng nghị
viện Anh, tòa án cao nhất của nước Anh, tuyên bố vào năm 1966 rằng: Thượng nghị viện sẽ không
bị bắt buộc phải theo các án lệ của chính mình nữa.
b) Thủ tục tố tụng có vai trò quan trọng trong Thông luật:
Nếu một người muốn gửi đơn kiện tới Tòa Hoàng gia, thì phải tới gặp Ban Thư ký của nhà
vua (gọi là Chancery) với vai trò là Văn phòng của Tòa án Hoàng gia. Sau khi đóng một loại phí,
anh ta được Văn phòng cấp cho một loại giấy – “Trát” nhân danh đức vua ra lệnh cho bị đơn hoặc

phải tuân thủ các yêu cầu của bên nguyên hoặc bị xét xử và tuân thủ phán quyết.
Thông qua việc tạo ra một loại trát đặc biệt, Văn phòng Tòa án Hoàng gia trên thực tế đã
thừa nhận hay phê chuẩn sự tòn tại loại khiếu kiện hợp pháp. Khả năng thành công của mỗi nguyên
đơn trong vụ việc phụ thuộc vào việc hiện có trát nào phù hợp hay không, hoặc nếu không có thì
liệu Văn phòng (Chancery) có đồng ý ban hành nó hay không. Theo cách này, hệ thống trát đã tạo
ra khung phía ngoài của nội dung thực định của Luật án lệ và người ta thường gọi là: “Không có
trát, không có quyền”.
Hệ thống trát chỉ là một trong nhưng biểu hiện bên ngoài mang đặc trưng của pháp luật Anh,
chứng tỏ vai trò quan trọng của các quy định về thủ tục. Việc cá nhân có đủ các cơ sở pháp luật thực
định không quan trọng bằng việc anh ta có cơ hội thực hiện các quyền của mình hay không theo các
loại quy định phức tạp về thủ tục. Ví dụ, tầm quan trọng của quy định về thủ tục được phóng đại
bằng việc mỗi cái trát có riêng một loạt các quy định về thủ tục (về chứng cứ, hội thẩm, khả nwang
có được một bản án có sẵn,…). Việc phải lựa chọn các loại trát nghĩa là ngay từ đầu quá trình tố
tụng, bên nguyên buộc phải quyết định phương thức tố tụng; nếu anh ta không chọn đúng loại trát,
vụ việc sẽ bị bãi bỏ, có thể sau vài năm theo đuổi việc kiện tụng, anh ta lại phải làm lại từ đầu. Mặt
khác, giữa các loại trát có sự chồng chéo lớn và sự lựa chọn của bên nguyên đôi khi phụ thuộc vào
những cơ sở chiến thuật, chẳng hạn như trát Trorer – loại trát theo đó nguyên đơn được xét xử với
sự có mặt của bồi thẩm đoàn, và trát detinne – loại trát không cho nguyên đơn có quyền này.
6


Vai trò quan trọng của thủ tục tố tụng cũng là một trong những nguyên nhân các luật sư Anh
cho rằng nhiệm vụ chính của họ là xem xét các thủ tục tốt tụng và tránh tất cả các bẫy, còn nội dung
thực định của vấn đề tranh chấp là việc của ban hội thẩm. Tất nhiên pháp luật Anh ngày nay có
nhiều quy phạm pháp luật thực định phát triển cao nhưng tư duy thiên về tố tụng vẫn như thế.
c) Thông luật không có sự phân chia luật công và luật tư như cách phân chia của hệ thống
châu Âu lục địa:
Đây là đặc điểm bắt nguồn từ hệ thống trát truyền thống. Tất cả các loại trát đều nhân danh
nhà vua, thâm chí tranh chấp giữa các cá nhân cũng được coi là (mặc dù chỉ mang tính tượng trưng)
tranh chấp giữa Hoàng gia và bên vi phạm trong mối quan hệ cá nhân đó. Sự ác cảm với việc phân

chia thành luật công và luật tư có liên quan tới các cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị vào thế kỷ
17, bởi vì một số nguyên nhân, việc phân chia này được xem là ý muốn của những người bảo hoàng
áp đặt chế độ quân chủ trên pháp luật.
d) Tính cứng nhắc của Thông luật:
Khi mới bắt đầu thông luật hết sức linh hoạt nhưng nó nhanh chóng trở nên cứng nhắc,
không chỉ bởi vì nguyên tắc Stare decisis mà chủ yếu là vì sự ra đời của hệ thống trát.
Tính chất cứng nhắc của thông luật không phù hợp với các đòi hỏi của lĩnh vực thương mại
quốc tế.

7


PHẦN 2: LUẬT CÔNG BẰNG (EQUITY LAW)
2.1.

Lịch sử phát triển của Luật Công bằng:
a) Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và sự khủng hoảng của Thông luật:
Vào thế kỷ 15, Anh trở thành một trong những nước phong kiến hùng mạnh nhất Châu Âu.

Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu thay đổi đối với Thông luật để thúc đẩy sự phát triển nhưng Thông luật
không còn linh hoạt như thời gian đầu mà đã trở thành sự cản trở nghiêm trọng đối với sự phát triển
của xã hội Anh.
Trong lĩnh vực dân sự, khi các điều kiện hạ tầng thay đổi đòi hỏi pháp luật cũng phải thay
đổi để thích ứng với tình hình mới. Tuy nhiên, Thông luật tại thời điểm này lại không có án lệ để
điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh. Chế tài duy nhất của Thông luật đối với các hành vi
gây thiệt hại trong quan hệ dân sự là phạt tiền bồi thường nhưng không buộc các bên phải tuân thủ
hợp đồng, làm cho bên bị thiệt hại cảm thấy không thỏa đáng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lĩnh vực hợp đồng nói riêng và lĩnh vực thương mại nói chung.
Trong lĩnh vực hình sự, các chế tài trở nên hà khắc hơn lúc nào hết, nhà vua dùng thông luật
như một trong những công cụ đắc lực để đàn áp các tầng lớp trong xã hội đòi dân chủ và có xu

hướng chống lại chế độ phong kiến chuyên chế của Hoàng gia Anh.
Sự tồn tại của hệ thống trát đã khiến cho Thông luật trở nên phức tạp, cứng nhắc và dễ dẫn
đến bất công trong xét xử vì không có trát thì không có quyền, đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ đến
thủ tục tố tụng và trở nên quan trọng hơn quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Trên thực tế,
một số sự kiện pháp lý phát sinh không nằm trong nội dung của bất kỳ loại trát nào được ban hành
trước đó, tạo ra sự cản trở về mặt thủ tục đối với quá trình tố tụng. Do đó, người dân không thể tiếp
cận công lý từ tòa thông luật vì không có trát phù hợp.
Bối cảnh trên cho thấy, Thông luật đã không còn theo kịp sự phát triển của xã hội và không
còn phù hợp với các giá trị cũng như các quan niệm pháp luật phổ biến của thời đại. Theo phong
cách đặc trưng của Anh, vấn đề này được giải quyết không phải bằng cách thay đổi hệ thống các
quy định đang tồn tại, mà bằng cách xây dựng hệ thống các quy định song song và vì thế Luật Công
bằng đã ra đời vào cuối thế kỷ 15.

8


b) Sự hình thành một tòa án đặc biệt – Tòa đại pháp (Chancery court) với chức năng xét xử
những vụ kiện do Đại Chưởng ấn làm thẩm phán vào cuối thế kỷ 15:
Do sự cứng nhắc của Thông luật, đặc biệt trong thủ tục xét xử, bên nguyên đơn trong vụ
việc tranh chấp thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm khiến sự trợ giúp đặc biệt mang tính
chất phúc thẩm. Nhiều người khởi kiện không thỏa mãn với phán quyết của các Tòa án Hoàng gia
mà làm đơn thỉnh cầu lên nhà vua. Họ coi nhà vua là người có quyền lực tối cao và là biểu tượng
của Công lý, lẽ công bằng. Lẽ tất nhiên, nhà vua không thể tự mình giải quyết, phân xử hết tất cả
những thỉnh cầu của thần dân ông ta mà những thỉnh cầu này gửi lên càng ngày càng nhiều, tranh
chấp càng ngày càng đa dạng, phức tạp, chưa kể là có những đơn thỉnh cầu, những tranh chấp vặt
vãnh. Vua thường thông qua viên Đại Chưởng ấn hay còn gọi là Đại Pháp quan hoặc Ngài Đổng lý
Văn phòng (Lord Chancellor) là một công chức của Tòa án đồng thời là hầu cận của mình đóng vai
trò như một pháp quan để giải quyết những đơn kiện loại này. Dần dần nhà vua giao cho Đại
Chưởng ấn giải quyết luôn những vụ việc và giao quyền cho ông ta. Vào cuối thế kỷ 15, Court of
Chancery, là loại tòa án đặc biệt đã ra đời vì mục đích này và ngài Đổng lý văn phòng đóng vai trò

thẩm phán.
Đại Chưởng ấn hay còn gọi là Đại Pháp quan hoặc Ngài Đổng lý Văn phòng (Lord
Chancellor) là một viên chức cao cấp và đóng vai trò quan trọng trong chính phủ của Vương quốc
Anh. Đại Chưởng ấn được coi là thứ hạng cao nhất của các quan chức lớn của Nhà nước. Đại Pháp
quan được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia trên đề cơ sở đệ trình của Thủ tướng Chính phủ.
Trong lịch sử, Đại Chưởng ấn là người đứng đầu Văn phòng Hoàng gia, hầu cận của nhà vua. Đại
Chưởng ấn trước đây là một mục sư đi đạo.
c) Sự ra đời và phát triển của luật công bằng:
Đầu thế kỷ 16, các án lệ của Tòa công bằng bắt đầu tạo thành các quy định độc lập và phức
tạp gọi là Luật Công bằng. Học thuyết về Luật Công bằng (Equity law) mang nhiều yếu tố của Luật
La Mã vì các Đại Chưởng ấn thường là các linh mục bị ảnh hưởng của luật lệ, quy tắc của Giáo hội
và một phần của Luật La Mã.
Vào thế kỷ thứ 17, tính “pháp lý” của Luật Công bằng được tăng cường do việc cho phép
kháng cáo đối với quyết định của tòa công bằng lên thượng nghị viện. Tuy nhiên, sự phát triển của
9


Luật Công bằng hình thành một tập hợp phức tạp với các quy định được xác lập vẫn chưa hoàn tất
cho tới tận những năm đầu thế kỷ 19.
2.2. Các đặc điểm của Luật Công bằng:
Về cơ bản, giống như thông luật, luật công bằng được tạo ra bởi các thẩm phán chứ không
phải bởi con đường lập pháp. Tuy nhiên, ban đầu luật công bằng ra đời với mục đích bổ sung cho
thông luật nên có một số đặc trưng sau:
a) Tính chất đạo đức của Luật Công bằng
Luật Công bằng có nguồn gốc coi nhà vua như biểu tượng của công lý, tất cả các vấn đề đều
được gửi đơn thỉnh cầu lên vua. Luật Công bằng xuất hiện bên cạnh luật chung nhưng không làm
thay đổi luật chung và không vô hiệu hoá các qui định của Luật chung (tức Thông luật).
Luật Công bằng có một số đặc điểm như các quy phạm thể hiện tính đạo đức, linh hoạt,
mềm dẻo và ảnh hưởng nhiều bởi Luật Giáo hội (Do viên quan Đại Chưởng ấn là người đi đạo), các
quy định được thiết lập trên nguyên lý "lẽ phải và tình yêu thương của Chúa trời". Trong quá trình

xét xử tại tòa, Đại pháp quan không áp dụng các án lệ của Tòa án Hoàng gia, luật Đại pháp quan sử
dụng là dựa vào lẽ phải. Nói đến lẽ phải tức là phải có người đúng, người sai rõ ràng nên các vụ
việc đưa ra thường được thụ lý giải quyết.
b) Tính đa dạng và mới mẻ của phương tiện pháp lý:
Luật công bằng có một hệ thống các phương tiện pháp lý hoàn toàn mới mẻ, linh hoạt, mềm
dẻo, giúp cho bên bị xâm phạm dễ dàng có được công lý. Tính mềm dẻo: không bị ràng buộc bởi án
lệ, chỉ dựa trên công bình. Trước đây việc áp dụng các “quy định công bằng” này chủ yếu dựa vào
nhận thức về sự công bằng của từng vị vua hoặc ngài trưởng ban thư ký đứng đầu văn phòng thời
đó. Ngài trưởng ban thư ký là linh mục cơ đốc giáo nên chịu ảnh hưởng của những luật lệ, quy tắc
của giáo hội và một phần của luật La Mã. Tính mới mẻ, linh hoạt: có thêm 3 công cụ mới là tuyên
bố quyền của bên nguyên, buộc bên bị thực hiện 1 hành vi nào đó, cấm bên bị thực hiện 1 hành vi
nào đó. Đặc trưng của luật công bằng là nó vận hành thông qua các biện pháp cấm hoặc bằng mệnh
lệnh trực tiếp tới các bên. Bìnhcách này, luật công bình tạo ra khả năng buộc thực hiện hành động
cụ thể. Nhờ những giải pháp pháp lý của toàn công bình mà những quy định về ủy thác (trust: giả
tài sản cho người khác quản lý) phát triển mạnh.
10


c) Tính chất đơn giản và đa dạng của thủ tục xét xử:
Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của tòa công bằng khác với tòa thông luật. Tổ chức
nhân sự của toàn công bình đơn giản hơn tòa thông luật. Ví dụ: không sử dụng bồi thẩm đoàn (bồi
thẩm đoàn sẽ quyết định có tội hay không, thẩm phán của toàn thông luật chỉ là trọng tài không cần
tiến hành xét hỏi). Thẩm phán của tòa công bằng sẽ đưa ra quyết định thông qua quá trình xét hỏi bị
đơn mà không có sự thâm gia của bồi thẩm đoàn.
Thủ tục tố tụng của tòa công bằng đơn giản hơn tòa thông luật. Về mặt chứng cứ, nếu như
thông luật xem tố tụng như một cuộc đấu giữa các bên liên quan đến vụ việc, trong đó thẩm phán
chỉ đóng vai trò là trọng tài (các bên phải tự đưa ra chứng cứ không bên nào bắt buộc các bên trình
ra chứng cứ).
Một trong những điểm khác biệt đã kéo dài hàng thế kỷ giữa luật và luật công bình là chúng
được áp dụng tại các tòa khác nhau, với những quy định tố tụng khác nhau và đôi khi với việc sử

dụng các ngôn ngữ khác nhau.
d) Chế định ủy thác của Luật Công bằng:
Đóng góp to lớn của Luật Công bằng đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định
ủy thác. Theo nguyên tắc của Thông luật, đối với việc ủy thác đất đai, sau khi đã sang tên đất, người
ủy thác không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất đã ủy thác, mà phần đất đó đất thuộc
về quyền sử dụng hợp pháp của người được ủy thác, quyền sử dụng đất của người được ủy thác chỉ
bị giới hạn bởi quy phạm đạo đức chứ không bị giới hạn bởi quy phạm pháp luật. Nên khi có tranh
chấp xảy ra thì Tòa án Hoàng gia chưa bao giờ giải quyết được.
Nhưng tại Tòa đại pháp, trước những vụ việc này Đại pháp quan cho rằng việc người được
ủy thác phủ nhận quyền đòi lại đất của người ủy thác là bất công, trái với giáo lí và lương tâm và
rằng người được ủy thác chỉ giữ mảnh đất đó vì lợi ích của người ủy thác và sẽ phải trả lại cho
người ủy thác khi có yêu cầu. Vì vậy, Đại pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành
những điều kiện theo đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để buộc bên được ủy thác thực hiện những
cam kết của mình.
e) Các “định lý” của Luật công bằng:
Luật công bằng có một số nguyên tắc không có bên thông luật: “luật công bằng đi sau thông
11


luật” nghĩa là tòa công bằng không can thiệp theo một cách nhất định hoặc bằng cách xem xét lại
các quyết định chưa thỏa đáng, “người gõ cửa tòa công bằng phải có bàn tay sạch” (người đi khởi
kiện phải tự đảm bảo mình chỉ hành động theo lẽ phải, công bằng). Có nghĩa là bên dựa vào luật
công bằng không được làm điều gì không đúng.
Tóm lại, nguyên tắc của tòa công bằng cho thấy các thẩm phán thực hiện công việc vì công
lý và không có kỳ vọng thay đổi các quy phạm của thông luật. Nhờ vậy, luật công bằng đã vượt qua
sự cản trở để tạo ra một hệ thống pháp luật mới song song tồn tại với thông luật.

12



MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Đối với án lệ thì những bản án có tính chất bắt buộc mới trở thành án lệ?
TL: Đúng, Chỉ có những bản án có tính chất bắt buộc mới trở thành án lệ và có tính pháp lí.
Còn các bản án khác chỉ có tính gợi ý, tham khảo. Ví dụ như ở Anh, chỉ có Tòa án tối cao mới
được phép ban hành án lệ, các tòa án cấp dưới phải tuân theo. Các án lệ bắt buộc được viết
trong Law Reports, All England Law Reports, Weekly Law Reports…tức là nhìn ở khía cạnh
nào đó là đã được pháp điển hóa. Đây có thể coi là một minh chứng cho sự xích lại gần nhau
của 2 hệ thống Common law và Civil law.
2. Căn cứ vào đặc điểm giữa common law và civil law, hãy cho biết Việt Nam thuộc hệ thống
pháp luật nào?
TL: Civil Law. Truyền thống Civil law từng tồn tại ở Việt Nam trong một thời gian dài và được
chúng ta dễ dàng tiếp nhận bởi lối tư duy gần gũi. Người Việt chúng ta coi trọng văn bản pháp
luật, thích ngữ nghĩa và lý thuyết.
3. Vai trò của luật sư ở các nước trong hệ thống Civil Law nổi trội hơn vai trò của luật sư các
nước trong hệ thống Common Law, đúng hay sai?
TL: Vai trò của các thẩm phán ở các nước Civil law là rất quan trọng còn vai trò của các luật sư thì
ít nổi trội hơn so với các nước trong hệ thống Common law. Ở các nước trong hệ thống Civil
Law, Thẩm phán có quyền điều tra xét hỏi, đặc biệt trong các vụ án hình sự và quyết định những
nhân chứng, bằng chứng được đưa ra trước tòa. Tức là ở đây các thẩm phán dựa nhiều vào sự
thật trên thực tế hơn là sự thật từ các luật sư. Điều này đảm bảo được tính công bằng hơn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Michael Bogdan, Luật So sánh (bản tiếng Việt), NXB Kluwer, Norstedts Juridik, Tano, 2002, tr.
78 – 88.
[2]. Catherine Elliott & Frances Quinn, English Legal System, NXB Pearson Education, 2009 (10th

edition), tr. 115 – 121.
[3]. Rene David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, NXB TP. Hồ Chí Mình,
2003.
[4]. ThS. Phan Hoài Nam, Bài giảng Luật So sánh, 2011.
[5]. Sarah Worthington, Equity, Clarendon Law Series, NXB Oxford University, 2006 (2nd edition),
tr. 10 – 11.
[6]. John Selden, Table Talk, quoted in MB Evans and RI Jack (eds), Sources of English Legal and
Constitutional History, Butterworths Law, Sydney, 1984 (1st ed.), tr. 223 – 224.

14


CÂU HỎI THẢO LUẬN
Nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
Câu 1 :
Sự cứng nhắc của common Law, sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại tòa án Hoàng
gia đã khiến cho common law bộc lộ nhiều yếu kém dẫn đến sự ra đời Equity law, vậy Equity law
ra đời có phải nhằm mục đích thay thế common law ? giải thích ?
Câu 2 :
Theo bạn tại sao Common law không phân chia thành luật công và luật tư ?

15



×