Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên – Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.04 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề: Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư
xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên – Hà Nội.

Địa điểm thực tập

: Công ty Cổ phần tư vấn tài nguyên
và môi trường Thanh Hà
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Đức Tiến
Đơn vị công tác
: Khoa Môi TrườngTrường ĐH Tài

Sinh viên thực hiện
Lớp

Nguyên
Và Môi Trường Hà Nội
: Trần Mạnh Quang
: LDH4CM

Hà Nội ,tháng 4 năm 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG





BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề: Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư
xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên – Hà Nội.

Địa điểm thực tập

: Công ty Cổ phần tư vấn tài nguyên
và môi trường Thanh Hà
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Đức Tiến
Đơn vị công tác
: Khoa Môi TrườngTrường ĐH Tài
Nguyên
và Môi Trường Hà Nội

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực
hiện

Phạm Đức Tiến

2

Trần Mạnh Quang


LỜI CẢM ƠN

Thời gian thực tập là thời gian quan trọng của mỗi sinh viên trước khi tốt
nghiệp ra trường. Thông qua đó, sinh viên được tiếp xúc với kiến thức đã học, vận
dụng kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Mặt khác, qua thời gian
thực tập sinh viên có điều kiện rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng sống phục
vụ cho công việc sau khi ra trường.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Phạm Đức Tiến
- giảng viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã
định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội nói chung, các thầy cô khoa môi trường nói riêng đã truyền đạt kiến
thức, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt
nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty Cổ phần tư vấn tài
nguyên và môi trường Thanh Hà đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Công ty
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn luôn tạo điều
kiện quan tâm, giúp đỡ, động viên em suốt trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
thực tập tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên đồ án
của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo và các bạn
góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thiện hơn !
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

TRẦN MẠNH QUANG

3



MỤC LỤC

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi
con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã
hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi trường và vì thế nó có
những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay, với sự bùng nổ dân số trên toàn
cầu và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi
trường. Những tổn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy, một
trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả
nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan
giải về môi trường.
Cùng với sự phát triển của xã hội, dân số ngày càng tăng thì nhịp độ các
phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, vì vậy hệ thống đường xá giao thông
cần phải nâng cấp, chánh gây ắc tắc giao thông, đảm bảo việc đi lại được thuận tiện
nhất cho người dân, nút giao thông trung tâm quận Long Biên là một điển hình. Dự án
xây dựng nút giao thông Trung tâm quận Long Biên là một dự án phù hợp với quy
hoạch phát triền của Thủ đô Hà Nội, dự án có ý nghĩa vô cùng to lớn: Hoàn thành nút
giao thông trung tâm tại cửa ngõ phí Bắc của Thành phố, góp phần phát triển kinh tế
xã hội, văn hóa, chính trị của Quận Long Biên nói riêng và Thành phố Hà Nội nói
chung, cải thiện cảnh quan khu vực, vệ sinh môi trường, cải thiện đời sống sinh hoạt
của nhân dân đặc biệt là cảnh quan đô thị.
Tuy nhiên trong quá trình thi công dự án không thể không tránh khỏi những tác
động xấu tới môi trường xung quanh, cũng như cuộc sống của người dân. Trên cơ sở
kiến thức được học và thực tập thực tiễn tại cơ sở em đã nghiên cứu và chọn đề tài “

Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm
quận Long Biên – Hà Nội”.

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập.
 Đối tượng thực hiện: Tiến hành quan trắc, phân tích giai đoạn 1 những tác động của
dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên trong giai đoạn thi
công.
 Phạm vi thực hiện:
-Về không gian: “Dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long
Biên” được thực hiện tại phường Đức Giang, phường Phúc Đồng, phường Thượng
Thanh, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội.
-Về thời gian: 24/02/2016 – 20/04/2016
 Phương pháp thực hiện.
5


-Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiển thông tin qua các tài liệu của công ty
đã có.
-Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu thông tin, sàng lọc thông tin qua sự hướng
dẫn của các anh chị trong công ty.
-Phương pháp thực địa: Tham gia trực tiếp vào việc quan trắc, lấy mẫu, đánh
giá tại hiện trường của dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long
Biên.
Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lý thông tin và viết báo cáo.
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.
 Mục tiêu.
-Đánh giá các tác động tới môi trường của dự án đầu tư xây dựng nút giao
thông trung tâm quận Long Biên.
-Học hỏi nâng cao kiến thức chuyên ngành, áp dụng kiến thức đã học thực tế.
 Nội dung thực tập.

-Nghiên cứu các hoạt động của dự án khi tiến hành thi công có thể ảnh hưởng
tới môi trường.
-Tham gia khảo sát, quan trắc trực tiếp tại hiện trường, đế có cái nhìn tổng quan
nhất về dự án.
-Khi có đủ tài liệu, kết quả quan trắc, khảo sát trực tiếp tại hiện trường, cùng
tham gia với các anh chị trong công ty viết báo cáo đánh giá tác động môi trường .
4.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên công ty :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THANH

Tên giao dịch :
THANH HA RESORCES AND ENVIRONMENT CONSULTING
CORPORATION
1.2. Địa chỉ liên hệ:
Địa chỉ: Số 17, ngách 462/35, đường Bưởi, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình,
Hà Nội
Điện thoại :: 0439234555



Fax: 04 3923 4555




1.3. Tư cách pháp nhân:
Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 07 năm 2015.
- Số doanh nghiệp: 0106912327 (22-07-2015)
- Mã số thuế:
0106912327 (22-07-2015)
- Giám đốc:
LÊ THANH HÀ
1.4. Lĩnh vực hoạt động:

1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án
2. Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản
3. Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
4. Lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn Môi trường, tư vấn lập hồ sơ xin cấp phép xả thải
5. Cung cấp hóa chất xử lý môi trường
6. Khảo sát, khoan thăm dò, đánh giá trữ lượng và khai thác nước ngầm.
7. Tư vấn thiết kế, lập dự toán, tổng dự toán.
8. Thiết kế Công nghệ Môi trường, Điện và Tự động hoá.
9. Thi công, lắp đặt và vận hành các dự án Xử lý nước thải, nước cấp, khí thải,....
10. Chuyển giao công nghệ Môi trường, đào tạo vận hành xử lý nước thải, nước cấp và khí
thải.
11. Thi công xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng.
12. Quy hoạch và xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.
13. Nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới vào các công trình công nghiệp
14. Tư vấn khoa học Công nghệ và thiết bị môi trường.
15. Sản xuất và cung cấp đệm vi sinh, tấm lắng lamen, tấm lắng vách nghiêng.
16. Tư vấn cung và cung cấp thiết bị công nghiệp, thiết bị xử lý môi trường
17. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý Môi trường.
7



18. Tư vấn và cung cấp đệm vi sinh, giá thể vi sinh và các chế phẩm sinh học dùng trong
xử lý môi trường
19. Tư vấn và cung cấp đệm lắng lamella, tấm lắng lamen, tấm lắng dùng trong xử lý môi
trường
1.5. Cơ cấu tổ chức.
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG DỰ ÁN
CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH
TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH
– KẾ HOẠCH

1.5.1. Ban giám đốc.
Giám đốc: Lê Thanh Hà
Phó giám đốc: Th.S. Trương Quốc Hoàn.
1.5.2. Phòng xây dựng và thiết kế.
Trưởng phòng: Th.S Nguyễn Quang Hưng.
Phó Phòng: K.S Trương Đình Luân.
Cán Bộ:Văn Thị Minh Ánh.
Cán Bộ: Dương Thị Thu Trà.
1.5.3. Phòng dự án.
Trưởng phòng: Th.s Lương Thị Thùy Dung.
Phó phòng: Đỗ Trọng Hiếu.
Cán bộ: Nguyễn Tiến Dũng
1 Cán bộ: Lê Kim Ngân
Cán bộ: Nguyễn Thu Mến.
1.5.4. Phòng kinh doanh kế hoạch.
Trưởng phòng: Nguyễn Mạnh Hà.
1.5.5. Phòng tài chính - kế toán.

8


Trưởng phòng: Trương Văn Vụ.
Kế toán trường: Nguyễn Thị Hảo.
1.5.6. Phòng cộng tác viên.
Các cộng tác viên phối kết hợp thực hiện với các phòng ban thực hiện các dự án
của Công ty gồm:
-Chuyên gia: Th.S Vương Đình Hà.
-Chuyên gia: Th.S Đặng Quỳnh Trang.
-Chuyên gia: Kĩ sư Giang Hùng Mạnh.
-Chuyên gia: Th.S Nguyễn Thị Vân Anh.
-Chuyên gia: Th.S Nguyễn Hữu Hưng.
1.6. Danh sách các chuyên gia cán bộ trong Công ty.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Cán bộ chuyên môn kỹ
thuật
Tiến sỹ Hóa học
PGS.TS

GS.TS
Th.S khoa học CNMT
Kỹ sư CNMT
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư CNMT
Kỹ sư điện
Cử nhân Kinh tế
Cao đẳng
Tổng

Số lượng
Số năm trong nghề
>2 năm >5 năm >10 năm
(Người)
01

02

01

06

03

05

01 
01 
02


05 
27
(Biểu khải năng lực tới thời điểm tháng 02/2015)

9


2. DANH SÁCH DỰ ÁN ĐÃ TIÊU BIỂU:
STT

TÊN DỰ ÁN

THỜI
GIAN

1

Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Phân xưởng sửa chữa toa xe 2014
Yên Viên tại Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội

2

Lập báo cáo ĐTM Dự án thành phần Khu Nhà ở cao tầng CT2 thuộc2014
Khu đô thị Thành phố Giao Lưu tại Số 234 – Phạm Văn Đồng –
phường Cổ Nhuế 1 – quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội

3

Lập Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại của Phân xưởng sửa chữa toa xe 2015
Yên Viên tại Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội


4

Lập báo cáo ĐTM dự án Đầu tư xây dựng tòa nhà Đại Đông Á tại khu 2015
đô thị mới Tây Nam Kim Giang I tại phường Đại Kim, quận Hoàng
Mai, Hà Nội

5

Lập báo cáo ĐTM dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương 2015
mại, khách sạn và căn hộ thương mại tại Số 44 Yên Phụ - Phường
Trúc Bạch – quận Ba Đình – thành phố Hà Nội

6

Lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư Khu nhà ở xã hội tại Ô đất C11-ODK4, 2016
phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội

7

Lập báo cáo ĐTM dự án Khu nhà ở tái định cư tại đường 32, phường 2016
Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Ngoài ra Công ty cũng tham gia tư vẫn tất cả các thủ tục về môi trường như: hồ
sơ quản lý chất thải nguy hại, báo cáo quan trắc giám sát môi trường định kỳ, hồ sơ
khai thác nước…

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
10



2.1. Tổng quan về dự án.
Dự án xây dựng đường 5 kéo dài, nối khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì tới
điểm đầu của quốc lộ 5 hiện có vai trò đặc biệt quan trọng trong mạng lưới giao thông
của thành phố Hà Nội. Sau khi được đầu tư xây dựng, tuyến đường này sẽ trở thành
trục giao thông chính nhằm đảm bảo các điều kiện về hạ tầng giao thông vận tải phục
vụ các khu công nghiệp, khu đô thị phía bắc sông Hồng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội của thành phố. Dự án cũng đồng thời góp phần khép kín đường Vành đai II, đoạn
phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, từ Sài Đồng đến Vĩnh Ngọc, nối về cầu Nhật Tân,
giúp giải tỏa lượng giao thông liên tỉnh đi qua Thủ Đô.
Ngoài những mặt tích cực trên khi triển khai xây dựng cầu cũng cũng có một
số tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường trong đó quan trọng nhất là cảnh quan,
địa hình, hệ sinh thía khu vực, đặc biệt là sự tác động tới môi trường do rò rỉ dầu mỡ,
hóa chất xây dựng,nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng chứa ô nhiễm như BOD,
COD, TSS, dầu mỡ, … gây ô nhiễm nước mặt. Các hoạt động của dự án tác động đến
môi trường sẽ được dự báo dựa trên các xem xét, phân tích, đánh giá tổng hợp về đặc
điểm công trình, quy mô và vị trí địa lý của Dự án.
2.2. Đánh giá các tác động trong giai đoạn thi công.
2.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.
TT

Yếu tố

Nguồn phát sinh

Đối tượng bị tác động,
quy mô tác động

Mức độ


I – Chất thải lỏng
1.1

11

Nước thải
xây dựng

-Nước mưa chảy tràn
qua mặt bằng xây
dựng,
bãi
chứa
nguyên vật liệu chứa
nhiều đất, cát. Các
hoạt động đào đắp
đường, hố móng, thi
công khoan cọc nhồi
làm phát sinh nước
thải chứa bùn đất,
vữa bê tông, vữa ben
tô nít.

-Môi trường nước kênh, Ngắn hạn:
mương, sông gần khu vực Xảy
ra
dự án
trong thời
gian
thi

-Sinh vật thủy sinh
công xây
-Con người (cán bộ quản
dựng
lý công nhân xây dựng,
người dân địa phương)
*Quy mô tác động: khu
vực công trường và các
vùng lân cận.


1.2

Nước thải
sinh hoạt

-Nước thải sinh hoạt
của 200 cán bộ công
nhân viên khu vực
công trường, khu ở
của các công nhân
tham gia dự án
II - Chất thải rắn, chất thải nguy hại

2.1

Chất thải
xây dựng

-Bụi , đất, đá, bùn,

vữa bê tông từ các
hoạt động: san ủi mặt
bằng thi công, san ủi
mặt bằng, đào đắp hố
-Con người (công nhân tại
móng, đường, khoan
công trường thi công),
cọc nhồi…
môi trường không khí,
-Chất thải từ quá
nước mặt, môi trường đất.
trình xây dựng các
*Quy mô tác động: Khu
lán trại thi công, bụi
vực công trường thi công
đất đá từ các bãi chứa
nguyên vật liệu.

Ngắn hạn:
Trong thời
gian
thi
công xây
dựng

-Chất thải trong xây
dựng: Gạch, vữa, xi
măng, bê tông…

2.2


2.3

Rác thải
sinh hoạt

Chất thải
nguy hại

-Rác thải của văn
phòng công trường,
khu lán trại công
nhân

-Con người (công nhân
xây dựng), môi trường
Ngắn hạn:
không khí, môi trường
Trong thời
đất.
gian thực
*Quy mô: Khu vực thi
hiện dự án
công dự án, lán trại, kho
chứa

-Thi công móng cầu,
kết cấu phần bên trên
cầu làm rò rỉ dầu mỡ,
nhiên liệu, hóa chất.


-Con người (công nhân
xây dựng), môi trường
không khí, môi trường
đất, nước.

-Dầu mỡ thải, rẻ lau *Quy mô: khu vực thi
dính dầu mỡ thải từ công dự án, lán trại, kho
12

Ngắn hạn:
Trong thời
gian thực
hiện dự án


quá trình bảo dưỡng
máy móc, thiết bị thi
công.
chứa
-Rò rỉ hóa chất, dầu
mỡ từ kho chứa
III – Chất thải khí, bụi.

3.1

3.2

13


-Môi trường không khí.

Khí thải

-Hoạt động của các
phương tiện vận
chuyển đất đá, vật
liệu xây dựng, thiết bị
máy móc

-Môi trường không khí

Bụi

-Hoạt động san ủi
mặt bằng thi công,
đào đắp làm đường,
đào hố móng cầu,
trộn đổ bê tộng.

-Con người (cán bộ,công
nhân viên thamg gia thực Ngắn hạn:
hiện dự án)
Trong thời
*Quy mô tác động: trong gian thực
-Các thiết bị thi công phạm vi công trường và hiện dự án
như máy ủi, máy xúc, vùng phụ cận
máy nổ…

-Con người (cán bộ, công

nhân viên tham gia thực Ngắn hạn:
hiện dự án).
Trong thời
gian
thi
-Thảm phủ thực vật
-Hoạt động của các
công.
*Quy mô tác động: trong
phương tiện vận tải
phạm vi công trường và
và thiết bị cơ giới…
vùng phụ cận.


2.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.
TT

1

2

3

Yếu tố

Nguồn tác động

Đối tượng bị tác
động, quy mô tác

động

-Kinh tế - xã hội,
phong tục tập quán,
-Tập trung công
văn hóa, trật tự an
nhân, một số công
ninh
của
địa Ngắn hạn:Trong
Tập trung
nhân ở những nơi
phương.
công nhân.
thời gian thi công.
khác đến tham gia
*Quy mô tác động:
thi công công trình.
dân cư lân cận khu
vực dự án

Tiếng ồn.

Hoạt
động
của
phương tiện giao
thông, máy móc,
thiết bị tham gia thi
công vận chuyển

nguyên vật liệu, đổ
đất san nền, phá dỡ
công trình, đào đắp
hố móng, thi công
kết cấu bên trên cầu,
trộn đổ bê tông

An
toàn -Tập trung phương
giao thông. tiện vận chuyển,
máy móc,thiết bị
phục vụ thi công trên
công trường

-Con người (cán bộ,
công nhân viên
tham gia thực hiện
dự án).
-Động
rừng

vật

trong

Ngắn hạn: Trong
thời giant hi công

*Quy mô: Khu vực
dự án và khu vực

lân cận
-Gia tăng nguy cơ Ngắn hạn: Trong
ách tắc giao thông, thời gian thi công
tai nạn giao thông,
ảnh hưởng đến việc
đi lại của người dân
địa phương.
-Hạ tầng: Có thể
làm xuống cấp các
tuyến giao thông
của khu vực
*Quy mô tác động:
khu mặt bằng công

14

Mức độ


trình, trên toàn bộ
khu vực thực hiện
dự án.

4

-Công nhân trực
tiếp thi công và
-Tai nạn lao động
nhân
dân

địa
An toàn lao
xảy ra do va chạm
phương
động trong
Ngắn hạn: Trong
máy móc, thiết bị,
quá trình
*Quy mô tác động: thời gian thi công
ngã dàn giáo, tai nạn
thi công.
khu
vực
công
điện giật…
trường, khu vực các
xã gần dự án
-Con người, môi
trường không khí,
nước, kinh tế.

5

Cháy
nổ
kho nhiên -Kho nhiên liệu
*Quy mô: Khu vực Ngắn hạn: Trong
liệu, rò rỉ (Xăng, dầu)
kho chứa xăng dầu, thời gian thi công.
đổ

hóa -Kho chứa hóa chất
khu
vực
công
chất.
trường, khu vực lân
cận

2.2.3. Đánh giá các tác động.
a. Tác động đến môi trường nước.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn thi công chủ yếu do:
nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn và nước thải của quá trình thi công.
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân: Đây là một trong những
nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh vùng thi công dự
án. Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa các chất cặn bã, các chất lơ
lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh
vật. Nếu không được xử lý mà thải thẳng ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và
có thể gây ra bệnh truyền nhiễm đối với cộng đồng dân cư.
- Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua bề mặt của công
trường thi công là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thi
công. Các tác động của nước mưa cuốn trôi bề mặt thường gặp là:
+ Dầu và cặn bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra khu vực xung quanh gây tác
động xấu đến các hệ sinh thái cũng như đến môi trường đất và nước.
15


+Chất thải rắn bị cuốn trôi dễ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước tạo ra úng lụt
cục bộ
+Nồng độ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước cuốn trôi bề mặt có thể gây
ô nhiễm hữu cơ. Theo WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

qua khu vực thi công thông thường khoảng 0,15 – 1,5mgN/l; 0,004 – 0,03 mgP/l; 10 –
20 mgCOD/l và 10 – 20mgTSS/l. Khi các chất ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước mặt
(các kênh thoát nước hiện tại của khu vực dự án), lượng nước này làm tăng độ đục
trong kênh mương thoát nước khu, có khả năng gây bồi lắng đáy, giảm độ trong, giảm
DO, tăng hàm lượng kim loại trong nước làm ảnh hưởng tới đời sống các loài sinh vật
trong thủy lực.
-Ô nhiễm do nước thải của quá trình thi công: Nước thải từ quá trình thi công
xây dựng bao gồm: nước rửa nguyên vật liệu, nước rửa máy móc, thiết bị thi công,
nước phun ẩm, nước trộn vật liệu dư thừa… Loại nước thải này có hàm lượng chất lơ
lửng và hàm lượng dầu mỡ nhất định. Đó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước từ
khu vực dự án.
-Nguy cơ ô nhiễm nước ngầm trong thi công cọc khoan nhồi, đào hố móng: Phụ
gia sử dụng trong dung dịch bentonite khi thi công cọc khoan nhồi chứa nhiều hợp
chất là nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm. Thời gian bentonite bám trên vách ống
khoan hoặc đáy trụ lỗ khoan dông cứng càng lâu thì nguy cơ thâm nhập các chất bản
vào nguồn nước ngầm càng nhiều. Ngoài ra quá trình đào đắp hố móng, xây dựng các
trụ cầu có thể ảnh hưởng đến tầng nước ngầm nông của khu vực nếu không thực hiện
đúng kỹ thuật để làm rò rỉ dầu mỡ từ các phương tiện thi công cơ giới vào đất.
-Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt: Trong giai đoạn thi công dự án sẽ có hệ
thống cống rãnh thoát nước tạm cho khu vực công trường. Các hoạt động đào đắp, xây
dựng sẽ làm phát sinh một khối lượng các chất thải rắn như bùn đất, nilong, giấy gói
thiết bị, rác sinh hoạt, bê tông, xi măng, sắt, thép, gỗ vụn… phát tán vào hệ thống thoát
nước tạm của công trường sẽ chảy về các mương thoát nước cạnh đường sắt Hà Nội –
Đồng Đăng, tuyến mương thoát về sông Cầu Bây, tuyến mương dọc đường sắt Hà Nội
– Hải Phòng… các chất bẩn sẽ trôi theo kênh dẫn đổ ra các sông xung quanh khu vực
góp phần làm suy thoái chất lượng nước.
b. Tác động đến môi trường không khí.

 Nguồn gây ra tác động đến môi trường không khí bao gồm các hoạt động:
+Các hoạt động chuyên chở vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi).


16


+Do các hoạt động đào đắp, san lấp mặt bằng công trình, trộn đổ bê tông, khoan
cọc nhồi, xây dựng cầu.

 Đối tượng chịu tác động:
+Đối tượng chịu tác động trực tiếp là cán bộ, công nhân tham gia thi công trên
công trường trong suốt thời gian 2 năm thi công xây dựng.
+Khu dân cư phường Đức Giang, Gia Thụy, Thượng Thanh.
+Môi trường không khí, đất, nước khu vực dự án.
-Bụi, khí thải do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu: Các loại khí thải chủ
yếu từ các động cơ bao gồm: CO, SO 2, NO2. Lượng phát thải phụ thuộc vào yếu tố như
loại động cơ, dung tích động cơ, loại nhiên liệu sử dụng, sự hoạt động của không khí.
-Bụi, khí thải phát sinh do hoạt động đào đắp đất đá:
+Bụi phát sinh không chỉ từ quá trình vận chuyển mà còn từ hoạt động đào đắp
làm hố móng, đường, tạo mặt bằng công trường thi công.
+Khí thải phát sinh do các phương tiện, máy móc thi công đào đắp và san lấp
mặt bằng thi công cũng rất lớn. Phạm vi tác động chủ yếu ở trong khu vực mặt bằng
công trường.
-Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện, máy móc tham gia thi công.
-Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình hàn: Khí độc hại từ công đoạn hàn phát
sinh trong quá trình thi công không lớn và liên tục. Tuy nhiên, chúng lại ảnh hưởng
trực tiếp đến công nhân thực hiện công đoạn hàn và những công nhân khác trong khu
vực công trường thi công do tính đọc hại rất cao. Vì thế cần có những biện pháp giảm
thiếu tác động của nguồn thải này.
-Bụi, khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng:

 Đánh giá các tác động của bụi, khí thải:

+Đối với bụi: Bụi phát sinh tại các công đoạn của thi công. Bụi làm ảnh hưởng
lớn đến con người và môi trường. Sức khỏe con người bị tác động mạnh do ô nhiễm
bụi. Bụi có thể gây tổn thương mắt, da và hệ tiêu hóa nhưng chủ yếu vẫn là sự xâm
nhập của bụi vào phổi do hít thở gây ra các bệnh về đường hô hấp. Đối với thực vật
bụi cũng gây ra những tác hại không kém phần nặng nề. Tác hại đầu tiên của ô nhiễm
bụi đối với thực vật dễ dàng nhận thấy là độ trong suốt của khí quyển đối với ánh sáng
mặt trời bị giảm cộng với lớp bụi bao phủ trên lá cây làm cho khả năng quang hợp,
trao đổi khí và thoát hơi nước của cây bị hạn chế, làm năng suất cây trồng giảm… Do
đó trong quá trình thi công các mục công trình xây dựng của dự án chủ đầu tư cùng
17


với nhà thầu cũng có biện pháp giảm thiểu tối đa các hoạt động của bụi đến môi
trường, cộng đồng dân cư, đội ngũ cán bộ, công nhân tham gia dự án.
+Đối với khí SO2: Khí SO2 là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào
loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO 2
có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm
mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Sự hấp thụ một lượng lớn
SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra hemoglobin, tăng cường quá
trình oxy hóa Fe (II) thành Fe (III). Đối với thực vật, khí SO 2 thâm nhập vào các mô
của cây và kết hợp với nước tạo thành axit sunfuro H 2SO3 gây tổn thương màng tế bào
và làm suy giảm khả năng quang hợp.
+Đối với NO2: Là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp
tính sẽ gây ho dữ dội, nhức đầu, gây rồi loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây rat hay
đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây rối loạn tiêu hóa, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc
lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm
mạc. Ở nồng độ cao 100ppm có thể gây tử vong. NO 2 tác dụng với hơi nước trong khí
quyển, tạo thành axit HNO 3, HNO3 cùng với axit H2SO2, là thành phần chính của mưa
axit, làm thiệt hại mùa màng, nhiễm độc cây trồng…
+Đối với khí CO: Là một chất gây ngất, người và động vật có thể chết đột ngột

khi hít phải khí CO, do nó tạo áp lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó
chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể giả m. Ở nồng độ
thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10ppm có thể gây ra tăng
các bệnh tim. Ở nồng độ 250ppm có thể gây tử vong. Công nhân làm việc tại khác khu
vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu. CO ở nồng độ 100 ÷ 10000ppm làm rụng
lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu. Khí CO phát sinh chủ yếu do hoạt động
các máy móc, thiết bị thi công công trình, thông thường CO sau khi thải ra từ các động
cơ sẽ chuyển hóa thành CO2.
c. Tác động đến môi trường đất.
Dự án được triển khai sẽ có những tác động trực tiếp đến môi trường đất trong
khu vực, như thay đổi về cấu trúc, thành phần, tính chất vật lý và hóa học của đất.
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, những tác động xấu đến môi trường đất bao gồm:
-Thay đổi về thành phần hóa học của đất: Làm biến đổi thành phần của đất do
chất thải rắn,nước thải và khí thải phát sinh gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn
nước thải thẩm thấu vào, các chất thải không được thu gom xử lý. Khi môi trường đất
tiếp nhận các chất thải này sẽ làm tăng hàm lượng các chất vô cơ (N,P và một số Ion
kim loại nặng khác), hữu cơ, các vi khuẩn và một số chất khó phân hủy như: Dầu mỡ,
18


xi măng, các loại vật liệu xây dựng khác. Những thành phần này sẽ làm cho đất ngày
càng xấu đi gây ô nhiễm môi trường đất tại khu vực.
-Biến đổi chất lượng đất do bị phong hóa và ô nhiễm: Đất trong khu vực thực
hiện dự án sẽ bị xáo trộn do hoạt động san lấp, xây dựng mặt bằng. Các quá trình này
sẽ làm mất lớp mùn bề mặt, mất thảm thực vật tre phủ gây ra hiện tượng sạt lở, xói
mòn đất làm cho đất bị phong hóa ô nhiễm.
-Biến đổi bề mặt địa mạo: Quá trình san ủi, giải phóng mặt bằng cho xây dựng
cơ bản ảnh hưởng và tác động nhiều tới cấu trúc địa mạo của đất trong khu vực. Đất ở
những khu vực cao hơn sẽ được đào để san nền lấp những chỗ thấp hơn, quá trình này
sẽ làm cho cấu trúc địa hình của đất bị thay đổi một số khi vực bị mất lớp đất bảo vệ

bề mặt.
Nhưng nhìn chung môi trường đất trong khu vực ít bị tác động mạnh, việc tác
động và ô nhiễm môi trường đất chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp tại các khu vực đào đắp,
xây dựng, còn đất khu vực xung quanh sẽ không bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều. Để
hạn chế những tác động xấu đến môi trường đất, phải thực hiện những biện pháp thu
gom xử lý chất thải theo đúng quy định.
d. Tác động do chất thải rắn.

 Chất thải rắn sinh hoạt:
-Lượng chất thải rắn này bao gồm nhiều thành phần khác nhau như rau, vỏ hoa
quả, giấy, vỏ đồ hộp, nilon, thức ăn thừa,… nếu không được xử lý kịp thời, sẽ gây mùi
khí chịu, làm ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Đồng thời các loại
chất thải rắn sinh hoạt này cũng là môi trường trung gian cho sự phát triển của các loài
vi sinh vật và côn trùng gây bệnh.
-Lượng chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng của dự án
không lớn, song nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí, cảnh quan trong công trường và khu vực xung quanh. Khi rác thải không
được thu gom và thải bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn, các
hợp chất hưu cơ bị phân hủy tạo thành các mùi hôi thôi gây ô nhiễm môi trường không
khí. Nếu có mưa nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống rãnh thoát nước trong
khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ách tắc dòng chảy.
 Chất thải rắn xây dựng: Trong quá trình triển khải xây dựng dự án có một khối lượng
lớn các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động đào đắp hố móng, thi công khoan cọc nhồi.
Ngoài các chất thải rắn từ quá trình đào đắp còn có chất thải rắn từ nguyên vật liệu
phục vụ thi công. Quá trình tập kết và lưu giữ nguyên vật liệu tại các công trường làm
phát sinh chất thải rắn nếu không được che phủ kín. Lượng chất thải rắn còn thừa khi
thi công như gạch vụn, sắt thép vụn, bao xi măng, cọc gỗ làm dàn giáo.
19



20


 Chất thải rắn nguy hại:
- Chất thải rắn nguy hại phát sinh trong quá trình thi công xây dựng chủ yếu là
ắc quy đã qua sử dụng, các loại thùng chứa dầu máy, dầu nhớt, xăng, bong đèn neon đã
qua sử dụng, giẻ lau dính dầu mỡ… Lượng chất thải rắn nguy hại này tuy không lớn
nhưng có chứa nhiều thành phần độc hại có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
con người.
-Trong các loại chất thải nguy hại phát sinh tại công trường dầu thải từ quá trình
bảo dưỡng máy móc là chủ yếu: Dầu, mỡ phát sinh rò rỉ từ các thiết bị thi công, dầu
nhớt phát thải trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa cơ khí. Tác động từ dầu mỡ thải
khi phát sinh vào môi trường nước dầu mỡ sẽ tạo thành màng mỏng che phủ trên mặt
nước gây cản trở sự trao đổi oxy giữa không khí và nước, cản trở quá trình quang hợp
của các loài thực vật trong nước, giảm khả năng thoát khí CO 2 và các khí độc khác ra
khỏi nước, dẫn đến tiêu diệt các sinh vật sống trong nước và làm giảm khả năng tự làm
sạch của nguồn nước. Dầu mỡ và dung môi không những là các hợp chất khó phân
hủy mà còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ mạch vòng độc hại khác gây ô nhiễm môi
trường nước, ảnh hưởng tiêu cực đến các loài sinh vật có trong nước.
e. Tác động đến kinh tế, xã hội.
Việc triển khai các hoạt động của dự án sẽ tác động tích cực và tiêu cực tới môi
trường kinh tế - xã hội:
-Tập trung công nhân: Một số đặc điểm của số lao động này có thể được xác
định như sau:
+Phần lớn số công nhân lao động sẽ làm việc như lái xe, thợ máy đào, công
nhân xây dựng
+Các lao động này phần lớn đến từ các tỉnh khác.
+Các công nhân sẽ sống trong lán trại tạm thời.
-Tác động của tập trung công nhân đến dự án: Mối quan hệ giữa công nhân và
người dân địa phương, do một số khác biệt về cách sống, thu nhập và văn hóa giữa

công nhân xây dựng và người địa phương nên có thể dẫn đến mâu thuẫn, chủ yếu là
giữa thanh niên.
Tuy nhiên việc tập trung công nhân trong hoạt động xây dựng làm gia tăng như
cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, đẩy mạnh phát triển dịch vụ cho khu vực địa phương.

21


h. Tác động đến cơ sở hạ tầng.
Đối với hệ thống thoát nước: Việc san lấp đào đắp gây ra sự thay đổi về cao độ
nền, phá vỡ hệ thống kênh mương thoát nước của khu vực dự án sẽ làm giảm khả năng
tiêu thoát nước trong khu vực dự án và các vùng lân cận.
Đối với giao thông khu vực: Việc vận chuyển các loại nguyên vật liệu thi công
sẽ làm gia tăng ùn tắc giao thông, gây xuống cấp hệ thông đường.
f. Ô nhiễm tiếng ồn và rung độ.
Trong các giai đoạn tạo mặt bằng công trường và thi công xây dựng, tác động
của tiếng ồn cũng là những yếu tố mang bản chất vật lý, ảnh hưởng đến môi trường
không khí cũng như sức khỏe con người. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương
tiện tham gia xây dựng xe tải, vận chuyển các nguyên vật liệu, xe lu, máy trộn bê
tông… phục vụ quá trình thi công.

22


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua đợt thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và Môi trường Vinahenco cũng
như quá trình khảo sát, quan trắc, nghiên cứu để đánh giá những tác động của dự án
trong giai đoạn vận hành em nhận thấy:


 Về phía dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên:
-Khu vực nút giao thông xây dựng đi qua 3 phường thuộc địa bàn Long Biên
không có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hay khu di tích, văn hóa nào. Điều đó
khẳng định dự án không có ảnh hưởng đến các khu vực nhạy cảm.
-Dự án tạo ra nhiều tích cực về KT – XH, đặc biệt là giải quyết vấn đề ách tắc
và an toàn giao thông hiện nay.
-Tuy nhiên, các hoạt động của dự án cũng có những tác động tiêu cực đến các
thành phần môi trường tự nhiên và xã hội:
+Gây ô nhiễm không khí do bụi, khí thải, tiếng ồn do các máy móc.
+Tác động đến giao thông do vận chuyển máy móc nguyên vật liệu có thể gây
ách tắc và tiềm ẩn khả năng xẩy ra tai nạn giao thông.
+Tác động xấu đến KT – XH chủ yếu là vấn đề trật tự an ninh tại khu vực thi
công.
-Cần có các biện pháp để giảm thiểu khắc phục những tác động của dự án:
+Cần thường xuyên tưới nước, dập bụi tại các khu vực phát sinh bụi lớn.
+Bố trí cầu rửa xe tại công trường để xịt rửa các xe khi ra vào công trường.
+Có các biển báo, phản quang, người hướng dẫn phân làn khi công trường hoạt
động cũng như vận chuyển nguyên vật liệu.
+Sử dụng các máy móc có bộ phận giảm âm, chỉ vận hành các máy móc đã
được bảo dưỡng tốt.
 Về phía sinh viên:
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn tài nguyên và môi trường
Thanh Hà em đã học được rất nhiều những kinh nghệm thực tế quý báu. Được làm
quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tác phong làm việc nhanh nhẹn, chính
xác và có trách nhiệm.
Đây là cơ hội tốt để em được vận dụng những kiến thức cơ bản đã được thầy cô
truyền đạt trong những năm học tại trường, đồng thời cũng là một cơ hội để em học
hỏi thêm những kiến thức mới, những kĩ năng cần thiết cho công việc sau này.
Kết thúc thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy rằng việc trau dồi những
kiến thức thực tế là rất cần thiết, học được kỹ năng làm việc nhóm và những kỹ năng

xử lý tình huống cho những trường hợp khác nhau.

23


Những kiến thức và kinh nghiệm đạt được trong quá trình thực tập sẽ là hành
trang giúp em định hướng rõ hơn cho bản thân về môi trường cũng như công việc sau
khi ra trường.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 .Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2002, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. TS. Nguyễn Phước Dân, TS. Tôn Thất Lãng, Ths. Nguyễn Thị Minh Sáng,
2007, Giáo trình kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải, Nhà xuất bản Bản đồ.
3. Hồ sơ nhân lực của Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Vinahenco,
2015
4. QCVN 03/2008/ BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất.
5. QCVN 14/2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
6. QCVN 08/2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
7. QCVN 05/2013/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
8. QCVN 26/2010/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
9. QCVN 27/2010/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ dung.


PHỤ LỤC

25


×