Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.76 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
1.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................12
1.1.2. Địa hình địa mạo.....................................................................................................12
1.1.3. Khí hậu....................................................................................................................12
1.1.4. Thủy văn.................................................................................................................14
1.2. Các nguồn tài nguyên.....................................................................................................14
1.2.1. Tài nguyên đất.........................................................................................................14
1.2.2. Tài nguyên nước......................................................................................................17
1.2.3. Tài nguyên rừng......................................................................................................17
1.2.4. Tài nguyên biển.......................................................................................................17
1.2.5. Tài nguyên nhân văn – du lịch................................................................................18
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...............................................................................................18
1.3.1. Điều kiện kinh tế.....................................................................................................18
1.3.2. Điều kiện xã hội......................................................................................................20
1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường.............................20
1.4.1. Những lợi thế..........................................................................................................20
1.4.2. Những khó khăn, hạn chế........................................................................................21


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn của
các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu của sinh viên
cuối khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề
nghiếp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên có khả năng tổng hợp lại
những kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo sinh viên có đủ năng lực, sáng tạo và khả
năng công tác. Được sự nhất trí của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, ban
chủ nhiệm khoa Môi trường cùng với nguyện vọng của bản thân, em tiến hành chuyên
đề : “ Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường huyện Thái Thụy - tỉnh
Thái Bình”.


Trong thời gian triển khai làm chuyên đề thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị công tác tại phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Thái Thụy, bạn bè và gia đình. Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các thầy cô giáo trong khoa Môi trường của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến T.S Nguyễn Thị Hồng Hạnh, cô
đã quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn em rất tận tình trong suốt quá trình em thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới chú Nguyễn Mạnh Hùng- trưởng phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy, anh Giang Văn Thắng- cán bộ phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy và các cán bộ công tác tại phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Thái Thụy đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
thực tập.
Tuy nhiên, vì kiến thức thực tế chưa nhiều, thời gian thực hiện chuyên đề thực
tập còn hạn hẹp vì vậy không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu xót. Em rất mong các
thầy cô góp ý, bổ sung giúp em khắc phục được những sai sót của mình và hoàn thiện
bài báo cáo thực tập của mình tốt hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động
viên, giúp đỡ em hoàn thành kỳ thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Tạ Thị Hồng Minh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- BVMT

: Bảo vệ môi trường


- UBND

: Uỷ ban nhân dân

- TNMT

: Tài nguyên môi trường

- HĐND

: Hội đồng nhân dân

- TW

: Trung ương

- TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

- QĐ

: Quyết định

- KCN

: Khu công nghiệp

- CCN


: Cụm công nghiệp


MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn chuyên đề thực tập.
Môi trường là nơi con người sống và hoạt động. Vì vậy môi trường đã và đang là
vấn đề được toàn xã hội quan tâm, không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là vấn đề
của toàn cầu đòi hỏi chúng ta cần phải có hành động nhằm bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng
trong khi Việt Nam cũng đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh hiện đại hóa, công
nghiệp hoá. Công cuộc phát triển kinh tế đó đã tạo tiền đề cho sự gia tăng không
ngừng trên mọi lĩnh vực của đời sống, từ khoa học công nghệ, các ngành công nghiệp,
đến đời sống dịch vụ, nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó luôn tỷ lệ thuận
với sức ép về các vấn đề môi trường. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với xã hội nói
chung, và đòi hỏi cho công tác quản lý môi trường ngày càng phải được quan tâm nhiều
hơn. Hiện nay hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước
được xây dựng và hoàn thiện, lập và phát triển từ trung ương xuống địa phương. Song,
trong thực tế công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta còn gặp nhiều
khó khăn và hạn chế, việc thực thi pháp luật còn chưa sát sao, trình độ cán bộ quản lý còn
chưa đồng bộ, hiểu biết và ý thức của người dân còn chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến
bảo vệ môi trường.
Qua hơn 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, công tác bảo vệ môi trường
ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước
được xây dựng và hoàn thiện, ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên.
Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đó từng bước được hạn chế.
Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ.
Riêng với huyện Thái Thụy,quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở đây
đang diễn ra rất mạnh mẽ với các khu công nghiệp quy mô lớn được xây dựng, các nhà
máy, xí nghiệp ngày càng nhiều… chất lượng cuộc sống của người dân cũng ngày

càng được nâng cao, các cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được hoàn thiện và
bổ sung. Nhưng bên cạnh sự phát triển đó, các tác động đến môi trường ngày càng lớn,
nhiều vấn đề môi trường đang và sẽ xảy ra càng nhiều trong tương lai. Việc quản lý
môi trường tốt hơn trở thành yêu cầu cấp bách, là cơ sở để bảo vệ sự phát triển bền
vững của huyệnThái Thụy nói riêng và cả tỉnh Thái Bình nói chung.
Từ thực tiễn trên và việc tồn tại những yếu điểm trên địa bàn em lựa chọn chuyên
đề:” Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường huyện Thái Thụy- tỉnh
1


Thái Bình” để tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện, từ
đó khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy những ưu điểm để công tác quản lý
môi trường được tốt và đạt hiệu quả hơn.
2.Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề.
2.1.Đối tượng: Đó là công tác quản lý nhà nước về môi trường huyện Thái Thụy- tỉnh
Thái Bình.
2.2.Phạm vi:
-Về không gian: Chuyên đề được thực hiện tại khu vực huyện Thái Thụy, Phòng
tài nguyên và môi trường huyện Thái Thụy.
-Về thời gian: Được thực hiện từ ngày 18/01/2016 đến ngày 08/04/2016
2.3.Phương pháp thực hiện
2.3.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, quy định có
liên quan
Quá trình nghiên cứu các luật, nghị định, các văn bản pháp luật có liên quan là cơ
sở pháp lý, tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp cho các thao tác, các công
việc trong trong quá trình thực hiện được đúng theo các quy định, làm tăng độ chính
xác.
Dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước
(Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật bảo vệ môi trường 2005, Thông tư 27/2015/TTBTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường Thông tư 08/2006/TT-BTNMT của bộ Tài
nguyên và Môi trường và Nghị định số 19/2015/NĐ-CP nghị định Chính Phủ, Nghị

định số 21/2008/NĐ-CP nghị định Chính Phủ; Thông tư 05/2008/TT-BNMT ngày
08/12/2008 của bộ Tài nguyên và Môi trường , Thông tư 27/2015/TT-BNMT ngày
29/05/2015 của bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản khác…) làm tiêu chí
đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi trường của huyện.
2.3.2. Phương pháp tham khảo, kế thừa tài liệu
Sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên,... bằng
cách điều tra, thu thập các số liệu từ các cơ quan, ban ngành thuộc UBND huyện,
phòng Tài nguyên và Môi trường, trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường tỉnh Thái
Bình và các phương tiện thông tin khác.
2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu, số liệu
Tổng hợp bằng các phần mềm tin học thông dụng: word, excel…
2


Từ các số liệu đã thu thập được, tiến hành đánh giá tổng hợp, chọn lọc, so sánh
nhằm xác định độ tin cậy của các thông tin, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam để có kết
quả đánh giá hiện trạng về môi trường đồng thời định hướng một số giải pháp nhằm
khắc phục hạn chế trong công tác quản lý môi trường.
2.3.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn các hộ dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Thái Thụy.
- Đối tượng phỏng vấn: người dân sống trên địa bàn.
- Phương thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp.
2.3.5. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Từ các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích, tôi tiến hành đánh giá tổng
hợp, so sánh nhằm xác định độ chính xác, tin cậy của các thông tin số liệu thu được.
Đồng thời tiến hành so sánh với TCVN để đánh giá được chất lượng nước mặt, nước
ngầm, nước thải tại các khu vực, địa điểm lấy mẫu. Từ đó có thể đưa ra các đánh giá,
kết luận sơ bộ về nguồn nước, mức độ ô nhiễm của nguồn nước, sự ảnh hưởng đến sức
khỏe cũng như đời sống người dân. Từ các kết quả đó sẽ định hướng một số giải pháp

nhằm hạn chế, khắc phục cũng như phòng ngừa hậu quả do các nguồn thải gây ra.
3.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.
3.1.Mục tiêu
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý về môi trường tại huyện Thái Thụy.
- Chỉ rõ những thành tích đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác
quản lý về môi trường.
- Phân tích nguyên nhân và đề ra phương hướng để giải quyết các tồn tại đó.
- Đề xuất những biện pháp phù hợp với điều kiện của huyện nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững.
3.2.Nội dung của chuyên đề
- Tìm hiểu sơ lược về cơ sở thực tập.
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Thái Thụy.
- Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện.
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

I. Sơ lược đặc điểm, tình hình đơn vị
1. Đặc điểm tình hình
- Tên đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
- Địa điểm trụ sở chính: Khu 7 - Thị trấn Diêm Điền - Thái Thụy - Thái Bình
- Quá trình thành lập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy được
thành lập từ năm 2005 trên cơ sở hợp nhất tổ chức của phòng Địa chính và chức năng
quản lý Nhà nước về môi trường của phòng Công thương.
- Tổng số cán bộ của phòng (kể cả Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất) hiện
có 21 cán bộ, nhân viên, trong đó 08 công chức, 05 viên chức và 08 hợp đồng.
- Về trình độ chuyên môn: 01 thạc sỹ; 17 đại học; 02 cao đẳng; 01 trung cấp

(trong đó lĩnh vực đất đai 13; luật 01; môi trường 02; biển và khí tượng thủy văn 01;
đo đạc bản đồ: 04).
- Tổng số Đảng viên trong chi bộ là 16 đồng chí (trong đó cơ quan tài nguyên và
môi trường 07 đồng chí; Văn phòng ĐKQSDĐ 05 đồng chí; Trung tâm Phát triển quỹ
đất: 04 đồng chí).
- Phòng Tài nguyên và Môi trường là phòng chuyên môn trực thuộc UBND
huyện Thái Thụy, tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể thuộc khối chính
quyền huyện: Công đoàn khối, Đoàn thanh niên khối, Hội phụ nữ khối...Cơ sở vật
chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện huyện
đang trên đà phát triển kinh tế, xã hội, lĩnh vực đất đai là hết sức nhạy cảm, liên quan
trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đội ngũ cán bộ đa số tuổi đời,
tuổi nghề còn trẻ, song với tinh thần yêu ngành, yêu nghề, cùng sự đoàn kết, học hỏi,
nỗ lực phấn đấu, phòng đã tham mưu thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về tài
nguyên và môi trường trên địa bàn huyện.
2. Chức năng nhiệm vụ được giao
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, tài
nguyên nước, khoáng sản, biển và khí tượng thủy văn.

4


II. Thành tích đạt được
1. Kết quả lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.
a. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai; ban hành
các văn bản quản lý nhà nước về đất đai:
Tham mưu UBND huyện ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 19/2/2014 về
tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi

hành tới Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, trưởng, phó các ban ngành
đoàn thể của huyện, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, trưởng các ban, ngành đoàn thể,
Bí thư chi bộ, Trưởng, phó thôn, khu dân cư của các xã, thị trấn với tổng số gần 2000
đại biểu.
b. Công tác thống kê đất đai hàng năm
Hoàn thành công tác Thống kê đất đai năm 2013 (thời điểm 01/01/2014) với số
liệu như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên 26584,49 ha
Trong đó:
+ Đất nông nghiệp 18551,85 ha, chiếm 69,8% tổng diện tích tự nhiên, diện tích
đất sản xuất nông nghiệp giảm 24,08 ha.
+ Đất phi nông nghiệp 7923,88 ha, chiếm 29,8% tổng diện tích tự nhiên, diện
tích đất phi nông nghiệp tăng 24,87 ha.
+ Đất chưa sử dụng 108,76 ha, chiếm 0.4% tổng diện tích tự nhiên
c. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
Các xã, thị trấn đã thực hiện kê khai, đăng ký lập hồ sơ cấp giấy, tổng số hồ sơ cấp
xã đã thiết lập là 108.740 (đất nông nghiệp 70.591 hồ sơ, đất ở 38.149 hồ sơ); triển khai
xét duyệt được 86.553 hồ sơ (hồ sơ đất nông nghiệp: 65.410 hồ sơ đạt 95 %, hồ sơ đất ở:
21.143 hồ sơ, đạt 30%) .
d. Triển khai và thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn.
- Tham mưu phê duyệt quỹ đất đấu giá quyền sử dụng đất cho 39 lượt xã với
tổng diện tích thu hồi là 264986 m 2, trong đó phê duyệt quỹ đất đấu giá 182812 m 2
gồm 1608 lô. Phần diện tích thu hồi gồm đất nông nghiệp của UBND xã: 149946m 2,
đất nông nghiệp của hộ gia đình: 84237 m2, đất khác: 30803 m2.
5


- Tham mưu cho UBND huyện cho phép hộ gia đình ông Đinh Xuân Lưu- Thái
Học thuê 14.713,6 m2 đất làm Trang trại chăn nuôi tổng hợp.

- Tham mưu thu hồi đất và phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng cho 57 dự
án, công trình với tổng diện tích thu hồi là 45.5213 m 2, trong đó đất của hộ gia đình, cá
nhân: 13.8593 m2, đất của UBND xã quản lý, sử dụng: 31.662 m 2. Tổng kinh phí bồi
thường, hỗ trợ GPMB là 77 tỷ đồng.
- Thực hiện giao đất theo quyết định thu hồi của UBND tỉnh: 2 điểm với diện
tích 57356,4m2 gồm nền dàn khoan Dầu khí - Thụy Xuân, khu phụ trợ Thành LongThụy Hà; thực hiện QĐ cho thuê của UBND tỉnh, diện tích giao cho thuê: 145.6982m 2
của 4 dự án gồm: Nhà máy nước Thành Thụy- Thụy Ninh, Tập đoàn Điện lực- Mỹ
Lộc, Cty TNHH Sao Vàng- Thái Xuyên, Vinacomin- Thái Thọ.
- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị có liên quan, UBND 48 xã, thị trấn thực hiện
đăng ký danh mục công trình dự án có sử dụng đất lúa năm 2014. Công văn số
813/TTg-KTN ngày 2/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ cho phép huyện Thái Thụy
chuyển mục đích 150 dự án, công trình có sử dụng đất lúa với diện tích 152ha, Nghị
quyết số 08/NQ-HĐND ngày 10/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép huyện
Thái Thụy chuyển mục đích 81 dự án, công trình có sử dụng đất lúa với diện tích 119
ha.
Hoàn thành việc lập Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2015.
e. Công tác đo đạc địa chính, thẩm định trích lục, trích đo địa chính
- Căn cứ Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 8/4/2014 của UBND huyện về
việc phân bổ kinh phí hỗ trợ đo đạc địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với các xã không có dự án VLAP, UBND huyện đã triển khai đo đạc cho 8 xã với
3 đơn vị thi công: Văn phòng ĐKQSD đất tỉnh, Trung tâm kỹ thuật Địa chính tỉnh, Cty
TNHH Nguyên Trường, đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc địa chính phục
vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thẩm tra, thẩm định trích đo, trích lục của 47 công trình, dự án với diện tích
thực hiện là 38,9 ha.
g. Công tác điều tra xây dựng giá đất trên địa bàn năm 2015.
Phối hợp với đơn vị tư vấn (Trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình) tiến hành
điều tra, xây dựng giá đất năm 2015. Triển khai trên địa bàn 32 xã, thị trấn, với tổng số
900 phiếu đất ở, hoàn thành đúng thời gian quy định.


h. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6


Tiếp nhận và phối hợp các ngành, UBND các xã, thị trấn tổ chức giải quyết 10
đơn, gồm các đơn sau: Đơn của 36 hộ dân thôn Đông Hòa xã Hồng Quỳnh; đơn của
ông Nguyên Văn Riên về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại xã Thụy Bình; đơn
tranh chấp ngõ của ông Nguyễn Duy Nết, Lê Ngọc Nha - Thụy Lương; đơn đề nghị
giải quyết đất ở của ông Tô Khắc Nhập- Nguyễn Bá Hòa- TT Diêm Điền; đơn của ông
Nguyễn Văn Chương - Thụy Quỳnh về giải quyết tồn tại đất ở; Giải quyết tồn tại đất
của ông Đoàn Duy Chung- Hà Thị Hằng- TT Diêm Điền; đơn đề nghị của họ Lê thôn
Bao Hàm; đơn đề nghị ngõ đi của bà Phạm Thị Phích - Thái Giang; đơn của ông Hà
Văn Hùng - TT Diêm Điền liên quan GPMB sông Lăng; đơn đòi quyền sử dụng đất
của ông Đào Văn Hải- Nguyễn Thị Uyên xã Thụy Hà.
2. Kết quả công tác quản lý nhà nước về môi trường.
- Thực hiện mở tài khoản, rà soát và đôn đốc 38 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ phải nộp phí nước thải công nghiệp thuộc thẩm quyền huyện quản lý, đến nay có
26/38 cơ sở nộp phí với số tiền 45.462.000 đồng.
- Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc chấp
hành pháp luật đất đai, môi trường, tài nguyên nước của 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh
thuộc thẩm quyền cấp huyện.
- Phối hợp với Sở TNMT kiểm tra việc chấp hành hành pháp luật đất đai, môi
trường và tài nguyên nước của: Doanh nghiệp tư nhân Vũ Sang, Cty CP Dũng Thành
Trung, Cty Cổ phần Trang trại Hoàng Thái.
- Tiếp nhận và tham mưu cho UBND huyện ban hành 66 Thông báo chấp nhận
cam kết bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường (22 cam kết
BVMT, 44 đề án BVMT đơn giản). Tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường của 10 dự án: Khu xử lý rác thải xã Thụy Tân, Thụy Lương, Thụy
Dân, Thụy Hà, Thụy Ninh, Thụy Duyên; Nhà máy sản xuất giầy dép da xuất khẩu Cty TNHH Sao Vàng; Khu neo đậu chuyển tải vào kho xăng dầu Hải Hà- Thái
Thượng, Bệnh viện đa khoa Thái Xuyên; Bến neo đậu tầu thuyền và bốc xếp cá - Thụy

Tân.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã hoàn thiện Tiêu chí môi trường trong xây
dựng NTM, phối hợp cùng Đoàn thẩm định nông thôn mới của tỉnh thẩm định đạt 14
xã về đích Nông thôn mới năm 2014.
- Tham mưu UBND huyện ban hành văn bản lựa chọn mô hình công nghệ, quản
lý, vận hành khu xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hướng
dẫn triển khai cấp xã thực hiện Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của
UBND tỉnh về việc quy định mức thu phí vệ sinh và Quyết định số 15/2014-QĐ-UBND
7


ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020.
3. Công tác quản lý Nhà nước về Tài nguyên nước - khoáng sản; Quản lý tổng
hợp Biển và Khí tượng thủy văn.
- Tiếp tục tham mưu tổ chức thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Tài
nguyên nước 2012 và các Nghị định hướng dẫn thi hành của Trung ương, của UBND
tỉnh.
- Thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác cát
trên tuyến sông giáp thành phố Hải Phòng, với các huyện giáp ranh: Tiền Hải, Đông
Hưng, Kiến Xương.
- Tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo xả nước thải vào nguồn nước của Cty
TNHH thực phẩm Rich beauty Việt Nam- Thụy Hải; Nhà máy chế biến bột cá Thụy
Hải 2- Thụy Tân.
- Tổ chức hưởng ứng hoạt động kỷ niệm Ngày Khí tượng Thế giới (23/3); sự
kiện Giờ Trái đất; Ngày Môi trường Thế giới (5/6); Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
năm 2014.
- Kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng 9000 ha cồn, bãi biển; tham mưu đề xuất
phương án khai thác tối đa tiềm năng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển;
- Phối hợp với ngành Nông nghiệp, chính quyền 5 xã ven biển tăng cường bảo vệ

phát triển rừng ngập mặn; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tham mưu UBND huyện giải pháp tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng dự
báo, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và tác động của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng.
4. Việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính.
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt thời gian đi lại của
người dân, công khai các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường tại
Bộ phận một cửa của huyện. Hướng dẫn đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân về
thủ tục đất đai, môi trường. Các hoạt động liên quan đến Văn phòng ĐKQSDĐ được
quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn. Kết quả bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực
trong nhận thức và trách nhiệm của từng cán bộ, chủ động trong việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, thay đổi lề lối tác phong làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác.
5. Biện pháp tổ chức thực hiện .
8


Để đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn của ngành cũng như yêu cầu công tác
mà Huyện ủy, HĐND, UBND huyện giao cho, phòng đã tiến hành áp dụng nhiều biện
pháp, trong đó quan trọng là phát động cán bộ, nhân viên tích cực hưởng ứng các
phong trào thi đua mà ngành và UBND huyện phát động, tiêu biểu như thi đua cấp
GCNQSDĐ; thi đua thực hiện xây dựng Nông thôn mới...Đồng thời xây dựng kế
hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong cơ quan. Hàng tuần
tổ chức giao ban, từng cán bộ báo cáo cụ thể kết quả công việc được giao, phương
hướng nhiệm vụ tuần tiếp theo, đề xuất các giải pháp để hoàn thành tốt công việc được
giao. Phòng đã xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán
bộ đảm bảo phù hợp năng lực và trình độ chuyên môn. Áp dụng phương pháp làm theo
kế hoạch công việc theo từng quý, tháng, tuần, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đồng
chí lãnh đạo chịu trách nhiệm với công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách kết hợp
công tác đôn đốc, kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc được giao. Các bộ phận

chuyên môn trong phòng phải có sự bàn bạc thống nhất và phối hợp chặt chẽ để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các phòng, ban liên quan và các xã,
thị trấn để tổ chức triển khai và thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành cũng như giải
quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của cơ sở. Phân công cụ thể cho các cán bộ
theo dõi, phụ trách xã, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi
trường. Tăng cường đi cơ sở, nắm bắt tình hình, kịp thời đề xuất, tham mưu cho
Huyện ủy, UBND huyện đề ra chủ trương và biện pháp chỉ đạo sát với thực tế, đạt kết
quả cao.
Ngoài các hoạt động về chuyên môn, phòng còn tích cực tham gia các hoạt động
giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao trong huyện cũng như ngành tổ chức. Qua đó, cán
bộ, công chức, viên chức phòng Tài nguyên và Môi trường được giao lưu, học hỏi với
đồng nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt, từng bước
đáp ứng yêu cầu của ngành trong thời kỳ mới.
6. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt
động của tổ chức Đảng, đoàn thể.
Phòng đã triển khai và quán triệt cán bộ, công nhân viên chấp hành nghiêm túc
các văn bản, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy
chế của cơ quan, đơn vị; tích cực vận động người thân trong gia đình và nhân dân thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Phòng luôn
quan tâm, chỉ đạo các đồng chí cán bộ, đảng viên thực hiện tốt việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời luôn chú trọng và chấp hành tốt sự
chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện.
9


Công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng, hàng năm đều đăng ký phấn đấu
và được cấp trên công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh.Cán bộ, đảng viên luôn
tích cực tham gia các phong trào do đoàn thể phát động, đặc biệt là tham gia đóng góp
xây dựng quỹ đến ơn, đáp nghĩa, trẻ thơ, mái ấm công đoàn, ủng hộ Biển đảo, ủng hộ

nạn nhân chất độc da cam...
7. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Duy trì thường xuyên công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu
UBND huyện triển khai kịp thời các quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường
mới ban hành và ban hành các văn bản giải quyết vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện. Thực hiện nghiêm
việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy chế “Một cửa”, của huyện,
đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định đặc biệt là hành vi giải
quyết thủ tục hành chính không đảm bảo thời gian, chất lượng. Nâng cao chất lượng
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong giải quyết
công việc của đơn vị.
- Thường xuyên chấn chỉnh, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ,
công chức, viên chức gắn với việc thực hiện kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế,
khuyết điểm sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết TW4 (Khóa XI),
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân
chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt.
- Tham mưu UBND tỉnh lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử
dụng đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp huyện; đôn đốc thực hiện kế hoạch sử dụng
đất năm 2015, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016. Kiểm kê đất đai tại thời điểm
31/12/2014. Rà soát tổng hợp các danh mục công trình dự án có sử dụng đất lúa, danh
mục công trình dự án cần thu hồi đất năm 2015, 2016 báo cáo UBND tỉnh trình
HĐND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định Luật Đất đai năm 2013.
Thực hiện tiếp nhận, thẩm định trình UBND huyện ban hành quyết định và triển khai
kịp thời các quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đảm bảo chất lượng, đồng thời hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện theo
quy định.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi
trường, tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; thực hiện tiêu chí
số 17 trong bộ tiêu chí nông thôn mới (trong đó chú trọng 02 nội dung: đôn đốc các xã

xây dựng nông thôn mới lập thủ tục bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng khu xử lý rác
10


thải sinh hoạt theo Đề án Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất loại hình thu gom xử
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến 2020 và sau năm 2020 đã được UBND tỉnh
phê duyệt tại Quyết định số 2471/UBND-NN ngày 20/10/2014). Tổ chức thẩm định
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM khu xử lý rác thải sinh hoạt, cam kết
bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đúng quy định; tăng cường công
tác kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; đề xuất xử lý kịp thời các điểm
“nóng”, bức xúc về môi trường ở địa phương; thực hiện và hoàn thành thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải công nghiệp năm 2015.
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể triển khai tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp biển, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tham mưu
UBND huyện tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày do Quốc gia, Quốc tế phát
động về biển, biến đổi khí hậu. Thu thập thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu về điều tra
cơ bản tài nguyên và môi trường biển. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó
với biển đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình.

11


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

1-Điều kiện tự nhiên,kinh tế- xã hội.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Thái Thụy huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, có
diện tích tự nhiên 26.844,02 ha, chiếm 17,08% diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong
toạ độ địa lý từ 20027’ đến 20050’ vĩ độ Bắc và từ 106025’ đến 106050’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp thành phố Hải Phòng.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ.
- Phía Nam giáp huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải.
Thị trấn Diêm Điền là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện cách thành
phố Thái Bình khoảng 30 km và nằm cách không xa khu vực tam giác tăng trưởng
kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có quốc lộ 39 chạy qua tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao lưu với bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.
Cảng biển Diêm Điền và bờ biển dài là tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp;
thương - mại dịch vụ và nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản.
1.1.2. Địa hình địa mạo.
Thái Thụy là huyện ven biển, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Giữa lưu
vực có một vùng trũng tập trung là vùng Thái Hồng - Đồng 80, cao độ diễn biến từ
0,3 m đến 0,5 m. Tại các triền sông Sinh, sông Phong Lẫm, sông Bà Đa rải rác có
những vùng đất thấp bám theo 2 bên sông cao độ diễn biến từ 0,4 m đến 0,7 m. Trên
dải đất dọc theo 27 km từ biển có nhiều vùng đất cao điển hình từ 1,5 m đến 2 m như:
Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Mỹ Lộc. Đặc
biệt có vùng cao độ lớn hơn như vùng Bích Du, Thọ Sơn và các đồng xã Thái Thượng
những vùng này phần lớn là đất cát hoặc đất cát pha bạc màu dinh dưỡng kém độ chua
mặn cao không thuận lợi cho việc canh tác. Các vùng còn lại địa hình tương đối bằng
phẳng có độ cao trung bình từ 0,1 m đến 1,25 m rất thuận lợi cho trồng lúa.
1.1.3. Khí hậu.
Thái Thụy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với
tổng bức xạ trên 100 kca/cm 2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm và
12


có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.500 0C, nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 240C, lượng mưa trung bình trong năm 1.600 - 1.800 mm, độ ẩm từ 80 - 90%:
- Mùa hè: Là mùa mưa, bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10.
+ Lượng mưa: Chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, mưa mùa hè có cường độ

lớn 200 - 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xảy ra trong ngày có bão và dông, mưa mùa
này không ổn định, có khi cả tháng không mưa, có khi mưa suốt tuần nên trong mùa
này có thể gặp cả úng lẫn hạn.
+ Nhiệt độ: Trung bình trên 26 0C, cao nhất là 39,20C. Trong mùa hè thường gặp
hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào. Những ngày dịu
mát nhiệt độ dưới 250C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới 39,2 0C, làm cho
cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo.
+ Hướng gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 - 4
m/giây. Vào mùa này thường hay xuất hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có
sức tàn phá ghê gớm. Bình quân mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn
bão.
+ Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới
90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%).
- Mùa đông: Là mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3.
+ Mưa: Chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng
12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ
mưa phùn và ẩm ướt. Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước tưới cho cây trồng, nhất
là vào đầu mùa.
+ Hướng gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông. Tuy gió không mạnh nhưng
hay gây ra lạnh đột ngột.
+ Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, độ bốc hơi cao, thường xuất
hiện vào đầu mùa. Trong thời kỳ này hay gặp hạn nhưng có điều kiện làm ải đất. Ngày
thời tiết nồm thường xẩy ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn trên
90%.
- Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa: Đông Bắc (mùa
đông) và Tây Nam (mùa hè). Do có các đặc tính khí tượng, thời tiết rất không ổn định.
Song hai mùa chuyển tiếp thời tiết có tính chất gần như mùa hè.
Nhìn chung khí hậu Thái Thụy là khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm rất thuận
tiện cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên tính biến động mạnh mẽ với điều kiện thời
tiết như: Bão, dông, gió Tây Nam, gió bấc,... đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh

13


úng, bão, hạn, lụt.
1.1.4. Thủy văn.
* Sông ngòi:
Thái Thụy là huyện ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có hệ thống sông,
ngòi phân bố tương đối đều giữa các khu vực, mật độ sông ngòi dày đặc 2 - 4 km/km 2.
Cụ thể như sau:
- Sông Hóa: Nằm phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái
Thụy và huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) và đổ ra biển Đông tại cửa biển Thái
Bình.
- Sông Diêm Hộ: Chảy từ Tây sang Đông và chia huyện ra thành 2 khu vực là
khu Bắc, khu Nam và đổ ra biển Đông tại cửa biển Diêm Điền.
- Sông Trà Lý: Là nhánh của sông Hồng nằm phía Nam của huyện, là ranh giới
tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải, Kiến Xương và đổ ra biển Đông tại
cửa biển Trà Lý.
Ngoài 3 sông chính trên Thái Thụy còn có các sông Hoàng Nguyên, sông Chợ
Cổng,… và các kênh mương, thủy lợi nội đồng.
Tóm lại: Thái Thụy có hệ thống mật độ sông, ngòi tương đối dày, được phân bố
đều là điều kiện thuận lợi tưới, tiêu và thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong
huyện
* Thủy triều:
Là huyện ven biển nên các con sông trên địa bàn Thái Thụy đều chịu ảnh hưởng
của thuỷ triều trong thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mỗi chu kỳ
thuỷ triều từ 13 - 14 ngày, trung bình của triều cao là 1 m về mùa mưa.
1.2. Các nguồn tài nguyên.
1.2.1. Tài nguyên đất.
Đất đai của huyện Thái Thụy rất phong phú và đa dạng, gồm đất cát, đất nhiễm
mặn, đất phù sa và đất phèn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi

trồng thủy - hải sản đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
* Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất của huyện được chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm đất địa thành do quá trình phong hoá tại chỗ của đá mẹ tạo nên.
- Nhóm đất thuỷ thành do quá trình bồi tụ phù sa của biển, sông, ngòi tạo thành.
* Căn cứ vào tính chất nông hoá thổ nhưỡng, đất của huyện được chia ra làm 4
14


nhóm đất chính với 13 loại sau:
- Nhóm đất cát:
Nhóm đất này có diện tích khoảng 5.976 ha, chiếm 30% tổng diện tích điều tra, gồm
đất cát biển cũ và đất cát biển mới chủ yếu nằm ở vùng cao trong và ngoài đê, có hàm
lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thụ thấp, độ keo liên kết kém, hàm lượng các chất dinh
dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát dày từ 2 - 3 m mới thấy trầm tích
biển như: Lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại cây sú vẹt,… Phân bố chủ
yếu ở xã Thụy Trường, Thái Thịnh, Thái Học, Thái Nguyên, Thái An, Thụy Sơn, Thụy
Phúc,… Trong nhóm đất cát được chia thành 2 loại đất sau:
+ Đất cồn cát và bãi cát biển: Có diện tích khoảng 3.100 ha, chiếm 51,87% tổng
diện tích nhóm đất cát;
+ Đất cát giồng: Có diện tích khoảng 2.877 ha, chiếm 48,13% tổng diện tích nhóm
đất cát. Được phân bố chủ yếu ở khu vực trong đê.
- Nhóm đất mặn:
Nhóm đất này có diện tích khoảng 5.435 ha, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã phía
Đông của huyện và được chia thành 3 loại đất chính sau:
+ Đất phù sa nhiễm mặn nhiều có diện tích khoảng 913 ha, chiếm 16,80% tổng diện
tích nhóm đất mặn;
+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình và ít có diện tích khoảng 3.422 ha, chiếm
62,97% tổng diện tích nhóm đất mặn;
+ Đất mặn sú vẹt đước có diện tích khoảng 1.099 ha, chiếm 20,23% tổng diện tích
nhóm đất mặn.

Đặc điểm chung của nhóm đất này là có màu nâu tươi của phù sa do nhiễm mặn nên
có ánh sắc tím. Ở lớp đất mặt pHkcl từ 4,5 - 5,5, các lớp sâu hơn <6 và thường ở mức kiềm
yếu 7 - 9. Nồng độ Ca++ trao đổi từ 3 - 8 lđl/100 gam. Mg ++ trao đổi 3 - 10 lđl/100 gam.
Tỷ số Ca/Mg thường >1 - 1,5. Số muối hòa tan ở mức trung bình từ 0,1 - 0,7%. Chất hữu
cơ tổng số ở mức từ trung bình đến khá từ 1 - 3%, đạm trung bình từ 0,1 - 0,16%, lân và
kaly tổng số cao từ 1,7 - 2,3%. Độ mặn là yếu tố làm giảm độ phì nhiêu thực tế, ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng. Biện pháp cơ bản là rửa mặn và nâng cao áp lực nước
ngọt ở toàn bộ hệ thống, đẩy lùi nguồn nước nặm ra biển, thống nhất độ phì nhiêu thực tế
và độ phì nhiêu tự nhiên vốn tiềm tàng cao.

Đất mặn ở trong đê biển thường có độ mặn cao ở phần thấp và sát biển do mạch
15


mặn nông và đọng mặn (do không thoát được mặn). Những nơi đất cao hơn trong vùng lại
thường là cát dễ rửa mặn hơn nhưng lại khó khăn hơn trong việc dẫn nước rửa mặn.
- Nhóm đất phù sa:
Nhóm đất này có diện tích khoảng 4.300 ha chủ yếu là của hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình bồi đắp. Nhóm đất này phân bố trên địa hình từ vàn thấp đến vàn cao ở
một vài xã ven sông Diêm Hộ, sông Hóa, sông Trà Lý,…có tính chất và đặc điểm rất
khác nhau.
+ Đất phù sa hệ thống sông Hồng: Có diện tích khoảng 2.600 ha, thường có màu
nâu tươi, đất tơi, xốp, thành phần cơ giới phần lớn là thịt nhẹ đến trung bình. Đất ít chua
hơn đất phù sa hệ thống sông Thái Bình, các yếu tố thường từ trung bình đến tốt.
+ Đất phù sa hệ thống sông Thái Bình: Có diện tích khoảng 1.700 ha, đa số có
màu nâu nhạt hoặc hơi xám, thành phần cơ giới thường trung bình đến thịt nặng. Đất
thường chua nhiều hơn phù sa hệ thống sông Hồng, lân và kali nghèo, các yếu tố dinh
dưỡng khác từ nghèo đến trung bình.
Trong nhóm đất phù sa được chia thành 5 loại gồm các loại đất sau:
+ Đất phù sa sông Hồng có tầng glây: Có diện tích khoảng 2.000 ha, chiếm

46,51% tổng diện tích nhóm đất phù sa;
+ Đất phù sa sông Thái Bình không tầng glây hoặc có glây yếu: Có diện tích
khoảng 600 ha, chiếm 13,95% tổng diện tích nhóm đất phù sa;
+ Đất phù sa sông Thái Bình không bồi tụ có tầng glây: Có diện tích khoảng 1.380
ha, chiếm 46,51% tổng diện tích nhóm đất phù sa;
+ Đất phù sa sông Thái Bình có tầng loang lổ đỏ vàng: Có diện tích khoảng 170
ha, chiếm 3,95% tổng diện tích nhóm đất phù sa;
+ Đất phù sa sông Thái Bình không được bồi hàng năm: Có diện tích khoảng
1.500 ha, chiếm 3,49% tổng diện tích nhóm đất phù sa.
- Nhóm đất phèn mặn:
Nhóm đất này có diện tích khoảng 4.143 ha, chiếm 20,86% diện tích điều tra, diện
tích đất phèn mặn phấn bố chủ yếu ở các xã phía Đông và phía Tây của huyện. Thực tế
nhóm đất này là những ổ phèn, quan sát phẫu diện đất ta thấy tầng sinh phèn màu vàng
rơm pha lẫn trắng tựa như vôi xỉ, nằm cách xa mặt đất từ 25 đến 26 cm, độ pHkcl thấp
từ 3,5 - 4,5, Fe++ và Al+++ di động cao. Phèn tiềm tang không thấy có tầng sinh phèn mà
phần sinh phèn màu xám tro, xám vàng có nhiều xác sú, vẹt chôn vùi trước đây.
Trong nhóm đất phù sa được chia thành 5 loại gồm các loại đất sau:
16


+ Đất phèn tiềm tàng mặn nhiều: Có diện tích 578 ha, chiếm 13,94% tổng diện tích
nhóm đất mặn;
+ Đất phèn mặn ít, trung bình: Có diện tích 3.565 ha, chiếm 86,06% tổng diện tích
nhóm đất mặn;
+ Đất phèn tiềm tàng mặn nhiều: Có diện tích 578 ha, chiếm 13,94% tổng diện tích
nhóm đất mặn.
1.2.2. Tài nguyên nước.
Tài nguyên nước của huyện gồm: Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
- Nước mặt: Thái Thụy có hệ thống sông suối dày đặc, với hệ thống các sông
chính như sông Hóa phía Bắc huyện, sông Diêm Hộ chảy ngang trong nội huyện và

sông Trà Lý phía Nam huyện. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các ao, hồ, đầm đây là
nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của các xã, thị trấn trong huyện.
- Nước ngầm: Theo tài liệu địa chất, huyện Thái Thụy nằm trong trầm tích bở rời
hệ thứ tư có nguồn nước biển hỗn hợp, nên khả năng tàng trữ nước ngầm rất tốt, đặc biệt
là tầng chứa nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90 - 120 m, nước áp lực nên mực nước ngầm
cách mặt đất 0,5 - 10 m rất thuận lợi cho quá trình khai thác. Tuy nhiên nước ngầm của
huyện có nguồn gốc chôn vùi thường bị nhiễm mặn không sử dụng cho sản xuất và sinh
hoạt, thường nhân dân khoan giếng đến độ sâu 10 - 12 m để tắm, giặt nhưng không dùng
cho ăn uống.
1.2.3. Tài nguyên rừng.
Thái Thụy là huyện ven biển nên có diện tích đất lâm nghiệp của huyện hầu hết
là diện tích đất rừng phòng hộ chắn song, gió cát ven biển. Tổng diện tích đất lâm
nghiệp của huyện có 374,15 ha, chiếm 1,39% diện tích tự nhiên của huyện. Chủ yếu là
rừng phòng hộ ven biển tại các xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng,
Thái Đô.
Ngoài ra diện tích ngoài địa giới có 8.034,30 ha. Trong đó đất mặt nước ven biển có
rừng ngập mặn là 2.175,92 ha và đất mặt nước ven biển có mục đích khác 5.858,38 ha.
Nhìn chung rừng của huyện chỉ mang tính chất phòng hộ nhằm chắn song, cát, gió.
1.2.4. Tài nguyên biển.
Thái Thụy có bờ biển dài 27 km với hàng chục ngàn km 2 lãnh hải và 3 cửa sông
lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa. Biển Thái Thụy có nhiều loại hải sản
quý, có giá trị kinh tế cao sinh sống như: Tôm, cua, cá, mực,… Nhìn chung tài nguyên
17


biển của Thái Thụy có ý nghĩa rất to lớn trong sự nghiệp kinh tế của huyện nói riêng và
của tỉnh Thái Bình nói chung vì vậy cần phải đầu tư, sử dụng và khai thác hợp lý và có
hiệu quả nguồn tài nguyên này.
1.2.5. Tài nguyên nhân văn – du lịch.

Vùng đất Thái Thụy ngày nay gồm một phần lớn đất đai huyện Thụy Anh ,
huyện Thanh Quan (sau này là huyện Thái Ninh) và một phần huyện Thanh Lan (sau
này là huyện Đông Quan thuộc lộ Long Hưng thời Trần rồi thuộc thành phố Thái Bình
thời Lê - Nguyễn). Sau nhiều lần thay đổi lại địa giới hành chính đến cuối năm 1969,
huyện Thụy Anh và huyện Thái Ninh đã sát nhập thành huyện Thái Thụy ngày nay.
Với truyền thống lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào và dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh Thái Bình, Huyện ủy, UBND huyện Thái Thụy sẽ tiếp tục vun đắp, thừa kế
những giá trị vật chất, tinh thần xây dựng con người mới có đạo đức, lối sống văn hoá
lành mạnh, khơi dậy và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu chọn lọc
nền văn hoá hiện đại, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho các dân tộc trong huyện, đẩy
mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, gia đình văn
hoá mới trong toàn huyện. Xây dựng Thái Thụy sẽ trở thành một huyện có nền kinh tế văn hoá - xã hội năng động, phát triển xứng đáng là một trong những địa bàn chiến lược
của tỉnh Thái Bình.
Tài nguyên du lịch của Thái Thụy được nghiên cứu và đánh giá gồm cả hai loại
hình du lịch là du lịch biển (bao gồm: 27 km bờ biển và khu bảo tồn thiên nhiên rừng
Bần già Thụy Trường, các cồn đảo ven biển) và du lịch tâm linh với với nhiều lễ hội lâu
đời tiêu biểu của huyện như đình, chùa cổ kính đã được xếp hạng (đền An Cố, đền Tam
Tòa, đền Vân Đồn, đền Ngũ Thôn, đền Bình Đoài, đền Từ Cát và khu tưởng niệm
Nguyễn Đức Cảnh,…). Đây là những điều kiện lý tưởng để Thái Thụy phát triển đa
dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch tắm biển, thăm quan các làng
nghề truyền thống nổi tiếng trong nước như ngành dệt, chế biến thực phẩm, đồ gỗ,…
Ngoài các điểm du lịch trong huyện, Thái Thụy còn có thể mở rộng, liên kết với
các địa phương khác trong tỉnh (thành phố Thái Bình, huyện Thái Thụy, Đông Hưng,…)
và đặc biệt hơn nữa là liên kết với các tỉnh, thành phố khác để hình thành các tour du
lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.
1.3.1. Điều kiện kinh tế.
Tổng giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 11.946,3 tỷ đồng, tăng 14,26% so với cùng
kỳ năm 2014 (giá cố định năm 2010). Trong đó:
18



- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 4.294,0 tỷ đồng, tăng 3,75% so với
cùng kỳ năm 2014;
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản ước đạt
3.982,0 tỷ đồng, tăng 36,47% so với năm 2014;
- Giá trị thương mại, dịch vụ ước đạt 3.670,3 tỷ đồng, tăng 7,98% so với năm 2014.
Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 35,9%; công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 33,3%; thương mại, dịch vụ chiếm 30,8%.
* Trồng trọt: Tổng diện tích lúa cả năm đạt 26.481 ha, năng suất đạt 131,72 tạ/
ha, sản lượng thóc đạt 176.338 tấn: Vụ xuân diện tích 13.037 ha, năng suất đạt 71,72
tạ/ha, sản lượng đạt 93.514 tấn. Vụ mùa 13.804 ha, năng suất ước đạt 58,48 tạ/ha.
Sản xuất cây màu, cây vụ Đông đạt kết quả khá tốt, diện tích ước đạt 9.435 ha . Một
số địa phương có diện tích cây vụ Đông tăng cao như Thụy An, Thái Hà, Thụy Quỳnh,
Thụy Sơn, Thụy Phúc ... đặc biệt một số hộ gia đình đầu tư trồng vụ Đông với quy mô
diện tích lớn đã đem lại thu nhập kinh tế cao.
* Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển ổn định theo hướng gia trại, trang trại. Đến nay,
toàn huyện có 9 trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, trong đó có 7 trang trại chăn nuôi lợn
và 2 trang trại chăn nuôi gà. Các dự án tại các vùng chuyển đổi và khu chăn nuôi tập trung
tại xã Thụy Ninh, Thụy Hồng, Thụy Quỳnh, Thái Phúc, Thái Nguyên được quan tâm đầu
tư, bước đầu đem lại lợi ích kinh tế cao.
* Nuôi trồng khai thác thủy hải sản: nuôi trồng thủy sản đã khai thác tốt quỹ đất
ven sông, ven biển, tổng diện tích nuôi ngao là 1.111 ha, sản lượng ước đạt 33.330 tấn/
năm. Khai thác hải sản được duy trì, phát triển: tổng phương tiện đang hành nghề khai thác
hải sản là 533 phương tiện với tổng công suất 63.809 cv, với 1.618 lao động. Sản lượng khai
thác ước đạt 37.104 tấn, tăng 115,4% so với cùng kỳ năm 2014 đạt 99% kế hoạch năm 2015.
Trong đó khai thác nước nặm đạt 36,223 tấn, khai thác nước ngọt đạt 872 tấn. Giá trị khác
thác thủy sản đạt 348,31 tỷ đồng.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: Giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 3.982 tỷ đồng, tăng 36,47% so với năm 2014. Toàn

huyện có 300 doanh nghiệp, 24 làng nghề đang hoạt động, giải quyết 13.000 lao động.
Các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện đang được khẩn trương đẩy nhanh tiến độ: Dự
án nhiệt điện Thái Bình, nhà máy giày, dép gia xuất khẩu tại cụm công nghiệp Mỹ Xuyên,
dự án sản xuất nhà máy Amonitrat – xã Thái Thọ, dự án nhà máy bột cá – cụm công
nghiệp Thụy Tân đang hoạt động hiệu quả, thu hút nhiều lao động tham gia.
* Thương mại - dịch vụ: Các hoạt động thương mại dịch vụ được duy trì và có bước
19


phát triển. Giá trị thương mại dịch vụ ước đạt 3.670,3 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2014.
1.3.2. Điều kiện xã hội.
* Giáo dục - đào tạo: Sự nghiệp giáo dục – đào tạo được gữi vững, các cấp học,
ngành học đã thực hiện hiệu quả phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động. Chất
lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên đạt chuẩn
tăng. Năm học 2014 – 2015 tỷ lệ huy động các cháu đến nhà trẻ đạt 72,6%; mẫu giáo
100%, trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%; học
sinh tiểu học được khen thưởng cấp huyện trở lên 3100 học sinh đạt 18,9%; trung học
cơ sở giỏi 3.281 học sinh (23,55%). Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt
98,9%, tốt nghiệp lớp 5 đạt 100%, học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 đạt 71,5%, giáo viên
đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 79,3%. Toàn huyện có 105 trường đạt chuẩn quốc gia,
trong đó mần non 30, tiểu học 48, trung học cơ sở 27 trường.
* Y tế, kế hoạch hóa gia đình: Ngành y tế đã tăng cường triển khai thực hiện công
tác y tế dự phòng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra dịch bệnh lớn trên địa
bàn.
* Văn hoá, thể dục thể thao, thông tin, truyền thanh truyền hình.
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, lễ hội được quan tâm chỉ đạo, xét duyệt
công nhận danh hiệu "thôn làng văn hóa" và " xã đạt chuẩn văn hóa" Năm 2015 tổ
chức xét duyệt, công nhận 160 thôn làng đạt danh hiệu “thôn làng văn hóa”, 8 xã đạt
chuẩn nông thôn mới. Các di tích và các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể luôn được
giữ gìn và phát huy. Trùng tu, phục hồi, tôn tạo 7 di tích văn hóa trong năm 2015.

công tác phát thanh, truyền hình với nhiều nội dung phong phú, hiệu quả thiết thực
phục vụ đắc lực các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Các phong trào văn hóa, thể dục thể thao (cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng
chuyền...) được tổ chức rộng khắp, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân, tham gia hội thi,
hội diễn đạt thành tích cao (giải nhì về bơi chải các tỉnh đồng bằng sông Hồng).
Hoạt động công nghệ thông tin từ huyện đến cơ sở được tăng cường, bước đầu
khai thác Cổng thông tin điện tử trong công tác điều hành, quản lý và quảng bá tiềm
năng của huyện.
1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường.
1.4.1. Những lợi thế.
- Thái Thụy nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, nơi giao thoa giữa đồng bằng và biển,
có quốc lộ 39 chạy qua, có cảng biển Diêm Điền tạo cho Thái Thụy có nhiều thuận lợi
để mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học và công nghệ trong, ngoài tỉnh và cả quốc tế.
20


- Diện tích tự nhiên rộng, có bờ biển dài là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của
huyện nói riêng.
- Các khu điểm du lịch đã được quy hoạch phát triển đang ngày càng được khai
thác có hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao.
- Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi
mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các ngành trong việc thực hiện các
công trình đầu tư trên địa bàn do các ngành quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao
thông, thủy lợi. Huyện cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn lực từ các
thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển.
- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng
bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
1.4.2. Những khó khăn, hạn chế.
Tuy có nhiều thuận lợi nêu trên, nhưng Thái Thụy cũng có nhiều khó khăn, hạn

chế, thách thức không nhỏ như: Khí hậu khắc nghiệt, là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi
về thời tiết, khí hậu (lũ, lụt, bão, hạn hán, nhiễm mặn,...) đã gây thiệt hại không nhỏ
cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn như thủ đô Hà Nội, thành phố và tỉnh
Quảng Ninh nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn, song cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân. Môi trường đất đang bị suy thoái do: Sức ép tăng
dân số và các chính sách, hệ thống quản lý chưa đạt yêu cầu, hệ thống sử dụng đất
nông nghiệp tiến bộ chưa được phổ biến rộng rãi.
- Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, thiếu bền vững do phụ
thuộc phần lớn vào đầu tư từ ngân sách nhà nước, chưa gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế
với lao động. Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm. Các tiềm năng để phát triển chậm được khai thác. Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa
so với trung bình cả tỉnh là thách thức lớn.
- Sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh kém, thị trường bó hẹp, chủ yếu tiêu thụ
trong tỉnh. Mặc dù trên địa bàn huyện có một số vùng trọng điểm có điều kiện phát
triển nhanh, song do hạn chế về vốn đầu tư nên các vùng này chưa phát huy được khả
năng và lợi thế để phát triển thành các vùng động lực thúc đẩy kinh tế chung của
huyện.
21


2.Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường huyện Thái Thụy- tỉnh Thái
Bình.
2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ
môi trường.
Trong thời gian qua, mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực tham
gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy được sức mạnh tổng thể của xã hội
do vai trò chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Định kỳ tổ chức sơ
kết, rút kinh nghiệm; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công

tác bảo vệ môi trường. Xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một trong những tiêu
chí xét thi đua khen thưởng nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Công tác tập huấn, hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật
được triển khai thực hiện đồng bộ, thường xuyên. Tổ chức phổ biến rộng rãi Luật
BVMT, Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 21/CT-TU của BTV
Tỉnh uỷ, kế hoạch bảo vệ môi trường của huyện thực hiện chương trình bảo vệ môi
trường đến các đoàn thể và quần chúng nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên
địa bàn nhằm quán triệt sâu sắc và nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm và nhiệm vụ
bảo vệ môi trường.
Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên (thông
qua hệ thống loa truyền thanh cấp huyện, xã; qua các hoạt động kỷ niệm Ngày Môi
trường thế giới, Giờ trái đất, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam...)
2.2. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường.
Từ năm 2003, hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương đã
được hình thành theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà
nước về tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống tổ chức bộ máy ngày càng được kiện toàn;
chức năng nhiệm vụ được phân định cụ thể sau khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Hiện nay, huyện có 8 biên chế và hợp đồng về công
tác tài nguyên và môi trường (trong đó biên chế 02 cán bộ chuyên trách, 01 cán bộ hợp
đồng công tác bảo vệ môi trường, biển và khí tượng thủy văn); cấp xã cán bộ địa chính
xây dựng kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường.
Đội ngũ cán bộ tài nguyên và môi trường đã tham mưu và trực tiếp giúp UBND
các cấp thực hiện một khối lượng lớn nhiệm vụ theo quy định của pháp luật bảo vệ
môi trường, đóng góp hữu ích vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của
huyện. Hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND huyện ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định, Thông
tư, các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy phù hợp với tình hình thực tế của
22



×