Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

khóa luận Tính truyền thống và hiện đại trong thơ Nguyễn Bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.64 KB, 72 trang )

Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Thơ mới 1932-1945 là một cuộc cách mạng thơ ca vĩ đại nhất trong tiến trình
lịch sử văn học dân tộc ở thế kỷ XX . Phong trào Thơ mới đã mở ra “một thời đại
trong thi ca”, mở đầu cho sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại. Phong trào Thơ
mới không chỉ là cuộc hiện đại hoá, đưa thơ Việt Nam thoát khỏi thi pháp thơ
Trung đại, mà nó còn làm cho thơ Việt thoát khỏi cái bóng cớm Đường luật Trung
Hoa hàng nghìn năm, nó còn chắp nối thơ Việt với thơ toàn thế giới.
Thơ mới đã tạo nên nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau. Hoài Thanh đã
khẳng định một cách dứt khoát rằng: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng
một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng
như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê
mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên…và thiết tha, rạo rực, băn khoăn
như Xuân Diệu.” [12,37].
Trong những ngôi sao của nền thơ hiện đại ấy, Nguyễn Bính là một cây bút nổi
lên bởi sự “lạ lẫm”, độc đáo trong lối viết. Hoài Thanh gọi ông là nhà thơ “quê
mùa”. Tô Hoài coi ông là nhà thơ của “chân quê, hồn quê và tình quê”. Nhưng
Nguyễn Bính không chỉ là một nhà thơ của chân quê. Sự hòa nhập với thế giới hiện
đại cùng sự phát triển rầm rộ của phong trào Thơ mới cộng thêm những biến thiên
trong đời sống riêng đã khiến cho thơ Nguyễn Bính mang hơi hướng hiện đại. Thơ
Nguyễn Bính chất chứa nhiều nỗi niềm, tâm trạng của con người trong thời đại
mới, giữa chốn thị thành, được thể hiện bằng một hệ thống thi pháp thơ đã được
cách tân hóa.
Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại chính là một trong
những đặc trưng làm nên phong cách thơ Nguyễn Bính. Xuất phát từ lý do trên,
chúng tôi chọn đề tài“Tính truyền thống và hiện đại trong thơ Nguyễn Bính trước


Cách mạng” để nghiên cứu, nhằm tìm hiểu những đặc điểm truyền thống và hiện
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 1


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

đại trên phương diện nội dung và nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính. Từ đó có cái
nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm thơ ông trước Cách mạng đồng thời chỉ ra nhữn nét
riêng biệt của thơ Nguyễn Bính trong phong trào Thơ mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

2.1

Trong đề tài này, chúng tôi muốn nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ tính truyền
thống và hiện đại được thế hiện như thế nào trong thơ Nguyễn Bính về cả phương
diện nội dung lẫn nghệ thuật.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, chúng tôi đi tiến hành nghiên cứu
những nhiệm vụ, nội dung sau:
-

Những đặc điểm mang tính truyền thống của thơ Nguyễn Bính trước Cách

-

mạng về phương diện nội dung và nghệ thuật.
Những đặc điểm mang tính hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

về phương diện nội dung và nghệ thuật.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tương nghiên cứu
Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi không đi sâu nghiên cứu khái quát các đặc điểm thơ
Nguyễn Bính trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của ông mà chỉ tập trung vào tính
truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng.
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu trên 7 tập thơ chính được sáng
tác trước Cách mạng Tháng Tám của Nguyễn Bính gồm: Lỡ bước sang ngang
(1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1941),
Mười hai bến nước (1942), Người con gái ở lầu hoa (1942), Mây Tần (1942).

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 2


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội
Mục đích của phương pháp lịch sử - xã hội chính là đặt hiện tượng văn học
vào bối cảnh của xã hội để nghiên cứu. Chúng tôi đặt thơ Nguyễn Bính trong hệ
quy chiếu là phong trào Thơ mới với hoàn cảnh lịch sử, những đặc điểm của thơ ca
giai đoạn này.
4.2. Phương pháp so sánh
Để thấy được những đóng góp hay phong cách nghệ thuật, đặc điểm nổi bật
của một nhà thơ nào đó, chúng ta luôn luôn phải đặt họ trong một hệ quy chiếu để

so sánh.
Theo chiều dọc, chúng tôi đi so sánh thơ Nguyễn Bính với thơ ca dân gian,
thơ ca trung đại để thấy được sự tiếp thu và cách tân của nhà thơ so với các giai
đoạn trước.
Theo chiều ngang, chúng tôi so sánh thơ ông với một số nhà thơ khác trong
phong trào Thơ Mới để thấy sự giống và khác biệt giữa tác giả và các nhà thơ.
4.3 Phương pháp phân tích- tổng hợp
Trong đề tài này, chúng tôi vận dụng các lý thuyết liên quan tới lý luận văn
học, thể loại văn học, tác phẩm văn học nhằm phân tích các đặc điểm trong thơ ca
Nguyễn Bính.
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm đó, chúng tôi đi khái quát, tổng hợp để
cho thấy tính truyền thống và hiện đại trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tìm đọc tài liệu, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tác giả có
các bài viết nghiên cứu, phê bình về thơ Nguyễn Bính với các nội dung khác nhau
qua hai giai đoạn:
-

Trước năm 1945:

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 3


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Hoài Thanh là người đầu tiên nhận ra vẻ đẹp kín đáo đậm đà của hồn thơ
Nguyễn Bính đồng thời đã cắt nghĩa về sự quan tâm chưa thích đáng của giới
nghiên cứu đối với thơ ông. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh khẳng định:

“Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công
chúng mộc mạc khó lọt vào con mắt của các nhà thông thái thời nay. Tình cờ đọc
thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo “Thơ như thế này có gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi
một điều mà người ta không thể hiểu bằng một lý trí, một điều đáng quý vô ngần
“hồn xưa đất nước” Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong
lòng chúng ta” [12,368].
Cùng thời với Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam
hiện đại cũng chỉ ra thứ tình quê xác thực được toát lên từ những câu thơ mang
dáng vẻ “thực thà”, “hai lần hai là bốn” của Nguyễn Bính, Vũ Ngọc Phan đã đánh
giá cao thơ Nguyễn Bính, đặc biệt là mảng thơ viết về làng quê.
-

Sau năm 1945:
Giai đoạn này, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính được chú ý hơn ở miền

Nam. Thơ Nguyễn Bính được tái bản trong giáo trình Thế hệ 1932 của Đại học Văn
khoa Sài Gòn, được đánh giá, thẩm định trong một số chuyên luận về thơ tiền
chiến. Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (1968), hai tác giả Nguyễn Tấn Long và
Nguyễn Hữu Trọng viết : “Đối với thi nhân, thơ và cuộc đời chỉ là một. Không ca
ngợi những vẻ đẹp xa vời, những bóng dáng mĩ lệ, Nguyễn Bính đã đi sâu vào thế
giới tâm tình của những mảnh đời ngang trái, dở dang, phân cách, bẽ bàng. Có thể
nói với ngòi bút của thi nhân, Nguyễn Bính đã tả chân thực được một nỗi u buồn
trầm lặng, giải tỏa được tiếng kêu bi thương của những tâm hồn mộc mạc”. Trong
Việt Nam văn học sử - giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ nhấn mạnh : “Nhưng thơ
lục bát, ai cũng biết, phải là cái sở trường của Nguyễn Bính”. Đặc biệt, trong tập
san Văn học số 60 có nhiều bài viết về Nguyễn Bính và thơ ông: Nguyễn Bính –
một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư (Vũ Bằng), Nguyễn Bính - nhà thơ kháng
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 4



Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

chiến tại miền Nam (Thái Bạch), Nguyễn Bính một ngôi sao sáng trên thi đàn dân
tộc (Nguyễn Phan). Tuy số lượng bài viết trong thời gian này khá nhiều song thành
tựu chưa đáng kể.
Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính chỉ thực sự “hồi sinh” sau năm 1975, khi
người ta đã có một cái nhìn thận trọng và đúng đắn, sáng suốt hơn đối với văn học
quá khứ, trong đó có Thơ Mới. Thực ra đã từ rất lâu ở quê hương nhà thơ, những
người yêu mến thơ Nguyễn Bính, trong đó tích cực nhất là các nhà nghiên cứu văn
học Đỗ Đình Thọ, Đỗ Huy Vinh, và nhà văn Kim Ngọc Diệu, đã dày công sưu tầm,
tuyển chọn, khảo cứu di sản văn chương đồ sộ của ông.
Năm 1976, Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh xuất bản tập thơ Bức thư
nhà. Năm 1985, Viện Văn học và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh kết hợp ra
bộ sách Nhà văn Hà Nam Ninh, trong đó những trang về thân thế và sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Bính được viết với nhiều công phu và tâm huyết. Hàng loạt
tuyển thơ Nguyễn Bính ra đời, trước hết phải kể đến tập Đêm sao sáng (NXB Văn
học, 1980), tiếp đó là sự kiện Nhà xuất bản Văn học và Hội Văn học nghệ thuật Hà
Nam Ninh hợp tác ấn hành Tuyển tập Nguyễn Bính với lời giới thiệu: “Trong hơn
ba mươi năm làm thơ, viết kịch, viết truyện, với âm điệu giàu chất trữ tình dân
gian, Nguyễn Bính đã tạo được một gương mặt riêng trong văn học hiện đại Việt
Nam” và thật đáng chú ý là số lượng phát hành 40.500 cuốn được bán hết ngay
trong thời gian rất ngắn, chứng tỏ sức ảnh hưởng của thơ Nguyễn Bính trong lòng
bạn đọc . Còn có thể kể đến nhiều tuyển thơ khác như : Thơ Nguyễn Bính (NXB
Văn học, 1986), Thơ tình Nguyễn Bính (Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nam Ninh,
1987), Chân quê (NXB Đại học và GDCN, 1991), Thơ Nguyễn Bính chọn lọc
(NXB Văn hóa, 1992)… Chân dung Nguyễn Bính được dành một vị trí xứng đáng
trong Từ điển văn học (NXB Khoa học xã hội, 1984) : “Trong khi phần lớn các thi
sĩ thơ mới chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây thì Nguyễn Bính vẫn tha thiết

với điệu thơ dân tộc, với lối ví von duyên dáng, ý nhị mà mộc mạc của ca dao, nên
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 5


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

thơ ông được nhiều người yêu thích”. Thơ Nguyễn Bính cũng được nhắc đến trong
nhiều chuyên luận về văn chương và đặc biệt được phân tích, bình luận khá nhiều
trong những chuyên luận về thơ ca : Phong trào Thơ mới của Phan Cự Đệ (NXB
Khoa học xã hội, 1966), Bốn mươi năm văn học (NXB Tác phẩm mới, 1986), Giáo
trình văn học Việt Nam 1930 - 1945 của Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà
Minh Đức (NXB Đại học và GDCN, 1988), Bình thơ và cách bình thơ của Lê Trí
Viễn (Sở giáo dục Nghĩa Bình xuất bản, 1988), Thơ mới – những bước thăng trầm
của Lê Đình Kỵ (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1993), Bàn về thơ của
Hoàng Minh Châu (NXB Giáo dục, 1990), Thơ lãng mạn Việt Nam – các tác giả
tiêu biểu của Lê Bảo (NXB Hội Nhà văn, 1992), Nhìn lại một cuộc cách mạng
trong thơ ca do Hà Minh Đức chủ biên (NXB Giáo dục, 1993), Thơ mới – bình
minh thơ Việt Nam hiện đại của Nguyễn Quốc Túy (NXB Văn học, 1995), Tư duy
và tư duy thơ hiện đại Việt Nam của Nguyễn Bá Thành (NXB Văn học, 1995)…
Năm 1992, NXB Hội Nhà văn cho ra mắt cuốn Nguyễn Bính – thi sĩ của yêu
thương do Hoài Việt sưu tầm và biên soạn; năm 1984, NXB Văn học ấn hành cuốn
Nguyễn Bính – thơ và đời do Hoàng Xuân tuyển chọn – có thể xem đó là những
cuốn sách giới thiệu về Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính khá đầy đủ qua những
bài thơ được chọn lọc kĩ lưỡng, qua những bài viết công phu của nhiều tác giả khác
nhau. Năm 1996, kỉ niệm 30 năm ngày mất của Nguyễn Bính, giáo sư Hà Minh
Đức viết cuốn Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê (NXB Giáo dục, 1995). Gần đây
nhất là cuốn Ba đỉnh cao Thơ Mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử của
tác giả Chu Văn Sơn, Nguyễn Bính hành trình sáng tạo thi ca của Đoàn Đức

Phương (2006). Ngoài các sách, báo, chúng tôi còn thấy các đề tài nghiên cứu khoa
học, luận văn đã công bố: Thơ lục bát Nguyễn Bính trong phong trào thơ mới lãng
mạn 1932- 1945 (Vũ Thị Hằng), luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXHNV, Lý tưởng
và hiên thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng (Phạm Đức Cường, 2010),

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 6


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXHNV…cùng nhiều công trình nghiên cứu khoa
học, khóa luận, luận văn khác nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính.
Về vấn đề tính truyền thống và hiện đại trong thơ Nguyễn Bính nói riêng
cũng đã làm tốn không ít giấy mực của các nhà phê bình, nghiên cứu.
Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam bằng sự nhạy cảm, tinh tế đã phát hiện
ra vẻ đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính. Ông đã đánh giá rất cao tính
truyền thống, tính dân tộc trong thơ Nguyễn Bính. Ông khẳng định cái đẹp trong
thơ Nguyễn Bính là chất “chân quê” là “hồn xưa đất nước”, một phẩm chất “quý
giá vô ngần” mà chúng ta không hiểu được bằng lý trí.
Trong lời giới thiệu tập Chân quê Mã Giang Lân cũng có băn khoăn giữa
tính chất “chân quê” với Thơ Mới trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính: “Trong thơ
Nguyễn Bính bên cạnh những câu thơ duyên dáng thuần thục như ca dao ta thấy
xen vào những câu thơ quá mới nên thơ ông giống ca dao mà cũng khác ca dao”.
Như vậy, tác giả đã nói lên được tính truyền thống trong thơ Nguyễn Bính trên
phương diện: trở về với ca dao truyền thống quen thuộc, cổ xưa của dân tộc.
Hoài Việt (trong Nguyễn Bính thi sĩ của thương yêu) đã có nhận xét công
bằng hơn “Có người trách anh từ khi “đi tỉnh về” thì để cho “hương đồng gió nội
bay đi ít nhiều” chúng tôi không nghĩ thế có “đi tỉnh” trong thơ anh mới có được

cách ngắt nhịp, đặt câu kể cả việc cấu tứ, lập ý góp cho thơ anh vừa dân tộc vừa
hiện đại, toàn bộ thơ anh hợp thành một “tổ khúc đồng nội” không lẫn với ai,
không lẫn vào đâu được”.[16].
Hữu Thỉnh cho rằng Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ của truyền
thống, dân tộc với nhận xét: “Trong lúc cá nhà thơ khác vừa khai thác truyền
thống thơ dân tộc vừa xoay lăng kinh về phía hào quang của hơ Pháp thì Nguyễn
Bính và Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ.. gần như chuyên về dân tộc.” [3].
Đoàn Thị Đặng Hương trong bài Nguyễn Bính nhà thơ “chân quê” lại nhận
định thơ Nguyễn Bính đã có sự đổi mới về mặt thi pháp, khiến cho thơ ông mang
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 7


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

hơi hướng hiện đại: “Thơ Nguyễn Bính đã tách khỏi dòng thơ ca dân gian, mở rộng
thi pháp của nó để biểu hiện những vấn đề của một nhà thơ Thơ mới, và bản thân
nhà thơ đã tiếp nhận và phát triển thi pháp và tư duy thơ của các nhà thơ trên thi
đàn mới”. [10].
Như vậy, các đề tài nghiên cứu, các bài viết chúng tôi đã đề cập trên đây
cũng đã đề cập đến tính hiện đại và truyền thống trong thơ ông trên một vài phương
diện cụ thể. Song, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung một cách
hệ thống vào vấn đề tính truyền thống và hiện đại trong thơ Nguyễn Bính trước
Cách mạng. Đó là điểm trống để chúng tôi tiến hành đề tài này.
6. Cấu trúc đề tài:
Ngoài chương Mở đầu và Kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có các chương
sau:
Chương I: Thơ Nguyễn Bính trong phong trào thơ Mới.
Chương II: Phong cách thơ đậm chất truyền thống

Chương III: Âm hưởng hiện đại trong thơ Nguyễn Bính
.

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 8


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THƠ NGUYỄN BÍNH TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI
Phong trào thơ Mới
Sự ra đời của phong trào thơ Mới
1.1
1.1.1

Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai
giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng
với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của
Phong trào thơ mới 1932-1945. Giai cấp tư sản đã tỏ ra hèn yếu ngay từ khi ra đời.
Vừa mới hình thành, các nhà tư sản dân tộc bị bọn đế quốc chèn ép nên sớm bị phá
sản và phân hóa, một bộ phận đi theo chủ nghĩa cải lương. So với giai cấp tư sản,
giai cấp tiểu tư sản giàu tinh thần dân tộc và yêu nước hơn. Tuy không tham gia
chống Pháp và không đi theo con đường cách mạng nhưng họ sáng tác văn chương
cũng là cách để giữ vững nhân cách của mình.
Cùng với sự ra đời của hai giai cấp trên là sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây
học. Đây là nhân vật trung tâm trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thông qua tầng
lớp này mà sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng văn hoá, văn học phương Tây
càng thấm sâu vào ý thức của người sáng tác. Như vậy là không chỉ về mặt chính

trị - xã hội mà về mặt văn hóa, ý thức của con người đã đổi khác, đặc biệt là quan
niệm của con người về cái tôi riêng và cái ta chung. Đó là những tiền đề quan trọng
dẫn tới sự ra đời tất yếu của Thơ mới.
Tiếng vang đầu tiên tạo một “phát súng” khởi đầu cho sự ra đời của Thơ mới
là vào ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn. Với
cách tân về hình thức, ngay từ khi ra đời, bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư
luận . Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ
của thanh niên trí thức đương thời, và liên tiếp nhận được những ủng hộ nhiệt tình
khác. Báo Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình già đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh
Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo. Ở ngoài Bắc, báo Phong hóa mới được
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 9


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

lập cũng hưởng ứng Thơ mới bằng cách công kích các đại diện của Thơ cũ mà điển
hình là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa đăng một loạt sáng tác của các cây
bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy
Thông). Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất bản khắp trong Nam ngoài Bắc
đều đua nhau đăng thơ mới. Cùng với hoạt động sáng tác và xuất bản là các cuộc
diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm
tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên, Trương Tửu…
Bên cạnh những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ
cũ như Thái Phỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản Đà. Tuy nhiên, một thế hệ
các nhà thơ mới tài năng xuất hiện ngay vài năm sau đó như Thế Lữ, Lưu Trọng
Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp … đã khiến cho thơ cũ cũng phải dần mờ
nhạt. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của cái mới về cả mọi mặt đã khiến cho cái
cũ không còn đủ sức chống cự nữa. Trong bài Một cuộc cải cách về thơ ca Lưu

Trọng Lư kêu gọi các nhà thơ mau chóng “đem những ý tưởng mới, những tình
cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, những tình cảm cũ”. Cuối cùng, năm 1935,
Thơ mới đã có được một vị trí xứng đáng trên thi đàn dân tộc.
Phong trào Thơ mới phát triển qua hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời
kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư,
Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất
hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan
Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành hai giai
đoạn 1930 – 1935 và 1936 – 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn Thơ mới đi vào
những tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện
những bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại
diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng
thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca), nhóm
Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài.
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 10


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

1.1.2 Thơ Mới – tinh thần truyền thống và hiện đại
Sau khi ra đời, phong trào Thơ mới thực sự đã làm chấn động cả một nền văn
học nước nhà. Thơ mới đã thực sự có những đóng góp tích cực về nhiều phương
diện cho diện mạo của thi ca về cả nội dung và nghệ thuật. Một cách khái quát
nhất, về mặt nội dung, Phạm Xuân Thạch cho rằng “Thơ mới là bản ghi chân thực
hiện thực tinh thần của con người cá nhân trước cách mạng”. Thơ mới là tiếng nói
của con người với nỗi buồn thời đại, con người với sự cô độc và với khát vọng
thoát ly thế giới hiện thực, thêm vào đó là tình yêu thầm kín với quê hương, đất
nước và với tiếng Việt truyền thống một cách sâu sắc. Về mặt hình thức, Thơ mới

là một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca khỏi những ràng
buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại.
Phong trào Thơ mới còn hình thành nên nhiều khuynh hướng thi ca khác
nhau. Trước hết là các nhà thơ chịu ảnh hưởng của thi ca Pháp, nghệ thuật lãng
mạn của Baudelaire như Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc
Tử… Thứ hai là những người chịu ảnh hưởng của thơ ca Đường: Thái Can, Mộng
Tuyết, Quách Tấn… Dòng thứ ba là những nhà thơ có tính cách Việt Nam rõ rệt,
tuy có chịu ảnh hưởng phương Tây nhưng rất ít và cũng không chịu ảnh hưởng của
thơ Đường. Đó là Lưu Trọng Lư, là Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư, Vũ Hoàng
Chương, Nguyễn Nhược Pháp… Sự phong phú về các khuynh hướng thơ đã làm
nên sự phong phú, đa dạng và phát triển cho Thơ mới.
Nói về những đóng góp của phong trào Thơ mới, Phan Cự Đệ đã cho rằng:
Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống
và hiện đại” . Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ : ngôn ngữ, thi liệu,
thể loại, tư duy sáng tạo hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những
mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực,
lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển”.
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 11


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Theo Từ điển Tiếng Việt, “truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời
trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ
khác”[11,1350]. Hiện đại nghĩa là “thuộc về thời đại ngày nay, có áp dụng những
phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học, kĩ thuật”[11,565]
Trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính chính là một minh chứng sinh động
cho sự tổng hợp giữa tinh thần truyền thống và hiện đại.

1.2
1.2.1

Thơ Nguyễn Bính trong phong trào thơ Mới
Thân thế và sự nghiệp thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng
Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Nhà thơ sinh năm Mậu

Ngọ (1918) trong một gia đình nhà nho nghèo tại xóm Trạm, thôn Thiện Vinh, xã
Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở bé Nguyễn Bính không được đi
học ở trường mà chỉ học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, sau được cậu
ruột là ông Bùi Trình Khiêm nuôi dạy. Nguyễn Bính là người có năng khiếu. Ông
bắt đầu làm thơ từ lúc 13 tuổi, năm 1932 Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và từ đây
bắt đầu nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác văn học. Ông được giải khuyến khích
của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi (1940). Năm 1943 Nguyễn Bính
được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ Cây đàn tì bà.
Nguyễn Bính sinh ra nơi làng quê nhưng đường đời của ông lại có một lối rẽ
vào thị thành hiện đại. Nguyễn Bính ra Bắc vào Nam, đi khắp nơi để thỏa chí phiêu
bồng của tuổi trẻ. Mùa xuân năm Quý Dậu (1933), ông rời quê ngoại thôn Vân, nơi
đã trải qua quãng đời thơ ấu của mình để bắt đầu dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt.
Lúc này, Nguyễn Bính mới chỉ 15 tuổi. Ông đến Hà Nội, tới phố Hàng Bồ, gia
nhập vào đội quân bán báo lẻ. Song con người nhà quê của Nguyễn Bính khó lòng
tồn tại được với cuộc sống hè phố, vì vậy ông bỏ Hà Nội tìm đến Hà Đông - nơi
người anh ruột Nguyễn Mạnh Phác (tức nhà biên kịch Trúc Đường sau này) đang
dạy học - tá túc. Một thời gian sau, Nguyễn Bính cùng với anh trở về Hà Nội. Rồi
ông lên Phú Thọ, Thái Nguyên, đến tận vùng Lạng Sơn biên ải xa xôi. Lấy Hà Nội
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 12



Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

làm tâm điểm, ông liên tục thực hiện những chuyến đi như thế. Một phần là kiếm
kế sinh nhai nhưng phần khác cũng là để thỏa mãn ham muốn “xê dịch” (như nhà
văn Nguyễn Tuân). Trong suốt những chuyến hành trình đó, Nguyễn Bính không
thỏa được những khát khao tự do của mình. Ông nhiều khi rơi vào tâm trạng cô
đơn, lạc lõng, trở thành một cái tôi lỡ dở như kiếp con chim lìa đàn.
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Thời
gian này Nguyễn Bính sáng tác khá kịp thời và đều đặn, cổ động tinh thần yêu
nước quyết chiến quyết thắng giết giặc lập công. Tháng 11 - 1954 Nguyễn Bính tập
kết ra Bắc, ông công tác ở hội nhà văn Việt Nam. Năm 1956 ông làm chủ bút tuần
báo “ Trăm hoa” và đã cho đăng báo một số bài viết.
Năm 1958, Nguyễn Bính về cư trú tại Nam Định, ông công tác tại ty văn
hoá thông tin Nam Định. Ông đã góp phần vào sự trưởng thành của phong trào
sáng tác văn nghệ của quê hương và thơ ông vẫn bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính
trị của địa phương cũng như của cả nước. Mùa thu năm 1965, ông theo cơ quan văn
hoá Nam Định sơ tán vào huyện Lý Nhân. Nguyễn Bính mất đột ngột vào sáng 30
Tết năm Ất Tỵ (20 - 01 - 1966 ) lúc đến thăm mộtt người bạn ở xã Hoà Lý, huyện
Lý Nhân, tỉnh Nam Định, khi ông chưa kịp sang tuổi 49. Ông vừa hoàn thành và
cho in bài thơ Quê hương, một bài thơ có những nét báo hiệu của một giai đoạn
mới trong đời thơ ông.
Trong hơn 30 năm sáng tác với nhiều thể loại khác nhau (thơ, truyện thơ,
kịch thơ, kịch bản chèo, lý luận sáng tác). Hoạt động văn nghệ của ông phong phú
đa dạng song thành tựu xuất sắc độc giả ưa chuộng là thơ bởi thơ là mảng sáng tác
kết tụ tài năng và tâm huyết của đời ông, đặc biệt là giai đoạn trước Cách mạng.
Riêng về thơ, có thể nói rằng ông là cây bút sung sức nhất của phong trào Thơ
Mới. Chỉ trong một thời gian ngắn (1940-1945) Nguyễn Bính đã cho ra đời những
tập thơ có giá trị: Tâm hồn tôi (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54


Page 13


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

(1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Người con gái ở lầu hoa (1942), Mười hai bến
nước (1942), Mây tần (1942).
Với những đóng góp riêng của mình, Nguyễn Bính đã tạo được một gương
mặt riêng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 2000 Nguyễn Bính đã được
truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
1.2.2 Nguyễn Bính- nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới
Trong rất nhiều dòng thơ, khuynh hướng thơ khác nhau của phong trào thơ
Mới, Nguyễn Bính đã in dấu chân mình bằng một phong cách riêng, khác biệt. Đó
là một cái tôi không bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thơ ca lãng mạn Pháp như Xuân
Diệu, Chế Lan Viên,…; không chịu ảnh hưởng mạnh bởi Đường thi như Thái Can,
Mộng Tuyết, Quách Tấn… Nguyễn Bính trước hết là một nhà thơ của thôn quê,
làng quê Việt. Chu Văn Sơn có lời bình rất hay, cho rằng “Nguyễn Bính là tiếng
vọng cội nguồn trong lòng kẻ lưu lạc. Nguyễn Bính là tiếng trở mình của rặng tre
trong lòng kẻ tha hương. Nguyễn Bính còn là tiếng Việt trong lòng đứa con xa đất
mẹ... Sức đeo bám của Nguyễn Bính trong hồn mỗi người Việt lớn hơn mỗi chúng
ta tưởng rất nhiều” [14,127].
Căn cứ theo những số liệu về ngày tháng ghi dưới các bài thơ thì những bài
thơ sớm nhất của Nguyễn Bính được sáng tác vào năm 1936, lúc Nguyễn Bính mới
18 tuổi. Trong hai tập thơ đã nói trên, có rất nhiều bài thơ cùng đề năm sáng tác là
1936. Đó là các bài Mưa xuân, Lòng mẹ, Đêm cuối cùng, Nhớ, Qua nhà… Điều
đặc biệt đáng quan tâm là tất cả những bài thơ sáng tác vào năm đầu tiên này đều là
những bài thơ hay. Về sau có thể có những bài thơ không xứng tầm với Nguyễn
Bính nhưng thời gian này thì không xảy ra tình trạng đó. Và trong số những bài thơ
sớm nhất đó, bài Mưa xuân nằm trong tập Lỡ bước sang ngang được nhiều người

xác nhận là bài thơ đầu tiên, tức tác phẩm đầu tay chính thức của Nguyễn Bính.

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 14


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải
khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Với những tác phẩm ra đời liên tiếp sau
đó như Lỡ bước sang ngang, Xuân về….thơ ông đã chiếm được lòng yêu mến của
nhiều độc giả đương thời và cả các thế hệ sau này. Từ 1936 đến 1940 là thời kỳ
sáng tác sung mãn nhất của Nguyễn Bính. Phần lớn những bài thơ làng quê có giá
trị đều được ông sáng tác trong thời kỳ này. Có hàng trăm bài thơ của ông được
đăng báo. Năm 1940, Nguyễn Bính cho in thành sách hai tập thơ Lỡ bước sang
ngang và Tâm hồn tôi. Đây là hai tập đầu tiên, có giá trị nghệ thuật cao trong bảy
tập thơ sáng tác trước năm 1945 của Nguyễn Bính.
Có lẽ sự kiện đặc biệt nhất trong đời thơ Nguyễn Bính là việc Tuần báo Tiểu
thuyết thứ năm đăng tải bài thơ Lỡ bước sang ngang của ông vào năm 1939. Sau
khi được đăng tải, bài thơ đã tạo ra một sự say mê cuồng nhiệt trong lòng độc giả,
nhất là những độc giả nữ. Người ta chuyền tay nhau để đọc, để chép bài thơ. Nhiều
người không biết chữ nhưng vẫn thuộc lòng Lỡ bước sang ngang. Các bà các chị
dùng nó để ngâm vịnh cho nhau nghe, để hò ru con ngủ. Bài thơ đã tạo nên một
hiện tượng văn học kỳ lạ chưa từng có. Nó được phổ cập từ Bắc chí Nam. Đâu đâu
người ta cũng đọc Lỡ bước sang ngang, cũng nói chuyện về Lỡ bước sang ngang.
Có người kể, trong những ngày đi kháng chiến, thỉnh thoảng trên bước đường hành
quân lại nghe văng vẳng giọng những người mẹ trẻ cất lên lời ru Lỡ bước sang
ngang trong những xóm làng hiu quạnh. Lỡ bước sang ngang là tên của một bài thơ
nhưng đồng thời cũng là tên của cả tập thơ, bao gồm những bài như Mưa xuân,

Thời trước, Lòng mẹ, Cô lái đò, Cô hái mơ, Lá thư về Bắc, Tương tư… Tập thơ này
cùng với tập Tâm hồn tôi đã đưa tên tuổi của thi sĩ vượt lên trên nhiều tác giả
đương thời khác.
Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề
tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 15


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi
Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho
Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của
gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính. Vào Huế Nguyễn Bính Gửi thơ ra
cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc
Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: Xuân tha hương và
Oan nghiệt. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn.
Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin
tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã
gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là
thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây,...
Nhìn vào hành trình thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng, có thể đánh giá ông
là một trong số những cây bút chủ lực nhất trong phong trào thơ Mới. Những tác
phẩm của ông đã chứng tỏ sức sáng tạo mạnh mẽ, niềm đam mê thơ ca của một tâm
hồn nghệ sĩ tràn ngập tình yêu thương, đa cảm với cuộc sống. Đó là lý do khiến thơ
Nguyễn Bính có được vị thế và chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ bạn đọc thơ.
Tiểu kết: Thơ Mới là một cuộc cách mạng, đã làm thay đổi diện mạo của thơ
ca về cả nội dung và hình thức, với một số lượng lớn các nhà thơ tài năng. Nguyễn

Bính là một trong số những tài năng ấy. Ông đã khẳng định vị trí của mình bằng
một sự nghiệp sáng tác phong phú, một phong cách nghệ thuật riêng biệt, một hồn
thơ kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 16


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

CHƯƠNG II: PHONG CÁCH THƠ ĐẬM CHẤT TRUYỀN THỐNG
2.1. Nguyễn Bính – thi sĩ của “chân quê”
2.1.1 Bức tranh làng quê trong thơ Nguyễn Bính
Sinh ra và lớn lên ở vùng Châu thổ sông Hồng – cái nôi của nền văn minh
nông nghiệp lúa nước, Nguyễn Bính đã được đắm mình trong không gian thôn dã
với những cảnh vật, những đặc trưng mang đậm chất thôn quê. Những đặc trưng ấy
đã nuôi dưỡng một tâm hồn thơ chân quê, mộc mạc và bình dị trong con người nhà
thơ. Trong một kỉ niệm riêng viết về Nguyễn Bính, nhà văn Tô Hoài đã viết: “Khi
nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cánh diều bay, của dây hoa lý, của
mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt
lõi cuộc đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả và cũng là nơi in
đậm dấu vết đời mình” [17]. Quê hương đã đi vào thơ Nguyễn Bính thật tự nhiên
và giản dị:
Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều
Anh về quê cũ
Hình ảnh thôn Vân quê mẹ gắn với những bờ đê, cánh diều, đàn chim, hồ
sen, ao cá…đơn sơ, chân thực. Nguyễn Bính không miêu tả bằng những ngôn từ
cách điệu, mỹ miều mà vẫn vẽ lên được bức tranh quê thật đẹp. Nó làm ta nhớ tới

cái phong vị của một nhà nho xưa – Nguyễn Trãi - sống đời sống cư nhàn, thanh
tao: Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Đìa thanh phát cỏ ương sen (Thuật hứng – Nguyễn
Trãi).
Thơ tả cảnh của các nhà thơ xưa nay, có lẽ không thể nhắc tới việc miêu tả
những bức tranh tứ bình của thiên nhiên. Chúng ta hẳn vẫn còn nhớ những bài thơ
tả cảnh của Nguyễn Trãi, cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến hay vị thầy
Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân
tắm hồ sen, hạ tắm ao (Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm). Là một nghệ sĩ dân quê, thơ
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 17


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Nguyễn Bính cũng bị ảnh hưởng phần nào cái dư vị của các nhà thơ xưa: yêu thiên
nhiên, hòa mình với thiên nhiên. Nhưng thơ Nguyễn Bính không miêu tả cái thú
chơi thanh tao, nhàn dật của như những vị nho gia. Ông miêu tả bức tranh quê dưới
cảm nhận của một người con quê mùa thuần hậu, chất phác, gắn với những kỉ niệm
của nơi chôn rau cắt rốn.
Cái đẹp trong bốn mùa trước hết phải nói đến mùa xuân. Có không ít các nhà
thơ mới viết rất hay về mùa xuân – Xuân Diệu là một điển hình. Nhưng mùa xuân
của Xuân Diệu gắn với khát khao về tình yêu, về tuổi trẻ, còn mùa xuân của
Nguyễn Bính lại lấy cảm hứng dạt dào từ cảm xúc của làng quê. Người ta gọi
Nguyễn Bính là “thi sĩ của mùa xuân” – chính là mùa xuân của làng quê ấy. Mùa
xuân đặc biệt tạo cảm xúc cho Nguyễn Bính trong những bài thơ: Mưa xuân, Xuân
về, Thơ xuân, Rượu xuân… Trong thế giới màu sắc rộn ràng của thơ xuân Nguyễn
Bính (bướm trắng, bướm vàng vẽ vòng trên vồng hoa cải vàng tháng chạp; trong
vườn, hoa cam, hoa chanh rụng trắng đất; hoa xoan tím trong màn mưa bạc; lá nõn
trên nhành non…), ta không khỏi giật mình trước một “Mùa xuân xanh”:

Mùa Xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng trên và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng quanh
Mùa xuân xanh
Bài thơ phác thảo, phác hoạ những màu xanh kỳ diệu của tạo hoá, tạo nên
một ấn tượng tươi tắn, trong trẻo đến tinh khôi. Một không gian ngập tràn màu
xanh, những điệu xanh liên hoàn nhưng không trùng lắp. Trước hết là trên cao
(giời), xuống thấp hơn (lá), rồi thấp nữa và mở ra theo chiều rộng, theo cái mênh
mang của đồng lúa rập rờn. Mùa xuân còn tưng bừng trong không khí của ngày tết
cổ truyền của dân tộc, gắn với những niềm vui của bao nụ cười thơ trẻ:
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 18


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo,
Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười.
Thơ xuân
Và không chỉ mùa xuân, mà mùa thu mang đặc trưng của miền quê Bắc Bộ
cũng được nhà thơ cảm xúc ghi lại trong những vần thơ đầy hình ảnh của mình, với
hội làng giữa ánh trăng sáng:
Hội làng mở giữa mùa thu
Giời cao gió cả giăng như ban ngày
Đêm cuối cùng
Còn mùa đông luôn gợi cho người ta nhớ tới cái không khí khắc nghiệt của

miền đồng bằng Bắc Bộ, của chốn quê :
Lá tre rơi xuống đều đều
Cổng làng buông xuống, mưa chiều đổ nhanh

Nghe trời trở gió may quàng áo bông
Lạnh rồi sắp sửa mùa đông
Trời trở gió
Mùa hè ở miền đồng bằng Bắc Bộ thì luôn gay gắt với cái nắng chói chang.
Thơ Nguyễn Bính cũng miêu tả mùa hè đúng với đặc trưng ấy:
Trưa hè một buổi nắng to
Gió tây nổi, cánh đồng ngô rào rào
Trưa hè
Thơ Nguyễn Bính làm sống lại trong ta không khí của làng quê với bức tranh
tứ bình: xuân, hạ , thu, đông. Mỗi bức tranh là một gam màu, được tạo nên bởi
những nét vẽ mang thần thái riêng, sắc thái riêng.

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 19


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Cảnh sắc làng quê trong thơ Nguyễn Bính còn được gợi lên qua không gian
của những cảnh vật thôn quê. Trước hết là không gian của những mảnh vườn.
Mảnh vườn là thứ vô cùng thân thuộc không chỉ với người lao động mà còn cả với
dân tộc Việt Nam, trở thành một trong những biểu tượng cổ xưa, thiêng liêng nhất,
gắn bó với con người Việt. Vì vậy, cái chân quê với Nguyễn Bính không thể thiếu
không gian của những vườn tược:
Anh trồng cả thảy hai vườn cải

Tháng chạp hoa non nở cánh vàng
Hết bướm vàng
Hình ảnh “vườn” trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Bính với vườn nhà, vườn ai,
vườn cũ, vườn cam, vườn dâu, vườn trầu, vườn tiên giới…Vườn đồng nghĩa với
nhà- gắn với tâm trạng của một người con gái lỡ bước sang ngang thương về mẹ
già nơi quê cũ:
Em ơi! em ở lại nhà,
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương.
Lỡ bước sang ngang
Vườn gắn với tuổi thơ tràn ngập kí ức: Vườn này ngày nhỏ anh còn nhớ/ Đã
nhảy qua tường bẻ trộm cam (Vườn xưa); gắn với quê hương: Đem thân về chốn
vườn dâu cũ, Buồn cũng như khi chị lấy chồng…Có khi nó lại gắn với câu chuyện
tình duyên nào đó của nhà thơ:
Nhà anh có một giàn giầu
Nhà em có một hàng cau liên phòng.
Tương tư
Thơ Nguyễn Bính còn tả lại cảnh sắc quê hương với những con đê ven
sông:“Thôn Đoài cách có một thôi đê” (Mưa xuân). Không gian vừa xa vừa gần
được đo đếm một cách cụ thể đến siêu hình “một thôi đê” đã làm cho khung cảnh
miền Bắc Bộ càng mang rõ đặc trưng quê mùa.
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 20


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Cảnh sắc làng quê đi vào thơ Nguyễn Bính thật đẹp và thơ mộng. Nhà thơ đã
lựa chọn những ấn tượng, những kỉ niệm thiêng liêng lắng đọng trong kí ức con
người về một miền quê lý tưởng, mang vẻ đẹp cố hữu của nông thôn Việt Nam, gần

gũi với mọi người, mọi thời đại. Quê hương là quê mẹ, là bức tranh tứ bình đặc
trưng của miền Bắc, là bến nước con đò, những cánh đồng, thôi đê… Thơ Nguyễn
Bính đã gợi lên cả bóng dáng quê hương trong lòng độc giả.
2.1.2 Thi sĩ của hồn quê và tình quê
2.1.2.1 Thi sĩ của hồn quê
Thơ viết về quê hương, viết về cảnh quê trong giai đoạn Thơ mới không phải
là ít, và có nhiều bài đã tả rất hay về quê hương. Đoàn Văn Cừ thường hay viết về
tập tục quê, Bàng Bá Lân hay viết về sinh hoạt quê, Anh Thơ vẫn được coi là nhà
thơ của cảnh quê. Còn để gợi được cái hồn quê, cái chân quê thì phải nói tới
Nguyễn Bính. Nguyễn Bính đã gợi cho lòng người một hồn quê Việt, đẹp đẽ mà
thân thương. Vì thế, người ta không chỉ biết đến thơ ông với những bức tranh
phong cảnh làng quê mà thơ ông còn gợi ra không gian văn hóa mang đậm bản sắc
quê với những lễ hội, tết cổ truyền, những ngày hội xuân, những ngày hội làng,
những đêm hát chèo, buổi lễ chùa, những tín ngưỡng phong tục tập quán, những trò
chơi dân gian và nếp sống xưa của người dân quê. Đó chính là cái hồn quê trong
thơ ông.
Đọc thơ Nguyễn Bính, những người xuất thân từ chốn quê chắc không khỏi
bồi hồi khi nghĩ lại những kỉ niệm đẹp đẽ trong không khí của những ngày lễ hội.
Thơ ông gợi những phong tục đã thành nề nếp, thói quen trong ngày tết cổ truyền
dân tộc:
Sáng mùng một sớm tinh sương
Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường
Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 21


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng


Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương.
Tết của mẹ tôi
Ngoài những tục lệ cổ truyền, thơ Nguyễn Bính còn gợi cho ta không gian lễ
hội quen thuộc. Nếu như ở Kinh Bắc xưa, mùa xuân là hội quan họ thì ở các làng
quê Bắc Bộ mùa xuân là ngày hội của những đêm hát chèo “Thôn Đoài vào đám
hát thâu đêm” (Mưa xuân) của những trò vui “Ăn cỏi cá, đánh cờ người” (Anh về
quê cũ)…Mùa xuân qua đi, lại cuộc sống thường nhật với biết bao vất vả nhọc
nhằn, nhưng rồi lòng người lại xốn xang với “Hội làng mở giữa mùa thu”(Đêm
cuối cùng)… Hình ảnh người đi chùa náo nức trong không khí của lễ hội đã tạo nên
đặc trưng vùng miền cho văn hóa xứ Bắc . Nguyễn Bính không chỉ tài hoa khi dựng
cảnh những ngày hội làng quê mà ông còn rất am hiểu và khéo léo khi dặc tả những
nét văn hóa làng quê qua cách ăn mặc, qua những dáng bề ngoài của người nhà
quê. Đấy là một chú bé mà người ta có thể bắt gặp đâu đó trên đường thôn : “Tuổi
thơ tóc để gáo dừa, Tuổi thơ mẹ bắt deo bùa cần cong”(Tiền và lá) . Còn đây là
những trang phục của các cô gái trong ngày đi lấy chồng : “Này áo đồng lầm, quần
lĩnh tía, Này gương, này lược, này hoa tai” (Lòng mẹ ). Hình ảnh của những người
đi lễ chùa đã gợi ấn tượng về cảnh trẩy hội:
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô…
Xuân về
Trong thơ Nguyễn Bính ta còn bắt gặp cách ứng xử giữa những người trong
cộng đồng làng xã Việt Nam. Đó là những quan hệ hàng xóm,quan hệ lứa đôi, gia
đình dòng tộc…Làng là đơn vị sinh hoạt và đến lời hẹn hò cũng xem làng, ví von
rất làng quê.:

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 22



Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Hôm nay ăn hỏi tưng bừng
Ngày mai thì cưới, độ chừng ngày kia
Nàng cùng chồng mới nàng về
Rồi cùng chồng mới nàng đi theo chồng
Tôi về dạm vợ là xong
Vợ người làng, vợ xóm Đông quê mùa
Nàng đi lấy chồng
Tục lệ cưới hỏi có “quy trình” cũng chính là một trong những nét văn hóa
truyền thống của người dân Bắc bộ. Quy trình ấy diễn ra theo các bước từ dạm vợ
cho tới ăn hỏi, và cuối cùng là lễ cưới rước dâu. Những tục lệ đó được truyền từ đời
này sang đời khác ở nhiều tỉnh xứ Bắc, đã trở thành những thủ tục cưới hỏi truyền
thống trong văn hóa Việt. Thơ Nguyễn Bính dường như đã động chạm phần nào tới
văn hóa, lấy thơ ca của mình góp phần bảo tồn, duy trì cơ sở văn hóa của Việt
Nam.
2.1.2.2 Thi sĩ của tình quê
Bạch Cư Dị đã từng nói “ Rung động con người không có gì trước hơn tình
cảm, không có gì sớm hơn ngôn ngữ, không có gì tha thiết hơn âm thanh, không có
gì sâu sắc hơn ý nghĩa thơ. Tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa lá, nghĩa là
quả”. Cái tình là gốc, tình là nơi khởi nguồn cho mọi cảm hứng, mọi sáng tạo, nhất
là sáng tạo thi ca.
Đọc thơ Nguyễn Bính không chỉ thấy được cái chân quê, cái hồn quê với
những cây đa, bến nước, con đò… mà quan trọng hơn là cái tình quê mà nhà thơ
gửi gắm. Có lẽ nơi thôn dã đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ trở nên đầy nghĩa tình,
sâu sắc và nồng thắm. Nguyễn Bính đã viết không ít về những người mẹ, người cha
(thầy), người chị, người em gái và cả những người yêu của mình, của nam thanh nữ
tú chốn quê với đầy đủ các cung bậc màu sắc khác nhau.

Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 23


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Trong thơ Nguyễn Bính, mẹ là những người mẹ chung của dân tộc, là những
người đã trở thành biểu tượng của sự cần mẫn, tần tảo sớm hôm chăm lo cho đàn
con, là những người mẹ giỏi quán xuyến công việc nội trợ gia đình, chăm sóc
chồng con, hiếu thảo với đôi bên cha mẹ, thành kính với tổ tiên, nghiêm cẩn với lệ
tục làng nước. Dường như không còn ai mẫu mực hơn người mẹ hiền nơi làng quê,
trong cách miêu tả rất giản dị của Nguyễn Bính:
Mẹ tôi thắt chặt chiếc khăn sồi
Rón rén lên bàn thờ ông tôi
Đôi mắt người trông thành kính quá
Ngước xem hương cháy đến đâu rồi
Tết của mẹ tôi
Hình ảnh người mẹ trong mắt những người con không chỉ đẹp về phẩm hạnh
mà còn đẹp một cách tự nhiên, gần gũi nhất trong cách nhìn của những người con:
Mẹ tôi uống hết một cốc rượu.
Mặt người đỏ tía vì hơi men
Người rủ cô tôi đánh tam cúc
Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen
Tết của mẹ tôi
Người mẹ trong thơ Nguyễn Bính trở đi trở lại dưới nhiều hình ảnh khác
nhau, góc độ khác nhau. Thượng đế sinh ra người phụ nữ và giành cho họ sự ưu ái
lớn: thiên chức làm mẹ, sinh con và nuôi con. Chính vì vậy mà suốt cuộc đời họ
phải gánh chịu nhiều nỗi lo, nỗi buồn cho chồng, cho con. Mẹ mang nỗi buồn lo
cho người con gái trước đêm vu quy, trước ngày lấy chồng: “Bà lão lưng còng/ Có

hai cô gái lấy chồng cả hai”, mẹ còn lại một mình bơ vơ với cuộc sống buồn tủi:
“Gió thu thở ngắn than dài/ Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa” (Không đề). Còn
có những người mẹ mang nặng tâm trạng khi tiễn con ra đi tìm đường dựng cơ
nghiệp ở chốn người:
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 24


Tính truyền thống và hiện đại của thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng

Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga
Những bóng người trên sân ga
Cha mẹ là cái nôi yêu thương, là tổ ấm, chỗ dựa tinh thần cho con cái, với
Nguyễn Bính cũng vậy. Vì vậy mà sau này, khi dấn thân vào chốn giang hồ,
Nguyễn Bính đã viết thư gửi thầy mẹ với tâm trạng buồn tủi, tự “xấu hổ” với họ vì
không làm nên nghiệp lớn:
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi
Thư gửi thầy mẹ
Sự gian nan trong bước đường công danh, sự nghiệp cùng với những bạc bẽo
của chốn phồn hoa đô hội đã khiến cho Nguyễn Bính rơi vào bế tắc, cô đơn. Những
lúc như vậy, Nguyễn Bính đã gửi thư cho cha mẹ, thương cảnh lao động khổ cực
của gia đình: “Con đi quạnh cửa quạnh nhà/ Cha già đập lúa, mẹ già giũ rơm”.
Cái nợ giang hồ đã khiến Nguyễn Bính phải lìa xa người cha già, hai người anh
ruột, mẹ và đám em dại… nhà thơ rơi vào đau đớn, mặc cảm tội lỗi với cha:
“Nghìn lạy cha già lượng thứ cho/ Trót thân con vướng nợ giang hồ…”.

Không chỉ là những người thân thuộc, con người nơi chốn quê bao giờ cũng
mang lại cho người thi sĩ một tình cảm đằm thắm, gần gụi và trìu mến vô cùng. Đó
là những người em nhỏ, những em bé chốn quê luôn gợi nhắc về một tuổi thơ đẹp
đẽ trong tâm hồn người nghệ sĩ. Cái tình quê của Nguyễn Bính, vì vậy, còn được
thể hiện qua hình ảnh những em bé trong những bức tranh mùa xuân, mùa lễ hội :
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh, giời quang nắng mới hoe
Xuân về
Nguyễn Thị Thu Hải – SP Văn k54

Page 25


×