Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Nam La huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2012 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.81 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG CÔNG MINH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM LA - HUYỆN VĂN LÃNG
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG CÔNG MINH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM LA - HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K43 - QLĐĐ - N02

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Lê Văn Thơ


Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến hành
thực tập tại UBND xã Nam La, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn từ ngày
12/01/2015 đến ngày 24/04/2015 với đề tài “Đánh giá công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Nam La - huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2014”.
Trong thời gian thực tập tại UBND xã Nam La, huyện Văn Lãng, tỉnh
Lạng Sơn em đã có cơ hội học hỏi, có thêm nhiều kiến thức bổ ích và kinh
nghiệm thực tế quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình
và chu đáo của thầy giáo TS. Lê Văn Thơ trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị đang công tác tại UBND
xã Nam La, đặc biết là cán bộ địa chính xã đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em
hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Do thời gian và trình độ có hạn nên báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô
cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lương Công Minh



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 .................................................. 30
Bảng 4.2: Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân theo đơn vị
hành chính năm 2012. ............................................................................. 33
Bảng 4.3: Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân theo đơn vị
hành chính trên địa bàn Nam La năm 2013 ............................................ 34
Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình cá nhân năm 2014 ...... 34
Bảng 4.5: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức ...................................... 35
Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp ........................................ 36
Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp .................................. 37
Bảng 4.8: Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2012 ............................................ 38
Bảng 4.9: Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2013 ............................................ 38
Bảng 4.10: Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2014 .......................................... 39
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSD đất theo thời gian .................... 39
Bảng 4.12: Tổng hợp các trường hợp chưa cấp GCNQSD đất ...................... 40
Bảng 4.13: Tổng hợp những trường hợp chưa được cấp GCNQSD đất nông nghiệp
................................................................................................................. 41


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTC

: Bộ tài chính


BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

CT - Ttg

: Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ

DT

: Diện tích

ĐKĐĐ

: Đăng ký đất đai

GCN

: Giấy chứng nhận

GCNQSD

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

NĐ - CP


: Nghị định chính phủ

NQ

: Nghị quyết

QĐ-CP

: Quyết định Chính phủ

SST

: Số thứ tự

TT-BTNMT

: Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

TTĐC

: Tổng cục địa chính

TTLT

: Thông tư liên tịch

TW

: Trung ương


UBND

: Ủy ban nhân dân

VPĐK

: Văn phòng đăng ký

VPĐKQSD

: Văn phòng đăng ký đất đai


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài................................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.............................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm cấp GCNQSD đất .......................................................................... 4
2.1.2. Vai trò của công tác cấp GCNQSD đất đối với công tác quản lý Nhà nước
về đất đai ..................................................................................................................... 5
2.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................10
2.2.1. Cơ sở pháp lý để triển khai công tác cấp GCNQSD đất .............................10

2.2.3. Tình hình cấp GCNQSD đất trên cả nước và của huyện Văn Lãng,
tỉnh Lạng Sơn ..........................................................................................................18
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................21
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................21
3.3.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội .................................................................21
3.3.2. Tình hình quản lí và sử dụng đất đai .............................................................21
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa xã Nam La - huyện Văn
Lãng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012- 2014 ..........................................................22
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục .....................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................22
3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được ............22


v

3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được ....................................22
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ...................................................................23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...............................................................................24
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Nam La.......................26
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai ...............................................................................26
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 .................................................................30
4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Nam La - huyện Văn
Lãng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2014 ..........................................................32
4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân ..............32

4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, cá nhân giai đoạn
2012 - 2014 ...............................................................................................................35
4.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo loại đất.........................................35
4.3.4. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo thời gian ...................................38
4.3.5 Tổng hợp diện tích chưa được cấp GCNQSD đất của xã Nam La giai đoạn
2012 -2104 ................................................................................................................40
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho công tác cấp GCNQSD đất ....41
4.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................41
4.4.2. Khó khăn.........................................................................................................42
4.4.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Nam La - huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng
Sơn. ............................................................................................................................43
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 45
5.1. Kết luận ..............................................................................................................45
5.2. Kiến nghị............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham
gia vào mọi hoạt động đời sống văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, là nguồn
vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển và hội nhập, Đảng và Nhà nước ta
đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống pháp Luật Đất đai. Luật Đất đai
1988 ra đời nhưng trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường,

chỉ trong 5 năm đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý
và sử dụng. Luật Đất đai 1993 ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của Luật
Đất đai 1988, nhưng chỉ áp dụng trong vòng 10 năm đã phải sửa đổi 2 lần vào
năm 1998 và năm 2001 để đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển. Sự ra đời
của Luật Đất đai 2003 được xem như là bước đột phá trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nước quản lý chặt quỹ đất của
mình và người sử dụng đất có điều kiện phát huy tối đa tiềm năng của đất để
phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Một nội dung quan trọng trong 13 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai được đưa ra trong Luật Đất đai 2003 là: “Công
tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” vŕ lŕ
một trong những nội dung quan trọng trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai được đưa ra trong luật đất đai 2013 là: “Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ” . Nội dung này thể hiện được mối quan hệ giữa
Nhà nước và người sử dụng đất, là chứng thực pháp lý, cơ sở và căn cứ quan
trọng cho người sử dụng đất được đảm bảo khi khai thác sử dụng và bảo vệ đất.
Vì vậy, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã và đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.


2

Nam La nằm cách trung tâm của huyện Văn Lãng 30km về phía Tây
Nam. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thực hiện từ
năm 1993 (theo bản đồ 299 - bản đồ giải thửa), hiện nay công tác đo đạc địa
chính, lập bản đồ địa chính đang được hoàn thiện. Vì vậy, để đảm bảo công tác
quản lý toàn bộ quỹ đất trong địa bàn toàn xã được chặt chẽ và đảm bảo cho chủ
sử dụng đất được thực hiện các quyền như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,
thế chấp… theo đúng quy định pháp luật thì trước tiên phải hoàn thiện công tác
kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa

Quản lý tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn
của thầy giáo TS. Lê Văn Thơ em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Nam La huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2014”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Nam La huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác và đề xuất giải
pháp làm tăng tiến độ công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Nam La huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được các quy định của công tác cấp GCNQSD đất.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của xã Nam La trong công tác
cấp GCNQSD đất.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Có cơ hội học hỏi và rút ra được nhiều kiến thức thực tế, nhất là trong
công tác cấp GCNQSD đất, từ đó đưa ra được những đánh giá và nhận định
riêng về công tác này trong giai đoạn hiện nay.


3

- Nắm vững những quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai
năm 2003 và những văn bản dưới luật về đất đai của trung ương và ở địa
phương trong công tác CGCNQSD đất.
- Nắm vững những quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật đất đai
năm 2013 và những văn bản dưới luật về đất đai của Trung ương và ở địa
phương trong công tác CGCNQSD đất.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đưa ra các kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền để đề ra
những giải pháp phù hợp để công tác cấp GCNQSD đất nói riêng và công tác
quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm cấp GCNQSD đất
Tại Khoản 20, Điều 4, Luật đất đai 2003 [8] được sửa đổi bổ sung năm
2009 - 2010 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở,quyền
sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất”.
Tại Khoản 16, Điều 3, Luật đất đai 2013 [8]:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất.
* Vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất
+ Đối với người sử dụng đất.
- GCNQSD đất là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà
nước và người sử dụng đất.
- GCNQSD đất là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất
động sản.
- GCNQSD đất là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.



5

+ Đối với Nhà nước
Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2003 [8] quy định: “GCNQSD đất là
giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng
đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.
Như vậy GCNQSD đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng
đất đai hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là một trong những quyền quan
trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua công tác cấp
GCNQSD đất, Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tư
cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà
nước giao đất sử dụng. Công tác cấp GCNQSD đất giúp nhà nước nắm chắc
được tình hình đất đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và
chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất.
Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối,
phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực
hiện quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Cụ thể hơn
nữa là Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng
đất và thu hồi đất. Vì vậy cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2. Vai trò của công tác cấp GCNQSD đất đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai
2.1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Trong quá trình phát triển xã hội của loài người sự hình thành của một
nền văn minh vật chất - văn hóa tinh thần, các thành tựu khoa học kỹ thuật
đều được xây dựng trên cơ sở là sử dụng đất.
Ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân
số thì nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng. Vì vậy để sử
dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm mang lại hiệu quả cao nhất thì nhà



6

nước phải có một chế độ chính sách về quản lý đất đai hợp lý và chặt chẽ
nhằm tận dụng được toàn bộ quỹ đất của nước ta.
Ở Việt Nam nhà nước quản lý đất đai bao gồm toàn bộ diện tích các loại
đất trong phạm vi hành chính các cấp thông qua các văn bản pháp luật, Nhà
nước giao cho UBND các cấp phải thực hiện việc quản lý đất đai trên toàn bộ
ranh giới hành chính đối với tất cả các loại đất theo quy định của pháp luật.
Để công tác quản lý và vấn đề sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao nhất, tại
Khoản 2 Điều 6 Luật Đất Đai năm 2003 [8] đã quy định 13 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
9. Quản lý và phát triển thị trường sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất.
11. Thanh tra, kiểm tra các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý

các vi phạm pháp luật về đất đai.


7

12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Thông qua 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai ta thấy được một
trong những nội dung quan trọng của việc quản lý và sử dụng đất là công tác
đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại Khoản 9 Điều 4 Luật
Đất đai 2003 quy định về đăng ký quyến sử dụng đất, cấp GCNQSD đất:
“Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
đối với một thửa đất xác nhận vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất”. “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng
đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”. (Luật Đất
đai 2003) [8].
2.1.2.2. Trình tự thủ tục đăng kí đất đai cấp GCNQSD đất
Theo Điều 135 Nghị định 181: Trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất cho hộ
gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn:
- Hộ gia đình, cá nhân nộp tại uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất 01
bộ hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 (nếu có).
+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
* Trình tự thực hiện việc cấp giấy:
Hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ tại UBND xã, thị trấn nơi có đất.
UBND xã, thị trấn sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì có trách nhiệm:

+ Thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSD đất về tình trạng tranh
chấp đất đai đối với thửa đất.


8

+ Thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng
tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp người sử dụng đất không
có giấy tờ về quyền sử dụng đất).
+ Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không
đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong
thời gian 15 ngày.
+ Xem xét các ý kiến đóng góp đối với trường hợp xin cấp giấy.
+ Gửi hồ sơ đến VPĐKQSD đất thuộc phòng Tài nguyên & Môi trường.
Thời gian UBND xã, thi trấn kiểm tra hồ sơ, nguồn gốc sử dụng đất và
gửi đến VPĐKQSD đất trực thuộc Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp
huyện không quá 20 ngày làm việc (Không kể thời gian 15 ngày công bố công
khai danh sách các hộ).
Trong thời gian nhận được hồ sơ xin cấp GCNQSD đất thì VPĐKQSD
đất có trách nhiệm:
+ Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện
+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với thửa đất
nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính (đối với trường hợp
không đủ điều kiện cấp giấy)
+ Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật.
+ Gửi hồ sơ đối với trường hợp đủ diều kiện và không đủ điều kiện cấp

giấy đến Phòng Tài nguyên & Môi trường.
Thời gian VPĐKQSD đất thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSD
đất, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính gửi


9

hồ sơ đến phòng Tài nguyên & Môi trường cấp huyện không quá 15 ngày làm
việc (Không kể thời gian người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính).
- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số
liệu địa chính, cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính và
thông báo cho VPĐKQSD đất.
- Trong thời gian làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Tài
nguyên & Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp
quyết định.
Thời gian cơ quan Tài nguyên & Môi trường kiểm tra hồ sơ trình
UBND cấp có thẩm quyền Quyết định cấp giấy, ký hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp được nhà nước cho thuê đất không quá 10 ngày làm việc.
Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điều này không quá 45
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tới ngày người sử dụng đất
nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.1.2.3. Thẩm quyền cấp GCNQSD đất
Theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 [8] quy định thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận như sau:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSD đất cho
tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài.
- UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

UBND tỉnh được ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp GCNQSD
đất và đóng dấu của Sở Tài nguyên & Môi trường khi có các điều kiện sau:
- Đã thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài
nguyên & Môi trường.


10

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có bộ máy, cán bộ chuyên môn
và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp
GCNQSD đất.
2.2. Cơ sở pháp lý
2.2.1. Cơ sở pháp lý để triển khai công tác cấp GCNQSD đất
2.2.1.1. Những căn cứ pháp lý của cấp GCNQSD đất
Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật nhằm quản lý toàn diện tới từng thửa đất, từng chủ sử
dụng đất, đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất đựơc đặc biệt chú trọng trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều
văn bản mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất đai nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế như việc thực hiện chủ trương giao khoán ruộng đất theo chỉ thị
100/CT - TW tiếp đến là giao khoán ruộng đất ổn định lâu dài theo nghị quyết
10/NQ - TW của Bộ chính trị, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và
Nhà nước, tạo điều kiện để nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp quy làm
cơ sở giúp cho công tác quản lý về đất đai toàn diện hơn như:
- Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/09/1993 quy định về
việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất
nông nghiệp.
- Nghị định 02/1994/NĐ-CP của chính phủ ngày 15/01/1994 về việc
giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào

mục đích sản xuất lâm nghiệp.
- Nghị định 60/1994/NĐ-CP của chính phủ ngày 05/07/1994 về quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đai ở đô thị.
- Nghị định số 85/1999/NĐ-CP về sửa đổi bổ xung một số điều của bản
quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn


11

định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ xung việc giao đất làm
muối cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP của chính phủ về giao đất, cho thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
09/02/2004 về triển khai thi hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 29/10/2004 về thi
hành luật đất đai.
- Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành sửa đổi bổ xung một số điều
của luật đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/09/2009 của chính phủ về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
Để đạt được hiệu quả toàn diện hơn nữa trong quản lý đất đai đến từng
thửa đất và từng chủ sử dụng đất thì một yếu tố không thể thiếu được là công tác
Đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất. Đảng và nhà nước ta
đã có quan tâm, chỉ đạo đúng đắn về công tác trên thể hiện ở các văn bản:
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/01/1995 của Tổng cục địa chính
quy định mẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCNQSD đất, sổ theo dõi biến
động đất đai.
- Công văn số 12/1995/CV-ĐC ngày 31/01/1995 của Tổng cục địa

chính về hướng dẫn, xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp GCNQSD đất.
- Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục địa
chính hướng dẫn về thủ tục Đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất.
- Chỉ thị 18/1999/CT-TTg ngày 29/03/1999 của Thủ tướng chính phủ
về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện cấp GCNQSD đất nông
nghiệp, lâm nghiệp ở nông thôn vào năm 2000.


12

- Thông tư 147/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/07/1999 của liên Bộ tài
chính và Tổng cục địa chính hướng dẫn cấp GCNQSD đất theo chỉ thị
18/1999/CT-TTg.
- Công văn số 776/CV- CP ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp
GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị.
- Quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp GCNQSD đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn lập quản lý hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2008 quy định về Hướng
dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Nghị đinh số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai 2013.
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày19 tháng 05 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.


13

Những văn bản trên đây là cơ sở pháp lý quan trong giúp cho việc quản
lý tài nguyên đất được đảm bảo và chặt chẽ, đồng thời góp phần giúp cho
người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất và tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
2.2.1.2. Nguyên tắc cấp GCNQSD đất
1. GCNQSD được cấp cho người có quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở
và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất. Trường hợp
người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng
năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn
mà có yêu cầu thì được cấp một GCN chung cho các thửa đất.
2. Thửa đất có nhiều người sử dụng, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất thì GCN được cấp cho từng người sử dụng, từng chủ sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
3. GCN được cấp cho người đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp GCN, trừ trường hợp không phải nộp
hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; trương hợp
Nhà nước cho thuê đất thì GCN được cấp sau khi ký hợp đồng thuê đất và đã
thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký.
4. Việc chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn
liền với đất chỉ được thực hiện đối với thửa đất thuộc trường hợp chứng nhận

quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
5. Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được
chứng nhận quyền sở hữu vào GCN bao gồm nhà ở, công trình xây dựng, cây
lâu năm và rừng sản xuất là rừng trồng (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) [4].
2.2.1.3. Sơ lược về hồ sơ địa chính và GCNQSD đất
Theo Luật đất đai 2003 [8] khái niệm Hồ sơ địa chính như sau:


14

Hồ sơ địa chính bao gồm hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách...... chứa
đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý
của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính đăng ký
ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất.
Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ
bản gốc; VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường có
trách nhiệm lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính gốc và sao gửi cho VPĐK
quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, UBND xã,
phường, thị trấn để phục vụ nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương.
VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường có
trách nhiệm gửi trích sao hồ sơ địa chính đã chỉnh lý biến động về sử dụng đất
cho VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi Trường và
UBND xã, phường, thị trấn. VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính phù hợp với hồ sơ địa chính gốc.
Các loại tài liệu hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính bao gồm nhiều tài liệu khác nhau, căn cứ vào giá trị sử
dụng, hệ thống các tài liệu hồ sơ địa chính được phân loại như sau:

- Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý
có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Sổ địa chính: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để
ghi người sử dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
- Sổ mục kê: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi
các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
- Sổ theo dõi biến động đất đai: là sổ được lập để theo dõi các trường
hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa


15

đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất.
2.2.1.4. Những quy định về cấp GCNQSD đất
- Theo Thông tư 17/2009/TT - BTNMT [1]
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên & Môi trường phát hành theo một
mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất,
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có 04 trang
mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền văn hoa trống đồng màu
hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
+ Trang 1 gồm: Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in mầu đỏ. mục
“I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số
phát hành Giấy chứng nhận gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ
BA000001, được in mầu đen, dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Trang 2 in chữ mầu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất”. Trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở và công trình
xây dụng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày

tháng năm ký GCN và cơ quan ký cấp GCN; số vào sổ cấp GCN.
+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III.Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất” và mục “VI.Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”.
+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “VI. Những
thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”; những vấn đề cần lưu ý đối với người
được cấp GCN; mã vạch.
- Theo Điều 6, Nghị định số: 88/2009/NĐ-CP [3] Nghị định Chính phủ
ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2009 về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất quy định nội dung GCN như sau:


16

1. Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận “Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
3. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
4. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
2.2.1.5. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được cấp GCNQSD đất
- Mục đích của việc cấp GCNQSD đất:
Đăng ký đất đai nhằm giúp nhà nước nắm được đầy đủ chính xác về:
diện tích, loại đất, hạng đất, người sử dụng đất đối với từng thửa đất. Để nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch. Đảm bảo
cho mỗi thửa đất đều có chủ sử dụng và sử dung đúng mục đích, hợp pháp.
Góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra môi trường thuận
lợi cho phát triển kinh tế.
Đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất nhằm lập hồ sơ quản lý đến từng thửa
đất, từng chủ sử dụng đất. Là điều kiện để tham gia thị trường bất động sản.
Người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh trên diện tích mà

họ được cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo môi trường sinh thái.
- Yêu cầu:
Chấp hành đầy đủ chính sách pháp luật của nhà nước theo quy trình,
quy định của nhà nước.
Thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký, đảm
bảo sự đầy đủ, chính xác theo đúng hiện trạng được giao.
- Đối tượng được cấp GCNQSD đất
Theo Luật Đất đai năm 2003 [8]:
* Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất trước ngày 1 tháng 7
năm 2004 mà chưa được cấp GCNQSD đất, trừ trường hợp thuê đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.


17

* Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất; người được nhận quyền sử dụng đất khi xử lý
hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất.
* Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân
dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
* Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
* Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao và
khu kinh tế.
* Người mua nhà ở gắn liền với đất, được nhà nước thanh lý, hoá giá
nhà ở gắn liền với đất.
* Những trường hợp khác đang sử dụng đất sẽ được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ được cấp GCN.

- Điều kiện cấp GCNQSD đất
Theo Luật Đất đai năm 2003 [8] các chủ sử dụng đất và chủ sở hữu tài
sản trên đất để được xem xét và được cấp GCN thì phải đảm bảo các điều
kiện sau:
* Có đủ các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ hoặc trong quá trình sử dụng ổn
định được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận.
* Đất đang sử dụng phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt tại thời
điểm đăng ký
* Đất đang sử dụng không có tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài
sản trên đất.
* Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật.
* Tài sản trên đất được phép tồn tại hợp pháp theo quy định của pháp luật.


18

2.2.3. Tình hình cấp GCNQSD đất trên cả nước và của xã Nam La.
2.2.3.1. Tình hình công tác cấp GCNQSD đất của cả nước
Đảng và nhà nước giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường quản
lý nhà nước về đất đai. Thành lập cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến địa
phương với đội ngũ cán bộ địa chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Việc cấp GCNQSD đất hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở pháp lý
cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thấy được tầm quan trọng của công
tác này, ngành Tài nguyên và Môi trường đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ
phấn đấu đạt được những mục tiêu trong thời gian tới. Chính phủ đã có nhiều
chính sách để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất song vẫn còn chậm, đặc
biệt là đất ở đô thị.
Theo Website: kết quả
cấp GCNQSD đất của cả nước tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2008 như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Đã cấp 13.686.531 giấy với diện

tích7.484.470 ha, đạt 82,1% so với diện tích cần cấp, trong đó hộ gia đình và
cá nhân là 13.681.327 giấy với diện tích 6.963.330 ha, cấp cho tổ chức 5.024
giấy với diện tích 522.313 ha. Có 31 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80%
đến 90%, 8 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 12 tỉnh đạt từ 50 đến 70%, 2 tỉnh
còn lại dưới 50%
- Đất lâm nghiệp: Đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154 ha,
đạt 62,1% diện tích cần cấp giấy. Có 13 tỉnh đạt trên 90%, 7 tỉnh đạt 80% đến
90%, 5 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 8 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 31 tỉnh còn
lại đạt dưới 50%.
- Đất ở đô thị: Đã cấp 2.837.616 giấy với diện tích 64.357 ha, đạt
62,2% diện tích cần cấp giấy. Có 17 tỉnh đạt trên 90%, 6 tỉnh đạt từ 80% đến
90%, 6 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 15 tỉnh đạt từ 50% đến dưới 70%, 20
tỉnh còn lại đạt dưới 50%.


×