Tải bản đầy đủ (.docx) (197 trang)

Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 197 trang )

_

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Sư PHẠM HÀ NỘI
-----------------------------

VÕ HỮU HÒA

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUÉ

LUẬN ÁN TIÉN SĨ ĐỊA LÍ

HÀ NỘI, NĂM 2016

UỊ


m
Ì1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Sư PHẠM HÀ NỘI
-----------------------------

VÕ HỮU HÒA

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số : 62.31.05.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS NGUYỄN VIẾT THỊNH
2. PGS.TS PHẠM VIẾT HỒNG

HÀ NỘI, NĂM 2016

íf


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực,
được nghiên cứu từ thực tế và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả

Võ Hữu Hòa
Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, đồng
nghiệp, bạn bè, người thân. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS. TS
Phạm Việt Hồng là những người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận án với những định hướng và chỉ
bảo tận tình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổ Địa lý Kinh tế xã hội và Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tạo cho tôi môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học, Ban giám
hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cho đến khi bảo
vệ luận án. Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu trường ĐH Duy Tân là đơn vị công tác đã tạo cho tôi
những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh, Sở LĐ-TBXH, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, các ban
ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ nhiệt tình, tạo điều kiện cung cấp thông tin, tư liệu, đóng góp ý
kiến cho việc nghiên cứu và khảo sát thực địa.
Tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn
thành luận án. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành với những tình cảm và sự động viên tốt

nhất từ phía gia đình, người thân đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


4

MỤC LỤC


1
1

PHỤ LỤC


6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
1. BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động chia theo
vùng

Bảng 2.16: Quy mô và tỉ trọng lao động ngành CN - XD trong lao động nông
thôn

2. BẢN ĐỒ
Bản đồ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ 2. Bản đồ khu vực nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ 3. Bản đồ phân bố dân số và lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ 4. Bản đồ phân bố lao động nông thôn cấp xã tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009

Bản đồ 5. Bản đồ cơ cấu sử dụng nông thôn theo ngành tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viêt tăt
Nghĩa tiêng Việt
CNH, HĐH
CCLĐ

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ cấu lao động

CM-KT

Chuyên môn - Kỹ thuật

CN - XD

Công nghiệp - Xây dựng

CCN

Cụm công nghiệp

CCKT

Cơ cấu kinh tế


DV

Dịch vụ

GD -ĐT
GDP

Giáo dục đào tạo
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geograpgic Information System)

ILO

Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)

ĐTH

Đô thị hóa

HTX
LĐNT

Hợp tác xã
Lao động nông thôn

LLLĐ


Lực lượng lao động

LĐTB&XH

Lao động thương binh & Xã hội



Lao động

LLSX

Lực lượng sản xuất

NN- NT

Nông nghiệp - Nông thôn

NNL

Nguồn nhân lực

N - L - TS

Nông - Lâm - Thủy sản

NSLĐ

Năng suất lao động


NN & PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thông

UBND

Ủy ban nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KT - XH
TTH

Kinh tế - Xã hội
Thừa Thiên Huế

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTLĐ

Thị trường lao động

TP

Thành phố


THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TW

Trung ương


8

MỞ ĐẦU
l. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, lãnh thổ, nguồn
lực con người được khẳng định là nhân tố đóng vai trò quyết định. Vì vậy việc hoàn thiện
các chiến lược, chính sách khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực đang là
vấn đề quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển và
đang trong quá trình trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) như nước ta hiện
nay, trong điều kiện vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế thì
việc sử dụng hợp lý, hiệu quả lợi thế về nguồn nhân lực đang là chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội trọng tâm.
Hiện nay ở nước ta, nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của 67.8% dân cư và 69.9%
nguồn lao động (2013) [110]. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong khai thác, sử dụng nguồn lao
động ở nông thôn nước ta đang tồn tại những bất cập cần được đánh giá, phân tích cả trên
khía cạnh lý luận và thực tiễn. Sau gần 30 năm đổi mới, thách thức quan trọng nhất của
nông thôn Việt Nam đã chuyển từ an ninh lương thực, thiếu đói sang dư thừa lao động,

năng suất thấp, chia cắt và tụt hậu với khu vực thành thị và toàn bộ toàn nền kinh tế. Dân số
tập trung đông với đặc điểm cơ cấu dân số trẻ là cơ sở làm gia tăng quy mô lực lượng lao
động nông thôn. Trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển, chất lượng nguồn lao động
nông thôn nước ta còn thấp thì vấn đề việc làm cho lao động nông thôn luôn là vấn đề khó
khăn lớn của nhiều địa phương trong cả nước. Những bất cập và lãng phí này càng trở nên
bức thiết hơn trong khi nông nghiệp, nông thôn thì dư thừa lao động, thiếu việc làm phổ
biến trong khi nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có tinh thần và ý thức lao
động cao lại đang thiếu hụt ở các ngành kinh tế khác. Vì vậy phải có các chuyển biến mang
tính chiến lược để sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao ở nông thôn nhằm nâng cao năng
suất, thu nhập cho người lao động, nếu không thì thì khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là
gánh nặng và trở ngại lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về sử dụng lao động
nông thôn hiện nay ở nước ta là vấn đề cần được quan tâm triển khai cụ thể từ cấp độ các
địa phương đến quy mô toàn quốc.
Thừa Thiên Huế (TTH) là một tỉnh của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ nhưng đồng thời
đây cũng là một trong 5 địa phương của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, án ngữ trên
trục giao thông Nam - Bắc, trên hành lang kinh tế Đông - Tây. Đây là những thuận lợi lớn
cho sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương. TTH cũng từng là kinh đô trong lịch sử
của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta với quá trình đô thị hóa diễn ra khá sớm. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nông thôn vẫn đang là khu vực chiếm đến 80% diện tích tự
nhiên, là địa bàn sinh sống của hơn 2/3 dân số và nguồn lao động của địa phương (2013)
[33]. Nông thôn là địa bàn phân bố của phần lớn nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên


9

nhiên và lao động nhưng kinh tế nông thôn TTH vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Trong
cơ cấu kinh tế nông thôn xét ở chủ thể quan trọng nhất là kinh tế hộ gia đình, cơ cấu hộ
nông - lâm - thủy sản năm 2011 vẫn chiếm 53% và sử dụng đến 98% lao động [108]. Mặc
dù có nhiều lợi thế và thuận lợi để đẩy nhanh sự phát triển, tuy nhiên đang có những rào
cản, những khó khăn lớn cho quá trình xây dựng và phát triển nông thôn ở TTH. Trong đó,

vấn đề trọng tâm cần tháo gỡ chính là sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực quan trọng nhất nguồn lao động nông thôn.
Xuất phát từ những bất cập kéo dài về sử dụng lao động ở khu vực nông thôn của
nước ta nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, NCS đã chọn khu vực nông thôn tỉnh Thừa
Thiên Huế làm địa bàn nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lí học của mình
với đề tài: “Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.
*?
2rr Ạ

ĩ

_______________________ ___________________ -*À «Ạ

_ _r_ __

. Tổng quan các vân đê nghiên cứu
2.1.

Một số nghiên cứu ở nước ngoài
- Một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động nông thôn Gắn liền

với phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều này
tất yếu kéo theo các chuyển dịch về sử dụng lao động. Do vậy, trong các nghiên cứu về sử
dụng lao động nông thôn, các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động
được đề cập khá nhiều. Trên cơ sở các tài liệu đã tổng hợp được, có thể thấy nội dung của
các nghiên cứu này tập trung trên các khía cạnh:
(i) Cơ chế hoặc khung lý thuyết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động dựa trên các lý
thuyết về kinh tế phát triển đã được xây dựng;
(ii) Nguyên nhân và các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động
nông thôn một số nước. Khía cạnh này được phân tích cụ thể trong các nghiên cứu của
F.M. Swinnen, Liesbeth Dnesand Karen Macours [146] hoặc Liesbeth Dries và

Johan F.M. Swinnen [147], Các nghiên cứu này còn chỉ ra xu hướng của quá trình
chuyển dịch và đi kèm với đó là việc đánh giá các mô hình hiệu quả cao trong việc tái
cấu trúc lại kinh tế nông thôn theo hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lao động ở các
quốc gia Đông Âu như Rumani, Ukraina, Sec, Hungary, Ba lan;
(iii)

Tác động của thị trường lao động đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động ở
nông thôn. Nghiên cứu của Estudillo và các cộng sự, tập trung vào các nước ở khu vực
Châu Á gió mùa gồm Philippin, Việt Nam, Banglađet và Xri Lanka chỉ ra rằng: Cơ chế
để thị trường lao động nông thôn vận động chính là năng suất lao động, tiền lương, thu
nhập. Do các yếu tố này còn ở mức thấp nên thị trường lao động nông thôn đang hoạt
động yếu, tính cạnh tranh còn thấp. Do vậy để tạo động lực cho thị trường lao động ở
nông thôn phát triển và tham gia vào điều tiết, chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động


1
0

mạnh ở các khu vực nông thôn thì vấn đề cần thiết là tạo ra nhiều việc làm, nhất là việc
làm chính thức, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người lao động [152].
- Một số nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng lao động nông thôn
Sử dụng lao động nông thôn là chiến lược quan trọng của phần lớn các quốc gia
đang phát triển. Kể các các quốc gia phát triển thì nông thôn cũng đã từng là một bộ phận
không gian kinh tế quan trọng. Vì vậy, các nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng lao động
nông thôn trong các nghiên cứu trên thế giới là khá đa dạng. Tác giả tập trung xem xét kinh
nghiệm của một số nghiên cứu ở các quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về
đặc điểm phát triển cũng như đặc điểm dân cư, lao động nông thôn như Ân Độ, Trung
Quốc, Thái Lan, Philipin.
(i) Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi nền kinh tế gần đây đã làm gia
tăng tình trạng dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp gắn với các địa bàn nông thôn

như là một hệ quả tất yếu của việc tập trung dông dân số ở các khu vực này. Với đặc
điểm cơ cấu dân số theo tuổi thuộc nhóm trẻ, trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật
thấp của người lao động làm cho việc chuyển đổi nghề nghiệp rất khó khăn ở các địa bàn
nông thôn. Hậu quả là tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cung - cầu lao động ở
nông thôn Trung Quốc, Ân Độ trong bối cảnh đất đai ngày càng thu hẹp, tài nguyên suy
thoái và cạn kiệt. Vấn đề này được đề cập trong các nghiên cứu của Fung Kwan [148] ,
Yongxin Quan và Zeng-Rung Liu [155].
(ii) Một số nghiên cứu phân tích sâu các hậu quả về mặt kinh tế, xã hội khi lực lượng lao
động trình độ thấp bị dồn nén, kẹt lại với số lượng lớn ở các địa bàn nông thôn. Hậu quả
rõ nhất là sự lãng phí về nguồn nhân lực không được khai thác hợp lý dẫn đến lãng phí
sức lao động. Tiếp theo là các vấn đề về tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng nhanh về các
địa bàn nông thôn. Cũng với đó là tình trạng di cư tự do, di cư theo mùa vụ làm tăng
thêm những khó khăn, bất cập cho hệ thống hạ tầng xã hội cả nơi di cư và nơi tiếp nhận
di cư. Một hậu quả khác cũng được đề cập là tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên
không tính đến các chiến lược phát triển bền vững dẫn đến cạn kiệt, suy thoái, ô nhiễm
nghiêm trọng [155]. Các kinh nghiệm này rất có ý nghĩa khi đối chiếu với thực trạng sử
dụng lao động nông thôn ở nước ta hiện nay. Vì vậy xem xét để bổ sung các giải pháp
phù hợp là vấn đề quan trọng cho các giải pháp sử dụng lao động nông thôn nước ta.
-

Một số nghiên cứu về chính sách và giải pháp liên quan đến sử dụng lao động nông thôn
Các nghiên cứu đề cập đến sử dụng lao động nông thôn trên thế giới đều hướng đến
xây dựng các giải pháp và hoàn thiện các chính sách nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn
lao động nông thôn. Qua một số nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các giải pháp và việc hoàn
thiện các chính sách tập trung vào một số vấn đề sau: (i) Các nghiên cứu đều cho rằng, để
có các giải pháp và chính sách thực tế, hiệu quả thì việc chỉ ra nguyên nhân chi phối đến


1
1


thực trạng sử dụng chưa hiệu quả nguồn lao động nông thôn là rất quan trọng. Theo đó,
trọng tâm nhất và nguyên nhân về kinh tế bao gồm cơ cấu kinh tế nông thôn còn lạc hậu,
chuyển dịch chậm và tăng trưởng thấp. Tiếp theo là hệ thống hạ tầng nông thôn còn nhiều
yếu kém, đi cùng với đó là hệ thống chính sách còn chưa thực tế, chưa đồng bộ. Hầu hết
các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bản thân chất lượng lao động nông thôn thấp cũng là một
nguyên nhân chính. Các vấn đề này được đề cập trong các nghiên cứu của O'Higgins, Niall
và các cộng sự (2001) [145], Tuan Francis, Somwaru Agapi và Diao Xinshen [144]. (ii)
Khi đề cập các giải pháp và gợi ý về chính sách, một số khía cạnh được chú trọng bao gồm:
Việc xây dựng các chính sách vĩ mô nên có tính bao quát và thống nhất được đề cập như là
một giải pháp về mặt chính sách. Cũng với đó là việc chú trọng đầu tư phát triển đa dạng
kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại gắn với thế
mạnh về nguồn lực phát triển của từng địa bàn nông thôn. Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng
nông thôn cũng được xem là một giải pháp chiến lược. Đi cùng với đó là việc nâng cao chất
lượng lao động nông thôn, nâng cao chất lượng các vấn đề về an sinh xã hội cho người
nông dân. Các giải pháp cụ thể được đề cập trong các nghiên cứu của Arnab K. Basu
[137], Tuan Francis, Somwaru Agapi và Diao Xinshen [144].
2.2.
-

Các nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu về lý luận liên quan đến nguồn lao động và sử dụng lao động
Phát triển toàn diện nông thôn đang là một trong các chương trình mục tiêu

quốc gia hiện nay ở nước ta. Vì vậy, sử dụng lao động nông thôn được nhiều nhà nghiên
cứu chú trọng. Ở góc độ lý luận, các nghiên cứu đã tập trung làm rõ trên các nội dung như:
(i) Lý luận về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển, vấn đề phân bổ
nguồn nhân lực trong các ngành, các vùng kinh tế; các vấn đề về thị trường lao động,
năng suất lao động, quản lý lao động. Các vấn đề này được đề cập trong các nghiên cứu
của Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình

kinh tế nguồn nhân lực [22]; Đào Quang Vinh (2006) với nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân
lực (NNL) cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [132].
(ii) Đi sâu vào lý luận về xây dựng nông thôn mới, kinh tế nông thôn và sử dụng lao động
nông thôn, các vấn đề đã được đề cập như lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng
nông thôn mới, các vấn đề về lý luận lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thông, nội dung đánh giá sử dụng lao động nông thôn. Các vấn đề này được đề cập
trong các nghiên cứu của Vũ Văn Phúc (2012) với nghiên cứu: Xây dựng nông thôn mới
những vấn đề lý luận và thực tiễn [68]; Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự (2009):
Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải
pháp giải quyết việc làm trong thời kì công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta [7]; Các
yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam [6].


1
2

(iii)

Đi sâu vào các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực tác giả Ngô Doãn Vịnh (2011)
với nghiên cứu: Bàn về sử dụng các chỉ tiêu phân tích, đánh giá chất lượng nhân lực
Việt Nam [133], đã chỉ ra những tiêu chí định lượng để phân tích, đánh giá chất lượng
nhân lực bao gồm: nhóm các tiêu chí phản ánh trực tiếp (thể lực, trí lực, khả năng thông
minh, khả năng ứng xử, khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình); nhóm các chỉ tiêu
chủ yếu phản ánh gián tiếp chất lượng nguồn nhân lực (năng suất lao động, hiệu suất sử
dụng đầu tư, điện năng và đất đai, số năm đi học, chất lượng hệ thống giáo dục, số người
có học vấn).
- Một số nghiên cứu về hiện trạng sử dụng lao động và chuyển dịch cơ cấu sử dụng

lao động nông thôn:
Nội dung này được đề cập rất phong phú, xuất phát từ thực tế lãnh thổ nước ta có sự

phân hóa khá đa dạng. Do vậy, mỗi địa phương, mỗi vùng kinh tế, trên cơ sở những chính
sách vĩ mô chung đều có những sáng tạo nhất định. Các vấn đề đã được tập trung làm rõ
như:
(i) Các báo cáo thống kê định kì hằng năm của các đợt tổng điều tra liên quan trực
tiếp đến dữ liệu về lao động và sử dụng lao động nông thôn được cập nhật cho thấy cụ thể
hơn về các khía cạnh liên quan đến quy mô, phân hóa, phân bố và chuyển dịch cơ cấu sử
dụng lao động. Đi kèm với các báo cáo thống kê là các phân tích, đánh giá của các chuyên
gia và các nhà quản lý đã cho thấy rõ hơn hiện trạng tổng thể những chuyển biến trong sử
dụng lao động nông thôn ở nước ta. Các vấn đề này được đề cập trong các nghiên cứu, báo
cáo chuyên đề của: Điều tra lao động việc làm các năm (2007, 2008, 2009, 2010... 2013
[102 - 107]; Các báo cáo về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản 2001,
2006, 2011 [107&108];
Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự (2009), Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao
động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong thời kì công nghiệp
hóa, đô thị hóa ở nước ta [7]; Phạm Đăng Quyết (chủ nhiệm đề tài) trong nghiên cứu:
Nghiên cứu thử nghiệm phương pháp tính chỉ tiêu dư thừa lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp ở Việt Nam [78]; Nguyễn Xuân Khoát, Lao động, việc làm và phát triển kinh tế -xã
hội nông thôn Việt Nam [57].
(ii) Các vấn đề về thực trạng sử dụng lao động nông thôn được đề cập như: Thực
trạng lao động, việc làm nông thôn của một số địa phương, các giải pháp có hiệu quả được
áp dụng, các mô hình sáng tạo được phát triển. Một số nghiên cứu đề cập đến xu hướng vận
động của quá trình chuyển dịch sử dụng lao động nông thôn, qua đó xây dựng các mô hình
và dự báo quá trình chuyển dịch sử dụng lao động nông thôn. Những vấn đề này được đề
cập trong các nghiên cứu của: Chu Tiến Quang (2001 - chủ biên), Việc làm ở nông thôn:
Thực trạng và giải pháp [72]; Lê Xuân Bá và cộng sự (2009), Các yếu tố tác động đến


1
3


quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam [6]; Nguyễn Năng Nam với
nghiên cứu: Việc làm cho lao động nông thôn thời hội nhập, thách thức và giải pháp [60];
Nguyễn Thị Tố Quyên, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong mô hình tăng
trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020 [76].
- Một số nghiên cứu về chính sách, giải pháp và kinh nghiệm sử dụng lao động
nông thôn:
(i) Các nội dung được đề cập về mặt chính sách bao gồm: Việc xác đinh vai trò của khu vực
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tiến trình CNH và chuyển đổi nền kinh tế ở
nước ta. Trên cơ sở đó, các chính sách cụ thể được đề cập như: Hoàn thiện bộ chỉ tiêu về
xây dựng nông thôn mới, chính sách về đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ về vốn, đầu từ về
hạ tầng và các chính sách về phát triển kinh tế nông thôn. Các vấn đề này được đề cập
trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tố Quyên, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt
Nam trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020 [76]; Vũ Văn Phúc
(2012) với nghiên cứu: Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn [68];
Hội đồng Lý luận Trung ương (2009), Vấn đề Nông nghiệp ,nông dân, nông thôn - Kinh
nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [47].
(ii) Các nghiên cứu về giải pháp đã tập trung đề cập đến các nhóm giải pháp từ khái quát đến
cụ thể trên các nội dung về kinh tế như: Đa dạng hóa kinh tế nông thôn theo hướng gắn
với thế mạnh và nguồn lực phát triển của các địa bàn nông thôn cụ thể; tập trung phát
triển các ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó chú trọng khôi phục các làng nghề truyền
thống và làng nghề mới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa,
phát triển nông nghiệp nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình
hội nhập. Giải pháp đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo nghề phù hợp gắn với
định hướng tạo việc làm cùng được nhiều tác giả chú trọng. Ngoài ra, việc hỗ trợ về vốn
cho người lao động, đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn là những vấn đề rất thiết thực ở
hầu hết các địa bàn trong các nghiên cứu được đề cập của Chu Tiến Quang (2001 - chủ
biên), Việc làm ở nông thôn: Thực trạng và giải pháp [72]; Nguyễn Thị Thơm và Phí
Thị Hằng, Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
[91]; Đặng Nguyên Anh với nghiên cứu: Vấn đề lao động - việc làm và phát triển
nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay [1]; Nguyễn Bá Ngọc, Giải quyết dư thừa lao

động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam [65].
(iii)

Về mặt kinh nghiệm, nhiều vấn đề cụ thể từ kinh nghiệm quốc tế đến các mô
hình thực tiễn và có hiệu quả trong nước liên quan đến sử dụng lao động nông thôn đã
được nhiều tác giả đề cập. Các nội dung được chú trọng như: Giải quyết đồng bộ mối
quan hệ giữa sử dụng hợp lý lao động đi đôi với bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh
quan nông thôn. Giải quyết vấn đề sử dụng lao động theo hướng li nông bất li hương


1
4

nhằm bảo vệ cấu trúc xã hội và bảo tồn cái nôi văn hóa nông thôn. Gắn vấn đề sử dụng
hợp lý, hiệu quả lao động nông thôn với phát triển kinh tế, song hành với giải quyết đồng
bộ các vấn đề xã hội. Các nghiên cứu đề cập đến kinh nghiệm bao gồm Đặng Kim Sơn
trong bài viết: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình
công nghiệp hóa [80]; Chu Tiến Quang và Lưu Đức Khải, Kinh tế hộ gia đình nông
thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển [75]; Trần Minh Ngọc với nghiên cứu:
Việc làm của nông dân trong quá trình CNH, HĐH vùng Đồng bằng sông Hồng đến
năm 2020 [67]; Lê Xuân Bá và cộng sự (2009), với các nghiên cứu: Nghiên cứu dự báo
chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn và các giải pháp giải quyết việc
làm trong thời kì công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta [7]; Các yếu tố tác động đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam [6].
- Các nghiên cứu ở góc độ địa lý: Các vấn đề liên quan đến nguồn lao động và sử
dụng lao động được nhiều nhà nghiên cứu Địa lí kinh tế - xã hội quan tâm. Thông qua các
chuyên đề, các giáo trình và tài liệu nghiên cứu, giảng dạy của địa lý kinh tế - xã hội và địa
lý dân cư, người nghiên cứu tiếp cận được các kiến thức liên quan đến nguồn lao động và
sử dụng lao động dưới góc độ địa lý. Một số giáo trình, tài liệu nghiên cứu về dân cư, lao
động, việc làm đã được xuất bản bao gồm: Nguyễn

Minh Tuệ - Lê Thông, Dân số học và địa lý dân cư, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội 1995
[98]. Nguyễn Minh Tuệ, Dân số và phát triển kinh tế xã hội, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà
Nội, 1996 [97]. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh, Dân số - tài nguyên, môi trường,
Nxb Giáo dục, Hà Nội 1996 [26]. Lê Thông (Chủ biên) - Nguyễn Hữu Dũng, Dân số, môi
trường, tài nguyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998 [89]. Lê Thông (chủ biên), Địa lý kinh tế
- xã hội Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2007 [88]. Các giáo trình và tài liệu
chuyên khảo của Địa lý kinh tế - xã hội và địa lý dân cư là cơ sở kiến thức quan trọng về
dân số, lao động, việc làm cho các nghiên cứu liên quan. Trong đó mối quan hệ giữa dân
cư, dân số - lao động - việc làm; dân số - tài nguyên - môi trường; dân số - lao động - phát
triển kinh tế xã hộ đã được các nhà nghiên cứu làm rõ trên khía cạnh lý luận và được đối
chiếu qua các nghiên cứu thực tiễn ở khía cạnh vĩ mô. Việc áp dụng các nền tảng kiến thức
này trong các nghiên cứu ở cấp độ lãnh thổ là các vùng kinh tế, địa phương cũng đã được
một số tác giả triển khai.
Một số luận án tiến sĩ đã bảo vệ như: Dân cư, nguồn lao động trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Duyên hải Nam trung bộ (1999) của NCS Hoàng Văn
Chức, Vấn đề dân số - lao động - việc làm đồng bằng sông Hồng của NCS Trần Thị Bích
Hằng [46] Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở thành phố Hồ Chí Minh của NCS
Đàm Nguyễn Thùy Dương [36].
- Các nghiên cứu liên quan ở Thừa Thiên Huế: Vũ Duy Dự trong nghiên cứu: Đánh


1
5

giá nguồn nhân lực tỉnh TTH và nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng và phát huy
[38]. Tác giả đã vận dụng các chỉ tiêu đánh giá NNL và phương pháp thu thập số liệu sơ
cấp bằng điều tra xã hội học để đánh giá thực trạng phát triển NNL ở tỉnh TTH giai đoạn
1999-2004 trên các mặt: thực trạng NNL hiện có; thực trạng sử dụng NNL (thực trạng việc
làm của lực lượng lao động trong 3 nhóm ngành; thực trạng việc làm của 4 nhóm lao
động); điều kiện lao động; tổ chức thị trường LĐ; thực trạng hệ thống GD - ĐT; thực trạng

đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp; thực trạng lực lượng lao động làm việc
trong các doanh nghiệp. Trên cơ sở thực trạng, tác giả đưa ra các dự báo về cung - cầu lao
động giai đoạn 2005-2015 và đề xuất một số giải pháp về chính sách phát triển NNL ở tỉnh
TTH đến năm 2015. Tác giả Hà Thị Hằng trong nghiên cứu: Nguồn nhân lực cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở TTH hiện nay [45]. Vấn đề
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển kinh tế tri thức đã được tác giả
đề cập và làm rõ trong luận án này. Thông qua luận án, các vấn đề lý luận về nguồn nhân
lực cho CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức đã được tổng hợp và bổ sung.
Kinh nghiệm quốc tế và các địa phương trong nước về phát triển nguồn nhân lực đã được
tác giả đúc rút, lấy làm cơ sở và bài học kinh nghiệm rất có ý nghĩa cho vấn đề phát triển
nguồn nhân lực ở TTH gắn với kinh tế tri thức. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân
lực cho CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở TTH, tác giả đã đề xuất các định hướng và
giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 ở TTH .
Các tài liệu và các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quan trọng giúp NCS nhìn
nhận đa chiều về các khía cạnh liên quan đến ý tưởng và vấn đề nghiên cứu. Thông qua đó
NCS đã hoàn thiện thêm các kiến thức liên quan đến nguồn lao động, sử dụng lao động
trong nền kinh tế. Có thể thấy, việc thống kê nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta
trong các báo cáo thống kê quốc gia và của các địa phương đều phân theo hai khu vực nông
thôn và đô thị, trong khi đó việc xem xét vấn đề sử dụng lao động theo tiêu chí thống kê
này còn bị bỏ ngỏ, nhất là ở các địa phương cụ thể.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động nông thôn, mục tiêu của luận án
là phân tích làm rõ thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế, từ đó để xuất các định hướng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả
nguồn lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong tương lai
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lao động và sử dụng lao
động nông thôn, vận dụng vào trường hợp của tỉnh Thừa Thiên Huế.

-

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.


1
6

-

Phân tích thực trạng sử dụng lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 2013.

-

Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động nông
thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai.

4. Giới hạn nghiên cứu
-

về thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng số liệu trong giai đoạn 2001 - 2011, trong đó
nguồn dữ liệu cơ bản được tổng hợp từ các kì tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thủy sản các năm 2001, 2006, 2011 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, luận án có sử
dụng kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, cũng như
một số số liệu thống kê đến năm 2013 trong một số trường hợp cần thiết. Các quan điểm

và giải pháp của luận án định hướng đến 2020.

-

về không gian: Trong luận án này, phạm vi không gian nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
bao gồm lãnh thổ hành chính của 7 huyện cùng với địa bàn các xã nông thôn ở các thị
xã. Các thị trấn ở các huyện được xem là một phần của không gian kinh tế nông thôn.

-

về nội dung: Từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội, áp dụng vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,
luận án tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động
nông thôn; các đặc trưng của nguồn lao động nông thôn, hiện trạng phân bố lao động về
lãnh thổ; cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động nông thôn theo ngành, theo
thành phần kinh tế, trong đó chú trọng vào lao động trong các ngành nông - lâm - thủy
sản.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1.
Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Sử dụng lao động nông thôn là một vấn đề kinh tế - xã hội tổng hợp liên quan đến
nhiều đối tượng như tài nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường. Các đối tượng này
phân bố trên một địa bàn lãnh thổ rộng lớn. Trên quan điểm này, người nghiên cứu đánh
giá đồng bộ, đa chiều về các đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu các đối tượng
theo khía cạnh không gian là đặc thù trong nghiên cứu địa lý. Các đối tượng nghiên cứu
phân bố trên một phạm vi không gian nhất định với những đặc trưng lãnh thổ riêng. Trên
quan điểm tổng hợp - lãnh thổ, nghiên cứu này sẽ đánh giá sự phân hóa không gian của
nhân tố tác động, các đặc trưng trong thực trạng sử dụng lao động nông thôn trên toàn bộ
lãnh thổ tỉnh TTH. Các đánh giá, nhận định cũng chỉ ra sự phân hóa về lãnh thổ ở phạm vi

quốc gia trong so sánh, đối chiếu với các địa phương khác ở các khía cạnh liên quan.
-

Quan điểm hệ thống
Dưới góc độ địa lý, mỗi lãnh thổ được xem như một hệ thống bao gồm các thành


1
7

phần chức năng có tác động qua lại lẫn nhau, làm cho hệ thống này vận động và phát triển.
Mặt khác, mỗi lãnh thổ lại được coi như là một tiểu hệ thống trong hệ thống cấp lớn hơn.
Theo đó, trong nghiên cứu này, sử dụng lao động nông thôn ở TTH được xem là một bộ
phận trong vấn đề sử dụng lao động nói chung; thị trường lao động nông thôn tỉnh TTH là
một bộ phận của thị trường lao động chung. Các khía cạnh liên quan đến sử dụng lao động
nông thôn ở TTH được phân tích, đánh giá trong hệ thống tài nguyên, kinh tế - xã hội
chung của cả tỉnh, cả khu vực Bắc trung bộ và toàn quốc. Việc xây dựng các định hướng và
giải pháp khai thác, sử
dụng hiệu quả lao động nông thôn của tỉnh được xem xét trong quy hoạch, chiến lược phát triển
chung của cả nước, của vùng Bắc Trung Bộ và của tỉnh TTH.
-

Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các đối tượng nghiên cứu của địa lý nói chung luôn có sự vận động, biến đổi theo
thời gian và không gian. Sử dụng lao động nông thôn là một vấn đề kinh tế - xã hội luôn có
sự biến đổi. Do vậy việc đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội phải đứng trên quan điểm lịch
sử - viễn cảnh. Quan điểm này được vận dụng để nhận biết quá trình vận động của đối
tượng, xem xét quá khứ - hiện tại - tương lai là một quá trình xuyên suốt, kế thừa. Đặc
điểm hiện tại, xu hướng vận động của đối tượng là cơ sở để xây dựng các định hướng và
giải pháp sử dụng lao động nông thôn ở TTH hợp lí hơn.


-

Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững hiện nay là một quan điểm xuyên suốt trong các nghiên cứu về
kinh tế - xã hội nói chung. Sử dụng lao động nông thôn là vấn đề kinh tế - xã hội liên quan
đến các khía cạnh của phát triển bền vững. Trong nghiên cứu này việc phân tích các nhân
tố tác động đến sử dụng lao động nông thôn, định hướng và các giải pháp khai thác hiệu
quả lao động nông thôn ở TTH sẽ luôn được xem xét trên quan điểm bền vững trên các
khía cạnh về môi trường, tài nguyên, kinh tế - xã hội.
5.2.

-

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu đã có
Các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội thường bắt đầu từ nghiên cứu lý
thuyết. Phương pháp này sẽ giúp cho người nghiên cứu tổng hợp và định hình nên khung lý
thuyết cho nghiên cứu của mình bao gồm các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về sử
dụng lao động nông thôn. Với nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp và phân tích các tài liệu
liên quan đến địa lý dân cư, địa lý kinh tế xã hội, lao động, việc làm mối quan hệ dân cư,
dân cư - lao động - tài nguyên, môi trường và các vấn đề liên quan khác thông qua các
nguồn trong và ngoài nước (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu
trữ). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt giúp tác giả xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận và


1
8


thực tiễn về nội dung của vấn đề nghiên cứu của tác giả.
Tác giả cũng thu thập, hệ thống hóa, xử lí nhiều nguồn tài liệu thứ cấp từ các cơ
quan chức năng của địa phương và trung ương. Những tài liệu này sau khi được phân tích,
tổng hợp theo yêu cầu của đề tài, là nguồn thông tin quý giá, đặc biệt đóng vai trò là thông
tin nền.
-

Phương pháp thực địa
Thực địa là một phương pháp nghiên cứu truyền thống và phổ biến trong nghiên
cứu địa lý. Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với luận án khi nghiên cứu trường hợp
(case - study). Trong quá trình thực địa, tác giả luận án đã tiến hành các quan sát trực tiếp,
trao đổi với các bên có liên quan đối với việc sử dụng lao động nông thôn, thu thập bổ sung
tư liệu, số liệu, kiểm tra mức độ tin cậy của các số liệu và sự vận động thực tế của đối
tượng ở địa bàn nghiên cứu. Những khía cạnh được tập trung khảo sát khi thực địa bao gồm
các đặc trưng của người lao động, thực tế chuyển đổi nghề nghiệp, những vấn đề đặt ra khi
chuyển đổi nghề, các vấn đề về hạ tầng nông thôn, phân bố dân cư, lao động ở các địa bàn
nông thôn. Tác giả đã có các chuyến khảo sát thực địa ở một số địa bàn nông thôn tỉnh
TTH. Qua thực địa tác giả đã có những tổng kết, đánh giá và nhận định thực tiễn hơn cho
các vấn đề trong nghiên cứu của mình. Quá trình thực địa cũng đã bổ trợ cho phương pháp
điều tra xã hội học được tiến hành sau đó. Những hiểu biết từ thực địa đã giúp tác giả bổ
sung và hoàn thiện bảng hỏi cho các mục tiêu trong điều tra xã hội học
- Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học là một phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nghiên cứu khoa
học xã hội, và hiện nay được sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu địa lý. Trong nghiên
cứu này, tác giả đã sử dụng điều tra xã hội học để khảo sát quan điểm và thái độ của người
lao động, các nhà sử dụng lao động, các nhà quản lý chính quyền các cấp ở địa bàn nông
thôn tỉnh TTH đối với những khó khăn và các giải pháp liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động. Các dữ liệu thu thập được giúp tác giả luận án thấy rõ hơn cách nhìn
đa chiều của các bên liên quan đến việc sử dụng lao động nông thôn, từ đó việc đánh giá sẽ
khách quan hơn, các định hướng và giải pháp sẽ có tính thực tiễn cao hơn.

Mục tiêu của điều tra xã hội học trong nghiên cứu này không nhằm thu thập các số
liệu nền, mà chỉ nhằm tìm hiểu quan điểm, ý kiến của các bên liên quan đến sử dụng lao
động nông thôn về những khó khăn và các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý hơn LLLĐ nông
thôn ở tỉnh TTH. Điều tra, khảo sát cũng kiểm nghiệm tính thực tiễn của một số nội dung
nghiên cứu. Các tính toán, thống kê suy luận và đánh giá trong luận án hoàn toàn dựa trên
số liệu nền từ tổng điều tra Nông thôn - nông nghiệp - thủy sản quốc gia tại địa bàn TTH
giai đoạn 2001 - 2011. Do vậy mà các kỉ thuật tính toán dung lượng, quy mô mẫu, áp dụng


1
9

quy trình chọn mẫu chưa được thực hiện theo đúng quy trình và nguyên tắc của điều tra xã
hội học. Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề: (i) Thông tin đặc trưng của các nhóm
đối tượng điều tra liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nông thôn; (ii) Tổng hợp ý kiến
của các nhóm đối tượng điều tra, khảo sát về những khó khăn và giải pháp trong vấn đề sử
dụng hợp lý LĐ nông thôn ở TTH; (iii) Thông qua phỏng vấn, nói chuyện và thu thập từ
các câu hỏi mở đối với các nhóm chủ thể điều tra, NCS mong muốn hiểu sát thực tế hơn
đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu, qua đó định hình thêm cho việc xây dựng các
định hướng và các giải pháp có tính thực tiễn cao hơn trong vấn đề nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động nông thôn ở TTH thời gian tới.
Về chọn mẫu và phân chia nhóm mẫu khảo sát. Mẫu được chọn theo phương pháp
ngẫu nhiên theo khối (các mẫu được chia theo đơn vị hành chính cấp huyện, mỗi huyện
chọn thí điểm ngẫu nhiên một số xã và thôn/ bản để tiến hành điều tra). Các đối tượng khảo
sát được lựa chon tại ba tiểu vùng theo sự phân hóa của địa bàn nông thôn TTH. Tổng quy
mô mẫu được xác định là 363 mẫu, chia làm theo 3 nhóm: Nhóm người lao động ở địa bàn
nông thôn 214 mẫu, nhóm đơn vị sử dụng lao động 88 mẫu và nhóm các nhà quản lý chính
quyền các cấp, các chuyên gia nghiên cứu liên quan 61 mẫu. Số mẫu trong mỗi nhóm được
phân bố ở các tiểu vùng lãnh thổ theo tỉ lệ tương ứng quy mô và tỉ trọng LĐ nông thôn tại
các tiểu vùng. Thời gian tiến hành điều tra là tháng 07/2015.

-

Phương pháp thống kê toán học
Trong nghiên cứu này phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý số liệu
và phân tích thống kê về dân số, lao động theo các nhóm/ tổ, địa phương. Các thông tin đầu
vào bao gồm các số liệu vi mô từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, các kết quả
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2001, 2006, 2011 của tỉnh Thừa Thiên
Huế, và cả các kết quả điều tra xã hội học do tác giả luận án tiến hành. Phần mềm chuyên
môn được sử dụng là SPSS. Các kết quả chiết xuất được trình bày thành các bảng và biểu
đồ.
Tác giả luận án còn sử dụng các kỹ thuật về thống kê không gian (spatial statistics)
nhằm phân tích các đặc trưng theo không gian của các đại lượng thống kê, kết hợp giữa
SPSS và MapInfo.

-

Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng rất đa dạng, tùy theo mức độ phức tạp của
vấn đề và quy mô nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh đã thực hiện tham
vấn ý kiến của các cán bộ lãnh đạo chuyên môn và chuyên ngành liên quan đến quản lý và
sử dụng lao động nông thôn tại địa phương TTH; tham vấn ý kiến của các chuyên gia tại
Trung tâm nghiên cứu phát triển nông thôn thuộc Đại học Nông lâm Huế. Các ý kiến của


2
0

các chuyên gia đã hỗ trợ rất ý nghĩa cho tác giả trong triển khai và hoàn thiện nghiên cứu
này.
-


Phương pháp bản đồ - GIS
Trong nghiên cứu địa lý, việc xây dựng các xêri bản đồ chuyên đề (ở các tỉ lệ khác
nhau, chuỗi thời gian khác nhau) cho phép người nghiên cứu phát triển tư duy không gian thời gian, nhìn sự vật và hiện tượng địa lí vận động cả theo chiều không gian và thời gian,
phát hiện được các cấu trúc không gian cũng như các “dị thường” có tính địa phương để tập
trung nghiên cứu, giải thích các dị thường đó. Việc ứng dụng công nghệ GIS cho phép cập
nhật thông tin, tùy biến các bản đồ cũng như việc phân tích không gian được hiệu quả, năng
suất cao. Trong khi triển khai đề tài luận án, ngay từ giai đoạn đầu, NCS đã phác thảo các
bản đồ chuyên đề, sau đó từng bước mở rộng đề tài nghiên cứu và thành lập các bản đồ
chuyên đề chi tiết và đảm bảo độ chính xác. Tác giả luận án cũng khai thác bản đồ WebGIS
của cổng thông tin điện tử để cập nhật một số
thông tin không gian hành chính. Các bản đồ chuyên đề trong luận án đều do NCS thành
lập và phản ánh kết quả nghiên cứu của luận án, được liệt kê trong danh mục bản đồ. Các
bản đồ này được thành lập bằng phần mềm Mapinío 11.0.

6. Những đóng góp mới của luận án
-

Tổng quan có chọn lọc và làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng lao
động nông thôn để vận dụng vào trường hợp của tỉnh Thừa Thiên Huế;

-

Xác định các tiêu chí đánh giá sử dụng lao động nông thôn;

-

Đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động ở địa
bàn nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế;


-

Phân tích hiện trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn
2001 - 2011 trên các khía cạnh theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế và về
thời gian sử dụng lao động;

-

Đề xuất các định hướng và một số giải pháp để sử dụng hợp lý lao động nông thôn ở tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và luận án được triển khai với 3 chương: Chương 1:
Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng lao động nông thôn Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và
thực trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp sử dụng hợp lý lao động nông thôn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế


2
1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1.
1.1.1.

Cơ sở lý luận
Nguồn lao động và sử dụng lao động


a) Nguồn lao động và cơ cấu lao động
Nguồn lao động là nguồn lực con người của một quốc gia, lãnh thổ, một phạm trù
kinh tế được đặc trưng bởi dân số có khả năng lao động, đóng vai trò chính trong việc tạo
ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Trong lý luận kinh tế nguồn nhân lực, nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không kể trạng thái có việc làm hay không.
Yếu tố nội hàm quan trọng liên quan đến xác định quy mô nguồn lao động đó là độ tuổi lao
động. Vấn đề này ở nước ta, Điều 6 của Bộ Luật lao động (năm 1994, sửa đổi 2012) quy
định “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có khả năng giao
kết hợp đồng lao động”. Điều 187 Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2012 quy định giới hạn độ
tuổi nghỉ hưu và hưởng lương hưu trí “Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”. Như vậy giới hạn
độ tuổi lao động của người Việt Nam được xác định: Nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến
55 tuổi.
Trong Chuyên khảo về lao động và việc làm tại Việt Nam, khái niệm “nguồn lao
động” và “dân số hoạt động kinh tế” có ý nghĩa như nhau và đều được sử dụng [101;10].
Theo đó hiện nay, khái niệm về nguồn lao động được thống nhất: Nguồn lao động hay lực
lượng lao động bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (Nam từ 15 đến 60,
nữ từ 15 đến 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm (thất nghiệp) nhưng có nhu
cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
Dân số hoạt động kinh tế: Dân số hoạt động kinh tế (hay lực lượng lao động) là bộ
phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và
dịch vụ. Hiện nay khái niệm dân số hoạt động kinh tế bao gồm: những người từ 15 tuổi trở
lên có việc làm, đang làm việc và những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang
tìm việc làm [134]
Dân số đang làm việc: Phần lớn số người trong lực lượng lao động là những người
đang làm việc. Vì vậy trong thống kê, thuật ngữ dân số đang làm việc được Tổng cục thống
kê sử dụng như sau: Dân số có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên
trong khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), đang làm việc được trả lương, tự làm hoặc
làm chủ.



2
2

Dân số không hoạt động kinh tế: Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm: những
người đang đi học, những người nội trợ, những người mất khả năng lao động (là những
người vì điều kiện sức khoẻ không làm việc để tự nuôi sống mình được), những người có
khả năng lao động nhưng không muốn làm việc và những người đã nghỉ hưu không làm
việc.
Trong nghiên cứu này, để xác định quy mô nguồn lao động nông thôn trong phân tích
và đánh giá chúng tôi sử dụng quan niệm nguồn lao động thống nhất với lực lượng lao
động và dân số hoạt động kinh tế theo các xuất bản phẩm thống kê của Tổng cục thống kê
hiện hành.
Về cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động (CCLĐ) là phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh hình thức cấu tạo bên
trong của tổng thể lao động, sự tương quan giữa các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ
phận đó trong tổng lao động xã hội. Đặc trưng của CCLĐ là mối quan hệ tỷ lệ về mặt số
lượng lao động theo những tiêu chí nhất định. CCLĐ thường được xem xét ở các khía cạnh
sau:
CCLĐ theo giới tính và độ tuổi: Dưới góc độ này, nguồn LĐ được chia thành lao
động nam, lao động nữ, lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi theo qui định của pháp luật
về lao động, trong đó, lao động ngoài độ tuổi bao gồm lao động trên và dưới tuổi lao động
có khả năng và thực tế tham gia lao động đã được qui đổi thành lao động tiêu chuẩn.
CCLĐ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng biến
động giữa các loại lao động có trình độ CMKT khác nhau. Đây là tiêu chí cho biết trình độ
phát triển về chất lượng của nguồn lao động và cũng là tiêu chất lượng để đánh giá trình độ
CNH, HĐH hoạt động lao động.
- Theo ngành kinh tế:
CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế: Là CCLĐ biểu hiện quan hệ tỷ lệ cũng như xu
hướng vận động của lao động trong các ngành nghề khác nhau, ở các lĩnh vực kinh tế.

CCLĐ theo ngành kinh tế được xác định trên kết quả của sự phân công lao động theo
ngành trong nền kinh tế. Nếu xác định CCLĐ theo nhóm ngành hay lĩnh vực kinh tế bao
gồm lao động nông nghiệp (bao gồm nông - lâm - thủy sản), lao động công nghiệp - xây
dựng, lao động dịch vụ.
CCLĐ theo nội bộ ngành: Là lao động được phân chia thành những bộ phận theo
ngành hẹp hơn, chẳng hạn trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản bao gồm lao động ngành
nông nghiệp, lao động ngành lâm nghiệp, lao động ngành thủy sản, lao động ngành diêm


2
3

nghiệp; trong CN - XD gồm lao động ngành công nghiệp khai khoáng, lao động ngành chế
biến, lao động sản xuất điện, ga, nước. Từ các ngành kinh tế, lao động được phân chia
thành các nghề chuyên môn sâu tạo nên một CCLĐ theo ngành nghề đa dạng với CMKT
phù hợp. Đó là điều kiện cơ bản để phát triển kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao NSLĐ.
-

Theo thành phần kinh tế
Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng vận động, phát triển của nguồn lao động trong
các thành phần kinh tế. Số lượng các thành phần kinh tế được xác định tùy theo từng giai
đoạn lịch sử nhất định (hiện nay ở nước ta gồm 5 thành phần kinh tế, đó là: Kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).
Trên thực tế, cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam thường được phân chia theo ba khu
vực: Kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, do đó
trong CCLĐ theo thành phần cũng thường được gắn với ba bộ phận trên. Riêng khu vực
ngoài nhà nước lại được phân chia ra kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể. Về mặt
pháp lý, lao động ở các khu vực kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền và nghĩa
vụ của riêng mình.


-

Theo vùng, theo khu vực:
CCLĐ theo vùng lãnh thổ bao gồm CCLĐ theo vùng lãnh thổ được phân định bằng
địa giới hành chính; CCLĐ theo khu vực thành thị, nông thôn. Đây là kết quả của sự phân
công lao động giữa các vùng, các khu vực trong nội bộ vùng. Với việc xác định CCLĐ theo
vùng, lãnh thổ tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng khu vực.
Tuy nhiên, cũng cần thấy giữa CCLĐ theo vùng lãnh thổ và CCLĐ theo nhóm ngành
và ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ, không có một cơ sở ngành, nghề nào lại
không được triển khai trên một vùng lãnh thổ nhất định; mặt khác, CCLĐ theo vùng lại
chính là sự thể hiện của CCLĐ theo ngành, nghề trên vùng lãnh thổ đó.

b) Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế: Trong từ điển Bách khoa, Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ
hưu cơ tương đối ổn định hợp thành. Có nhiều cách phân loại về cơ cấu kinh tế như phân
theo cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu theo thành phần. Cách
phân loại về cơ cấu kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào cơ cấu
ngành.
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các
ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Nền kinh tế


2
4

quốc dân bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Các ngành, lĩnh vực kinh tế đó
gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Theo đó, các nhà nghiên cứu kinh
tế đã chia các ngành kinh tế thành ba nhóm ngành lớn:
Nhóm các ngành khu vực I: Bao gồm các ngành nông - lâm - thủy sản.

Nhóm các ngành khu vực II: Bao gồm các ngành công nghiệp - xây dựng.
Nhóm các ngành khu vực III: Bao gồm các ngành dịch vụ (giao thông vận tải, thương
mại, du lịch...)
Trong 3 nhóm ngành lớn, mỗi nhóm ngành lại là sự kết hợp của các ngành nhỏ hơn
có những đặc điểm tương đối giống nhau và các ngành này đã tạo nên cơ cấu nội bộ ngành.
Mỗi nhóm ngành là sự kết hợp của các ngành nhỏ hơn có đặc điểm tương đối giống nhau
và chính cơ cấu của các ngành này được gọi là cơ cấu nội bộ ngành.
c) Sử dụng lao động
Trong kinh tế nguồn nhân lực, quan niệm về sử dụng lao động được được hiểu là quá
trình nghiên cứu khai thác các tiềm năng của người lao động nhằm mục tiêu với lượng chi
phí lao động ngày càng ít hơn song tạo ra nhiều lợi ích kinh tế hơn. Sử dụng nguồn lao
động thực chất là phân bổ nguồn lao động vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế,
các vùng kinh tế theo những tỉ lệ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả cao và đầy đủ nguồn
lao động. Sử dụng lao động có liên quan mật thiết đến sự phân công lao động xã hội
[22:78]. Như vậy, để sử dụng hiệu quả nguồn lao động thì phải phân bổ lao động phù hợp
với điều kiện phát triển của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế ở từng giai
đoạn phát triển nhất định. Đây chính là quá trình sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp
cơ cấu kinh tế nói chung (cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ).
Theo Chu Tiến Quang, nội dung cụ thể của sử dụng nguồn lao động bao gồm: (i) Xác
định nhu cầu sử dụng lao động về số lượng, chất lượng cho các ngành kinh tế của quốc gia,
vùng lãnh thổ trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; (ii) Phân bổ hợp lý nguồn lao động vào
các ngành kinh tế để toàn dụng lực lượng lao động đang và sẽ tham gia vào từng lĩnh vực;
phát huy tối đa năng lực cá nhân của từng lao động; (iii) Tạo điều kiện thuận lợi và động
lực phù hợp để người lao động phát huy hết mọi năng lực, sở trường và ý chí cá nhân trong
công việc mà họ triển khai [73:3,4], Từ đó, theo chúng tôi, nghiên cứu sử dụng nguồn lao
động bao hàm việc đánh giá hiện trạng sử dụng và phân bổ lao động sao cho phù hợp với
điều kiện phát triển theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế ở từng giai đoạn
phát triển nhất định nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động,
-


Việc làm


2
5

Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên quan đến các quá trình kinh tế - xã hội và
luôn gắn liền với hoạt động lao động, Ở góc độ xã hội và quan hệ xã hội, việc làm thể hiện
mối quan hệ giữa con người với con người thông qua thỏa thuận lao động và những công
việc cụ thể, Ở khía cạnh hoạt động lao động, việc làm thể hiện mối quan hệ giữa sức lao
động với tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất,
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa: Việc làm là hoạt động lao động
được trả công bằng tiền hoặc hiện vật,
Theo định nghĩa việc làm trong Bộ luật lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”[18]. Tổng
cục Thống kê trong Báo cáo tổng điều tra lao động việc làm hiện nay sử dụng quan niệm:
Việc làm là mọi hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp
luật cấm,
Các vấn đề cơ bản được đề cập trong các quan niệm về việc làm bao gồm vị thế của
việc làm (việc làm thỏa thuận hay tự làm), mục đích của việc làm (được trả công: bằng tiền
hoặc hiện vật, hoặc mang lại lợi ích cho gia đình và bản thân, đổi công, tự làm để tạo ra thu
nhập...) và tính hợp pháp theo quy định của pháp luật về việc làm (nhiều việc làm tự làm và
mang lại thu nhập thậm chí rất cao nhưng vi phạm pháp luật thì không được xem là việc
làm), Trong nghiên cứu này chúng tôi xem xét các hoạt động của người lao động trong
khuôn khổ pháp luật cho phép mang lại lợi ích cho bản thân người lao động, cho gia đình
và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng xã hội thì được gọi là việc làm,
-

Thất nghiệp
ILO sử dụng thống nhất khái niệm thất nghiệp như sau: Thất nghiệp bao gồm toàn bộ

số người ở độ tuổi quy định trong thời gian điều tra có khả năng làm việc, không có việc
làm và đang đi tìm kiếm việc làm, Từ định nghĩa về thất nghiệp, ILO đã đưa ra bốn tiêu chí
cơ bản để xác định “người thất nghiệp” đó là: Trong độ tuổi lao động; có khả năng lao
động nhưng đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm. Nhìn chung, các tiêu chí này
mang tính khái quát cao, đã được nhiều nước tán thành và lấy làm cơ sở để vận dụng tại
quốc gia mình khi đưa ra những khái niệm về người thất nghiệp.
Ở nước ta, từ năm 1996, trong các báo cáo về điều tra lao động - việc làm, Bộ LĐTB
& XH dùng khái niệm "Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, có nhu cầu tìm việc làm nhưng không có việc làm".
Hiện nay Tổng cục Thống kê sử dụng ba tiêu chí trong Tổng điều tra Lao động - Việc
làm hằng năm như sau: (i) hiện không làm việc, (ii) đang tìm kiếm việc làm và (iii) sẵn
sàng làm việc; các yếu tố này phải thỏa mãn đồng thời. Việc đưa ra một khái niệm hoàn


×