Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài tập yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.87 KB, 3 trang )

Bài tập yoga giảm ngay đau bụng kinh hiệu quả
Với những động tác yoga vô cùng đơn giản dưới đây, bạn sẽ lấy lại được bình
tĩnh, giảm bớt mệt mỏi và đau đớn mỗi khi kỳ nguyệt san và bạn cần một
chiếc gối ôm.
Nguyên nhân đau bụng khi đến chu kì kinh nguyệt
- Đau bụng kinh nguyệt có thể là do một số bệnh phụ khoa: Khi chị em phụ nữ bị
đau bụng kinh có thể là do chị em đã bị một số bệnh phụ khoa nào đó, có thể là bị
lạc nội mạc tử cung (đây là một trong những bệnh khiến chị em có thể bị đau dữ
dội, cơn đau co thắt kéo dài), hay một số bệnh như viêm vùng chậu, u xơ tử cung,
u nang cơ tử cung... cũng có thể dẫn tới bị đau bụng kinh ở chị em phụ nữ.
- Đau bụng kinh nguyệt có thể do tử cung không bình thường hay tử cung bị những
dị tật bẩm sinh: Ở một số chị em phụ nữ có tử cung phát triển không tốt kết hợp
với sự cung ứng máu thất thường gây nên hiện tượng thiếu máu, thiếu oxi cho tử
cung trong chu kỳ kinh nguyệt khiến nhiều chị em phụ nữ bị đau bụng kinh.
- Đau bụng kinh nguyệt có thể do vị trí của tử cung không bình thường: Một số
trường hợp nếu tử cung của chị em phụ nữ bị lùi về phía sau quá hoặc quá ngả về
phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông gây đau bụng trong thời
gian hành kinh.
- Tử cung co thắt quá độ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện
tượng đau bụng kinh: Thông thường thì áp lực co thắt tử cung ở những chị em phụ
nữ bình thường và những chị em phụ nữ thường xuyên bị đau bụng kinh là giống
nhau. Nhưng ở chị em phụ nữ bị đau bụng kinh cơn đau co thắt kéo dài hơn và
thông thường những cơn co thắt này không dễ dàng trở lại vị trí bình thường.
Chính vì vậy, gây nên hiện tượng đau bụng kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.
- Đau bụng kinh do ống cổ tử cung quá hẹp: Khi ống cổ tử cung quá hẹp sẽ gây
cản trở máu kinh nguyệt lưu thông và gây nên hiện tượng đau bụng kinh nguyệt.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Động tác 1



Tư thế yoga này giúp giảm những cơn đau bụng do hành kinh, kích thích các cơ
quan nội tạng vùng bụng hoạt động trơn tru hơn và làm giảm các triệu chứng chán
nản, cáu gắt trong thời kỳ "đèn đỏ".
- Bạn ngồi thẳng, đặt chiếc gối ôm chặn sau lưng, chân duỗi thẳng phía trước.
- Hít vào, đưa hai gót chân gần về phía mình.
- Thở ra, hạ dần hai đầu gối xuống hai khối đệm đỡ ở hai bên.
- Hít vào, từ từ hạ lưng xuống nằm lên chiếc gối phía sau. Bạn có thể đặt một chiếc
chăn mỏng dưới gáy để tạo thêm độ êm ái, thoải mái. Đặt hai tay sang hai bên, thả
lỏng, ngửa lòng bàn tay lên. Nằm ở tư thế này trong vòng 10 tới 20 phút.
Động tác 2

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Tư thế này giúp kích thích các cơ quan nội tạng vùng bụng hoạt động dễ dàng hơn,
đồng thời làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo lắng.
- Ngồi duỗi chân sang hai bên tạo thành hình chữ V, đặt chiếc gối ôm giữa hai
chân.
- Hít vào, vươn lưng thẳng. Thở ra, từ từ ngả người ra phía trước, đặt thân trên
nghỉ hoàn toàn trên chiếc gối ôm, úp một bên tai xuống gối. Nếu bạn không cúi
được thấp thì có thể đặt thêm vài tấm chăn lên gối ôm. Hai tay thả lỏng tự do dưới
mặt sàn.
- Nằm ở tư thế này trong vòng 3 tới 6 phút, nhớ đổi bên tai úp xuống gối để tránh
bị mỏi cổ.
Động tác 3

Tư thế này giúp bạn nghỉ ngơi một cách toàn diện, làm dịu những cơn đau khó
chịu của kỳ kinh nguyệt, giảm căng thẳng, giúp tinh thần trấn tĩnh, thư thái.
- Quỳ trên sàn, hai đầu gối mở sang hai bên, hai ngón chân cái chạm nhau. Đặt

mông xuống nghỉ trên gót chân. Đặt một chiếc gối ôm ở giữa hai đùi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×