Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương môn sản xuất sạch hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.04 KB, 7 trang )

Đê cương SXSH
1.Phân tích phương pháp luận SXSH để làm rõ tính liên tục tổng hợp
và phòng ngừa trong định nghĩa SXSH của UNEP.
-Định nghĩ: Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược
phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm
và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường.
- Đặc điểm của SXSH:
+Cắt giảm chi phí sản xuất.
+Cải thiện điều kiện môi trường
+Đổi mới công nghệ và thiết bị
+ Giúp ks quá trình sx tốt hơn
+ Sd nguyên liệu, vật liệu hiệu quả hơn
+ Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay từ đầu nguồn
+ Có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp có quy mô sx khác nhau.
+ Không bắt buộc tốn nhiều chi phí, chỉ cần quản lý nội vi cơ cấu sx.
+ Áp dụng dễ dàng
 Giúp hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường - xã hội.
- Để làm rõ tính liên tục tổng hợp và phòng ngừa trong SXSH của UNEP
cần thực hiện 6 bước cơ bản sau:
B1: Khởi động
+ NV1: Thành lập nhóm SXSH ( bao gồm các bên đại diện : giám đốc ,
phó giam đốc .....)
+ NV 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất ( chỉ rõ ra cá số liệu
cụ thể của từng công đoạn để phụ vụ cho nhiệm vụ 3 )
+ NV 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí ( dựa vào số liệu
của từng công đoạn để ở nv2 để chỉ ra công đoạn lãng phí nhất )
B2: Phân tích các công đoạn
+ NV 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất ( chỉ rõ dòng vào
dòng ra , các sản phẩm phụ của quá trình bằng những con số cụ thể )
+ NV 5: Cân bằng vật liệu năng lượng ( dựa trên cân bằng vật chất và
năng lượng cho từng công đoạn . Xác định số liệu cụ thể bằng việc đo đạc trực


tiếp hặc tính toán và các số liệu cần có độ tin cậy và thống nhất )
+ NV6: Xác định chi phí cho dòng thải ( để đánh giá và xếp hạng các vấn
đề theo mức độ kinh phí đầu tư )
1

1


+ NV7: Phân tích nguyên nhân sinh ra chất thải ( tìm ra các nguyên nhân
thực tế trong quá trình sản xuất để trả lời các câu hỏi )
B3: Phát triển các cơ hôi SXSH
+ NV8: Xậy dựng các cơ hội SXSH ( thành lập nhóm chuyên gia để tìm
ra các phương án giảm thiểu chất thải như thay thế nguyên liệu, cải tiến thiết bị ,
thay đổi công nghệ, thu hồi và tuần hoàn tái chế , sản xấu các sản phẩm phụ )
+ NV9: Lựa chọn các cơ hội khả thi nhất ( loại bỏ các phương án k khả thi
, và các phương án còn phải nghiên cứu thêm )
B4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
+ NV10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật ( dựa trên sự đánh giá về các
mục sau : chất lượng sản phẩm , công suất , yêu cầu về diện tích , thời
gian nghỉ để lắp đặt thiết bị , các yêu cầu vận hành bảo trì bảo
dưỡng ,nhu cầu huấn luyện kỹ thuật, khí cạnh an toàn và sức khỏe
nghề nghiêp )
+ NV11: Đánh giá khả thi về kinh tế ( cần thu thập các số liệu về : chi
phí đầu tư , chi phí vận hành …. )
+ NV12: Đánh giá về mặt môi trường (
+ NV13: Lựa chon giải pháp để thực hiện (
B5: Thực hiện các giải pháp SXSH
+ NV14: Chuẩn bị thực hiện
+ NV15: Thực hiện các giải pháp SXSH
+ NV16: Quan trắc và đánh giá kết quả

B6: Duy trì SXSH
+ NV17: Duy trì các giải pháp SXSH
+ NV18: Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá SXSH.
2. Lấy ví dụ các phương pháp cụ thể trong ngành sx bia để phân biệt 2
kỹ thuật tuần hoàn tái sử dụng và tạo sản phẩm phụ.
- Tuần hoàn tái sd là:
+ Dòng thải chứa vật liệu có thể xử lý tại chỗ để tái sd:
• Thu nước rử bã hèm làm tăng hiệu suất cho các mẻ nấu sau;
• Nấm men sinh khối trong quá trình lên men được sử dụng lại một
phần vào quá trình lên men.
+ Dòng thải chứa năng lượng được thu hồi để tận dụng năng lượng:
• Toàn bộ CO2 trong quá trình lên men sẽ được thu lại và sử dụng cho
việc bão hòa CO2 của bia thành phẩm trong quá trình lọc.
• Thu hồi nhiệt, thu hồi nước ngưng, thu hồi nước làm mát
2

2


- Tạo sản phẩm phụ: chất thải chứa vật liệu có giá trị sd cũng có thể đc
dùng để làm các sp phụ hay đem bán như nguyên liệu: Nấm men được thu hồi
triệt để không cho xả vào dòng thải để làm thức ăn chăn nuôi, thực phẩm cho
người. Bên cạnh đó bã bia còn được tận dụng làm thức ăn cho gia súc ,gia cầm
3. Phân biệt SXSH và xử lý cuối đường ống, trong trường hợp nào xử
lý cuối đường ống là SXSH. Ví dụ.
* Phân biệt SXSH và xử lý cuối đường ống:
- Xử lý cuối đường ống là lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở
cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp
ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường.
- SXSH với mục tiêu tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên

vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì
bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành
phẩm.
* Ví dụ: như xử lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn.
- Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng
không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường
ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất.
- Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song
với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất
thải và phòng ngừa ô nhiễm.
4. Nêu các giải pháp kiểm soát quá trình thay đổi nguyên liệu trong
công nghệ dệt nhuộm.
- vẽ sơ đồ dòng của công đoạn nhuộm vải ra
-chỉ ra áp dụng sản suất sạch hơn cho công đoạn nào
Ví dụ như áp dụng cho công đoạn chuẩn bị nguyên nhiên vật liệu ta
cần
+ tìm ra 1 loại nhiên liệu mới có nhiều ưu điểm hơn như là thay
thế việc dung điện bằng khí hay năng lượng mặt trời sẽ tiết kiện chi phí
+ tìm ra được 1 loại nguyên liệu mới cần ít chất phụ gia hơn …..
5. Trình bày các giải pháp cụ thể của 2 kĩ thuật quản lý nội vi và tuần
hoàn tái sử dụng sx giấy và chế biến thủy sàn.
* Sản xuất giấy
- Quản lý nội vi:
+ Sử chữa các chỗ rò rỉ
+ Khóa các vòi nước khi khồn sd
+ Che chắn các sàng rung để tránh bị tràn
+ Loại bỏ các chỗ tắc ttrong các vòi phun lưới và nỉ
3

3



+ Kiểm tra các bẫy hơi thường xuyên
- Tuần hoàn tái sd:
+ Tuần hoàn nước công nghệ và nước trắng trong khâu rửa bột, tẩy trắng
và pha loãng bột
+ Tuần hoàn bột trong hố dài ở máy xeo
+ Thu hồi và tuần hoàn nước ngưng
+ Thu hồi và tuần hoàn bột từ nước trắng bằng cách lắp đặt hệ thống
SAVEL ALL
+ Đồng phát điện
* Chế biến thủy sản
- Quản lý nội vi:
+ Khóa các van nước khi không sd, kiểm tra đường ống tránh rò rỉ, tiến
hành khắc phục ngay sự cố rò rỉ
+ Lắp đặt các van điều chỉnh tự động ngắt khi khong sd nước
+ Lắp đặt lưới chắn tại các hố ga để ngăn chất thải rắn đi vào hệ thống xử

+ Quy định thao tác thu gom CTR trước khi vệ sinh thiết bị, nền xưởng
nhằm giảm tiêu ao nước
+ Đào tạo, năng cao nhận thức tiết kiệm nguyên vật liệu cho công nhân.
- Tuần hoàn tái sd:
+ Tái sd nước làm mát sp sau luộc và hấp, nước giải nhiệt…
+ Thu hồi triệt để lượng nước ngưng từ nhánh cấp hơi để tuần hoàn lại
cho nước cấp vào nồi hơi
+ Tận dụng nhiệt thải ra từ các hệ thống
+ Tái sd nước mạ băng, rả khuôn
+ Thu gom lượng máu sau công đoạn giết mỏ để chế biến thức ăn gia súc
+ Tận dụng triệu để các chất thải răbs có thể để x phụ phẩm
6. SXSH có giúp doanh nghiệp thay thếđược xử lý cuối dường ống k?

- Không
- Vì SXSH là tiếp cận “ nhìn xa, tiêu liệu và phòng ngừa”, nguyên tắc
“phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nghĩa là ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại
nguồn bằng cách sd năng lượng và nguyên vật liệu 1 cách có hiệu quả nhất. Tuy
hiên xử lý cuối đường ống để làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trước khi thải
ra môi trường. Vậy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chỉ đạo và
phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.
- lấy ví dụ kẻ 1 bảng so sánh việc các chất thải cuối đường ống của 1
ngành công nghiệp giữa việc áp dụng sản xuất sạch hơn và sản xuất thông
thường
4

4


7. Phân tích phương pháp luận của SXSH để làm rõvai trò của nhóm
chỉ đạo và nhóm thực hiện.
- Vai trò của nhóm chỉ đạo:
+ Đề ra được mục tiêu định hướng lâu dài cho chương trình SXSH.
+ Tổng quan các công đoạn, thu thập số liệu để xác định định mức
+ Chuẩn bị sơ đồ dòng trong quá trình sx
+ Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
+ Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
- Vai trò nhóm thực hiện:
+ Đảm bảo an toàn, sức khỏe lao động
+ Có kế hoạch hệ thống để thực hiện
+ Được đào tạo kỹ thuật
+ Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải
→ Tuy mỗi nhóm có vai trò riêng nhưng nếu k thực hiện cùng nhàu sẽ
gây ra cản trở và khó khăn trong qua trình áp dụng SXSH.

8. Trình bày kỹ thuật tuần hoàn tái sử dụng và thay đổi công nghệ
trong sx xi măng.
* Kỹ thuật uần hoàn tái sd
-Thu hồi ngay bụi trong khu sản xuất, và các tuyến đường đi.
- Thu hồi xi măng từ hệ thống lọc bụi xử lý của thiết bị nghiền xi măng
- Nhiệt thải từ lò nung, hệ thống làm mát clinker sẽ được thu hồi sản xuất
hơi để chạy tuabin phát điện.
* Thay đổi công nghệ:
- Thay đổi các động cơ cho phù hợp với công suất tiêu thụ.
- Chuyển đổi hệ thống đập hàm, đập búa sang hệ kín có hút lọc bụi.
- Lắp biến tần tại các thiết bị thích hợp.
9.Tại sao nói: SXSH là 1 chiến lược “một mũi tên trúng hai đích”
- sản xuất sạch hơn là sự áp dụng lien tục 1 chiến lược phòng ngừa môi
trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất ., các sản phẩm và các dịch vụ
nhằm làm giảm các tác động xấu đến môi trường và con người
- đối với các qua trình sản xuất , sản xuất sạch hơn bao gồm việc bảo toàn
nguyên liệu , nước , năng lượng ,loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm
khối lượng , độc tính của các chất thải vào nước và khí quyển
-đối với các sản phẩm , chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm
tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời sảm phẩm , từ khâu
khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ nguyên liệu cuối cùng
5

5


-đối với các dịch vụ ,SXSH là lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ
- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết ,cải tiến công nghệ và thay đổi thái
độ

- SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát
triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ
là 1 chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong
khi xử lý cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại
lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng
lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể
khẳng định rằng SXSH là 1 chiến lược “một mũi tên trúng hai đích”.
10. Trình bày kỹ thật thay thế nguyên liệu và cải tiến sản phẩm trong
sx giấy.
- Thay thế nguyên liệu đầu vào:
+ Sử dụng các chất không độc hại trong sx giấy màu
+ Sử dụng phương pháp tẩy bằng peoxit hydro
- Cải tiến sp:
+ Sản xuất các loại giấy sản lượng cao
+ Sản xuất giấy k tẩy thay vì giấy tẩy trắng
11.Nêu các kết quả trung gian trong phương pháp luận SXSH. Việc
lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện dựa vào những tiêu chí nào?
* Việc lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện dựa vào 3 tiêu chí :
1: giảm thiểu chất thải tại nguồn
a , quản lý nội vi
- là kỹ thuật đơn giản nhất sắp xếp lại nguyên vạt liệu ,sản phẩm theo
trình tự ngăn lắp , giữ nơi làm việc sạch sẽ , bảo trì tốt máy móc
- đòi hỏi ít hoặc k tốn chi phí
- tạo thành thói quen chuẩn mực cho người lao động
b , kiểm soát quá trình sản xuất
- Chuẩn hóa hóa các điều kiện vận hành trên từng công đoạn : định mức
sửa dụng nguyên liệu , các thông số vận hành như thời gian , nguyên
liệu ,tốc độ , nhiệt độ , áp suất
- Kiểm soát chất lườn và tổ chức sản xuất hiệu quả để giảm lãng phí thất
thoát

- Duy trì dược môi trường sản xuất đáp ứng được các yêu cầu chất
lượng
6

6


c , thay thế nguyên vật liệu
- Tìm thay thế những nguyên vật liệu và vật liệu khác được sử dụng
trong quá trình bằng những loại ít nguy hại hơn
- Mua các loại nguyên vật liệu với phẩm cấp cao hơn sẽ giúp làm lượng
vật liệu đi vào dòng thải
- Có thể sẽ phải sử dụng loại nguyên vật liệu đắt tiền hơn nhưng lại có
thể giúp giảm chi phí cho chất thải , đồng thời nâng cao chất lượng sản
phẩm
d , cải tiến thiết bị máy móc
- Là những giải giải pháp từ đơn giản đến phức tạp với mục tiêu là cải
thiện hệ thống máy móc thiết bị hiện có để nâng cấp cao hiệu suất sử
dụng nguyên vật liệu , năng lượng và năng suất
e , áp dụng công nghệ
2, tuần hoàn tái sử dụng ,tạo sản phẩm phụ
3, cải tiến sản phẩm
12. Trình bày kỹ thuật kiểm soát quá trình và tuần hoàn tái sử dụng
trong SXSH.
*Kiểm soát quá trình sản xuất:
- Chuẩn hóa các điều kiện vận hành trên từng công đoạn:
+ Định mức sử dụng nguyên liệu.
+ Các thông số vận hành như tốc độ, thời gian, nhiệt độ, áp suất
- Kiểm soát chất lượng & tổ chức sản xuất hiệu quả để giảm lãng phí, thất
thoát

- Duy trì môi trường sản xuất đáp ứng các yêu cầu chất lượng
*Tuần hoàn & tái sử dụng tại chỗ:
- Dòng thải chứa vật liệu có giá trị có thể xử lý tại chỗ để tái sử dụng:
bavia/phế phẩm ngành nhựa, dung dịch mạ được tuần hoàn trở lại bể mạ sau khi
được làm sạch và bổ sung hóa chất...
- Dòng thải chứa năng lượng được thu hồi để tận thu năng lượng: thu hồi
nước ngưng, nhiệt khói thải...

7

7



×