Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong tiểu thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.48 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN – LỚP VĂN 4A

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA
VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM
SỰ SONG KẾT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT “NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA” CỦA
NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Cẩm Hà
MSSV: K36.601.035
TP. Hồ Chí Minh, 15 tháng 05 năm 2014
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
MỤC LỤC
1.Kết cấu 5
b)Kết cấu theo hai tuyến nhân vật 5
2.Xây dựng nhân vật 6
b)Thể hiện tính cách nhân vật qua hành động 7
c)Miêu tả thiên nhiên để xây dựng nhân vật 8
d)Sử dụng ngôn ngữ đối thoại khắc họa tính cách nhân vật 8
e)Gợi tính cách qua việc đặt tên cho nhân vật 9
f)Thể hiện tính cách nhân vật bằng miêu tả diễn biến tâm lý 9
3.Ngôn ngữ 10
a)Sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương 10
b)Vận dụng thành ngữ, tục ngữ 13
c)Dùng câu văn biền ngẫu, có đối, có vần 14
4.Mô phỏng tác phẩm văn học nước ngoài 14
1.Đề tài-chủ đề 18
2.Cảm hứng sáng tạo 19
a)Cảm hứng đạo lý 19
b)Cảm hứng hiện thực 21


3.Đặc điểm, tính cách nhân vật 21
a)Trọng tình 21
b)Trọng nghĩa khinh tài 22
c)Coi trọng đồng tiền 23
d)Dám tự khẳng định mình 23
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 2
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
MỞ ĐẦU
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ. Ông sáng tác trên nhiều thể loại như tiểu
thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ, truyện thơ, ký, trong đó, tiểu thuyết là thể loại mà nhà văn đạt
được nhiều thành công hơn cả. Những thập niên đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã
đi sâu vào lòng người đọc đủ mọi trình độ, đông đảo nhất là quần chúng nghèo ở nông thôn và
giới thợ thuyền bình dân ở thành thị. Những cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được người
đương thời chú ý là: Ai làm được, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời, Một chữ tình, Tỉnh
mộng, Nhân tình ấm lạnh, Tiền bạc bạc tiền, Thầy thông ngôn, Ngọn cỏ gió đùa, Chút phận linh
đinh, Kẻ làm người chịu, Vì nghĩa vì tình, Nặng gánh cang thường, Con nhà nghèo, Con nhà
giàu, Cười gượng, Đóa hoa tàn…
Xã hội Việt nam vào những năm đầu thế kỷ XX đang chuyển mình một cách dữ dội để
bước sang một thời kỳ mới. Thế nhưng ảnh hưởng của phong kiến vẫn còn rất nặng nề. Văn hóa
phương Tây ồ ạt tràn vào, khiến cho con người cảm thấy bị choáng ngợp trước cái mới. Bám lấy
cái cũ của phong kiến hay đi theo cái mới của phương Tây, đó là vấn đề bức thiết của thời đại.
Là một trí thức tân học, Hồ Biểu Chánh có tư tưởng dung hòa cái cũ – mới. Theo ông cái cũ và
cái mới đều có hay dở riêng, điều cần thiết là phải biết chọn lọc những mặt tích cực của nó để
phát huy trong cuộc sống. Quan điểm đó chi phối thế giới quan của tác giả.
Hồ Biểu Chánh được xem là một trong những người mở đường và có những đóng góp
nhất định cho sự hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.Trong khuôn khổ của bài viết
này, chúng ta cùng đi sâu phân tích, lý giải sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong tiểu
thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”của Hồ Biểu Chánh, qua đó thấy được những cống hiến của nhà văn
đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trước 1945.
I. TÓM TẮT TÁC PHẨM:

“ Ngọn cỏ gió đùa”: Tiểu thuyết gồm nhiều nhân vật, nhưng có thể nói nhân vật chính
của “Ngọn Cỏ Gió Đùa” là Lê Văn Đó, một thanh niên của đồng ruộng Miền Nam. Lê Văn
Đó chỉ vì cảnh ngộ đói cơm của gia đình, của chị dâu và mấy đứa cháu nhỏ mà liều thân trộm
cắp một nồi cháo heo, rồi bị cảnh tù tội suốt 20 năm với muôn vàn khổ cực, ngược đãi.
Nhân vật phụ là Lý Ánh Nguyệt, một cô gái nhan sắc, tài hoa nhưng mẹ mất sớm, cha
là một nhà nho nhưng không đỗ đạt công danh và đã chết nơi xứ người. Ánh Nguyệt bơ vơ, bị
đời vùi dập, bị chàng công tử tên là Từ Hải Yến lừa gạt ái tình, khi Ánh Nguyệt mang thai
sinh ra đứa bé gái, tên là Từ Thu Vân, thì Từ Hải Yến thi đậu làm quan đi cưói vợ khác,
không ngó ngàng chi tới mẹ con Ánh Nguyệt, Thu Vân. Cuộc đời trôi nổi, tang thương đã đẩy
mẹ con Thu Vân, Ánh Nguyệt xa cách nhau, Ánh Nguyệt đến nương nhờ nơi trang trại cơ
ngơi của Thiên Hộ Trần Chánh Tâm, nhưng rồi lại gặp thêm nhiều giông bão, cuộc đời đầy
oan nghiệt khiến Ánh Nguyệt mang bệnh nặng và qua đời.
Thiên Hộ Trần Chánh Tâm chính thật là Lê Văn Đó, nay đã thay tên đổi họ và đã trở
nên người giàu có, nhưng là người giàu có nhân nghĩa, thương xót giúp đỡ mọi người, lập nhà
tế bần, dưỡng lão, viện mồ côi Dù vậy, những kẻ tàn ác, bất nhân vẫn không buông tha cho
Lê Văn Đó. Họ đã tố cáo lý lịch của Lê Văn Đó với quan trên lúc bấy giờ là Từ Hải Yến,
khiến cho Lê Văn Đó một lần nữa phải mất hết của cải và lại phải lâm cảnh tù tội như xưa, mà
lần nầy là chung thân khổ sai, lưu đày biệt xứ, thiệt là bất công. Lê Văn Đó không chịu cam
tâm tù tội suốt đời, ông đã tìm cách vượt ngục trở về, vì ông phải thực hiện một lời hứa danh
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 3
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
dự và lương tâm với Lý Ánh Nguyệt: lời hứa cứu vớt và nuôi dưỡng đứa con gái tội nghiệp
của Ánh Nguyệt là Từ Thu Vân.
Những ngày còn lại trong đời của Lê Văn Đó, một con người từng trải phong ba, bị
bao lần tù tội, bị đối xử bất công, bị đời bạc đãi, bị người khinh khi, bị người hãm hại, bị
người vu oan, bị người áp bức, là những ngày tận tâm chăm sóc, thương yêu một đứa bé gái
bơ vơ, bị đời ngược đãi, cơ khổ linh đinh là Từ Thu Vân, con gái của Lý Ánh Nguyệt và Từ
Hải Yến. Dù biết rõ Từ Thu Vân là con gái ruột của mình, nhưng quan Bố Chính Từ Hải Yến
không chịu nhìn mà còn ép buộc Lê Văn Đó phải mang Thu Vân đi khuất mắt ông, cũng
không được cho ai biết tông tích, lý lịch Thu Vân là con gái của quan Bố Chánh Từ Hải Yến.

Vương Thể Phụng là con trai duy nhất của Vương Thể Hùng và Đàm Kim Diệp, cháu
ngoại của ông Đàm Tự Chấn ở đất Vĩnh Tường. Ông Đàm Tự Chấn là người giàu có, góa vợ
sớm, không có con trai, chỉ có hai con gái là Kim Huê và Kim Diệp. Vương Thể Hùng là một
người thích võ nghệ và ưa hành hiệp, chàng có công cứu mạng Kim Diệp khiến cho Kim Diệp
yêu chàng, rồi trở thành chồng vợ, sinh ra Vương Thể Phụng. Vương Thể Hùng theo phe nổi
loạn Lê Văn Khôi, khiến bị thương và mất tích. Kim Diệp buồn rầu sinh bịnh qua đời, Thể
Phụng lớn lên trong cảnh mồ côi nhưng cũng được ông ngoại thương yêu và người dì là Kim
Huê hết lòng chăm sóc.
Thể Phụng vì xung đột với ông ngoại Đàm Tự Chấn nên bỏ nhà ra đi, nhờ Thể Phụng
đã học đậu Tú Tài cho nên Thể Phụng được làm thơ ký cho quan Bố Chính Định Tường, tức
là quan Tỉnh Trưởng ngày nay. Trong một dịp tình cờ, Thể Phụng đã có công cứu mạng hai
ông cháu Lê Văn Đó và Từ Thu Vân, kết qủa cũng giống như cuộc nhân duyên của Thể Hùng
và Kim Diệp năm xưa, bây giờ là mối tình của đôi trẻ Thể Phụng và Thu Vân. Sau nhiều trắc
trở, nhiều chông gai, cuối cùng, Thể Phụng cũng xin được phép ông ngoại Đàm Tự Chấn cưới
người con gái chàng yêu là Từ Thu Vân làm vợ. Ông Đàm Tự Chấn đã già rồi mà máu mũ chỉ
có một mình Thể Phụng cho nên vợ chồng Thể Phụng, Thu Vân được hưởng trọn phần gia
sản và sẽ được sống yên ổn. Lê văn Đó hoàn toàn mãn nguyện, ông chết đi thanh thản trong
vòng tay thương yêu của những con người xa lạ mà ông thương mến: Thể Phụng, Thu Vân.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 4
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
II. SỰ SONG KẾT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU
THUYẾT “NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA” CỦA HỒ BIỂU CHÁNH VỀ PHƯƠNG
DIỆN HÌNH THỨC
1. Kết cấu
Trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của mình, Hồ Biểu Chánh đã kế thừa và cách tân
những hình thức kết cấu của tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán, truyện thơ trong văn học
Việt Nam trung đại và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
a) Kết cấu theo trình tự thời gian
Loại kết cấu này xuất hiện nhiều ở những tác phẩm bố cục theo hình thức chương hồi.
Với dạng kết cấu này, thời gian là cái trục chính để dẫn dắt câu chuyện, xâu chuỗi các sự kiện,

các hành động của nhân vật. Đây là một biện pháp kết cấu cổ điển mà chúng ta thường gặp
trong những truyện kể dân gian, truyện thơ và tiểu thuyết Việt Nam viết bằng chữ Hán.
Tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh chia ra 6 quyển gồm 21 chương, mở
đầu các quyển là một cụm từ 9 chữ nói rõ nội dung của các chương trong quyển đó (Đau đớn
phận hèn, Nát thân bồ liễu, Nắng táp mưa sa, Đường ngay nẻo vạy, Nghĩa nặng tình sâu, Ân
tình vẹn vẻ).
Cách đặt tên đầu quyển như trên giúp độc giả đoán được những nội dung chính của tiểu
thuyết và những diễn biến của câu chuyện diễn ra sau đó. Điểm đặc biệt ở tiểu thuyết này của
Hồ Biểu Chánh là cuối mỗi chương không có những câu hỏi chuyển đoạn như: “Vị tri hư thực
như hà, thả thính hạ hồi phân giải”, “chưa biết thắng thua thế nào, xem hồi sau phân giải’’, và
“không biết người ấy là ai, xem hồi sau sẽ rõ” thường thấy trong tiểu thuyết chương hồi truyền
thống.
Với lối kết cấu theo thời gian, “Ngọn cỏ gió đùa” trình tự thời gian được giữ nguyên,
chuyện gì xảy ra trước nói trước, chuyện gì xảy ra sau nói sau, không theo mạch tâm tưởng của
nhân vật. Mỗi chương, của tác phẩm gắn với một hay nhiều sự kiện. Liên kết các chương thành
một mắt xích tạo ra sự vận động của nội dung cốt truyện:
Quyển 1 (chương I – IV) Đau đớn phận hèn
Quyển 2 (chương V – IX) Nát thân bồ liễu
Quyển 3 (chương X – XII) Nắng táp mưa sa
Quyển 4 (chương XIII – XV) Đường ngay nẻo vạy
Quyển 5 (chương XVI – XVIII) Nghĩa nặng tình sâu
Quyển 6 (chương XIX – XXI) Ân tình vẹn vẻ
b) Kết cấu theo hai tuyến nhân vật
Trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của mình, Hồ Biểu Chánh phân chia nhân vật thành
hai tuyến đối lập nhau: chính-tà, thiện-ác, có nhân, có nghĩa-bất nhân, bất nghĩa… Những người
có nhân, có nghĩa thường là “con nhà nghèo”. Họ đã trải qua trăm đắng ngàn cay, số phận lênh
đênh để rồi cuối cùng được hưởng hạnh phúc, no cơm, ấm áo. Hạng người bất nhân, bất nghĩa
thường là “con nhà giàu”. Chúng là những kẻ tàn ác, dâm giật, tham tiền, ham danh lợi, đểu
cáng … và cuối cùng đều bị trừng phạt. Cái nhìn quả báo như thế giúp tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió
đùa” của Hồ Biểu Chánh đầy xúc động, cụ thể về sự sa đọa và tội ác của bọn địa chủ, tư sản, về

những khó khăn, khốn khổ của người nông dân chân lấm tay bùn và nỗi phẫn uất của họ. Điều
này phù hợp với tâm lý của người dân Việt Nam. Nhân dân ta thời nào cũng vậy, bao giờ cũng
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 5
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
trọng lễ giáo, ghét cường quyền, trọng cái thiện, ghét cái ác, trọng cái hay, ghét cái dở. Kết cục
lẽ phải đã thắng cường quyền, cái thiện đã thắng cái ác, cái hay đã thắng cái dở.
Hồ Biểu Chánh trong “Ngọn cỏ gió đùa” đã tập trung phê phán giai cấp địa chủ và bọn
quan lại phong kiến, hạng người không có nhân nghĩa. Tác giả tố cáo những hành động thương
luân bại lý, những thủ đoạn dâm ô, tàn bạo, gian xảo của chúng đối với những người tốt giàu
lòng nhân nghĩa. Tên thư sinh Từ Hải Yến lừa gạt ái tình, kết tóc se tơ cùng Ánh Nguyệt, khiến
nàng mang thai sinh bé Thu Vân, sau đó hắn thi đậu làm quan, tham quý phụ bần không nhớ ân
nghĩa vợ chồng khi xưa lại đang tâm phụ bạc đi cưới vợ khác, không ngó ngàng chi tới mẹ con
Ánh Nguyệt.
Đối lập với hạng người trên là những con người tuy nghèo hèn nhưng sống lương thiện,
có nhân nghĩa. Họ phải chịu nhiều đắng cay, trải qua nhiều kiếp nạn, song cuối cùng được
hưởng hạnh phúc. Lê Văn Đó chỉ vì muốn cứu mẹ, chị dâu và các cháu khỏi chết đói mà đi ăn
trộm một trã cám heo nên bị phạt tù 5 năm, sau đó tăng án lên 20 năm, khi Lê Văn Đó ra khỏi tù
thì mẹ già và mấy đứa cháu đã chết vì đói, chị dâu thì bỏ xứ đi đâu không rõ tung tích. Được
hòa thượng Chánh Tâm giác ngộ Lê Văn Đó đổi tên thành Trần Chánh Tâm, đến Cần Đước mở
rừng làm ruộng, rồi nhờ có công nộp lúa cho quan quân triều đình nên được phong tước Thiên
Hộ.
Qua phân tích trên có thể thấy, trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của mình, Hồ Biểu
Chánh đã chia nhân vật thành hai tuyến đối lập nhau. Tuyến nhân vật “thiện”: Lê Văn Đó,
Vương Thể Phụng, ông Sáu Thới, Ánh Nguyệt,… đối lập với tuyến nhân vật “ác”: Từ Hải Yến,
vợ chồng Đỗ Cẩm – Thị Phi, Phạm Kỳ, Bá hộ Cao,… Mỗi nhân vật tiêu biểu cho một hạng
người, tốt hoặc xấu, thiện hoặc ác. Người tốt thì tốt từ đầu đến cuối, người xấu thì xấu từ đầu
đến cuối. Kết thúc tác phẩm thiện bao giờ cũng thắng ác. Từ Hải Yến đem quân đi dẹp giặc
Bình Cách, bị giặc giết chết bêu đầu. Những người hiền lành sau bao gian truân khổ ải, sau một
thời gian ba chìm bảy nổi, những người đau khổ với biết bao kiếp nạn cũng được đền bù, người
hàm oan được thoát tội, kẻ làm ác phải đền tội, sống nhục nhã, chết bi thảm. Lê Văn Đó bày kế

thoát khỏi lao tù, giữ trọn lời hứa với Ánh Nguyệt nuôi dưỡng Thu Vân đồng thời ra sức vun
vén hạnh phúc cho đôi trẻ Vương Thể Phụng – Từ Thu Vân, ông trở về sống những ngày điền
viên bên cháu bỏ qua những ngày tháng khốn khổ khi xưa. Đấy chính là niềm ước mơ về một xã
hội công bằng, một đạo lý, một niềm tin, một nhu cầu giải phóng rất đời mà cũng rất người của
nhà văn. Tuy nhiên, kiểu kết cấu này cũng có những nhược điểm nhất định. Nó thể hiện một cái
nhìn đơn giản về thế giới, con người, nó chịu sự chi phối của cảm hứng đạo lý.
2. Xây dựng nhân vật
Trong bối cảnh phát triển của tiểu thuyết ở thời kỳ đầu của công cuộc hiện đại hóa văn
học, các nhà văn nói chung, Hồ Biểu Chánh nói riêng ngoài việc kế thừa truyền thống đã có
những cách tân nhất định trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
a) Khắc họa tính cách nhân vật thông qua giới thiệu tiểu sử và miêu tả chân dung, ngoại
hình nhân vật
Phần lớn các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hưởng cách xây dựng nhân vật của
tiểu thuyết trung đại Việt Nam và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Do vậy, trong quá trình xây
dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh dùng thủ pháp giới thiệu tiểu sử nhân vật, qua đó, ít nhiều đã hé
mở tính cách của nhân vật. Nhà văn giới thiệu nhân vật nữ: Lý Ánh Nguyệt (Ngọn cỏ gió đùa):
“Nàng này tên là Lý Ánh Nguyệt, con gái của Lý Kỳ Nguyên. Nàng đã được hai mươi mốt tuổi
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 6
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
rồi. Mẹ khuất sớm, nàng không chịu lấy chồng, ở hủ hỉ với cha trót mấy năm trường. Ban ngày
cha đi đốn củi, vãi mạ, con đi xúc cá, hái rau. Ban đêm cha hay chữ, nên cha thường lấy kinh
sử mà đọc cho con nghe, còn con đờn tươi nên con thường đờn vài khúc tiêu tao cho cha giải
muộn”. Qua những lời giới thiệu ngắn gọn của nhà văn về nhân vật, người đọc đã hình dung
được những tính cách của Lý Ánh Nguyệt. Và thực tế diễn biến trong tác phẩm đã chứng minh
được những nét tính cách tốt đẹp đó của các nhân vật.
Bên cạnh việc giới thiệu tiểu sử để xây dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh còn sử dụng biện
pháp miêu tả chân dung, ngoại hình nhân vật. Đây là một thủ pháp truyền thống được dùng phổ
biến trong văn học phương Đông theo quan niệm “trông mặt mà bắt hình dong”. Chúng ta có
thể bắt gặp kiểu giới thiệu nhân vật này trong một số truyện thơ (Truyện Kiều, Nhị độ mai), tiểu
thuyết chữ Hán (Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí…), tiểu thuyết cổ

điển Trung Quốc (Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử…). Để miêu tả ngoại hình, nhà văn thường
tả y phục, mặt mũi, chân tay, ánh mắt, nụ cười… Mỗi nét ngoại hình này không chỉ gợi lên sự
hình dung về dáng vẻ nhân vật như thế nào mà còn gợi lên cả tâm tính, bản chất bên trong của
nhân vật. Nếu như tiểu thuyết trung đại thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết
ước lệ, tượng trưng thì tiểu thuyết hiện đại thường đòi hỏi những chi tiết chân thực, cụ thể và
sinh động.
Hồ Biểu Chánh xây dựng nhân vật qua ngoại hình theo cách miêu tả nhân vật của tiểu
thuyết hiện đại. Trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”, ông miêu tả Lý Ánh Nguyệt không khác
gì cách miêu tả của Khái Hưng, Nhất Linh sau này: “Nàng để đầu trần, tóc vuốt mà bới chứ
không cần lược, nhưng mà mái tóc nàng xấp xỉ hai màng tang, đầu tóc nàng xu xợp đứng sau
ót, làm cho chiều lả lơi pha lộn với vẻ hữu tình. Mặt nàng không dồi phấn mà trắng hồng hồng,
môi nàng không thoa son mà ửng đỏ, hàm răng nàng khít khao mà lại trắng trong; chơn mày
cong vòng mà lại nhỏ mít; ngón tay nàng dài mà nhọn như mũi viết, lại thêm phao hồng hồng;
móng tay nàng suông đuột nên đánh đờn ca coi dịu nhỉu, bàn chơn nàng không đi giày, mà gót
ửng đỏ, bàn no vun, nên hễ gió phất ống quần thì ai cũng phải ngó” .
Và đây là chân dung của Đỗ Thị, một người đàn bà tham lam, độc ác: “một người đàn bà
ở nhà sau bước ra, trạc chừng ba mươi lăm, ba mươi bảy tuổi, cặp mắt lươn, chơn mày thưa,
thấy tướng mạo thì biết là người lanh lợi mà lại khắc bạc nữa”.
Nhìn chung, tuy đã có những đổi mới nhất định, nhưng việc miêu tả tiểu sử, chân dung,
ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh chưa được trình
bày một cách chi tiết mà mới chỉ bằng những nét chấm phá sơ lược nên tính cách nhân vật chưa
thật rõ ràng và ít tạo ấn tượng mạnh trong độc giả.
b) Thể hiện tính cách nhân vật qua hành động
Chịu ảnh hưởng của truyện thơ, tiểu thuyết chương hồi chữ Hán và tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc, Hồ Biểu Chánh trong khi xây dựng nhân vật thường chú ý đến hành động của nhân
vật. Thông qua việc lựa chọn chi tiết, tạo mâu thuẫn và xung đột trong nội dung cốt truyện, ông
để cho các nhân vật tham gia vào việc giải quyết mâu thuẫn, đặt nhân vật vào tình thế phải hành
động để thực hiện tính cách của mình. Để khắc họa tinh thần nghĩa hiệp, chứng minh cho lòng
dũng cảm, sức khỏe phi thường của ông Thiên Hộ, Hồ Biểu Chánh để cho nhân vật cứu người
chết đuối: “Không một người nào có gan liều mình. Ông Thiên Hộ thấy như vậy thì nhăn mặt

chau mày. Ông tuốt áo quần dựa mé bờ, ông nhảy xuống chiếc xuồng nang của ai buộc gần đó,
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 7
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
ông cầm cây dầm bơi riết, coi bộ mạnh dạn vô cùng. Hơn một trăm người đứng trên bờ ai thấy
cũng đều chắc lưỡi xanh mặt.”
Để lên án cách hành xử tàn tệ của Từ Hải Yến đối với Ánh Nguyệt, Hồ Biểu Chánh miêu
tả hành động bất nghĩa của hắn đối với nàng: “Nàng nghe tiếng cười giọng nói giống như tiếng
cười giọng nói của chồng, nên nàng ngừng bước đứng lại mà dòm vô quán nữa. Đèn đốt sáng
quắc, rượu thịt đầy bàn, Hải Yến ngồi phía trong đương ôm một đứa ca nhi trum trủm trong
lòng mà hun hít.”, sau khi phụ bạc Ánh Nguyệt (lúc này đã sinh ra Thu Vân) nhận được bức thư
của Hải Yến “biểu nàng lo kiếm chồng khác mà làm ăn, vì chàng kết nghĩa với nàng đó là ngẫu
hiệp chơi trong lúc du học, chớ không phải duyên nợ trăm năm chi đó mà chờ đợi”, hắn bỏ mặc
hai mẹ con không hề thương xót.
Như vậy, qua phân tích có thể thấy tính cách tâm trạng của nhân vật trong “Ngọn cỏ gió
đùa” được thể hiện ngay trên bề mặt của hành động. Nhân vật từ đầu đến cuối không đi chệch
khỏi những nét tính cách, tâm lý được nhà văn xác định từ trước. Người tốt thì trước sau gì cũng
tốt, người xấu cũng vậy.
c) Miêu tả thiên nhiên để xây dựng nhân vật
Để tăng tính tiểu thuyết cho tác phẩm của mình, Hồ Biểu Chánh còn sử dụng nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên khắc họa tính cách và tâm trạng nhân vật. Trong “Ngọn cỏ gió đùa”, Ánh
Nguyệt chờ tin tức của chồng trong đêm mưa gió não nề, người và cảnh như hòa làm một:
“Đêm hôm vắng vẻ mưa gió ồn ào. Dựa mé bờ tiếng ễng ương kêu uềnh oàng, trên mái nhà giọt
mưa rớt lộp độp. Đêm nay là đêm rằm, mà trăng bị mây án nên mịt mù cảnh vật, mùa này là
mùa cây cỏ tươi tốt, mà bị dông mưa nên lá đổ nhánh oằn. Ánh Nguyệt chong đèn một mình, lúc
ngó ngọn đèn thấy gió tạt đèn xao dạ những bàng hoàng, khi ngó ra sân thấy bọt nước hiệp tan
lòng thêm ảo não. Nhìn quanh quất thì thấy một người với một bóng, lắng tai nghe thì tiếng dế
lộn với giọt mưa sa. Người buồn mà cảnh còn giục buồn thêm, thân đã khổ mà phận lại e còn
khổ nữa”.
Có thể thấy, trong văn học trung đại, thiên nhiên thường xuất hiện trong thơ, ít xuất hiện
trong tiểu thuyết, trừ truyện thơ. Ở Tây du ký, khi miêu tả thiên nhiên, tác giả thường viết những

bài thơ dài. Vậy, phải xem việc tả thiên nhiên trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng là một
nét mới, một thủ pháp mới, dù thiên nhiên được miêu tả còn quá nhiều nét ước lệ. Hồ Biểu
Chánh đã có ý thức dùng thiên nhiên để thể hiện nỗi lòng nhân vật nhưng hiệu quả chưa cao, đôi
lúc gây cho người đọc cảm thấy đó là sự lắp ghép khiên cưỡng. Cách miêu tả thiên nhiên chỉ
cho chúng ta thấy tâm trạng nhân vật mà không thấy được diễn biến tâm trạng nhân vật như các
tiểu thuyết lãng mạn sau này.
d) Sử dụng ngôn ngữ đối thoại khắc họa tính cách nhân vật
Quá trình phác họa tính cách nhân vật, ngoài việc giới thiệu tiểu sử miêu tả ngoại hình,
thể hiện hành động của các nhân vật, Hồ Biểu Chánh chú ý nhiều đến ngôn ngữ của nhân vật.
Nhà văn đưa vào tiểu thuyết nhiều giọng điệu khác nhau để phù hợp với tính cách của từng nhân
vật. Hồ Biểu Chánh sử dụng rất nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Trong lời đối thoại của
nhân vật nhà văn dùng nhiều khẩu ngữ, từ địa phương Nam Bộ để phản ánh phẩm chất nhân vật.
Điều đáng chú ý là trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”, ngôn ngữ của nhân vật phản
diện được khắc họa thành công hơn so với nhân vật chính diện. Lời nói của nhân vật thường gần
gũi với đời sống thực, ít mang tính chất ước lệ, khuôn sáo như tiểu thuyết trung đại.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 8
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Qua đoạn đối thoại giữa Đỗ Cẩm và Ánh Nguyệt, Hồ Biểu Chánh cho độc giả thấy được
tính tham lam của hai vợ chồng Đỗ Cẩm – Thị Phi. Ánh Nguyệt gửi con mình cho hai vợ chồng
gã để tiện đường về quê thăm lại người thân nhưng Đỗ Cẩm – Thị Phi lại dồn ép tìm cớ moi tiền
bạc của nàng đến tận cùng còn bắt nàng viết giấy mướn để làm chứng :
“Ánh Nguyệt ngồi lặng thing mà nghe hai vợ chồng Đỗ Cẩm nói với nhau. Nàng suy nghĩ
giây lâu thì hỏi Đỗ Cẩm rằng :
- Như chú cho cháu làm tờ thì có lẽ được. Mà cháu gởi con nhỏ ở lại đây, chú tính bao
nhiêu tiền ?
- Và tiền cơm và công giữ mỗi tháng một quan.
- Cha chả ! Chú tính như vậy thì thành ra một năm tới 12 quan, tiền đâu cháu trả.Mày
gởi nó một năm lận sao ? Mầy nói mầy đi chừng mười bữa hoặc nửa tháng mà mầy
sợ nỗi gì.
Ánh Nguyệt ngồi trầm ngâm một hồi nữa rồi nàng chịu…”

Như vậy, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tác phẩm đã phản ánh tính cách, phẩm
chất, tâm trạng của họ. Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ngôn ngữ của nhân vật thường chiếm
tỷ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng đã có khả năng tái hiện sinh động và gợi
cho người đọc hình dung được bản chất của nhân vật.
e) Gợi tính cách qua việc đặt tên cho nhân vật
Đây là điểm cách tân của Hồ Biểu Chánh so với các tác giả văn học trung đại. Nhà văn
khi xây dựng hệ thống nhân vật đã xác định phẩm chất và tính cách nhân vật thông qua tên gọi.
Hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” đều có đầy đủ họ và tên. Điều này
khá giống với tiểu thuyết cổ điển. Người xưa xem tính cách con người có tính tiền định và tên
gọi cũng thế. Tên gọi của nhân vật báo trước những đặc điểm tâm lý và phẩm chất đạo đức của
nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn đều rất cân nhắc khi đặt tên hoặc dùng các biệt
danh cho nhân vật của mình. Mỗi cái tên ông đặt đều có một dụng ý rõ rệt: Cao Thị Phi là người
xảo trá “nói nhiều tánh lại hỗn hào” lươn lẹo tham lam, Ánh Nguyệt là người con gái trong
trắng đẹp như ánh trăng, Chánh Tâm là người có tâm chân chính, … Cũng như các nhà văn
Nam Bộ nói chung Hồ Biểu Chánh quan niệm cái tên nhân vật sẽ biểu hiện phần nào tính cách
của họ.
f) Thể hiện tính cách nhân vật bằng miêu tả diễn biến tâm lý
Tâm lý nhân vật thể hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ người kể chuyện, qua điểm nhìn
của nhà văn và độc thoại nội tâm của nhân vật. Trong văn học trung đại, các nhà văn ít chú ý
đến việc miêu tả tâm lý nhân vật. Do vậy, tính cách của nhân vật thường “giản đơn, nhất phiến,
một chiều”. Có thể nói rằng sự xuất hiện thi pháp miêu tả tâm lý nhân vật đã đánh dấu một bước
tiến của tiểu thuyết Việt Nam từ tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ sang tiểu thuyết hiện đại.
Học tập các nhà văn đi trước, Hồ Biểu Chánh cũng dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm như
một phương tiện hữu hiệu để phác họa tính cách nhân vật. Trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”,
Hồ Biểu Chánh miêu tả trạng thái suy nghĩ liên miên, tự phân tích mình kỹ lưỡng, phải trải qua
những dằn vặt, sau một đêm mà mái tóc điểm bạc của Thiên Hộ. Và rồi vì cứu người bạn tù
khỏi bị oan, Thiên Hộ quyết định ra chứng thực mình chính là Lê Văn Đó, tội phạm đang truy
nã. Thiên Hộ đã hy sinh cá nhân mình dưới ánh sáng của lòng bác ái mà hòa thượng Chánh Tâm
đã dẫn dắt anh đi: “Đến chừng ấy nghe quan án định án trảm giam hậu người khùng ấy, rồi lính
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 9

Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
áp lại dẫn đi, thì ông cảm động quá, dằn trí không được nữa, nên ông đứng dậy đưa tay mà nói
lớn lên rằng:
- Khoan! Lính khoan dẫn người đó, oan cho người ta lắm. Thiệt Lê Văn Đó là tôi đây,
chớ không phải người ấy đâu”.
Trong các tác phẩm của mình, Hồ Biểu Chánh đã xây dựng một thế giới nhân vật, gồm
đủ các hạng người trong xã hội như: thầy thuốc, cử nhân, hương thân, hương chủ, quan phủ,
nông dân, Vì vậy, tác giả thường phải chọn cho được những cử chỉ, ngôn ngữ, hành động
thích hợp với mỗi loại người. Nhà văn đã miêu tả tâm lý các nhân vật một cách khéo léo, chứng
tỏ ông là một người có vốn sống phong phú,
Như vậy, so với các tác giả văn học trung đại, khi xây dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh đã
tập trung miêu tả tâm lý nhân vật với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Trong các thủ pháp
miêu tả tâm lý, khi thì tác giả để nhân vật độc thoại, khi thì dùng lời nửa trực tiếp. Cũng thuộc
về phạm trù thể hiện tâm lý là việc nhà văn để các đoạn tả thiên nhiên xen vào các đoạn tả tâm
trạng trực tiếp. Nó là một minh chứng thể hiện sự sáng tạo, cách tân theo hướng hiện đại hóa và
đây cũng là đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vào quá trình cách tân hiện đại hóa của thể
loại tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
3. Ngôn ngữ
a) Sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương
Nếu như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản là những người tiên
phong đặt nền móng cho văn xuôi quốc ngữ thì Hồ Biểu Chánh là một trong những người làm
cho văn quốc ngữ được phong phú hơn.
Với “Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh đã đóng khung đề tài của mình vào môi trường
văn hóa, xã hội miền Nam thời Pháp thuộc để ghi lại những hình ảnh và màu sắc đặc biệt của
môi trường ấy: “Năm mậu thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại huyện Tân Hòa, bây giờ là
tỉnh Gò Công, trời hạn luôn trong hai tháng, là tháng bảy với tháng tám, không nhểu một giọt
mưa. Lúa sớm gần trổ, mà bị ruộng khô nên không nở đòng đòng lúa mùa vừa mới cấy, mà bị
đất nẻ, nên cọng teo lá úa.
Cái cánh đồng từ Rạch Lá tới Bến Lội, là vú sữa của nhơn dân trong huyện Tân Hòa,
năm nào cũng nhờ đó mà nhà nhà đều được no cơm ấm áo, ngặt vì năm nay cả đồng khô héo,

làm cho dân cả huyện trông thấy đều buồn bực thở than” .
Ngôn từ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật
đều thuần chất Nam Bộ. Ông chắt lọc lời ăn tiếng nói của nhân dân và vận dụng vào sáng tác
của mình một cách thuần thục.
Về phương diện ngữ âm, tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” Hồ Biểu Chánh cho người đọc
thấy được đặc điểm phát âm của người Nam Bộ. Cách phát âm vẫn còn tồn tại cho đến ngày
nay. Ông thể hiện một cách chân thật và sinh động cách nói năng của người dân miền Nam. Nhà
văn ghi lại các biến thể phát âm trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Những biến thể phát âm
này thường diễn ra ở bộ phận âm chính, đó là hiện tượng rút ngắn độ mở của nguyên âm như:
phước (phúc), hun (hôn), bá nhựt (bá nhật), chơn (chân), nưng (nâng), huê (hoa),chác nghĩa
(chuốc nghĩa), đờn cầm (đàn cầm), hưỡn bước (hoãn bước), hườn công (hoàn công), chánh
đáng (chính đáng), hiệp ý (hợp ý), chính chiên (chính chuyên), đờn ông (đàn ông), bất nhơn (bất
nhân), mơi (mai), bịnh (bệnh), vưng (vâng), nhơn sanh (nhân sinh)…
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 10
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Cùng với những biến thế về nguyên âm, thì trong tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh
cũng sử dụng những biến thể phát âm về phụ âm đầu như: day (quay), nhắm nhía (ngắm nghía),
hửi (ngửi), mắc (đắt), nhỏ mức (nhỏ sức), hực hỡ (rực rỡ), giồi (dồi), chắt lót (chắt mót), đôi tôi
(thôi nôi), giọi (rọi), giợt (lợt), guộn (cuộn), khỏa (thỏa), lún thún (lún phún), nhếu nháo (lếu
láo), vắn (ngắn), vồng (trồng), xăng xái (hăng hái)…
Đến với tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” Hồ Biểu Chánh, độc giả gặp rất nhiều từ ngữ
được nhà văn sử dụng phù hợp, đắc địa, phản ánh được đặc trưng của một vùng đất ở cực Nam
của Tổ quốc. Đó là những từ chỉ cây cối, sản vật gắn với một vùng sông nước mênh mông:
mắm, đước, bần, tràm, bông lường, bông lồng đèn, đậu hũ, bông vông, dừa nước, bông súng,
cây còng,… Đó là các từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất, chẳng hạn: nằm dàu dàu, ngồi chồm hỗm,
đứng xớ rớ, ngó chằng chằng, buồn nghiến, nhẹ hều, im re, đứng dụ dự một hồi, buồn so, ngó
chừng xăn văn xéo véo, nước mắt nước mũi choàm ngoàm, mừng quýnh, chết điếng, nằm không
cục cựa, râu lún thún, nhảy xoi xói…
Nhân vật trong tiểu thuyết của ông là những con người Nam Bộ với những cái tên bình
dị, chân chất, đặt theo thứ và cách xưng gọi thứ kết hợp với tên: Hai, Sáu : Sáu Thới, bà Hai.

Những con người đó gắn liền với tên ấp, tên làng, tên chợ, tên kênh rạch hết sức Nam Bộ: xóm
Vồng Tre, Vồng Nâu, chợ Vũng Gù, xóm Rạch, chợ Giồng, chợ Đủi, kinh Vĩnh Tế, cầu Rạch
Bần, Đó là môi trường để người dân Nam Bộ sinh sống với những ngành nghề gắn liền với
quê hương sông nước miền Nam như chăn vịt, len trâu, nghề sông nước, làm vườn, ruộng, rẫy,
câu rê, lái tàu, chèo ghe…
Hồ Biểu Chánh cũng có những cách diễn đạt hết sức Nam Bộ, với những tình thái từ:
nghen, hen, vậy ta, hôn, há, chớ… Với những cách xưng hô: qua, má, tía, thẩy, cổ, cỏn, thẳng,
sắp nhỏ, ảnh, chỉ, bả, ổng, tao, má nó, mầy, tao, hắn, y, mình… Và những ngữ khí từ đặt ở cuối
câu hoặc dùng để nhấn mạnh ý: biết hôn, được hôn, nghe hôn, bất nhân hôn, dữ hôn, mắc giống
gì, còn ức nỗi gì, làm giống gì, thiệt chớ, nhiều hôn, mà làm gì, giàu giống gì, như vầy nè, phải
hôn, nghĩ nỗi gì…
Nhiều từ địa phương nếu không được đưa vào một ngữ cảnh cụ thể thì sẽ rất khó hiểu.
Có thể so sánh một số từ địa phương trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” Hồ Biểu Chánh với từ
toàn dân để thấy rõ điều đó: chau vau=mất tinh thần, vẻ mặt như người mất ngủ; chim
bỉm=không nói, không có ý kiến, nín thinh; chừ bự: thụng mặt khi giận dữ; đáo để =tận đáy, tận
cùng; mảng=chuyên chú; nghễu nghến=đi tới đi lui; chác nghĩa=chuốc nghĩa, mang nghĩa;
cháng=choáng; thả rều=đi dạo không có mục đích; trạo phu=người chèo ghe; trịt=kéo xuống,
xệ xuống; vúc vắc=múa tay, múa chân; xẳng=nói nặng; xáng=thoáng; cừ ngạnh=cứng đầu,
chống đối; ui ui=có mây che, không đủ ánh sáng; xọp=teo, xẹp; xơ xải=xơ xác, tơi bời; van
vầy=van xin …
Hồ Biểu Chánh sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị nhưng không kém phần độc đáo của
riêng ông. Đó là việc sử dụng nhiều từ láy vừa tượng thanh, tượng hình, vừa diễn tả được tâm
tư, tình cảm của nhân vật. Chẳng hạn: “Lúc nửa chiều, mặt trời gác trên nhành sua đũa, ngọn
gió khua lạch cạch lá dừa. Ngoài sân ba con gà giò lẩn quẩn kiếm ăn, dựa cửa một con mèo
mướp lim dim nằm đợi chủ…” .
Trong khi sử dụng từ láy, để tăng thêm tính hình tượng, sinh động và cụ thể trong việc
miêu tả ngoại hình, tâm lý, tính cách nhân vật… Hồ Biểu Chánh đã dùng những từ láy tư điệp
âm. Lớp từ này xuất hiện với tần số khá cao, chưa xuất hiện trong các từ điển tiếng Việt phổ
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 11
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh

thông như rấm ra rấm rít, lao nhao lố nhố, dấp dính dấp dưởi, xui xị xụi xơ, xăng văng xéo véo,
xí xô xí xào, lăng nhăng lít xít, chộn rộn chàng ràng, chết ngắt chết ngỏm, lững thững lờ thờ…
Những từ láy nói trên đã thể hiện rất rõ tính chất phương ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh.
Hồ Biểu Chánh cũng khai thác tối đa lớp khẩu ngữ Nam Bộ, không những dùng trong lời
đối thoại của các nhân vật mà cả trong lời thuật truyện, mô tả của tác giả. Đây là lời thuật đầu
chương 5-quyển II của tác giả “Dầu trong thành thị hay là ra ngoài thôn hương, dầu ở chốn gia
đình hay ra nơi học hiệu, đi đến chỗ nào cũng nghe rùm tai những tiếng : Trời Phật công bình,
Loài người biết nhơn nghĩa. Trời Phật thì mình không thấy hình dung, mà mình cũng không
nghe ngôn ngữ, nhưng vì mình có lòng kính sợ nên mình tin chắc Trời Phật công bình, thôi
cũng cho là phải đi, chớ như loài người ở chung lộn mình đây, tánh người hung bạo giả dối,
thói đời đen bạc xấu xa, mình đã từng thấy hằng ngày, thế thì nói “loài người biết nhơn nghĩa”,
thiệt là khó tin lắm.”
Đây là một đóng góp của Hồ Biểu Chánh đối với văn học đầu thế kỷ XX. Sự xuất hiện
của khẩu ngữ đã làm cho tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của ông có sự gần gũi, quen thuộc với
công chúng bình dân. Người đọc cảm giác như được nghe chính tiếng nói của mình. Hồ Biểu
Chánh góp phần dựng nên một vùng đất mới của ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ giàu có, sống
động, đầy âm thanh hình ảnh. Sử dụng khẩu ngữ trong các cuộc đối thoại của các nhân vật, Hồ
Biểu Chánh muốn diễn tả được tính cách, bản chất của mỗi nhân vật. Chẳng hạn, đoạn đối thoại
sau giữa hai vợ chồng Đỗ Cẩm – Thị Phi dùng mọi cách moi tiền của Hải Yến, đã cho thấy
chúng là lũ tham lam, cơ hội:
“ Hải Yến vừa ra khỏi cửa, thì Thị Phi ở trong buồng bước ra nói lớn rằng :
- Mình ngốc quá ! Bộ thằng đó giàu lắm, mình sợ giống gì mà đòi tiền cơm một tháng
có 5 quan, không dám đòi nhiều hơn ?
Đỗ Cẩm lấy tay khoát vợ và nói nhỏ nhỏ rằng :
- Ai dè nó giàu ! Mà thôi mầy đừng nói gì hết, để đó mặc tao. Chuyến này tao trúng
mối lớn rồi tao hết lo nghèo nữa. ”
Cùng với đối thoại của nhân vật, trong lời thuật truyện, lời miêu tả Hồ Biểu Chánh cũng
đã sử dụng khẩu ngữ. Đó là những từ ngữ và những cách nói rất riêng của người dân Nam Bộ
mà ngày nay vẫn còn nghe thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ta có thể phát hiện tính

khẩu ngữ trong đoạn văn Hồ Biểu Chánh dụng ý miêu tả vẻ đẹp sắc nước hương trời của Ánh
Nguyệt :
“Nàng để đầu trần, tóc vuốt mà bới chớ không cần lược, nhưng mà mái tóc nàng xấp xải
hai bên màng tang, đầu tóc nàng xụ xộp đàng sau ót, làm cho chiều lả lơi với vẻ hữu tình. Mặt
nàng không dồi phấn mà trắng hồng hồng, môi nàng không thoa son mà ửng đỏ đỏ, hàm răng
nàng khít khao mà lại trắng trong, chơn mày nàng cong vòng mà lại nhỏ rít, ngón tay nàng dài
mà nhọn như mũi viết, lại thêm phao hồng hồng, móng suôn đuột, nên đánh đòn xa coi dịu
nhiễu, bàn chơn nàng không đi giày mà gót ửng đỏ, bàn no vun, nên hễ gió phất ống quần thì ai
cũng phải ngó. Tướng mạo nàng đẹp đẽ dường ấy mà lại thêm tánh tình nàng chơn chính, cử
chỉ nàng thanh tao nữa, bởi vậy tuy nàng ở trong nhà dân giả bần hàn, song phẩm giá nàng
chẳng kém gì gái trâm anh, phiệt duyệt.”
Như vậy, đưa từ địa phương, khẩu ngữ vào sáng tác văn học một đặc điểm chung của văn
xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX. Đây có lẽ là một tất yếu của văn học giai đoạn giao thời từ trung
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 12
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
đại chuyển sang hiện đại. Văn học hiện đại Việt Nam đã dần dần từ bỏ cách sử dụng ngôn ngữ
sang trọng, đài các, khuôn mẫu của văn học trung đại để đi đến cách viết tự nhiên, bình dị, gần
gũi với nhân dân lao động. Có thể khẳng định đưa khẩu ngữ, từ địa phương vào tiểu thuyết đã
trở thành sở trường của Hồ Biểu Chánh. Ông đã tiếp nối được truyền thống này của các nhà văn
tiền bối và ứng dụng nó khi sáng tác nên tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”. Điều đó đã chứng tỏ
nét độc đáo có một không hai của Hồ Biểu Chánh so với các nhà văn cùng thời. Tuy khi sử
dụng khẩu ngữ, Hồ Biểu Chánh chưa đạt được sự thành thục khéo léo như Nguyên Hồng,
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân sau này… nhưng
không ai có thể phủ nhận sự hiện diện thường xuyên của khẩu ngữ, tiếng địa phương Nam Bộ
trong các sáng tác của ông. “Sự đóng góp chính của ông về ngôn ngữ tiểu thuyết trong giai đoạn
hình thành những năm 20 và 30 của thế kỷ này là ở chỗ: bằng ngôn ngữ của dân chúng Nam Bộ
làm cơ sở để xây dựng ngôn ngữ tác phẩm văn chương”
b) Vận dụng thành ngữ, tục ngữ
Kế thừa việc sử dụng ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác văn học như
Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Huy Tự, Phạm Thái…, Hồ Biểu Chánh khi viết tiểu

thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” dùng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ. Nhà văn vận dụng thành ngữ, tục
ngữ rất uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo. Nhờ vậy, tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của ông ghi
lại cuộc sống của người dân Nam Bộ bằng cách diễn đạt rất riêng, vừa hình tượng, vừa khái
quát làm cho lời văn trở nên hấp dẫn, có sức thuyết phục cao. Hồ Biểu Chánh có nhiều cách vận
dụng thành ngữ, tục ngữ vào tiểu thuyết. Có khi nhà văn sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên bản,
không thay đổi, thêm bớt. Ví dụ:
“Hải Yến mừng rỡ hết sức, trong bụng đã chắc rằng trong năm ba ngày nữa mình sẽ
giao duyên với Ánh Nguyệt, sắc cầm hòa hiệp, loan phụng đồng sàng, chẳng còn ngày ngóng
đêm trông hết nỗi nhớ mây thương gió.”
“Cậu là học trò du học, lẽ thì ngày đêm cậu phải để trí vào kinh sử luôn luôn, quyết lập
cho được công danh mà làm hiển vinh tổ phụ chớ sao cậu lại cố ý dòm hoa ngó nguyệt làm chi
mà đến nỗi thương gió nhớ mây như vậy?”
Kết cấu của thành ngữ “chặt chẽ như nắm đấm”, điều đó quy định cách sử dụng nó trong
tác phẩm, thường là dùng liền một khối. Nhưng trong nhiều trường hợp, Hồ Biểu Chánh lại sử
dụng khá biến hóa. Ông tách thành ngữ ra từng bộ phận, đảo vị trí hoặc xen vào những yếu tố
phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn:
“Đàm Tự Chấn nghe nói chuyện đó thì ông giận, Kim Diệp làm con gái không biết trọng
danh tiết, cha mẹ không định mà giám trộm nhớ thầm yêu con trai, bởi vậy ông cau mày xụ
mặt”
Một điểm mới của Hồ Biểu Chánh khi dùng thành ngữ là nhà văn đã cải biến cách phát
âm, cải biến từ vựng để phù hợp với phương ngữ Nam Bộ. Một số thành ngữ được cải biến cách
phát âm: tu nhơn tích đức (tu nhân tích đức), nhắm mắt đưa chơn (nhắm mắt đưa chân), phú
quý vinh huê (phú quý vinh hoa), tâm đầu ý hiệp (tâm đầu ý hợp),… Một số thành ngữ đã cải
biến từ vựng: ghẹo nguyệt giỡn hoa (ghẹo nguyệt trêu hoa), chuột sa hũ nếp (chuột sa chĩnh
gạo), xót ruột bầm gan (bầm gan tím ruột), ham phú phụ bần (tham phú phụ bần), sửa tráp
nâng khăn (sửa túi nâng khăn)…
“Nếu cô khứng kết nghĩa Châu Trần với tôi, thì tôi ra tiền mà trả nợ, rồi tôi mướn nhà
rước cô về, vợ chồng ở với nhau, tôi sôi kinh nấu sử, cô lo sửa tráp nâng khăn, khi buồn hòa
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 13
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh

đờn, khi vui thưởng nguyệt, dường ấy cô không sung sướng hơn là ở đợ cho người ta như vầy
hay sao?”
Có thể nói, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn học Việt Nam truyền thống mới
chỉ diễn ra ở thơ và truyện thơ Nôm. Tiểu thuyết Việt Nam trung đại chủ yếu viết bằng chữ Hán,
các tác giả không thể sử dụng tục ngữ, thành ngữ Việt. Đến đầu thế kỷ XX, tục ngữ, thành ngữ
đã được dùng trên địa hạt văn xuôi chữ quốc ngữ. Hồ Biểu Chánh là một trong những người đã
vận dụng thành công tục ngữ, thành ngữ vào sáng tác của mình.
c) Dùng câu văn biền ngẫu, có đối, có vần
Chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển, Hồ Biểu Chánh, nhiều lần sử dụng câu văn biền
ngẫu, một kiểu cấu trúc văn xuôi của Trung Quốc và Việt Nam trung đại. Sử dụng câu văn biền
ngẫu trong tiểu thuyết“Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh tạo nên cách diễn đạt hết sức súc tích,
kiệm lời, có nhịp điệu cân đối, tạo nên vẻ đẹp đối xứng hài hòa, phù hợp với thẩm mỹ phương
Đông. Hồ Biểu Chánh sử dụng câu văn biền ngẫu ở ba khía cạnh chính là: tả cảnh, khắc họa
ngoại hình nhân vật và thể hiện tâm trạng nhân vật. Những lời văn có đối, có vần, tự nhiên, lưu
loát là một trong những yếu tố tạo ra sức hấp dẫn của tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Đọc tiểu thuyết
của ông, ta gặp những câu văn tả cảnh, tả vật, sự việc nghe rất êm đềm, du dương.
“Vừng trăng tỏ treo giữa trời vặc vặc, ngọn gió dàn lá tre giũ phất phơ. Rụt rịt bên chơn
con rắn mối bò đi giỡn trăng, chút chít trong vườn tiếng chim cúc than phiền đêm lạnh lẽo”
Hồ Biểu Chánh đã sử dụng những câu văn cầu kỳ, trau chuốt để miêu tả ngoại hình nhân
vật:
“Thể Phụng được gần Thu Vân mới thấy rõ dung mạo của nàng nước da trắng đỏ, mái
tóc đen thui, cặp chơn mày nhỏ rức mà cong cong, cặp mắt hữu tình mà sáng rỡ. Răng trắng
nõn lại thêm môi son che đậy, má miếng bầu lại có lúng hai đồng tiền. Gương mặt đã hữu
duyên mà bàn tay lại dịu nhiễu; tướng đi đã yểu điệu, mà tiếng nói lại trong ngần. Thiệt là sắc
nước hương trời, thấy xa phải động tình, thấy gần phải mê mẩn.”
Ngay cả khi miêu tả tâm trạng nhân vật, lời văn trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
cũng không tránh khỏi sự hoa mỹ, câu chữ nhịp nhàng đăng đối, lên bổng xuống trầm:
“Ánh Nguyệt chong đèn một mình, lúc ngó ngọn đèn thấy gió tạt đèn xao dạ những bàng
hoàng, khi ngó ra sân thấy bọt nước hiệp tan lòng thêm ảo não. Nhìn quanh quất thì thấy một
người với một bóng, lóng tai nghe thì tiếng dế lộn với giọt mưa sa. Người buồn mà cảnh còn

giục buồn thêm, thân đã khổ mà phận lại e còn khổ nữa”
Tuy nhiên, lối văn biền ngẫu nếu sử dụng quá nhiều sẽ trở nên khuôn sáo, chú trọng vẻ
đẹp hình thức, tìm những lời hoa mỹ để cốt sao cho câu văn có được sự đăng đối, âm vận hài
hòa, đọc lên nghe réo rắt du dương mà không chú ý đến nội dung tư tưởng và hiện thực được
phản ánh. Do vậy, Hồ Biểu Chánh phải tìm đến một lối văn mới “trơn tuột như lời nói thường”.
Câu văn biền ngẫu trong tiểu thuyết của ông càng về sau càng ít, nhường chỗ cho một lối văn
hiện đại, súc tích. Ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã dần dần hoàn thiện theo thời gian.
4. Mô phỏng tác phẩm văn học nước ngoài
Ở bước đầu phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, hiện tượng mô phỏng, phóng
tác văn học nước ngoài là hiện tượng hết sức phổ biến. Trong số các tác giả phóng tác thì Hồ
Biểu Chánh là người tiêu biểu nhất. Ông đã biến tác phẩm của người khác thành của mình chứ
không chỉ là những sản phẩm phỏng dịch.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 14
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Trong số 12 tiểu thuyết được Hồ Biểu Chánh thừa nhận là cảm tác từ tác phẩm văn học
nước ngoài thì “Ngọn cỏ gió đùa” là sáng tác thành công nhất. Có người cho rằng “Ngọn cỏ gió
đùa” cũng là một tác phẩm lớn như bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của văn hào Pháp V.
Hugo (1802-1885).
Sự sáng tạo của Hồ Biểu Chánh thể hiện trước hết ở sự rút ngắn dung lượng tác phẩm.
Để viết Những người khốn khổ (1861), V. Hugo đã mất gần 30 năm lao động nghệ thuật vất vả.
Khi chắp bút viết Những người khốn khổ, V. Hugo còn trẻ, kết thúc tác phẩm, tóc ông đã điểm
bạc. Với hàng ngàn trang viết, tiểu thuyết này được xem như là một bản “anh hùng ca nhân
dân” vang dội những âm điệu hào hùng, tràn đầy những lời ngợi ca những tâm hồn cao thượng.
Hồ Biểu Chánh chỉ làm một công việc đơn giản hơn là mất 5 năm để xây dựng bố cục và chỉ
viết trong hai tháng thì hoàn thành tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa với gần 600 trang sách-một
trong những tác phẩm có độ dài nhất của Hồ Biểu Chánh-để xây dựng lại thực trạng xã hội một
thời dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
Trong Ngọn cỏ gió đùa, Hồ Biểu Chánh đã giữ lại một số nhân vật của Những người
khốn khổ. Jean Vajean-Madeleine là Lê Văn Đó-Trần Chánh Tâm-Thiên Hộ; giám mục Myriel
là hòa thượng Chánh Tâm; Fantine là Ánh Nguyệt; Cosette là Thu Vân; Marius là Thể Phụng;

vợ chồng Thénardier là vợ chồng Đỗ Cẩm; mật thám Javert là ông đội Phạm Kỳ; Ponmercy là
Vương Thế Hùng, Gilenormand là Đàm Tự Chấn… Tuy các nhân vật trên được giữ nguyên
nhưng Hồ Biểu Chánh đã thay đổi tâm lý, tính cách, những sự kiện gắn với cuộc đời nhân vật để
phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Nhân vật Lê Văn Đó được Hồ Biểu Chánh
thể hiện đầy đủ những hành động như Jean Vajean, chỉ khác về nội dung hành động. Jean
Vajean vì nghèo đói và phải nuôi một đàn cháu nhỏ, nên một hôm đã ăn cắp bánh mỳ. Anh bị
bắt và kết án 5 năm tù khổ sai. Qua 4 lần vượt ngục bất thành, Jean Vajean phải ở tù 14 năm. Lê
Văn Đó cũng vì muốn cho mẹ, chị và đàn cháu đỡ đói, đã vào nhà ông Bá hộ bưng trộm một trã
cháo heo nên bị tòa tuyên án 5 năm tù giam. Sau hai lần bỏ trốn khỏi nhà giam không được, Lê
Văn Đó bị chồng án lên 20 năm. Sau 19 năm tù khổ sai, Jean Vajean gặp giám mục Myriel ở
nhà giám mục, nửa đêm Jean Vajean thức dậy, đánh cắp bộ đồ ăn bằng bạc của Myriel. Cảnh sát
bắt Jean Vajean dẫn lại nhà vị giám mục, Myriel đã không trách phạt mà còn cho thêm Jean
Vajean đôi chân đèn bằng bạc và mong Jean Vajean trở thành con người lương thiện. Trên
đường đi, Jean Vajean cướp một đồng xu của cậu bé Gervais. Sau đó, Jean Vajean đã hối hận.
Còn Lê Văn Đó gặp hòa thượng Chánh Tâm trong chùa, nửa đêm thức giấc, ra trước chánh điện
lấy bộ chén trà với cái bình tích ngọc lựu bỏ trốn. Dân làng bắt được giải lên chùa gặp Chánh
Tâm. Hòa thượng đã cho Lê Văn Đó hai món đồ đó và còn cho thêm ít nén bạc làm lộ phí rồi
còn giảng dạy đạo lý cho anh ta. Trên đường đi, Lê Văn Đó đã lấy nồi cơm của đôi vợ chồng
già. Song thấy áy náy, anh ta quay lại trả nồi cơm và đặt thêm vào đó một nén bạc. Jean Vajean
đổi tên họ thành Madeleine, có sáng kiến cải tiến làm đồ thủy tinh, trở nên giàu có được bầu làm
thị trưởng. Madeleine sống giản dị, đem tiền cứu giúp người nghèo khổ nên mọi người đều kính
phục. Chỉ có tên thanh tra cảnh sát Javert là luôn luôn để ý và thù ghét Madeleine. Lê Văn Đó
tìm đến Cần Đước thay tên là Trần Chánh Tâm, mở rừng làm ruộng, lo tu nhân tích đức, khi
quan quân triều đình dẹp loạn, Trần Chánh Tâm có công nộp lúa nuôi quân nên được triều đình
phong tước Thiên Hộ. Giàu có rồi, Lê Văn Đó tiến hành thi ân bố đức bằng cách mở trường học,
lập nhà dưỡng bệnh, nhà nuôi trẻ mồ côi và người đau yếu tật nguyền… Viên đội Phạm Kỳ nghi
Trần Chánh Tâm là Lê Văn Đó nhưng không dám chắc nên tỏ ra nhún nhường với Chánh Tâm.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 15
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Một bước ngoặt đã đến với Madeleine và Chánh Tâm là cả hai bị đặt vào một tình huống hết

sức khó xử là có một người khác bị tòa án đem ra xử phạt và cho rằng đó là Jean Vajean và Lê
Văn Đó, ở đây, Hồ Biểu Chánh có cách xử lý giống V. Hugo là để cho nhân vật suy nghĩ đến
bạc tóc rồi quyết định tự thú, minh oan cho người vô tội. Cả hai đều bị tòa án tuyên phạt tù
giam. Song một lần nữa Lê Văn Đó và Jean Vajean lại tìm cách vượt ngục. Cả hai tham gia
chiến trận, được giao nhiệm vụ xử tử kẻ thù là Javert và Phạm Kỳ, nhưng hai người đều quyết
định tha cho hai tên ấy. Sau này cũng chính Javert và Phạm Kỳ khi có cơ hội trừng phạt Jean
Vajean và Lê Văn Đó cũng đã tha chết cho họ.
Hồ Biểu Chánh khi xây dựng nhân vật Phạm Kỳ, một kẻ đối lập với Lê Văn Đó, cũng để
cho anh ta thực hiện những hành động như tên mật thám Javert. Điểm khác giữa hai nhân vật là
thái độ tư tưởng. Javert một cảnh sát tôn sùng luật pháp đến mức cuồng tín. Hành động của Jean
Vajean, Mađơle, đã giúp hắn nhận ra rằng ngoài pháp lý của trần gian còn có pháp lý của trời.
Vì vậy, kết thúc tác phẩm, Javert đã tìm đến cái chết. Còn viên đội Phạm Kỳ thì suy nghĩ đơn
giản hơn nhiều. Phạm Kỳ luôn tin tưởng pháp luật và tin rằng người giàu sang bao giờ cũng nói
đúng pháp luật. Phạm Kỳ không khủng hoảng niềm tin như Javert, mà hành động một cách rõ
ràng. Khi Phạm Kỳ bắt được Lê Văn Đó, anh ta suy nghĩ rồi nói: “Hôm trước mi tha ta không lẽ
bữa nay ta bắt mi. Vậy cũng tha mi mà trừ cái nghĩa nọ. Song ta nói cho mi biết rằng làm quan
cũng có kẻ quấy người phải, cũng có người biết ơn biết nghĩa, chớ không phải mi có nhơn còn
ta không biết nhơn nghĩa đâu. Thôi, mi đi đi. Ta không bắt mi đâu. Ta khuyên mi một điều này,
là phải lánh thân, đừng có gặp ta nữa, bởi vì hễ gặp ta nữa, thì ta vì phận sự ta không thể nào
dung mi nữa được”
Nhân vật Ánh Nguyệt trong Ngọn cỏ gió đùa cũng có nhiều nét khác với nhân vật
Fantine. Trong Những người khốn khổ, V. Hugo đã viết những trang văn đầy xúc động về số
phận cay đắng tủi nhục của cô thiếu nữ Fantine. Là một cô bé mồ côi cha mẹ, Fantine lớn lên
trong nghèo khổ nhưng vô cùng xinh đẹp. Cô bước vào đời với tâm hồn ngây thơ, trong trắng,
nhẹ dạ, cả tin. Fantine đã sa vào cạm bẫy của tên Tolomiette đớn hèn. Hắn đã lừa cho cô có thai
rồi bỏ rơi một cách không thương tiếc. Một cô gái còn trẻ mà đã phải làm mẹ, Fantine lang
thang nơi này nơi khác với hy vọng xã hội còn nhiều người tốt. Với niềm tin mơ hồ như vậy,
Fantine lại sa vào bẫy của vợ chồng Thénardier gian hiểm. Vì chúng mà nàng đã phải bán tóc,
bán răng… hy sinh tất cả những gì có thể để nuôi con, mong cứu con thoát khỏi móng vuốt của
đôi vợ chồng ác độc. Bị đuổi khỏi xưởng thợ của ông Mađơlen, nàng đã phải bán thân để lấy

tiền nuôi con. Và cuối cùng nàng chết vì bệnh tật dày vò, chết vì ghê sợ đôi mắt cú vọ, ánh nhìn
xoi mói của tên Javert hung ác, vì tuyệt vọng không được gặp con gái trước lúc lâm chung. Đó
là số phận hết sức bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ tư sản.
Còn Ánh Nguyệt trong Ngọn cỏ gió đùa cũng là một phụ nữ bất hạnh. Vốn là một cô gái
hiếu thảo, nết na, hay chữ. Khi nghe tin cha đi thi bị ốm nặng, nàng đã lên Gia Định đi tìm cha.
Đến nơi thì cha đã chết, Ánh Nguyệt đã bị vợ chồng Đỗ Cẩm, đôi vợ chồng bất nhân, xảo trá bắt
ở đợ để trả món nợ 30 quan mà hắn bảo là chi phí cho chuyện chăm nuôi và mai táng cho cha
cô. Nàng bị chúng mắng mỏ, sỉ nhục suốt ngày. Dịp đó, có Từ Hải Yến, một học sinh con nhà
giàu ở An Giang xuống trọ học chờ thi. Thấy Ánh Nguyệt xinh đẹp, anh ta mê mẩn và đưa tiền
nhờ vợ chồng Đỗ Cẩm thuyết phục, ép nàng phải lấy Hải Yến. Ánh Nguyệt không bằng lòng.
Hải Yến lập mưu nhờ Đỗ Cẩm sai nàng vào rừng kiếm củi, rồi thuê người giả làm bọn cướp bắt
nàng để chàng thực hiện kế “anh hùng cứu mỹ nhân”. Vì vậy, nàng mới chịu kết hôn với Hải
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 16
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Yến để đền ơn cứu tử. Sống với nhau hơn một năm thì Hải Yến thi đỗ. Hắn trở về An Giang
nhậm chức, bỏ Ánh Nguyệt bơ vơ trong lúc đang bụng mang dạ chửa, lấy một cô gái con nhà
giàu có. Ít lâu sau Ánh Nguyệt sinh hạ một bé gái đặt tên là Thu Vân. Vì có giặc Lê Văn Khôi
nổi lên, Ánh Nguyệt chạy loạn và gặp lại vợ chồng Đỗ Cẩm. Nàng gửi con cho vợ chồng hắn để
về quê tìm người thân, vợ chồng hắn bắt cô viết giấy nợ tiền cơm và công nuôi rất đắt mới chịu.
Nàng xin vào làm việc ở nhà Trần Chánh Tâm nhưng bị đuổi vì bị vu cho tội trắc nết. Để có tiền
đón con về, nàng phải làm thuê, làm mướn, đàn hát. Do phản đối khách làng chơi có hành vi
làm nhục mình, nàng bị chúng báo với đồn cảnh sát bắt giam. May nhờ có Trần Chánh Tâm can
thiệp nàng mới thoát tội. Sau đó phần đau yếu, phần không gặp được con gái, lại chứng kiến
thái độ tàn nhẫn của Hải Yến nên Ánh Nguyệt lâm kịch bệnh mà chết. Như vậy, so với nàng
Fantine, Hồ Biểu Chánh đã cải biến một số chi tiết. Ánh Nguyệt là một cô gái hiếu nghĩa, không
vì nghèo mà bán thân. Nàng ở đợ cho vợ chồng Đỗ Cẩm, lấy Hải Yến không phải vì tiền mà vì
ân nghĩa, nàng đánh đàn kiếm tiền nhưng khi kẻ xấu có ý định làm nhục thì Ánh Nguyệt phản
ứng quyết liệt. Nếu như Fantine chết vì căm giận mật thám Javert, thì Ánh Nguyệt chết một
phần là do uất ức trước sự vô tâm của người yêu cũ. Để làm nổi bật thân phận của Ánh Nguyệt,
Hồ Biểu Chánh dành nhiều trang viết xây dựng chân dung Từ Hải Yến. Ông miêu tả khá kỹ

những thủ đoạn của Hải Yến để tìm cách lấy được Ánh Nguyệt rồi tìm cách bỏ rơi. Làm quan,
Hải Yến lại lấy một người vợ khác giàu có hơn, khi biết con ruột mình là Thu Vân, thấy vợ cũ là
Ánh Nguyệt đang trong cơn hấp hối, hắn cũng không động lòng. Vì vậy, sau này hắn đã bị quả
báo, chết không toàn thây. Đây là một sáng tạo của Hồ Biểu Chánh, vì trong Những người khốn
khổ, nhân vật Tolomiette, người yêu Fantine được miêu tả hết sức mờ nhạt, không có ý nghĩa
sâu sắc.
Sự khác nhau giữa các nhân vật còn thể hiện ở gia đình Marius và gia đình Vương Thế
Phụng. Trong Những người khốn khổ, cuộc tranh luận về ý thức hệ chính trị và sự bất đồng về
chính kiến xẩy ra giữa ông và cháu. Còn ở Ngọn cỏ gió đùa sự bất đồng diễn ra giữa cha và con.
V. Hugo tập trung xây dựng nhân vật Marius, Hồ Biểu Chánh lại miêu tả Vương Thể Hùng
nhiều hơn Vương Thể Phụng, Vương Thể Hùng là một thủ lĩnh chủ chốt trong cuộc khởi nghĩa
của Lê Văn Khôi. Khởi nghĩa thất bại, anh ta sống ẩn dật, trung thành với lý tưởng đã chọn,
chấp nhận xa con trai. Đây là một con người có khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, một nhân vật nổi
bật trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Còn Vương Thể Phụng được miêu tả là một chàng
trai có hiếu với cha. Khi cha còn sống, chàng đã bỏ học, bỏ thi đi tìm cha, lúc ông qua đời, Thể
Phụng đã tìm đến cư ngụ tại căn nhà mà cha đã ở trước đây…
Về phương diện nghệ thuật, Ngọn cỏ gió đùa được Hồ Biểu Chánh viết bằng bút pháp
khác so với bút pháp của V. Hugo. Hồ Biểu Chánh không bộc lộ cái tôi của mình một cách trực
tiếp và dùng lối văn nghị luận diễn thuyết như V. Hugo, mà ông chỉ miêu tả, kể chuyện. Tác giả
thể hiện những triết lý đạo đức thông qua đối thoại giữa các nhân vật. Nếu V. Hugo sắp xếp bố
cục theo trật tự ưu tiên cho những gì mà nhà văn nhấn mạnh thì Hồ Biểu Chánh lại trình bày bố
cục theo thứ tự thời gian, chuyện gì xẩy ra trước nói trước, chuyện gì xẩy ra sau nói sau. V.
Hugo dựng lên một bức tranh đồ sộ với nhiều nét vẽ đa sắc và âm hưởng vang động của lời thơ
làm người đọc xúc động, dõi theo dòng tình cảm bao la, thấm đượm của nhân vật, hoặc đau
buồn, rơi nước mắt, hoặc căm giận phấn khích như muốn cùng xốc tới với các nghĩa binh trên
chiến lũy Paris. Nhà văn tập trung khai thác cách miêu tả, vừa chú ý đến toàn cảnh, vừa sử dụng
rộng rãi những nét tạo hình khắc họa khung cảnh thiên nhiên dẫn đến tâm trạng của nhân vật
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 17
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
đang dằn vặt đấu tranh hay đau buồn tuyệt vọng. Mặc dù tác phẩm có nhiều chương, đoạn dài

dòng nhưng khi lần giở từng trang viết, người đọc như cuốn hút vào một thế giới mới. Trái lại,
Hồ Biểu Chánh không dùng những đoạn trữ tình ngoại đề như V. Hugo, mà chỉ kể lại các sự
việc có liên quan trực tiếp, sắp xếp theo một trật tự lôgíc. Nhà văn đã đưa vào tác phẩm những
sự việc trong đời sống thường nhật của người dân Nam Bộ, dùng ngôn ngữ trần thuật với nhiều
từ địa phương, khẩu ngữ. Hồ Biểu Chánh đã giúp độc giả cảm nhận về xã hội Việt Nam, con
người Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam một cách sâu đậm.
Như vậy, Hồ Biểu Chánh tiếp thu những kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây,
góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình tiết, bố cục
tác phẩm cho đến tính cách, tâm lý nhân vật và ngôn ngữ văn chương của tác phẩm.
Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu những kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây, góp
phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình tiết, bố cục tác
phẩm cho đến tính cách, tâm lý nhân vật và ngôn ngữ văn chương của tác phẩm.
III. SỰ SONG KẾT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT
“NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA” CỦA HỒ BIỂU CHÁNH VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
1. Đề tài-chủ đề
Trong truyện thơ, tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam, tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc, các nhà văn thường tập trung vào các đề tài lớn là đề tài lịch sử dân tộc, đề tài thế sự, đề
tài gia đình với nhiều chủ đề khác nhau. Là nhà văn đi sau, Hồ Biểu Chánh đã kế thừa những
đề tài nói trên. Sự cách tân của ông là ở việc chọn lựa đề tài phù hợp với điều kiện cụ thể lúc
bấy giờ. Những năm đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến với
nhiều thay đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hơn nữa, văn hóa phương Tây,
nhất là văn hóa Pháp đã ảnh hưởng sâu đậm đến cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy của nhà văn,
đòi hỏi nhà văn phải viết tiểu thuyết để biểu dương những mặt tích cực, phê phán những mặt
tiêu cực trong cuộc sống, đồng thời để thoả mãn nhu cầu, thị hiếu của lớp công chúng mới.
Với tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”, ông lựa chọn đề tài thế sự. Đây là đề tài được nhà
văn quan tâm nhiều trong quá trình sáng tác. Vốn là một quan chức của chính quyền thực dân,
Hồ Biểu Chánh có điều kiện đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều chuyện xảy ra trong xã hội đương
thời. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, Hồ Biểu Chánh đã hiểu được những khó
khăn, thiếu thốn của người dân Nam Bộ. Điều đó giúp cho nhà văn có một vốn sống phong phú
nên phản ánh hiện thực cuộc sống hết sức đa dạng, cụ thể. Ông không những viết về thành thị

mà còn đi sâu vào cuộc sống ở nông thôn; không chỉ phản ánh cuộc sống của tầng lớp trên trong
xã hội mà còn miêu tả cuộc sống của những người “dưới đáy” xã hội.
Tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” viết về nông thôn, Hồ Biểu Chánh đã miêu tả nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu. Người nông dân Nam Bộ lao động quần quật quanh năm với những ngành
nghề truyền thống như làm ruộng, làm rẫy, cày thuê, cuốc mướn, chăn nuôi, trồng trọt nhưng
thu nhập lại chẳng là bao. Những năm được mùa thì họ sống đỡ vất vả hơn. Gặp khi thiên tai
(hạn hán, lũ lụt) thì làng mạc, ruộng vườn tiêu điều, xơ xác, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn: “Năm mậu thìn (1808) nhằm Gia Long thất niên, tại huyện Tân Hòa, bây giờ là tỉnh Gò
Công, trời hạn luôn trong hai tháng, là tháng bảy với tháng tám, không nhểu một giọt mưa. Lúa
sớm gần trổ, mà bị ruộng khô nên không nở đòng đòng lúa mùa vừa mới cấy, mà bị đất nẻ, nên
cọng teo lá úa.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 18
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Cái cánh đồng từ Rạch Lá tới Bến Lội, là vú sữa của nhơn dân trong huyện Tân Hòa,
năm nào cũng nhờ đó mà nhà nhà đều được no cơm ấm áo, ngặt vì năm nay cả đồng khô héo,
làm cho dân cả huyện trông thấy đều buồn bực thở than” .
Nhà văn cũng cho ta thấy những mâu thuẫn xã hội gay gắt ở nông thôn. Ông đã phát hiện
ra thủ đoạn gian xảo của giai cấp địa chủ nhằm vơ vét bóc lột dân lành. Họ dựa vào sự thiếu
hiểu biết, tâm lý thật thà của nông dân để mưu lợi cho mình. Tác giả vạch mặt những quan lại
tham lam, dâm dục, cấu kết với những kẻ có quyền thế làm hại dân lành.
Trước đây, trong văn học truyền thống Việt Nam và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc các
nhà văn đã viết nhiều về đề tài thế sự. Sự cách tân của Hồ Biểu Chánh là nhà văn đã mạnh dạn
hướng cái nhìn của mình vào thực tế xã hội Nam Kỳ lúc bấy giờ, phơi bày lên trang viết hiện
thực phức tạp, mâu thuẫn của cuộc đời mà ông đã nghe, đã thấy và lên tiếng phê phán. Có thể
nói, trái tim nhân hậu và cái nhìn nhạy cảm đã giúp Hồ Biểu Chánh với tiểu thuyết “Ngọn cỏ
gió đùa” đã phản ánh được sự phân hóa giai cấp trong xã hội, sự đối lập giữa người giàu và
người nghèo, sự bất công mà người nghèo phải gánh chịu: “Luật gì lấy một trã cháo heo cho
mẹ với cháu ăn đỡ đói mà phải chịu 20 năm khổ hình! Ác quá! Ức quá!”
Sự bất công đó diễn ra phổ biến rộng khắp từ nông thôn đến thành thị ở Nam Bộ. Nhà
văn vẽ nên những cảnh tượng trái ngược trong xã hội. Tiền bạc, đất đai, nhà cửa chủ yếu tập

trung vào những người giàu có, quyền lực. Người dân nghèo như Trần Văn Đó, Thị Huyền, Ánh
Nguyệt, Sáu Thới… chỉ là những kẻ làm thuê. Họ chỉ biết âm thầm chịu đựng, không dám
chống lại “định mệnh” cay nghiệt đó.
2. Cảm hứng sáng tạo
Hồ Biểu Chánh khi viết tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” đã có niềm say mê riêng, có cảm
hứng sáng tạo riêng. Cảm hứng ấy kế thừa truyền thống cũ và được cách tân, sáng tạo ra trong
điều kiện cụ thể của lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX.
a) Cảm hứng đạo lý
Cảm hứng đạo lý là cảm hứng mang ý nghĩa tư tưởng thẩm mĩ đã có truyền thống lâu đời
trong văn học trung đại Việt Nam và Trung Quốc. Các quan điểm “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ
quán đạo”, “văn dĩ minh đạo”, “thi dĩ ngôn chí” là những quan niệm nghệ thuật chủ đạo chi
phối việc sáng tác, tìm cảm hứng của các nhà văn, nhà thơ. Cảm hứng đạo lý đã được hình
tượng hóa trong hai câu thơ nổi tiếng của cụ Đồ Chiểu:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Hồ Biểu Chánh đã tiếp mạch truyền thống tải đạo của truyện thơ, tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc vào các tác phẩm của mình. Những quan điểm về đạo lý của người xưa đã được
nhà văn phát huy và cải tạo phần nào theo một tinh thần và nội dung mới cho phù hợp với yêu
cầu của thời đại, của dân tộc. Chính Hồ Biểu Chánh đã tự xác định rằng nếu trong thơ ông bộc
lộ những cảm xúc cũng như quan niệm về chính trị, thì trong tiểu thuyết của ông chủ yếu nói về
luân lý. Có thể nói, cảm hứng tải đạo đã chi phối sâu sắc nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Điều này được thể hiện trước hết ở cách đặt tên tác phẩm, tên các chương, hồi, tên nhân vật. Tên
tác phẩm: “Ngọn cỏ gió đùa”. Tên các chương, hồi: Đau đớn phận hèn, Nát thân bồ liễu, Nắng
táp mưa sa, Đường ngay nẻo vạy, Nghĩa nặng tình sâu, Ân tình vẹn vẻ. Tên nhân vật: Lê Văn
Đây, Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Đạo, Vương Thể Phụng…
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 19
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Đi vào nội dung cụ thể, độc giả nhận ra những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đề cập
nhiều vấn đề thuộc về đạo lí Nho giáo như trung, hiếu, tiết, nghĩa…
Quan niệm trung quân được đề cập trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” khác với quan

niệm truyền thống. Ngày trước, trong chế độ quân chủ phong kiến theo hình mẫu Nho giáo, để
tôn sùng sở hữu tối cao và ngôi vị độc tôn của ông vua, một yêu cầu mà giai cấp thống trị đặt ra
cho mọi người dân là trung quân. Vì thế, tư tưởng trung quân được giai cấp thống trị tuyên
truyền, quảng bá rộng rãi cho dân chúng và hình phạt đặt ra rất nặng nề, khắc nghiệt cho những
ai phạm tội khi quân, bất kính với vua. Nhưng trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, Hồ Biểu
Chánh để các nhân vật tranh cãi về đạo quân thần. Đây là đoạn đối thoại giữa Vương Thế Hùng
và bố vợ:
“- Thưa cha, đạo quân thần há con lại chẳng biết hay sao. Nhưng mà con xin nói vắn tắt
lời này: “Hễ làm vua mà không biết trọng nghĩa của tôi, thì tôi phạt, chẳng còn biết ai là quân
ai là thần, mà gọi là phản nghịch”.
- Hừ! Lời nói quân vô phụ dữ! Vậy chớ mày quên câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” rồi sao?
- Thưa, câu sách đó là câu của người nịnh hót nhà vua đặt ra mà làm cho ám muội lòng
dân đặng tiện bề cai trị, câu đó là câu hại dân, chả có ích chi đâu mà phải làm theo”
Trong tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh đã ngợi ca tấm lòng hiếu thảo của những
người con đối với cha mẹ. Trước đây, trong truyện thơ chúng ta đã biết đến những tấm gương
hiếu nghĩa như nàng Kiều bán mình chuộc cha, Lục Vân Tiên nghe tin mẹ mất thì bỏ thi mà về
quê chịu tang mẹ. Đọc tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa” Hồ Biểu Chánh, chúng ta cũng bắt gặp
những tình cảm của con cái đối với cha mẹ hết sức cảm động. Vương Thế Phụng khi biết cha
mình là một trang hào kiệt phải sống cô độc do bất đồng với ông ngoại đã sẵn sàng bỏ ông ngoại
giàu có để đến ở chăm sóc cho cha, bỏ cả thi cử.
Nét nổi bật trong cảm hứng chủ đạo của Hồ Biểu Chánh nói riêng và các nhà văn Nam
Bộ nói chung là sự ca ngợi nhiệt thành, mãnh liệt tư tưởng vì nghĩa. Thông qua những câu
chuyện đời, Hồ Biểu Chánh ca ngợi những con người “xả thân thủ nghĩa”, “trọng nghĩa khinh
tài”, “hiếu nghĩa dũng vi”… Tinh thần vì nghĩa đã làm cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh mang
màu sắc đạo lý. Khái niệm nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ có
khác so với cách hiểu của Nho giáo. Nội hàm khái niệm mở rộng, đối tượng thực hiện chữ nghĩa
cũng khác hơn. Con người vì nghĩa đã trở thành tấm gương răn dạy đạo lí làm người. Khi Nam
Bộ bị thực dân Pháp cai trị, những hiện tượng phi nhân bất nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều. Hồ
Biểu Chánh tiếp tục đề cao tư tưởng vì nghĩa trong hoàn cảnh mới.

Để thể hiện tư tưởng vì nghĩa, Hồ Biểu Chánh đã chia các nhân vật thành hai tuyến đối
lập nhau: chính-tà, thiện-ác, có nhân, có nghĩa-bất nhân, bất nghĩa. Đây là xung đột cơ bản chi
phối phần lớn cốt truyện của ông. Lực lượng phi nghĩa luôn dùng mọi thủ đoạn tấn công vào lực
lượng chính nghĩa. Các tác phẩm thường kết thúc có hậu, đạo đức, việc phải, lòng tốt bao giờ
cũng dành chiến thắng; kẻ ác, kẻ xấu đều bị trừng trị thích đáng. Vì vậy, tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh gây xúc động cho người đọc, đưa tâm hồn con người trở nên hướng thiện, đi vào con
đường chính đạo. Con đường ấy là đạo làm người, lấy sự hiếu nghĩa, tình bác ái, lòng nhân hậu
làm gốc. Tinh thần đạo lí trong tiểu thuyết của ông góp phần quan trọng cho việc bảo tồn, biểu
dương văn hóa Việt Nam và đặc thù của miền đất cực Nam của Tổ quốc. Điều đó giải thích tại
sao nhà văn lại đặt bút hiệu là Biểu Chánh, tức là biểu dương chính nghĩa.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 20
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
Tóm lại, với “Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh đã thành công khi viết tiểu thuyết nhằm
mục đích giáo huấn đạo đức. Thông qua tác phẩm của mình, nhà văn khuyên con người ta nên
sống vì nghĩa vì tình, giá trị của con người là ở nhân cách chứ không phải ở tiền tài, địa vị, ăn ở
phải có trước có sau, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo… Ngòi bút của ông luôn hướng về những
con người bị áp bức, bóc lột, bị đọa đầy, bị xúc phạm nhân phẩm… với một sự cảm thông chân
thành. Ông muốn dùng đạo lí để cổ súy cho cái tốt, cái thiện, hạn chế cái xấu, cái ác. Những bài
học đạo lý mà chúng ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết của ông là tình nghĩa gia đình: lòng hiếu
thảo của con cái đối với cha mẹ, cháu chắt đối với ông bà, sự chung thủy của tình vợ chồng…
b) Cảm hứng hiện thực
Có thể nói Hồ Biểu Chánh là người mở đường cho khuynh hướng hiện đại hóa văn
chương theo con đường của chủ nghĩa hiện thực.
Cảm hứng hiện thực đã giúp cho Hồ Biểu Chánh phản ánh chân xác cuộc sống và những
mâu thuẫn trong xã hội đương thời. Hồ Biểu Chánh cho ta thấy nhiều người làm giàu chân
chính. Lê Văn Đó từ một tên tù vượt ngục nghèo khổ nhờ biết khai khẩn đất hoang, làm ruộng
mà trở thành phú nông giàu có, nhân ái, được mọi người kính trọng.
Hồ Biểu Chánh nêu lên những cảnh tượng bất công cũng như tình trạng phân hóa giàu
nghèo trong xã hội: Lê Văn Đó vì cả nhà phải luộc rau cỏ mà ăn nên đã ăn cắp một trã cháo heo
của nhà giàu để cứu đói cho cả nhà nhưng không được. Như vậy, miếng ăn của súc vật nhà giàu,

con nhà nghèo vẫn không có được để duy trì sự sống. Không chỉ gia đình Lê Văn Đó mà trong
“huyện Tân Hòa lúa cũ dân ăn đã hết rồi còn lúa mới không có mà ăn tiếp. Các nhà nghèo đều
thiếu đói, nên có nhiều người phải bỏ nhà dắt vợ con qua xứ khác mà kiếm ăn”.
Đối lập với cảnh sống bần hàn của người nghèo, là sự dư dật thừa thãi của những nhà
giàu. Trong lúc gia đình Lê Văn Đó cám cũng không có mà ăn thì nhà Bá hộ Cao cơm ăn không
hết, khách khứa tiệc tùng linh đình.
Như vậy, với cảm hứng hiện thực trong “Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh đã phản ánh
hiện thực cuộc sống hết sức chân thật, đa dạng. Xã hội đó còn nhiều thân phận người nông dân
nghèo như “Ngọn cỏ gió đùa”. Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam đã làm thay đổi các
giá trị truyền thống, làm xuất hiện những cảnh chướng tai gai mắt.
3. Đặc điểm, tính cách nhân vật
Cũng như “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, con người cá nhân cá thể đã được phản ánh
trong “Ngọn cỏ gió đùa” sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Tuy sự phản ánh đó chưa đạt đến mức
điêu luyện và thần thục như các tiểu thuyết gia Tự lực văn đoàn và văn học hiện thực phê phán
sau này, nhưng Hồ Biểu Chánh bước đầu tạo nên những nhân vật có ý thức cá nhân, cá tính rõ
ràng. Những nét đặc điểm, tính cách nhân vật trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” Hồ Biểu
Chánh có nhiều nét mới so với nhân vật trong văn học trung đại. Trong tiểu thuyết của mình, Hồ
Biểu Chánh xây dựng nên một thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng với những đặc điểm, tính
cách khác nhau. Xã hội mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm là miền Nam với những biến động
lớn lao dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
a) Trọng tình
Đây là đặc điểm tính cách hết sức nổi bật của con người Việt Nam nói chung, con người
Nam Bộ nói riêng. Trong các tác phẩm văn học trung đại, tính cách trọng tình của nhân vật
được thể hiện khá rõ. Các truyện thơ Phạm Công-Cúc Hoa, Nhị độ mai, Vương Tường, Truyện
Kiều, Lục Vân Tiên… cho ta thấy những con người giàu tình cảm. Chữ tình ở đây chúng ta có
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 21
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
thể hiểu là tình cảm gia đình, tình vợ chồng, tình làng nghĩa xóm, tình thông gia, tình bạn, tình
thầy trò…
Trong quan hệ gia đình, Hồ Biểu Chánh tập trung miêu tả tình cha con, tình ông cháu,

nghĩa vợ chồng, tình anh em. Qua tác phẩm “Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh có những trang
viết khá cảm động về tình cảm gia đình. Ông Đàm Tự Chấn trong “Ngọn cỏ gió đùa” là một
người ông ngoại rất quan tâm đến cháu của mình. Vì có người con rể bất đồng quan điểm với
ông nên ông đón cháu về nuôi. Ông chăm sóc, chỉ bảo cho Thể Phụng từng việc lớn, việc nhỏ.
Khi Thể Phụng lớn lên ông ra sức tìm kiếm cho cháu một người vợ hiền.
Tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” cũng thể hiện tình cha con cảm động. Vương Thể Hùng
vì thương con mà phải để ông ngoại nuôi con, mỗi lần đi thăm con chỉ ngó nhìn con từ xa, khi
con tìm đến nhà thì khuyên con quên mình đi đặng lo học hành mà lập công danh. Biết rõ nỗi
niềm của cha, Thể Phụng đã dọn đến ở với cha với tâm niệm: “Nay con đã khôn lớn rồi; còn
cha thì đã già yếu mà lại tật nguyền nữa. Theo phận làm con của con thì con phải nuôi dưỡng
cha nếu con không làm như vậy, dầu con học thi đậu tới trạng nguyên, dầu con giàu có như
Thạch Sùng đi nữa con cũng không đáng làm người”.
b) Trọng nghĩa khinh tài
Trong các tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của mình, Hồ Biểu Chánh còn khắc họa được
những con người có tinh thần vì nghĩa, hào hiệp, can trường, dám làm dám chịu, thấy người
hoạn nạn ra tay giúp đỡ, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, một lòng trung quân ái quốc. Đó là ông
Thiên Hộ thấy người chết đuối đã không ngại hiểm nguy băng mình xuống lòng sông chảy xiết
để cứu. Thấy Ánh Nguyệt bị lính bắt với lý do không chính đáng đã ra tay can thiệp. Ông cũng
không nỡ để người khác bị oan ức thay mình nên đã tự thú trước tòa mình chính là tù nhân. Đó
là Vương Thể Hùng một chàng trai võ nghệ cao cường giữa đường thấy nàng Kim Diệp bị bọn
cướp chặn đường toan ép liễu nài hoa đã đánh chúng chạy hết mà cứu nàng. Kim Diệp cảm
nghĩa nên đã kết tóc trăm năm cùng chàng. Khi Lê Văn Khôi chiêu binh khởi nghĩa chống lại
triều đình, Thể Hùng đã vì nghĩa quên thân, bỏ vợ bỏ con ở nhà mà theo quân khởi nghĩa.
Đi liền với trọng nghĩa là khinh tài. Các nhân vật trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”
của Hồ Biểu Chánh thà sống nghèo khổ mà giữ được khí tiết nhân phẩm còn hơn giàu có mà bất
nhân, bất nghĩa. Vương Thể Phụng sẵn sàng từ chối gia tài của ông ngoại để đi theo cha, chăm
sóc cho cha với ý nghĩ: “Cha tưởng gia tài đó quý cho bằng cha hay sao. Con không màng đâu.
Thử đem mười cái gia tài như vậy mà đổi cha, coi con có thèm không”.
Như vậy, trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh, nhân vật là những
con người Việt Nam được mô tả sinh động, chân thật gắn liền với những cảnh vật, phong tục,

tập quán, hoàn cảnh sống của Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng. Tuy mỗi nhân vật có tiểu
sử, số phận, đời sống tâm lý, tính cách khác nhau nhưng mỗi nhân vật lại đại diện cho đạo đức
của giai cấp, tầng lớp mình. Cái nhìn hướng về đạo đức xã hội đã chi phối nhân vật chứ không
phải là cái nhìn hướng vào tư cách, cá tính, nội tâm. Các nhân vật đều được xây dựng theo
nguyên tắc đồng nhất. Nhân vật trùng khít với tính cách, với địa vị xã hội của mình, tâm lý nhân
vật chủ yếu được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động bên ngoài. Đây là các phương pháp xây
dựng nhân vật theo kinh nghiệm văn học truyền thống.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 22
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
c) Coi trọng đồng tiền
Trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa”, Hồ Biểu Chánh xây dựng những tính cách nhân vật
bị chi phối bởi một dục vọng duy nhất là lòng tham tiền. Họ tìm mọi cách, bất chấp các thủ đoạn
miễn sao đạt được mục đích là có thật nhiều tiền.
Có thể thấy, tính tham tiền của con người là một nét rất “thời đại” mà Hồ Biểu Chánh đã
miêu tả được. Loại nhân vật này ít gặp trong văn học truyền thống Việt Nam nhưng lại xuất hiện
nhiều trong văn học phương Tây, nhất là ở các tác phẩm của H. Balzac. Hồ Biểu Chánh đã có sự
đột phá khi nâng tính tham tiền của con người trở thành bản năng, dục vọng cá nhân. Các nhân
vật trong “Ngọn cỏ gió đùa” của ông đã coi đồng tiền là trên hết, bất chấp mọi thủ đoạn để có
thể kiếm được thật nhiều tiền như hành động lợi dụng sự ham muốn của Từ Hải Yến đối với
Ánh Nguyệt, hai vợ chồng Đỗ Cẩm – Thị Phi đã tìm đủ cớ để moi móc tiền bạc và hàng loạt
những việc làm trái đạo nghĩa khác của hai vợ chồng này chỉ vì mục đích duy nhất là có thật
nhiều tiền. Ngòi bút của Hồ Biểu Chánh tỏ ra sắc sảo không kém các hiện thực phê phán sau
này.
Đồng thời với việc thể hiện tính cách của những con người làm giàu bất chính, Hồ Biểu
Chánh đã cho ta thấy những nét mới trong phẩm chất của nhân vật trong tiểu thuyết của ông là
có nguyện vọng làm giàu chính đáng. Lê Văn Đó từ một người tù vượt ngục, nhờ biết đốn cây
cất nhà ở, khai phá rừng hoang mà làm ruộng, quy tập dân làng cùng làm ăn nên đã trở thành
một người cự phú vang danh thiên hạ.
d) Dám tự khẳng định mình
Đây là đặc điểm thể hiện rất rõ ý thức cá nhân, cá tính của nhân vật trong tiểu thuyết

“Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ Biểu Chánh. Các nhân vật cũng đã dám được sống là mình, dám
đứng ra thu xếp để khẳng định sự tồn tại, giá trị của mình trong cuộc sống. Vương Thể Phụng
được ông ngoại chăm sóc từ nhỏ đến lớn nhưng khi biết rõ ông ngoại mâu thuẫn với cha mình
thì chàng đã bỏ ông ngoại mà đến nhà chăm sóc phụng dưỡng cha, dầu cho ông ngoại có không
cho thừa hưởng gia tài cũng chấp nhận. Khi chàng giới thiệu người yêu với ông ngoại, ông
không đồng ý vì chê cô ta nghèo hèn, không tương xứng và ông hứa sẽ tìm người vợ tốt hơn cho
chàng thì chàng vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình. Chàng nói với ông: “Năm trước
ông nhục mạ cha tôi, là người tôi phải kính trọng hơn hết. Bây giờ ông nhục mạ tới tình nhân
của tôi là người tôi đương yêu chuộng hơn hết, ông oán hận tôi quá, chỗ tôi kính trọng, chỗ tôi
yêu thương, ông đều nhục mạ hết thảy, dường ấy thì có thể nào tôi gần được ông nữa”
Như vậy, tính cách, số phận của nhân vật trong tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” của Hồ
Biểu Chánh đều phát triển theo sự sắp đặt của tác giả. Đây chính là điểm mà Hồ Biểu Chánh
chưa theo kịp với các tiểu thuyết gia phương Tây và các nhà văn lãng mạn, hiện thực phê phán
1932-1945. Vì vậy, tiểu thuyết của ông vẫn dừng lại ở mốc trước 1930 trong văn học Việt Nam
hiện đại.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 23
Sự song kết giữa truyền thống và hiện đại trong “Ngọn cỏ gió đùa” - Hồ Biểu Chánh
KẾT LUẬN
Từ đầu thế kỷ XX trở đi, văn học Việt Nam bước vào một quá trình hiện đại hóa toàn
diện: từ quan niệm thẩm mỹ đến thể loại, từ kết cấu tác phẩm đến ngôn ngữ văn học… Tiểu
thuyết viết bằng chữ quốc ngữ được hình thành và phát triển như một tất yếu. Hồ Biểu Chánh
được xem là một trong những nhà văn có công lớn trong việc đặt nền móng cho nền tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại. Đóng góp chủ yếu của Hồ Biểu Chánh đối với sự hình thành thể loại tiểu
thuyết trên chặng đường phôi thai này là mở rộng đề tài phản ánh đời sống, tập trung xây dựng
nhân vật và đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ kể chuyện.
Tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” Hồ Biểu Chánh có sự song kết giữa cổ điển và hiện đại,
giữa truyền thống và hiện đại. “Ngọn cỏ gió đùa” của ông còn mang ít nhiều tính chất cổ điển
và vẫn tiếp nối mạch truyền thống chuyên chở đạo lý, quảng bá đạo đức của văn chương trung
đại. Nhà văn thường sử dụng các loại kết cấu truyền thống như kết cấu theo trình tự thời gian,
kết cấu theo hai tuyến nhân vật,… Xung đột thiện-ác vẫn là mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và

có vai trò quan trọng chi phối cốt truyện. Câu chuyện đều kết thúc có hậu như truyện thơ và tiểu
thuyết chương hồi. Sự cách tân trong sáng tác của ông là nhà văn đã làm mới những đề tài vốn
có, nhân vật đã vượt qua được tính chất ước lệ của quan niệm truyền thống. Nhân vật cổ điển
được thay thế bằng những nhân vật hiện đại với đầy đủ đam mê, dục vọng của con người từ tính
tham tiền, sự yêu thương và hận thù, cho đến cả vấn đề tình dục. Đây chính là sản phẩm của xã
hội Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Hồ Biểu Chánh cũng tiếp thu những thành tựu
nghệ thuật của tiểu thuyết phương Tây để tạo dựng những yếu tố mới về nghệ thuật tiểu thuyết
“Ngọn cỏ gió đùa” của mình, thể hiện qua ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, lựa chọn
chi tiết, kết cấu… Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được xem là một bức tranh truyền thần bằng chữ
hết sức sống động và chính xác về cuộc sống và phong tục của người dân Nam Bộ. Từ cách dàn
dựng câu chuyện, đến tâm lý, tính cách, diện mạo của nhân vật, khung cảnh sinh hoạt, môi
trường sống của con người đều được thể hiện qua những từ ngữ và cách nói rất riêng của nhân
dân Nam Bộ.
Lê Thị Cẩm Hà – K36.601.035 Trang 24

×