Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

QUY HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KTXH HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH 20012010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.2 KB, 30 trang )

QUY HOẠCH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN KTXH HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH
20012010
2.1. Vị trí và các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên của huyện hoành
bồ
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Hoành Bồ có toạ độ địa lý:
Từ 106
0
50

đến 107
0
15

kinh độ Đông.
Từ 20
0
54

47
’’
đến 21
0
15

vĩ độ Bắc.
+Phía Bắc tiếp giáp huyện ba chẽ tỉnh Quảng Ninh và huyện Sơn +Đông
tỉnh Bắc Giang.
+Phía Nam giáp Cửa Lục thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.
+Phía Đông giáp thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.


+Phía Tây giáp thị Xã Uông Bí và huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh.
Vị trí địa lý của huyện Hoành Bồ có vai trò là vùng ngoại ô là vệ tinh của
thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Hoành Bồ còn tiếp giáp với vịnh Cửa Lục,
nơi có cảng Cái Lân là cửa ngõ quan trọng của khu vực phía Bắc.
Về giao thông đường bộ: Hoành Bồ có quốc lộ 279 nối Hoành Bồ với các
tỉnh phía Bắc, tiếp giáp huyện Yên Hưng; nơi có quốc lộ 10 nối các tỉnh ven
biển vùng Bắc Bộ.
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, Hoành Bồ có nhiều điều kiện giao
lưư kinh tế, phát triển những lợi thế của huyện như dịch vụ du lịch, phát triển
công nghiệp.
2.1.2 Khí hậu, thuỷ văn
Là huyện miền núi, nằm sát vùng biển phía Đông Bắc cho nên khí hậu của
huyện mang đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc, hình thành những tiểu vùng
sinh thái hỗn hợp miền núi và ven biển.
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm 23,1
0
, nhiệt độ cao tuyệt đối
là 36,6
0
, thấp tuyệt đối là 5,5
0
. Nhiệt độ thấp kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau, thời tiết nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 8.
Nhìn chung, khí hậu của Hoành Bồ không gây cản trở nhiều cho sản xuất
nông lâm nghiệp, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp đa dạng.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 82%,
cao nhất vào các tháng 3 và 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào các tháng 10, tháng
11, đạt 76%.
Lượng mưa: lượng mưa trung bình đạt 1766mm, năm cao nhất đạt
2852mm, thấp nhất là 870mm. Lượng mưa phân theo 2 mùa rõ rệt, mùa khô

từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng 12 là tháng mưa ít nhất. Khí hậu
thuận lợi cho sản xuất vụ mùa, còn vụ đông và vụ xuân thường bị hạn.
Hướng gió được phân thành hai mùa rõ rệt, mùa đông với gió hướng Bắc
và Đông Bắc, mùa hè gió hướng Nam và Đông Nam.
2.1.3 Điều kiện địa hình
Hoành bồ là một huyện miền núi, giáp biển nên huyện cũng mang những
nét đặc trưng của các kiểu địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển.
Hệ thống núi hình mái nhà, dốc về hai phía Bắc và Nam do địa hình nơi đây
được tạo bởi dãy núi Thiên Sơn và dãy núi Mãi Gia và núi rừng Khe Cát, sông
suối cung theo đó mà chia làm hai hệ thống, hệ thống sông phía Bắc (sông chảy
về huyện Ba Chẽ, đổ ra sông Ba Chẽ) và phía Nam (chảy dồn về Cửa Lục và ra
vịnh Hạ Long).
Địa hình huyện Hoành Bồ chia làm 3 loại: vùng núi ở phía Bắc, vùng đồi ở
trung tâm và vùng đồng bằng ở phía Nam. Các kiểu địa hình cụ thể như sau:
- Kiểu địa hình đồi: đây là kiểu địa hình chủ yếu của huyện, chiếm tới 70%
diện tích tự nhiên toàn huyện, độ cao từ 20-500m, phân bố dọc theo hướng
Đông -Tây. Với độ dốc từ 12
0
đến 35
0
và mật độ chia cắt trung bình từ 3,2-4,5
km
2
, quá trình phong hoá và sói mòn diễn ra mạnh nên vùng này có lớp phủ
thổ nhưỡng dày, mỏng đến trung bình, thích hợp cho việc trồng rừng làm gỗ
trụ mỏ và cây ăn quả.
- Địa hình đồng bằng: chiếm 12% diện tích tự nhiên toàn vùng với 3 dạng
đồng bằng: đồng bằng tích tụ giữa núi, đồng bằng nghiêng trước núi và đồng
bằng tích tụ sông biển.
Đồng bằng tích tụ giữa núi: xuất hiện dọc trục đường từ Bằng Cả đến

Thống Nhất. Đây là vùng trồng lúa chủ yếu của huyện.
Đồng bằng nghiêng trước núi: là kiểu địa hình có nguồn gốc sông, được
phân bố chủ yếu ở thị trấn Trới, xã Lê Lợi và một phần phía nam xã Thống
Nhất. Nơi này rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, trồng lúa mầu hoặc bố
trí khu dân cư.
Đồng bằng tích tụ sông biển: có độ dốc thấp (từ 0-3
0
) và được phân bố ở
dưới vùng đồng bằng nghiêng trước núi.
- Kiểu địa hình núi thấp: độ cao từ 500-1090m, chiếm 10% diện tích tự
nhiên toàn huyện, tập chung ở các xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng. Vùng này có độ
dốc lớn (trên 35
0
), độ chia cắt từ 3,5 đến 4,5 km/km
2
nên quá trình sói mòn
diễn ra mạnh
- Địa hình thung lũng: chiếm 8% diện tích toàn huyện. Dọc theo thung
lũng có các bậc thềm phân bố rải rác thành các bề mặt nhỏ hẹp, hạn chế khả
năng canh tác.
Hoành Bồ có địa hình rất đa dạng và phức tạp, do đó cần phải có quy
hoạch sử dụng đất hợp lý, và phải tính đến những tác động tích cực cũng như
tiêu cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng
về địa hình, bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên chính
a) Tài nguyên rừng:
Huyện Hoành Bồ là một huyện miền núi Đông Bắc, do đó có nguồn tài
nguyên rừng phong phú và là một thế mạnh của huyện.Diện tích đất lâm
nghiệp hiện có là 54.396 ha chiếm hơn nửa nửa diện tích đất tự nhiên (64,5%),
Trong đó, đất rừng sản xuất là 17.568 ha, tập chung chủ yếu ở Đông Sơn, Đồng

Lâm, Kỳ Thượng và Sơn Dương. Đất rừng phòng hộ là 20.525 ha,đất rừng đặc
dụng là 16.355,7 ha.Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 62,7% ( theo quyết định
số 1268/ QĐ-UB ngày 9/6/2006).
Rừng có các loại cây quý hiếm như lim, sến, táu,tếch, lát, nhiều mây tre và
cây dược liệu, hương liệu.Tuy nhiên do khai thác quá mức nên hiện nay chất
lượng rừng của Hoành Bồ chỉ ở mức nghèo đến trung bình (70-100 m
3
/ha)
nay gỗ tốt chỉ còn ở rừng sâu, động vật rừng giảm nhiều. Những năm gần đây
huyện đã trồng thêm mỗi năm hàng nghìn ha keo.
Rừng phòng hộ chiếm 24,33% diện tích tự nhiên, được phân bố ở các lưu
vực sông suối ( Tân Dân, Hoà Bình, Bằng Cả, Quảng La). Rừng phòng hộ chủ
yếu là rừng nghèo và trung bình hoặc rừng trồng. Rừng đặc dụng chủ yếu
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Đống Sơn- Kỳ Thượng với tài nguyên thiên
nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy tác
dụng phòng hộ môi trường của rừng.
Rừng trồng có tổng diện tích là 9.330 ha, chủ yếu là rừng thông nhựa, keo.
Một số vùng trồng cây đặc sản như quế, trám ở Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ
Thượng và Tân Dân. Rừng trồng sản xuất 8.576,16 ha, rừng trồng phòng hộ:
1.952,96 ha, đất rừng trồng đặc dụng 170,49 ha
b) Tài nguyên khoáng sản
Hoành Bồ có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng khá lớn.
Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, than, đất sét, cát- phù hợp cho việc phát triển
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp năng lượng. Các loại
khoáng sản được chia thành 4 nhóm: nhiên liệu, VLXD, khoáng sản phi kim loại
và khoáng sản kim loại.
- Nhiên liệu: gồm có than đá và đá dầu. Than đá tập chung ở các xã Tân
Dân, Quảng La, Vũ Oai, Hoà Bình, hiện đang được khai thác và sử dụng. Đá dầu
Đồng Ho có trữ lượng nhỏ với khoảng 4.205 ngàn tấn và được sử dụng để phát
triển công ngiệp địa phương trong sản xuất xi măng và gạch ngói.

- Vật liệu xây dựng: gồm đá vôi, sét và cát có trữ lượng lớn, chất lượng
tốt, là những nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất xi măng và
gạch ngói.
Đá vôi làm xi măng: tập chung ở các xã Sơn Dương, Thống Nhất... trữ
lượng lớn, chất lượng tốt (dặc biệt là mỏ đá trắng) dùng để sản xuất xi măng
chất lượng cao như PC 40, PC 50, xi măng Pooclan và xi măng trắng.
Đất sét làm xi măng: có 3 mỏ lớn là Yên Mỹ, Xích Thổ, Làng Bang. tổng trữ
lượng trên 20 triệu m
3
, có thể sử dụng để sản xuất xi măng loại B mác PC 40 và
gạch ngói cao cấp.
Đá vôi xây dựng: phân bố dọc ven tỉnh lộ 326 từ Quảng La tới Vũ Oai.
Đất sét làm gạch ngói: tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam của huyện và
dọc theo các sông suối, trữ lượng lớn.
Cát, cuội, sỏi xây dựng: phân bố chủ yếu dọc theo các sông suối, trữ lượng
không lớn.
- Khoáng sản phi kim loại: huyện hiện có một trữ lượng nhỏ khoán sản phi
kim loại gồm photphorit, thạch anh tinh thể và cao lanh.
Photphorit dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Hiện Hoành Bồ có 16
hang chứa photphorit dạng phong hoá tàn dư và thấm đọng, trong đó có 6
hang có giá trị kinh tế ở khu vực Đá Trắng. Tổng trữ lượng là 40.000 tấn, có
thể dùng bón trực tiếp hoặc chế biến thành phân bón tổng hợp.
Thạch anh tinh thể: được dùng làm nguyên liệu áp điện và quang học, trữ
lượng nhỏ, chất lượng trung bình.
Cao lanh: trữ lượng nhỏ, dùng làm nguyên liệu cho sành sứ.
- Khoáng sản kim loại: gồm sắt, vàng, atimon, thuỷ ngân, mangan, chì và
kẽm. Tất cả đều có quy mô quặng là chủ yếu, ít hoặc không có giá trị về kinh tế.
Nhìn chung huyện Hoành Bồ có nhiều loại khoáng sản khác nhau, trong
đó trữ lượng lớn nhất là than, đá vôi và sét các loại. đây là những nguyên liệu
quan trọng trong công nghiệp xi măng, gạch ngói và nhiệt điện và được phân

bố gần các trục giao thông chính nên dễ dàng cho việc vận chuyển và khai thác.
c) Tài nguyên biển, ven biển và nguồn lợi
Hoành Bồ là huyện ven biển, có bờ biển dài trên 40km nhưng do ở xa các
ngư trường đánh bắt hải sản nên nghề đánh bắt, khai thác hải sản của huyện
còn hạn chế. Bên cạnh đó, huyện có vùng Bắc Cửa Lục rộng lớn có diện tích
khoảng 3.000 ha bãi triều rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ hải sản. Tuy nhiên
đến năm 2005 do chưa có điều kiện đầu tư đúng mức, diện tích nuôi trồng thuỷ
sản của huyện mới chỉ đạt 799 ha. Trong thời gian tới, nuôi trồng thuỷ hải sản
là một tiềm năng đáng kể của huyện và cần được quan tâm đầu tư hơn nữa
cho khai thác nguồn lợi này.
d) Cảnh quan du lịch sinh thái, văn hoá
Do những đặc điểm đặc trưng riêng của vùng, Hoành Bồ có được một
cảnh quan sinh thái đa dạng và là một tiềm năng cho phát triển du lịch. Huyện
có một hệ thống các hang động đẹp như hang Dá Trắng, hang Cảnh Tiên... Bên
cạnh đó còn có các khu rừng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn, Kỳ
Thượng mang nhiều tính chất nguyên sinh, đặc biệt còn bảo tồn được nhiều
loại cây quý hiếm, động vật hoang dã. Các khu rừng của huyện nằm trong khu
vực có đông bà con dân tộc sinh sống với nhiều nét sinh hoạt văn hoá khác
nhau và mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là điều kiện đặc biệt đối với Hoành Bồ
trong việc thúc đẩy du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ ngơi, giải trí.
Hoành Bồ còn được các nhà khoa học phát hiện thấy những di chỉ của
người Việt cổ từ thời đồ đá như ở xã Sơn Dương, xã Thống Nhất. Những di tích
lịch sử cổ xưa, những căn cứ cách mạng từ thời chống Pháp.
Một điều kiện phải kể đến là vị trí đặc biệt của Hoành Bồ, Huyện nằm tiếp
giáp với khu du lịch Bãi Cháy, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long- đây là
một điều kiện thuận lợi và cũng là một thách thức với huyện nếu huyện không
tận dụng được vị trí đó của mình. Huyện phải phát huy được những ưu thế đặc
trưng, liên kết với cac khu du lịch khác của tỉnh và của vùng, khai thác tốt hơn
nữa tiềm năng du lịch của huyện.
2.1.5 Dân số và nguồn nhân lực

* Dân số:
Dân số huyện không đông, và phân bố không đồng đều giữa các xã, thị
trấn, Năm 2005, dân số toàn huyện là 41.302 người, mật độ dân số là 50
người/ km
2
trong khi mật độ dân số toàn tỉnh là 160 người/km
2
. Dân cư tập
trung đông đúc ở thị trấn Trới với mật độ cao nhất (747 người/km
2
) và thưa
thớt nhất ở xã Kỳ Thượng với 6 người/km
2
. Hoành Bồ có 79,42% người dân
sống ở nông thôn và 20,58% dân số sống ở thành thị, bình quân có khoảng 4,5
người/hộ. Khoảng 35% dân số là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Dao,
Sán Dìu và người Tày. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng dân số bình quân là
1,28%, năm 2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm xuỗng còn 0,8%.
*Nguồn nhân lực:
Lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện chiếm
tỷ trọng khá cao, năm 2000 chiếm tỷ trọng 81,6%, năm 2005 còn 71,3% bình
quân mỗi năm giảm khoảng 2%. Tuy nhiên, thời gian lao động của người nông
dân chỉ chiếm 55% quỹ thời gian, trong những lúc nông nhàn, người nông dân
không có việc làm, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn.
Dân số huyện Hoành Bồ khá trẻ với 58,78% số dân trong độ tuổi lao động
(24.270 người). Những năm qua, do công nghiệp phát triển khá nên số người
tham gia lao động trong ngành công nghiệp đã tăng lên, tới năm 2005 đã có
2.739 lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, người dân Hoành Bồ vẫn
còn chủ yếu sống bằng nghề nông chiếm tới 71,32% trong tổng số lao động
trong các ngành kinh tế.

*Trình độ lao động:
Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 20% trong
tổng số lao động toàn huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao, chưa đáp
ứng được yêu cầu hiện tại và tiếp cận công nghệ tiên tiến.
2.2 Tình hình phát triển KT-XH huyện Hoành Bồ thời kỳ 2001-
2005
2.2.1 Tổng quan chung.
2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua huyện đã tận dụng những ưu thế của mình, đẩy
mạnh việc phát triển kinh tế. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 15,1%, so
với nghị quyết tăng 7,1% cao hơn tốc độ tăng của giai đoạn 1996-2000 là
8,6%. Trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất, đạt 28,3%; thương
mại – dịch vụ tăng 12,4% và nông – lâm – nghư nghiệp tăng 7,4%.
Năm 2005, tổng giá trị sản xuất toàn huyện (GTSX) đạt trên 563 tỷ đồng
(giá thực tế), tăng gấp 2,64 lần so với năm 2000. GDP bình quân đầu người đạt
5,963 triệu đồng/ năm, gấp 2,16 lần năm 2000.
Khu vực nông, lâm ngư nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giá
trị sản xuất tăng bình quân 10%/năm ( vượt so với kế hoạch đề ra là 4%). Cơ
cấu nội ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng
hoá gắn với thị trường, huyện đã tập chung chỉ đạo chuyển đổi nhanh cơ cấu
giống, cơ cấu mùa vụ, chủ động đưa giống lúa mới có ưu thế về năng suất, chất
lượng vào gieo trồng.
Ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, khá ổn định,
giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 24,9%. Trong đó có sự tăng mạnh từ
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, gốm...góp phần đáng kể
vào việc đẩy nhanh phát triển kinh tế toàn huyện.
Các ngành thương mại – dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước trở thành
lĩnh vực mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
chung của huyện.Giai đoạn 2001- 2005, ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ

tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao (7,25%). Thị trường giao lưu hàng hoá và
các loại hình dịch vụ được mở rộng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho mọi nhu cầu xã hội.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 khá ổn định, kết
quả thực hiện (15,1%) đạt và vượt mục tiêu đề ra, các mục tiêu kế hoạch đã
ngày càng sát với thực tiễn, có tính khả thi cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên
vẫn chưa thực sự vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành, vùng
kinh tế còn thấp. Chưa phát huy được hết những tiềm năng, lợi thế của huyện
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện
giai đoạn 2001-2005
Tiêu chí Đơn
vị
Năm
Tốc
độ
tăng
BQ
2001 2002 2003 20040 2005
I. Tốc độ tăng GDP % 14,6 14,5 14,7 14,0 14,0
II.Tổng sản phẩm- GDP
(giá HH)
Tr.đ
12269
4
14156
1
16957
0
21526
2

24515
7
- Nông, lâm ngư ngiệp ’’ 42282 44171 51299 57504 62008
- Công nghiệp- XD ’’ 27986 37113 49529 72357 94083
- Thương mại- dịch vụ ’’ 52426 60211 68697 85401 89066
III.Tổng sản phẩm-GDP
(giá so sánh)
Tr.đ 98109
11097
9
12770
9
15874
0
17527
4
15,1
0
- Nông, lâm, ngư nghiệp ’’ 36316 38113 43086 47180 49162 7,44
- Công nghiệp – XD ’’ 22034 28230 36698 52315 66558 28,34
- Thương mại, dịch vụ ’’ 39759 44636 47925 59245 59554 12,33
IV. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100
- Nông, lâm, ngư nghiệp ’’ 34,5 31,2 30,3 26,7 25,3
- Công nghiệp – XD ’’ 22,8 26,2 29,2 33,6 38,4
- Thương mại, dịch vụ ’’ 42,7 42,6 40,5 39,7 36,6
V. GDP bq đầu người
1000
đ
3.139 3.588 4.229 5.298 5.936
16,5

8
(Nguồn: niên giám thống kê huyện Hoành bồ năm 2005)
2.2.1.2 Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành
nông – lâm – ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng,
thương mại- dịch vụ.
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khối nông- lâm- ngư nghiệp năm 2000 là
39,6% giảm xuống còn 28%, công nghiệp và xây dựng năm 2000 là 22%, năm
2005 tăng lên 38%, khối dịch vụ năm 2000 đạt 38,4%, năm 2005 giảm còn
34%.
Tính theo giá trị sản xuất: năm 2000 ngành nông- lâm- ngư nghiệp đạt
35,04%, năm 2005 giảm xuống còn 23,89%. Giá trị sản xuất công nghiệp và
xây dựng tăng từ 30,44% năm 2000 lên 45,14% năm 2005. Giá trị sản xuất
ngành thương mại, dịch vụ cũng tăng từ 34,5% năm 2000 lên 36% năm 2005.
Biểu 2.2: Cơ cấu kinh tế ngành qua các năm (tính theo GDP, GHH)
Đơn vị:%
200
0
200
1
2002 200
3
2004 2005
Tổng số 100 100 100 100 100 100
Nông, lâm, ngư nghiệp 37,0 34,5 31,2 30,2 26,8 25,4
Công nghiệp, xây dựng 22,2 22,8 26,2 29,3 33,6 38,4
Dịch vụ 40,8 42,7 42,6 40,5 39,65 36,2
( nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ 2005)
Tình hình chuyển dịch cơ cấu của huyện Hoành Bồ sẽ được làm rõ hơn
trong bức tranh chung của tỉnh Quảng Ninh và của cả nước.

Biểu 2.3: So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoành Bồ với tính
Quảng Ninh và cả nước (tính theo GDP- giá thực tế)
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2000 2005
Huyệ
n
HB
Tỉnh
QN
Cả
nướ
c
Huyệ
n
HB
Tỉnh
QN
Cả
nướ
c
Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100
Nông lâm nghiệp 37,0 9,5
24,5
3
25,4 8,3
20,8
9
Công nhiệp- XD 22,2 52,4
36,7

3
38,4 50,3
41,0
4
Dịch vụ 40,8 38,0
38,7
4
36,2 41,4
38,0
7
Chuyển dịch cơ cấu
Nông lâm nghiệp - - - -11,6 -1,2 -3,64
Công nghiệp- XD - - - 16,2 -2,1 4,31
Dịch vụ - - - -4,6 3,4 -0,67
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoành Bồ 2005, NGTK Việt Nam 2005)
Trong những năm qua huyện Hoành Bồ là huyện nông nghiệp đã có bước
chuyển dịch cơ cấu khá mạnh mẽ trong tương quan so sánh với cả nước và
tỉnh. Huyện đã tập chung khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, thuận tiện cho việc phát triển công ngiệp, đẩy mạnh nền công
nghiệp toàn huyện. Do đó ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ rệt nhất,
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của huyện.
Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư qua các giai đoạn đã tác động lớn đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-
xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của
huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, làm thay
đổi rõ rệt bộ mặt đô thị và nông thôn. Cùng với điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo
ngành, đầu tư cho các vùng cũng có sự phân bổ và điều chỉnh tích cực. Huyện
đã tập trung đầu tư về công nghiệp và thương mại, dịch vụ cho các vùng kinh
tế trọng điểm ở thị trấn Trới, xã Thống Nhất, Lê Lợi, tạo động lực thúc đẩy, lôi
kéo các vùng khác phát triển. Các xã vùng thấp tập trung sản xuất nông

nghiệp, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng hải sản gắn với bảo vệ nguồn thuỷ sản.
Các xã vùng cao bước đầu phát huy thế mạnh để phát triển cây gỗ nguyên liệu
và chăn nuôi gia súc có giá trị kinh tế cao.
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển tuy đã tăng nhanh về số lượng,
nhưng còn nhiều mặt hạn chế: chưa tạo được môi trường đầu tư thông
thoáng, thu hút mạnh các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiệu quả đầu tư một số chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội đạt thấp,
nhất là đầu tư từ nguồn ngân sách và tín dụng Nhà nước, nhiều dự án còn phải
trông chờ vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
2.2.1.3 Thu, chi ngân sách:
Công tác thu ngân sách được đổi mới theo cơ chế phân cấp nguồn thu cho
các xã, thị trấn, góp phần ổn định, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Thông
qua các cơ chế tài chính và sự điều hành quản lý ngân sách; kết quả thu ngân
sách trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt khá. Tổng thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn huyện 5 năm ước đạt 47.933 triệu đồng, tăng bình
quân 11,4%/năm. Trong đó, chủ yếu là thu từ biện pháp tài chính và thuế khác.
Tổng thu ngân sách huyện năm 2005 đạt trên 40 tỷ đồng; gấp 2,96 lần so với
tổng thu ngân sách huyện năm 2000.
Tổng chi ngân sách Nhà nước 5 năm ước đạt 177,944 triệu đồng, tốc độ
tăng bình quân hàng năm 25,5%. Trong đó chi xây dựng cơ bản ước đạt
41.297 triệu đồng, chiếm 23,2% tổng chi ngân sách huyện. Chi ngân sách đã
đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, đồng
thời huyện đã chú trọng việc tiết kiệm chi ngân sách giành kinh phí đầu tư cơ
sở hạ tầng, xây dựng cơ bản.
Tổng thu và chi ngân sách so với GDP huyện tăng dần trong 5 năm qua và
được thể hiện trong biểu sau:
Biểu 2.4: Thu, chi ngân sách huyện Hoành Bồ so với GDP giai đoạn
2001-2005
Đơn vị:Triệu đồng,%
2000 2001 2002 2003 2004 2005

GDP 106.871 122.694 141.561 169.570 215.262 245.15

×