Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận môn marketing quốc tế phân tích môi trường marketing tại ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.29 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
MÔN: MARKETING QUỐC TẾ
.......................

Nhóm 01
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
TẠI ẤN ĐỘ
Lớp:

VB18AMR01

GVHD:

Quách Thị Bửu Châu

Danh sách nhóm:
1.
2.

Phạm Thị Thùy Dung
Đỗ Ngọc Thùy Trâm

3.
4.

Nguyễn Thị Mai Phụng
Nguyễn Thị Trang Thư

Tp. Hồ Chí Minh, 06/2016




MỤC LỤC


TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, có diện tích
khoảng 3.287.240 km2, lớn thứ 7 trên thế giới và đứng
thứ nhì về dân số, với 1,3 tỉ người (số liệu 2014). Trên
phương diện địa lý, Ấn Độ nằm Ở Nam Dãy núi Hy-malay-a ngăn cách tiểu lục địa Ấn Độ với phần còn lại của
châu Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan;
Đông Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét; Tây Bắc giáp
Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là Ấn
Độ Dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường
biên giới đất liền và 7.516 km bờ biển.
Ấn Độ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng bao gồm mỏ dự trữ than lớn thứ 4 thế giới,
quặng sắt, mangan, mica, bô xít, quặng titan, khí ga tự nhiên, kim cương, dầu mỏ và đá vôi.
Bên cạnh đó, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của Ấn Độ cũng rất lớn với 48% diện tích đất có
thể trồng trọt được.
Ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất ở Ấn Độ là tiếng Hindi. Tuy vậy, tiếng Anh lại là
ngôn ngữ thứ hai chính thức ở quốc gia này và được sử dụng trong hoạt động chính trị, giữa
kiều bào với nhau và trong giao tiếp thông thường. Điều này đem lại cho Ấn Độ lợi thế đáng kể
cho việc kinh doanh và cạnh tranh với các quốc gia khác.
Tôn giáo đóng vai trò cực kì quan trọng trong nền văn hóa Ấn Độ. Luôn phải tôn trọng
vấn đề tôn giáo khi tiến hành kinh doanh với quốc gia này. Quan niệm về nghiệp và kiếp
(Karma) vẫn còn tác động khá nặng nề đến việc đưa ra quyết định trong kinh doanh, ảnh hưởng
đến khái niệm thời gian. Do đó, không bao giờ được đàm phán một cách gấp gáp.
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Ấn Độ được đánh giá là rất trì trệ và
kém phát triển do chủ trương tự cung, tự cấp với mô hình kinh tế tập trung và hướng nội.

Nhưng chỉ 10 năm sau, nền kinh tế Ấn Độ đã từng bước phục hồi nhờ chính sách mở cửa nền
kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, khuyến khích đầu
tư trong và ngoài nước. Hiện nay, nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 12 thế giới xét theo GDP danh
nghĩa và lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP), được xem là một trong số các
nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất; và được nhận định là một nước công nghiệp
mới. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2013, nền kinh tế Ấn Độ có GDP là 1.758 tỷ đô la Mỹ; và
có GDP theo sức mua tương đương là 4.962 tỷ đô la Mỹ. Ấn Độ là một trong các nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi
năm trong hai thập niên qua, và đạt mức 6,1% trong giai đoạn 2011–2012. GDP bình quân đầu
người đạt 3900 USD xếp hạng thứ 100 trên thế giới.


Năm 2010, Ấn Độ xếp hạng 51 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, xếp hạng 7 về trình độ
phát triển của thị trường tài chính, xếp hạng 24 về lĩnh vực ngân hàng, xếp hạng 44 về trình độ
phát triển trong kinh doanh. Thị trường tiêu dùng của Ấn Độ hiện lớn thứ 11 thế giới, và dự
kiến sẽ lên vị trí thứ 5 vào năm 2030.
Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế
giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may,
đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc. Các mặt hàng
nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân bón, và hóa chất.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh trong các thập niên gần đây, Ấn Độ phải đối mặt với
các thách thức về kinh tế-xã hội, môi trường. Ấn Độ là nơi có số lượng người nhiều nhất sống
dưới chuẩn nghèo quốc tế (1,25 đô la Mỹ/ngày) của Ngân hàng Thế giới. Bất bình đẳng kinh tế
giữa các bang liên tục phát triển, tham nhũng gia tăng, y tế công thiếu thốn, và chủ nghĩa khủng
bố. Các vấn đề về môi trường như suy thoái rừng và suy thoái đất nông nghiệp; cạn kệt tài
nguyên nước, khoáng sản, rừng, cát và đá; suy thoái môi trường; các vấn đề về y tế công; mất
đa dạng sinh học; các hệ sinh thái mất khả năng phục hồi và an ninh sinh kế cho người nghèo…
cũng là vấn nạn của Ấn Độ.



PHẦN 1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA ẤN ĐỘ
I.

Môi trường tự nhiên

1. Phân tích môi trường tự nhiên của Ấn Độ
a. Vị trí địa lý
Nằm ở phía Nam Châu Á. Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km nên có cơ hội phát triển du
lịch biển, xây dựng các cảng biển, giao thông vận tải biển. Phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam
Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về
phía Đông và Đông Nam. Ấn Độ có diện tích 3.287.240 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện
tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên
giới trên đất liền giáp với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605 km), Myanma (1.463 km),
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km), Nepal (1690 km) và Pakistan (2.912 km). Đỉnh núi
cao nhất có độ cao 8.598 m, điểm thấp nhất là Kuttanad với độ cao -2,2 m. Các sông dài nhất là
sông Brahmaputra, sông Hằng. Hồ lớn nhất là hồ Chilka.
Vùng đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu chiếm phần lớn ở phía Bắc, miền Trung và Đông
Ấn Độ nên thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp. Về phía Tây là sa mạc Thar, một
hoang mạc hỗn hợp đá và cát có cơ hội và tiềm năng để phát triển các ngành về năng lượng,
cát….. Biên giới phía Đông và Đông Bắc của quốc gia này là dãy Himalayas.
b. Khí hậu
Ấn Độ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gió mùa Tây Nam có vai trò rất lớn, nó thổi từ Ấn
Độ Dương vào mùa hạ mang theo nhiều mưa, tuy nhiên phân bố không đều do ảnh hưởng của
địa hình.
Thời tiết Ấn Độ được chia làm ba mùa chính: mùa đông, mùa hè và mùa mưa.
Mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 5):
Ấn Độ bắt đầu trở nên ấm áp từ khoảng tháng hai, đầu tiên là ở miền Nam sau đó là
những phần còn lại của nước này. Đến tháng 4, nhiều nơi có nhiệt độ hàng ngày trong khoảng
400C. Một phần ở khu vực phía Bắc sẽ mát mẻ hơn với nhiệt độ quanh mức 350C mặc dù độ
ẩm cao hơn. Đến cuối tháng 5, mùa mưa tại đây bắt đầu. Độ ẩm bắt đầu tăng cao, giông bão bắt

đầu xuất hiện cùng với bụi.
Mùa hè tại Ấn Độ là nhiệt độ khá ổn định. Mỗi ngày thời tiết gần như không có sự thay
đổi, nó luôn nóng, nắng và khô.
Mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10):
Ấn Độ có hai mùa mưa là mùa mưa Tây Nam và Đông Bắc. Mùa mưa tại phía Tây Nam
là mùa mưa chính, nó đến từ biển và bắt đầu từ bờ biển phía Tây Ấn Độ từ tháng sau. Giữa
tháng 7 hầu như toàn bộ vùng bị bao phủ bởi mưa. Dần dần nó sẽ qua đi tại khu vực Tây Nam
Ấn Độ vào tháng 10.
Mùa mưa ở Đông Bắc ảnh hưởng đến bờ biển phía Đông Ấn Độ suốt tháng 11 và 12. Nó
kéo dài không lâu tuy nhiên lại có cường độ mưa cao.
Mùa đông (tháng 12 đến tháng 2):


Nhiệt độ hàng ngày trong mùa đông khá dễ chịu mặc dù có một chút lạnh lẽo vào buổi
tối. Ở miền Nam, thời tiết không bao giờ lạnh. Đây là sự tương phản hoàn toàn với nhiệt độ
lạnh giá tại miền Bắc xa xôi, xung quanh khu vực núi Himalaya.
c. Tài nguyên thiên nhiên
Ấn Độ có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú như than đá (trữ lượng lớn thứ 4 thế
giới), quặng sắt, mangan, khoáng chất mica, boxite, quặng titan, crom, khí gas tự nhiên, kim
cương, dầu mỏ, đá vôi, đất trồng trọt.
Đất đai rộng lớn, phì nhiêu, màu mỡ, đường bờ biển dài với nguồn lợi thủy sản phong
phú.
2. Ảnh hưởng môi trường tự nhiên đến hoạt động marketing quốc tế
a. Cơ hội cho hoạt động marketing quốc tế:
Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km là cơ hội phát triển du lịch biển, dịch vụ logictics, xây
dựng các cảng biển, giao thông vận tải biển.
Vùng đồng bằng Ấn-Hằng đất phì nhiêu chiếm phần lớn ở phía Bắc, miền Trung và
Đông Ấn Độ, nên thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp. Về phía Tây là sa mạc Thar,
một hoang mạc hỗn hợp đá và cát có cơ hội và tiềm năng để phát triển các ngành về năng
lượng, vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ, khai thác và chế tác đá quý…..

Từ những đặc điểm về khí hậu cho thấy Ấn Độ có cơ hội phát triển du lịch và kinh
doanh các sản phẩm khác nhau theo từng mùa, phát triển các nông sản nhiệt đới, cần đưa ra các
chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, phân phối của từng sản phẩm và dịch vụ khác nhau theo
từng mùa.
Tài nguyên thiên Ấn Độ phong phú là nền tảng cho phát triển nông lâm ngư nghiệp, du
lịch, khai thác thủy điện, các ngành công nghiệp về khai khoáng, năng lượng, phát triển các sản
phẩm về máy móc, trang thiết bị, công nghệ…
d. Thách thức cho các hoạt động marketing quốc tế:
Tuy Ấn Độ có nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển nhiều ngành nhưng cũng gặp
nhiều khó khăn và thách thức do địa lý có nhiều vùng miền khác nhau, nhu cầu sản phẩm tại
mỗi vùng miền cũng khác nhau nên khó khăn trong việc phân phối và vận chuyển sản phẩm
theo từng vùng miền dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, cũng gặp nhiều khó khăn khi tổ
chức các chương trình xúc tiến như khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ, triển lãm…tại mỗi địa
phương.
Khí hậu khác nhau rõ rệt giữa 2 miền nam bắc và thay đổi theo mùa gây khó khăn trong
bảo quản sản phẩm, thiết kế các sản phẩm cần phải thay đổi phù hợp cho từng mùa, đồng thời
có sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm ôn đới.
– Tài nguyên có hạn và không thể tái tạo được, như dầu mỏ, than, kim loại và các
khoáng sản khác đang khai thác ngày một cạn kiệt. Về phương diện marketing, các vấn đề trên
đặt ra cho các nhà quản trị marketing nhiều thách thức, đòi hỏi phải tư duy và tìm ra những
định hướng phù hợp cho hoạt động marketing, các chiến dịch về truyền thông, quảng cáo…của


mình để vừa quảng bá, sản xuất hiệu quả vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường của Chính
Phủ.
- Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều thử thách và khó khăn trước sự can thiệp và kiểm
soát của chính quyền địa phương và cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác về môi trường,
nguồn nguyên liệu và năng lượng. Do đó, các doanh nghiệp phải linh hoạt khi đưa ra chiến lược
kinh doanh, cần liên kết giúp đỡ nhau trong việc triển khai những giải pháp về các vấn đề môi
trường cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường đối với sản phẩm.

II.

Môi trường chính trị – pháp luật

1.

Phân tích môi trường chính trị – pháp luật

a. Chính trị
Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất trên thế giới. Đây là một nước cộng hòa
nghị viện với một hệ thống đa đảng, có sáu chính đảng cấp quốc gia được công nhận, bao
gồm Đảng Quốc đại Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata (Đảng Nhân dân Ấn Độ), và trên 40
chính đảng cấp địa phương. Đảng Quốc đại được nhận định là có tư tưởng trung-tả hay là "tự
do" trong văn hóa chính trị Ấn Độ, còn Đảng Bharatiya Janata có tư tưởng trung-hữu hay là
"bảo thủ". Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 — tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước
cộng hòa, Đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, việc thủ tướng
Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata đắc cử năm 2014 đã đánh dấu bước đầu của chính
phủ Ấn Độ
Trái lại, khủng bố và quan hệ mờ nhạt với các quốc gia láng giềng tiếp tục là vấn đề tiến
thoái lưỡng nan, nổi bật nhất là với Pakistan. Tình trạng bất ổn với Pakistan bao gồm việc sử
dụng vũ lực khi tuyên bố chủ quyền với đền Kashmir và đây là xung đột lãnh thổ lớn nhất và
quân phiệt nhất từ trước đến nay
Trong lịch sử độc lập của mình, Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội
với quản lý chặt chẽ của chính phủ trên lĩnh vực tư nhân, thương mại nước ngoài, và đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài
Từ đầu thập niên 1990, Ấn Độ dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách
kinh tế bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư. Tư nhân
hóa các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa một số lĩnh vực cho các nhà đầu
tư tư nhân và nước ngoài dần xuất hiện trong những cuộc tranh luận chính trị. Trowng giai đoạn
này, Ấn Độ cũng đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ, chọn dịch vụ làm sở trường

Từ năm 1996, chính phủ Ấn Độ thực thi kế hoạch phát triển toàn diện ngành IT, đặc biệt
về phần mềm. Tiêu chí đưa ra là “Công nghiệp phần mềm Ấn Độ là biểu mẫu cho sức mạnh và
thành công”
e. Pháp luật
Tam quyền phân lập ở Ấn Độ được thể hiện như sau:
• Hành pháp: Tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc gia và được một đại cử tri
đoàn quốc gia bầu gián tiếp với một nhiệm kỷ 5 năm. Thủ tướng Ấn Độ đứng đầu


chính phủ và thi hành hầu hết quyền lực hành pháp. Thủ tướng do tổng thống bổ
nhiệm. Nhánh hành pháp của chính phủ Ấn Độ gồm có tổng thống, phó tổng thống,
và Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu.
• Lập pháp: Cơ quan lập pháp của Ấn Độ là lưỡng viện quốc hội. Quốc hội Ấn Độ
hoạt động theo một hệ thống kiểu Westminster và gồm có thượng viện và hạ viện
• Tư pháp: Ấn Độ có bộ máy tư pháp độc lập gồm ba cấp nhất thể, gồm: Tòa án Tối
cao do Chánh án đứng đầu, 25 tòa thượng thẩm, và một lượng lớn tòa án sơ
thẩm. Toà án Tối cao có thẩm quyền ban đầu đối với các vụ án liên quan đến các
quyền cơ bản và tranh chấp giữa các bang và Trung ương; nó có quyền chống án đối
với các tòa án thượng thẩm. Nó có quyền công bố luật và vô hiệu hóa các luật liên
bang hay bang mà trái với hiến pháp. Tòa án Tối cao cũng là cơ quan diễn giải cuối
cùng của hiến pháp
Hệ thống Pháp luật của Ấn Độ khá toàn diện, với những chính sách về thuế, khuyến
khích FDI, kế toán theo chuẩn mực phương Tây. Hệ thống tòa án công bằng, minh bạch. Tuy
vậy, việc thiếu tài nguyên và cơ chế hoạt động kém hiệu quả tạo nên sự tồn đọng đáng kể trong
giải quyết các vụ án, làm giảm sự tin cậy của Ấn Độ trên thị trường thế giới. Hơn nữa, Ấn Độ
vẫn đứng ở vị trí cao về tham nhũng và chưa có nhiều biện pháp đối phó triệt để, bởi hầu hết
các cuộc tranh giành chính trị tập trung vào tôn giáo và hệ thống cấp bậc.
f. Chính sách
Nhằm thu hút đầu tư, Ấn Độ đã cắt giảm bớt các thủ tục, minh bạch hóa chế độ đầu tư và
thương mại.

Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã nâng dần số các lĩnh vực
mà FDI được phép tham gia và giảm các hạn chế kỹ thuật với từng khu vực. Đến nay, các
ngành đều mở cửa cho FDI, tùy theo một số hạn chế nhất định của ngành nghề đặc biệt. FDI
vẫn còn bị cấm trong 1 vài ngành như sản xuất thuốc lá, hàng thay thế thuốc lá, một số hoạt
động bất động sản và nông nghiệp. Gần đây đã tăng cường các quy chế đầu tư FDI để diễn giải
rõ các quy định, làm cho các nhà đầu tư hiểu hơn về luật lệ, quy định, và các bước triển khai
công việc trong các lĩnh vực.
Từ năm 2007, Ấn Độ thực hiện một số sửa đổi của quy định về chính sách cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh Ấn Độ bắt đầu chính thức hoạt động năm 2009. Đồng thời, một khía cạnh
của luật điều tiết sự liên doanh liên kết và việc mua cổ phần các công ty trong nước đã có hiệu
lực.
Để thúc đẩy xuất khẩu, Ấn Độ thực hiện một loạt các chính sách bao gồm miễn thuế, xúc
tiến xuất khẩu, chương trình tín dụng thuận lợi, hoàn thuế cho hàng nhập khẩu để chế biến hàng
xuất khẩu. Tuy nhiên, các chính sách này cũng làm cho hệ thống chính sách thương mại của Ấn
Độ trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, chính phủ còn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng.
Chính phủ ban hành và sửa đổi hàng loạt các chính sách ưu tiên cho việc đầu tư và phát
triển ngành CNTT, điển hình như:


 Chính phủ quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm tư nhân, bãi bỏ các giấy
















phép liên quan đến công nghiệp phần mềm; cho phép nhập khẩu miễn thuế các sản
phẩm phục vụ ngành công nghiệp này.
Để phối hợp hoạt động CNTT, Ấn Độ thành lập Bộ CNTT với chức năng tham mưu,
đề xuất những dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều
kiện thực tế của Ấn Độ, lập vườn ươm cho công ty phần mềm, hỗ trợ các doanh
nghiệp nghiên cứu và phát triển (R&D) phần mềm. Chính phủ không hỗ trợ toàn
phần mà chỉ cung cấp 3/5 quỹ R&D cho các doanh nghiệp. Bộ CNTT bắt buộc một
số công ty lớn phải bỏ ra ít nhất 2% doanh thu để đầu tư cho CNTT, nếu không sẽ bị
rút giấy phép, chính phủ quy định các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất máy tính
phải có cam kết đóng góp 2-5% doanh thu cho quỹ R&D cho CNTT.
Một bước tiến đáng kể trong CNTT Ấn Độ là việc bãi bỏ luật chuyển giao công nghệ
(MRTP 1969) bấy lâu kìm hãm các công ty nước ngoài chuyển giao kiến thức cho
Ấn Độ. Bãi bỏ mọi yêu cầu phải đăng ký hay phê duyệt hợp đồng chuyển giao công
nghệ đối với 27 ngành công nghiệp ưu tiên. Đồng thời hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ
(SME) tìm kiếm hợp đồng
Chính phủ đã cải thiện hệ thống pháp luật, xoá bỏ các rào cản CNTT, bắt buộc doanh
nghiệp trong nước mua sản phẩm CNTT của các công ty Ấn Độ sản xuất, đào tạo
nhân lực, đề xuất nhiều dự án kích cầu, tạo điều kiện chuyển ngoại tệ dễ dàng
Xoá bỏ nạn quan liêu: bãi bỏ giấy phép con, giảm thuế đối với các sản phẩm phần
mềm, thực hiện chính sách "một cửa, một dấu.
Ấn Độ ban hành Luật bảo vệ bản quyền máy tính với chế tài nặng đối với các hành
vi xâm phạm. Ngoài ra, các doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước còn thành
lập Hiệp hội phần mềm (NASCOM) và Hiệp hội chống vi phạm tác quyền
(INFAST)
Bộ CNTT dành 25 triệu USD trong khoản vay 210 triệu USD dành riêng cho CNTT

để hỗ trợ giảng dạy cho 32 cơ sở đào tạo của các trường đại học và dạy nghề
Ấn Độ thực hiện chính sách mở cửa nhằm thu hút các công ty CNTT lớn trên thế
giới vào xây dựng cơ sở vật chất tại 07 khu công nghệ cao được phân bố trên khắp
cả nước với nhiều ưu đãi đặc biệt hấp dẫn như miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu
trong 5 năm; đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có quyền chuyển lợi nhuận về
nước; cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng…Mặt khác, để thu hút ngày càng nhiều vốn
đầu tư vào lĩnh vực IT, đặc biệt là vào ngành công nghệ phần mềm, chính phủ Ấn
Độ đã thực hiện các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng IT đạt tiêu chuẩn với mạng
lưới cáp quang vệ tinh và thông tin di động trên toàn quốc, bảo đảm sự kết nối thông
suốt giữa cơ sở hạ tầng thông tin địa phương với cơ sở hạ tầng quốc gia và cơ sở hạ
tầng thông tin toàn cầu, giúp việc truy cập mạng Internet cũng như các mạng ngoại
vi và mạng nội bộ tốc độ cao.
Chính phủ Ấn Độ thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu phần cứng thuộc
lĩnh vực IT. Cụ thể, chính phủ Ấn Độ đã quy hoạch các khu công nghiệp phần cứng,
tạo điều kiện thuận lợi để các công ty này được vay vốn một cách dễ dàng. Tất cả


sản phẩm IT và linh kiện nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ để phục vụ sản xuất phần
cứng sẽ được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, không áp dụng thuế dịch vụ đối với các sản
phẩm và dịch vụ IT.
 Bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ còn tích cực hỗ trợ cho công tác vận động hành lang
để tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường lớn hơn cho các chuyên gia phần mềm
của Ấn Độ thông qua các cuộc đàm phám song phương với các nước EU, Mỹ…và
các cuộc thảo luận tiếp cận thị trường theo phương thức Mode4 nhằm giúp các công
ty sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ.
3. Ảnh hưởng môi trường chính trị – pháp luật đến hoạt động marketing quốc tế
a. Cơ hội
Chính trị Ấn Độ đang dần trở nên ổn định hơn, các Đảng chính trị đã trở nên có trách
nhiệm hơn, các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn khi gia nhập thị trường Ấn Độ
Ấn Độ có tỷ lệ tham nhũng cao, tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ứng dụng

CNTT và chính sách minh bạch hóa, tình trạng tham nhũng đã được giảm thiểu rõ rệt, đây là
cũng là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Chính phủ đưa ra những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển CNTT, không chỉ thúc đẩy
bản thân ngành, mà còn giúp tăng năng suất cho các ngành ứng dụng CNTT, doanh nghiệp nôi
địa và cơ quan nhà nước, giúp tăng khả năng cạnh tranh của các ngành này trên thị trường quốc
tế.
Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn phương Tây sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc quản lý và thiết lập cơ sở kỹ thuật ban đầu
Tỷ lệ xâm phạm tác quyền ở Ấn Độ giảm mạnh (còn 75%) giúp đỡ doanh nghiệp lập hồ
sơ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 để có thể xuất hàng đi châu Âu.
g. Thách thức
Tuy tỷ lệ tham nhũng đã được giảm thiểu, nhưng Ấn Độ vẫn giữ vị trí khá cao trên thế
giới và thường xuyên diễn ra các cuộc biểu tình của tầng lớp trung lưu phẩn đối nạn tham
nhũng. Thêm vào đó, việc thiếu tài nguyên và cơ chế hoạt động kém hiệu quả của của hệ thống
tòa án tạo nên sự tồn đọng đáng kể trong giải quyết các vụ án vẫn giữ tỷ lệ khá cao (phải mất
trung bình gần 4 năm để thực hiện một hợp đồng sau khi được toàn án Ấn Độ thông qua), khiến
không ít nhà đầu tư sẽ dè dặt khi quyết định thâm nhập thị trường này
Sự không chắc chắn trong các chính sách của chính phủ: các chính sách có thể bị thay
đổi do nhiều lý do, áp lực xã hội, để ngăn chặn vấn đề, nhiều doanh nghiệp lo ngại sau kết quả
bầu cử sẽ làm thay đổi chính sách đã được nêu ra trước đó, có thể gây trở ngại cho hoạt động
của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
Trong khi công nghệ thông tin bùng nổ và được ưu ái từ chính phủ, thì các ngành khác
còn kém phát triển dẫn đến khu vực IT thiếu sự hậu thuẫn vững chắc, sự bùng bổ của CNTT
khó có thể duy trì lâu dài


Sự bùng nổ của CNTT trong khi các ngành khác chưa phát triển còn dẫn tới thực trạng
phát triển không đồng đều ngay trong nội bộ ngành giữa các khu vực – đây là lý do quan trọng
khiến khoảng cách “giàu - nghèo” ngày càng bị nới rộng
III.


Môi trường kinh tế
1. Phân tích mô trường kinh tế của Ấn Độ

a. Kinh tế
Theo số liệu của bộ thống kê Ấn Độ, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đạt 7,9%
trong quý I năm 2016. Trong đó dịch vụ là nguồn tăng trưởng chính, chiếm gần hai phần ba
sản lượng của Ấn Độ.
Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ tư thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.091 nghìn tỷ USD năm 2015 nếu tính theo tỷ giá hối
đoái với USD. Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng thực GDP là
7,4% trong năm 2015, xếp thứ 12 thế giới. Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình
quân đầu người chỉ đạt mức 6.200 USD nếu tính theo sức mua tương đương (năm 2015).
Ngân hàng Thế giới xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp và hiện tại Ấn Độ
đang xếp thứ 158 thế giới.
Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công
nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay
gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ (Lĩnh vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP,
lĩnh vực công nghiệp chiếm 26,3% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 18,1%). Sự tiến tới một thời
đại kỹ thuật số và một số lượng lớn dân số trẻ và có học, thông thạo tiếng Anh đang dần chuyển
Ấn Độ thành một điểm đến quan trọng của các dịch vụ điều hành kinh doanh của các công ty
toàn cầu khi họ tiến hành outsourcing (đưa một phần hoặc toàn bộ công việc sang cho các nước
khác thực hiện) các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật của họ. Ấn Độ là một nước xuất khẩu
chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ
phần mềm. Các lĩnh vực khác như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ
nano, viễn thông, đóng tàu và hàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng
trưởng ngày càng cao hơn.
Trong bối cảnh FDI toàn cầu giảm 16% thời gian qua, FDI vào Ấn Độ vẫn tăng 74%
trong tháng 8/2015 so với cùng kỳ năm 2014. Tháng 4/2015, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

đã phát động nhiều chiến dịch như "Make in India", "Skill India", "Digital India"… nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế tạo, phát triển kỹ năng và khai thác nguồn nhân lực dồi
dào trong nước. Chính phủ đề ra mục tiêu tạo ra 100 triệu việc làm mới vào năm 2022. Theo
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng GDP của Ấn Độ năm tài khóa 2015-2016
khoảng 7,4%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế Ấn Độ tăng trưởng
khoảng 7,2% và sẽ là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới vào năm 2017. Ấn


Độ đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm với tốc độ được đánh giá là nhanh nhất thế giới về
Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI), đứng thứ 55 trong 125 nền kinh tế trên thế giới.
Năm 2015, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 11 và nước xuất khẩu lớn thứ 17 trên thế
giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may,
đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc. Những đối
tác quen thuộc của Ấn Độ lần lượt là U.S. 13,4%, UAE 10,4%, Hồng Kông 4,3%, Trung Quốc
4,2%, ả Rập Saudi 4%. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc, đá quý, phân
bón, và hóa chất được nhập từ các quốc gia như Trung Quốc (12,7%), Ả Rập Saudi (7,1%),
UAE (5,9%), US (4,6%)và Thụy Sỹ (4,6%)
Ấn Độ đã từng áp dụng một phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong gần suốt lịch sử
độc lập của mình. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại
thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên từ năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách, áp
dụng mô hình kinh tế mới mở cửa. Chính phủ ban hành các biện pháp tự do hóa kinh tế, bao
gồm bãi bỏ quy định công nghiệp, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, giảm kiểm soát về
thương mại và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, Ấn Độ đối mặt với một dân số tăng nhanh và đòi hỏi giảm bất bình đẳng kinh
tế xã hội. Nghèo vẫn là một vấn đề nghiêm trọng dù nghèo đã giảm đáng kể kể từ khi quốc gia
này giành được độc lập, chủ yếu là nhờ cuộc cách mạng xanh và các công cuộc cải tổ kinh tế.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với phần còn lại của thế giới, trong năm 2015,
ngân hàng nhà nước Ấn Độ phải đối mặt với nợ xấu, dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp và tăng
trưởng kinh tế cũng bị hạn chế.
Các chỉ số kinh tế của Ấn Độ trong hai năm gần đây :

2014
2015
GDP
7,484 tỷ USD
8,027 tỷ USD
Tỷ lệ tăng trưởng
7.3%
7.3%
GDP Theo đầu người
5.900 USD
6.300 USD
Tổng tiết kiệm trong nước
2.260 tỷ USD
2.352 tỷ USD
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP
7.3%
7.1%
TỶ LỆ LẠM PHÁT
5.9%
4.9%
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
329.6 tỷ USD
287.6 tỷ USD
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
472.8 tỷ USD
432.3 tỷ USD
h. Dân số Ấn Độ là dân số trẻ:
Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới với dân số là 1,251,695,584 người. Trong
đó lực lượng lao động là 502.1 triệu người, chiếm phần lớn là độ tuổi từ 25-54 (40.74% - Nam
262,700,370/nữ 247,237,448). Tốc độ tăng trưởng dân số của Ấn Độ năm 2015 là 1.22% đứng

thứ 98 thế giới. Tỷ lệ sinh đang xếp 87 thế giới với 19.55 người được sinh/1000 dân. Tuổi bình
quân của cư dân Ấn Độ là 27,3 theo điều tra năm 2015. Trong cuộc điều tra dân số hậu thuộc
địa đầu tiên, tiến hành vào năm 1951, Ấn Độ có 361,1 triệu người. Các tiến bộ về y tế trong
suốt 50 năm vừa qua cùng với năng suất nông nghiệp gia tăng (Cách mạng xanh) khiến dân số


Ấn Độ gia tăng nhanh chóng. Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến
sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 900.000 người Ấn Độ tử vong mỗi năm do
uống nước bị nhiễm bẩn hay hít khí bị ô nhiễm. Có khoảng 50 bác sĩ trên 100.000 người Ấn
Độ. Số người Ấn Độ sinh sống tại thành thị chiếm 32,7% tổng số dân và đang có xu hướng
tăng lên do người dân di cư từ nông thôn ra thành thị. Theo điều tra dân số năm 2015, NEW
DELHI (thủ phủ) 25.703 triệu; Mumbai 21.043 triệu; Kolkata 11.766 triệu; Bangalore 10.087
triệu; Chennai 9,62 triệu; Hyderabad 8.944 triệu.
Biểu đồ dân số của Ấn Độ năm 2015:

i. Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ:
Ấn Độ đang trên đà phát triển nhưng cơ sở hạ tầng ở đất nước này vẫn chưa được đầu tư
tương xứng. Hệ thống giao thông hoạt động kém và lưới điện hoạt động không ổn định đã đe
dọa đến nền kinh tế và có xu hướng kéo sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Sau độc lập, chính phủ dẫn đầu việc phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành điện bằng cách
xây dựng, sở hữu và quản lý dự án. Hệ thống này tạo ra một loạt các sự thiếu hiệu quả; sau
nhiều năm nhu cầu chưa được đáp ứng và những khó khăn tài chính ngày càng gia tăng. Đến
những đầu năm 1990 chính phủ mở cửa ngành để đầu tư tư nhân như là một phần của tự do hóa
kinh tế của mình. Ấn Độ đứng thứ 85 trong số 148 quốc gia về cơ sở hạ tầng trong Báo cáo
Năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Delhi và Mumbai, hai
thành phố lớn nhất của nó, đứng xa bên dưới thủ đô khác trong khu vực như Bắc Kinh và
Bangkok cho cơ sở hạ tầng trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc.


Tình trạng thiếu điện kinh niên được chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế xem

là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tăng trưởng của Ấn Độ. Trong khi
GDP vào khoảng 7.4 phần trăm đến năm 2015, phát điện chỉ tăng ở mức 4,9 phần trăm một
năm, theo Ngân hàng Thế giới. Nhiệt điện bao gồm khí đốt, nhiên liệu lỏng và than chiếm
khoảng hai phần ba, với hầu hết đến từ than đá. Các nguồn khác bao gồm thủy điện, gió, mặt
trời, và hạt nhân.
Tiến bộ trong lĩnh vực hạt nhân đã đem lại những hy vọng mới. Năm 2008, Ấn Độ đã ký
một thỏa thuận hạt nhân dân sự lịch sử với Hoa Kỳ và Hoa Kỳ hứa hỗ trợ cho chương trình
năng lượng hạt nhân dân sự của Ấn Độ. Vào tháng Chín năm 2014, chính quyền mới ở Delhi,
do Thủ tướng Narendra Modi, ký một hợp đồng dân sự hạt nhân với Australia cho phép Sydney
bán uranium cho Ấn Độ, cũng như tăng nguồn cung cấp nhiên liệu thông thường để giúp khắc
phục tình trạng thiếu hụt kinh niên của đất nước.
Khoảng hai phần ba đường giao thông của Ấn độ vận chuyển hàng hóa và 85 phần trăm
lượng hành khách. Chỉ một nửa đường giao thông của đất nước được lát nhựa, và ít hơn một
phần tư của đường cao tốc quốc gia đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Chương trình quốc gia phát
triển đường cao tốc là các chương trình hoạt động cơ sở hạ tầng lớn nhất, nhằm nâng cấp
54.000 km đường cao tốc với sự tài trợ của ngân hàng thế giới, phát triển ngân hàng Châu á, và
ngân hàng Nhật bản hợp tác quốc tế. Dự án bao gồm một số thành tựu soái hạm như Tứ giác
vàng, mà đã được hoàn thành vào năm 2012 và kết nối bốn khu vực đô thị lớn nhất của Delhi,
Mumbai, Chennai và Kolkata.
Mạng lưới đường sắt quốc gia, lớn thứ tư thế giới cũng đã bị suy giảm. Chính phủ nhằm
mục đích xây dựng 25.000 km của đường mới đến năm 2020, Tuy nhiên chỉ 1.750 km đã được
thêm vào từ năm 2006 đến năm 2011.
Cảng và sân bay: Ấn Độ có mười ba cảng chính và sáu mươi cảng nhỏ có thể xử lý 95
phần trăm vần đề ngoại thương của đất nước theo yêu cầu và 70 phần trăm theo giá trị. Hệ
thống hải quan rườm rà và kém hiệu quả, và các dự án mới phải đối mặt với một danh sách dài
các thông quan hành chính và môi trường có thể mất đến năm năm trước khi bắt đầu xây
dựng. Các vấn đề thuế quan cũng gây cản trở việc đầu tư của tư nhân cho khu vực này. Ngành
hàng không của Ấn Độ cũng đã phát triển đáng kể. Hành khách và lưu thông hàng hóa được dự
báo sẽ tăng trưởng hơn 15 và 20 phần trăm trong vài năm tới, tương ứng, theo Bộ Hàng không
dân dụng.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh và sự phát triển nhanh tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ, nhu cầu
nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo dự đoán của báo cáo Mc Kinsey, vào
năm 2030 có khoảng 590 triệu người sẽ sống ở thành thị, chiếm 70%GDP của Ấn Độ. Tuy
nhiên, theo Rajiv Lall, chủ tịch một công ty lớn về cho thuê cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ, cơ cấu quản
lý hạ tầng được xây dựng để phục vụ cho chính phủ và các đô thị lại mang những khả năng hạn
chế. Những hạn chế đó có thể ngăn cản sự tăng trưởng của phát triển kinh tế Ấn Độ. Chính
những hạn chế đó đã và đang tác động xấu đến những dự án lớn, tiêu tốn khoảng 2% GDP mỗi
năm, theo chuyên gia McKinsey. Thêm vào đó là vấn nạn tham nhũng, làm kiềm chế sự công


bằng, minh bạch trong đầu tư; theo một báo cáo của Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, lĩnh vực giao
thông và năng lượng là lĩnh vực liên quan vấn nạn tham nhũng nhiều nhất. Theo ước tính, Ấn
Độ có thể phải chịu mất khoảng 200 tỷ Đô la, chiếm 10%GDP trong năm 2017 nếu tiếp tục xảy
ra tình trạng này.
4. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động Marketing ở Ấn Độ:
a. Cơ hội cho hoạt động Marketing:
Ấn Độ đang phát triển, tỷ lệ GDP trên đầu người đang có xu hướng tăng, sức mua tăng,
tỷ lệ lạm phát đang giảm - đồng tiền Ấn Độ dần ổn định và lấy lại giá trị: người dân Ấn Độ
thoải mái hơn trong vấn đề chi tiêu, doanh nghiệp có cơ hội bán được nhiều hàng hóa hơn, mức
giá đưa ra chấp nhận được không quá thấp.
Dân số Ấn Độ là dân số trẻ, đa phần có kiến thức và tiếng Anh thành thạo tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực địa phương mà không phải lo lắng
nhiều về sự chuyển giao, huấn luyện, chi phí nhân công thấp. Đồng thời việc sử dụng nhân lực
địa phương cũng giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận với người tiêu dùng ở Ấn Độ hơn.
Dân số đang có xu hướng di chuyển lên thành thị, sống tập trung: doanh ngiệp giảm
được hệ thống phân phối đến các vùng sâu, vùng xa mà số lượng người tiêu dùng tiếp cận được
lại cao hơn.
Mạng lưới giao thông dày đặc cùng sự đầu tư vào hàng không khiến việc vận chuyển
hàng hóa dễ dàng hơn, doanh nghiệp dễ phân bổ hệ thống phân phối.
j. Thách thức cho hoạt động Marketing:

GDP tăng nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của thế giới: doanh nghiệp phải
xem xét mức giá sản phẩm trước khi đánh vào thị trường, khó khăn cho những sản phẩm có
mức giá cao.
Người dân còn nghèo, hoạt động chủ yếu về nông nghiệp: khó tiếp cận sản phẩm mới,
cạnh tranh ước muốn cao.
Điện đóng vai trò quan trọng trong các ngành nhưng hiện tại ở Ấn Độ còn thiếu hụt trầm
trọng: gây đứt quãng cho các hoạt động kinh doanh và sản xuất.
IV.

Môi trường văn hóa – xã hội:
1. Phân tích môi trường văn hoá-xã hội của Ấn Độ

Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và họ luôn tìm cách giữ
gìn những truyền thống của mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các phong
tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư.
Các yếu tố văn hóa:
Ngôn ngữ: Tiếng Hindi và tiếng Anh là hai ngôn ngữ chủ yếu của Ấn Độ. Ngoài ra, bên
cạnh ngôn ngữ chính thức, Ấn Độ cũng có tổng cộng 22 ngôn ngữ đồng chính thức.
Ngôn ngữ hình thể: Người Ấn Độ có tới hơn 800 thổ ngữ, cùng với đó là vô vàn cử chỉ,
hành động để biểu cảm với tay, đầu và khuôn mặt. Chẳng hạn ở Nam Ấn, chỉ ngón tay cái về


phía miệng nghĩa là: “Bạn có đói không?” Đặc biệt hơn nữa, ở Ấn Độ, lắc đầu từ phải sang trái
có nghĩa là đồng ý chứ không phải là phản đối như ở những nơi khác trên thế giới.
Tôn giáo: Có 6 tôn giáo chính: Ấn Độ giáo (còn gọi là đạo Hindu, chiếm 80,5% dân số),
Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên chúa giáo (chiếm 2,3%), Đạo Sikh (chiếm 1,9%); các tôn giáo
khác chiếm khoảng 1,8%...
Các hoạt động tôn giáo theo nhiều đức tin khác nhau là một phần không thể thiếu trong
đời sống xã hội. Tôn giáo ở Ấn Độ là một vấn đề công cộng, với nhiều hoạt động đã trở thành
phô trương tráng lệ và cùng với nó là sự sút giảm các giá trị tinh thần.

Ẩm thực: rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng
vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các
món chay và không chay, cuisine. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn
Độ. Hơn nữa, cần lưu ý rằng ẩm thực truyền thống của Ấn Độ bao gồm cả đồ uống không cồn
Trang phục truyền thống tại Ấn Độ khác biệt rất lớn theo từng vùng về màu sắc và kiểu
dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã
gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới.
Truyền thống văn học sớm nhất Ấn Độ là hình thức truyền miệng, và sau này mới ở
hình thức ghi chép. Đa số chúng là các tác phẩm linh thiêng như (kinh) Vedas và các sử
thi Mahabharata và Ramayana. Văn học Sangam từ Tamil Nadu thể hiện một trong những
truyền thống lâu đời nhất Ấn Độ. Ấn Độ cũng là nước sản xuất ra số lượng phim hàng năm cao
nhất thế giới. Vùng sản xuất chính nằm tại Mumbai, cho ra lò hầu như tất cả phim thương mại
Ấn Độ, thường được gọi là "Bollywood".
Thói quen và cách cư xử:
Trong văn hóa giao tiếp ở Ấn Độ việc bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự.
Tuyệt đối không được phép bắt tay phụ nữ.
Người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá người khác.
Người Ấn Độ coi trọng cấp bậc, ngôi thứ và định hướng từ cộng đồng. Vẫn còn tồn tại
đáng kể những thiếu sót trong nhận thức về sự riêng tư và khái niệm “không gian cá nhân”.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi có vài thế hệ sống trong cùng một ngôi nhà. Đối thoại trong
kinh doanh thường là gián tiếp để tránh các xung đột có thể xảy ra.
Thương nhân Ấn Độ đánh giá cao sự đúng giờ nhưng thường không tự áp dụng cho
chính họ. Khi muốn đặt lịch hẹn, thông thường nên thông báo với họ trước ít nhất 1 tháng. Bên
cạnh đó, sự linh hoạt trong kế hoạch cũng là một nguyên lý cho sự thành công tại quốc gia này.
Các cuộc họp tổ chức muộn vào buổi sáng hoặc sớm vào buổi chiều là lý tưởng nhất. Deadline
cũng không được gấp rút. Ở đây sự thiếu kiên nhẫn đồng nghĩa với xúc phạm và thiếu tôn
trọng. Người Ấn Độ không phải không đúng giờ, nhưng chuyện đến muộn một tiếng đồng hồ là
có thể xảy ra, đặc biệt khi biết bạn cần cái gì đấy ở họ. Dù vậy, nếu có cuộc hẹn với một người
Ấn Độ, tốt nhất đến chỗ hẹn đúng giờ vì không đúng giờ vẫn bị coi là không lịch sự.
- Quản lý cấp cao của Ấn Độ luôn kiểm tra và quan tâm đến cấp dưới của mình. Lòng tự

trọng là một phần thiết yếu của văn hóa Ấn Độ. Do đó trước khi đưa ra bất kì sự chỉ trích nào


phải cân nhắc kĩ lưỡng và phải thật sáng suốt. Bất chấp hệ thống cấp bậc nổi tiếng của họ, quản
lý và nhân viên vẫn xây dựng mối quan hệ với nhau như trong một gia đình. Đây là kết quả của
lối sống cộng đồng được hình thành qua hàng trăm năm phát triển của Ấn Độ.
- Chức danh được sử dụng bất cứ khi nào có thể, như là “Tiến sĩ” hoặc “Giáo sư”. Nếu
một đối tác Ấn Độ không có chức danh, nên sử dụng “Ngài” hoặc “Bà” hoặc “Cô” để thay thế.
Đồng nghiệp nữ thường bắt đầu cuộc gặp gỡ với đối tác nam. Và một người đàn ông Ấn Độ thể
hiện sự tôn trọng với phụ nữ bằng cách không bắt tay với họ.
Thương nhân Ấn Độ có thể thấy không thoải mái nếu được tặng quà lớn quá hoặc đắt
quá. Tuy vậy, nếu ai đó ngỏ ý muốn tặng quà, họ nên tặng bằng cả hai tay. Trong buổi gặp gỡ,
đồ ăn và đồ uống có thể được chấp nhận hoặc bị coi là gây khó chịu.
Văn hoá vật chất:
Yếu tố thẩm mỹ:
+ Văn hóa với các thành tố khác nhau của nó như kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc, văn
chương… ở Ấn Độ đều đượm màu sắc tôn giáo.
+ Trang phục: Trang phục truyền thống tại Ấn Độ khác biệt rất lớn theo từng vùng về
màu sắc và kiều dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục
dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới.
+ Nền công nghiệp điện ảnh thứ hai thế giới là Bollywood.
Giáo dục: có phương pháp dạy và học rất hiện đại theo phong cách Tây phương, luôn
cập nhật những kiến thức mới kịp với sự phát triển của Thế giới.
5. Ảnh hưởng của môi trường văn hoá- xã hội đến hoạt động Marketing quốc tế:
a. Cơ hội cho hoạt động Marketing:
Sự tiến bộ về giáo dục đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, góp phần
không nhỏ trong việc đầu tư của các nước khác vào những ngành kỹ thuật.
Phát triển ngành du lịch, từ lâu, đất nước này đã thu hút nhiều du khách vì sự khác biệt
về khía cạnh tôn giáo, những kỳ quan thiên nhiên như: Sông Hằng, đền Taj Mahah…
Sự khác lạ về nghệ thuật điện ảnh Bollywood đã ảnh hưởng đến nền văn hoá của các

nước khác.
k. Thách thức cho hoạt động Marketing:
Vì có nhiều luật lệ khắt khe của tôn giáo nên gây cản trở rất nhiều trong các hoạt động
ngoại giao, hợp tác kinh doanh.
Là quốc gia đa dân tộc và có nhiều tôn giáo nên chính phủ phải đưa ra các biện pháp
nhằm tránh xung đột giữa các tôn giáo, dân tộc.


PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA CNTT ẤN ĐỘ
I.

Giới thiệu chung về ngành công nghệ thông tin ấn độ

Với mục tiêu phát triển CNTT, chính phủ Ấn Độ đã xây dựng nhiều chính sách và chiến
lược phù hợp để phát triển ngành CNTT: tập trung nghiên cứu phát triển, ưu tiên hàng nội, tin
học hoá nông thôn, giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm. Để hỗ trợ các doanh nghiệp
nghiên cứu và phát triển (R&D) phần mềm, chính phủ không hỗ trợ toàn phần mà chỉ cung cấp
3/5 quỹ R&D cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ CNTT bắt buộc một số công ty lớn phải
bỏ ra ít nhất 2% doanh thu để đầu tư cho CNTT, nếu không sẽ bị rút giấy phép. Năm 1985,
chính phủ quy định các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất máy tính phải có cam kết đóng góp
2-5% doanh thu cho quỹ R&D cho CNTT. Từ năm 1986, chính phủ bắt đầu quan tâm đến việc
đầu tư mạo hiểm (venture capital) và lập vườn ươm cho công ty phần mềm (incubation). Nhờ
đó, các công ty nhỏ được chia sẻ rủi ro và dễ chấp nhận đầu tư R&D hơn. Tất cả chính sách này
làm cho số tiền đầu tư R&D của cả 2 khu vực nhà nước và tư nhân tăng đáng kể.
Ngành CNTT là bàn đạp cho sự chuyển đổi kinh tế của Ấn Độ và thay đổi vị thế của
quốc gia này trong nền kinh tế toàn cầu. Từ một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, nền kinh tế trì
trệ kém phát triển – chỉ sau một thời gian ngắn, Ấn Độ đã vươn lên là một “cường quốc về công
nghệ thông tin” – trở thành một trong 12 nền kinh tế lớn nhất thế giới và là trung tâm công nghệ
thông tin hàng đầu của lục địa Á – Âu. Ngoài ra, Ấn Độ còn là một trong những nước phát triển
rất thành công ngành gia công và xuất khẩu phần mềm. Lĩnh vực này đã đóng góp tỷ lệ lớn vào

ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ, góp phần đưa ngành công nghiệp phần mềm từ chỗ chỉ
đạt doanh thu 150 triệu USD năm 1991, gia công phần mềm Ấn Độ đã tăng trưởng lên đến
101,1 tỷ USD và đóng góp 5,8% vào GDP của đất nước, vào năm 2012. Ngày nay, gia công
phần mềm và dịch vụ của Ấn Độ đã xuất khẩu đến 100 quốc gia trên thế giới – trong đó, thị
phần tại thị trường Bắc Mỹ (U.S. và Canada) chiếm khoảng 61%.
Ấn Độ có một nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động trẻ hùng hậu, thạo chuyên
môn giỏi tay nghề, sử dụng tiếng Anh tốt. Hơn nữa, giá thuê nhân công ở đây tương đối rẻ.
Chính điều này làm cho nhiều người Ấn Độ dễ dàng nhận được các chương trình đào tạo từ
những công ty đa quốc gia này và có cơ hội tích lũy kinh nghiệm ở nước ngoài. Hằng năm đào
tạo được 80 nghìn kỹ sư công nghệ thông tin và 20 nghìn người trên đại học; phần lớn các
doanh nghiệp phần mềm lớn trong giai đoạn đầu phát triển đều cử người đi làm thuê tại các các
công ty Mỹ. Lực lượng này đã hỗ trợ rất lớn cho marketing và tìm kiếm các hợp đồng gia công
cho các doanh nghiệp phần mềm trong nước
Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ còn thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu phần
cứng thuộc lĩnh vực IT. Cụ thể, chính phủ Ấn Độ đã quy hoạch các khu công nghiệp phần cứng,
tạo điều kiện thuận lợi để các công ty này được vay vốn một cách dễ dàng. Tất cả sản phẩm IT
và linh kiện nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ để phục vụ sản xuất phần cứng sẽ được miễn thuế
tiêu thụ đặc biệt, không áp dụng thuế dịch vụ đối với các sản phẩm và dịch vụ IT. Bên cạnh đó,


chính phủ Ấn Độ còn tích cực hỗ trợ cho công tác vận động hành lang để tạo ra nhiều cơ hội
tiếp cận các thị trường lớn hơn cho các chuyên gia phần mềm của Ấn Độ thông qua các cuộc
đàm phám song phương với các nước EU, Mỹ…và các cuộc thảo luận tiếp cận thị trường theo
phương thức Mode4 nhằm giúp các công ty sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chính phủ đã xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý (EGovernment). E-Gov có 31 dự án lớn liên quan đến Chính phủ điện tử, trong đó có 20/31 dự án
đã cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân với lưu lượng khoảng 5.000.000 người dân mỗi
ngày. Đến nay, hầu hết các thủ tục hành chính như: hộ chiếu, hộ tịch, khai sinh, khai tử, quản lý
đất đai… đều thông qua hệ thống máy tính. Khoảng 10% người dân tự thực hiện thủ tục này
thông qua mạng Internet; còn 90% người dân đến 125.000 kios internet trong toàn quốc, nơi đó
có cán bộ hướng dẫn giúp dân thực hiện các thủ tục hành chính và được quản lý bởi các doanh

nghiệp ở cấp làng, xã.
Định hướng phát triển và thị trường công nghệ thông tin của Ấn Độ đến năm 2020, tổng
doanh số công nghiệp phần mềm và dịch vụ đạt 300 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu 200 tỷ
USD (năm 2012 đạt 69 tỷ USD). Phát triển sản phẩm công nghệ thông tin theo hướng chuyển
từ cung cấp dịch vụ sang cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin hoàn chỉnh (đóng gói) với giá
trị gia tăng cao hơn; đồng thời xây dựng chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thiết
bị điện tử (phần cứng). Chuyển đổi thị trường xuất khẩu công nghệ thông tin từ Mỹ, EU là chủ
yếu sang thị trường nội địa, trong các ngành sản xuất hay giáo dục và đào tạo, để được hưởng
lợi từ ngành công nghiệp này. Tận dụng thành tựu công nghệ thông tin để tăng sản lượng và khả
năng cạnh tranh của các ngành kinh tế. Tăng cường hành lang pháp lý và an ninh để tạo ra một
hệ sinh thái không gian ảo an toàn.
V.

Phân tích môi trường vi mô của ngành công nghệ thông tin ấn độ
1. Đối thủ cạnh tranh

Sau năm 2000, năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ liên tục tăng
so với các quốc giá khác trên thế giới. Năm 2014, Ngành công nghiệp dịch vụ Internet và phần
mềm tăng 31% và đạt 29,5 tỉ USD, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nước này với
mức đóng góp và tăng trưởng từ 40,6% GDP (năm 1990) tới hơn 50% GDP (năm 2014) và
đang tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm.
Và đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Ấn Độ trong ngành công nghệ thông tin là Mỹ, Trung
Quốc, Singapore…
a. Mỹ
Là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, Mỹ còn được biết đến là một cường
quốc số 1 thế giới về công nghệ thông tin. Đạt vị trí đó là nhờ Chính phủ sử dụng hiệu quả hệ
thống chính sách hỗ trợ và đầu tư cho ngành công nghiệp này. Đặc biệt là việc đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm CNTT.



Tại Mỹ, ngành công nghệ thông tin chỉ tập trung vào phát triển và cho ra các sản phẩm
mới, tiên tiến, dẫn đầu về công nghệ. Hầu hết các sản phẩm và linh kiện đều được gia công ở
các nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ.
l. Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc cũng được đánh giá là một trong những cường quốc công nghệ
thông tin, đối thủ cạnh tranh lớn đối với cả Mỹ và Ấn Độ. Thành công ngành CNTT Trung
Quốc đạt được cũng nhờ thực thi chiến lược và định hướng phát triển ngành công nghiệp này
ngay từ đầu. Với mục tiêu lấy phát triển CNTT là công cụ đẩy nhanh CNH và phát huy CNH
của đất nước, Trung Quốc đã dành khoản đầu tư khoảng 120 tỷ USD (năm 2014) cho CNTT để
nhằm tăng quy mô gấp đôi và tạo ra 7% GDP cả nước. Đồng thời, để phục vụ cho sự phát triển
của ngành CNTT, Chính phủ Trung Quốc còn thực hiện cải thiện chiến lược nguồn nhân lực,
phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong nước và tăng cường thu hút nguồn nhân tài có trình
độ cao ở nước ngoài đặc biệt là chính sách ưu đãi thu hút Hoa kiều có trình độ và kỹ năng cao
về nước làm việc. Mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức R&D nước
ngoài tại Trung Quốc cũng là giải pháp quan trọng để tăng cường đào tạo kỹ năng công nghệ và
học tập kinh nghiệm quản lý
m. Singapore
Với Singapore, thành công lớn nhất là đã xây dựng nền CNTT hầu như từ con số không.
Chỉ trong vòng 15 năm, năm 1981 Singapore còn "chưa biết gì" về CNTT, năm 1995 đã đạt
doanh thu tới 19 tỷ USD trong đó công nghiệp phần mềm chiếm gần 40%. Chính phủ
Singapore đã hỗ trợ phát triển CNTT bằng hai giải pháp đó là kích cầu và thu hút đầu tư nước
ngoài (tập trung vào sản xuất ổ cứng và các thiết bị ngoại vi của máy tính). Singapore nhận
định rằng, do những hạn chế về kỹ thuật, con người và công nghệ, nền sản xuất kinh doanh
CNTT chỉ có thể phát triển nếu lôi kéo được các dự án đầu tư lớn của các công ty xuyên quốc
gia của Mỹ.
6. Thị trường
Ấn Độ là điểm thu hút nguồn lực công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, chiếm khoảng
67% thị trường, 124-130 tỷ USD của thế giới. Số lao động trong ngành công nghiệp này
khoảng 10 triệu người năm 2015. Lợi thế của Ấn Độ là cung cấp các dịch vụ với giá cả cạnh
tranh trong ngành công nghệ thông tin, nguồn lao động rẻ hơn 3-4 lần so với Mỹ, qua đó Ấn Độ

giữ vững vai trò đầu tàu của USP (Unique selling proposition) trong thị trường tìm kiếm nguồn
cung toàn cầu. Hơn thế, Ấn Độ đang dần trở thành trung tâm công nghệ thông tin với những
hãng IT toàn cầu và sự thiết lập các trung tâm IT kiểu mới.
Ngành công nghệ thông tin cũng đã đáp ứng những yêu cầu đáng kể trong lĩnh vực giáo
dục của quốc gia này, đặc biệt là đối với khoa học nói chung và khoa học máy tính nói riêng.
Ngành công nghiệp IT và ITES của Ấn Độ được chia làm 4 lĩnh vực chính: Dịch vụ công nghệ
thông tin, quản lý quy trình doanh nghiệp (BPM), các sản phẩm phần mềm và dịch vụ kỹ thuật,
phần cứng.


Ngành công nghệ thông tin quản lý quy trình doanh nghiệp (IT-BPM) ở Ấn Độ đã tăng
trưởng với tốc độ 15%/năm từ 2010, đến 2015 cao hơn 3-4 lần so với trung bình ngành IT-BPM
toàn cầu và theo dự báo tới năm 2020, ngành này sẽ tăng trưởng thêm 9,5% với 300 tỷ USD.
Về quy mô thị trường, ngành công nghệ thông tin Ấn Độ dự kiến tăng 11% mỗi năm và
doanh thu hàng năm sẽ tăng gấp 3 vào năm 2025, đạt 350 tỷ USD (theo Hiệp hội NASSCOM).
Ấn Độ là bệ phóng thứ tư thế giới cho các doanh nghiệp mới và là cái nôi cho hơn 3100
doanh nghiệp công nghệ trong giai đoan khởi đầu, dự kiến sẽ tăng lên 11500 vào năm 2020.
Ngành kinh tế internet của Ấn Độ dự kiến sẽ chạm 10 nghìn tỷ Rs (151,6 tỷ USD) vào
năm 2018, chiếm 5% GDP nước này, theo báo cáo của Tập đoàn Tư vấn Boston (BGG) và Hiệp
hội Internet và Mobile của Ấn Độ (IAMAI). Trong khi đó, lượng người dùng các tiện ích xã hội
đã tăng đến 143 triệu vào tháng 4 năm 2015 và lượng tiêu thụ điện thoại thông minh đã lên tới
160 triệu USD.
Các doanh nghiệp mới của Ấn Độ nhận được nguồn tài trợ trị giá 5 tỷ USD vào cuối
năm 2015, tăng 125% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, các giao dịch cổ phần tư nhân
(PE) sẽ tăng số lượng các vụ mua bán và sáp nhập (M&A), đặc biệt trong thương mại điện tử.
Hầu hết các công ty lớn tìm kiếm sự hợp tác tập trung vào những đối tác lớn hơn, nhưng
theo một báo cáo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có nhiều cơ hội hợp tác và thu được lợi
nhuận khoảng 11,6 tỷ USD trong năm 2015, dự kiến tăng lên 25,8 tỷ USD năm 2020. Hơn nữa,
Ấn Độ có gần 51 triệu doanh nghiệp như thế, trong đó, 12 triệu doanh nghiệp công nghệ có ảnh
hưởng lớn và sẽ cho ra mắt những sản phẩm công nghệ thông tin thế hệ mới.

Chính phủ Ấn Độ trong năm 2015 đã thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu
phần cứng: các công ty được vay vốn dễ dàng và ngày một đơn giản hóa; linh kiện nhập khẩu
vào Ấn Độ để phục vụ cho sản xuất phần cứng được miễn hoàn toàn thuế tiêu thụ đặc biệt,
không áp dụng thuế dịch vụ với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin. Thêm vào đó,
chính phủ còn tích cực hỗ trợ công tác vận động hành lang để tạo nhiều cơ hội tiếp cận những
thị trường lớn hơn để các chuyên gia phần mềm của Ấn Độ thông qua các cuộc đàm phán song
phương với các nước EU, Mỹ, Nhật Bản,… Đó là những lý do giúp Ấn Độ trở thành nơi được
hơn 2000 công ty đa quốc gia và nhiều tập đoàn lớn lựa chọn để đặt trụ sở.
Gia công phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Ấn Độ đã tăng trưởng khá nhanh.
Doanh thu của ngành công nghiệp này đã tăng từ mức 10,2 tỷ USD năm 2001 lên đến 101,1 tỷ
USD vào năm 2012, trong đó xuất khẩu 69 tỷ USD (chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu của cả
nước), và 32,1 tỷ USD nội địa, với mức tăng hằng năm 20 - 25%.
Về việc đầu tư cho công nghệ thông tin, đó là quan tâm hàng đầu của Ấn Độ và quốc
gia này đang có lợi thế thu hút đầu tư từ các nước lớn, nguồn tài trợ từ FDI với trị giá 18,17 tỷ
USD từ tháng 4 năm 2000 đến tháng 9 năm 2015.
Lợi thế tại thị trường công nghệ thông tin Ấn Độ chính là nguồn nhân lực dồi dào thành
thạo Anh ngữ. Nguồn nhân lực của Ấn Độ không bị hạn chế về ngôn ngữ, do hầu như tất cả các
trường đại học đều đào tạo bằng tiếng Anh. Chính phủ có chính sách phát triển mạnh mẽ nguồn


nhân lực công nghệ thông tin; khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo kỹ sư tin học thực hành
và các khoá học ngắn hạn.
Thị trường CNTT Ấn Độ như một thiên đường nghiên cứu & phát triển R&D cho các
tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Các công viên phần mềm được Chính phủ khuyến khích phát
triển bằng nhiều chính sách, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, hưởng các ưu đãi về
đường truyền viễn thông, miễn giảm thuế, giảm giá thuê đất… Sản xuất hàng điện tử được
miễn giảm thuế, như thuế tiêu thụ đặc biệt giảm còn 8%, thuế doanh thu còn 2%, thuế VAT còn
4% và miễn thuế bù trừ (CVD). Cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin
được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch dài hạn, các công ty nước ngoài được thành lập doanh
nghiệp với 100% vốn nước ngoài và miễn thuế nhập khẩu cho tất cả các thiết bị và sản phẩm

phục vụ sản xuất phần mềm. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp phần mềm lớn trên thế giới
(400 tập đoàn trên tổng số 500 tập đoàn hàng đầu trên thế giới về công nghệ thông tin) đã có
mặt tại Ấn Độ và đều có trung tâm phát triển phần mềm tại đây. Những công ty hàng đầu của
Mỹ và châu Âu như Boeing, Daimler Chrysler, DuPont, General Electric, General Motors,
Intel, IBM, Microsoft, Siemens, Unilever…đã xây dựng hàng loạt các trung tâm nghiên cứu
phát triển (R&D) ở quốc gia này, biến Ấn Độ trở thành một trong những trung tâm R&D lớn
nhất thế giới. Đặc biệt, Bangalore được mệnh danh là “Thung lũng Silicon thứ hai” với sự có
mặt của hơn 200 công ty đa quốc gia. Trung tâm công nghệ này đóng góp 36% tổng sản lượng
công nghiệp phần mềm của Ấn Độ. Nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin nội địa được
"ươm mầm" hình thành và phát triển ra các nước trên thế giới, như Công ty Tata Consultancy
Services (TCS) hiện có mặt ở 70 quốc gia trên thế giới. Khuyến khích, hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ
doanh nghiệp công nghệ thông tin quy mô nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ rất quan tâm đến việc xây dựng quy trình quản lý
chất lượng; quá trình phát triển của công nghiệp phần mềm đi từ mô hình giá thấp và chất
lượng chấp nhận được, đến giá vừa phải và chất lượng cao.
Xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin tập trung vào các dịch vụ gia công cho nước
ngoài chứ không đặt nặng việc phát triển phần mềm đóng gói. Ngoài ra Chính phủ liên bang
quy định các bộ, ngành dành đầu tư khoảng 3% ngân sách cho việc ứng dụng và phát triển
CNTT (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) tạo điều kiện rất thuận lợi cho thị trường công
nghệ phát triển.
Ấn Độ thực hiện chính sách mở cửa nhằm thu hút các công ty CNTT lớn trên thế giới
vào xây dựng cơ sở vật chất tại 07 khu công nghệ cao được phân bố trên khắp cả nước với
nhiều ưu đãi đặc biệt hấp dẫn như miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm; đơn giản
hóa các thủ tục hành chính và có quyền chuyển lợi nhuận về nước; cung cấp đầy đủ cơ sở hạ
tầng…Mặt khác, để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực IT, đặc biệt là vào ngành
công nghệ phần mềm, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng IT
đạt tiêu chuẩn với mạng lưới cáp quang vệ tinh và thông tin di động trên toàn quốc, bảo đảm sự
kết nối thông suốt giữa cơ sở hạ tầng thông tin địa phương với cơ sở hạ tầng quốc gia và cơ sở



hạ tầng thông tin toàn cầu, giúp việc truy cập mạng Internet cũng như các mạng ngoại vi và
mạng nội bộ tốc độ cao.
7. Nhà cung ứng - Nhân lực
Con người là yếu tố chốt trong lĩnh vực CNTT. Ấn Độ khai thác triệt để nguồn nhân lực
có tay nghề nhưng giá rẻ ở trong nước, giúp công ty sản xuất phần mềm Ấn Độ có khả năng
cạnh tranh trên thị trường
Ấn Độ sở hữu một hệ thống các trường đại học tuyệt vời với 05 học viện công nghệ quốc
gia (IIT) được trang bị hiện đại cùng với mạng lưới hơn 1.200 trường đại học và cao đẳng kỹ
thuật nằm rải rác khắp toàn quốc. Do đó, hàng năm Ấn Độ đào tạo được gần 60.000 kỹ sư mà
đa phần là kỹ sư thuộc lĩnh vực CNTT, nhiều nhà khoa học về máy tính của Ấn Độ đã và đang
giữ vị trí lãnh đạo trong các công ty hàng đầu thế giới. Khu vực giáo dục được sử dụng với vai
trò là công cụ để giữ lại người tài. Đồng thời, trong việc thành lập các khóa học và các trường
đại học, tập trung vào lĩnh vực IT để tạo điều kiện phát triển kỹ năng và đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng đối với nhân lực IT ở Ấn Độ. Đây cũng là nguyên nhân chính để Ấn Độ được coi là
kho dự trữ chuyên viên CNTT, nhà khoa học đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ.
Các công ty nội địa trực tiếp đặt hàng với các trường đại học mẫu lập trình viên mà họ
cần trong tương lai. Đồng thời, họ tư vấn trường đại học và dạy nghề soạn thảo lại giáo trình
CNTT cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, bỏ các phần lỗi thời, quá trừu tượng. Bên cạnh
đó, họ cũng không ngừng học hỏi kinh nghiệm của người Ấn Độ ở châu Âu và Mỹ.
Theo số liệu của Brunner, khoảng 70% lãnh đạo các công ty phần mềm lớn ở Ấn Độ là
Ấn kiều tốt nghiệp trường đại học Mỹ và có kinh nghiệm làm việc với nhiều hãng phần mềm
Mỹ. Nhiều nhân viên của họ cũng tốt nghiệp ở nước ngoài, hoặc đã ra nước ngoài công tác. Các
nhà sản xuất phần mềm Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp nước
ngoài, mặc dù bản thân nhiều công ty trong nước ít khi hợp tác với nhau.
Bộ CNTT đã cử các đoàn sang tham quan, học tập cách quản lý của Texas Instruments
và áp dụng vào doanh nghiệp Ấn Độ. Kết quả đã có những bước tiến rõ rệt trong việc giảm
thiểu quan liêu
Chính phủ Ấn Độ thực hiện chương trình CLASS - phổ cập máy tính đến bậc tiểu học
Đào tạo nhân lực phần mềm
Bộ CNTT dành 25 triệu USD trong khoản vay 210 triệu USD dành riêng cho CNTT để

hỗ trợ giảng dạy cho 32 cơ sở đào tạo của các trường đại học và dạy nghề. Trước tiên là nhập
học cụ, giáo trình, mở khoá huấn luyện giảng viên do Ấn kiều và người nước ngoài đến giảng.
Sau đó, cho doanh nghiệp phần mềm vay số tiền còn lại để họ có thể cử nhân viên theo học các
khoá đào tạo nhân lực do những trung tâm đào tạo quốc tế uy tín như MAIT, TCS… tổ chức.
Bộ CNTT còn ký kết hợp đồng với các công ty viễn thông để sử dụng băng thông nhàn rỗi vào
mục đích đào tạo nhân lực phần mềm qua mạng.
Bộ CNTT còn thống nhất dùng phần mềm hỗ trợ giáo trình toán, lý, hoá... Ví dụ, nhờ
phần mềm, giáo trình địa lý Ấn Độ của học sinh cấp II đã rút từ 3 năm xuống còn 1 năm. Dùng


CD-ROM thay cho sách vở cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng thư viện. Ngoài ra,
buổi học còn sinh động và thú vị hơn.
Bộ CNTT mở các điểm huấn luyện CNTT cho người dân, dạy cách thành lập và điều
hành doanh nghiệp, để họ không sợ bị thất nghiệp khi không có ai thuê. Chẳng hạn, bang Tây
Bengal đã thành lập mạng máy tính nông thôn (MIS), cung cấp cho người dân số liệu đất đai,
cách trồng luá, phương pháp vệ sinh phòng bệnh… MIS còn kêu gọi sinh viên CNTT truyền bá
kiến thức cho học sinh ở nông thôn. Ở những nơi phải trang bị nhiều máy tính như trường học,
Bộ CNTT cấp kinh phí cho các trường thuê máy tính ở bên ngoài.
a. Cơ hội
Các nhà đầu tư có thể tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực CNTT dồi dào với trình độ cao
để xây dựng các trung tâm nghiên cứu hoặc các hình thức khác
n. Thách thức
Mặc dù đây là một lợi thế lớn của Ấn Độ nhưng đồng thời nó cũng được xem là một hạn
chế nhất định trong việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này. Bởi hiện nay có rất nhiều công
ty IT lớn trên thế giới như IBM, Accenture và nhiều công ty, tập đoàn khác đầu tư vào Ấn Độ
để tận dụng nguồn nhân lực có tay nghề nhưng giá rẻ tại cường quốc CNTT này. Tuy góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng mặt trái của nó là thu hút một lượng lớn nhân lực do đó
nhu cầu về chuyên gia về lĩnh vực CNTT ngày càng tăng cao sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt lao
động ngày càng trầm trọng. Đây cũng là lý do chính khiến tiền lương trung bình mỗi năm tăng
cao. Số liệu cho thấy, lợi thế chi phí của Ấn Độ so với Mỹ đã giảm từ mức 1:6 xuống còn 1:3.5

trong thời gian gần đây – khi lương công nhân tăng sẽ làm chi phí sản xuất leo thang, từ đó làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi thế về chi phí của Ấn Độ giảm xuống. Mặt khác, khi
chi phí tăng cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bởi những đối thủ có nguồn
lực chi phí thấp hơn như Trung Quốc, Malaysia, Philippines…Thực tế, một số công ty nước
ngoài đã rút hoạt động tại đây do chi phí ngày càng leo thang


PHẦN 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP

I.

Liên doanh

Chính phủ Ấn Độ đặt ra điều kiện tiên quyết cho các nhà đầu tư nước ngoài phải thành
lập liên doanh với các đối tác địa phương sở hữu tối thiểu 49% cổ phần.
Tuy nhiên, năm 2003, chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố mở cửa hoàn toàn thị trường đầy
tiềm năng này cho các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh, với mục đích nhằm hồi sinh nền
kinh tế thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài. Sau động thái này, nhiều công ty nước ngoài
đã mua lại toàn bộ cổ phần để trở thành chủ sở hữu 100%
Năm 2013, Ấn Độ đã thu hút 1,8 tỷ USD vốn liên doanh, theo một báo cáo gần đây của
Ernst & Young - nhiều gấp ba lần mức có được năm 2006. Các nhà đầu tư mạo hiểm đã đầu tư
khoảng 1.26 tỷ USD vào các công ty Ấn Độ chỉ tính riêng trong vòng 6 tháng đầu năm 2014,
theo trang mạng về lĩnh vực khởi nghiệp Your Story. Như vậy vẫn chưa bằng được với Trung
Quốc, đã thu hút 3.5 tỷ USD trong năm 2013. Và Mỹ vẫn tiếp tục hút một lượng lớn đầu tư mạo
hiểm – 33 tỷ USD năm ngoái, cũng theo E&Y (Ernst & Young). Tuy nhiên, các dấu hiệu mạnh
mẽ cho thấy sự tăng trưởng hướng về Ấn Độ, khi ngày càng nhiều trong số 1.2 tỷ công dân truy
cập được mạng trực tuyến. Khoảng một phần tư dân số hiện nay được kết nối, theo hiệp hội
Internet và Di động Ấn Độ. Đất nước này được dự kiến sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường
mạng Internet lớn thứ hai trên thế giới vào tháng này, hiệp hội này cho biết trong một thông cáo
gần đây.



×