Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.47 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

Page 1


1. Phân tích tình hình

Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm Thành
phố Thanh Hóa khoảng 25 km về phía Đông Bắc; giáp Nga Sơn Hà Trung về phía
Bắc; giáp Hoằng Hóa về phía Tây và Nam; phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự
nhiên: 14.675ha với dân số 174.077 người, tổng số hộ của huyện Hậu Lộc là
41.915; trong đó số hộ nghèo chiếm tới 7.136 hộ, số hộ cận nghèo là 6.438 hộ. Điều
kiện tự nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng: Vùng đồi núi (thuộc các
xã Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc,...); vùng đồng
bằng chủ yếu là phù sa (thuộc các xã Lộc Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú
Lộc...,) và vùng ven biển (gồm các xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh
Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc). Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Hậu Lộc phát
triển kinh tế biển.
Theo thống kê, Hậu Lộc có 5 xã vùng biển, chiếm 1/3 số dân của cả huyện,
với hơn 800 tàu thuyền đang hoạt động. Bình quân, mỗi năm các cơ sở tập kết, chế
biến khoảng 37.000 tấn hải sản các loại với hàng ngàn lao động đang làm việc, nên
môi trường nơi đây luôn trong tình trạng quá tải. Có thể thấy, rác thải đang gây ô
nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tại các xã ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như môi trường sinh thái biển từ
nhiều năm nay. Trong khi chưa xử lý tình trạng này một cách dứt điểm, thì dự án xử
lý rác thải đã được phê duyệt vẫn “ì ạch” đắp chiếu.
Cụ thể, dọc theo tuyến đê dài hơn 2km, qua địa bàn của 5 xã ven biển huyện
Hậu Lộc (gồm: Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, Hải Lộc), thực trạng rác
thải tràn lan, với đủ thứ, loại rác thải, nước thải,… luôn trong tình trạng bốc mùi hôi
thối. Trong khi đó, hoạt động thu mua tôm, cá… lại diễn ra ngay trên bãi rác này.
Đặc biệt, xã Ngư Lộc là một trong những điểm “nóng” nhất về vấn đề ô nhiễm môi


trường biển. Do mỗi ngày, chỉ tính riêng xã này, đã có tới gần 5 tấn rác bị xả thẳng
xuống biển. Ngư Lộc cũng là xã có mật độ dân số cao nhất nước ta, bình quân một
người dân ở xã Ngư Lộc chỉ có 22m 2 đất. Ông Nguyễn Hải Năm - phó chủ tịch
UBND xã Ngư Lộc - cho biết, do không có đất nông nghiệp nên người dân sống
bằng nghề khai thác hải sản trên biển, hậu cần nghề cá và dịch vụ thương mại. Theo
ông, xã Ngư Lộc với dân số gần 18 nghìn dân, trong khi đó diện tích tự nhiên chưa
Page 2


đầy 1km2 đã tạo ra sức ép rất lớn về cuộc sống của người dân. Vấn đề rác thải, ô
nhiễm môi trường luôn là một trong những vấn đề nhức nhối mà bấy lâu nay cấp
chính quyền xã phải bó tay, đành chấp nhận những hình thức xử lý hạn hữu. Toàn
xã hiện có 315 tàu thuyền đánh bắt hải sản ngoài khơi. Do dịch vụ hậu cần nghề cá
và dịch vụ thương mại phát triển và người dân Ngư Lộc quen sử dụng túi nilông,
bao bì chất rắn đựng hàng nên lượng rác thải hằng ngày là rất lớn. Cụ thể, người
dân và các khu chế biến, hậu cần nghề cá..., mỗi ngày xả trực tiếp gần 5 tấn rác thải
các loại xuống biển, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ
sinh thái vùng biển và sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, với hình thức xử lý đổ
thải ra biển, phơi khô và đốt hủy theo cách làm của Công ty cổ phần môi trường
Thanh Hóa như lâu nay đã hợp đồng, theo người dân phản ánh, thì đó chỉ mang
hình thức để an lòng dân, chứ không thể thực hiện được. Bởi mỗi khi thủy triều lên
xuống, cũng đồng nghĩa với việc nguồn rác “khổng lồ” mà mỗi ngày công ty môi
trường thu gom đổ trực tiếp ra bờ biển, sẽ bị nước biển cuốn đi; nếu không bị nước
biển cuốn đi thì sau một vài ngày lại bốc mùi hôi thối. Với cách làm này của chính
quyền xã và phía công ty môi trường đã và đang “đẻ” thêm ra nhiều hệ lụy môi
trường nghiêm trọng hơn cho sinh thái biển và cuộc sống của con người. Từ sức ép
lớn của dân số, kéo theo những vấn đề về môi trường đã vượt quá tầm xử lý của cấp
chính quyền các địa phương vùng ven biển. Một khu bãi rác tập trung cho 5 xã ven
biển huyện Hậu Lộc lúc bấy giờ được xem là vấn đề bức thiết, là niềm mong mỏi
chung của nhân dân các xã ven biển này huyện Hậu Lộc.

Trước thực trạng môi trường báo động từ nhiều năm nay, UBND huyện Hậu
Lộc đã nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở TNMT có những biện pháp
nhanh chóng xử lý dứt điểm thực trạng trên, đem lại môi trường sạch cho biển cả và
cuộc sống của con người. Theo đó, ngày 29-8-2008 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa đã có quyết định phê duyệt khu bãi rác và xử lý chất thải khu vực miền biển
huyện Hậu Lộc, vị trí được đặt tại xã Minh Lộc với tổng diện tích là 3,2ha, xử lý
theo hình thức chôn lấp kết hợp với xử lý rác thải bằng bể yếm khí với tổng mức
đầu tư là 8,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì lượng rác thải quá lớn của 5 xã ven biển, nhận
thấy hình thức xử lý bằng chôn lấp có nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh nên đến năm 2010 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định
Page 3


phê duyệt và điều chỉnh dự án từ hình thức chôn lấp kết hợp với xử lý nước thải
bằng bể yếm khí sang công nghệ lò đốt chất thải của ENVIC với tổng mức đầu tư
32,2 tỷ, thời gian thi công là 3 năm. Bấy giờ, niềm tin của người dân về một khu bãi
rác tập trung quy mô, to lớn có thể xử lý một cách triệt để thực trạng nhức nhối về
môi trường của 5 xã ven biển huyện Hậu Lộc hơn bao giờ hết. Sau khi triển khai
giải phóng mặt bằng, làm đường dẫn vào khu bãi rác thì thực tiễn đáng buồn, với lý
do nguồn kinh phí cho dự án quá lớn, dẫn đến dự án phải "đắp chiếu” cả một thời
gian dài, với nhiều hệ lụy môi trường, lãng phí tài nguyên... Đến tháng 8-2012 Chủ
tịch UBND tỉnh lại có quyết định điều chỉnh dự án, từ hình thức xử lý công nghệ lò
đốt chất thải của ENVIC sang hình thức chôn lấp, kết hợp xử lý nước rác bằng hệ
thống lọc nước đáy hố và bể yếm khí với tổng mức đầu tư là 19 tỷ đồng, thời gian
thi công là 3 năm. Ông Vũ Huy Bổ, Phó chủ tịch UBND xã Minh Lộc cho biết: Phụ
cận khu vực quy hoạch bãi rác tập trung của 5 xã ven biển là khoảng hơn 20 trang
trại chăn nuôi, 10 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 60 ha quy hoạch nuôi trồng thủy sản
khu vực trong và ngoài đê của xã. Nếu khu bãi rác được xây dựng lên cũng đồng
nghĩa với việc hủy hoại toàn bộ số diện tích nuôi trồng thủy hải sản hiện có và quy
hoạch của xã. “Nếu khu bãi rác tập trung của 5 xã ven biển được xây dựng với hình

thức chôn lấp với những hạn chế của hình thức này, cũng đồng nghĩa với việc triệt
tiêu con đường sống của chúng tôi. Khu bãi rác chỉ cách đồng nuôi tôm chưa đầy
1m, với đặc điểm yêu cầu khắt khe về môi trường nước khi nuôi tôm thẻ chân trắng,
thì khi bãi rác đi vào hoạt động, làm sao có thể tiếp tục chăn nuôi được nữa. Kêu
cứu nhiều lần, nhưng đây là dự án của tỉnh nên cũng đành chịu…” ông Cao Văn Sỹ,
chủ 10 ha đồng nuôi tôm lo lắng chia sẻ.
Thực trạng trên đã, đang và vẫn tiếp tục tái diễn trong thời gian tới tại huyện
Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá nếu như không có bất kỳ biện pháp ngăn chặn, hay xử lý
nào được thực hiện một cách triệt để. Tình trạng ô nhiễm môi trường biển đã để lại
những hậu quả nặng nề cho môi trường sinh thái biển tại Thanh Hoá và cuộc sống
của người dân nơi đây, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của họ và môi trường
xung quanh. Do đó, để có thể ngăn chặn và giải quyết tận gốc vấn nạn này, công tác
tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao ý thức cho mọi người dân là rất cần
thiết. Nguồn gốc của mọi vấn đề trong cuộc sống luôn xuất phát từ bản thân và ý
thức của mỗi người. Nếu họ có cái nhìn đúng đắn, nhận thức được tác hại nghiêm
Page 4


trọng của vấn đề ô nhiễm môi trường và có kiến thức để xử lý và hạn chế vấn đề
này, thì nó sẽ dễ dàng được giải quyết. Vì vậy, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức
cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Việc này cần phải được các cấp lãnh đạo
và banh ngành có liên quan quan tâm sâu sát và giải quyết triệt để nhằm ngặn chặn
tình trạng vứt rác bừa bãi, bảo vệ môi trường biển, góp phần nâng cao sức khoẻ và
chất lượng cuộc sống của người dân. Thật vậy, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề
bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Vì vậy, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý
thức trách nhiệm của người dân về công tác bảo vệ môi trường cần được huyện Hậu
Lộc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay.
2. Phân tích đối tượng


Trước khi mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về
vấn đề bảo vệ môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, cần xác định đối





tượng được truyền thông, tập huấn. Đó là những đối tượng sau đây:
Hội nông dân huyện Hậu Lộc;
Hội liên hiệp phụ nữ huyện Hậu Lộc;
Đoàn thanh niên;
Cán bộ làm công tác môi trường tại các xã, thị trấn tại huyện Hậu Lộc.
Các đối tượng trên là những người cần được trực tiếp tuyên truyền, giao dục
ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Mỗi hội viên nông dân hay ngư dân và các
cán bộ làm công tác môi trường tại Hậu Lộc cần phải thay đổi thói quen, suy nghĩ
và nhìn nhận lại vấn đề môi trường biển tại Hậu Lộc hiện nay. Họ là những người
trực tiếp liên quan, do đó, cần được tuyên truyền đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó,
hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên cũng là những đối tượng cần được tuyên
truyền, giáo dục để họ có thể tích cực thực hiện các công tác bảo vệ môi trường và
khuyến khích mọi người cùng làm theo. Từ đó, có thể tạo nên một sức mạnh đồng
bộ nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường tại Hậu Lộc, Thanh Hoá.

3. Mục tiêu

Sau khi những lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về
bảo vệ môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá kết thúc, những người tham
gia cần đạt được những mục tiêu như nâng cao nhận thức, kỹ năng và thái độ, cũng
như trách nhiệm cho cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương. Cụ thể như sau:
 Về kiến thức:

Page 5




Nắm được thực trạng về môi trường hiện nay của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá,
đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường biển đã lên đến mức báo động. Đồng thời,
thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói



riêng.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường
tại địa phương. Nâng cao nghiệp vụ môi trường về bảo vệ môi trường cho các cán

bộ.
• Nắm được một số biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh và kiểm soát ô
nhiễm tại khu vực đang sinh sống.
• Nhận dạng các đối tượng cần thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, đồng thời thực
hiện cam kết bảo vệ môi trường.
• Phía các cán bộ làm công tác môi trường: lập, xây dựng và triển khai các chương
trình, chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nơi sinh sống.
• Phía người dân: hiểu được tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, và một số
giải pháp để bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm.
 Về kỹ năng:
• Nắm được các quy trình, thủ tục pháp lý trong quản lý môi trường.
• Các cán bộ quản lý môi trường có khả năng kiểm soát, phát hiện các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, từ đó, tìm ra các giải pháp khắc phục và ngăn ngừa.
• Người dân có thể tự tìm tòi các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường khu

vực mình sinh sống như thành lập các tổ thu gom rác thải hàng ngày, hạn chế sử
dụng bao bì nilong bằng cách dùng giấy hay lá,…
• Xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục, tuyên truyển kiến thức, pháp luật về


bảo vệ môi trường.
Quản lý và xử lý chất thải, ứng dụng công nghệ Biogas trong giảm thiểu ô nhiễm

môi trường.
• Rút ra được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện chương trình,
lập kế hoạch dự toán kinh phí.
• Nâng cao năng lực lập kế hoạch, tăng cường kỹ năng truyền thông
cho các học viên về bảo vệ môi trường.
• Học viên có thêm kỹ năng về thuyết trình và thuyết phục.
 Về thái độ, trách nhiệm:
• Mọi người tham gia lớp tập huấn nhiệt tình hăng hái và vui vẻ học

tập để đạt kết quả cao.
• Mỗi người đều có cơ hội đưa ra tiếng nói của mình về vấn đề bảo vệ môi trường.
• Nhận thức đúng đắn về thực trạng ô nhiễm môi trường của địa phương, từ đó, thấy
được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
Page 6




Nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ chuyên môn các cấp về

nghiệp vụ bảo vệ môi trường.
• Mỗi người đều có ý thức tự bảo vệ môi trường, tìm ra những biện pháp hiệu quả để

tránh gây ô nhiễm môi trường, góp phần tạo ra môi trường “xanh – sạch – đẹp”
trước hết là cho địa phương mình sinh sống, sau đó là môi trường chung của toàn
huyện, tỉnh và đất nước.
• Mỗi cán bộ có thái độ tích cực trong công tác nghiệp vụ, thực hiện đúng nhiệm vụ
và quyền hạn trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, luôn là người gương mẫu,
tien phong trong công tác bảo vệ môi trường để người dân noi theo.
• Góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm trong việc
bảo vệ môi trường tới mọi người dân nhằm nâng cao nhận thức của họ.
• Không được thờ ơ, coi việc bảo vệ môi trường là điều không quan trọng, bởi nó có
thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tính mạng và cuộc sống của mọi người.
4. Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1.
Kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi
trường
Lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường tại
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá được thực hiện theo kế hoạch dưới đây:

Page 7


STT

Đối tượng

Thời gian
tổ chức
Lớp 1:
Thứ 7, ngày
Đ/c Chủ tịch, các phó 17/1/2015
chủ tịch, cán bộ làm

công tác môi trường tại
Đối xã, thị trấn, cán bộ các
tượng phòng, ban của huyện
I
Hậu Lộc.
Lớp 2:
Chủ
nhật,
Đ/c Chủ tịch, các phó ngày
chủ tịch, cán bộ làm 18/1/2015
công tác môi trường tại
xã, thị trấn, cán bộ các
phòng, ban của huyện
Hậu Lộc.
Lớp 1:
Thứ 2, ngày
Hội nông dân huyện 19/1/2015
Hậu Lộc.
Đối Lớp 2:
Thứ 3, ngày
tượng Hội nông dân huyện 20/1/2015
II
Hậu Lộc.
Lớp 1:
Thứ 4, ngày
Hội liên hiệp phụ nữ 21/1/2015
huyện Hậu Lộc.
Lớp 2:
Thứ 5, ngày
Hội liên hiệp phụ nữ 22/1/2015

huyện Hậu Lộc.
Lớp 1:
Thứ 7, ngày
Đoàn thanh niên huyện 24/1/2015
Hậu Lộc.
Lớp 2:
Chủ
nhật,
Đoàn thanh niên huyện ngày
Hậu Lộc.
25/1/2015

Page 8

Số lượng
học viên
50

Địa điểm tổ
chức
Hội
trường
UBND huyện
Hậu Lộc

50

Hội
trường
UBND huyện

Hậu Lộc

100

Hội
trường
UBND huyện
Hậu Lộc
Hội
trường
UBND huyện
Hậu Lộc
Hội
trường
UBND huyện
Hậu Lộc
Hội
trường
UBND huyện
Hậu Lộc
Hội
trường
UBND huyện
Hậu Lộc
Hội
trường
UBND huyện
Hậu Lộc

100

60
60
60
60


4.2.

Nội dung chương trình tập huấn
Dưới đây là nội dung chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về bảo vệ môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá:
STT Thời gian
1
7h30 – 8h00
2
3
4
5
6
7
8
9

10

4.3.

Nội dung
Đơn vị thực hiện
Đón tiếp đại biểu

Phòng TN & MT
Phát tài liệu
huyện Hậu Lộc
8h00 – 8h10 Tuyên bố lý do của buổi tập Phòng TN & MT
huấn, giới thiệu đại biểu
huyện Hậu Lộc
8h10 – 8h20 Khai mạc lớp tập huấn
Lãnh đạo huyện
8h20 – 8h50 Bài giảng 1
Báo cáo viên
8h50 – 9h00 Nghỉ giải lao
Báo cáo viên và
học viên
9h00 – 9h30 Bài giảng 2
Báo cáo viên
9h30 – 9h40 Nghỉ giải lao
9h40
– Bài giảng 3
10h10
10h10
– Thảo luận
Phòng TN & MT
11h20
huyện Hậu Lộc
Báo cáo viên
Học viên
11h20
– Bế mạc lớp tập huấn
Lãnh đạo huyện
11h30

Hậu Lộc hoặc lãnh
đạo Phòng TN &
MT huyện Hậu
Lộc

Nội dung bài giảng
Bài giảng dành cho cả hai đối tượng I và II nêu ở trên, gồm: Hội nông dân,
hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên và các cán bộ công tác công tác môi trường
tại các xã, thị trấn thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá:

Page 9


Bài giảng 1:
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Minh Sáng, Giảng viên Khoa Môi Trường,
Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội.
Nội dung: Phổ biến, tuyên truyền các kiến thức về ô nhiễm
môi trường tới sức khỏe cộng đồng, hoạt động bảo vệ môi trường và Luật
môi trường cho đối tượng là cộng đồng dân cư, chính quyền địa
phương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cấp xã, trị trấn thuộc huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Cụ thể như sau:
 Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay

đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". Trên thế giới, ô
nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi
trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh
vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các
chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất
hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy
nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc

cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.
 Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải

thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả
xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên
và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách
đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về
bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6:
"Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có
trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

Page 10


 Ðể bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành
-

vi sau đây:
Ðốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm

-

mất cân bằng sinh thái;
Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ

-


quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải,
xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn

-

nước;
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy

-

định của Chính phủ;
Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu,

-

xuất khẩu chất thải;
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác,
đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.
Kết quả cần đạt: Nâng cao hiểu biết về môi trường, ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng và ý thức tuân thủ pháp
luật về môi trường của các tổ chức, công dân tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Bài giảng 2:
Giảng viên: ThS. Lê Đắc Trường, Giảng viên Khoa Môi Trường, Trường
Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội. Trưởng phòng TN & MT huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Nội dung: Nêu nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động bảo vệ môi trường của
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.. Hướng dẫn chuyên môn, kỹ năng trong công tác

bảo vệ môi trường gồm kiểm tra, quản lý, giám sát, xử lý,... Hỏi và giải đáp các vấn
đề có liên quan đến bài giảng giữa giáo viên và học viên, giữa các học viên với các
câu hỏi như:

-

Môi trường là gì?
Đáp: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

-

Ô nhiễm môi trường như thế nào?
Page 11


Đáp: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Đó là tình trạng môi trường bị ô nhiễm
bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách
quản lý của con người.
-

Có những nhân tố nào gây ô nhiễm môi trường?
Đáp: Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sĩ và Viện
Blacksmith của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu và đưa ra 10 nguyên nhân ô
nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng nhất trên thế giới.
1. Khai thác vàng thủ công
Với phương tiện đơn giản nhất như quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân, hỗn

hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người
khai thác hít khí độc, còn chất thải thủy ngân gây ô nhiễm, môi trường, tích tụ trong
cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.
2. Ô nhiễm mặt nước
Dân số tăng, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm nặng nề.
Con người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc.
3. Ô nhiễm nước ngầm
Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không
tốt nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước
ngầm. Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa
học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
4. Ô nhiễm không khí do môi trường sống
Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than,
củi và rơm rạ để đun nấu. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên
Page 12


thế giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực
chật chội, không có hệ thống thoát khí.
5. Khai khoáng công nghiệp
Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này
có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất
thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít,
với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung
quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây
lũ lụt.
6. Các lò nung và chế biến hợp kim
Trong quá trình sản xuất và chế biến các kim loại như đồng, ni-ken, kẽm,
bạc, cobalt, vàng và cadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như:
hydrofluor, sunfua-dioxit, nitơ-oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì,

arsen, chrom, cadmium, ni-ken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử
dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường
con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm.
7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác urani
Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực quân sự
và y học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô
cùng khó khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể.
Quá trình khai thác urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại
tạo ra một lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp.
8. Nước thải không được xử lý
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý nước thải
mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào
sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt ôxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không
thể tồn tại. Theo WHO, trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỉ người không được tiếp
Page 13


cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các TP, nước bị ô
nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người
chết liên quan đến nước thải không được xử lý.
9. Ô nhiễm không khí ở các đô thị
Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp
chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình
thành những hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.
Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do
ô nhiễm không khí gây nên.
10. Sử dụng lại bình ắc quy
Ắc quy ô tô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng
nhiều lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu
sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc

quy này được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên
thường xảy ra các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình
ắc quy cũ. Ngoài ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do
khối lượng rất nhỏ qua hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương.
-

Ảnh hưởng của ô nhiễm đến sức khỏe người dân như thế nào?
Đáp: Khi môi trường bị ô nhiễm, nó gây ra rất nhiều tác hại xấu đến sức
khoẻ con người, bao gồm: Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người
mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu
chảy, ung thư… ngày càng tăng; các bệnh về dường hô hấp khi sống trong môi
trường bị ô nhiễm không khí; các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người
thông qua chuỗi thức ăn (thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người).
Chất độc hại có thể lan tỏa vào nước mặt và nước ngầm rồi vào cơ thể người và
động vật; ác chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, hoặc đường tiêu
hóa... có nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma… Bên cạnh
Page 14


hiệu quả to lớn trong y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra
những hậu quả vô cùng nguy hiểm; ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những
mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm
khác. Ô nhiểm tiếng ồn có hại về sinh lý, tâm lý; ô nhiễm ánh sáng gây tác hại trực
tiếp đến cơ thể con người, đặc biệt là các bệnh liên quan đến mắt,…
-

Biện pháp bảo vệ môi trường? Biện pháp tối ưu để áp dụng cho
vùng?
Đáp: 1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh

học.
2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôdôn.
5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải,
công nghệ thân thiện với môi trường.
7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp
dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư
xanh.
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá
trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

Page 15


9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi
trường.
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh
môi trường của cộng đồng dân cư.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây
hại đến môi trường.
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực
hiện hợp táccông tư về bảo vệ môi trường.
Sau đó, ở cuối buổi thứ hai, phát phiếu đánh giá kết quả học tập cho các học
viên (nội dung của phiếu gồm các câu hỏi mở, câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm)
để họ đánh giá về nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy của lớp tập huấn
mà họ vừa tham gia.

Ngoài hai bài giảng chung ở trên, mỗi đối tượng sẽ có thêm một bài giảng
riêng như sau:
Đối tượng I: Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Bài giảng 3:
Giảng viên: ThS. Vũ Thị Mai, Giảng viên Khoa Môi Trường, Trường Đại
học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội. Trưởng phòng TN & MT huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hoá.
Nội dung: Giảng viên đưa ra cho học viên các nội dung về phương pháp, kỹ


thuật, cách thức bảo vệ môi trường tại địa phương, đó là:
Xử lý môi trường, trong đó có lồng ghép một số hình ảnh cụ thể ở một số địa

phương trong nước về quản lý, xử lý rác thải, nước thải,…
• Quản lý và xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt, làm việc, gồm túi nilong, rác thải,…
Đây là những thành phần gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước, đất và không khí.
Do đó, hạn chế và tái sử dụng bao nilon là góp phần bảo vệ môi trường.
• Ứng dụng công nghệ Biogas trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời không
được xả rác trực tiếp xuống biển, mà phải thu gom rác thải và vứt đúng nơi quy
định.
Page 16




Phân loại rác thải, chất thải hữu cơ có thể được sử dụng để làm phân hữu cơ sinh

học.
• Một số vấn đề ô nhiễm môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá và các biện

pháp khắc phục.
Đối tượng II: Cán bộ làm công tác môi trường tại các xã, thị trấn thuộc
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Bài giảng 3:
Giảng viên: ThS. Vũ Văn Doanh, Giảng viên Khoa Môi Trường, Trường
Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội. Trưởng phòng TN & MT huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Nội dung: Giảng viên cung cấp thông tin về các vấn đề pháp luật, quản lý và
quy trình giải quyết ô nhiễm môi trường. Cụ thể như sau:
• Đọc một số văn bản dưới Luật như Nghị định: Nghị định 80, 81 và Nghị định
29/2011/NĐ-Cp ngày 18/4/2011, Nghị định 117/2010/NĐ-Cp, Nghị định 179/2013/
NĐ-Cp ngày 14/11/2013 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
• Nêu rõ thực trạng công tác quản lý môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
hiện nay.
• Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường tại địa phương.
• Diễn giải quy trình giải quyết ô nhiễm môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hoá hiện nay,
• Nêu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công tác môi trường của các cấp xã, thị trấn
trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
• Thảo luận những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn công tác quản lý môi trường
tại địa phương.
Trong đó, có lồng ghép một số hình ảnh để bài giảng trở nên sinh động và
hấp dẫn hơn.
5. Kinh phí
5.1.
Nguồn kinh phí
Do ngân sách Nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí
5.2.

sự nghiệp môi trường của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Cơ sở lập dự toán kinh phí
- TT58/2008/TT- BTC 16/06/2008 của Bộ tài chính về hướng dẫn
quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà
nước.

Page 17


- TT87/2001/TT- BTC 30/10/2001 của Bộ tài chính về hướng dẫn
nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào
tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và biên soạn chương
trình, giáo trình các môn học.
- TT23/2007/TT- BTC 21/03/2007 của Bộ tài chính về chế độ
công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan hành chính và
đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
- TT63/2005/TT- BTC 05/08/2005 của Bộ tài chính về hướng
dẫn việc quả lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật.
- TTLT44/2007- TTLT- BTC- BKHCN 17/05/2007 cảu lên Bộ tài
chính, Bộ khoa học công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây
dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa
học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
- TTLT 01/2008/TTLT- BTNMT- BTC

29/04/2008

của

liên


BTNMT- BTC hướng dẫn lập dự toán công tác BVMT thuộc nguồn
kinh phí sự nghiệp môi trường.
- TTLT45/2010- TTLT- BTC- BTNMT 30/03/2010 của liên Bộ
tài chính- BTNMT hướng dẫn về việc quản lý kinh phí nghiệp môi
5.3.

trường.
Tổng kinh phí thực hiện
Dự án này cần một khoản kinh phí dự kiến là: 42.100.000 đồng
Số tiền bằng chữ: Bốn mươi hai triệu một trăm ngàn đồng chẵn.
Dưới đây là bảng dự toán kinh phí thực hiện lớp tập huấn nâng cao nhận thức
cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá:

Page 18


Dự toán kinh phí lớp tập huấn bảo vệ môi trường
Kèm theo Quyết định số 2/2015 Ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
STT
I
II
1

2

3

4


III

Nội dung thực hiện

ĐVT

Xây dựng đề cương
Đề cương
Biên soạn tài liệu
Bài giảng 1: Ô nhiễm môi
trường tới sức khỏe cộng
đồng, hoạt động bảo vệ
môi trường và Luật
môi trường.
Bài giảng 2: Nhiệm vụ
trọng tâm trong hoạt động
bảo vệ môi trường của
huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hoá.. Hướng dẫn
chuyên môn, kỹ năng
trong công tác bảo vệ môi
trường gồm kiểm tra, quản
lý, giám sát, xử lý,... Hỏi
và giải đáp các vấn đề có
liên quan đến bài giảng
giữa giáo viên và học viên.
Bài giảng 3: (dành cho đối
tượng 1)
Các nội dung về phương
pháp, kỹ thuật, cách thức

bảo vệ môi trường tại địa
phương.
Bài giảng 3: (dành cho đối
tượng 2)
Cung cấp thông tin về các
vấn đề pháp luật, quản lý
và quy trình giải quyết ô
nhiễm môi trường.
Giảng dạy
Bài giảng 1: Ô nhiễm môi
trường tới sức khỏe cộng
đồng, hoạt động bảo vệ
môi trường và Luật
môi trường cho đối tượng
là cộng đồng dân cư, chính
quyền địa phương và các
tổ chức đoàn thể chính trị Page 19

Số
lượng
1
4
1

Đơn giá

Thành tiền

200.000d
4.000.000d

1000.000d

200.000d
4.000.000d
1.000.000d

1

1000.000d

1.000.000d

1

1000.000d

1.000.000d

1

1000.000d

1.000.000d

24
8

1.000.000d
1.000.000d


24.000.000d
8.000.000d


IV
1
2
3
4

xã hội, cấp xã, trị trấn
thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hoá.
Bài giảng 2: Nhiệm vụ
trọng tâm trong hoạt động
bảo vệ môi trường của
huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hoá.. Hướng dẫn
chuyên môn, kỹ năng
trong công tác bảo vệ môi
trường gồm kiểm tra, quản
lý, giám sát, xử lý,... Hỏi
và giải đáp các vấn đề có
liên quan đến bài giảng
giữa giáo viên và học viên.
Bài giảng 3: (dành cho đối
tượng 1)
Các nội dung về phương
pháp, kỹ thuật, cách thức
bảo vệ môi trường tại địa

phương.
Bài giảng 3: (dành cho đối
tượng 2)
Cung cấp thông tin về các
vấn đề pháp luật, quản lý
và quy trình giải quyết ô
nhiễm môi trường.
Tổ chức lớp học
Thuê hội trường

5
6

Thuê thiết bị giảng dạy
Pano lớp học
Hoa quả, bánh kẹo, nước
uống
Photo tài liệu tập huấn
Văn phòng phẩm

7
V

Các chi phí khác
TỔNG CHI PHÍ

Hội
trường
Chiếc
Cái

Gói/chai
Tờ
Chiếc/tờ,


8

1.000.000d

8.000.000d

6

1.000.000d

6.000.000d

2

1.000.000d

2.000.000d

1.338
8
6
4
700

500.000d/bu

ổi
200.000d
100.000d
10.000d

600
20

1.000
10.000d

13.900.000d
4.000.000d
1.200.000d
400.000d
7.000.000d
600.000d
200.000d
500.000d
42.100.000 d

Page 20



×