Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.36 KB, 24 trang )

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Khái niệm về KSONMT. Những nội dung cơ bản của
KSONMT.
- KSONMT là tổng hợp các hoạt động, biện pháp, công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra hoặc
khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm
thiểu hay loại trừ nó và phục hồi như trước khi bị ô nhiễm.
(nghĩa
rộng).
- Theo Luật BVMT 2014, KSONMT là quá trình phòng ngừa,
phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.
*Những nội dung cơ bản của ô nhiễm môi trường
- Phòng ngừa (nguyên tắc chủ đạo)
+ Quy hoạch, phân bổ nguồn ô nhiễm xa khu dân cư hoặc trong
khả năng chịu tải của môi trường.
+Sử dụng nguyên liệu sạch
+Cải tiến công nghệ sản xuất
+Ứng dụng công nghệ sạch hơn, phân đoạn, quay vòng, tái sử
dụng các chất phát sinh trong quá trình sản xuất.
+Quản lý môi trường bao gồm cả đào tạo cán bộ và xây dựng
các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố.
-Phát hiện, ngăn chặn
1


+Theo dõi thường xuyên/đột xuất: hệ thống quan trắc định kì,
quan trắc tự động, các hệ thống quan trắc từ xa hay sử dụng ảnh
viễn thám, các hoạt động kiểm tra đột xuất.
+Theo dõi dựa vào cộng đồng.
-Ngăn chặn. cô lập, xử lý


+Tìm cách phát hiện và ngăn chặn nguồn thải ô nhiễm, không
cho thải đổ trực tiếp chất ô nhiễm.
+ Ngăn chặn không cho ô nhiễm lan rộng, hạn chế phạm vi ô
nhiễm, hạn ché phạm vi thiệt hại.
+Làm sạch môi trường.
+Chữa chạy kịp thời cho người, cây, con bị ảnh hưởng của ô
nhiễm.
+Kiểm kê các thiệt hại trước mắt, lâu dài.
+Đòi người gây ô nhiễm hoàn trả mọi chi phí xử lí kí thuật ô
nhiễm và đền bù thiệt hại.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện toàn bộ các
bước cả quá trình xử lý ô nhiễm như trên
-Xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường
+Xác định phạm vi và tính chất, mức độ ô nhiễm.
+xác định biện pháp thích hợp, tính toán chi phí, lợi ích, huy
động nguồn lực.
+Tiến hành các biện pháp phục hồi, hoàn thổ.

2


Câu 2: Tóm tắt nội dung về KSONMT được nêu trong
QDD166/QĐ-TT ngày 21/01/2014 về việc ban hành kế hoạch
thực hiện chiến lược bảo vệ MT quốc gia đến 2020 tầm nhìn
đến 2030.
1. Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm
môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường
- Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng hạn chế, hướng tới loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; dần hạn chế, tiến tới

không cấp phép đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với các
loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu vực tập trung dân cư, các lưu
vực sông, khu vực nhạy cảm, vùng ưu tiên cần phải bảo vệ; chú
trọng phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường.
- Xây dựng tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân
hạng định kỳ hàng năm các ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương theo mức độ thân thiện với môi trường; hàng năm
công bố công khai để có sự điều chỉnh chính sách và quy hoạch
phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa
phương theo hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh,
thân thiện môi trường.
- Ban hành bộ tiêu chí môi trường trong các quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực để thực hiện lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi
trường theo định hướng phát triển bền vững.
- Nghiên cứu, thử nghiệm, thực hiện phân vùng chức năng theo
các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
3


theo hướng làm rõ các khu vực ưu tiên, cần được bảo vệ, khu
vực hạn chế hoặc cấm phát triển công nghiệp, khai thác khoáng
sản nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ môi trường
với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức thực hiện nghiêm công tác hậu kiểm; không phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án
đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi
trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu

gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng.
- Tổ chức thực hiện Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử
dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt theo Quyết định số
582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ; từng bước xây dựng, hình thành thói quen tiêu dùng thân
thiện môi trường; mở rộng và tiếp tục thực hiện việc dán nhãn
sinh thái cho một số loại hình sản phẩm dịch vụ.
- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 -2015
ban hành theo Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số
1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm
soát ô nhiễm không khí đến năm 2020.
- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực kiểm soát
hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt
4


động vận chuyển chất thải xuyên biên giới đến năm 2020; xây
dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường, quản lý xuất nhập khẩu và lực lượng cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường trong kiểm tra, giám sát
việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; chấm dứt tình
trạng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc vận
chuyển chất thải qua biên giới không đúng quy định.
- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực chủ động
phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là sự

cố tràn dầu, hóa chất, phóng xạ, hạt nhân và thiên tai bão lũ,
động đất, nước biển dâng giai đoạn đến năm 2020; thực hiện
nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt là hóa chất
độc hại, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, sử dụng
máy móc, thiết bị có liên quan đến hóa chất, chất phóng xạ; đẩy
nhanh tiến độ bổ sung, hoàn thiện, đưa vào áp dụng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn hóa chất, an
toàn phóng xạ, hạt nhân kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra và
xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
- Ban hành chính sách ưu đãi các mô hình khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, chế
biến, trang trại chăn nuôi, kho, bãi, chợ thân thiện với môi
trường.
- Tổ chức thực hiện Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 09
tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu
hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; xây dựng khung pháp lý về tái chế,
tái sử dụng chất thải, thực hiện thu gom, phân loại rác thải tại
nguồn theo hướng chuyên môn hóa, phát triển ngành công
5


nghiệp tái chế thân thiện với môi trường, chú trọng hình thành
thị trường chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.
2. Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm
- Tăng dần kinh phí hàng năm nhằm đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra về môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động,
các dự án khai thác khoáng sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 theo Quyết định

số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; các quy định về hướng dẫn
sử dụng hạn ngạch phát thải và hình thành thị trường chuyển
nhượng hạn ngạch phát thải; quy định về kiểm toán chất thải và
đánh giá vòng đời sản phẩm.
- Triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số
577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ; nghiên cứu, đưa công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi
trường vào làng nghề; phát triển các mô hình sản xuất sử dụng
khí sinh học từ chất thải chăn nuôi.
- Xây dựng và triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường khu
vực nông thôn đến năm 2020, trong đó tập trung quản lý chặt
chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thủy sản; tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh theo đúng yêu
6


cầu quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường; đẩy mạnh áp dụng
các biện pháp kỹ thuật canh tác, từng bước giảm thiểu sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; tuân thủ các yêu
cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân
bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
- Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết
định số 366/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ.

- Tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết
định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Triển khai Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số
2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Triển khai Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt
động giao thông vận tải theo Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày
06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án kiểm
soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các
tỉnh, thành phố theo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng
6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Quyết định số
249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp
7


và nhập khẩu mới theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01
tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích phát
triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo; tăng cường quản lý nguồn thải dầu mỡ và sự cố
tràn dầu trong hoạt động giao thông đường thủy.
- Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá cho
vận hành hệ thống xử lý chất thải, trước mắt tập trung vào một
số loại hình hoạt động sau: Hệ thống xử lý nước thải, chất thải
rắn y tế nguy hại; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, khí
thải làng nghề; hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập

trung; hệ thống xử lý nước rỉ rác tại công trình xử lý rác thải tập
trung.
3. Cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm
- Hoàn thiện và ban hành tiêu chí xác định, phân loại các khu
vực bị ô nhiễm môi trường.
- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc
phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9
năm 2012.
- Xây dựng và triển khai Đề án cải tạo, phục hồi môi trường các
ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư
đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xác định ranh giới
diện tích các hồ, kênh mương, đoạn sông trong các đô thị, khu
dân cư và tiến hành kè bờ, chấm dứt tình trạng lấn chiếm, san
lấp trái phép; hạn chế, tiến tới không cho phép thực hiện các dự
án san lấp hoặc có hạng mục san lấp làm thu hẹp diện tích mặt
nước.
8


- Xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư về cải tạo, phục hồi môi
trường hồ, ao, kênh mương và các đoạn sông trong các đô thị,
khu dân cư để hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ODA hoặc từ ngân
sách nhà nước, trong đó chú trọng gắn quy hoạch chỉnh trang đô
thị với việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước thải,
nước mưa và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi
trường lưu vực sông Mê Kông; triển khai Đề án bảo vệ môi
trường các lưu vực sông (sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, lưu vực
hệ thống sông Đồng Nai) đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt.
- Triển khai Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do
hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước theo
Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục
cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
theo Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình công nghệ xử
lý ô nhiễm tồn lưu, phục hồi môi trường tại các ao, hồ, kênh,
mương, đoạn sông trong đô thị, các vùng bị tồn lưu hóa chất
bảo vệ thực vật, nhiễm độc đioxin.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả quy định về ký quỹ và cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản,
đảm bảo số kinh phí thực hiện ký quỹ phải đủ để phục hồi và
cải tạo môi trường sau khai thác; ban hành quy định về trách
9


nhiệm của chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản trong đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các địa phương nơi
khai thác khoáng sản.
- Xây dựng và ban hành các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường đất; cơ chế lồng ghép chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi
môi trường tại các vùng đất bị ô nhiễm tồn lưu vào giá đất để
huy động tối đa nguồn lực từ xã hội cho việc khắc phục, cải tạo
ô nhiễm môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ
chức, cá nhân xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực

bị ô nhiễm không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20
tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định
hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Điều tra, đánh giá xây dựng bản đồ ô nhiễm nước ngầm trên
phạm vi toàn quốc, xây dựng Kế hoạch cải tạo, phục hồi chất
lượng nước ngầm.
Câu 3: Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về
KSONMT cấp tỉnh
+Tham mưu việc tổ chức, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh
giá MT chiến lược.
+Trình phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện chương trình
quan trắc MT, xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc MT trên
địa bàn tỉnh, theo dõi, xây dựng, báo cáo hiện trạng MT của tỉnh
theo quy định của pháp luật.
10


+Đánh giá, dự báo, cảnh báo nguy cơ sự cố MT trên địa bàn
tỉnh, điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm MT, báo
cáo đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái và phục hồi MT.
+Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về BVMT trên địa bàn tỉnh, phối hợp với thanh tra TN & MT
trong việc thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật.
+Phối hợp tổ chức thực hiện các công tác bảo tồn và khai thác
bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao.
Câu 4: Các thủ tục tuân thủ DN phải thực hiện nhằm

KSONMT.
+Lập đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,
đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với
các dự án đầu tư KCN) hoặc đề án bảo vệ MT.
+Xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường phục vụ giai đoạn vận hành.
+Thủ tục đăng kí sổ chủ nguồn thải đối với chất thải nguy hại
và hợp đồng thu gom vận chuyển đối với chất thải thông thường
+Thủ tục xin giấy phép xả nước thải vào nguồn
+Thủ tục xin giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm
+Thủ tục kê khai nộp phí nước thải
+Thủ tục báo cáo giám sát môi trường định kì.
Câu 5: Các văn bản quy phạm pháp luật về KSONMT đất,
nước, không khí.
11


* Các văn bản quy phạm pháp luật về KSONMT đất
Số/Kí hiệu

Tên
văn Nội dung
bản/Trích yếu

Luật
số Luật BVMT
55/2014/QH
13 ban hành
ngày
23/6/2014

Nghị định số
19/2015/NĐ
-CP
ngày
14/02/2015

Xác định thống kê, đánh giá và
kiểm soát các yếu tố gây ra ô
nhiễm môi trường, trách nhiệm
thực hiện biện pháp KSONMT,
ô nhiễm dioxin...

Quy định chi Xác định thống kê, đánh giá và
tiết thi hành 1 số kiểm soát các yếu tố có nguy
điều của luật cơ gây ONMT đất
BVMT
điều
11,12,13

QCVN
QCKTQG
về
03:2008/BT giới hạn cho
NMT
phép của KL
nặng trong đất

quy định giá trị giới hạn hàm
lượng tổng số của một số kim
loại nặng trong tầng đất mặt

theo mục đích sử dụng đất,
không áp dụng cho đất thuộc
phạm vi các khu mỏ; đất rừng
tự nhiên; đất rừng đặc dụng:
vườn quốc gia; khu bảo tồn
thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh
quan; khu rừng nghiên cứu,
thực nghiệm khoa học.

QCVN
QCKTQG về dư quy định giới hạn tối đa cho
15:2008/BT lượng hóa chất phép của dư lượng một số hóa
NMT
bảo vệ thực vật chất bảo vệ thực vật trong tầng
trong đất
đất mặt, kiểm soát và đánh giá
mức độ ô nhiễm hoá chất bảo
vệ thực vật trong tầng đất mặt.
QCVN

QCKTQG

về quy định giới hạn tối đa cho
12


45:2012/BT giới hạn tối đa
NMT
cho phép của
dioxin trong một

số loại đất

phép của dioxin trong một số
loại đất theo mục đích sử dụng,
để làm căn cứ đánh giá sự phù
hợp của chất lượng đất theo
mục đích sử dụng; để quản lý ô
nhiễm dioxin trong môi trường
đất và bảo vệ sức khỏe cộng
đồng.

* Các văn bản quy phạm pháp luật về KSONMT nước
Số/ Kí hiệu

Tên văn bản/
Trích yếu

Luật
số
55/2014/QH13,
Luật
BVMT
ban hành ngày Điều 53, 54, 55
23/06/2014.

Nội dung
-Thống kê, đánh giá, giảm
thiể và xử lý nguồn thải.
-Đánh giá sức chịu thải của
nguồn tiếp nhận.


Nghị định về
Nghị định số
Quy định cho thoát nước và
thoát nước và
80/2014/NĐ-CP,
xử lý nước thải tại khu
xử lý nước
ngày 06/08/2014
công nghiệp, khu đô thị.
thải.
Nghị định về
Nghị định số
quản lý chất
38/2015/NĐ-CP,
thải và phế
ngày 24/4/2015
liệu.

-Phân loại chất thải tại
nguồn.
-Thu gom, xử lý chất thải,
giấy phép xử lý chất thải

Nghị định số Nghị định về Mức phí, chế độ thu, nộp
25/2013/NĐ-CP, phí BVMT đối phí, quản lý phí BVMT đối
ngày 29/03/2013 với nước thải. với nước thải
QCVN

Quy chuẩn kỹ

13

Quy định giới hạn các


08:2008/BTNMT

QCVN
09:2008/BTNMT

thuật về chất
lượng nước
mặt

thống số chất lượng nước
mặt, đánh giá và kiểm soát
chất lượng của nguồn nước
mặt, làm căn cứ cho việc
bảo vệ và sử dụng nước 1
cách hợp lý.

Quy chuẩn kỹ
thuật về chất
lượng nước
ngầm

quy định giá trị giới hạn
các thông số chất lượng
nước ngầm, đánh giá và
giám sát chất lượng nguồn

nước ngầm, làm căn cứ để
định hướng cho các mục
đích sử dụng nước khác
nhau.

* Các văn bản quy phạm pháp luật về KSONMT không khí
Số/Kí hiệu

Tên
văn Nội dung
bản/trích yếu

TCVN
5937:2005

Chất
lượng
không khí- Tiêu
chuẩn chất lượng
không khí xung
quanh

Quy định giới hạn của 1 số
thống số cơ bản (SO2, CO,
Pb,..),đánh giá chất lượng
không khí xquanh và giám sát
tình trạng onmt không khí

TCVN
5938:2005


Chất
lượng
không khí- nồng
độ tối đa cho
phép của 1 số
chất độc hại
trong không khí
xquanh

Quy định nồng độ tối đa cho
phép của chất độc hại trong k
khí sinh ra do hoạt động của
con ng, đánh giá chất lượng k
khí và giám sát tình trạng
onmt k khí.

QCVN

QCKTQG

về Quy định giới hạn của 1 số
14


05:2013/BTNM
T

chất
không

xquanh

lượng thống số cơ bản (SO2, CO,
khí Pb,..),đánh giá chất lượng
không khí xquanh và giám sát
tình trạng onmt không khí

QCVN
06:2009/BTNM
T

QCKTQG về 1
số chất độc hại
trong không khí
xquanh

Quy định nồng độ tối đa cho
phép của chất độc hại trong k
khí, đánh giá chất lượng k khí
và giám sát tình trạng onmt k
khí.

Câu 6: Các nội dung cơ bản về KSONMT thành phần và các
nội dung thuộc về quản lý nhà nước về KSONMT thành
phần.
*Đối với MT ĐẤT
-Các nội dung cơ bản về KSONMT đất
+Áp dụng biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác dộng tối đa tới
MT
từ

các
nguồn
phát
sinh.
+Xác định thống kê đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy
cơ gây ONMT đất.
-Quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường đât
1. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin các yếu tố
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất từ tự nhiên và hoạt
động sản xuất kinh doanh trên địa bàn; quan trắc chất lượng môi
trường đất các khu vực công cộng, công bố mức độ ô nhiễm
môi trường đất; cập nhật thông tin về kiểm soát ô nhiễm môi
trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin quốc gia về kiểm
soát ô nhiễm môi trường đất.
15


b) Ban hành các cảnh báo đối với các khu vực có chất lượng đất
không phù hợp với mục đích sử dụng. Yêu cầu chủ sử dụng đất
hoặc người gây ô nhiễm lập kế hoạch xử lý, cải tạo, phục hồi
môi trường đất cho phù hợp với mục đích sử dụng.
c) Đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường đất
trong trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
d) Tổ chức thực hiện xử lý các khu vực đất ô nhiễm trên địa
bàn.
2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi
trường đất theo phân loại mục đích sử dụng đất.
b) Xây dựng quy định, hướng dẫn đánh giá khả năng tiếp nhận

của môi trường đất đối với một số thông số đặc thù trong chất
thải của một số loại hình sản xuất, kinh doanh phổ biến, có mức
độ tác động lớn đến môi trường, sức khỏe theo mục đích sử
dụng; ban hành, phổ biến hướng dẫn việc kiểm soát ô nhiễm
môi trường khu vực đất công cộng.
c) Ban hành danh mục loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có
nguy cơ gây suy thoái đất; khu vực đất có nguy cơ suy thoái,
cần phải khoanh vùng, theo dõi, giám sát.
d) Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về kiểm soát
ô nhiễm môi trường đất.
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành chính sách hỗ
trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xử lý ô nhiễm và cải tạo
môi trường đất các khu vực công ích hoặc không xác định được
đối tượng gây ô nhiễm; quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối
16


với hoạt động phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm từ trước khi
được giao quyền sử dụng.
Câu 7: Các nội dung về điều tra thống kê nguồn thải trong
kiểm soát ô nhiễm môi trường thành phần
Câu 8: Triển khai việc điều tra và thống kê nguồn thải cho
một đối tượng cụ thể
Câu 9:Phân tích các hoạt động về công tác KSONMT đối
với chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
hoặc cá nhân nội bộ tại nhà máy, doanh nghiệp.
-Xác định các nguồn gây ô nhiễm( nguồn điểm, nguồn diện,
nguồn tập trung hay nguồn phân tán).
-Đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa sự lan
truyền ô nhiễm

-Đề xuất các biện pháp để khắc phục các hậu quả do sự cố Mt
gây ra
-Đề xuất các biện pháp nhằm cải tạo, phục hồi MT
-xác định các văn bản pháp luật có liên quan tới các sự cố MT
do doanh nghiệp gây ra và thẩm quyền xử phạt của các cơ quan
quản lý nhà nước
TÍNH TOÁN WQI
a. Tính toán WQI thông số
* WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số
BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo
công thức như sau:
17


WQI SI =

qi − qi +1
( BPi +1 − C p ) + qi +1
BPi +1 − BPi

(công thức 1)

Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc
được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc
được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với
giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với

giá trị BPi+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán
Bảng 1. Bảng quy định các giá trị qi, BPi
i

qi

1
2
3
4
5

100
75
50
25
1

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
Độ
Coliform
BOD5 COD N-NH4 P-PO4
TSS
đục
(MPN/100
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
(mg/l)
(NTU)
ml)

≤4
≤10 ≤0.1 ≤0.1
≤5
≤20 ≤2500
6
15
0.2
0.2
20
30
5000
15
30
0.5
0.3
30
50
7500
25
50
1
0.5
70
100 10.000
≥50 ≥80
≥5
≥6 ≥100 >100 >10.000

Ghi chú: Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá
trị BPi đã cho trong bảng, thì xác định được WQI của thông số

chính bằng giá trị qi tương ứng.
* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): tính
toán thông qua giá trị DO % bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
18


- Tính giá trị DO bão hòa:
DObaohoa = 14.652 − 0.41022T + 0.0079910T 2 − 0.000077774T 3

T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn
vị: C).
- Tính giá trị DO % bão hòa:
0

DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão
hòa*100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

WQI SI =

qi +1 − qi
C p − BPi + qi
BPi +1 − BPi

(

)


(công thức 2)

Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1
trong Bảng 2.
Bảng 2. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%
bão hòa

I
BPi
qi

1 2
≤2 20
0
1 25

3
50

4
75

5
88

6
112


50

75

100

100

7
8
9
10
125 150 20 ≥200
0
75 50 25
1

Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.
Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo
công thức 2 và sử dụng Bảng 2.
Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.
19


Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo
công thức 1 và sử dụng Bảng 2.
Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.
* Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Bảng 3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số
pH

I
BPi
qi

1
≤5.5
1

2
5.5
50

3
4
6
8.5
100 100

5
9
50

6
≥9
1

Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1.
Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và
sử dụng bảng 3.
Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100.

Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1
và sử dụng bảng 3.
Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.
b. Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc
tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:
WQI pH  1 5
1 2

WQI =
WQI a × ∑WQI b × WQI c 


100  5 a =1
2 b=1


1/ 3

Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO,
BOD5,
COD,
N-NH4, P-PO4

20


WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS,
độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng
Coliform
WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn
thành số nguyên.
5. So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với
bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị
WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh,
đánh giá, cụ thể như sau:
Giá trị
WQI
91 - 100
76 - 90
51 - 75
26 - 50
0 - 25

Mức đánh giá chất lượng nước

Màu

Sử dụng tốt cho mục đích cấp
Xanh nước
nước sinh hoạt
biển
Sử dụng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt nhưng cần các biện
Xanh lá cây
pháp xử lý phù hợp

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu
và các mục đích tương đương
Vàng
khác
Sử dụng cho giao thông thủy và
Da cam
các mục đích tương đương khác
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện
Đỏ
pháp xử lý trong tương lai

TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA
NGUỒN NƯỚC
.1. Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm
21


Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận
đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
Ltđ = (Qs + Qt) * Ctc * 86,4;
Trong đó:
Ltđ (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối
với chất ô nhiễm đang xem xét;
Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông
cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải, (m3/s), được xác
định theo hướng dẫn tại điểm 3.1 Phụ lục 3;
Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất, được xác định theo
hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3;
Ctc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét
được quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước để bảo

đảm mục đích sử dụng của nguồn nước đang đánh giá, theo
hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3;
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l)
sang (kg/ngày).
2. Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp
nhận
Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với
một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:
Ln = Qs * Cs * 86,4
Trong đó:
Ln (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp
nhận;

22


Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông
cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải, được xác định theo
hướng dẫn tại điểm 3.1 Phụ lục 3;
Cs (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong
nguồn nước trước khi tiếp nhận nước thải, được xác định theo
hướng dẫn tại điểm 3.1 Phụ lục 3;
86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l)
sang (kg/ngày).
3. Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn
nước tiếp nhận
Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải
đưa vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:
Lt = Qt * Ct * 86,4
Trong đó:

Lt (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải;
Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất, được xác định theo
hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3;
Ct (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước
thải, được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3;
4. Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải
Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với
một chất ô nhiễm cụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính
theo công thức:
Ltn = (Ltđ - Ln - Lt) * Fs
Trong đó:
Ltn (kg/ngày) là khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô nhiễm của
nguồn nước;
Ltđ được xác định tại điểm 5.1 Phụ lục 3;
23


Ln được xác định tại điểm 5.2 Phụ lục 3;
Lt được xác định tại điểm 5.3 Phụ lục 3;
Fs là hệ số an toàn, giá trị của hệ số này được xác định theo
hướng dẫn tại mục 4 Phụ lục 3.
Nếu giá trị Ltn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng
tiếp nhận đối với chất ô nhiễm. Ngược lại, nếu giá trị Ltn nhỏ
hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả
năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.

24




×