Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện hưng hà tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.67 KB, 73 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, văn minh, quốc phòng. Trải qua
nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo
vệ vốn đất như ngày nay. Đất đai là tài ngun có hạn về số lượng, có vị trí
cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn
chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên
quý giá này một cách hợp lý khơng những có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chinh trị và phát
triển xã hội.
Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào.
Ngay từ khi lồi người biết đến chăn ni, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất
đai khơng cịn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ
của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị... Khi xã hội càng phát
triển thì giá đất (giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí
quan trọng như Mác đã khẳng định: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra
của cải vật chất”. Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của
mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai đảm bảo việc sử
dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.
Huyện Hưng Hà đã và đang phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý khi
kết nối với các địa bàn lân cận. Huyện đã và đang có những bước tiến mạnh
mẽ trong phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động sản xuất đang chuyển trọng tâm
từ nông nghiệp sang thương mại và dịch vụ. Sự chuyển dịch này đã mang đến
nhiều khó khăn, thách thức cho cơng tác quản lý nhà nước về đất đai.
Từ thực tế trên cũng như nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác


quản lý về đất đai đồng thời được sự phân công của khoa Quản lý đất đai
cùng sự hướng dẫn của cô giáo Bùi Thị Then-khoa Quản lý đất đai.Tôi tiến

SVTH: Đào Thị Thu Hà

1

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

hành nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình”
2. Mục đích, u cầu
2.1. Mục đích:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và
pháp luật đất đai.
- Tìm hiểu cơng tác QLNN về đất đai của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác QLNN về đất đai tại huyện
và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất
của huyện Hưng Hà trong thời gian tới.
2.2. Yêu cầu:
- Số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản lý và sử
dụng đất đai của huyện, phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan
đúng pháp luật.
- Những kiến nghị đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng của
huyện.


SVTH: Đào Thị Thu Hà

2

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học.
1.1.1.

Khái niệm và vai trò của đất đai.

Đất đai là tặng vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con người tạo
ra. Đất đai không tự sinh ra và cũng khơng tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hố
từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác nhằm phục vụ nhu cầu
thiết yếu của con người.
Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai. Tất cả các cuộc
chiến tranh trên Thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có
liên quan đến đất đai bởi đất đai là yếu tố cấu thành lên mỗi quốc gia, là điều
kiện không thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế.
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của mơi trường sống, có đất đai
mới có các hoạt động sống diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
sinh thái của con người và các sinh vật trên trái đất.
Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn sản xuất của con người. Trong cơng

nghiệp, đất đai có vai trị là nền tảng, cơ sở, địa điểm để tiến hành các thao tác,
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất
đai có vai trị đặc biệt, khơng những là địa điểm thực hiện q trình sản xuất
mà nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử dụng.
Trong mọi nền kinh tế – xã hội thì lao động, tài chính, đất đai và các nguồn
tài nguyên là ba nguồn lực đầu vào của sản xuất. Ba nguồn lực này phối hợp
với nhau, tương tác lẫn nhau, chuyển đổi qua lại để tạo nên một cơ cấu đầu
vào hợp lý, quyết định tính hiệu quả trong phát triển kinh tế. Ngày nay, đất
đai trở thành nguồn nội lực quan trọng, nguồn vốn to lớn của mọi quốc gia.
Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thế
được nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trị của nó dưới những tác động
tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát
huy tác dụng nếu con người sử dụng đất một cách tùy tiện. Dù trong thực tế,
mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của

SVTH: Đào Thị Thu Hà

3

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

đất đai và hồn cảnh lịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục
tiêu bảo đảm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập
quyền bình đẳng về hưởng dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế – xã hội.
Với vai trị hết sức quan trọng, đất đai được nhìn nhận dưới nhiều góc độ

khác nhau, có những đặc trưng riêng khơng giống những vật thể khác. Bởi
đất đai có những đặc trưng:


Có nguồn cung giới hạn trong khi số lượng người và của cải do con người

tạo ra ngày càng tăng. Như vậy, có thể so sánh tương đối thì nguồn cung về đất
đai ngày càng hạn hẹp trong khi giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng.


Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau

trong xã hội, người có quyền đối với đất khơng thể cất giấu được cho riêng
mình, khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc chung của xã hội.


Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong q trình sử

dụng. Do đó, khả năng sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng,
khai thác của con người. Do đó, đất đai trở thành mối quan tâm hàng đầu của
mỗi quốc gia.
1.1.2.

Quan niệm cơ bản của Đảng và Nhà Nước về đất đai.

1.1.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến năm 1945
Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và bè
lũ bọn vua quan thối nát, đất nước ta chìm trong màn đêm nơ lệ, đời sống của
nhân dân ta vô cùng cơ cực. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Đảng ta ra đời, mặc dù
hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, song Đảng ta đã đề ra những

đường lối cách mạng vơ cùng sáng suốt trong đó có chủ trương và chính sách
về ruộng đất hết sức kịp thời. Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu “ Tịch thu ruộng
đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất cho
trung và bần nông”. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cách mạng ruộng đất
được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn liền với cơng cuộc
giải phóng dân tộc.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

4

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi, chúng ta có thể nói là
chủ trương đường lối ruộng đất đúng đắn của Đảng đã trở thành vũ khí, sức
mạnh sắc bén góp phần đắc lực đưa cách mạng đi đến thành công.
1.1.2.2 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1993
Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân
tộc Dân chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải
phóng đất nước và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất
cho dân cày”. Ngày 03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Tồn
dân tăng gia sản xuất nông nghiệp” và “khẩn cấp chấn hưng nơng nghiệp”
để chống đói, giải quyết tình hình trước mắt cho nhân dân, hàng loạt Thông
tư, Nghị định của Bộ Quốc dân Kinh tế và Sắc lệnh của Chủ tịch Nước đã
ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhân dân ta đã

sử dụng đất thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn đất hoang để tăng gia sản
xuất cứu đói.
Ngày 18/6/1949, thành lập Nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làm
thuế nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến.
Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện
triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu
đất đai được đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canh
tác trên thửa đất của mình. Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất
đai ở Trung ương được thành lập ( ngày 3 tháng 7 năm 1958 ) thuộc Bộ Tài
chính với chức năng chủ yếu là quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nơng
nghiệp. Ngày 05/5/1958 có Chỉ thị 334/TTg của Thủ tướng chính phủ cho tái
lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ
đo đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ địa chính.
Vào năm 1979 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập Tổng
cục Quản lý Ruộng đất thuộc Chính phủ và các cơ quan quản lý ruộng đất ở
địa phương trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

5

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm bảo
thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế: kinh tế

quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể.
Hiến pháp đã quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu
toàn dân được Nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 về việc triển
khai đo đạc giải thửa nhằm nắm lại quỹ đất trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu
quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn mới.
Đầu năm 1981, Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao
động trong hợp tác xã nông nghiệp. Tiếp theo, Đại hội Đảng khóa VI năm
1986 đã đưa vấn đề lương thực - thực phẩm trở thành một trong ba chương
trình mục tiêu đổi mới kinh tế. Năm 1987 Luật Đất đai lần đầu tiên của nước
ta được ra đời, có hiệu lực từ năm 1988. Dấu mốc tiếp theo có ý nghĩa quan
trọng đối với phát triển kinh tế nơng nghiệp là Nghị Quyết 10-NQ/TW của
Bộ Chính trị ngày 5/4/1989, một văn kiện quyết định nhằm đổi mới chế độ sử
dụng đất nông nghiệp. Nghị Quyết đã khẳng định việc chuyển nền nông
nghiệp tự cung tự cấp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là những bước đi
có tính then chốt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở nơng thơn trên cơ sở
Nhà nước giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.
Để triển khai Luật Đất đai 1987, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VII, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã phê chuẩn hai Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành một Nghị định,
Thủ tướng Chính phủ đã có một Chỉ thị. Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban
hành một số Quyết định và Thông tư hướng dẫn.
Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định rõ chế độ sở hữu và quản lý đất đai:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân ” (Điều 17), “ Nhà nước thống nhất quản lý
toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng

SVTH: Đào Thị Thu Hà


6

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước
giao theo quy định của pháp luật ” (Điều 18).
1.1.2.3. Thời kỳ từ 1993 đến nay
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 ( bao gồm cả Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 ) là một trong những đạo luật
quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết
quả đạt được trong việc thực hiện Luật Đất đai năm 1993 là tích cực, thúc đẩy
phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị - xã hội.
Tuy nhiên trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, pháp
luật về đất đai đã bộc lộ những hạn chế như: Pháp luật đất đai chưa xác định
nội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống
nhất quản lý, vai trị đại diện chủ sở hữu tồn dân của Nhà nước chưa xác
định trong Luật. Pháp luật đất đai chưa theo kịp tiến trình chuyển đổi nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có
hiệu quả, chưa có đủ các chế định cần thiết về định giá đất, về điều tiết địa tô
chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua việc chuyển nhựơng quyền sử dụng đất,
về bồi thường khi thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất v.v…
Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, thực hiện Nghị quyết số:
12/2001/QH11 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh cúa Quốc hội khóa

XI (2002 – 2007), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật Đất
đai 2003 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/07/2004. Luật đã khẳng định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý”. Vai trò của QLNN về đất đai được nâng lên một bậc, việc
phân cấp quyền hạn, chức năng QLNN của từng cấp được xác định rõ ràng
hơn. Đất đai được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý hơn, mang lại hiệu quả
kinh tế hơn.
Đất đai là tài nguyên đặc biệt, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là

SVTH: Đào Thị Thu Hà

7

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

tặng vật tự nhiên dành cho con người, tiếp đến mới là thành quả do tác động
khai phá của con người. Cái tính chất vơ cùng đặc biệt của đất đai là ở chỗ
tính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu khơng có
nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng khơng tự mình
(dù là sức cá nhân hay tập thể) tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra
nhà máy và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hố, sản phẩm, nhưng
khơng ai có thể sáng tạo ra đất đai. Do đó, quyền sở hữu, định đoạt, sử dụng
đất đai, dù Nhà nước hay người dân cũng cần phải hiểu đặc điểm, hết sức đặc
biệt ấy.
Đất đai q giá cịn bởi con người khơng thể làm nó sinh sản, nở thêm, ngồi

diện tích tự nhiên vốn có của quả đất. Khi chúng ta nói đất đai là hàng hố,
dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng khơng lột tả được hết tính chất
đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã hội. Vì thế, sự
ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý không thể được đơn giản
hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành động.( Trích trong bài viết
“Quản lý đất đai - những khía cạnh đặc thù”- của Đ/C Phạm Quang Nghị:
Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam ).
1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tự
hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định.
QLNN là hoạt động thực thi của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức
và điều khiển quyền lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan hệ
xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong
công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơ
quan Nhà nước trong hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
QLNN về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất
đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng
địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế

SVTH: Đào Thị Thu Hà

8

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai


hoạch, sử dụng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai trong cả
nước từ Trung ương tới địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu được
Pháp luật và thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về đất đai.
1.1.4. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc QLNN về đất đai.
1.1.4.1 Mục đích:
-Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng.
- Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của Nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
1.1.4.2. Yêu cầu:
Phải đăng ký, thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện
tích, chất lượng đất ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến Trung ương.
1.1.4.3. Nguyên tắc
Đối tượng của quản lý đất đai là tài nguyên đất đai, cho nên quản lý nhà nước
về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, khơng được
quản lý lẻ tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý khơng phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng
mục phục vụ cho mục đích sử dụng đất của các loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong toàn quốc.
- Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống
nhất so sánh cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.


SVTH: Đào Thị Thu Hà

9

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

- Những điều kiện riêng lẻ phải khách quan, chính xác, đúng những kết
quả, số liệu nhận được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng
thực tế.
- QLNN về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các văn bản,
biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ
Trung ương đến địa phương.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.1.5. Các nội dung QLNN về đất đai.
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt
động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ
đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong
việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả
trách nhiệm được Nhà nước phân cơng, đồng thời ban hành các chính sách,
chế độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng
được nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong
đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng
đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho các
mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống
nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
1.1.5.1.Luật Đất đai 1987
Ra đời đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai ở Việt Nam. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật này được quy
định tại Điều 9, bao gồm:


Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính;

SVTH: Đào Thị Thu Hà

10

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai



Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;




Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực

hiện các chế độ, thể lệ ấy;


Giao đất và thu hồi đất;



Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất;


Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;



Giải quyết tranh chấp đất đai.

Luật Đất đai 1987 mới chỉ giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữa
Nhà nước (tư cách là chủ sở hữu) với người sử dụng đất. Do đó, nội dung
quản lý nhà nước về đất đai khơng có những nội dung về đánh giá đất, kinh tế
đất, cho thuê đất... Do khơng thừa nhận đất có giá nên Nhà nước nghiêm cấm
chuyển dịch đất đai dưới mọi hình thức. Những quy định này làm cho quan
hệ đất đai không được vận động theo hướng tích cực.
1.1.5.2. Luật đất đai 1993
Nội dung QLNN về đất đai được quy định tại Luật Đất đai 1993 bao gồm:



Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa

chính;


Quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;



Ban hành các văn bản về đất đai và tổ chức thực hiện;



Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất;



Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử

dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;


Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai;



Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo vi phạm về

quản lý, sử dụng đất đai.
Luật Đất đai 1993 đã thừa nhận đất có giá và cho phép được chuyển nhượng

quyền sử dụng đất, đồng thời Nhà nước đã xây dựng hệ thống các văn bản
pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ đất đai vận động tích cực.
SVTH: Đào Thị Thu Hà

11

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong giai đoạn cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa, đất đai đã trở thành nguồn nội lực quan trọng tạo nên hiệu
quả nền kinh tế đất nước. Nội dung của Luật Đất đai 1993 chưa đủ cơ sở
pháp lý để phù hợp với hoàn cảnh mới.
1.1.5.3 Luật đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009
Do vậy Luật đất đai năm 2013 ra đời (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004) và
hiện nay gọi là Luật Đất đai hiện hành. Luật này chi tiết hơn và đưa ra nhiều
nội dung đổi mới. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm 13 nội dung
được quy định tại Khoản 2 Điều 6:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

12

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.1.5.4 Nội dung chủ yếu của QLNN về đất đai trên địa bàn cấp huyện
Ngay sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành và đi vào cuộc sống cùng
hàng loạt các văn bản dưới luật nhằm chi tiết và đồng bộ hố Luật Đất đai
cũng được ban hành thì địa bàn huyện cũng thực hiện nhiệm vụ của mình
theo luật quy định.

Và đến nay, khi Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có hiệu lực
thi hành thì những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn cấp huyện:
Những nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước về
đất đai được quy định trong Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm
2009 cụ thể như sau:
-Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất và tổ
chức việc thực hiện các văn bản đó
-Xác định địa giới hanh chính,lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập
bản đồ hành chính
-Quản lý quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất ,chuyển mục đicáh sử dụng
đất
-Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,cấp GCN
-Thống kê, kiểm kê đất đai
-Quản lý tài chính về đất đai
-Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất đọng
sản
-Quản lý, giám sát việc thực hiên quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
-Thanh tra,kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
-Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố caoscacs vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai

SVTH: Đào Thị Thu Hà

13

Lớp: LĐH2HĐC2



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

-Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
1.1.6. Vai trò của QLNN về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta
* Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam hiện nay.
Theo quy định tại điều điều 17 Hiến Pháp 1992: Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện duy nhất. Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai. Nhà nước thực hiện các quyền của một chủ sở hữu như sau:
Quyền định đoạt đối với đất đai


Quyết định mục đích sử dụng đất thơng qua việc quyết định, xét duyệt

quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;


Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;



Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích

sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người
đang sử dụng đất, thu hồi đất;


Định giá đất.


Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thơng qua các chính sách tài chính
về đất đai


Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;



Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;



Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử

dụng đất mang lại.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức
giao đất, cho th đất, cơng nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực,
bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
* Chế độ sử dụng đất đai

SVTH: Đào Thị Thu Hà

14

Lớp: LĐH2HĐC2



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước quy định chế độ sử dụng đất
đai như sau:
Nhà nước giao quyền sử dụng đất như một tài sản cho người sử dụng đất
trong hạn mức phù hợp với mục đích sử dụng và Nhà nước cơng nhận quyền
sử dụng đất đối với người sử dụng đất hợp pháp.
Người sử dụng đất được Nhà nước cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng
cho đối với một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn sử dụng đất.
Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về đất đai thống nhất trong cả
nước. Mơ hình này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính cơng bằng
trong hưởng dụng đất và bảo đảm được nguồn lực đất đai cho q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phù hợp với mơ hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mối quan hệ của Nhà nước và người sử dụng đất thể hiện qua sơ đồ hình vẽ
dưới đây :
Chủ sở hữu
đất đai (Nhà
nước)
Quyền
Nghĩa vụ
Định đoạt,
chiếm hữu,
sử dụng và
hưởng lợi


Đất đai:
Chế độ sở hữu
Chế độ sử dụng

Chuyển giao, cho thuê,
Mượn, thuê nhân công

Sử dụng

Hưởng lợi

Luật pháp, quy hoạch, kinh tế
Đăng ký, hồ sơ địa chính

Người sử dụng
đất
Quyền
- Nghĩa vụ
Giúp đỡ
và giám
sát thực
hiện quyền
và nghĩa
vụ

Quản lý nhà nước về
đất đai:
Nhiệm vụ quản lý
Trách nhiệm quản lý


Hình 1.1 : Sơ đồ về mối quan hệ giữa người sử dụng đất và Nhà nước

SVTH: Đào Thị Thu Hà

15

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

* Vai trị của cơng tác QLNN về đất đai
Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội lồi người và có những đặc
trưng riêng, đất đai được Nhà nước thống nhất quản lý nhằm:


Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai được

sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích
nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông
qua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà
nước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy
hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.


Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được


quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó có những biện pháp
thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất.


Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra

một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc
bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảm
lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất.


Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước

nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất.
Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết
những sai phạm.


Việc quản lý nhà nước về đất đai cịn giúp Nhà nước ban hành các chính

sách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội
dung cịn thiếu, khơng phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưa
pháp luật vào cuộc sống.
Để thực hiện được chức năng quản lý của mình, Nhà nước phải dựa trên các
nguyên tắc cơ bản:


Nguyên tắc đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước;




Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất

đai;
SVTH: Đào Thị Thu Hà

16

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp



Khoa Quản Lý Đất Đai

Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích thu được từ đất

đai;


Nguyên tắc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.

1.2. Căn cứ pháp lý
1.2.1 Các văn bản pháp lý.
1. Luật Đất đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01-10-2001 của Chính phủ về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01-11-2001 của Tổng cục Địa

chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của
Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành
Luật Đất đai
5. Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của bộ trưởng Bộ tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành kế hoạch và triển khai thi hành Luật
Đất đai 2003.
6. Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30-11-2001 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
7. Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành qui định về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
8. Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28-12-2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
9. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
10. Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

17

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai


11. Thông tư số 2074/TT-TCĐC ngày 14-12-2001 của Tổng cục Địa chính
hướng dẫn trình tự lập, xét duyệt hồ sơ giao đất, thuê đất đối với tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong nước.
12. Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
13. Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT, ngày 2/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai.
14. Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về Quy
định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất
15. Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
16. Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định bổ sung về GCNQSDĐ.
Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 03/06/2009 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về quản lý
đất đai trên địa bàn tỉnh.
Chỉ thị 24 CT/TU ngày 22/08/2009 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 57
CT/TU ngày 03/03/2010 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về việc triển khai thi
hành Luật Đất đai năm 2003,sửa đổi bổ sung năm 2009.
Chỉ thị 68/CT-UB ngày 14/03/2000 của UBND tỉnh Thái Bình về việc tiếp
tục đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất ở nông
thôn vào năm 2011.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

18

Lớp: LĐH2HĐC2



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

CHÝÕNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là về công tác QLNN về đất đai.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Hưng Hà tỉnh Thái
Bình
- Phạm vi thời gian: tìm hiểu nghiên cứu từ ngày 1/4/2014

đến ngày

30/5/2014
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện Tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương
2.2.3 Thực trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Hưng Hà
2.2.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
2.2.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
2.2.3.3 Lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy

hoạch sử dụng đất.
2.2.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.2.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
2.2.3.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSDĐ
2.2.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai
2.2.3.8 Quản lý tài chính về đất đai

SVTH: Đào Thị Thu Hà

19

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

2.2.3.9 Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động
sản
2.2.3.10 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
2.2.3.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
2.2.3.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, khiếu nại, tố
cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
2.2.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
2.2.4 Phân tích khó khăn và đề xuất giải pháp

2.2.5 Kết luận và kiến nghị
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các văn bản luật, dưới luật về quản lý và sử dụng đất do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2.3.1

Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu.

- Thông tin được thu thập chủ yếu là cơ sở lý luận và các quy định của các cơ
quan Nhà nước ở trung ương và các cơ quan Nhà nước ở địa phương về quản
lý đất đô thị, trên cơ sở đó thu thập được những số liệu về việc sử dụng đất ở
địa phương. Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua Công báo, các
trang web của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Phương pháp thống kê được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số
liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đơ thị. Qua đó, có được các số liệu, thơng tin tin cậy trình bày trong
đồ án.
2.3.2

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp, phân tổ và phân tích các

quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đơ thị và phân tích thơng tin
về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nội dung này. Ngoài ra,
phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin cũng được sử dụng để có được

SVTH: Đào Thị Thu Hà

20


Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

kết quả tổng hợp, có được các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày
trong đồ án.
2.3.3. Phương pháp so sánh:
Phương pháp này so sánh giữa lý thuyết và thực tế về tình hình quản lý và sử
dụng đất đô thị của huyện
Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của
pháp luật một số nước khác từ đó chỉ ra các quy định tương thích, các quy
định khơng tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước
đó; thấy được ngun nhân của những thành cơng và hạn chế của việc thực
hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng đất đô thị.
2.3.4.

Phương pháp kế thừa.

Dựa vào các tài liệu và số liệu đã được công bố trên các báo cáo khoa học để
có thể phân tích tình hình, thực trạng của công tác quản lý nhà nước về đất
đai.

SVTH: Đào Thị Thu Hà

21

Lớp: LĐH2HĐC2



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯNG HÀ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hưng Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, bao gồm 35 xã và thị trấn
(33 xã và 02 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 21.028,68 ha, chiếm
12,96% tổng diện tích tồn tỉnh Thái Bình. Ranh giới của huyện được xác
định như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp huyện Vũ Thư.
- Phía Đơng giáp huyện Quỳnh Phụ và huyện Đơng Hưng.
- Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.
Huyện có ba mặt tiếp giáp với 3 con sông lớn (sông Hồng phía Tây, sơng
Luộc phía Bắc và sơng Trà Lý phía Tây Nam). Có 5 tuyến quốc lộ và tỉnh lộ
chạy qua địa bàn huyện (trong đó tuyến quốc lộ 39 chạy qua 7 xã và 2 thị
trấn) và đặc biệt khi đường cao tốc Thái Hà hoàn thiện cùng với hệ thống
giao thông nông thôn, huyện lộ và giao thông thủy đã tạo thành hệ thống giao
thông quan trọng nối liền huyện Hưng Hà với thành phố Thái Bình, các
huyện trong tỉnh và thành phố Hưng Yên. thuộc vùng đồng bằng sông Hồng,
nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải
Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý của huyện đã tạo những điều kiện rất thuận
lợi cho huyện trong buôn bán, trao đổi, vận tải hàng hóa, hành khách và giao
lưu văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hưng Hà thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng
phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1km), cao trình biến thiên từ 1 - 2m so
với mặt nước biển. Nhìn chung, địa bàn huyện có độ cao bình qn lớn nhất
tỉnh, hướng đất thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất Hưng Hà thuộc khu vực

SVTH: Đào Thị Thu Hà

22

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

phía Bắc sơng Trà Lý được hình thành sớm và chịu ảnh hưởng của phù sa
sông Hồng và sông Luộc nên là vùng đất tương đối cao hơn, độ cao trung
bình từ 1,3 - 2,5 m so với mực nước biển.
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Hưng Hà nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, và có sự ảnh
hưởng của biển. Đặc điểm khí hậu thời tiết của huyện như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,50C, cao nhất là 390C, nhiệt độ thấp
nhất là 40C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm xấp xỉ 2.000mm, biên độ giao động
1.200 - 3.000mm, phân bố theo mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 7 tháng (tháng 5
đến tháng 11).
- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 84%, mùa mưa
độ ẩm cao có thể đạt tới 88%, độ ẩm thấp nhất là 24%.

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.372 giờ, các tháng có
số giờ nắng cao từ tháng 3 đến tháng 9 trung bình đạt 260 giờ/tháng (cao nhất
vào tháng 5), các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
trung bình 120 - 130 giờ/tháng (thấp nhất vào tháng 12).
- Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đơng từ tháng 11 đến tháng 4; gió Đơng
Nam tháng 5; gió Tây tháng 6 đến tháng 9; gió Tây Nam tháng 10. Tốc độ gió
trung bình năm là 3,9m/s, trung bình tháng lớn nhất là 4,9m/s, trung bình tháng
nhỏ nhất là 3,1m/s.
3.1.1.4. Chế độ Thủy văn
Huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của các sông là sông Hồng, sông Luộc và
sông Trà Lý.
- Sông Hồng chảy ven theo địa giới hành chính các xã Tiến Đức, Hồng An,
Minh Tân, Độc Lập, Hồng Minh; với chiều dài khoảng 14 km. Vào mùa mưa
từ tháng 6 đến tháng 10 mực nước sông lên nhanh và cao hơn mặt ruộng từ 2
- 5m. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau mực nước sông xuống thấp
hơn mặt ruộng từ 2 - 3m. Sơng Hồng đóng vai trị rất quan trọng trong việc

SVTH: Đào Thị Thu Hà

23

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa
không nhỏ phục vụ việc cải tạo đồng ruộng.

- Sông Luộc là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt đầu từ
xã Tân Lễ đến xã Điệp Nông qua địa phận các xã: Tân Lễ, Canh Tân, Cộng
Hòa, Hòa Tiến, Tân Tiến, Điệp Nơng có chiều dài 21km. Lưu lượng dịng
chảy phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Sơng Luộc cũng góp phần tích
cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng.
- Sông Trà Lý cũng là một nhánh của sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt
đầu từ xã Hồng Minh đến xã Chí Hịa (qua địa phận 2 xã: Hồng Minh, Chí
Hịa); có chiều dài 4,5km. Lưu lượng dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa hàng
năm.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
3.1.1.5. 1.Tài nguyên đất
Đất đai Hưng Hà được hình thành qua quá trình biển lùi và bồi tụ phù sa của
sông Hồng và sông Trà Lý, cùng với việc quai đê, lấn biển, khai hoang của cư
dân từ xưa đến nay. Do đó, đất Hưng Hà phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “Bờ xôi,
ruộng mật” với 93% là đất phù sa. Đất phù sa ở huyện Hưng Hà có thành phần
cơ giới chủ yếu là đất cát pha và đất cát, địa hình đất lại tương đối cao, 70% diện
tích canh tác nằm ở bề mặt cao và trung bình nên ngồi diện tích cấy lúa, đất đai
ở Hưng Hà cịn thích hợp cho phát triển cây vụ đông, cây công ngiệp ngắn ngày
(cây đay, cây dâu, cây đậu tương…), cây ăn quả nhiệt đới (cam, táo, nhãn,
chuối…), cây thực phẩm và cây lương thực… có năng suất cao. Nhìn chung, đất
đai Hưng Hà thuận lợi cho việc phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện.
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất đai huyện Hưng Hà được chia làm 3
nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa, diện tích 11.440,37 ha chiếm 93% diện tích đất điều tra.
Là nhóm đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, với khả năng hấp
thu các chất hữu cơ khá cao.
- Nhóm đất cát, diện tích 723.58 ha, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh

SVTH: Đào Thị Thu Hà


24

Lớp: LĐH2HĐC2


Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Khoa Quản Lý Đất Đai

dưỡng.
- Nhóm đất phèn, diện tích 66,45 ha nằm xen kẽ rải rác ở các xã.
Ngồi ra cịn có nguồn đất sét, nguồn tài ngun cát lịng sơng rất phong phú
để phục vụ sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng.
3.1.1.5.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Bao gồm nước mưa và nước trong hệ thống sơng ngịi, ao, hồ,
trên địa bàn nhưng chủ yếu là nguồn nước sông Hồng, sông Luộc, sơng Trà
Lý… Nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong giai đoạn phát triển. Tuy
nhiên, nguồn nước mặt ở Hưng Hà đang bị ô nhiễm.
- Nước ngầm: Theo tư liệu dự án Quy hoạch nước sạch và vệ sinh mơi trường
nơng thơn Thái Bình đến năm 2020 cho biết nguồn nước ngầm ở Hưng Hà có
2 tầng đặc trưng:
+ Tầng chứa nước Thái Bình: Đây là tầng phát triển khơng đồng đều, rất
mỏng ở phía Bắc với chiều dày tầng chứa nước lớn nhất đạt tới 25 m, trung
bình 5 - 10 m và lưu lượng từ 0,1 - 0,7 l/s, mực nước giao động từ 1 - 2m.
Tầng chứa nước Thái Bình thuộc tầng nghèo nước, điều kiện thủy hóa phức
tạp.Tuy nhiên, với các dải nước ở Hưng Hà có ý nghĩa về cấp nước cho các
hộ khai thác đơn lẻ, mỗi giếng có thể đạt từ 40 - 60 m 3/ngày, mặt nước tĩnh
nông, gần mặt đất, chất lượng khá.
+ Tầng chứa nước Hải Hưng được ngăn cách với tầng chứa nước Thái Bình

bởi lớp sét, có chiều sâu gặp từ 2 - 40m, chiều dày phát triển không đều. Tầng
được tạo bởi nhiều nguồn gốc trầm tích Sơng - Biển; Biển - Đầm lầy, đất đá
chủ yếu là sét, bột cát, bột - sét lẫn cát, nhiều vỏ sò sinh vật biển. Tầng có lưu
lượng từ 0,025 - 0,59 l/s, mực nước giao động từ 0,5 - 1m. Tầng chứa nước
Hải Hưng thuộc tầng nghèo nước, chất lượng kém, phần lớn đều bị lợ đến
mặn.
- Nguồn nước nóng ở xã Duyên Hải: Theo tư liệu và xét nghiệm bước đầu
của khoa sinh hóa Trường Đại học Nơng nghiệp Hà Nội cho biết tại vùng đất
xã Duyên Hải ở độ sâu 50m có nguồn nước nóng 500C; ở độ sâu 178m có
nguồn nước nóng 720C. Tuy trữ lượng chưa được xác định nhưng 6 năm gần

SVTH: Đào Thị Thu Hà

25

Lớp: LĐH2HĐC2


×