Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BD HSG hóa học 9: toán hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.92 KB, 8 trang )

Chuyên đề: HÓA HỌC HỮU CƠ

XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ-CÔNG THỨC CẤU TẠO
HỢP CHẤT CHẤT HỮU CƠ-MỘT SỐ BÀI TOÁN HỖN HỢP
************
A- KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. Đại cương hữu cơ:
1. Thành phần nguyên tố:
a. Định tính: Xác định sự có mặt của các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ, bằng cách
chuyển chúng thành các hợp chất vô cơ đơn giản, rồi nhận biết.
Ví dụ: Đốt chất hữu cơ → CO2 + H2O
+ CO2 làm đục nước vôi trong (CaCO3).
+ Nước làm CuSO4 khan màu trắng, chuyển thành màu xanh (CuSO4.5H2O)
Hoặc đun nóng chất hữu cơ (protein chẳn hạn) với dung dịch NaOH đặc, sản phẩm sinh ra khí
mùi khai, làm quỳ ẩm hóa xanh => trong phân tử có nitơ. Dung dịch còn lại cho phản ứng với
Pb(NO3)2 hoặc CuSO4 có kết tủa đen (PbS hoặc CuS)=> trong phân tử có lưu huỳnh.
b. Định lượng:
α. Định lượng C và H: Đốt cháy a (gam) HCHC thu được mCO (g) và m H O (g)
2

- Tính khối lượng các nguyên tố: mC = 12 n CO = 12
2

mCO2
44

2

; mH = 2 n H O = 2

m .100%


- Tính thành phần % khối lượng các nguyên tố: %C = C
a
m N .100%
β. Định lượng N: mN = 28 n N2 => %N =
a

2

m H2 O
18

và %H =

mH .100%
a

γ. Định lượng O: mO = a – (mC + mH + mN) => %O = 100% - (%C + %H + %N)
* Ghi chú:
- Nếu chất khí đo ở đkc (00C và 1atm): n =

V(l)
22,4

- Nếu chất khí đo ở điều kiện không chuẩn:
P: áp suất (atm)
P.V
n=
V: thể tích (lít)
R.(t 0C + 273)
R  0,082

c. Xác định khối lượng mol:
- Dựa trên tỷ khối hơi: d A/B =

mA
M
 d A/B = A  MA = MB.dA/B
mB
MB

+ Nếu B là không khí thì MB = 29  M = 29.d
+ Nếu B là Hidro thì MB = 2  M = 2.d
- Dựa trên khối lượng riêng a (g/ml): Gọi V (lít) là thể tích mol của chất khí có khối
lượng riêng a (g/ml) trong cùng điều kiện thì M = a.V.
- Dựa trên sự bay hơi: Làm hóa hơi m (gam) hợp chất hữu cơ thì thể tích nó chiếm V
lít. Từ đó tính khối lượng của một thể tích mol (cùng điều kiện) thì đó chính là M.
- Hóa hơi cùng điều kiện (nhiệt độ và áp suất): VA = VB => nA = nB
2. Xác định % khối lượng hoặc khối lượng mỗi nguyên tố trong HCHC: Dựa vào khối
lượng hay (%) các nguyên tố. Giả sử hợp chất hữu cơ có công thức đơn giản nhất: CxHyOzNt (x,
y, z, t nguyên dương)
x:y:z:t=



hoặc x : y : z : t = ∶ ∶ ∶ =  :  :  : 
trang 1
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


3. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ:
Giả sử chất hữu cơ có công thức phân tử CxHyOzNt (x, y, z, t nguyên dương)

a. Dựa vào phần trăm khối lượng các nguyên tố (nếu biết M):
12x
y
16z
14t
M
12x
y
16z
14t
M
=
=
=
=
hoặc
=
=
=
=
%C %H %O %N 100%
mC
mH
mO
mN
m

b. Thông qua CTĐGN (nếu chưa biết M):
Từ CTĐGN: CH ON) suy ra CTPT: (CHON)n.
M = ( 12    16  14 )n 

 n=

M
 CTPT
12     16   14 

c. Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy:
C x H yOz N t  ( x 

y z
y
t
 ) 
 xCO 2  H 2 O  N 2
4 2
2
2

M
m
Do đó:

M
44x
9y
14t
=
=
=
m

mCO2
m H 2O
m N2

44x

9y

mCO2

m H 2O

14t
mN 2

=> được x, y, t và M ta suy ra z

* Đối với cách xác định công thức phân tử thông qua công thức đơn giản nhất: Một số bài
toán thường hay cho công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử hoặc dự vào hợp
chất đơn chức hay số lượng nhóm chức để suy ra n => công thức phân tử.
II. Hidrocacbon:
1. Công thức tổng quát:
- Đặt công thức tổng quát dạng CxHy (x, y là số nguyên dương và y ≤ 2x + 2).
- Đặt công thức tổng quát dạng CnH2n+2-2k (tùy theo từng loại hidrocacbon mà có điều kiện n
và k khác nhau).
Ví dụ: - Hidrocacbon ở thể khí điều kiện thường thì n ≤ 4.
- Hidrocacbon là ankin thì k = 2 và n ≥ 2 (phân tử có một nối ba).
- Hidrocacbon là ankađien thì k = 2 và n ≥ 3 (phân tử có hai nối đôi).
2. Một số hidrocacbon đã học:
a. Đối với ankan: Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥ 1), phân tử chỉ chứa liên kết đơn.

CnH2n+2 +
O2 
Ta có: n H O > n CO
 nCO2 + (n + 1)H2O.
2

2

b. Đối với anken: Công thức chung: CnH2n (n ≥ 2), phân tử có một liên kết đôi.
CnH2n +
O2 
Ta có: n H O = n CO
 nCO2 + nH2O.
2

2

c. Đối với ankin: Công thức chung: CnH2n-2 (n ≥ 2), phân tử có một liên kết ba.
CnH2n-2 +
O2 
Ta có: n H O < n CO
 nCO2 + (n - 1)H2O.
2

2

3. Một số chú ý trong toán hidrocacbon:
- Khi đốt cháy hidrocacbon thì cacbon tạo ra CO2 và hidro tạo ra H2O. Tổng khối lượng C và
H trong CO2 và H2O phải bằng khối lượng của hidrocacbon.
- Hỗn hợp X gồm hidrocacbon và hidro, nung nóng X (có xúc tác Ni) thu được hỗn hợp Y,

đốt cháy Y thu được CO2 và H2O => thì đốt Y chính là đốt X, mX = mY = mC + mH.
- Khi đốt cháy ankan thu được n H O > n CO => nankan cháy = n H O - n CO
2

2

2

2

- Đốt cháy ankin: n H O < n CO và nankin cháy = n CO - n H O
2

2

2

2

- Đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon không no được bao nhiêu mol CO2 thì sau đó hidro hóa
hoàn toàn rồi đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon no đó sẽ thu được bấy nhiêu mol CO2. Đó là
trang 2
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


do khi hidro hóa thì số nguyên tử C không thay đổi và số mol hidrocacbon no thu được luôn
bằng số mol hidrocacbon không no.
- Sau khi hidro hóa hoàn toàn hidrocacbon không no rồi đốt cháy thì thu được số mol H2O
nhiều hơn so với khi đốt lúc chưa hidro hóa. Số mol H2O trội hơn bằng số mol H2 đã tham gia
phản ứng hidro hóa.

III. Ancol (rượu):
1. Công thức tổng quát:
- Ancol no đơn chức mạch hở: CnH2n + 1OH (hay CnH2n + 2O) với n ≥ 1.

- Ancol không no, đơn chức, mạch hở, có một liên kết đôi: CnH2n -1OH (n ≥ 3).
- Ancol no, mạch hở: CnH2n+2-x(OH)x hay CnH2n+2Ox (1 ≤ x ≤ n).
* Chú ý: Trong hợp chất ancol nhóm -OH liên kết với cacbon no (không gắn ở C nối đôi
hoặc nối ba) và mỗi cacbon chỉ liên kết tối đa với 1 nhóm -OH.
2. Các hợp chất ancol thường gặp:
+ CH3OH (ancol metylic hay metanol)
+ C2H5OH (ancol etylic hay etanol)
+ C3H5(OH)3 (Glyxerol hay propan-1,2,3-triol)
3. Tính chất hóa học:
a. Phản ứng thế H của nhóm -OH: 2R(OH)x + 2xNa  
 2R(ONa)x + xH2 
Tỷ lệ mol giữa ancol : khí H2 => số nhóm chức –OH.
b. Phản ứng với Cu(OH)2: Những ancol có 2 nhóm -OH gắn ở 2 cacbon liền kề, phản
ứng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.
Ví dụ: 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 
 [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
H+, t0
c. Phản ứng este hoá: RCOOH + R’OH
RCOOR’ + H2O
d. Phản ứng tách nước:
H SO
 CnH2n + H2O
CnH2n+1OH 
170 C
2


4

o

H SO
 R-O-R + H2O.
2ROH 
140 C

hoặc

2

4

o

3n
to
O2 
 nCO2 + (n+1)H2O
2
 Ancol no (đơn chức hoặc đa chức), mạch hở và n ancol = n H2O  nCO2

e. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (cháy): Cn H 2n+1OH +
Chú ý: nH O > n CO
2

2


4. Điều chế:
H SO , t
 Cn H2n+1OH (tuân theo qui tắc Maccopnhicop)
- Phương pháp tổng hợp: Cn H2n + H2O 
+H O
enzim
 C6 H12O6 
 C2 H5OH
- Phương pháp sinh hoá: (C6 H10O5 )n 
xt, t
o

2

4

2

o

IV. Axit cacboxilic.
1. Công thức chung:
- Axit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n ≥ 0) hay CnH2nO2 (n ≥ 1)
- Axit đơn chức, mạch hở, có một liên kết đôi C=C: CnH2n-1COOH (n ≥ 2) hay CnH2n-2O2 (n ≥ 3)
- Axit đơn chức: RCOOH
- Axit đa chức: R(COOH)n
2. Một số axit thường gặp:
HCOOH (axit fomic hay axit metanoic);
CH3COOH (axit axetic hay axit etanoic);
HOOCCOOH: axit oxalic, …

4. Tính chất hóa học:
- Tính axit: Có đầy đủ tính chất hóa học của một axit.
trang 3
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Ví dụ:
R(COOH)n + nNaOH → R(COONa)n + nH2O
Dựa vào tỷ lệ mol NaOH : axit => số nhóm chức -COOH.
- Phản ứng cộng vào gốc không no: Axit không no tham gia phản ứng cộng H2, Br2, Cl 2…
và trùng hợp tạo thành polime.
5. Điều chế axit axetic:
m en giÊm CH COOH + H O
CH3CH2OH + O2 

3
2
o
25  30 C
o

xt, t
CH3OH + CO 
 CH3COOH
V- Một số điểm cần lưu ý khi giải toán hữu cơ xác định công thức phân tử-toán hỗn hợp:
1. Các định luật thường được vận dụng trong toán hữu cơ:
- Bảo toàn khối lượng.
- Bảo toàn nguyên tố: Oxi, Hidro, …
- Các kỹ thuật tính toán số mol chất hữu cơ đem đốt (đã nêu ở phần lý thuyết):
Ví dụ:

 Đốt cháy hidrocacbon ta có: n ả ứ = n H O + n CO
2

2

 Tách nước hỗn hợp ancol A, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất hữu cơ B, đốt cháy B
cần dung V lit oxi (đktc). Ta có lượng oxi đốt cháy B chính là lượng oxi đốt cháy A.
2. Phương pháp giải toán:
Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải dạng bài tập này, giáo viên phải đưa ra những bước
giải chung, hướng dẫn các em giải một số bài. Sau đó chỉ giải đáp những thắc mắc khi các em
gặp khó khăn ở bước giải nào đó. Cuối mỗi tiết học giáo viên phải dành ra từ 10 đến 15 phút để
hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Các bước cơ bản để giải bài tập :
+ Bước 1: Tìm khối lượng hoặc % mỗi nguyên tố (theo các công thức trên).
* Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ mà sản phẩm thu được chỉ gồm có CO2 và H2O, thì
hợp chất đó có chứa 2 nguyên tố (cacbon, hiđro) hoặc 3 nguyên tố (cacbon, hiđro và oxi).
* Nếu đề bài đã cho biết rõ chất hữu cơ đem đốt cháy chỉ chứa 2 nguyên tố hoặc chất hữu
cơ đó là một hiđrocacbon thì chỉ cần xác định khối lượng cacbon và hiđro.
* Nếu chất hữu cơ đem đốt cháy không nói rõ chứa những nguyên tố nào thì ta phải xác
định xem chất đó có chứa thêm nguyên tố oxi hay không :
Nếu mO = mA - (mC + mH ) = 0
=> A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H
Nếu mO = mA – (mC + mH ) > 0
=> A chứa nguyên tố C, H và thêm O
+ Bước 2:
* Nếu chưa biết khối lượng phân tử chất hữu cơ (M), tìm tỷ lệ số mol nguyên tử mỗi
nguyên tố (lập tỷ lệ giữa các nguyên tử).
nC : nH : nO : nN = x : y : z : t =




hoặc x : y : z : t = ∶ ∶ ∶
=> Công thức thực nghiệm (CxHyOz) n = MA hoặc dựa vào nhóm chức suy ra giá trị n
* Nếu biết khối lượng phân tử chất hữu cơ (M)
12x
y
16z
14t
M
12x
y
16z
14t
M
=
=
=
=
hoặc
=
=
=
=
%C %H %O %N 100%
mC
mH
mO
mN
m


+ Bước 3: Xác định x, y, z, t và giá trị n => công thức phân tử chất hữu cơ.
Ví dụ 1: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được
5,4 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Vì A là hợp chất hữu cơ nên A phải chứa nguyên tố cacbon. Chất hữu cơ A chỉ chứa 2
trang 4
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


nguyên tố, khi đốt A (A hóa hợp với khí oxi trong không khí) thu được 5,4 g H2O như vậy
trong A có nguyên tố hiđro.
- Tìm khối lượng hoặc tính % mỗi nguyên tố:
mH = (5,4. 2) : 18 = 0,6 (gam); mC = 3,0 - 0,6 = 2,4 (gam)
=> Công thức phân tử A có dạng: (CxHy)n hoặc CxHy.
- Xác định công thức phân tử:
+ Xác định theo công thức thực nghiệm:
,
,
Lập tỷ lệ số mol nguyên tử của các nguyên tố: x : y = ∶ = 1 : 3
=> Công thức thực nghiệm: (CH3)n = 30 (n là số nguyên dương)
Ta có:
(12 + 1 . 3) . n = 30 => n = 2
Công thức phân tử của A: C2H6.
+ Xác định theo tỷ lệ khối lượng nguyên tử của các nguyên tố:
, 20
=> x = 2; y = 6
,
Công thức phân tử A là: C2H6.
* Ngoài cách giải đã nêu ở trên, giáo viên có thể hướng dẫn các em giải bài tập này theo
cách sau đây:

1. Vì A là chất hữu cơ nên trong A phải chứa nguyên tố cacbon. Khi đốt cháy A thu được
H2O nên trong A phải có hidrô. Theo đề bài, A chứa hai nguyên tố nên công thức của A có
dạng CxHy. Ta có: n A 

3
5,4
 0,1(mol) ; n H2O 
 0,3(mol)
30
18

Phương trình hóa học phản ứng cháy của A là:
t0

4CxHy + (4x + y)O2
4 mol
0,1 mol
Tỉ lệ:

,

=

 

,

4xCO2 + 2yH2O
2y mol
0,3 mol


=> y = 6

Mặt khác MA = 12x + y = 30 (*); thay y = 6 vào (*) ta có: x = 2
=> Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A là C2H6
Nhận xét: Với cách giải thứ 2 sẽ gây khó khăn cho học sinh ở bước lập phương trình hóa học
vì nhiều em sẽ không lập được phương trình hóa học hoặc lập phương trình bị sai, Do đó giáo
viên nên thống nhất cho học sinh giải bài tập này theo cách thứ nhất, còn cách thứ 2 chỉ giới
thiệu cho học sinh, em nào giải được theo cách này thì giải.
Ví dụ 2: Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử của A, biết phân tử khối của A là 60.
b. Viết công thức cấu tạo có thể có của A ?
Hướng dẫn giải:
Chất hữu cơ A không nói rõ có chứa những nguyên tố, khi đốt A (A phản ứng với khí oxi
trong không khí) thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O như vậy trong A phải chứa 2 nguyên
tố C và H. và phải xét xem A có chứa thêm O hay không ?
- Tìm khối lượng mỗi nguyên tố:
mC = (6,6 . 12) : 44 = 1,8 (gam); mH = (3,6 . 2) : 18 = 0,4 (gam)
=> mO = 3 - (1,8 + 2,2) = 0,8 (gam) => A có chứa thêm nguyên tố oxi
=> Công thức phân tử A : CxHyOz (x, y, z là những số nguyên dương)
- Ta có: , , , 20
=> x = 3; y = 8; z = 1
Công thức phân tử A là: C3H8O.
trang 5
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí etilen C2H4 (đktc).
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng etilen ở trên, biết rằng oxi chiếm

1/5 thể tích không khí).
c. Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH 1M. Muối nào
được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam ?
Hướng dẫn giải:
a. Phương trình hóa học:
Số mol C2H4: n
= , , = 0,3 mol
C2H4
+
3O2
2CO2 + 2H2O
0,3 mol
0,9 mol
0,6 mol
b. Thể tích không khí:
V =0,9 . 22,4 = 20,16 lit.
=> VKK = 5.V = 5 . 20,16 = 100,8 (lit)
c. Khối lượng muối tạo thành: nNaOH = 0,5 . 1 = 0,5 (mol)
,
Ta thấy:
= = 0,83 < 1 => Phản ứng tạo muối axit NaHCO3 và CO2 dư
,

NaOH
0,5 mol

+




CO2

NaHCO3
0,5 mol
= 0,5 . 84 = 42,0 (gam)

=> m

VI. Bài tập tham khảo:
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố thu được 11 gam CO2
và 6,75 gam H2O. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo A, biết khối lượng
phân tử của A là 30 ?
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.
a. Trong chất hữu cơ A chứa những nguyên tố nào ?
b. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A ?
c. Chất A có làm mất màu dung dịch brom không ?
d. Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O
người ta thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. Khối lượng phân tử chất đó là 180 đvC.
Hãy xác định công thức phân tử của chất hữu cơ nói trên ?
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4
đặc thì khối lượng bình tăng 1,8 gam và qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 15 gam kết tủa.
Xác định công thức phân của A, biết d A/O = 3,25
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua
bình một đựng H2SO4 đậm đặc rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối
lượng bình một tăng 3,6 gam và bình hai có 30 gam kết tủa trắng. Khi hóa hơi 5,2 gam (A) thu
được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Xác định công thức phân tử của (A) ?
Bài 6. Hợp chất X chứa C, H, O. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam X sau đó cho toàn bộ sản
phẩm đi vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 5 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng

độ 0,25 M. Dung dịch này có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là 4,3
gam. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
Bài 7. Trộn 10ml Hydrocacbon A với 60ml O2 (dư) rồi đốt. Sau phản ứng làm lạnh thu được
40ml hỗn hợp khí, tiếp tục cho hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư thì còn 10ml khí. Tìm công
2

trang 6
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()


thức phân tử của A ? Biết rằng tất cả các thể tích đo trong cùng điều kiện.
Bài 8. Đốt 200 cm3 hơi một chất hữu cơ chứa C; H; O trong 900 cm3 O2 (dư). Thể tích sau phản
ứng là 1,3 lít sau đó cho nước ngưng tụ còn 700cm3 và sau khi cho qua dung dịch KOH còn
100cm3. Tìm công thức phân tử của chất hữu cơ ? Biết rằng các khí đo trong cùng điều kiện
nhiệt độ và áp suất.
Bài 9. Trộn 400ml hỗn hợp khí gồm N2 và một Hydrocacbon A với 900ml O2 (dư) rồi đốt cháy.
Thể tích hỗn hợp khí và hơi sau khi đốt cháy là 1,4 lít. Làm ngưng tụ hơi nước thì còn lại
800ml khí. Cho khí này lội qua dung dịch KOH dư thì còn 400ml. Các khí đo trong cùng điều
kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm công thức phân tử của A ?
Bài 10. Trộn 10ml một Hydrocacbon khí với một lượng O2 dư rồi làm nổ hỗn hợp này bằng tia
lửa điện. Làm cho hơi nước ngưng tụ thì thể tích của hỗn hợp sau phản ứng thua thể tích ban đầu
30ml. Phần khí còn lại cho qua dung dịch KOH thì thể tích hỗn hợp giảm đi 40ml nữa. Tìm công
thức phân tử của Hydrocacbon biết rằng các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Bài 11. Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 10. Đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được
hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Tìm công thức phân tử của X.
Bài 12. Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm
xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z
sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T
trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Tìm công thức phân tử và tính % theo khối lượng

của X và Y có trong Z (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Bài 13. Một hỗn hợp G gồm 1 ankan và 1 anken. Dẫn hỗn hợp đó qua 100 gam dung dịch brom
16% thấy dung dịch brom mất màu và khối lượng bình tăng 2,8 gam, sau phản ứng thấy thoát
ra 3,36 lit một khí (đktc). Đốt cháy hoàn toàn khí bay ra thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam
nước. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và % khối lương của ankan và anken.
Bài 14. Hỗn hợp khí X gồm một ankan (A) và ankin (B). Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng 25,76
lit oxi (đktc), thu được 12,6 gam nước. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích CO2 tạo
thành bằng thể tích hỗn hợp khí X. Nếu cho 2,75 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 7,35 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên
và % theo khối lượng của A và B có trong X.
Bài 15. Một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Khi phân tích a gam X, thấy tổng khối lương C
và H là 0,46 gam. Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần dùng 896 ml oxi (đktc). Sản phẩm cháy cho
hấp thụ hết và dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 1,9 gam. Biết tỷ khối hơi của
X so với hidro nhỏ hơn 75. Tìm công thức phân tử của X.
Bài 16. Đốt cháy hoàn toàn 33,2 gam hỗn hợp Y gồm CH3COOH và ancol no đơn chức
CnH2n+1OH (n ≥ 1), rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 120,0
gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 42,0 gam.
a. Xác định công thức phân tử của ancol ? Biết oxi không tan trong dung dịch.
b. Đun nóng 49,8 gam hỗn hợp X với dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác với hiệu suất ứng
80%. Tính khối lượng este tạo thành ?
Bài 17. Hỗn hợp khí A gồm metan, etylen và axetylen. Cho 7,84 lit hỗn hợp A qua dung dịch
Br2 (dư), thấy có 48,0 gam Br2 phản ứng. Nếu đốt cháy 15,6 gam hỗn hợp A, sản phẩm cháy
dẫn qua bình chứa nước vôi trong dư, sinh ra 110,0 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính % khối lượng axetylen có trong A.
c. Khối lượng dung dịch nước vôi trong tăng hay giảm sau khi hấp thụ sản phẩm cháy, khối
lượng bao nhiêu gam.
trang 7
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



Bài 18. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A gồm hidro, etylen và axetylen, thu được 2,24 lit khí
CO2 (đktc) và 4,86 gam nước. Mặt khác, nung A một thời gian (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp
khí B có tỷ khối so với hidro là 29/7 (biết lượng hidro tham gia phản ứng cộng là 20%). Tính số
mol mỗi khí trong hỗn hợp A.
Bài 19. Hỗn hợp A gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxilic đơn chức Y (có cùng số
nguyên tử cacbon và tỷ lệ mol của X và Y là 2 : 3). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol A thu được
33,6 lít CO2 (đktc) và 25,2 gam nước. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có
thể có và gọi tên X, Y.
Bài 20. Ba chất hữu cơ X, Y, Z có chung công thức đơn giản nhất. Khối lượng phân tử X gấp 3
lần Y, gấp 6 lần Z. Đốt cháy hoàn toàn V lít Z cần V lit oxi, sinh ra V lit CO2 và V lit hơi nước.
Xác định công thức phân tử X, Y, Z. Biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Bài 21. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lit hỗn hợp X gồm C3H8 và hydrocacbon Y, mạch hở (có chứa
liên kết π trong phân tử) thu được 22,0 gam CO2 và 10,8 gam nước.
a. Tính thể tích không khí cần dung đủ để đốt cháy hỗn hợp X (các thể tích khí đo ở đktc và
oxi chiếm 20% thể tích không khí).
b. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên Y.
Bài 22. Cho 2,8 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm 2 anken có khối lượng mol hơn kém nhau 14 gam
tác dụng với H2O, rồi tách lấy toàn bộ rượu tạo thành. Chia hỗn hợp rượu thành 2 phần bằng
nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với Na tạo 420 ml H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu
được CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 1,925 gam.
a. Tìm công thức của các anken và rượu.
b. Biết rằng 1 lít hỗn hợp anken ban đầu nặng gấp 18,2 lần 1 lít H2 đo ở cùng điều kiện.
Tính hiệu suất phản ứng hợp nước của anken
Bài 23. Cho hỗn hợp X gồm 3 hidroncacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường).
Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có hai chất với thành
phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít
hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Y, rồi thu toàn bộ
sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 2,0 gam kết tủa và khối
lượng dung dịch giảm ddi0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa

(cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn).
a. Tính giá trị m.
b. Timg công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.

trang 8
Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer ()



×