Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 47 trang )

MỤC LỤC

PHỤ LỤC.........................................................................................................................42


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NTM: Nông thôn mới
DĐĐT: Dồn điền đổi thửa
BVMT: Bảo vệ môi trường
DTM: Đánh giá tác động môi trường
HCBVTV: hóa chất bảo vệ thực vật
TTCN & XSCB: Tiểu thủ công nghiệp và sản xuất chế biến
KCN: Khu công nghiệp


LỜI NÓI ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Phúc Thọ có Quốc lộ 32 chạy dọc theo địa bàn huyện cùng với 3 tuyến Tỉnh lộ
(TL417, 418,419, 420 và 421) phân bố đều khắp huyện nên có điều kiện thuận lợi để
kết nối với các địa phương, các trung tâm về văn hoá, kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Phúc Thọ có 3 sông chảy qua (sông Hồng, sông Tích và sông Đáy), là nguồn cung cấp
nước tưới phù sa, đồng thời là tuyến giao thông thuỷ quan trọng.
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển khá, tăng


trưởng bình quân đạt trên 10%/năm. Hiện nay, Huyện đang tập trung thực hiện 7
nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá và 6 chương trình công tác lớn xuyên suốt nhiệm
kỳ. Chương trình xây dựng NTM và DĐĐT được chỉ đạo quyết liệt và có nhiều khởi
sắc. Sau dồn điền đổi thửa (phấn đấu hoàn thành trong năm 2013), Huyện đã tập trung
vào cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng trên diện
tích đất canh tác của nông dân..
Tuy nhiên việc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa và đô thị hóa cùng với sức
ép gia tăng dân số, của huyện Phúc Thọ sẽ tạo nên áp lực ngày càng lớn đối với tài
nguyên và môi trường, tạo nên các nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm
phát sinh các vấn đề cấp bách như:
- Bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu làng nghề.
- Vấn đề quản lý khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông, sản xuất và
đô thị hóa.
- Vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại.
- Vấn đề bảo vệ môi trường liên vùng giữa huyện Đan Phượng và thị xã Sơn Tây.
- Vấn đề nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường.
Do đó việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện Phúc Thọ và là việc làm rất
cần thiết nhằm mục đích đánh giá tình trạng môi trường, cung cấp cơ sở thực tiễn để
xem xét các tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, kịp thời
điều chỉnh kế hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững. Trên cơ sở phân tích tình trạng môi trường huyện Phúc
Thọ và các điều kiện khác, nhóm quyết định thực hiện Báo cáo tổng kết các số liệu về
quan trắc chất lượng môi trường không khí từ đó đánh giá diễn biến môi trường, sự tác
động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cũng như tình hình hoạt
5


động bảo vệ môi trường. Báo cáo còn dự báo diễn biến môi trường không khí trong
tương lai cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp đáp ứng nhằm giải quyết các

vấn đề môi trường.
2. NHIỆM VỤ
Để đạt được những mục đích của Báo cáo, những nhiệm vụ cần phải thực hiện và giải
quyết như sau:
- Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng thành phần môi trường không khí trên địa
bàn toàn huyện.
- Từ sự thiết lập mối quan hệ của môi trường không khí với các môi trường khác, đánh
giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi trường trên toàn huyện.
- Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của huyện, đánh giá mức độ phù hợp
với thực tế môi trường của địa phương.
3. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
PHÚC THỌ
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.
NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NGUYÊN
NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ ĐÓ
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI KINH TẾ
XÃ HỘI
CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG 5: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN PHÚC THỌ
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phúc Thọ có danh giới như sau:
- Phía Bắc giáp sông Hồng, là danh giới của huyện, đồng thời là một phần danh giới
của Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc;
- Phía Đông giáp huyện Đan Phượng;
- Phía Nam giáp huyện Thạch Thất, huyện Hoài Đức;
- Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Hình 1.1. Bản đồ địa chính huyện Phúc Thọ
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Phúc Thọ là 11,719 ha. Huyện Phúc Thọ nằm
trên trục đường Quốc lộ 32, cách khu di tích Đồng Mô và Làng văn hoá các dân 20
km, có tỉnh lộ 46 đi qua Quốc Oai và tỉnh lộ 80 đi qua khu công nghệ cao Hoà Lạc nên
có cơ hội để giao lưu với thị trường bên ngoài, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Phúc Thọ có 3 con sông là sông Hồng, sông Tích và sông Đáy là nguồn cung
cấp nước tười phù sa cho đồng ruộng, đồng thời còn là tuyến giao thông thuỷ lợi rất
thuận lợi.
7


1.1.2 .Đặc điểm khí hậu
Huyện Phúc Thọ mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.
Khí hậu cả năm khá ẩm, mùa đông chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc.
Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh
cũng là mùa khô.
Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,3 0C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28,8 0C, nhiệt độ thấp
nhất (tháng 1) 15,90C, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 41 0C, nhiệt độ thấp nhất
tuyệt đối là 4,50C.
1.1.3. Tài nguyên rừng
Huyện Phúc Thọ không còn rừng tự nhiên mà chỉ có 10,4 ha rừng trồng thuộc địa phận
xã Tích Giang. Rừng được trồng chủ yếu là trong vài năm trở lại đây với mục đích
phòng hộ bảo vệ đất và làm trong lành môi trường không khí.

1.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.2.1. SỨC ÉP DÂN SỐ VÀ VẤN ĐỀ DI CƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
1.2.1.1. Sự phát triển dân số và biến động theo thời gian
Huyện gồm 22 xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ,
Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Hát Môn, Thọ Lộc, Tích Giang,
Phúc Hoà, Ngọc Tảo, Thanh Đa, Trạch Mỹ Lộc, Tam Thuấn, Phụng Thượng, Tam
Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Huyện lị là Thị Trấn Phúc Thọ, cách Thị Xã Sơn Tây 5
km. Dân số tính trung bình toàn huyện năm 2010 đạt khoảng 168,3 nghìn người, trong
đó dân số đô thị khoảng 7,5 nghìn người. Mật độ dân số bình quân 1340 người/km2,
nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Võng Xuyên 2074 người/km2, thấp nhất là xã Vân
Hà 357người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động ước tính khoảng 52% tổng dân số của huyện. Hiện
nay lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (Chiếm 90% số lao động) và lao động
phi nông nghiệp khoảng 10%. Là một huyện thuần nông, xong Phúc Thọ có mức bình
quân sản xuất nông nghiệp tương đối thấp (bình quân diện tích đất nông nghiệp là
492m2/khẩu
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và
cân đối cơ cấu các ngành, dự kiến đến năm 2015 lao động ngành phi nông nghiệp là
16950 lao động, chiếm 20% (trong đó lao động trong ngành CN, TTCN & XSCB là
8% và lao động trong ngành thương mại, dịch vụ là 12%), lao động nông nghiệp là

8


66796 lao động, chiếm 80% tổng số lao động, trong đó lao động nông nghiệp thường
trực là 50% và lao động các ngành nghề nông thôn là 30%.
Tỷ lệ tăng dân số của huyện Phúc Thọ có xu hướng tăng lên từ 1,04% năm 2000 lên
1,2 % vào năm 2008; năm 2010 là 1,05%.
Dân số trung bình toàn huyện năm 2010 đạt khoảng 168,3 nghìn người, trong đó dân
số đô thị khoảng 7,5 nghìn người.

Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra tương đối chậm. Năm 2000 tỷ lệ đô thị
hóa toàn huyện đạt 4,13%, năm 2005 đạt 4,32% và tăng lên 4,62% vào năm 2010
Dự báo phát triển dân số dựa vào khuôn khổ dự báo phát triển dân số của cả nước và
của thành phố đến năm 2020 và định hướng 2030 theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và căn cứ vào những thành
tựu đã đạt được về dân số trong những năm qua.
Dự kiến đến năm 2015, dân số trung bình huyện Phúc Thọ đạt trên 177,5 nghìn người,
tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 1,07%/năm. Trong đó: dân số
đô thị là 8,25 nghìn người (chiếm 4,46%); dân số nông thôn là 159,2 nghìn người
(chiếm 95,54%).
Đến năm 2020, dân số huyện đạt 185,16 nghìn người tốc độ tăng dân số bình quân giai
đoạn 2016 - 2020 là 0,85%/năm (cả tăng tự nhiên và cơ học). Dân số đô thị 20,0 nghìn
người (chiếm 10,8%), dân số nông thôn 165,07 nghìn người (chiếm 89,2%). 1.2.1.2.
Tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trường không khí
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên địa bàn huyện biểu
hiện ở các khía cạnh:
- Sự gia tăng dân số cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông vận tải
đô thị làm cho môi trường không khí đô thị bị có nguy cơ bị suy thoái.
- Nguy cơ thiếu nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự
phát triển dân cư.
- Việc di dân và gia tăng dân số dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, môi trường không khí
cũng bị ảnh hưởng do tốc độ đô thị hóa và hoạt động sinh hoạt của người dân.

9


1.2.2. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
1.2.2.1. Cơ cấu kinh tế
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 21 % ( năm 2014)
- Ngành xây dựng – giao thông vận tải: 19 % (năm 2014)

- Ngành nông nghiệp: 57% (năm 2014)
- Du lịch: 3% ( năm 2014)

Hình 1.2.Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội , năm 2014
1.2.2.2. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA HOẠT
ĐỘNG KINH TẾ
Sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là việc phát triển mạnh về công nghiệp, tiểu thủ
công công nghiệp, làng nghề trong những năm gần đây và quy hoạch phát triển kinh tế
trong những năm tiếp theo tạo ra nhiều công ăn việc làm cho địa phương, tăng thu
nhập và nâng cao điều kiện sống cho người dân. Tuy nhiên các hoạt động phát triển
kinh tế cũng gây ra nhiều vấn đề về môi trường không khí như:
- Gia tăng các vấn đề về ô nhiễm không khí
- Tiếng ồn tăng vượt ngưỡng chịu đựng của con người
- Ô nhiễm bụi, nhiệt
* Khái quát tác động của phát triển xây dựng tới môi trường
Huyện Phúc Thọ đang trong quá trình đô thị hóa nên nhu cầu xây dựng ngày càng
nhiều, tuy nhiên phương pháp xây dựng, phương tiện thi công chủ yếu là thủ công
truyền thống và sức lao động con người nên ảnh hưởng không nhiều đến môi trường
xung quanh, đặc biệt là môi trường không khí. Một số công trình đang thi công có ảnh
hưởng đến môi trường nhưng mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng. Bụi và tiếng ồn
phát sinh trong giai đoạn thi công công trình có tác động rất lớn tới kkhoong khí ttaji
dịa phương này.
* Khái quát tác động của phát triển giao thông tới môi trường
Mạng lưới giao thông hiện có trên địa bàn huyện Phúc Thọ chủ yếu là giao thông
đường bộ và một phần đường sông.Phát triển giao thông vận tải là động lực, cơ hội
cho hội nhập và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường do phát triển giao
thông vận tải là tác động không mong muốn. Sự phát triển giao thông làm gia tăng về
10



số lượng ôtô, xe máy ở khu vực đô thị, nông thôn làm gia tăng áp lực và làm cho môi
trường không khí ô nhiễm và tiếng ồn.
* Khái quát tác động của phát triển nông nghiệp đối với môi trường không khí
Nông nghiệp luôn được xác định là ngành kinh tế chủ đạo và mũi nhọn của Phúc Thọ.
Trong những năm vừa qua, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trên 4%, cơ
cấu kinh tế nông nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng mang lại hiệu quả cao.Tuy
nhiên, để tăng năng suất và sản lượng, người dân trên địa bàn huyện đã gia tăng việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.Việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan và không
đúng quy cách sẽ làm phát tán một lượng lớn khí thải độc hại ra môi trường. Ngoài ra,
thói quen đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch cũng là một nguyên nhân khiến cho môi
trường không khí ở đây bị ô nhiễm trầm trọng hơn.

11


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ. NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ
NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ ĐÓ
2.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất CN và làng nghề.
Một số nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất
CN&TTCN trên địa bàn huyện Phúc Thọ như:
- Ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất, cụm công nghiệp: Chất ô nhiễm chủ yếu trong
công nghiệp sản xuất là bụi, khí SO 2, NOx, CO, tiếng ồn. Các khí này phát sinh trong
quá trình sản xuất như chế biến nguyên liệu, phương tiện trong các cụm công nghiệp,
nhà máy, các cơ sở sản xuất gạch.
- Quá trình đốt than, củi của các lò gạch thủ công ở xã Võng Xuyên, Liên Hiệp, Long
Xuyên thải ra các chất khí CO, CO2,bụi gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm
trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng dân cư.
2.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông

Lượng xe máy, ô tô lưu hành trên các tuyến đường giao thông trong huyện, nhiều nhất
là tuyến Quốc lộ 32 ngày một tăng, khi hệ thống giao thông đang ngày được đầu tư,
hoàn chỉnh cùng với sự gia tang nhanh chóng của các phương tiện giao thông. Chất
lượng các phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn thải đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường không khí đáng kể. Có những tuyến đường cấp xã
và tuyến chính của huyện đang thi công cải tạo nên gây ra ô nhiễm không khí, nhiều
nhất là ô nhiễm bụi và tiếng ồn giao thông, từ các máy thi công đóng cọc, lượng xe
vận chuyển xi măng, đất, cát.. qua lại rất lớn đã gây ô nhiễm vượt mức cho phép của
quy chuẩn Việt Nam. Bên canh đó huyện cũng đang thi công một số con đường tuyến
xã để xây dựng nông thôn mới, vì vậy hiện tượng ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất
lớn tới đời sống dân cư, nhưng chỉ trong một thời gian nhất định của quá trình thi
công, thông thường sau khi thi công xong, các hiện tượng này sẽ giảm và về mức ô
nhiễm trung bình của giao thông.
2.1.3. Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động xây dựng
Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng, kéo theo nhiều hoạt động xây
dựng nhà cửa, làm đường giao thông, cầu cống... Bụi và các khi độc phát sinh trong
quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, bốc dỡ vật liệu xây dựng, trộn bê tông và vật liệu
xây dựng rơi vãi từ các xe vận chuyển. Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất, cát, bụi xi
12


măng,… Ngoài phát sinh bụi, khí thải, hoạt động của các phương tiện giao thông vận
tải và máy móc xây dựng còn gây ra tiếng ồn và làm ảnh hưởng đến hoạt động giao
thông trên địa bàn huyện.
2.1.4. Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất nông nghiệp
Các chất khí phát thải từ sản xuất nông nghiệp có nguồn gốc từ phân bón hóa học được
bà con nông dân sử dụng trong sản xuất. Phân bón hóa học sử dụng không đúng kỹ
thuật hoặc cây trồng không hấp thụ hết sẽ bị phân hủy, quá trình này sản sinh ra nhiều
khí gây ô nhiễm như NO 2 phân hủy từ phân đạm, urê, NH 3 từ các quá trình yếm khí
trong đất; SO2 từ phân supe lân, supe photphat. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại

phân hữu cơ như phân chuồng, phân bắc chưa qua ủ hoai mục hoàn toàn, gây ra ô
nhiễm mùi cho các khu dân cư. Tập quán đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sau khi thu
hoạch làm ô nhiễm không khí do khói bụi trên địa bạn huyện và di chuyển vào các
vùng lân cận khác, đặc biệt là vùng nội đo của Thành phố Hà Nội, đồng thời gây cản
trở tầm nhìn của các phương tiện giao thông.
2.2. DIỄN BIẾN Ô NHIỄM
2.2.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

Sơ đồ vị trí lấy mẫu
13


2.2.1.1. Bụi PM10 Và Bụi PM2,5
Bụi PM10 và PM2,5 là những hạt bụi có kích thước siêu bé, có thể tích bé hơn
10µm và 2,5µm, có khả năng đi vào phổi người và giữ lại trong phổi hoặc với bụi
2,5µm đi trực tiếp qua phổi, giữ lại hệ hô hấp hoặc theo dòng khí thở đi ra
ngoài.
Quá trình quan trắc đo đạc lấy mẫu tại 20 vị trí trong địa bàn huyện (tại các
điểm giao thông, trên tuyến đường vào cụm công nghiệp, làng nghề, khu chợ, khu dân
cư, trường học) về cơ bản bụi PM10 có hàm lượng thấp hơn so với QCVN
05:2013/BTNMT. Tuy nhiên có 05 vị trí quan trắc, giá trị đo được vượt quá QCVN
05:2013/BTNMT, cụ thể tại vị trí bến xe của xã Tam Hiệp, xã Tam Thuấn, tại khu vực
UBND xã Liên Hiệp, điểm xã Xuân Phú, xã Thọ Lộc. Tuy nhiên mức độ vượt quy
chuẩn khoảng chỉ 0,5 đến 1 lần. Nguyên nhân dẫn đến hàm lượng bụi PM10 cao do sự
hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông nhiều tại thời điểm quan trắc
nhiều, gió thổi mạnh tại thời điểm quan trắc và thời tiết khô nắng, nên lượng bụi PM10
khá cao. Thời điểm này chỉ diễn ra tức thời và vào các ngày nắng vì vậy giá trị đo
được phản ảnh đúng chất lượng không khí tại thời điểm hiện tại (hình 2.1)
Đối với hàm lượng bụi PM2,5 tại các điểm quan trắc rất nhỏ, các vị trí quan trắc đo
đạc đều nằm trong giới hạn QCVN 05:2013/BTNMT và không ảnh hưởng nhiều đến

sức khoẻ người dân trên địa bàn huyện. Hàm lượng bụi được thể hiện qua hình 2.2.

Hình 2.1. So sánh hàm lượng bụi PM10 trung bình tại một số xã trong huyện
14


Hình 2.2. So sánh hàm lượng bụi PM2,5 trung bình tại một số xã trong huyện
Qua kết quả so sánh đánh giá diễn biến thay đổi hàm lượng bụi PM10 và PM2,5 quan
trắc cho thấy sự biến động về hàm lượng bụi tại các vị trí quan trắc là không nhiều, sự
biến đổi hàm lượng bụi không lớn. Một số vị trí quan trắc tại các xã Xuân Phú, Thọ
Lộc có xu hướng cao hơn tại các xã khác, nguyên nhân là do giao thông ở đây nhiều
phương tiện qua lại, các nhà máy sản xuất tập trung tại đây khá đông đúc. Một số xã
như được liệt kê ở trên vấn đề ô nhiễm cần được cảnh báo bụi PM10 và có hướng
giảm thiểu phù hợp. Riêng bụi PM2,5 vẫn trong giới hạn quy định tại tất cả các vị trí
quan trắc, hàm lượng bụi PM2,5 vẫn rất nhỏ.
2.2.1.2. Chỉ tiêu NO2
Kết quả quan trắc tháng 3 năm 2015, hàm lượng NO 2 được thể hiện qua biểu đồ
2.5 . Kết quả đo được cho thấy hàm lượng NO 2 đều thấp hơn so với giới hạn cho phép
(QCVN 05:2013/BTNMT – Trung bình 01 giờ). Tuy nhiên tại vị trí xã Thọ Lộc kết
quả phân tích cho thấy NO 2 vượt nồng độ giới hạn nhưng ở mức rất nhỏ (0,21mg/m 3).
Quá trình quan trắc đo đạc đánh giá chỉ tiêu NO 2 cho thấy hàm lượng NO2 không có
thay đổi nhiều. Hàm lượng chất ô nhiễm đều trong giới hạn và hàm lượng giao động
trong khoảng 0,05 – 0,12mg/m3.

15


Hình 2.3. So sánh nồng độ NO2 trung bình tại một số xã trong huyện

Kết quả phân tích hàm lượng NO 2tại các xã Cẩm Đình, Vân Nam, Xuân Phú, Ngọc

Tảo, Phụng Thượng nồng độ NO2 dao động từ 0,012 mg/m3 đến 0,05 mg/m3.
Các xã Vân Phúc, Thọ Lộc, Trạch Mỹ Lộc, nồng độ NO 2 dao động từ 0,09 mg/m3 đến
0,21 mg/m3.
Một số xã khác nồng độ NO2 trung bình thấp hơn nhiều lần so với Quy chuẩn cho phép
vì vậy không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
2.2.1.3. Chỉ tiêu SO2
Kết quả quan trắc trên địa bàn huyện Phúc Thọ tháng 3 năm 2015 cho thấy có
sự biến động về nồng độ SO2 tại các xã khác nhau là tương đối lớn. Điều này lý giải
nồng độ SO2 chủ yếu phát sinh từ quá trình nhân tạo như: Phương tiện giao thông, sự
ảnh hưởng từ các cụm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn huyện, các thời điểm
phương tiện qua lại đông đúc, giờ sản xuất chính trong ngày của máy móc thiết bị.

16


Hình 2.4. So sánh nồng độ SO2 trung bình tại một số xã trong huyện Phúc Thọ

Qua hình 2.4 Điển hình như điểm DC –KK7 tại khu vực Chợ của xã Thọ Lộc nồng độ
SO2 lên đến 0,51mg/m3 vượt tiếu chuẩn khoảng 0,3 lần, và điểm DC – KK11 tại khu
dân cư thôn Mỹ Giang của xã Trạch Mỹ Lộc nồng độ SO 2 là 0,48mg/m3. Điểm ô
nhiễm tại xã Võng Xuyên đoàn khảo sát tiến hành lấy mẫu tại vị trí cuối hướng gió và
cách xa các khu vực lò đốt gạch khoảng 2Km, kết quả cho thấy hàm lượng SO 2 vượt
tiêu chuẩn khoảng 1,2 lần.
Qua khảo sát thực tế tại các khu sản xuất gạch trên địa bàn huyện cho thấy, tính đền
năm 2014 phần lớn các cơ sở sản xuất gạch đều đã thay đổi công nghệ đốt gạch truyền
thống sang công nghệ lò đốt gạch liên tục kiểu đứng là biện pháp hiệu quả nhằm tiết
kiệm nhiên liệu, khắc phục được ô nhiễm môi trường, sản phẩm là công trình của Viện
Khoa học và Công nghệ Nhiệt Lạnh thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tuy
nhiên việc tập trung nhiều lò đốt tại một thời điểm kết hợp với điều kiện thời tiết
nghịch nhiệt là nguyên nhân làm cho hàm lượng chất ô nhiễm gia tăng trong không khí

trong đó có khí SO2, NO2, CO… Để có thể đánh giá chính xác hàm lượng các khí độc
cũng như mức độ phát tán chất ô nhiễm ra các vùng lân cận, cần có thời gian để tiến
hành đo đạc với tần suất đủ dày, trong phạm vị báo cáo này không cho phép thực hiện.

17


2.2.1.4. Chỉ tiêu CO
Quá trình quan trắc và lấy mẫu, hầu hết các điểm mẫu trên địa bàn huyện, hàm
lượng CO đa số thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT. Các điểm mẫu hàm lượng CO đều
không vượt quá quy chuẩn, điều này có thể thấy, chỉ có điểm mẫu DC-KK16 tại khu
vực bến xe thuộc xã Tam Hiệp có vượt 0,3 lần tiêu chuẩn. Nhìn chung thành phần khí
CO trên địa bàn chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống sinh hoạt của người
dân địa phương. Tuy nhiên với tốc độ phát triển kinh tế trong tương lại, dựa theo định
hướng quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với sức ép của phát triển kinh tế và
dân số, dẫn đến sẽ có sự thay đổi về thành phần không khí CO, đặc biệt các khu công
nghiệp, các khu sản xuất gạch tập trung.

Hình 2.5. So sánh nồng độ CO trung bình tại một số xã trong huyện Phúc Thọ
2.2.1.5. Chỉ tiêu tiếng ồn
Để đánh giá tác động của tiếng ồn trên địa bàn huyện, đoàn khảo sát thực hiện
đo đạc tại các điểm quan trắc như: Giao thông, trung tâm thị trấn, khu dân cư, cụm
công nghiệp và một số vị trí đặc biệt khác như (khu gần các trường học, bệnh viên, các
cơ quan hành chính). Nhìn chung tiếng ồn hầu hết tại các vị trí quan trắc đều thấp hoặc
xấp xỉ bằng quy chuẩn quy định tại QCVN 26:2010/BTNMT tại các khu vực nút giao
thông từ từ 6 giờ đến 21 giờ, có mức ồn là (70dBA). Có 3/18 vị trí đô đạc cho thấy
mức ồn có ngưỡng cao hơn QCVN, gồm các xã Vân Phúc, xã Phụng Thượng và Tam
Thuấn có mức ồn trung bình là 70,5dBA vượt hơn Quy chuẩn không đáng kể, bên
cạch đó mức ồn xảy ra trong thời điểm tức thời khi đặc biệt khi có các phương tiện
giao thông qua lại rất nhiều.


18


Hình 2.6. Tiếng ồn trung bình tại một số xã trong huyện Phúc Thọ

Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Phúc Thọ tháng 3/2015)

19


Bảng 2.2.Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Phúc Thọ tháng 3/2015)

Ghi chú: Quy chuẩn Việt Nam áp dụng
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Hình 2.7 Tiếng ồn tại 20 điểm quan trắc trên địa bàn huyện Phúc Thọ

20


Hình 2.8. Hàm lượng bụi PM10 tại 20 điểm quan trắc trên địa bàn huyện Phúc
Thọ

Hình 2.9. Nồng độ khí CO tại 20 điểm quan trắc trên địa bàn huyện Phúc Thọ


21


Hình 2.10. Nồng độ khí NO2 tại 20 điểm quan trắc trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Hình 2.11. Nồng độ khí SO2 tại 20 điểm quan trắc trên địa bàn huyện Phúc Thọ

22


Bảng 2.3 Ký hiệu vị trí lấy mẫu không khí xung quanh

23


2.2.2 Môi trường không khí gần khu vực sản xuất, cụm công nghiệp, làng nghề
Theo quy hoạch huyện Phúc Thọ, trên địa bàn huyện các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, làng nghề đã được quy hoạch và thống nhất ở các vị trí địa lý khác nhau,
tuy nhiên các cụm công nghiệp hiện đang được hình thành, giải phóng mặt bằng và có
một số ít các nhà máy hoạt động trên các khu vực này. Số còn lại là các công ty, nhà
máy sản xuất nằm rải rác và hoạt động trong địa bàn huyện. Các ngành nghề sản xuất
chính bao gồm: Vật liệu xây dựng, bao bì, may mặc, sản xuất gỗ,…Trung tâm tư vấn
dịch vụ và tài nguyên môi trường đã tiến hành quan trắc xung quanh các khu vực trọng
điểm về ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề để có
ghi nhận về giá trị ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khoẻ người
dân khu vực lân cận các điểm này. Bảng giá trị kết quả đánh giá thể hiện tại các bảng
sau:

24



Bảng 2.4. Kết quả phân tích mẫu không khí gần khu vực sản xuất, cụm công
nghiệp, làng nghề
( nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Phúc Thọ)

Bảng 2.5: Vị trí lấy mẫu không khí gần khu vực sản xuất cụm
công nghiệp, làng nghề
( nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Phúc Thọ)

25


×