Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 200 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẠNH VƯỢNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH
TRANH TRONG KINH DOANH DU LỊCH TẠI
TIỀN GIANG
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số

: 62. 31. 01. 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phạm Trung Lương
2. TS. Nguyễn Đức Trí

HÀ NỘI - 2016


Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
du lịch tại Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

m / _ _ •? 1

>\ r



Tác giả luận án

Nguyễn Thạnh Vượng
Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Học Viện Khoa học - Xã hội, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới các Thầy, Cô, Ban Giám đốc, Khoa Kinh tế
thuộc Học viện, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Tài chính - Marketing TP.HCM, Trường Đại
học Tiền Giang và các cán bộ, công chức các Sở, Ban ngành tỉnh Tiền Giang cùng đồng nghiệp, gia đình, bạn bè
đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn Thầy giáo PGS.TS. Phạm Trung Lương, và Thầy giáo TS. Nguyễn
Đức Trí đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân và biết ơn sâu sắc nhất.

NGHIÊN CỨU SINH


Nguyễn Thạnh Vượng


MỤC
LỤC
2.2.1.
2.1.

Tran
g

Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực

cạnh 58 tranh trong kinh doanh du lịch
2.3.1. Các yếu tố tác động và nhận biết đến năng lực cạnh tranh trong kinh 58

doanh du lịch tại điểm đến
2.3.2. Mô hình nghiên cứu
2.4.

68

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh một số quốc gia và các

71 địa phương tại Việt Nam
2.4.1.

Kinh nghiệm của một số địa phương tại các quốc gia và kinh

nghiệm 71 cho Tiền Giang
2.4.2.
3.2.1.
3.2.2. Nhận xét đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh 91 du
lịch ở điểm đến Tiền Giang giai đoạn 2005 - 2014
3.2.3. So sánh hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Tiền Giang với các 95
tỉnh lân cận giai đoạn 2005 - 2014
3.3.

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành du

lịch 99 Tiền Giang
3.3.1.
3.3.2.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT

TẮT
m định mô hình nghiên cứu

3.3.3.
3.4.

Kiể
113


m tắt chương 3

129

3.4.1. Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH
TRONG 130 KINH DOANH DU LỊCH TẠI TIỀN GIANG
4.1.

Bối cảnh và định hướng phát triển du lịch Tiền Giang đến năm

2020, 130 tầm nhìn đến năm 2030
4.1.1. Bối cảnh quốc tế

130

4.1.2. Bối cảnh trong nước

131

4.2.


Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong

kinh 132 doanh du lịch tại Tiền Giang
4.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại 132
Tiền Giang
4.2.2.
4.2.3.


4.2.1. ASEA 4.2.2. Association of Southeast 4.2.3. Hiệp hội các quốc gia
N
Asian Nations
Đông Nam Á
4.2.4. ASEA 4.2.5. ASEAN
Economic 4.2.6. Cộng đồng Kinh tế
N AEC
Community
ASEAN
4.2.7. CHX
4.2.8.
4.2.9. Cộng hòa xã hội chủ
HCNVN
nghĩa việt Nam
4.2.10.Cúm
4.2.11.
4.2.12.Một chủng virus cúm A
A
4.2.13.(H1N
4.2.14.

4.2.15.
1)
4.2.16.ĐBSC
4.2.18.Đồng bằng sông Cửu
4.2.17.
L
Long
4.2.20.
4.2.19.CPDL
4.2.21.Cổ phần du lịch
4.2.22.EFA
4.2.25.FTA
4.2.28.GATS
4.2.31.IATA

4.2.23.Exploratory
Analysis

Factor 4.2.24.Phân tích nhân tố khám
phá
4.2.27.Hiệp định thương mại
4.2.26.Free Trade Agreement
tự do
4.2.29.General Agreement on 4.2.30.Hiệp định chung về
Thương mại Dịch vụ
Trade in Services
4.2.32.International Air Trasport 4.2.33.Hiệp hội Vận tải Hàng
Association
không Quốc tế


4.2.34.IUCN

4.2.35.The International Union 4.2.36.Liên minh Quốc tế Bảo
tồn Thiên nhiên
for Conservation of Nature
4.2.37.MICE
4.2.39.Du lịch hội nghị - hội
4.2.38.Meeting
Incentive thảo
Conference Event
4.2.40.OEC
D
4.2.43.SPSS

4.2.46.TNH
H
4.2.49.TPP

4.2.52.
4.2.4.

4.2.41.Organisation
for
Economic and Co-operation
Development
4.2.44.Statistical Package for
the Social Science
4.2.47.

4.2.42.Tổ chức Hợp tác Kinh

tế và Phát triển
4.2.45.Phần mềm thống kê
được sử dụng cho các nghiên
cứu điều tra xã hội học và kinh
tế lượng
4.2.48.Trách nhiệm hữu hạn

4.2.50.Trans-Pacific Strategic 4.2.51.Hiệp định Đối tác Kinh
Economic
Partnership tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương
Agreement


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT
TẮT

4.2.53.
TP.H
4.2.5. TTC
C
I
M
4.2.8. UBN
D
4.2.11.UN
WTO

4.2.54. Thanh pho
Ho Chi Minh

4.2.6. The Travel and Tourism 4.2.7. Chi so nang luc canh
tranh du lich va lu hanh
Competitiveness Index
4.2.9.

4.2.10.Uy ban nhan dan

World 4.2.13.To chuc Du lich The
gioi cua Lien hop quoc
4.2.14.VHT
4.2.16.Van hoa the thao va du
4.2.15.
T&DL
lich
4.2.19.Dien dan Kinh te The
4.2.17.WEF 4.2.18.World Economic Forum
gioi
4.2.20.WT
4.2.21.World
Trade 4.2.22.To chuc Thuong mai
O
Orgamization
The gioi
4.2.23.WTT 4.2.24.World Travel & Tourism 4.2.25.Hoi dong Du lich va Lu
C
Concil
hanh
4.2.26.
4.2.12.United Nations
Tourism Organization


4.2.27.
4.2.28.
4.2.29.điểm đến du lịch của Goffi (2012)
4.2.30.Hình 2.5: Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành
của 54 TTCI (2013)
4.2.31.Hình 2.6: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim
và 56 Dwyer (2003)
4.2.32.
4.2.33.


8

4.2.34.
4.2.35.

4.2.36.MỞ ĐẦU

4.2.37.
4.2.38.
. Tính cap thiêt của đê tài nghiên cứu
_

r

r

_


■>

4.2.39.Trong năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử ngành du lịch thế giới, số lượng khách du lịch trên toàn
cầu đã vượt quá con số 1 tỷ lượt người, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài. Theo báo cáo công bố ngày

29/1 của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (United Nations World Tourism Organization - UNWTO),

tổng lượng khách du lịch quốc tế trong năm vừa qua đạt 1.03 tỷ lượt người, tăng 4% so với năm 2011. Châu Á Thái Bình Dương là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất, trong đó khu vực Đông Nam Á là lựa
chọn số một của du khách1. Điều này cho thấy, ngành du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành nền
kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Sự tăng trưởng và cạnh tranh trong ngành du lịch đã kích thích sự quan tâm
đáng kể của các nhà hoạch định chính sách du lịch trong việc tiếp thị và chiến lược quản lý và phát triển du lịch.

4.2.40.Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho
các quốc gia, và là động lực phát triển các ngành kinh tế khác, đồng thời tạo nhiều việc làm cho người dân. Du
lịch được nhiều quốc gia chọn là ngành ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
4.2.41.Phát triển du lịch đã thúc đẩy sự thay đổi đáng kể mà cạnh tranh điểm đến là một phần của thị
trường kinh doanh du lịch. “Trước khi nhận ra tiềm năng doanh thu lớn từ du lịch của các điểm đến, hầu như các
nhà hoạch định chính sách du lịch trước đây không quan tâm đến việc thu hút khách du lịch, du lịch được coi như
một hiện tượng xã hội hơn là một hiện tượng kinh tế. Do đó, các điểm đến dường như chỉ để chào đón khách du

lịch, không tham dự vào quá trình thăm viếng, thu hút và phục vụ du khách” [56, tr.1]. Theo Crouch và Ritchie
(1995), du lịch là một hoạt động kinh tế quan trọng trên toàn thế giới, do vậy, vai trò kinh doanh du lịch ở điểm
đến sẽ được nâng cao, tức là năng lực cạnh tranh du lịch ở điểm đến là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong
ngành kinh doanh du lịch nói chung. Vì vậy, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm
đến du lịch đang trở thành một lĩnh vực được các nhà nghiên cứu về du lịch quan tâm.
4.2.42.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ hành năm 2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế

giới [100], chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch ngành du lịch Việt Nam xếp hạng 80/140 quốc gia, trong đó


Singgapore xếp hạng 10/140, Nhật Bản 14/140, Hàn Quốc 25/140, Malaysia hạng 34/140, Thái Lan hạng 43/140,
Trung Quốc 45/140, Indonesia hạng 70/140... Điều này cho thấy, năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam
kém, thua xa các nước trong khối Asean nói riêng và các nước Châu Á nói chung. Đây là vấn đề mà các nhà
1 />
luot/20131/181050.vnplus


9

hoạch định chính sách về phát triển du lịch, các nhà nghiên cứu, các học giả... đang đặc biệt chú trọng, quan tâm,
qua đó tìm kiếm các giải pháp nhằm tạo năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới.
4.2.43.

Ngành du lịch Tiền Giang bắt đầu phát triển mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức

Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization) năm 2006. Cụ thể, giai đoạn 1983 - 1999 ngành du lịch
Tiền Giang chỉ có một công ty kinh doanh du lịch, lữ hành là Công ty Du lịch Tiền Giang (sau này là Công ty cổ
phần Du lịch Tiền Giang), đến nay (2015) tại Tiền Giang đã có 44 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty
cổ phần du lịch (CPDL)... của nhà nước, công ty liên doanh và tư nhân tham gia kinh doanh du lịch, lữ hành.
Trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Tiền Giang luôn tăng ở mức cao và ổn định: Giai
đoạn 2005 - 2011, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 14.16%/năm, tỷ lệ tăng lượt khách hàng năm là
13.13%. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh do suy thoái kinh tế thế giới và sự xuất hiện của dịch cúm gia
cầm A/H1N1, nhưng Tiền Giang vẫn đón được 866,401 lượt khách (tăng 8.87% so với năm 2008) [25, tr.8].
4.2.44.

Mặc dù tăng trưởng trong kinh doanh du lịch giai đoạn qua tại Tiền Giang luôn ổn định, song

sự phát triển của ngành du lịch Tiền Giang chưa tương xứng với tiềm năng, chất lượng tăng trưởng còn thấp.
Khách du lịch đến Tiền Giang tuy có đông về số lượng, nhưng thu nhập du lịch giai đoạn 2005 - 2014 (doanh thu,

lợi nhuận) của Tiền Giang lại thấp hơn các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh long. Qua đó cho thấy, hoạt động cạnh tranh
trong kinh doanh du lịch diển ra gay gắt không chỉ tại thị trường trong nước mà còn diễn ra khắp toàn cầu. Việt
Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định như Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược (TPP), gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)... đã tạo ra nhiều áp lực, thách thức lớn trong kinh doanh
du lịch, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Tiền Giang. Để tạo ra được sức cạnh tranh trong kinh
doanh du lịch, ngành kinh doanh du lịch Tiền Giang cần xác định được các yếu tố chính yếu tác động đến năng
lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại địa phương mình. Hiện nay, tuy đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan
đến mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở các cấp độ: quốc gia, cấp tỉnh. Nhưng nhìn
chung, những mô hình này chưa đi sâu vào phân tích khám phá, xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố chính
tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến, nên chưa thể vận dụng vào điều kiện cụ
thể.
4.2.45.Do vậy, việc xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm
đến Tiền Giang đang được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch, các doanh nghiệp du
lịch tại Tiền Giang. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần xác định rõ những yếu tố tác động đến đến năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch và đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch ở điểm
đến thông qua mô hình đánh giá mang tính định lượng với đầu vào là các yếu tố ảnh hưởng được xác định bằng


1
0

các phương pháp điều tra được tiến hành tại điểm đến. Đây là những vấn đề còn mới cả về lý luận và thực tiễn
trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam nói chung và ở địa phương tỉnh Tiền Giang nói riêng.
4.2.46.Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang” là rất cần thiết góp phần xác lập khung nghiên cứu đánh giá năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở một điểm đến và áp dụng cho trường hợp Tiền Giang để làm căn cứ đề xuất
những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm đến Tiền Giang, qua đó,
tạo đà vững chắc cho sự phát triển của ngành du lịch, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du
lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địa phương tỉnh Tiền Giang và cả nước trong thời gian

tới.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
2.1.
-

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.
2.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1.
-

Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang
2.2.2.

Mục tiêu cụ thể

-

Xác lập được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.

-

Đánh giá được hiện trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang.


-

Đề xuất được các giải pháp phù hợp, mang tính khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh du lịch tại Tiền Giang.

3. Phạm vi nghiên cứu
-

về không gian: Tỉnh Tiền Giang (phạm vi nghiên cứu cứng) và một số địa phương phụ cận (phạm vi
nghiên cứu mềm).

-

về thời gian: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Tiền Giang giai đoạn 2005 - 2014 (dữ liệu thứ cấp).

Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 10/2014 - 04/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.2.47.Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp tổng hợp và phân tích hệ


1
1

thống, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng
(sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế), phương pháp điều tra xã hội học.
4.2.48.Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích SWOT: được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh du lịch tại điểm đến, xác định các yếu tố tạo nên cũng như ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh du lịch tại điểm đến; Đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại Tiền Giang, xác định
những vấn đề đặt ra và nguyên nhân đối với những hạn chế về hiện trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch

tại Tiền Giang và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang
trong giai đoạn tới.

4.2.49.Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp điều tra xã hội học: Được thực hiện qua
các cuộc điều tra phỏng vấn sâu với 30 chuyên gia về nghiên cứu, quản lý và kinh doanh du lịch, gồm các công
chức phụ trách lĩnh vực du lịch thuộc Sở VHTT&DL Tiền Giang, các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, các giáo

viên du lịch tại các trường Đại học Tiền Giang, trường Đại học Tài chính - Marketing TP.HCM, trường Đại học
Kinh tế TP.HCM, và các du khách, về việc xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh kinh doanh du
lịch; Chỉ tiêu đánh giá và phương pháp điều chỉnh thang đo.


1
2

4.2.55.

4.2.50.

4.2.51.Hình 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
4.2.52.Phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp điều tra xã hội học nhằm:
1) Đề xuất mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với hệ thống tiêu chí kèm theo;
2) Điều tra, phỏng vấn sâu chuyên gia, qua đó xác định cụ thể bộ tiêu chí đánh giá các yếu tố tác động đến
năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch chính thức;
3) Điều tra xã hội học các đối tượng tham gia mô hình theo các tiêu chí đánh giá; Trên cơ sở kết quả điều tra
xã hội học, tiến hành kiểm định mô hình đánh hiện trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại
Tiền Giang;


1

3

4) Phân tích kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh du lịch tại Tiền Giang trong thời gian tới.
4.2.53.Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm khẳng định các yếu tố, các giá trị, độ tin
cậy và mức độ phù hợp của thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Dữ
liệu nghiên cứu được thu thập bảng câu phỏng vấn du khách đến du lịch tại Tiền Giang; Kích thước mẫu dự kiến
là n = 400, phương pháp lấy mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu hạn ngạch.
Quy trình trên được mô tả trong sơ đồ (Hình 1).
5. Cách tiếp cận của luận án
4.2.54.Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả thực hiện cách tiếp cận chính là cách tiếp cận hệ thống.
Đây là cách tiếp cận được sử dụng để nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận có liên quan nhằm xác định các
tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến; Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố
tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang và xác định nguyên nhân làm căn cứ đề
xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang trong giai đoạn phát triển
mới. Cách tiếp cận này được thể hiện rõ trong cấu trúc nội dung nghiên cứu của luận án.
6. Những đóng góp của luận án
4.2.55.Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học như sau:
4.2.56.Mật là: Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về cạnh tranh (quan điểm cổ điển và quan điểm
hiện đại), năng lực cạnh tranh, và năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch; Những yếu tố tác động đến năng
lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm đến.
4.2.57. Hai là: Tổng quan và đề xuất được hệ thống thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
trong kinh doanh du lịch (Theo Dwyer L. và Kim C., 2003, hiện nay, chưa có thang đo lường riêng áp dụng cho
từng loại điểm đến trong kinh doanh du lịch [62, tr. 399]) và mô hình đánh giá.
4.2.58. Ba là: Áp dụng mô hình đánh giá được hiện trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm
đến Tiền Giang.
4.2.59. Bốn là: Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại
Tiền Giang.
4.2.60. Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên
và sinh viên các ngành quản trị nói chung.



1
4

7. Kết cấu của luận án
4.2.61. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:
4.2.62.Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
4.2.63.Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch và mô hình nghiên cứu.
4.2.64.Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang giai đoạn 2005 - 2014
và kiểm định mô hình nghiên cứu.
4.2.65.Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang.
4.2.66.Chương 1
4.2.67.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

1.1.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

4.2.68.Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch như đã đề cập ở trên, đã được nhiều tác giả
quan tâm, nghiên cứu. Các khái niệm cạnh tranh được đưa ra liên quan đến kinh doanh du lịch như năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch được tranh luận trong nhiều luận án, bài báo, tạp chí khoa học trên thế giới... Cụ thể:
4.2.69.(1) Tác giả Meng F. (2006), trong nghiên cứu “Một kiểm định về năng lực cạnh tranh điểm đến
dưới quan điểm khách du lịch: Mối quan hệ giữa chất lượng trải nghiệm du lịch và cảm nhận về năng lực cạnh
tranh điểm đến” [84], đã đưa ra các cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh điểm đến trong
kinh doanh du lịch. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài được sử dụng là phương pháp Phân tích tương quan
chuẩn tắc CCA (Canonical Correlation Analysis), là một phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng để kiểm tra

mối quan hệ giữa chất lượng du lịch trải nghiệm và năng lực cạnh tranh điểm đến. Trong phần nội dung, tác giả
đã đưa ra mô hình kiểm định năng lực cạnh tranh điểm đến dựa trên sự cảm nhận của khách du lịch. Mô hình gồm
các yếu tố: Kinh nghiệm về lập kế hoạch trước chuyến đi; Lộ trình, tuyến điểm và giai đoạn (phản ánh) sau
chuyến đi. Mẫu khảo sát của mô hình là 353 mẫu, trong đó, độ tuổi của người tham gia khảo sát là từ 18 tuổi trở
lên và có ít nhất một chuyến đi giải trí xa nhà. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng của kinh nghiệm du
lịch và cảm nhận của khách du lịch về năng lực cạnh tranh điểm đến có liên quan nhau, (được chứng minh bởi hai
yếu tố này có phương sai bằng nhau). Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, yếu tố cảm nhận của du khách về năng lực
cạnh tranh điểm đến bị tác động mạnh đến yếu tố chất lượng trải nghiệm du lịch trong các giai đoạn khác nhau
(lập kế hoạch trước chuyến đi, trải nghiệm về lộ trình, trải nghiệm về tuyến điểm, phản ánh sau chuyến đi).
(2) Tác giả Pakdeepinit P. (2007), với đề tài nghiên cứu “Mô hình cho phát triển du lịch bền vững ở khu dân


1
5

cư bờ hồ Kwan Phayao, tỉnh Phayao, phía trên miền bắc Thái Lan” [90]. Phương pháp nghiên cứu được
sử dụng trong đề tài là

4.2.70.phương pháp định tính và phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu định lượng. Tác giả đã nêu lên các
khái niệm về phát triển du lịch bền vững, văn hóa du lịch, sự tham gia của công chúng... Mục tiêu nghiên cứu của
đề tài này nhằm để phát triển du lịch bền vững, qua việc điều tra thái độ của khách du lịch đối với hoạt động du

lịch, từ đó xây dựng và phát triển một mô hình phát triển du lịch bền vững với các đặc trưng và các thành phần
thích hợp cho cộng đồng. Tác giả đã đề xuất các kế hoạch phát triển du lịch bền vững ở khu dân cư bờ hồ Phayao.
Phương pháp thu thập dữ liệu gồm các bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, và các diễn đàn công cộng.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, có 6 yếu tố quan trọng tác động đến phát triển du lịch bền vững, bao gồm, nghiên

cứu du lịch, tiếp cận, tiện nghi, an toàn, năng lực vận chuyển, và sự tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu này
cũng đã phát hiện có bốn thành phần đáp ứng sự hài lòng của cộng đồng dân cư, gồm nghiên cứu du lịch, tiếp
cận, tiện nghi, an toàn, năng lực vận chuyển. Hai thành thành phần khác trong mô hình gồm sự tham gia của

cộng đồng và tiện nghi không đạt điều kiện nên bị loại ra khỏi mô hình.
(3) Tác giả Goffi G. (2012), với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch: Mô hình lý thuyết và chứng cứ thực nghiệm” [70], đã lược khảo nhiều khái niệm về năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch của các tác giả trên thế giới. Trong đề tài, tác giả sử dụng Phương pháp phân tích
thành phần chính PCA (Principal Component Analysis), phương pháp này được sử dụng nhằm làm giảm

độ lớn của các biến. Tác giả vận dụng mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến của Riche và

Crouch (2000), để do lường năng lực cạnh tranh của hai điểm đến hàng đầu ở Mỹ Latinh: Rio de Janeiro

4.2.71.Salvador de Bahia vào nghiên cứu của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một chính sách du lịch bền
vững và quản lý điểm đến không những tốt cho việc giữ gìn cân bằng sinh thái, giảm thiểu các tác động tiêu cực
đến văn hóa và xã hội, mà còn có một tầm quan trọng to lớn trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của một
điểm đến du lịch. Tác giả nhận định, nghiên cứu này ngoài việc góp phần làm tăng cường thêm tài liệu về các
nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến, còn bổ sung thêm về thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cạnh
tranh, từ việc khảo sát ý kiến của các chuyên gia du lịch.
(4) Crouch G.I. (2007), trong nghiên cứu “Mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến, Một khảo sát và phân tích
các tác động của các thuộc tính cạnh tranh ” [54], đã trình bày các khái niệm về năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch, và xây dựng được một mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch gồm 5 yếu tố: (1) Nguồn
lực cốt lõi và tính hấp dẫn (xếp trên bốn yếu tố khác về tầm quan trọng của thuộc tính); (2) Các nhân tố và


1
6

nguồn lực hỗ trợ; (3) Chính sách điểm đến, hoạch định và phát triển; (4) Quản lý điểm đến, và; (5) Các

yếu tố hạn định và mở rộng. Mô hình này có 36 thuộc tính cấu thành năng lực cạnh tranh của một điểm đến
du lịch. Dữ liệu được thu thập theo đánh giá của các chuyên gia (các đáp viên là những người Châu Âu,
Bắc Mỹ, Australia, New Zealand) được thực hiện bằng cách sử dụng một cổng mạng trực tuyến và sử dụng


quy trình phân tích phân cấp Phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process). Kết quả
kiểm định cho thấy một số thuộc tính quan trọng nhất bao gồm 10 trong số 36 thuộc tính cạnh tranh điểm
đến có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến là: Địa lý và khí hậu; Kết hợp các hoạt động
du lịch; Cấu trúc thượng tầng du lịch; Văn hóa và lịch sử; Nhận thức và hình ảnh điểm đến; Các sự kiện du
lịch đặc biệt; Giải trí; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp cận; Định vị /xây dựng thương hiệu.
(5) Kim C. và Dwyer L. (2003), trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và luồng du lịch
song phương giữa Australia và Hàn Quốc” [75], đã nêu lên các khái niệm về năng lực cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Các tác giả đã khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh tranh điểm đến của
2 điểm đến Australia và Hàn Quốc. Dựa vào Mô hình tích hợp, một bộ câu hỏi về năng lực cạnh tranh

điểm đến của Australia và Hàn Quốc đã được Kim C. và Dwyer L. (2003) thiết lập. Các chỉ số được liệt kê
trong các công cụ khảo sát bao gồm cả đánh giá khách quan và chủ quan và đã xác định các yếu tố chính
gồm mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến. Các chỉ số này cũng được lựa chọn dựa trên các buổi thảo
luận tại các hội thảo được tổ chức tại Australia và Hàn Quốc năm 2001. Những người tham gia vào các hội
thảo đã xác định tầm quan trọng của các chỉ số và các thuộc tính đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến.

Nghiên cứu đã nhận diện 5 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến tại Australia và Hàn Quốc
gồm: Nguồn lực kế thừa; Nguồn lực tạo ra; Các nhân tố và nguồn lự hỗ trợ; Quản lý điểm đến; và; Điều
kiện tình huống, với 83 thuộc tính. Mô hình sử dụng thang đo Likert 5 điểm (trong đó, 1 điểm: không đồng
ý đến 5 điểm: hoàn toàn đồng ý). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về giá trị của từng biến số
(thuộc tính) của những người tham gia trả lời giữa 2 điểm đến tại Australia và Hàn Quốc.
4.2.72.(6) Barbosa L.G.M., de Oliveira C.T.F., và Rezende C. (2010), trong nghiên cứu “Năng lực cạnh

tranh của điểm đến du lịch: Nghiên cứu 65 điểm đến chính về phát triển khu vực du lịch ” [46], cũng đã khái quát
một số khái niệm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch. Mục đích của nghiên cứu nhằm phát hiện được
các yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch cụ thể. Các tác giả đã xây dựng mô hình
nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch với 13 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại
Brazil (với 60 biến quan sát): (1) Cơ sở hạ tầng chung, (2) Tính tiếp cận, (3) Dịch vụ du lịch và trang thiết bị, (4)
Sức thu hút du lịch, (5) Tiếp thị, (6) Chính sách công, (7) Hợp tác khu vực, (8) Giám sát, (9) Kinh tế địa phương,



1
7

(10) Năng lực kinh doanh, (11) Các khía cạnh xã hội, (12) Các khía cạnh môi trường và, (13) Các khía cạnh văn
hóa. Nghiên cứu này được Barbosa và các tác giả khảo sát và so sánh năm 2008 với năm 2009. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, số điểm người tham gia trả lời đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh vào năm 2009
tăng khiêm tốn 1.9% so với năm 2008 (tăng từ 52.1 điểm năm 2008 lên 54.0 điểm năm 2009). Trong đó, tiêu chí
Giám sát thuộc mức 2, mức thấp nhất); Các tiêu chí: Tính tiếp cận, Dịch vụ du lịch và trang thiết bị, Sức thu hút
du lịch, Chính sách công, Hợp tác khu vực, Kinh tế địa phương, Năng lực kinh doanh, Các khía cạnh xã hội, Các
khía cạnh văn hóa thuộc mức 3 (mức trung bình); Các tiêu chí: Cơ sở hạ tầng chung, Các khía cạnh môi trường
thuộc mức 4 (mức khá). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách du lịch, các
doanh nghiệp du lịch Brazil... tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
du lịch.
4.2.73.(7) Dragicevic V., Jovicic D., Blesic I., Stankov U., và Boskovic D. (2012), trong đề tài nghiên cứu

“Năng lực cạnh tranh kinh doanh điểm đến du lịch: Một tình huống của tỉnh Vojvodina (Serbia)” [59], đã lược

khảo nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Nhóm tác giả đã dựa
vào mô hình của Ritchie và Crouch (2003), xây dựng được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh kinh doanh
điểm đến du lịch tỉnh Vojvodina, Serbia. Ngoài ra, đề tài cũng nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa yếu tố
quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến nhằm xác định điểm yếu nhất về năng lực cạnh tranh kinh doanh điểm
đến du lịch của tỉnh Vojvodina, và đặc biệt là vị trí của quản lý điểm đến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hai yếu

tố quyết định: Quản lý và chính sách điểm đến (2.52 điểm), Quy hoạch và phát triển (2.56 điểm), là các yếu tố

yếu nhất của năng lực cạnh tranh tỉnh Vojvodina, xếp hạng cao nhất là Nguồn lực cốt lõi và Sức thu hút (3.02
điểm). Kết quả nghiên cứu có giá trị tốt nhất trong việc giúp các nhà tổ chức quản lý điểm đến, những người sáng
tạo chính sách du lịch và các học viên du lịch hiểu rõ hơn việc xác định ưu điểm và các vấn đề trong kinh doanh

du lịch và phát triển du lịch tại tỉnh Vojvodina nói chung, và xây dựng chiến lược nhằm khắc phục những nhược
điểm tại điểm đến. Các tác giả đã khảo sát 118 người, gồm công chức nhà nước (13.6%), nhân viên làm việc tại
các doanh nghiệp du lịch địa phương (5.9%), những người chủ các trung tâm hội nghị (4.2%), các Viện nghiên
cứu du lịch (39%), học viên sau đại học các lớp du lịch (22.9%), các nhà quản lý du lịch (5.1%), các nhà quản lý
lĩnh vực khách sạn (4.2%), và những người làm ngành nghề khác (5.1%). Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
thống kê mô tả, với thang đo Likert 5 điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
điểm đến du lịch tỉnh Vojvodina còn kém so với các đối thủ tại Serbia. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành
du lịch tỉnh Vojvodina cần chú trọng cải thiện các yếu tố quản lý và chính sách điểm đến, quy hoạch và phát triển

du lịch. Đây là 2 nhóm yếu tố ít tạo ra năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại tỉnh Vojvodina mà trong


1
8

nghiên cứu của Dragicevic V. và các tác giả (2012), đã phát hiện.
1.1.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

(1) Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Vinh (2011), với đề tài “Khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”
[41], đã khái quát các khái niệm về khả năng cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp du lịch lữ hành quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế. Trên cơ sở mô hình chuỗi giá trị của Porter M., tác giả đã tiến
hành xây dựng hệ thống các nhân tố cấu thành (6 nhân tố, 17 chỉ số) nhằm phản ánh một cách toàn diện
khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong đó có tính đến khả năng liên kết, hợp tác
và quản lý khủng hoảng theo đặc thù của các doanh nghiệp này. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
ma trận điểm và các công cụ toán học, đã xây dựng mô hình định lượng cho phép xác định mức độ ảnh

hưởng của các nhóm nhân tố nguồn lực của doanh nghiệp; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần; Khả
năng cạnh tranh của sản phẩm; Khả năng duy trì, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Khả năng quản lý và đổi
mới; Khả năng liên kết và hợp tác tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
(2) Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du
lịch Việt Nam ” [33], bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu khái quát một số vấn đề
lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm

đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Tác giả áp dụng mô hình Tích hợp của Dwyer và Kim (2003) và
phương pháp điều tra trên mạng Survey Monkey để điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch Việt Nam. Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, phỏng vấn,
phương pháp phân tích SWOT. Đề tài đã chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và áp lực đối với ngành
du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch
Việt Nam. Tác giả đã đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, phù
hợp với thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam: (1) Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành
kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia; (2) Môi trường chính sách phải tạo
thuận lợi cho du lịch phát triển; (3) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng
nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; (4) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất
lượng, hiệu quả, bền vững.


1
9

4.2.74.Trên cơ sở các quan điểm này và kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tác giả luận án đã đề xuất 7
nhóm khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam
với những luận cứ chặt chẽ, toàn diện và có tính khả thi: Xác định đúng vị trí, vai trò của du lịch, hoàn thiện hệ
thống luật pháp và chính sách có liên quan đến du lịch; Chú trọng nghiên cứu thị trường, tiếp thị điểm đến du lịch
Việt Nam; Phát triển sản phẩm du lịch mới, đa dạng, khác biệt; Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du
lịch; Chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững; Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng

chuyên nghiệp; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
(3) Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân (2012), với nghiên cứu “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Đà Nẵng” [39], đã khái quát các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch của các tác giả quốc tế, và cho
rằng, năng lực cạnh tranh du lịch là khả năng của một điểm đến trong việc tạo ra, tích hợp và cung cấp trải
nghiệm du lịch, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng được khách du lịch coi trọng, giúp bảo vệ
các nguồn tài nguyên đồng thời duy trì vị trí thị trường so với các điểm đến khác. Tác giả đã phân tích
những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của thành phố Đà Nẵng, một
trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và khu vực. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề
tài là phương pháp định lượng.
4.2.75.Trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng, được tác giả đánh giá căn cứ vào giá trị trung
bình của 84 chỉ số (Mô hình tích hợp của Dwyer và Kim) để làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng. Quy trình phân tích nhân tố khám phá được thực hiện qua 11 bước. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố được hình thành, tác động đến năng lực cạnh tr anh điểm đến du lịch Đà Nẳng,
gồm: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực kế thừa; (3) Nguồn lực tạo ra; (4) Nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản trị

điểm đến; (6) Điều kiện hoàn cảnh, và; (7) Điều kiện về cầu. Kết quả phân tích thống kê mô tả 7 nhân tố trên cho
thấy, hầu hết các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Nẵng đều ở mức trung bình
khá, không có nhân tố nào xuất sắc (giá trị trung bình lớn hơn 4), cũng không có nhân tố tiêu cực (giá trị trung
bình nhỏ hơn 2). Như vậy, điểm đến du lịch Đà Nẵng được đánh giá có năng lực cạnh tranh tương đối tốt trong
thời gian qua. Từ kết quả nghiên cứu, đã giúp đánh giá được điểm mạnh, yếu của từng yếu tố cũng như từng khía
cạnh cụ thể của năng lực cạnh tranh Điểm đến du lịch Đà Nẵng, qua đó giúp cho ngành du lịch Đà Nẵng cải thiện
các tiêu chí đánh giá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong tương lai.
(4) Tác giả Đào Duy Huân (2015), với đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch
Thành phố Cần Thơ” [12], đã nghiên cứu các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các nghiên cứu trước
đây. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân


2
0


tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ. Trong nghiên cứu, tác giả Đào
Duy Huân (2015) đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh, xếp loại các đối thủ cạnh tranh chính
của ngành du lịch Cần Thơ, là các ngành du lịch An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, ngành du lịch Cần Thơ xếp thứ 1, đứng vị trí thứ hai là du lịch An Giang, sau đó là du lịch Tiền
Giang, và cuối cùng là du lịch Bến Tre. Tổng số điểm quan trọng của ngành du lịch Cần Thơ là 3.1 cho
thấy Cần Thơ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì du lịch Cần Thơ ứng
phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài.
4.2.76.Trên cơ sở của kết quả trên, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tr anh như: (1)
Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù TP. Cần Thơ: bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, hỗ trợ các

quận/ huyện xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương; (2) Phát triển các tuyến du lịch bao gồm các tuyến
du lịch chính hội tụ về Cần Thơ, nâng cấp, duy tu một số tuyến điểm tham quan quan trọng: Chợ nổi, Làng cổ
Bình Thủy - Lộ Vòng Cung...; (3) Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch; (4) Quy hoạch
phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ; (5) Nâng cao hiệu suất điều hành
và kỹ năng xử lý các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với vấn đề bảo tồn tạo nguồn tài nguyên môi trường; (6)
Đầu tư vốn cho phát triển du lịch; (7) Nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất, phục vụ du lịch; (8) Mở rộng liên kết, liên

doanh, phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng kinh tế ĐBSCL, và; (9) Phát triển du lịch bền vững là giải pháp
cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch TP. Cần Thơ.
(5) Tác giả Phạm Hải Yến (2013), trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập” [43], đã nêu lên thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt

Nam. Tác giả nhận xét, kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã đạt
được những kết quả rất ấn tượng, thể hiện qua việc gia tăng nhanh chóng về số lượng khách đi du lịch nội
địa và khách quốc tế đến Việt Nam cũng như sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp du lịch trên
thị trường. Việt Nam gia nhập
4.2.77.WTO đã mở ra những cơ hội rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch
nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những đối thủ lớn
(các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh

cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường quốc tế với những nguyên tắc nghiêm ngặt của
định chế thương mại và luật pháp). Tác giả kết luận, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan,
Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Qua đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh


2
1

của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo thứ tự ưu tiên: (1) Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Nâng cao
trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý
và người lao động trong doanh nghiệp; (2) Sản phẩm của doanh nghiệp: Cần tạo ra những sản phẩm đa dạng,
phong phú mang thương hiệu của các doanh nghiệp nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung; (3) Các doanh
nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ, áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt

động kinh doanh du lịch trực tuyến; (4) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo và tuyên truyền:
Hiện nay, quảng cáo là kênh kết nối doanh nghiệp và khách hàng hiệu quả nhất; (5) Mở rộng khả năng tiếp cận
vốn cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa cơ cấu vốn để không phụ thuộc quá nhiều
vào vốn vay ngân hàng.
(6) Các tác giả Phạm Thị Thu Hường và Đinh Hồng Lĩnh (2012), trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành du lịch Phú Thọ” [13], đã đánh giá Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng để thúc đẩy phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Phú Thọ được đánh giá là một tỉnh có môi trường chính trị ổn định, an
ninh, trật tự xã hội đảm bảo, không có điểm nóng về chính trị và xã hội, chính quyền nhà nước, nhân dân
địa phương thân thiện. Đề tài đã đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch
Phú Thọ: Ngành du lịch đã xây dựng và giới thiệu 12 tour du lịch “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt
Nam” đến 30 hãng lữ hành lớn của cả nước, thu hút khoảng 400 tour của các hãng lữ hành; Ngành tích cực
tham gia vào chương trình hợp tác “du lịch về cội nguồn” 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, gắn kết
chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” tạo nên chuỗi hoạt động liên kết đem lại hiệu

quả xã hội cao. Các tác giả cũng nêu lên những hạn chế của năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh Phú

Thọ: (1) Môi trường kinh doanh kém thuận lợi do quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch vẫn còn nhiều
bất cập; (2) Các doanh nghiệp du lịch tỉnh Phú Thọ đa phần thuộc loại nhỏ, thiếu vốn, chất lượng dịch vụ
hạn chế, năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động còn thấp do thiếu chiến lược trong kinh doanh, cạnh tranh

đơn lẻ và chưa có khả năng hợp tác thành các tập đoàn để nâng cao vị thế của mình; (3) Sản phẩm du lịch
ở các khu, điểm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, không đặc sắc và thiếu các sản phẩm đặc thù. Qua phân
tích, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Phú Thọ: Giải pháp nâng
cao khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh ngành; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch;
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch; Giải pháp đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch; Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch; Giải pháp thu hút vốn đầu tư; Giải
pháp phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương.


2
2

1.2.

Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên

cứu về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
1.2.1.

Những vấn đề các tác giả đã làm rõ

4.2.78.Trong nội dung mục 1.1.1 và mục 1.1.2, tác giả đã khái quát các công trình chủ yếu đã được công
bố về du lịch và liên quan đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Từ các công trình nêu trên, có thể
thấy, các tác giả đã hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây:

-

Xác định được những nét cơ bản về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với nội hàm liên quan
đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch: khái niệm du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến...

-

Các tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, và phân tích,
đánh giá các yếu tố tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch.

-

Các nghiên cứu đã nêu lên đặc điểm, tình hình, năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch của các doanh
nghiệp/ các quốc gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh
doanh du lịch, tạo lập sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo để thu hút khách du lịch của một số vùng ở Việt
Nam và các nước trên thế giới.

-

Nêu lên thực trạng về khả năng cạnh tranh của một số vùng/ địa phương tại Việt Nam như Cần Thơ, Đà

Nẵng, Phú Thọ. và các địa phương ở nước ngoài như Vojvodina (Serbia), Phayao (Thái Lan), Rio de
Janeiro và Salvador de Bahia (Brazil), và một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến, bao gồm
các yếu tố: nguồn lực cốt lõi và tính hấp dẫn, các điều kiện và nguồn lực hỗ trợ, chính sách và quản lý
điểm đến, cơ sở hạ tầng du lịch.

1.2.2.


Những vấn đề các tác giả chưa đề cập tới

4.2.79.Qua xem xét các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch của các tác giả vừa nêu trên,
có thể thấy tồn tại một số vấn đề như sau:
-

Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của các tác giả trong nước và nước ngoài
đã xây dựng được một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với các thuộc tính
tác động đến năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu thống
kê, so sánh, phân tích các chỉ số thống kê (giá trị trung bình) của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh du lịch trong mô hình, chưa xây dựng một phương trình hồi quy tuyến tính, nhằm


2
3

chỉ ra các yếu tố có tầm quan trọng cao nhất đến ít quan trọng nhất tác động đến năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh du lịch.
4.2.80.Có thể nhận định, có rất ít nghiên cứu đề xuất một mô hình định lượng riêng nghiên cứu năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, đặc thù cho từng điểm đến cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Các
nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, đe dọa của ngành kinh doanh

du lịch qua việc vận dụng các phương pháp định tính: ma trận hình ảnh, phương pháp phân tích SWOT, phương
pháp phân tích thống kê mô tả... để đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Trong khi đó, để nâng
cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải xây dựng một mô hình định
lượng, qua việc xác định các yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.
1.2.3.

Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu


4.2.81.Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Trong luận án này,
nghiên cứu sinh phải phân tích và làm rõ khái niệm về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, các yếu tố
tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, và làm rõ nội hàm về các tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Từ đó, xây dựng được mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, khảo sát, phân tích và đo lường kết quả các yếu tố này. Đồng thời, làm rõ sự
tương tác giữa các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.
4.2.82.Thứ hai, nghiên cứu những kinh nghiệm của các địa phương Việt Nam và các quốc gia trên thế giới
về việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của họ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

như hiện nay để rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho ngành du lịch Việt Nam nói chung cho ngành du lịch
Tiền Giang nói riêng. Theo đó, tác giả luận án sẽ phải nghiên cứu những kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh du lịch của các địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Tiền Giang.
4.2.83.Thứ ba, nghiên cứu cần làm rõ thực trạng kinh doanh du lịch của ngành du lịch Tiền Giang giai
đoạn 2005 - 2014, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội và những hạn chế, trong quá trình kinh doanh
du lịch trong thời gian qua. Theo vấn đề này, nghiên cứu sinh sẽ xác định bối cảnh, đề xuất các mục tiêu, phương
hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch Tiền Giang trong
thời gian tới.
1.3.

Tóm tắt chương 1

4.2.84.Chương 1 trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu lên những vấn đề còn tồn tại từ những công trình nghiên cứu khoa


2
4

học của các tác giả đã được công bố, và chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết.



4.2.85.Chương 2
4.2.86.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG Lực CẠNH TRANH TRONG KINH
DOANH
DU LỊCH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.

Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch

2.1.1.

Quan điểm về cạnh tranh

4.2.87.Thuật ngữ “cạnh tranh” hoặc “năng lực cạnh tranh” (tiếng Anh thường
sử dụng là competitiveness) được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau dẫn đến có
nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Trong nghiên cứu này, khái niệm cạnh tranh
được nghiên cứu dưới hai quan niệm cổ điển và hiện đại.
4.2.88.

Quan điểm cạnh tranh cổ điển

4.2.89.Các quan điểm cạnh tranh cổ điển xuất phát từ thế kỷ 17, đến cuối thế kỷ
18 mới phát triển mạnh mẽ, gắn liền tên tuổi của một số nhà kinh tế học như Adam
Smith, David Ricardo, Jhon Stuart Mill, Karl Marx.... Dưới đây là một số cách tiếp cận
khác nhau theo quan điểm cạnh tranh cổ điển:
-

Tự do cạnh tranh: Theo Smith A., cạnh tranh có thể phối hợp các hoạt động

kinh tế một cách nhịp nhàng và có lợi cho xã hội. Tự do cạnh tranh thôi thúc cá
nhân thực hiện các công việc một cách tốt hơn và năng suất hơn, khơi dậy nỗ
lực của con người và làm cho của cải của quốc gia tăng lên. Bên cạnh đó, theo
Smith A., cạnh tranh còn có tác dụng nâng cao năng lực lao động, điều tiết,
phân phối các yếu tố tư bản một cách hợp lý [34, tr. 16,18].

-

Tương tự, theo Mill J.S., cá nhân có chủ quyền đối với mình, đối với thân thể,
tư tưởng của mình với điều kiện không làm phương hại đến bất kỳ ai [34, tr.1819]. Quan điểm của Mill J.S. về cạnh tranh là, các công ty có quyền tự do cạnh
tranh nhưng không được đưa lợi ích cá nhân, quyền lợi của công ty lên trên giá
trị đạo đức kinh doanh, đạo đức xã hội. Giống như Smith A., Mill J.S. cũng đề
cao tự do cá nhân, tuy nhiên Mill cho rằng, xã hội có quyền sử dụng vũ lực để


×