Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.49 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ
THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG, THỊ XÃ
ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Hoàng Nam

Lớp

: ĐH2QM4

MSV

: DC00203648

Giảng viên hướng dẫn

: TS.Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Cơ quan công tác: Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ
THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG, THỊ XÃ
ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

Giáoviênhướngdẫn

Sinhviênthực hiện

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Nguyễn Hoàng Nam

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2016

2


MỤC LỤC

3


1. Đặt vấn đề

Hiện nay công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước thách thức to lớn, khi
mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu

cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc. Nói cách khác, công tác BVMT
đang phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi
trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người
khác và ngay cả trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường có hiệu
quả, trước hết cần dựa vào các cộng đồng. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân
cũng như các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu
của cuộc sống. Gắn kết sự tham gia của cộng đồng vào BVMT là một trong những
giải pháp quan trọng của công tác quản lý, BVMT ở địa phương. Sự tham gia của
cộng đồng vào BVMT không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp
BVMT, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các
cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi
mới xuất hiện.
Xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là xã trung du miền
núi có đầy đủ các yếu tố, tiềm năng, điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở thuận lợi để
phát triển mô hình kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh về công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Đặc biệt xã có vị trí giao thông thuận
lợi cả về đường bộ lẫn đường sắt. Quốc lộ 18A xuyên suốt qua địa bàn xã, tuyến
đường sắt Hạ Long- Kép- Hà Nội, cả 2 tuyến giao thông đi xuyên suốt qua địa bàn
xã, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển hang hóa.
Tuy nhiên do chưa khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh đời sống của người
dân chưa được nâng cao, môi trường chưa được chú trọng bảo vệ dẫn đến bị ô
nhiễm và suy thoái.
Nhằm khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, gắn kết người dân tham gia
BVMT chúng thôi thực hiện đồ án “ xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi
trường với sự tham gia của cộng đồng”
Kết quả của đồ án tạo ra bản hương ước, quy ước về BVMT do chính cộng
đồng tham gia xây dựng, nên do đó sẽ gắn được trách nhiệm của cộng đồng tham
gia cùng chính quyền BVMT. Đồng thời kết quả của đồ án tạo cơ sở cho xã trong
thời gian tới xây dựng đề án nông thôn mới, đạt được các chỉ tiêu về môi trường.


4


Thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2014 về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng được bản hương ước quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia
của cộng đồng nhằm thực hiện công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường từ cấp trung
ương đến cấp địa phương tại xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường tại xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng

Ninh
- Hiện trạng quản lý môi trường tại xã Hồng Thái Đông
- Xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng
đồng
4. Tổng quan về nội dung nghiên cứu
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Hồng Thái Đông
- Vị trí địa lý:
Hồng Thái Đông là một xã của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Xã
Hồng Thái Đông có vị trí:
+ Bắc giáp xã Bình Khê, xã Tràng Lương.
+ Đông giáp thành phố Uông Bí.
+ Nam giáp thị trấn Minh Tân (Kinh Môn, Hải Dương).
+ Tây giáp xã Hồng Thái Tây.
Xã Hồng Thái Đông có diện tích 19,06 km², dân số là gần 50.000 người, xã
Hồng Thái Đông có tuyến quốc lộ 18A, tỉnh lộ 188 và tuyến đường sắt Kép-Hạ

Long đi qua địa bàn.
- khí hậu
- Kinh tế- xã hội
4.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến xây dựng hương ước, quy ước BVMT
- Luật BVMT 2014 ngày 23 tháng 06 năm 2014
- Nghị quyết của Bộ Chính Trị số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước:

5


+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường,
trước mắt sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường.
Tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy, bảo đảm thực hiện
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến cơ sở.
Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường
giữa các ngành, các cấp. Xây dựng và phát triển các cơ chế giải quyết vấn đề môi
trường liên ngành, liên vùng. Chú trọng xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; quy định và áp dụng các chế
tài cần thiết để xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Sớm xây
dựng, ban hành quy định giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
+ Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường
Xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và
cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ.
Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng
đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá,
tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải
và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi

trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư.
Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đề cao trách
nhiệm, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông trong hoạt động bảo vệ môi
trường.
Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để
khen thưởng, phổ biến, nhân rộng; duy trì và phát triển giải thưởng môi trường hàng
năm. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá và vào tiêu chuẩn xét khen thưởng.
-

Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số
41 của Bộ Chính Trị “ về về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”:
Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý
thức bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng
trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên
6


truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm
môi trường và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự
phát triển bền vững của đất nước; những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các nước trong khu vực và trên thế
giới; công bố công khai những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và hình thức xử lý. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương
trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân. Coi trọng việc phát động
phong trào bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng tiêu chí về

môi trường vào đánh giá hoạt động của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia
đình, làng, bản, khu phố, tập thể, cá nhân, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Phát
hiện, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình, điển hành tiên tiến về bảo vệ môi
trường. Duy trì và phát triển giải thưởng môi trường hàng năm.
Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ
thể hóa và hướng dẫn đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học; sửa đổi,
bổ sung các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ Luật Hình sự. Quy định các
chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng và ban
hành quy định bồi thường thiệt hại về môi trường. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà
nước về môi trường từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm ở cấp huyện có bộ phận quản
lý môi trường, cấp xã có cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường. Làm rõ chức
năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường giữa các cấp, các ngành. Không phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ cao đối với môi trường. Không đưa vào
vận hành, sử dụng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô thị, công trình, cơ
sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Quản lý
chặt chẽ chất thải, nhất là các chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ, y
tế, nghiên cứu khoa học; chấm dứt nạn đổ phế liệu, xã nước thải chưa qua xử lý đạt
tiêu chuẩn môi trường vào các sông, kênh, rạch, hồ ao. Thu gom và xử lý toàn bộ rác
thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các biện pháp thích hợp; ưu tiên việc tái
chế, tái sử dụng, hạn chế tối đa việc chôn lấp. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, các làng nghề, các khu vực bị nhiễm độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh. Kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời những cơ sở gây ô nhiễm
nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Thực hiện kế hoạch phục hồi và cải thiện môi trường tại các khu vực đã bị ô nhiễm,

7



suy thoái nặng. Thực hiện việc đánh giá công nghệ sản xuất của các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài, bảo đảm không đưa vào nước ta công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm
môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết
bị đã qua sử dụng để đưa chất thải vào nước ta. Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập
khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản sản phẩm
nông nghiệp, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi sai phạm,
nhất là những sai phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế, chính sách khuyến
khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển
lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường. Tăng cường sự giám sát của cộng
đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo vệ môi
trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận
chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia
của mọi thành phần kinh tế. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám
định, chứng nhận về bảo vệ môi trường; thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trường đủ
mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp của đất nước.
- Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN
ngày 31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và Ban Thường trực Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn việc xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
- Quyết định số 800/QĐTTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa
đổi một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
- Quyết định số1245/QĐUBND ngày 10/12/2013 của UBND thị xã Đông
Triều về việc xây dựng đề án nông thông mới tại xã Hồng Thái Đông.
4.3. Quy trình xây dựng và triển khai hương ước, quy ước BVMT
4.3.1. Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước
Để khắc phục những hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực

hiện hương ước, theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTTBTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông tin và
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng
dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm
dân cư như sau [3]:

8


a. Nội dung của hương ước
- Các nguyên tắc của Hương ước bảo vệ môi trường thôn, xã.
- Quy định về thải bỏ, thu gom và xử lý chất thải rắn
- Quy định sử dụng nguồn nước, thoát nước và xử lý nước thải
- Quy định khí thải, tiếng ồn
- Qui định về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất tăng trưởng
cây trồng
- Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương
ước
b. Hình thức thể hiện của hương ước
- Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư).
- Về cơ cấu và nội dung: Hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền
thống văn hoá của từng làng bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng
hương ước.
Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm.
Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành
viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều,
khoản cụ thể.
4.3.2. Thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi,
bổ sung hương ước.
a. Hương ước phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù hợp

với các quy định của pháp luật
Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước:
Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào dự thảo
hương ước.
Bước 3. Thảo luận và thông qua hương ước.
Bước 4. Phê duyệt hương ước:
b. Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước.

9


Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê duyệt
để Trưởng thôn niêm yết tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng
dân cư và tổ chức thực hiện hương ước.
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội
dung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệch
lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa phương.
Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường hợp
cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình thảo
luận. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như khi
soạn thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước sau khi đã
được phê duyệt.
c. Các bước triển khai xây dựng hương ước bảo vệ môi trường
Từ những quy định hướng dẫn theo Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTPBVHTT-BTTUBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hoá Thông
tin và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng
dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
Đồng thời kế thừa những bài học thu được từ một số dự án thí điểm trong Chương
trình SEMLA. Trong chuyên đề này chúng tôi đề xuất 8 bước triển khai xây dựng

hương ước bảo vệ môi trường. Những bước này mô tả cách làm thế nào để xây dựng
và triển khai các quy định cùng với sự tham gia tích cực của cộng đồng trong đó nhấn
mạnh sự tham gia và tầm quan trọng của việc lồng ghép các hoạt động truyền thông
như một phần trong thiết kế dự án.
Bước 1: Họp với xã, phường/thôn
Bước 2: Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo phường
Bước 3: Thu thập thông tin
Bước 4: Tổ chức họp dân
Bước 5: Phê duyệt hương ước
Bước 6: Lễ ký cam kết
Bước 7: Giám sát và đánh giá
.Bước 8: Nâng cao nhận thức

10


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
- Nhà quản quản lý môi trường tại địa phương.
- Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn xã Hông Thái Đông, thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi nghiên cứu
- Tại xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
6.2. Phương pháp điều tra xã hội học

- Xây dựng phiếu điều tra về đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương
( gồm 02 mẫu phiếu điều tra) :
+ 01 phiếu điều tra dành cho nhà quản lý
+ 01 phiếu điều tra dành cho các hộ dân cư
-

Tiến hành điều tra:
+ Đối với nhà quản lý: 20 phiếu
+ Đối với các hộ dân cư: 50 phiếu
6.3. Phương pháp tham vấn cộng đồng
- Tổ chức họp cộng đồng
- Lấy ý kiến cộng đồng cho bản dự thảo hương ước, quy ước bảo vệ môi
trường với sự tham gia của cộng đồng.
6.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu điều tra được tính toán và xử lý dựa trên phần mềm máy tính
7. Dự kiến kết quả và sản phẩm

-

Báo cáo đồ án tốt nghiệp gồm các nội dung:
+ Hiện trạng môi trường tại xã Hồng Thái Đông
+ Hiện trạng quản lý môi trường địa phương tại xã Hồng Thái Đông

11


+ Bản dựng hương ước, quy ước Bảo vệ môi trường với sự tham gia của
cộng đồng
-


01 biên bản họp cộng đồng

-

Ảnh điều tra, ảnh họp cộng đồng

-

01 biên bản bàn giao hương ước, quy ước bảo vệ môi trường cho xã Hồng Thái
Đông
8. Kế hoach thực hiện

12

STT

Thời gian

Nội dung thực
hiện

Dự kiến kết
quả

Địa điểm
thực hiện

1

Tuần 1 ( từ

ngày 27/02ngày31/03)

Gặp GVHC,
chốt tên đồ án,
làm đề cương đồ
án, bảo vệ đề
cường đồ án và
chỉnh sửa ( nếu
có), nộp đề
cương đồ án

Hoàn bản đề
cương đồ án
hoàn chỉnh

Trường đại
học TNMT
Hà Nội

2

Tuần 2 ( từ
ngày 25/03ngày 03/04)

Xây dựng phiếu
điều tra hiện
trạng môi
trường xã Hồng
Thái Đông


Xây dựng hoàn
chỉnh mẫu
phiếu điều tra

Tại địa
phương

3

Tuần 3 ( từ
ngày 04/04ngày 18/04)

Tiến hành điều
tra

Hoàn thành đầy
đủ các phiếu
diều tra, tổng
hợp được bản
điều tra cụ thể

Tại địa
phương

4

Tuần 4 ( từ
ngày 19/04ngày 3/05)

Xây dựng dự

thảo hương ước

Đưa ra được
bản dự thảo
hương ước quy
ước bảo vệ môi
trường

Tại địa
phương

5

Tuần 5 (Từ
ngày 04/05ngày 06/05)

Tổ chức họp
cộng đồng, tham
vấn ý kiến người
dân

Lấy ý kiến bổ
sung về bản
hương ước quy
ước

Tại địa
phương

6


Tuần 6( từ
ngày 07/05ngày 21/05)

Hoàn thành bản
hương ước quy
ước

Bản hương ước
quy ước bảo vệ
môi trường

Tại địa
phương

7

Tuần 7 ( từ

Bàn giao lại bản

Bản hương ước

Tại địa


ngày 22/05ngày 30/05)

13


hương ước, quy
ước cho địa
phương có chữ
ký xác nhận

quy ước cho địa
phương

phương


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. Bộ Chính Trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TWvề bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
[2]. Bộ Chính Trị (2009), Chỉ thị 29-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết số 41về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước
[3]. Bộ Tư Pháp (2000), Thông tư số 02/2000/TTLT-BVHTT-BTPUBMTWMTTQVN về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng,
bản, thôn, ấp. cụm dân.

14



×