Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ ĐỚI BỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.63 KB, 28 trang )

QUẢN LÝ ĐỚI BỜ
Câu 1 Quan điểm về chiến lược phát triển đới bờ từ 2020
-2030
Quan điểm
- Đổi mới tư duy và phương thức quản lý tài nguyên biển
nhằm khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn
ngành, theo lãnh thổ; tập trung vào giải quyết các vấn đề đa
ngành, đa mục tiêu, liên vùng để hướng tới phát triển bền vững ở
đới bờ về mặt môi trường, kinh tế và xã hội.
- Củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về
quản lý tổng hợp đới bờ, góp phần vào quá trình hoàn thiện và vận
hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp, thống nhất biển đảo và
thực hiện có hiệu quả Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Hạn chế đến mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, bảo tồn
với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế; tạo lập sinh kế bền
vững cho các cộng đồng ven biển, tăng cường năng lực và khả
năng ứng phó với sự cố môi trường, thiên tai và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
- Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức xã hội và
cộng đồng vào các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi
trường đới bờ; các quá trình lập kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử
dụng tài nguyên và không gian của đới bờ.
1


2


Nội dung


1. Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về quản
lý tổng hợp đới bờ
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới
bờ để khắc phục những lỗ hổng, sự chồng chéo và các vấn đề còn
tồn tại trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành. Từ đó, đề
xuất sửa đổi, điều chỉnh và ban hành mới các văn bản pháp luật
giúp thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường đới bờ cấp quốc gia và tỉnh.
- Xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối, phối hợp đa
ngành, liên ngành và liên địa phương về quản lý tổng hợp đới bờ,
để tăng cường tính nhất quán, sự thống nhất trong quá trình ra
quyết định; giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các ngành và địa
phương trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian
đới bờ trong bối cảnh quản lý đới bờ hiện nay còn thuộc về nhiều
Bộ, ban, ngành khác nhau và phân cấp quản lý.
- Xây dựng và ban hành các hướng dẫn phân định ranh giới
biển cho các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương, từ
đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và tăng cường hiệu quả
phối hợp trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ
môi trường biển.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng
hợp phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và tỉnh, để hỗ
trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước, việc lập quy hoạch,
kế hoạch, chiến lược liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ
3


môi trường đới bờ, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững;
giúp việc quản lý và chia sẻ thông tin, dữ liệu được xuyên suốt,
thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương, giữa các bộ, ban

ngành và bên liên quan. Quá trình cập nhật, khai thác, sử dụng và
chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ được
thực hiện dựa trên cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin dữ liệu,
trong đó trách nhiệm và quyền truy cập thông tin dữ liệu của các
bên liên quan được phân định rõ.
2. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo
tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Xây dựng và triển khai, thực hiện phân vùng chức năng đới
bờ cấp quốc gia và tỉnh, hướng tới khai thác, sử dụng hợp lý các
tài nguyên và không gian đới bờ; giảm thiểu xung đột lợi ích giữa
các ngành kinh tế, hỗ trợ sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả đới
bờ; bảo vệ, duy trì và khôi phục các hệ sinh thái biển và ven biển.
Căn cứ vào kế hoạch phân vùng, quy hoạch sử dụng đới bờ,
các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và tỉnh, thành
phố ven biển sẽ được điều chỉnh phù hợp theo kế hoạch, quy
hoạch trên, để hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu
quả các tài nguyên và không gian đới bờ.
- Xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý tài
nguyên, sinh cảnh và các hệ sinh thái biển và ven biển dựa vào
cộng đồng, để đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng và các tổ
chức xã hội; tăng trách nhiệm của người dân và giảm gánh nặng
cho các cơ quan quản lý nhà nước; tạo sinh kế, góp phần xóa đói
4


giảm nghèo và tăng quyền được hưởng lợi của người dân từ các
giá trị có được ở đới bờ.
- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch bảo vệ,
bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học,
các loài đặc hữu và những giá trị tự nhiên khác ở đới bờ hiện có

hoặc đã bị suy thoái, bị mất do các tác động của con người và tự
nhiên; hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực do các tác động
của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
3. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tổn thất
do thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- Xây dựng và triển khai chương trình quan trắc môi trường
tổng hợp đáp ứng nhu cầu thông tin về chất lượng môi trường
phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ; tăng cường năng lực quan trắc,
phân tích môi trường và lồng ghép với hoạt động quản lý tổng hợp
đới bờ; hỗ trợ hoàn thiện việc quản lý thông tin dữ liệu quan trắc
phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường và các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đới bờ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế
hoạch quản lý chất thải; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi
trường từ lục địa và trên biển góp phần giảm nhẹ những tác động
bất lợi đến chất lượng môi trường, nguồn lợi, sức khỏe của các hệ
sinh thái, tính đa dạng sinh học và các giá trị tự nhiên khác ở đới
bờ. Thực thi nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về bảo vệ tài
nguyên và môi trường.

5


- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào các
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý môi trường, phục hồi tài
nguyên và môi trường đới bờ.
- Lồng ghép những hoạt động có liên quan đến thích ứng,
ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào các chương trình,
kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ; huy động tối đa và sử dụng

hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
4. Đào tạo tăng cường năng lực quản lý tổng hợp đới bờ cấp
quốc gia và tỉnh
- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình, kế hoạch
đào tạo phát triển nguồn nhân lực về quản lý tổng hợp đới bờ cho
cấp quốc gia và tỉnh, để cung cấp cho các Bộ, ban ngành và địa
phương ven biển một đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý và kỹ
thuật có đủ năng lực, kiến thức về quản lý tổng hợp đới bờ.
- Lồng ghép các nội dung đào tạo về quản lý tổng hợp đới bờ
vào chương trình đào tạo, giảng dạy của các trường đại học liên
quan, để giảm thiểu chi phí đào tạo cho các Bộ, ban ngành và địa
phương liên quan, tiến tới đưa quản lý tổng hợp đới bờ trở thành
một môn học chính trong các trường đại học.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tăng cường năng lực thực
thi pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ
6


- Sớm ban hành Luật Tài nguyên, môi trường biển; đẩy
nhanh tiến độ xây dựng và ban hành các nghị định, thông tư
hướng dẫn thực hiện Luật, cũng như các văn bản pháp luật khác
liên quan đến quản lý tổng hợp đới bờ.
- Thể chế hóa cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành, liên
ngành, liên địa phương về quản lý tổng hợp đới bờ ở cấp trung
ương và tỉnh.
- Đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch phân vùng chức năng
đới bờ, quy hoạch sử dụng tài nguyên, không gian và bảo vệ môi
trường đới bờ; xác định các khu vực ưu tiên, hạn chế, cấm khai

thác tài nguyên, để hạn chế thấp nhất các xung đột trong các hoạt
động phát triển kinh tế. Dựa trên kế hoạch phân vùng chức năng
đới bờ, các Bộ, ban ngành và địa phương liên quan tiến hành rà
soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến khai thác,
sử dụng tài nguyên và không gian của mình cho phù hợp.
2. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong quản lý
tổng hợp đới bờ
- Đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai thực hiện các
chương trình, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về quản
lý tổng hợp đới bờ cho các địa phương ven biển.
- Tăng cường tổ chức các khóa, lớp tập huấn; thăm quan,
trao đổi, học tập kinh nghiệm về quản lý tổng hợp đới bờ ở trong
nước và nước ngoài.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng và các tổ chức
khoa học, xã hội hay kinh tế tham gia vào các hoạt động quản lý
7


tổng hợp đới bờ, đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức kinh tế và
khoa học.
- Lồng ghép hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về
quản lý tổng hợp đới bờ vào các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ
tài nguyên và môi trường ở cấp trung ương và địa phương, đặc
biệt trong các hoạt động tình nguyện nhân Ngày Môi trường thế
giới, Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt
Nam, v.v.v.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới tuyên truyền viên nòng
cốt về quản lý tổng hợp đới bờ, đặc biệt là mạng lưới tuyên truyền
viên nòng cốt ở cấp tỉnh.
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng

hợp đới bờ
- Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực, trước hết tập trung cho các đối tượng là viên
chức, công chức có liên quan ở các Bộ, ban ngành cấp trung ương
và các tỉnh, thành phố ven biển.
- Hoàn thiện, chuẩn hóa chương trình đào tạo về quản lý
tổng hợp đới bờ trong các trường đại học, từng bước đưa nội dung
đào tạo về quản lý tổng hợp đới bờ trở thành một môn chính giảng
dạy trong các trường đại học.
- Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, biên soạn và ban
hành bộ tài liệu tham khảo và sổ tay kiến thức về quản lý tổng hợp
đới bờ cho các cán bộ không chuyên, các tuyên truyền viên và
nhân dân các địa phương ven biển.
8


4. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho quản lý tổng hợp
đới bờ
- Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, đổi mới, hiện đại
hóa các hệ thống quan trắc, giám sát và dự báo, cảnh báo thiên tai,
sự cố môi trường ở đới bờ.
- Xây dựng và ban hành cơ chế tài chính bền vững cho hoạt
động quản lý tổng hợp đới bờ ở cấp trung ương và địa phương.
- Khuyến khích, huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá
nhân ở trong nước và nước ngoài đầu tư vào các chương trình, dự
án liên quan đến quản lý tổng hợp đới bờ; xây dựng cơ chế
khuyến khích đầu tư nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư,
trong đó chú trọng đến hình thức tái đầu tư từ các nguồn thu thuế
tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng

công nghệ trong quản lý tổng hợp đới bờ
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
vào quản lý tổng hợp đới bờ, trong đó tập trung xây dựng cơ sở
khoa học cho việc phân vùng chức năng đới bờ; ứng dụng công
nghệ thông tin để quản lý tổng hợp, thống nhất các thông tin dữ
liệu về đới bờ, hỗ trợ cho việc giám sát, dự báo, cảnh báo thiên
tai, sự cố môi trường ở đới bờ.
- Khuyến khích và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học nghiên
cứu về quản lý tổng hợp đới bờ; thúc đẩy nghiên cứu khoa học
quản lý, hỗ trợ quản lý tổng hợp đới bờ.
9


6. Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi khoa học
với các nước trong khu vực và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm,
kiến thức và huy động sự hỗ trợ về nguồn lực phục vụ quản lý
tổng hợp đới bờ.
- Triển khai Kế hoạch 5 năm tăng cường quản lý tổng hợp
đới bờ của Việt Nam, thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững
các biển Đông Á và những sáng kiến khác của Tổ chức Đối tác
Môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) theo các cam kết tại
Putrajaia (Ma-lai-xi-a) 2003, Hải Khẩu (Trung Quốc) 2006 và
Manila (Phi-lip-pin) 2009.
- Hỗ trợ các tỉnh ven biển tham gia Mạng lưới Khu vực “Các
địa phương áp dụng quản lý tổnghợp đới bờ” trong khuôn khổ
PEMSEA.
- Nghiên cứu tham gia các điều ước và các hoạt động hợp tác
quốc tế ở khu vực liên quan đến quản lý tổng hợp đới bờ.
- Tiếp tục tăng cường hợp tác và tìm kiếm các nguồn tài trợ,

sự giúp đỡ về kỹ thuật, trên cơ sở khai thác nhóm các nhà tài trợ
quốc tế về tài nguyên và môi trường và các tổ chức liên quan khác

10


Câu 2 Tình hình nóng bỏng nhất của biển Đông hiện nay là gì
( tranh chấp chủ quyền, đe dọa an ninh an toàn, an toàn hàng hải)
Câu 3 Đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi) theo phân loại vùng bờ hay
đới bờ
Đới bờ
Câu 4 Tác động của đô thị hóa đến đới bờ ( giống câu dưới 25)
Câu 5 Định nghĩa quản lý vùng bờ, mục tiêu chung, mục tiêu
cụ thể, đặc điểm chu trình
QLTHVB là một quá trình năng động và liên tục mà thông
qua đó những quyết định đối với việc sử dụng, phát triển và bảo
vệ vùng bờ và tài nguyên bờ được đưa ra. Phần cốt lõi cảu QLTH
là xây dựng các thiết chế và chính sách để điều hòa các giải pháp
được chấp nhận
QLTHVB là một quá trình quản lý dựa trên nguyên tắc
phòng ngừa trong Chương trình Nghị sự 21 và cách tiếp cận liên
ngành/tổng hợp nhằm đạt được một cân bằng giữa kinh tế, xã hội
và môi trường, cũng như nhằm làm giảm thiểu các mâu thuẫn lợi
ích trong việc sử dụng đa ngành/đa mục tiêu tài nguyên bờ ”
Mục tiêu chung
+ Chấp nhận phát triển đa ngành ở vùng bờ; Tối ưu hoá việc
sử dụng đa mục tiêu;
+ Giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong quá trình phát triển
+ Giảm nguy cơ đe doạ vùng bờ do thiên tai và các tác hại
của các phương án phát triển trong tương lai;

11


+ Bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ thống
hỗ trợ đời sống các loài (gồm cả loài người) và đa dạng sinh học ở
vùng bờ.
+ Cải thiện sinh kế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các
cộng đồng ven biển và trên các hải đảo ven bờ.
Mục tiêu cụ thể
+ Bảo tồn, bảo vệ và khôi phục các HST vùng bờ
+ Nâng cao nhận thức của cộng đồng ven biển trong quản lý
tài nguyên bờ
+ thúc đẩy sinh kế bền vững và các ht công nghệ
+ Tăng cường các giải pháp quản lý liên ngành nhằm duy trì
chất lượng môi trường và tài ng bờ
+ thực hiện khuôn khổ qlthđb ở các khu vực nghiên cứu tình
huống trọng điểm và phổ biến những kết quả đó
+ Xúc tiến phân vùng chức năng đới bờ và phân bố tài
nguyên bờ 1 cách công bằng, cũng như những giải pháp giảm
thiểu mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành
Đặc điểm của một chu trình QLTHĐB
+ Có tính liên tục, gồm nhiều chu kỳ và có thể điều chỉnh
+ Có ranh giới xác định gồm cả 2 phần: phần biển và đất liền
+ Có một thiết kế tổ chức với tư cách là một tổ chức độc lập
hoặc một mạng lưới của các tổ chức
+ Tổng hợp các dự báo, bao gồm cả dự báo thực tại và tiềm
năng, các dự báo trong vùng bờ và ngoài vùng bờ
+ Duy trì và tôn trọng văn hóa truyền thống, tâm linh và
những kiến thức bản địa
+ Thu hút cộng đồng và địa phương, xem xét tính nhậy cảm

về giới
12


Câu 6 Kể tên vùng bờ biển vịnh Bắc Bộ gồm những tỉnh nào
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
Câu 7 Mục tiêu của quản lý đới bờ (chung/riêng)
Mục tiêu chung:
IPCC: đánh giá tính dễ bị tổn thương vùng ven biển của một
nước nào đó do thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển
gây ra.
Tuy nhiên: Theo các đánh giá khác thì BĐKH không phải là
vấn đề nghiêm trọng nhất, đặc biệt là ở các khu vực sức ép do gia
tăng dân số và phát triển kinh tế nảy sinh ra các vấn đề và hiểm
hoạ.à Khả năng phục hồi của hệ sinh thái ven biển giảm và theo
đó là khả năng phải đối đầu với sự thay đổi khí hậu và sự gia tăng
mực nước biển.
Mục tiêu riêng:
+ Giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên
+ Sự cân bằng giữa các lợi ích kinh tế trước mắt với lợi ích
môi trường dài hạn hơn.
Nói cách khác:
+ Đề xuất và thực hiện các quyết định mang tính tổng hợp
phục vụ tốt nhất nhu cầu của xã hội đương thời và trong tương lai.
+ tạo cơ hội cho các xã hội ở vùng ven biển hướng tới sự
phát triển bền vững.
+ dàn xếp các mâu thuẫn giữa các đối tượng khai thác và sử
dụng dải ven biển.
+ kích thích sự phát triển kinh tế, tài nguyên vùng ven biển,

làm giảm thiểu sự suy thoái các hệ thống tự nhiên.
13


+ cung cấp cho các nước vùng ven biển quy trình đẩy mạnh
sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống .
Câu 8 Chu trình( khái niệm), hoạt động chủ yếu của qlđb,
hoạt động của một chu trình
Hoạt động chủ yếu của qlđb
1. Quy hoạch và lập kế hoạch vùng bờ :
Nghiên cứu môi trƣờng và tình hình sử dụng tài nguyên
vùng bờ. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ (báo cáo tổng quan)
vùng bờ nghiên cứu; Phân vùng chức năng sử dụng, dự đoán kế
hoạch sử dụng mới hoặc dự kiến đối với vùng bờ nghiên cứu;
iều chỉnh các dự án phát triển trong vùng bờ; Giáo dục công
chúng về giá trị của vùng bờ nghiên cứu Hƣớng đến mục tiêu
xây dựn kế hoạch sử dụng vùng bờ hiện tại và tƣơng lai, cung
cấp một tầm nhìn dài hạn đối với phát triển vùng bờ
2. Xúc tiến phát triển kinh tế:
Phát triển các ngành nghề lien quan đến vùng bờ như phát
triển nghề cá, phát triển cảng biển và các dịch vụ hang hải; ầu
tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch giải trí, du lịch đại trà và du
lịch sinh thái; Phát triển nuôi trồng thủy hải sản; Khai thác dầu
khí.
3. Quản lý nguồn lợi:
Thực hiện các đánh giá tác động môi trƣờng tổng thể; đánh
giá rủi ro môi trƣờng; Thiết lập và cƣớng chế thực hiện tiêu
chuẩn môi trƣờng;
Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển; Bảo tồn và phục
hồi các hệ sinh thái biển đã bị suy thoái và đảm bảo tính bền

vững của việc sử dụng tài nguyên bờ
14


Giải quyết mâu thuẫn lợi ích:
Nghiên cứu sử dụng đa ngành/ đa mục tiêu ở vùng bờ và
các tƣơng tác qua lại của chúng; Áp dụng các phƣơng pháp giải
quyết mâu thuẫn; Hòa giải và cân bằng kế hoạch sử dụng trƣớc
mặt và lâu dài, giải quyết các mâu thuẫn trong sử dụng vùng bờ;
Giảm thiểu các tác động xấu không tránh khỏi đối với một số
hoạt động sử dụng vùng bờ.
5. Bảo vệ an toàn cho công dân trong vùng bờ khỏi các hiểm
họa thiên tai và sự cố
nhân tác
Hoạt động của chu trình
1. Xác định vấn đề:
-Cần định rõ các mục tiêu phát triển và phạm vi trong đó các
mục tiêu này không được thỏa mãn.
-Cần phải nắm vững các mục tiêu phát triển quốc gia.
- Xem xét tới các ranh giới của vùng qui hoạch trên phương
diện các quá trình tự nhiên cũng như nhân văn mà thực tế đã xảy
ra trong vùng, và mức độ vượt quá ranh giới vùng qui hoạch của
chúng.
Thứ hai là phạm vi của hoạt động qui hoạch vùng ven biển
cần được quyết định. Phạm vi này cần bao gồm:
Việc xác định các yếu tố ngành như ngư nghiệp, du lịch hay
phát triển đô thị cần được quan tâm đến.
Các giới hạn về không gian của vùng ven biển đang xem xét
(ví dụ như phát triển cảng, chương trình và kế hoạch quản lý vùng
ven biển quốc gia, việc quản lý song phương hay đa phương của

một vùng biển và ven biển thường có giới hạn nằm ngoài phạm vi
một nước)
4.

15


Mức độ sẵn có của các nguồn lực, cả về thể chế lẫn tài chính,
để giải quyết được mục tiêu qui hoạch đã xác định.
2. Xem xét và phân tích.
Thống nhất về các mục tiêu phát triển và phạm vi qui hoạch
à xác định những mục tiêu ban đầu này có thể trở thành hiện
thực hay không trong phạm vi vùng qui hoạch đã xác định.
Có 3 yếu tố cần bao hàm trong sự xem xét như vậy:
Các nguồn tài nguyên biển và ven biển được phát triển và
các điều kiện môi trường mà chúng tồn tại trong đó;
Các điều kiện KT-XH và sự phù hợp của chúng trong phát
triển tài nguyên;
Bối cảnh luật pháp, thể chế và hành chính mà hoạt động phát
triển được tiến hành trong bối cảnh đó.
3. Các vấn đề và các khả năng lựa chọn
Thông qua các phân tích vừa được mô tả, có thể xác định
xem nơi nào sự phát triển các nguồn tài nguyên khác nhau là có
thể tương thích.
Theo cách tương tự, cả các tác động trực tiếp và gián tiếp
của việc sử dụng môi trường biển hiện nay đều có thể được phân
tích nhằm xác định những mâu thuẩn và các tương thích.
VD: Tác động trực tiếp: Việc chặt phá rừng ngập mặn để xây
dựng các khu nuôi tôm.
Tác động gián tiếp: các cách thải bỏ chất thải tận trong đất

liền đã dẫn tới sự ô nhiễm các con sông chảy qua rừng ngập mặn
4. Trình bày – xây dựng kế hoạch
Bước này trong quá trình kéo theo việc tổng hợp dữ liệu,
dùng các kết quả của các bước từ 1 đến 3 của quá trình để thống
16


nhất về mặt tổng thể cũng như chi tiết nội dung của các kếhoạch
và các chương trình quản lý vùng ven biển.
Thứ nhất cần phải có sự phản hồi nội tại giữa các thành phần
cơ bản trong trong chương trình qui hoạch. Cơ chế phản hồi
(feedback) trở nên quan trọng cho mọi yếu tố trong quá trình.
động lực của các mối tương tác và sự đồng lòng giữa mọi đối
tượng quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch hay chính sách
cho vùng ven biển.
5.Thông qua kế hoạch
Một khi chính sách, chương trình hay kế hoạch đã được soạn
thảo, nó thường phải được thông qua bởi một thủ tục có tính chính
thức để có thể đưa vào thực hiện.Thủ tục này có thểlà sự tán thành
chính thức của một số cơ quan chịu trách nhiệm ở cấp quản lý
thích hợp; là sựthông qua về mặt luật pháp ở cấp vùng hoặc cấp
quốc gia; hoặc trong trường hợp của các kếhoạch đặc thù cho một
vùng mà các kế hoạch này đang trong quá trình sơ duyệt thì có thể
cần tới sự tán thành hay thông qua của cộng đồng có liên quan.
6. Thực thi kế hoạch
Trong các bước đề ra kế hoạch và thông qua của quá trình,
điều quan trọng là lường trước được các chính sách, chương trình
hay kế hoạch có thể được thực thi như thế nào trong bối cảnh của
tình hình hiện tại. Đặc biệt cần thiết ở những nơi mà thể chế mới
được hình thành hoặc thể chế đang tồn tại cần phải có sự chuyển

đổi quan trọng.
7.Quan trắc và đánh giá
Cách tốt nhất để chuẩn bị cho tình huống có thể xảy ra như
thế là khởi xướng và thực hiện một qui trình đánh giá liên tục các
17


thành công cũng như thất bại của các chính sách và các hoạt động
khi chúng được đưa vào thực hiện.
Sản phẩm của bước quan trắc và đánh giá là khả năng đánh
giá sự thành công hay thất bại chung của các chính sách hay
chương trình đã được thông qua. Trên cơ sở của các kết quảnày,
điều cần thiết là phải xác định được hành động sửa chữa nào là
thích hợp hoặc phải đánh giá lại các mục đích ban đầu

Câu 9 Xác định phạm vi quản lý đới bờ ( liệt kê 2 yếu tố)
Về phần biển: gồm vùng biển ven bờ của các tỉnh, thành phố
ven biển trực thuộc Trung ương có ranh giới ngoài cách bờ
khoảng 6 hải lý.
- Về phần đất liền: gồm các xã, phường và thị trấn giáp biển
của 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương.
Giới hạn không gian trên có thể được điều chỉnh, mở rộng
tùy thuộc vào năng lực và nhu cầu quản lý của các tỉnh, thành phố
ven biển trực thuộc Trung ương.

18


Câu 10 Khái niệm tài nguyên đới bờ (trùng câu 23)
Câu 11 Lịch sử phát triển tổng hợp vùng bờ

QLTHVB đã được bắt đầu từ khá sớm ở Hoa Kỳ (1972)
cùng với việc nước này ban hành Bộ luật quản lý vùng bờ.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh
Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro) QLTHVB mới được
chính thức đưa vào Chương 17 của Chương trình Nghị sự 21
(Agenda – 21) và khuyến khích các quốc gia trên thế giới áp
dụng.
QLTHVB đòi hỏi cách tiếp cận mới, liên ngành và mức độ
thống nhất hành động cao giữa các bên liên quan (stakeholders)
và giữa cộng đồng với Chính phủ.
QLTHVB có thể nhấn mạnh hoặc đến vai trò của địa
phương, trong đó có người dân, hoặc đến vai trò của ngành kinh tế
chiếm vị trí “quan trọng” ở một vùng bờ cụ thể nào đó.
QLTHVB đưa ra các giải pháp cân bằng nhu cầu cạnh tranh
của những người sử dụng cùng loại tài nguyên bờ và giải pháp
quản lý tài nguyên để tối ưu hoá lợi ích thu được.
Câu 12 Công ước biển 1982, 1992, phân biệt ranh giới vùng
bờ
Câu 13 Phân biệt ranh giới hành chính và ranh giới đới bờ
Câu 14 Các kiểu địa hình danh thắng có lợi gì cho đới bờ

19


Câu 15 Quản lý đơn ngành, quản lý tổng hợp
Quản lý đơn ngành
+ Chỉ ưu tiên lợi ích kinh tế và ít/không quan tâm đến môi
trường => phát triển không bền vững
+Chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình và ít chú ý đến lợi ích
ngành khác, người khác => mâu thuẫn

+Thiếu sự phối hợp giữa trung ƣơng và địa phƣơng, cũng
nhƣ giữa các
ngành trên c ng địa bàn
+Sử dụng và quản lý tài nguyên mang tính tự phát, thiếu kế
hoạch, chú ý
nhiều đến khai thác phục vụ các tham vọng phát triển
+ Làm gia tăng các mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng cạnh
tranh tài nguyên bờ
=> Hậu quả là các hệ thống tài nguyên bờ bị chia cắt, chức
năng thống nhất và
hoàn chỉnh của hệ bị phá vỡ, gây ra các sự cố môi trƣờng,
sinh thái
Quản lý tổng hợp
+ Phối hợp giữa các bên có trách nhiệm để hoạch định và
thực thi các hoạt động bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững khu
vực và nguồn lực
+ Dựa trên phân tích các khía cạnh phát triển, mâu thuẫn sử
dụng, thúc đẩy sự liên kết hài hòa giữa các hoạt động

20


Câu 16 Quản lý ô nhiễm vùng bờ là quản lý đơn ngành hay đa
ngành
Đa ngành
Câu 17 Nguyên tắc trong quản lý đới bờ, chương trình nghị sự
21
+ Vượt ra ngoài cách tiếp cận qlthđb, chú trọng bảo toàn
chức năng sinh thái vùng bờ, đồng thời luôn đặt hoạt động qlthđb
vào khuôn khổ qlth để giải quyết. Tiếp cận tổng hợp, tổng thể, đa

ngành
+ Một quá trình phân tích nhằm tư vấn cho chính phủ những
mục tiêu ưu tiên, các thỏa thuận, vấn đề và giải pháp.
+ một quá trinh quản lý hành chính năng động và liên tục
được sử dụng, phát triển và bảo vệ vùng bờ cũng như tài nguyên
bờ phù hợp với mục đích đã được xh chấp nhận
Câu 18 Sóng và đặc trưng của sóng
Sóng : là lượng không khí thổi ngang mặt nước, truyền năng
lượng vào nước tạo nên các con sóng
Các đặc trưng của sóng:
+ độ cao sóng: khoảng cách phương thẳng đứng giữa đỉnh
sóng và đáy sóng
+ Bước sóng: là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp
+ Chu kỳ sóng: là khoảng thời gian cần thiết để 1 chiều dài
sóng chuyển qua một vị trí đang xét nào đó

21


Câu 19 Thuộc tính của đới bờ
+ Tính tương tác (ngoại sinh, nội - ngoại sinh)
+Tính phân dị (ngang và dọc): tạo ra các vùng dọc bờ và các
đới ngang bờ khác nhau về sinh thái-môi trường
+ Tính động (biến động theo chu kỳ khác nhau)
+ Tính nhạy cảm và tính kháng chế: rất dễ bị thay đổi dưới
tác động từ bên ngoài
+ Giầu tài nguyên và có tiềm năng phát triển đa ngành
+ Tập trung sôi động các hành động phát triển
+ Nơi chứa thải của Trái đất: lưu vực sông đổ ra, biển đưa
vào.

Câu 20 Bờ biển A theo cấu tạo địa chất vùng bờ gì
Câu 21 Đặc trưng hệ sinh thái
Môi trường nước ven bờ có đặc điểm:
+ Cột nước biển có áp suất cao hơn cột khí quyển. Sinh vật
sống dưới nước càng sâu thì càng chịu đựng áp suất cao;
+ Nước biển là dung môi hoà tan các chất khí, các hợp chất
vô cơ và một phần hữu cơ. Nó có độ mặn, độ pH khác nhau, sinh
vật sống trong đó cũng khác nhau;
+ Nước biển bốc hơi khi nhiệt độ tăng;
+ Khác với khí quyển, môi trường nước biển là yếu tố giới
hạn của sinh vật thuỷ sinh vì tỷ lệ của khí hoà tan, độ mặn, áp
suất, pH, độ chiếu sáng theo chiều sâu khác nhau và
+ Nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời, một phần nước biển
chuyển đổi ra hơi nước, vì thế từ nước mặn trở thành nước ngọt
thông qua chu trình mưa-bốc hơi.

22


Đặc trưng sinh thái bờ
+ Sự khác nhau nói trên dẫn đến sự khác nhau về cấu trúc, về
kiểu loại tài nguyên bờ, trong đó có nguồn lợi sinh vật.
+ Nhiều loài đặc hữu đối với môi trường biển không tìm thấy
trên lục địa;
+ Sinh vật biển linh động hơn và không gắn bó với nơi sinh
cư như các hang, ổ, tổ như sinh vật trên lục địa;
+ Tính thụ động của sinh vật biển cao hơn lệ thuộc vào điều
kiện thuỷ động lực biển…
+ Hiểu biết được các đặc trưng sinh thái nói trên giúp chúng
ta định hướng khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi sinh vật đới

bờ.
+ Dạng ấu trùng hay dạng trung gian của chúng thường rất
giàu có ở vùng nước ven bờ, vùng cửa sông, vùng triều
+ Các ấu trùng cùng với sinh vật phù du bị phát tán khắp nơi
nhờ dòng chảy biển và đại dương
+ Thường các sinh vật đáy rất cần nguồn thức ăn trong vùng
nước ven bờ, những nơi giầu ánh sáng mặt trời.
Câu 22 Chức năng và vai trò của đới bờ
Cung cấp không gian sống cho các loài, trong đó có loài
người. Là nơi sinh cư tự nhiên (habitat), nơi giầu thức ăn, nơi
ương nuôi ấu trùng và các bãi sinh sản cũng như môi trường sống
lý tưởng không chỉ cho các loài sinh vật ưa sống ở vùng bờ, mà
còn cho cả các loài sống xa bờ.
Cung cấp thực phẩm, hàng hoá, nguyên nhiên liệu và các
dịch vụ cho con người nói chung và cho các cộng đồng ven biển
nói riêng.
23


Điều hoà môi trường, bồi tích sông, dòng dinh dưỡng từ lục
địa đưa ra, chất gây ô nhiễm nguồn đất liền, cũng như điều hoà
thời tiết, khí hậu.
Các HST bờ có thể giảm thiểu tác động của năng lượng sóng
đến bờ biển (kể cả sóng thần) và bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở.
Nơi giầu có và sản xuất ra các chất dinh dưỡng cần cho
nhiều loài sinh vật và duy trì cơ sở ĐDSH cao cho phát triển thuỷ
sản bền vững và sinh kế của cộng đồng địa phương ven biển
(khoảng 80% tiền thu được từ thuỷ sản).
Câu 23 Tài nguyên đới bờ là gì
Tài nguyên bờ là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên

hình thành và phân bố trong khối nước, trên bề mặt đáy, trên dải
ven biển và trong lòng đất thuộc đới bờ. Đó là các dạng vật chất
cụ thể, các yếu tố và quá trình của tự nhiên mà con người có thể
trực tiếp hay gián tiếp chế tác ra các vật dụng phục vụ cho cuộc
sống và phát triển của mình.
Câu 24 Đặc trưng tài nguyên đới bờ
Tài nguyên bờ là tài nguyên chia sẻ (shared resources), nên
thường được sử dụng theo cách tiếp cận mở (open access)
Tài nguyên bờ thuộc hai nhóm chính: tài nguyên sinh vật (đa
dạng sinh học, các hệ sinh thái, tiềm năng bảo tồn, nguồn lợi thuỷ
sản mặn-lợ, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản) và phi sinh vật (dầu
khí, sa khoáng ven biển, vật liệu xây dựng, tiềm năng phát triển
du lịch, tiềm năng phát triển cảng-hàng hải), tiềm năng vị thế,...

24


Theo mức độ tái tạo người ta chia ra: tài nguyên tái tạo
(lượng sử dụng sẽ tự phục hồi lại sau một đơn vị thời gian như
nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái...) và không tái tạo (dùng bao
nhiêu hết bấy nhiêu như dầu khí, khoáng sản khác...).
Các hệ sinh thái ven biển và ven bờ được xem là yếu tố đầu
vào để phát triển bền vững một số ngành kinh tế dựa vào hệ sinh
thái (ecosystem-based).
Bảo toàn chức năng tự nhiên của hệ chính là giữ được nguồn
vốn sinh thái (ecological capital) cho phát triển bền vững các
ngành kinh tế trên nói riêng và vùng bờ nói chung.
Câu 25 Giải pháp đô thị hóa, tác động của đô thị hóa (tích cực,
tiêu cực)
Tác động đô thị hóa

Tích cực
+phát triển mạng lưới đô thị nhằm hoàn chỉnh phục vụ mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời mở ra những cơ hội
đầu tư lớn mạnh về mọi phương diện cho các thành phần kinh tế
Tiêu cực
+Gia tăng dân số do di cư
+ Ô nhiễm vùng nước ven bờ do ảnh hưởng của nước chảy
tràn bề mặt và nước thải từ các bãi biển và mt tự nhiên khác do sử
dụng không đúng hay quá mức
+ Giảm thiểu diện tích các vùng đất cỏ hoang bụi rậm ven
bờ, các vùng đất ngập nước, suy thoái nơi ở

25


×