Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai xã Phúc Hà thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.13 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THÙY LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI XÃ PHÚC HÀ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THÙY LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI XÃ PHÚC HÀ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Trƣơng Thành Nam

THÁI NGUYÊN – 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên với tên đề tài : “Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về
đất đai xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
Có đƣợc kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
Th.S Trƣơng Thành Nam , giảng viên trƣờng Đại học Nông Lâm. Giáo viên
hƣớng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hƣớng dẫn tận tình
cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng nhƣ các kỹ năng trong khi
viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để em hoàn thành
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên và
theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là ngƣời truyền động lực cho em,
giúp e hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ UBND xã Phúc
Hà đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết cho
để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia
sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết
sức bổ ích cho em sau này khi ra trƣờng. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn
thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn ngƣời dân xã Phúc Hà đã tạo điều kiện cho em
trong thời gian ở địa phƣơng thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong
khoa Quản lý Tài nguyên trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên em trong những lúc khó khăn.
Sinh viên

Lê Thùy Linh



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐGHC

Địa giới hành chính

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QH-KHSDĐ

Quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

CMĐ SDĐ

Chuyển mục đích sử dụng đất


GPMB

Giải phóng mặt bằng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích của các lục địa .............................................................................7
Bảng 2.2: Tỷ lệ đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới ............................7
Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất xã Phúc Hà năm 2014.........................................26
Bảng 4.2: Biến động diện tích đất theo đai giai đoạn 2012– 2014 ...........................28
Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản về lĩnh vực đất đai UBND xã
Phúc Hà tiếp nhận trong giai đoạn 2012-2014 ..........................................................29
Bảng 4.4: Tổng hợp các văn bản UBND xã Phúc Hà đã ban hành
trong giai đoạn 2012- 2014 .......................................................................................31
Bảng 4.5: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính ..............................32
Bảng 4.6: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ thực trạng và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................33
Bảng 4.7: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trƣớc (2000- 2010) ..............34
Bảng 4.8: Chỉ tiêu sử dụng đất phân theo từng năm (2011-2015):Error! Bookmark
not defined.
Bảng 4.9: Tổng hợp các công trình đƣợc xây dựng tại xã
theo Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng chi tiết từ năm 2012 đến năm 2014 ..............36
Bảng 4.10 Kết quả thu hồi đất xã Phúc Hà giai đoạn 2012- 2014 ............................38
Bảng 4.11: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất xã Phúc Hà từ năm 2012 – 2014 ...... 39
Bảng 4.12: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính ....................................................41
Bảng 4.13. Kết quả cấp GCNQSD đất giai đoạn 2012 - 2014. .................................41
Bảng 4.14: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai (tính đến 1/1/2014) ...........43
Bảng 4.15: Kết quả thu ngân sách xã từ đất năm 2014 .............................................45
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời

sử dụng đất năm 2012 - 2014 ......................................................................................46
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra theo dõi việc
quản lý và sử dụng đất đai xã Phúc Hà giai đoạn 2012 – 2014 ................................47
Bảng 4.18: Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
các vi phạm về đất đai giai đoạn 2012 – 2014 ..........................................................48



MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu của đề tài ..............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa đề tài .......................................................................................................3
PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về đất đai .........................................................................................4
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất .......................................................4
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc ........................................................................5
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................5
2.3. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................6
2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới ...................................................................6
2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ .....................8
2.4.3. Sơ lƣợc tình hình quản lý đất đai của tỉnh Thái Nguyên ................................15
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................16
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................16
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................16

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................16
3.2.1. Địa điểm thực thiện .........................................................................................16
3.2.2. Thời gian tiến hành .........................................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phúc Hà .............................................16
3.3.2. Thực trạng sử dụng đất và biến động đất đai xã Phúc Hà ..............................16
3.3.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai xã Phúc Hà ........................17


3.3.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai xã Phúc Hà .....................................................17
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................17
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu: .........................................................................17
3.4.2. Phƣơng pháp thống kê và xử lý các số liệu.....................................................20
3.4.3. Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dƣới Luật....................................18
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................19
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Phúc Hà .................................................19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Phúc Hà .......................................................................19
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Hà ..........................................22
4.1.3. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Hà .................25
4.2. Thực trạng sử dụng đất xã Phúc hà năm 2014 ...................................................26
4.2.1. Thực trạng sử dụng đất....................................................................................26
4.2.2. Biến động đất đai xã Phúc Hà giai đoạn 2012 - 2014 .....................................27
4.2.2. Biến động đất đai xã Phúc Hà giai đoạn 2012 - 2014 .....................................28
4.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai xã Phúc Hà
giai đoạn 2012 – 2014 ...............................................................................................29
4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó .............................................................29
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính ............................................................................31

4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính,
bản đồ thực trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạc sử dụng đất ...................................32
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......................................................33
4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ..... 37
4.3.6.Quản lý việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất. ...........................40
4.3.7.Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ................40
4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ...............................................................................42
4.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ...............................................................45


4.3.10. Quản lý tài chính về đất đai...........................................................................45
4.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất .....46
4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các
quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai .................47
4.3.13. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ...........................................................48
4.3.14. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.........................................................49
4.3.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai .....................................................49
4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai xã phúc hà ............................................49
4.4.1. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai....................................49
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai ......................................................................................50
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................51
5.1. Kết luận ..............................................................................................................51
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53



1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng,… Đối với nƣớc ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá
và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao,
trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng và nhà
nƣớc ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên đất đai.
Trƣớc yêu cầu bức thiết đó Nhà nƣớc đã sớm ra các văn bản pháp luật quy
định quản lý và sử dụng đất đai nhƣ: Hiến pháp năm 1992 nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, luật đất đai 2013,
nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật đất đai, nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính
phủ quy định về giá đất nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ
quy định về thu tiền sử dụng đất…
Để giải quyết đƣợc các vấn đề về đất đai ngoài việc triển khai thực hiện tích
cực các văn bản pháp luật của nhà nƣớc nói chung và của ngành địa chính nói riêng,
thì chúng ta phải tăng cƣờng điều tra, rà soát tình hình quản lý và sử dụng đất, dánh
giá các mặt làm đƣợc và chƣa làm đƣợc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm tìm ra
những giải pháp để việc quản lý và sử dụng đất đƣợc tiến hành hợp lý, sác thực và
chính xác hơn. Việc đánh giá đúng thực trạng quản lý,sử dụng đất và tiềm năng đất
đai là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất góp phần

phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.


2
Xã Phúc Hà nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên. Với tổng diện tích
đất tự nhiên là 648,67 ha, xã có điều kiện địa lý đất đai thuận lợi để phát triển sản
xuất nông- lâm nghiệp, công ngiệp, thƣơng mại và dịch vụ. Với những lợi thế đó
Đảng ủy, chính quyền địa phƣơng đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên đồng thời triển
khai đƣa Nghị quyết của Đảng vào triển khai và đạt đƣợc kết quả khả quan. Cùng
với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc nhu cầu về sử dụng đất ngày
càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn, gây áp lực
cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa phƣơng. Do đó để quản lý sử dụng
triệt để, hiệu quả nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải quản lý sử dụng đất một cách
chặt chẽ, chính xác và hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu Trƣờng Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Quản Lý Tài Nguyên, dƣới sự hƣớng
dẫn của thầy giáo Th.s Trƣơng Thành Nam tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác Quản lý nhà nước về đất đai xã Phúc Hà, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai giai đoạn 20122014 tại xã Phúc Hà.
- Làm rõ những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại trong công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai.
- Phân tích những nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp giúp cho công tác
quản lý đất đai ngày càng khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm đƣợc điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phƣơng.
- Nắm đƣợc thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã.

- Đánh giá đƣợc những nội dung đã thực hiện hiệu quả và những nội dung
quản lý còn yếu kém.


3
- Đƣa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản
lý nhà nƣớc về đất đai.
1.3. Ý nghĩa đề tài
- Củng cố những kiến thức đã học và bƣớc đầu làm quen với công tác quản
lý nhà nƣớc về đất đai ngoài thực tế.
- Tăng cƣờng hơn nữa trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về
đất đai trong Luật đất đai.
- Tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ dân trong toàn xã quyền, lợi ích và nghĩa
vụ trong Luật đất đai.
- Trang bị thêm kiến thức và giúp các nhà quản lý thấy đƣợc những mặt mạnh
và mặt hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng.


4
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về đất đai
“Đất đai” về mặt thuật ngữ khoa học đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhƣ sau:
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành
của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhƣỡng, dạng địa hình, mặt nƣớc (hồ, sông, suối, đầm lầy…), các lớp trầm tích sát
bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và
động vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá
khứ và hiện tại để lại (sau nền, hồ chứa nƣớc hay hệ thống tiêu thoát nƣớc, đƣờng

xá, nhà cửa,…)”.
Nhƣ vậy, “đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích mặt nƣớc, tài nguyên nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều
nằm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn, thảm
thực vật cùng với các ngành khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối
với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc sống của xã hội loài ngƣời.
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con ngƣời: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối
với đất nông nghiệp thì con ngƣời có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm
tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng nhƣ: địa hình, thổ nhƣỡng, ánh sáng, lƣợng mƣa…Do đó chúng ta phải xem
xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế,… Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối
với việc sử dụng đất bởi vì phƣơng hƣớng sử dụng đất thƣờng đƣợc quyết định


5
bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trƣờng.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử
dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt động
sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối
với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý,
hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
2.1.3. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự

hoá nó và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc
sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của
con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà
nƣớc, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nƣớc
đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển
các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung
ƣơng xuống Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phƣơng tiến hành.
Quản lý nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nƣớc đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại
quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng
đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. (TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007) [2].
2.2. Cơ sở pháp lý
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dƣới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003.


6

- Hiến pháp 1992.
- Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai đƣợc ban hành
ngày 29 tháng 10 năm 2004.

- Thông tƣ 29 về hƣớng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01
tháng 11 năm 2004.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15 tháng 07
năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003.
- Luật đất đai 2013 đƣợc quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu
tiền sử dụng đất
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi
nhà nƣớc thu hồi đất
- Thông tƣ 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính
- Thông tƣ 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính
- Thông tƣ 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hƣớng dẫn
Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tƣ 77/2014/TT- BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn
Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền
thuê đất, thuê mặt nƣớc
- Thông tƣ 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã qua các năm.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên thế giới
Theo số liệu điều tra của Liên hợp quốc năm 2007 thì tổng diện tích bề mặt
trái đất là 510.065.284 km2, trong đó có tới 361.126.221 km2 (bằng 70.8%) là biển
và đại dƣơng, chỉ có 148.939.063 km2 (bằng 29.2%) là đất liền và các hải đảo.


7

Bảng 2.1: Diện tích của các lục địa
Diện tích (Km2)

Đại lục
Châu Á

43.998.920

Châu Phi

29.800.540

Bắc Mỹ

24.320.100

Nam Mỹ

17.599.050

Châu Âu

9.699.550

Châu Úc

7.687.120

Châu Nam Cực


14.245.000

(Nguồn: Theo số liệu điều tra của Liên hợp quốc năm 2007)
Đất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỷ lệ giữa đất nông nghiệp
so với đất tự nhiên trên các lục địa theo bảng sau:
Bảng 2.2: Tỷ lệ đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới
Đất tự nhiên

Đất nông nghiệp

Châu Á

29,5%

35%

Châu Mỹ

28,2%

26%

Châu Phi

20%

20%

Châu Âu


6,5%

13%

Châu Đại Dƣơng

15,8%

6%

Các châu lục

(Nguồn: Theo số liệu điều tra của Liên hợp quốc năm 2007)
Nhƣ vậy trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp ngày càng
giảm dần, các loại đất khác nhau cũng phân bố không đều trong khi đó dân số ngày
càng tăng. Vì vậy, để có đủ lƣơng thực và thực phẩm cung cấp cho nhân loại trong
tƣơng lai thì đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chính sách quản lý đất đai phù hợp.


8
Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai hệ thống quản lý đất đai theo hồ sơ: Hệ
thống địa bạ (Desd System) và hệ thống bằng khoán (Title System). Hệ thống địa bạ
đã đƣợc sử dụng từ lâu bao gồm các sổ sách địa chính, mô tả thửa đất theo biểu, sơ
đồ và các giấy tờ pháp lý khác dựa trên cơ sở khế ƣớc, văn tự đƣợc pháp luật thừa
nhận. Khi các mối quan hệ đất đai trở lên phức tạp hơn, ngƣời ta sử dụng hệ thống
hồ sơ hiện đại gọi là hệ thống bằng khoán bao gồm: Bản đồ địa chính, hồ sơ đăng
ký đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn
thì hệ thống này giúp chính quyền các cấp quản lý cụ thể hơn, chặt chẽ hơn và
thống nhất hơn.
Cho đến ngày nay, một số nƣớc vẫn dùng hệ thống địa bạ, một số nƣớc thì

chuyển sang kiểu quản lý theo kiểu bằng khoán, có những nƣớc sử dụng cả hai loại hệ
thống hồ sơ quản lý theo giá trị từng loại đất (địa bạ sử dụng cho các loại đất có giá trị
kinh tế thấp, còn bằng khoán sử dụng cho các loại đất có giá trị kinh tế cao hơn).
2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời kỳ
2.3.2.1. Thời kỳ trước khi có Luật đất đai 2013
Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nƣớc nào cũng có một quỹ đất nhất định đƣợc
giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng. Bất kỳ một nhà nƣớc nào,
chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất. Đất đai là vấn đề sống còn
của mỗi quốc gia vì vậy nhà nƣớc muốn tồn tại và phát triển thì phải quản chặt nắm
chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ chính trị
khác nhau đều có chính sách quản lý đất đai đặc trƣng cho thời kỳ lịch sử đó.
Ở chế độ nô lệ thì ở nƣớc ta dƣới triều đại Hùng Vƣơng kéo dài hàng nghìn
năm, xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy ruộng đất
đang chuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô. Các chủ nô nắm quyền
quản lý đất đai và cả nô lệ.
Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng lớp
thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê hoặc mƣớn
ruộng đất để sản xuất.
Đối với chế độ thực dân phong kiến, kể từ khi đến xâm lƣợc nƣớc ta thực
dân Pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nƣớc Pháp. Công
nhận quyền sở hữu tƣ nhân tuyệt đối về đất đai. Ngay sau khi tới Việt Nam,


9
Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo toạ độ và lập sổ địa bạ mới nhằm mục
đích thu thuế nông nghiệp triệt để. Công trình lập bản đồ địa chính kết thúc
năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925 tại Bắc Bộ và đến năm 1945 chƣa hoàn thành
ở Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và ngƣời cày có ruộng, năm 1946 hiến pháp đầu

tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của Nhà nƣớc trong việc quản lý và sử dụng
đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ƣơng Đảng thông
qua cƣơng lĩnh ruộng đất và quyết định cải cách ruộng đất: tịch thu, trƣng mua, trƣng
thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo. Đến khoảng năm 1956 đã hoàn
thành cải cách ruộng đất. Nhƣ vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho nông
dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công tác này gặp phải
những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn đói hoành hành, đất đai bị
hoang hoá.
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn, Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị 354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, ngƣời dân làm ăn theo
công điểm. Nhƣng hiệu quả không cao, nông sản làm ra không đủ ăn, đời sống
của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình trạng trên Nhà nƣớc đã ban
hành Nghị quyết khoán mƣời (nghị quyết 10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra
đời đó kích thích tính chủ động sáng tạo của ngƣời dân, ngƣời dân hăng hái tham
gia sản xuất.
Ngày 31/12/1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp 1959 đã xác định 4 hình
thức sở hữu đất đai là: sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tập thể, sở hữu của ngƣời lao động
riêng lẻ, sở hữu của nhà tƣ sản dân tộc (Điều 11).
Hiến pháp năm 1980 ra đời đã quy định: Nhà nƣớc là chủ sở hữu toàn bộ đất
đai, đất đai do Nhà nƣớc thống nhất quản lý.
Năm 1987 Luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bƣớc ngoặc mới cho công tác
quản lý và sử dụng đất ở nƣớc ta. Tiếp theo đó là các Thông tƣ, Nghị định của các
Bộ ban hành nhằm điều chỉnh, hƣớng dẫn những chính sách đất đai của Nhà nƣớc
Đến năm 1992 Luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới.


10
Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp quốc hội
khoá IX ngày 14/07/1993 Luật đất đai, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp đƣợc

thông qua. Sau đó liên tục các văn bản của Chính phủ và các Bộ ngành ra đời nhằm
triển khai luật này: Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 về đất nông nghiệp, Nghị
định 88/CP ngày 17/08/1994 về đất đô thị, Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về đất
lâm nghiệp.
Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã tiếp tục
khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý” thể
hiện đƣờng lối nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta trong công tác quản lý đất đai.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng làm phát sinh nhiều vấn đề mà Luật
đất đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế nó liên tục đƣợc sửa đổi bổ sung nhƣ Luật
sửa đổi bổ sung đƣợc ban hành ngày 02/12/1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều
ban hành 01/10/2001 nhằm quy định khung giá đất.
Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2004 tiếp tục bổ
sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên
sau gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai 2003, những thành tựu mà Luật đem lại cho
ngƣời dân không hề nhỏ, nhƣng cũng để lại nhiều bất cập đòi hỏi phải có giải pháp
khắc phục tổng thể
Ngày 29/11/2013 Luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 01/07/2014 tiếp tục
sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng trong thời đại mới, hàng loạt các văn
bản hƣớng dẫn thi hành luật kèm theo đó thực sự đƣa công tác quản lý và sử dụng
đất đi vào nề nếp ổn định.
2.3.2.2. Từ khi thực hiện Luật đất đai 2003 đến nửa đầu năm 2014 và khi thực hiện
Luật đất đai 2013 đến nay
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nƣớc ta đang trên đà phát triển mạnh
mẽ cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới đã đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc có tốc độ
tăng trƣởng kinh tế cao. Trong đó công tác quản lý về đất đai đã đáp ứng phần lớn
yêu cầu của đất nƣớc và đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ.
Nƣớc ta có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.105,1 nghìn ha
+ Vùng núi Trung du và Bắc bộ là 9.534,6 nghìn ha, chiếm 28,8% diện tích
cả nƣớc.



11
+ Vùng đồng bằng sông Hồng là 1.478,8 nghìn ha, chiếm 4,5% diện tích cả nƣớc.
+ Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 9.589 nghìn ha, chiếm
29% diện tích cả nƣớc.
+ Vùng Tây Nguyên là 5.464,03 nghìn ha, chiếm 16,5% diện tích cả nƣớc.
+ Vùng Đông Nam Bộ là 2.360,55 nghìn ha, chiếm 7,1% diện tích cả nƣớc.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long là 4.060,23 nghìn ha, chiếm 12,3% diện
tích cả nƣớc.
Diện tích đất đã đƣợc khai thác và sử dụng vào mục đích nông – lâm nghiệp,
chuyên dùng, đất ở khoảng 24.134,9 nghìn ha, chiếm 72,9% tổng diện tích tự nhiên
cả nƣớc.
Tuy Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý nhà nƣớc về
đất đai song công tác này vẫn diễn ra một cách chậm chạp, có nhiều thiếu sót, hạn
chế đến công tác quản lý và bất cập trong công tác ban hành văn bản luật.
Từ khi có Luật đất đai năm 2003 đƣợc ban hành rộng khắp cả nƣớc và có sự
đầu tƣ quy hoạch của Nhà nƣớc thì đất đai trở nên có giá và đã có thời kỳ đất đai trở
thành hàng hóa trong nền kinh tế thị trƣờng bất động sản. Sau một năm thi hành
Luật đất đai năm 2003, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tƣớng Chính phủ tại Chỉ thị số
05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 về việc triển khai thi hành Luật đất đai năm
2003, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã rà soát, kiểm tra công tác quản lý nhà nƣớc
về đất đai trong phạm vi cả nƣớc tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, 160
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, 159 xã, phƣờng, thị trấn,… Hầu hết
UBND cấp tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, có kế hoạch triển khai cụ thể các văn bản
quy phạm về đất đai nhƣ: Về giá đất, về bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ, hạn mức
giao đất ở, về hạn mức công nhận đất ở có vƣờn ao, về thủ tục hành chính trong
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Công tác phổ biến, giáo dục về pháp luật đất đai có nhiều tiến bộ, đã tổ chức
đƣợc nhiều đợt tập huấn Luật đất đai. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về đất đai từng
bƣớc đƣợc kiện toàn.

Luật đất đai 2013 đƣợc ban hành vào ngày 29/11/2013 và có hiệu lực ngày
1/7/2014 giải quyết các bất cập, hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, bổ


12
sung một số điều, khoản, cùng hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật thực
sự đƣa công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp ổn định.
* Về công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai chính xác, hiệu quả, kịp thời là công việc quan trọng của cơ quản lý
nhà nƣớc về đất đai ở Trung ƣơng. Khi Luật đất đai năm 2003 đƣợc Quốc hội khóa
XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004, đƣợc áp
dụng vào thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai chính phủ đã ban hành
nhiều Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật này nhƣ: Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về hƣớng dẫn thi hành luật Đất
Đai 2003; Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Chỉ thị 02/CT-BTNMT ngày 19/11/2007
về việc tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003;…
Khi luật đất đai 2013 đƣợc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày
29-11-2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2014.Để Luật đất đai 2013 thực sự
có hiệu quả đi vào đời sống, Chích phủ đã ban hành kịp thời, thƣờng xuyên nhiều
Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành luật này nhƣ: Nghị định 43/2014/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, Nghị định 44/2014/NĐCP quy định về giá đất…..
* Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Đến nay, tất cả các địa phƣơng đã hoàn thành việc cắm mốc địa giới hành
chính và lập bản đồ hành chính, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền
giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia đƣợc thực
hiện theo đúng kế hoạch. Đây là những kết quả nỗ lực hết mình của Đảng và Nhà
nƣớc ta trong việc đàm phán, phân chia ranh giới đất liền giữa ba nƣớc có biên giới

chung. Cụ thể là:
+ Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc bắt đầu từ ngã ba biên
giới giữa ba nƣớc Việt Nam, Trung Quốc, Lào đến điểm số 1 nằm giữa sông Bắc
Luân trên đƣờng phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc. Theo


13
đó, tổng chiều dài đƣờng biên giới trên đất liền là 1.065,652 km, đƣờng biên giới
sông suối là 83,914 km. Trên biên giới có 1.378 vị trí mốc giới chính, 402 vị trí mốc
giới phụ. Hai bên đã cắm tổng cộng 1.970 cột mốc (không kể cột mốc ngã ba biên
giới) bao gồm: 1.627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Riêng đoạn
biên giới qua địa phận tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) bắt
đầu từ mốc giới số 84 đến mốc giới số 172, với tổng cộng 127 cột mốc. Trong đó,
có 58 cột mốc đơn, 50 cột mốc đôi cùng số, 15 cột mốc ba cùng số, 4 cột mốc phụ
và tổng chiều dài trên 185,079 km (phần biên giới theo sông suối là 127,549 km,
phần biên giới trên đất liền là 57,530 km).
+ Ngày 10/10/2007 Việt Nam và Campuchia đã thống nhất kế hoạch triển
khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Hai bên đã cắm 314 mốc gồm ba
loại mốc: Đại, trung và mốc ngập lụt tại 10 tỉnh biên giới, trong đó có hai mốc đặc
biệt ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia và mốc 314 ở điểm cuối
cùng của đƣờng biên giới Việt Nam – Campuchia tại bờ biển Kiên Giang (Việt
Nam) và Kampôt (Campuchia). Toàn bộ công tác phân giới cắm mốc kể cả việc xây
dựng bản đồ đƣờng biên giới mới hoàn tất các thủ tục pháp lý và ký Nghị định thƣ
biên giới sẽ đƣợc hoàn tất vào năm 2012.
* Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính
Trƣớc những đòi hỏi của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, ngành Đo đạc
và Bản đồ luôn cố gắng để đạt những kết quả cao nhất. Đến năm 2007, “Cục Đo đạc
và Bản đồ đã hoàn thành bộ bản đồ Địa chính bằng ảnh hàng không tỷ lệ 1/10000
của 10/17 tỉnh trong dự án: Lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không cho 9 tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ và 8 tỉnh vùng núi phía Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung

Bộ làm cơ sở pháp lý giao đất, giao rừng và cấp GCNQSD đất cho nhân dân”.
* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thƣờng xuyên theo dõi tình hình lập QH–
KHSDĐ của các địa phƣơng; tổ chức các đợt kiểm tra hàng năm để đôn đốc, hƣớng
dẫn việc lập QH–KHSDĐ nói chung và QH–KHSDĐ chi tiết cấp xã nói riêng.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua đã thực sự trở thành
công cụ pháp lý cho việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành


14

phố Thái Nguyên nói chung và xã Phúc Hà nói riêng, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố và của xã
* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cùng với các quy định của Luật đất đai năm 2003, luật đất đai 2013 các văn
bản quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai có những bƣớc cải cách
quan trọng về thủ tục và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận. Đặc biệt, từ khi bộ phận
một cửa – bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động rộng
rãi tại các cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng thì công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai có nhiều chuyển biến lớn. Do vậy, tốc độ cấp giấy chứng nhận đƣợc
đẩy nhanh hơn trong những năm gần đây.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có kế hoạch hƣớng dẫn việc thống
kê đất đai tới các địa phƣơng và đƣợc triển khai thực hiện vào ngày 01/01 hàng
năm. Ngày 17/12/2007 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Chỉ thị số 31/CT-TTg
về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao
đất, cho thuê đất. Qua đợt kiểm kê này nhằm xác định rõ diện tích đất mà các tổ
chức đang quản lý, sử dụng; diện tích đất lấn chiếm, diện tích đất sử dụng sai mục
đích;… Đây là cơ sở quan trọng để Nhà nƣớc xem xét việc sẽ thu hồi hay tiếp tục
giao, cho thuê đất.

* Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất
Tính từ năm 2012 đến hết năm 2014 ở nƣớc ta đã diễn ra nhiều sự kiện chính
trị quan trọng. Do đó , việc khiếu nại tố cáo ngoài tình hình nhƣ các năm trƣớc còn
có những đặc thù nhất định. Năm 2014, số lƣợt công dân đến các cơ quan hành
chính Nhà nƣớc để phản ánh, khiếu nại, tố cáo tăng 3,2% so với năm 2013, số đoàn
đông ngƣời tăng 8,8%; số đơn thƣ khiếu nại, tố cáo giảm 7,4%; số vụ việc khiếu
nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nƣớc giảm 2,6%
Phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông ngƣời, phức tạp là những vụ việc
phát sinh từ những năm trƣớc, chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Đáng chú ý, thống kê


15
trên địa bàn cả nƣớc, khiếu nại, tố cáo về đất đai thƣờng chiếm gần 70% số đơn
khiếu nại, tố cáo các cơ quan hành chính nhận đƣợc; riêng Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng đơn khiếu nại tố cáo về đất đai chiếm đến 98% số lƣợng đơn thƣ nhận đƣợc
hàng năm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng khiếu nại, tố cáo hiện nay là do cơ chế,
chính sách pháp luật tuy đã từng bƣớc hoàn thiện nhƣng còn có những điểm bất cập,
nhất là các quy định về đất đai và một số quy định về nhà ở, về bồi thƣờng, khiếu
nại, tố cáo…..
Nhìn chung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đƣợc nhiều cấp ngành, địa
phƣơng quan tâm và chỉ đạo thực hiện nên đã tạo đƣợc những chuyển biến tích cực.
Công tác xử lý đơn thƣ có nhiều đổi mới, từng bƣớc ứng dụng công nghệ thông tin
vào xử lý đơn thƣ nhằm hạn chế việc trùng lặp trong quá trình xử lý
2.4.3. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của tỉnh Thái Nguyên
Trong thời gian qua, nhìn chung công tác quản lý về đất đai trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đã thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
đã tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác này:
- Quyết định số 51/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về ký quỹ bảo đảm

thực hiện các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái nguyên
- Nghị định 102/2014/NĐ-CP V/v xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai
- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về khung giá đất.
- Quyết định số 43/2014/QĐ –UBND V/v ban hành Quy định về trình tự thủ
tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
- Nghị định số 188/2013/NĐ-CP V/v Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
- Thông tƣ số 47/2013/TT-BNNPTNT V/v Hƣớng dẫn việc chuyển đổi từ
trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
- Quyết định số Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai giúp cho công tác quản lý
nhà nƣớc ngày càng chặt chẽ, sử dụng đất ngày càng tôt hơn, tiết kiệm, hiệu quả,….


16

PHẦN III
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn xã Phúc Hà,
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong quản lý nhà nƣớc về đất đai trong giai đoạn
2012- 2014
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm thực thiện
- Xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Thực hiện từ 05/01/2015 đến 05/04/2015.

3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phúc Hà
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Phúc hà
- Vị trí địa lý.
- Địa hình.
- Khí hậu.
- Thủy văn.
- Các nguồn tài nguyên.
3.3.1.2. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên xã Phúc Hà
3.3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Hà
- Thực trạng phát triển kinh tế. cơ sở hạ tầng.
- Dân số - lao động và việc làm.
3.3.1.4. Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Phúc Hà
3.3.2. Thực trạng sử dụng đất và biến động đất đai xã Phúc Hà
- Thực trạng sử dụng đất xã Phúc Hà năm 2014.
- Biến động đất đai xã Phúc Hà giai đoạn 2012 - 2014.


×