Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tội hiếp dâm quy định trong bộ Luật Hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.33 KB, 9 trang )

Tội hiếp dâm có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm
hình thức
Một trong những tội phạm nghiêm trọng và đáng được lên án nhất hiện nay trong xã
hội Việt Nam đó chính là tội hiếp dâm. Tội hiếp dâm được gây ra có một sức ảnh
hưởng vô cùng to lớn đối với nạn nhân, không những bị xâm hại về thân thể mà nạn
nhân còn phải chịu một chấn động rất lớn về mặt tinh thần mà có thể sẽ phải mang
theo đến suốt cuộc đời. Để nhằm hiểu rõ hơn về quy định xử phạt của Luật Hình sự
về tội hiếp dâm và những vấn đề liên quan đến tội phạm này, em xin chọn giải quyết
tình huống số 8. Chắc chắn rằng bài làm còn có nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy
cô tận tình đóng góp ý kiến để bài tiểu luận cũng như kiến thức của em được hoàn
thiện hơn.
Bài 6: M (nữ) cùng hai tên H và Q rủ L là một cô gái 17 tuổi cùng đi dự sinh nhật M
tại một nhà nghỉ có phòng hát karaoke. Cả bốn cùng uống rượu, nhảy múa, H và Q
còn pha thuốc kích dục vào đồ uống của mình. Một lát sau M rủ H là bạn trai của
mình lên phòng nghỉ và đề nghị L cũng vào phòng nghỉ thành một cặp với Q. Tuy
nhiên L từ chối và đòi về. M, H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ. Thấy L vẫn
tiếp tục nằng nặc từ chối M đã rút con dao đặt lên bàn và bảo “Mày thích gì? Có
chiều Q không thì bảo?” L sợ quá đành đồng ý ở lại cùng Q. Sau đó Q đã thực hiện
hành vi giao cấu trái ý muốn của L.
Hỏi
1. Tội hiếp dâm có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức?
Trong trường hợp trên tội hiếp dâm đã hoàn thành chưa? Tại sao? (2 điểm)
2. Trong trường hợp này M có phải chịu TNHS về tội hiếp dâm không? Tại sao? (2
điểm)


3. Có ý kiến cho rằng trong trường hợp phạm tội này H chỉ có lỗi cố ý gián tiếp, còn
Q có lỗi cố ý trực tiếp. Hãy bình luận ý kiến trên. (1 điểm)
4. Nếu sau khi M và H bỏ đi, L khóc lóc van xin Q tha cho mình và Q đã mủi lòng
nên không thực hiện hành vi giao cấu với L thì Q có phải chịu TNHS về tội hiếp
dâm không? Tại sao? (2 điểm)


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 1. Tội hiếp dâm có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình
thức? Trong trường hợp trên tội hiếp dâm đã hoàn thành chưa? Tại sao?
Ta khẳng định tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm (CTTP) hình thức; như đã
biết, dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia
CTTP thành CTTP vật chất và CTTP hình thức:
- CTTP vật chất là CTTP có dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
- CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy
hiểm cho xã hội.
Điểm khác nhau giữa CTTP vật chất và CTTP hình thức ở chỗ nhà làm luật quy
định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc hay không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong CTTP. Việc xác định loại tội nào có CTTP vật chất hay có CTTP hình thức
phải dựa vào quy định của luật. Nếu trong CTTP cơ bản của điều luật chỉ mô tả
hành vi mà không mô tả hậu quả thì đó là tội phạm có CTTP hình thức, nếu trong
CTTP cơ bản, nhà làm luật mô tả cả hành vi và hậu quả thì đó là tội phạm có CTTP
vật chất.


Như ta thấy ở Điều 111 BLHS quy định về tội hiếp dâm: “ 1. Người nào dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bẩy năm. ...”
Hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với
nạn nhân trái với ý muốn của họ; nhưng Điều luật lại không chỉ rõ hậu quả của hành
vi gây ra cũng như không nêu rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tại
Điều 11, các nhà làm luật trên lý thuyết không thể xác định được mức độ hậu quả
của hành vi trái pháp luật này để lại, cũng như khó có thể xác định được mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả; chính vì vậy tội hiếp dâm được quy định tại

Điều 111 là tội có CTTP hình thức.
Đối với tội hiếp dâm, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao
cấu với nạn nhân, cho dù đã giao cấu được hay chưa thì vẫn bị coi là đã phạm tội
hiếp dâm và ở giai đoạn phạm tội hoàn thành nhưng chưa đạt. Vì vậy đối tượng
phạm tội thường là nam giới. Nói như vậy không có nghĩa là nữ giới không bị xét
xử về tội này nhưng thường nữ giới chỉ bị xét xử với tư cách là đồng phạm.
Do đó tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm hình thức vì chỉ cần thực hiện một
trong những hành vi khách quan được quy định trong điều 111 BLHS năm 1999 là
tội phạm đã hoàn thành cho dù đã giao cấu được hay chưa. Nếu chưa giao cấu được
do những yếu tố bên ngoài tác động vào thì tội phạm cũng đã hoàn thành nhưng ở
giai đoạn phạm tội chưa đạt. Vì lỗi của người phạm tội luôn luôn là lỗi cố ý vì
người phạm tội biết hành vi giao cấu của mình là trái ý muốn của người phụ nữ
nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó bằng một trong những thủ đoạn nói
trên. Do đó hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội cần phải ngăn ngừa.


Trong trường hợp trên thì tội hiếp dâm đã hoàn thành rồi. Vì M, H và Q đã dùng vũ
lực kéo L lên phòng ngủ nhưng L vẫn tiếp tục từ chối sau đó M rút dao đe dọa L sợ
quá nên L đồng ý ở lại cùng Q và sau đó Q đã thực hiện được hành vi giao cấu trái ý
muốn với L. Người phạm tội trong trường hợp này đã dùng vũ lực và sau đó là đe
dọa dùng vũ lực buộc L phải đồng ý giao cấu trái muốn và Q đã thực hiện hành vi
giao cấu với L. Như vậy, trong trường hợp này tội phạm đã hoàn thành.
2. Trong trường hợp này M có phải chịu TNHS về tội hiếp dâm không? Tại sao?
Trong trường hợp phạm tội này M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Trường hợp phạm tội này đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu về mặt chủ thể, mặt
khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Nhưng vềmặt chủ thể của tội phạm hiếp
dâm ngoài những yêu cầu nói chung về năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
thì còn có dấu hiệu đặc biệt đó phải là nam giới, nếu là nữ giới thì nữ giới đóng vai
trò là đồng phạm. Trong vụ án này M là nữ giữ vai trò là người đồng phạm của tội

phạm hiếp dâm nên M phải trịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.
Đồng phạm được quy định tại Điều 20 BLHS như sau:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những
người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.


Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm”.
Trường hợp phạm tội của M, H và Q đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của đồng
phạm bao gồm mặt khách quan và mặt chủ quan:
Dấu hiệu về mặt khách quan: đó là phải có từ hai người trở lên tham gia vào việc
thực hiện một tội phạm. Trong trường phạm tội trên thì M, H và Q cùng nhau thực
hiện một tội phạm đó là tội hiếp dâm. M, H và Q đã dùng vũ lực kéo L lên phòng
nghỉ (thể hiện sự liên kết với nhau) để ép buộc L thực hiện hành vi giao cấu với Q.
Hành vi này của M, H và Q đã cấu thành tội phạm cụ thể đó là tội hiếp dâm theo
quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS. Tội phạm hiếp dâm là tội phạm cấu thành
hình thức nên khi M, H và Q dùng hành vi vũ lực với L nhằm mục đích để Q giao
cấu với L thì tội phạm hiếp dâm đã được cấu thành.
Dấu hiệu về mặt chủ quan: M, H và Q đã cố ý thực hiện hành vi tội phạm. Vềmặt lý
tríM, H và Q có đủ khả năng nhận thức để thấy được hành vi dùng vũ lực nhằm
thực hiện hành vi hiếp dâm của mình là nguy hiểm và trái với quy định của pháp
luật và về mặt ý chí M, H mong muốn Q thực hiện hành vi giao cấu với L và Q
cũng muốn thực hiện hành vi này. Như vậy, là họ mong muốn hậu quả xảy ra.
Căn cứ vào dấu hiệu khách quan và chủ quan đã phân tích ta có thể khẳng định M là
đồng phạm của tội hiếp dâm. Nhưng trong trường hợp này M là nữ không có những

đặc điểm cấu tạo sinh học như nam giới nên không thể thực hiện hành vi giao cấu
nên ta phải xác định M giữ vai trò đồng phạm là người tổ chức, người xúi giục hay
người giúp sức. Trong trường hợp này M giữ vai trò đồng phạm là người giúp sức.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 thì: “Người giúp sức là người tạo những điều
kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Người giúp sức là người
tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm, có thể là giúp sức về vật
chất hoặc tinh thần. M cùng H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng để tạo điều kiện


cho Q giao cấu với L, sau đó Mdùng dao và lời nói mang tính chất đe dọa, nhằm
cưỡng bức về tinh thần làm L sợ và không giám chống cự. Việc M cưỡng bức về
tinh thần đối với L cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Q thực hiện hành vi giao
cấu trái ý muốn với L. Như vậy, chúng ta có thể kết luận cả hai hành vi dùng vũ lực
và dùng dao cùng lời nói đe dọa nhằm tạo điều kiện để Q thực hiện hành vi giao cấu
trái ý muốn với L thì M chính là người giúp sức.
3. Có ý kiến cho rằng trong trường hợp phạm tội này H chỉ có lỗi cố ý gián tiếp, còn
Q có lỗi cố ý trực tiếp. Hãy bình luận ý kiến trên.
Trong trường hợp trên ta có thể thấy H và Q đều phạm tội lỗi cố ý trực tiếp trong
việc L bị giao cấu trái ý muốn.
Theo Điều 9 BLHS quy định :
“1.Cố ý trực tiếp là lỗi của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
2.Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Thứ nhất: Theo khoản 1 Điều 9 BLHS về lỗi cố ý trực tiếp:
Xét về mặt lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó
Tội hiếp dâm là loại tội có CTTP vật chất nên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt

buộc nên vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra đối
khi xem xét lí trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp trên ta


có thể thấy cả H và Q đều nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội khi cảM,
H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ, L là cô gái chưa thành niên(17 tuổi), L
không tự nguyện lên phòng nghỉ thành một cặp với Q (L đã từ chối và đòi về), địa
điểm là phòng hát karaoke và việc dùng vũ lực kéo cô lên phòng đã thể hiện rõ tính
chất nguy hiểm của hành vi của mình. Sự nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi là cơ sở cho việc thấy trước hậu quả của hành vi.
Như vậy, xét về mặt lí trí thì trong tình huống trên cả H và Q đều thỏa mãn dấu hiệu
của lỗi cố ý trực tiếp.
Thứ hai: Xét về mặt ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Đối với Q, việc nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình thì chứng tỏ chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó. Dùng vũ lực là dùng
sức mạnh về thể chất như vật ngã, nắm giữ chân tay, kéo, xé quần áo của nạn nhân.
Hành vi dùng vũ lực trong tội hiếp dâm cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở
một số tội phạm khác, nhưng ở tội hiếp dâm thì hàng vi dùng vũ lực là nhằm giao
cấu với nạn nhân. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm có hành động giao
cấu, không cần căn cứ là đã giao cấu xong hay chưa. Xét tình huống trên thì thấy
hành vi của Q là hành vi dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ để giao cấu trái với ý
muốn của nạn nhân.
Đối với H, H đã cùng với M và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ, tức là H đã
thực hiện hành vi có mục đích chứ không phải không mong muốn và để mặc cho
hậu quảxảy ra. Mặc dù mục đích dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ của H không
nhằm mục đích giao cấu nhưng H nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi do mình gây ra. Tội hiếp dâm là tội có CTTP hình thức nên hậu quả nguy
hiểm cho xã hội không được đặt ra. Chỉ cần người thực hiện hành vi nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó mà vẫn thực hiện hành vi đó.
Như vậy, không thể cho rằng H có lỗi gián tiếp trong tình huống trên được.



Tóm lại, cả Q và H đều thỏa mãn dấu hiệu về lí trí và ý chí của lỗi cố ý trực tiếp,cả
H và Q đều có lỗi cố ý trực tiếp của tội hiếp dâm. Vậy, ý kiến cho rằng trường hợp
phạm tội này H chỉ có lỗi cố ý gián tiếp, còn Q có lỗi cố ý trực tiếp là sai.
4. Nếu sau khi M và H bỏ đi, L khóc lóc van xin Q tha cho mình và Q đã mủi lòng
nên không thực hiện hành vi giao cấu với L thì Q có phải chịu TNHS về tội hiếp
dâm không? Tại sao?
Nếu sau khi M và H bỏ đi , L khóc lóc van xin Q tha cho mình và Q đã mủi lòng
nên không thực hiện hành vi giao cấu của mình với L. Trong trường hợp này thì Q
được miễn trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm. Vì hành vi của Q thuộc trường hợp
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Theo Điều 19 BLHS : “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không
thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi
thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội này”.
Ta thấy rằng, quy định của tội hiếp dâm tại điều 111 BLHS có 2 loại hành vi khác
nhau. Thứ nhất là loại hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác” và loại hành vi thứ 2
là “giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ”.
Khi màM, H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ và M đã rút con dao đặt lên
bàn và bảo “Mày thích gì? Có chiều Q không thì bảo thì Q và M, H những người
đồng phạm của Q đã dùng vũ lực và đã đe dọa dùng vũ lực làm tê liệt ý chí kháng
cự của L (L sợ quá đành đồng ý ở lại cùng).Tuy nhiên, việc Q không thực hiện hành
vi giao cấu với L tức là Q chưa thực hiện hết những hành vi được điều 111 BLHS
mô tả cho nên thời điểm dừng lại việc phạm tội của Q là ở giai đoạn chưa đạt chưa
hoàn thành.



Trước hết, khi Q dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm hoàn toàn do động lực bên
trong chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối. Khi dừng lại, Q vẫn tin rằng,
hiện tại không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện hành vi tiếp theo là giao cấu
với L Nhưng Q đã không thực hiện việc đó nữa. Sau đó, Q chấm dứt một cách triệt
để, từ bỏ hẳn ý định phạm tội chứ không phải tạm thời ngừng lại để tìm những thủ
đoạn, phương tiện khác có hiệu quả hơn, thuận lợi hơn để tiếp tục thực hiện tội
phạm mà nguyên nhân dẫn đến việc từ bỏ ý định phạm tội, không tiến hành tội
phạm đến cùng của Q là do L khóc lóc van xin và Q đã mủi lòng thương hại nạn
nhân. Hơn nữa L chưa bị tổn thương về mặt thể chất cũng như L chưa bị xâm phạm
tới quyền bất khả xâm phạm về tình dục. Do đó Q được miễn chị trách nhiệm hình
sựvề tội hiếp dâm xuất phát từ chính sách hình sự của nhà nước ta là nhân đạo đối
với người có hành vi chuẩn bị hoặc bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng đã tự
nguyện nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì được hưởng lượng khoan hồng.



×