Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đề cương ôn tập lưu vực sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.62 KB, 25 trang )

Chương 1
Câu 1: Chức năng của nước, vòng tuần hoàn nước.
* Chức năng của nước:
- Chức năng cho sự sống:
+ Sức khỏe
+ Vệ sinh
+ Sinh hoạt
- Chức năng tinh thần:
+ Truyền thông
+ Tôn giáo
+ Văn hóa
- Chức năng môi trường:
+ Hệ động thực vật
+ Chức năng điều tiết
+ Bồi lắng
- Chức năng kinh tế:
+ Nông nghiệp, công nghiệp,..
+ Sản xuất hàng hóa
+ Dịch vụ
+ Vận tải thủy
- Chức năng sinh thái: thể nước như một HST: ao, hồ, sông
biển...
*Vòng tuần hoàn của nước:

11


1.
-

-



-

Câu 2: Xu hướng phát triển toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu
sử dụng nước.
Tăng trưởng dân số
Cuộc cách mạng về dân số thế giới nổ ra từ thế kỷ XX đã đánh
dấu sự bùng nổ dân số trên toàn cầu. Sang thế kỷ XX, dân số
thế giới tăng nhanh, mặc dầu quá trình chuyển tiếp dân số ở
các nước phương Tây vẫn còn tiếp tục. Nhịp độ tăng dân số
trung bình toàn thế giới trong khoảng thời gian 1850-1950 là
0,8%. Dân số tăng từ trên 1000 triệu người lên gần 2500 triệu
người. Trong đó dân Châu Á tăng chưa đến 2 lần; Châu Âu và
Châu Phi tăng 2 lần; Bắc Mỹ tăng 6 lần và Nam Mỹ tăng 5 lần
(bao gồm cả sự nhập cư). Đến những năm 1930, ở một số nước
Châu Âu tỷ lệ sinh giảm nhanh hơn cả tỷ lệ tử khiến cho sự
gia tăng dân số chững lại. Sau đại chiến thứ 2, điều kiện sống
được cải thiện, tỷ lệ sinh lại tăng cao và kéo dài cho đến những
năm 1960. Ở đây cần nói thêm rằng, những yếu tố để tạo nên
sự chuyển tiếp dân số ở các nước phát triển lại hầu như không
có được ý nghĩa như vậy đối với các nước kém phát triển. Ở
các nước này tỷ lệ sinh vẫn cao. Do đó, từ những năm 1940,
nhất là khi con người đã chế ra nhiều loại thuốc công hiệu để
loại trừ một số dịch bệnh nguy hiểm, dân số thế giới bước vào
một giai đoạn bùng nổ thực sự với đặc trung tỷ lệ sinh cao, còn
tỷ lệ tử thấp. Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình toàn cầu từ
0,9% (năm 1950) lên đến 1,8% (1950-1980)
=>> Sự bùng nổ dân số gây áp lực lên tài nguyên và môi
trường, tăng nhu cầu cao về sử dụng nước.
Trước nguy cơ về dân số bùng nổ, nhiều nước đã thực hiện

quốc sách "kế hoạch hóa gia đình" nên đã hạn chế một phần
tốc độ phát triển của dân số. Trong thập niên 80, mỗi năm thế
giới có 130 triệu trẻ em mới sinh thì đến nay con số đó chỉ còn
86 triệu người, như vậy mỗi ngày thế giới vẫn còn tăng khoảng
238.000 người.
Tăng dân số thế giới dẫn đến tăng nhu cầu về lương thực thực
phẩm, cần sử dụng một lượng nước tương đối lớn cho nông
22


2.

nghiệp. Ngoài ra, đời sống con người ngày càng được cải thiện
do nền kinh tế phát triển, từ đó tăng nhu cầu về năng lượng,
du lịch, dịch vụ...dẫn đến sự gia tăng các nhà máy thủy điện,
cải tạo cơ sở hạ tầng,...làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nguồn nước. Song song với đó là tình hình ô nhiễm nguồn
nước ngày càng gia tăng, làm mất đi một lượng lớn nước ngọt
phục vụ cho nhu cầu của con người.
=>> Khan hiếm nguồn nước là một thực trạng đáng báo động
trên toàn thế giới. Gia tăng dân số có tác động không nhỏ đến
nhu cầu sử dụng nước cũng như nguồn nước ngầm vốn có.
- Tăng trưởng dân số sẽ dẫn đến:
+ Nhu cầu về thực phẩm cao (nhu cầu sử dụng các sản phẩm
nông nghiệp cao)
+ Nhu cầu năng lượng (Thủy điện phát triển).
+ Nhu cầu cao đối với nhà cửa và sản phẩm công nghiệp (cần
nhiều nước cho công nghiệp).
=>> Ô nhiễm nguồn nước
Đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa có tính chất khác nhau giữa các nước,
các vùng kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, có chế độ
xã hội khác nhau. Đô thị hóa phát triển mạnh trên quy mô
toàn cầu làm tăng số lượng các đô thị lớn, tăng nhanh dân số
đô thị và tiử lệ thị dân. Hiện nay, xu hướng phát triển của thế
giới là biến trái đất thành một hành tinh chủ yếu bao gồm các
đô thị (hành tinh bê tông). Đến thế kỉ 21, khi dân số đạt mức
ổn định, thì số dân cư nông thôn thật là nông dân sẽ chỉ là một
thiểu số ít ỏi.
Theo dự đoán dân số đô thị của liên hợp quốc, dân số đô thị
thế giới năm 2025 sẽ tập rung ở các nước đang phát triển gấp
4 lần ở các nước phát triển.
Tốc độ gia tăng dân số đô thị các nước đang phát triển tăng
lên nhanh chóng trong thời gian ngắn có thể đạt tới con số hơn
4 tỉ người vào năm 2025. trong khi đó dân số đo thị ở các nước
33


kinh tế phát triển tăng lên chậm, chỉ tăng từ 881 triệu 1990 lên
1177 triệu năm 2025.
Tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển trong những
năm gần đây và trong thời gian tới tỉ lệ thị dân sẽ đạt tới 50%
vào năm 2015 và có thể đạt 57% vào năm 2025. Tuy nhiên,
trong số đó còn có 47 quốc gia kém phát triển nhất là những
nước ở trong tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu có tốc độ
đô thị hóa thấp, năm 1970 tỉ lệ thị dân đạt có 13%, đến năm
1990 là 20% với 103 triệu dân đô thị, tốc độ gia tăng trung
bình là 4,95%/ năm
Ngày 20/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết đinh số
1519/QĐ- TTg lấy ngày 8/11 hằng năm là Ngày Đô thị Việt

Nam, nhằm động viên và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp
nhân dân, chính quyền các đô thị các nhà quy hoạch, kiến
trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tố
chức xã hội-nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng và phát
triển đô thị. Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô
thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển
xã hội. Đô thị hoá được xem là vấn đề hết sức hiện nay đối với
Việt Nam.
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô
thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở
lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và
Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả
nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng
17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656
đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó
có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực
thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.
Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia:
Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
44


Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng
gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn
Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ
Long, Hoà Bình…
Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy
hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%, đến
năm 2020 là 80%.

Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam
vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư
sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra
cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người. Nếu đạt tỷ
lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị,
nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4
so với yêu cầu. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy,
Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp
phát sinh từ quá trình đô thị hoá.
Đó là: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật
độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc
làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự
xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở và quản
lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường,
ô nhiễm nguồn nước...
- Đô thị hóa:
+ Vấn đề cấp nước cho các thành phố lớn
+ Nhu cầu nước cao cho các hộ sử dụng nước đô thị
+ Bê tông hóa làm giảm khả năng thẩm thấu nước
+ Ô nhiễm
55


3.



-

-


-

Tăng trưởng kinh tế
1986: Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, đánh dấu quá
trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng
bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Thành quả kinh tế VN:
Từ 1990 đến 2010: nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với
tốc độ GDP trung bình hằng năm là 7,3%; GDP trong những
năm gần đây:
+ 2007: 8,4%;
+ 2010 6,78%;
+ 2011: 5,89%
+ 2012: 5,5%
Tăng trưởng 3 khu vực kinh tế, giai đoạn 2006-2012:
+ Nông, lâm, thủy sản: tăng 3,34%
+ Công nghiệp và xây dựng: tăng 7,94% ,
+ Dịch vụ: tăng 7,73%
Thu nhập trên đầu người tăng; năm 2010, GDP theo đầu
người đạt trên 1000 USD, tỷ lệ đói nghèo giảm
Là thành viên của các tổ chức quốc tế: ASEAN (1995); APEC;
WTO (2007)
Kinh tế phát triển nhanh chóng đi đôi với thương mại quốc tế
tăng trưởng cao: + Năm 2012 Xuất khẩu: đạt 114,6 tỷ USD,
tăng 18,3%/năm: các mặt hàng đạt kim ngạch cao là: dệt may;
giày dép; hải sản.
+ Nhập khẩu: kim ngạch đạt 114,3 tỷ USD/năm, tăng 7,1%,
nhập khẩu khu vực FDI tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong

kim ngạch nhập khẩu 34%: với cơ cấu mặt hàng là tư liệu,
nguyên liệu cho sản xuất. Vốn đầu tư giai đoạn 2006-2012: Xã
hội: tăng 9,3%; Khu vực ngoài Nhà nước: tăng 11,4%; FDI:
tăng 25,7%
=>> Tăng trưởng kinh tế quá nhanh trong khi vấn đề về môi
trường không được quan tâm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, trong
66


4.

đó có các vấn đề về nước như: ô nhiễm nguồn nước, làm giảm
quá trình thẩm thấu và tuần hoàn nước...
Biến đổi khí hậu
Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng
bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu
phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó
thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.

Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng
nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là
băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất
thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo
dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng
loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên
khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ
0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển.

Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt
Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi
năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng
ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều
hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở
nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam
Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa
phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ
1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng,
hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam
77


Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện
tượng hoang mạc hóa.
BĐKH còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực
tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi
trồng, đánh bắt thủy - hải sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của
dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt. Dự báo, sẽ
có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ khó khăn về nước sạch
và 600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do
ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu trong những năm tới.
Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Câu 3: Lưu vực sông là gì? Thành phần, vai trò của lưu vực
sông, phân biệt thượng, trung, hạ lưu.
* Khái niệm: Phần diện tích đất bao gồm cả những vật tự
nhiên, nhân tạo và cả các tầng đất đá có trên đó cung cấp
nước cho hệ thống sông hoặc một con sông riêng biệt gọi là lưu
vực hệ thống sông hay là lưu vực sông.
* Phân biệt thượng lưu, trung lưu, hạ lưu:

- Vùng thượng lưu: vùng núi cao với địa hình dốc, chia cắt
phức tạp, nơi khởi nguồn. Sông chủ yêu là sông nhỏ, dễ xói
mòn. Khu vực này có tiềm năng thủy điện.
- Vùng trung lưu: vùng đồi núi cao nguyên địa hình thấp thoải
hơn, là vùng trung gian. Có sự bồi lắng, dễ xói mòn lòng sông.
Có tiềm năng phát triển giao thông thủy và pt CN.
- Vùng hạ lưu: khu vực thấp nhất, phần lớn là đất bồi tụ lâu
năm tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Là khu vực hay bị
nhiễm mặn nên cần lưu ý các biện pháp cải tạo mặn. Có sự bồi
lắng.
*Vai trò của lưu vực sông:
- Lưu vực sông là nơi cư trú của con người và thế giới sinh vật,
cung cấp các tài nguyên đồng thời là nơi chứa đựng và đồng
hóa các chất thải do quá trình sông của con người và các sinh
vật thải ra tạo dựng sự cân bằng của các quá trình sinh thái.
88


1.
a)

-

- Đối với tự nhiên: sông có chức năng chủ yếu là chuyển tải
nước và các loại vật chất từ nguồn tới vùng cửa sông, thường
là biển.
- Đối với con người và hệ sinh thái, sông có chức năng:
+ Cung cấp nơi ở cho cá và các sinh vật của hệ sinh thái nước;
nơi diễn ra các hoạt động sinh sống, nghỉ ngơi và giải trí của
người dân sống ven sông.

+ Cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng của con người và
cho hệ sinh thái nước và các hệ sinh thái ven sông
+ Có khả năng chuyển hóa các chất ô nhiễm thông qua sự tự
làm sạch của nước sông
- LVS cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt
động phát triển kinh tế:
+ Các nguồn tài nguyên: Tài nguyên nước, Tài nguyên đất,
Tài nguyên khoáng sản,…
+ Các hoạt động kinh tế: Nông nghiệp, Khai thác gỗ, Thủy
sản, Khai thác khoáng sản, thủy điện.
Câu 4 : Đặc trưng lưu vực
Đặc trưng lưu vực là kết hợp các yếu tố đặc trưng tự nhiên,
đặc trưng hình học và đặc trưng hình dạng
Các đặc trưng tự nhiên của lưu vực sông
Vị trí địa lý
+ Vị trí địa lý của lưu vực được xác định bởi tọa độ địa lý của
lưu vực và các yếu tố ranh giới (lưu vực, núi, lãnh thổ, biển)
+ Ví dụ: Việt Nam có tọa độ địa lý(Kinh tuyến: 102°8′ 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc)
Phía Bắc giới hạn bởi lưu vực sông A
- Phía Tây giới hạn bởi dãy núi B
- Phía Nam giáp giới hạn bởi dãy núi C
- Phía Đông giáp với Biển
+ Lưu vực có vị trí địa lý:
-Tọa độ địa lý: từ 12035' đến 14038' vĩ độ Bắc và từ 108000'
đến 109055' kinh độ Đông - ranh giới:
- Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc và lưu vực sông Sesan.
99


b)


c)

d)

e)

- Phía Nam giáp lưu vực sông Cái Ninh Hòa và sông Serepok.
- Phía Tây giáp lưu vực sông Sesan và Serepok.
- Phía Đông giáp lưu vực sông Kône, sông Kỳ Lộ và Biển
Đông.
Điều kiện khí hậu
+ Điều kiện khí hậu của một lưu vực hay một con sông là nói
đến đặc điểm mưa, bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm, gió, mây, bức
xạ,...
+ Từ vị trí địa lý → điều kiện khí hậu của nó nằm ở vùng nhiệt
đới, ôn đới,...
+ Căn cứ vào vị trí địa lý của lưu vực sông ta có thể chọn ra
các trạm khí tượng đo số liệu để tính ra các đặc trưng khí
tượng gắn liền với đặc trưng thủy văn của một con sông
Điều kiện địa hình
+ Mỗi một lưu vực lại có một đặc điểm địa hình riêng biệt,
không có lưu vực nào giống lưu vực nào.
+ Điều kiện địa hình ảnh hưởng đến mưa (lượng và phân bố),
nhiệt độ không khí và các điều kiện chuyển động của nước
trên bề mặt, quyết định lượng nước sông và đặc điểm của
chúng.
+ Đặc điểm địa hình có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành mạng lưới sông và vận động của nước trên lưu vực
Điều kiện địa chất thổ nhưỡng

+ Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng quyết định đặc điểm và mức
độ nước ngầm nuôi dưỡng cho sông trong mùa cạn, lượng tổn
thất của mưa do thấm,...
+ Nói đến điều kiện địa chất thổ nhưỡng là nói đến cấu trúc
địa chất, hình thành hạt, quá trình thành tạo và các loại đất đá
trên lưu vực.
Thảm phủ thực vật
+ Đặc điểm của lớp phủ thực vật trên một lưu vực có ảnh
hưởng quan trọng tới các đặc trưng dòng chảy trong lưu vực
đó: Dòng chảy lũ, dòng chảy kiệt, phân phối dòng chảy trong
năm.
1010


2.

-

+ Lớp phủ thực vật của lưu vực sông đặc trưng bởi các loại
thực vật cơ bản phân bố trên lưu vực và sự mô tả về tỷ lệ phân
bố các loại rừng so với diện tích lưu vực, độ tuổi, mức độ che
phủ cũng như mức độ canh tác của con người.
Đặc trưng hình học của lưu vực sông :
a) Diện tích của lưu vực sông (F km2 )
+ Diện tích lưu vực là phần diện tích giới hạn từ đường chia
nước của lưu vực và khép kín ở mặt cắt cửa ra.
+ Phương pháp xác định diện tích lưu vực: (3 phương pháp)
Xác định theo bản đồ địa hình (Chia ô)
Dùng máy đo diện tích
Sử dụng tư liệu viễn thám và hệ thống thông tin địa lý

(Mapinfo, Arc View, Arc GIS…)
b) Chiều dài lưu vực (L km)
+ Chiều dài lưu vực là đường gấp khúc nối từ cửa sông đến
nguồn sông qua các điểm giữa ở từng đoạn của lưu vực sông
c) Độ rộng bình quân lưu vực
+ Độ rộng lưu vực không cố định và thay đổi dọc theo sông.
+ Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến quá trình tập trung nước
trên lưu vực.
+ Trong thực tế người ta tính độ rộng từng đoạn lưu vực
+ Là tỉ số giữa diện tích và chiều lưu vực: B =
d) Độ cao bình quân lưu vực
+ Độ cao bình quân được xác định khi có bản đồ địa hình có
đường đồng mức lưu vực
=
- fi là diện tích kẹp giữa các đường đồng mức cạnh nhau hi và
hi+1 ,
- hi và hi+1 tương ứng là độ cao đường đồng mức thứ i và i+1
e) Độ dốc bình quân lưu vực
h: Độ chênh lệch giữa các đường đồng mức
L1 ,...,Ln: độ dài của các đường đồng mức (đơn vị là km hoặc
m)
1111


3.

-

-


-

F: tổng diện tích lưu vực (đơn vị là km2 hoặc
Đặc trưng hình dạng :
+Hình dạng lưu vực có ảnh hưởng rất lớn đến điều tiết dòng
chảy, sự hình thành dòng chảy, chế độ thủy văn trên lưu vực.
+ Hình dạng lưu vực rất đa dạng song chủ yếu có 3 dạng
chính:
- Lưu vực to ở giữa
- Lưu vực có bề ngang ít thay đổi
- Lưu vực to ở phía thượng nguồn, hẹp ở tuyến cửa ra
a) Hệ số không đối xứng β:
Đặc trưng cho mức độ phân bố không đồng đều của diện tích
phía trái (Ftr) và phải (Fph) của lưu vực (đối với dòng sông
chính)
β=
F1 : tổng diện tích bờ phải
F2 : tổng diện tích bờ trái
b) Hệ số hình dạng lưu vực( ):
B là độ rộng bình quân lưu vực
L là chiều dài lưu vực
c) Hệ số phát triển lưu vực (Hệ số tròn) m:
Là tỷ số giữa chu vi đường phân nước(s) và chu vi đường tròn
(s’) có diện tích bằng diện tích lưu vực.
Nếu hình dạng lưu vực càng khác hình tròn bao nhiêu thì hệ
số m càng khác 1 bấy nhiêu.
m=
Câu 5 : Định nghĩa QLTH LVS, yêu cầu và mục đích trong
quản lý :
- Khái niệm QLTHLVS:

Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu(GWP): Quản lý tổng hợp
lưu vực sông là quá trình mà trong đó con người phát triển và
quản lý TNN, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt hiệu quả
tối ưu của các thành quả KTXH một cách công bằng mà
không đánh đổi bằng sự bền vững của các HST then chốt.
1212


1.
2.

=>Vậy QLTH LVS là: sự hợp tác trong quản lý khai thác sử
dụng các nguồn TN trên lưu vực một cách hợp lý hiệu quả,
công bằng để đạt được lợi ích về kinh tế xã hội mà không làm
tổn hại đến sự bền vững của HST.
+) LVS là đối tượng trung tâm, là một hệ thống thống nhất
trong đó thể hiện tác động qua lại giữa đất,nước và ĐV vật tạo
thành một HST ổn định,
+) Nhằm mục đích bảo vệ các nguồn TNTN cũng như cải thiện
chất lượng MT trên lưu vực sông.
+) Trước hết thực chất là quản lý các nguồn TNTN, đồng thời
cũng quản lý toàn thể các hoạt động khác như quản lý đô thị,
quản lý CN,quản lý NN, quản lý XH ... .
- Các yêu cầu (05 yêu cầu) trong QLTHLVS:
Quản lý các dạng khác nhau của nước : nước mặt,nước mưa
,nươc dưới đất
Quản lý: số lượng và chất lượng nước:
+Trữ lượng nước trên lưu vực
+ Sự phân bổ trữ lượng ở các dạng khác nhau trên lưu vực
+Biện pháp quy hoạch, phân bổ TNN hợp lý

+Chất lượng nước tốt hay xấu
+ Nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng?
+ Biện pháp
3. Xem xét mối liên hệ giữa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là
giữa TNN và TN đất
4. Tổng hợp các giới hạn tự nhiên, các nhu cầu kinh tế.
5. Tổng hợp về pháp luật, chính sách và thể chế.
- Mục đích (03 mục đích):
+Bảo vệ chức năng của sông và LVS
+Quản lý sử dụng bền vững TNN trong MQH của đất và các
TN sinh thái khác
+Hạn chế suy thoái và duy trì MT bền vững
Chương 2
Câu 1: Nguyên tắc QLTHLVS
1313


1. Tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được quản lý
thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa
thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý và
bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân
trong cùng lưu vực sông.
2. Các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và các tổ
chức, cá nhân phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường
nước trong lưu vực sông theo quy định của pháp luật; chủ
động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước mang lại
và bảo đảm lợi ích của cộng đồng dân cư trong lưu vực.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải trên
lưu vực sông phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, phát triển tài
nguyên nước với việc bảo vệ môi trường, khai thác bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong lưu vực sông.
5. Quản lý tổng hợp, thống nhất số lượng và chất lượng nước,
nước mặt và nước dưới đất, nước nội địa và nước vùng cửa
sông ven biển, bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu.
6. Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng,
hợp lý, các bên cùng có lợi trong bảo vệ môi trường, khai thác,
sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do
nước gây ra đối với các nguồn nước quốc tế trong lưu vực
sông.
7. Phân công, phân cấp hợp lý công tác quản lý nhà nước về
lưu vực sông; từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên
nước trong lưu vực sông, huy động sự đóng góp tài chính của
mọi thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và tranh thủ sự tài
trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ
tài nguyên nước lưu vực sông.
- Các lưu vực sông lớn ở Việt Nam:
 LVS Mêkông (đa quốc gia)
1414










 LVS Hồng-Thái Bình (đa quốc gia)
 Các lưu vực sông Cả, sông Mã, sông Hương, sông Thu Bồn,
sông Trà Khúc, sông Cái – Nha trang, sông Kôn – Hà Thanh,
sông Ba, sông cái- Phan Rang, sông Đồng Nai.
Câu 2: Quản lí cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước
KN: Cung cấp nước là quá trình lấy và trữ nước từ nguồn và
dẫn đến khu vực sử dụng cho người dùng.
ϖVD: Nước từ hồ chứa và đập dâng theo hệ thống kênh
mương dẫn đến khu tưới.
Quản lý cung cấp nước :
Quản lý các hệ thống khai thác và sử dụng nguồn nước để
cung cấp cho người dùng
Việc quản lý dựa trên lượng nước đã có thực tế của hệ thống
tiến hành phân chia và cung cấp cho các ngành sử dụng
Trường hợp nguồn nước không đủ dùng, người quản lý phải
dựa trên các nguyên tắc ưu tiên đã được thông qua để lập kế
hoạch và vận hành hệ thống.
Trữ nước là hoạt động nhằm chuyển nước từ mùa cấp nước
cao (mùa mưa) tới mùa nhu cầu cao (mùa khô).
Trữ nước gồm trữ nước mặt và trữ nước ngầm ϖSo sánh ưu
nhược điểm của các biện pháp trữ nước khác nhau
Các loại nhu cầu sử dụng nước:
1.1 Sinh hoạt, sức khỏe và vệ sinh
- Nước là thành phần thiết yếu đối với sức khỏe con người và
quyết định đến sự thịnh vượng của xã hội. - Cung cấp nước
cho con người đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo
duy trì cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh
- CLN cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của con người đòi hỏi
nhu cầu rất cao: Vi khuẩn, hóa học, vật lý.
+ Vi khuẩn có mối đe dọa lớn nhất tới CLN sinh hoạt, nước là

con đường lây lan vi khuẩn rất nhanh gây nên các bệnh: giun,
tiêu chảy, tả, thương hàn.
+ Các hóa chất ô nhiễm phổ biến trong nước: Ca, Fe, Florua,
thạch tín và crom
1515


- Việc cung cấp nước sinh hoạt có sự khác nhau giữa vùng:
Nông thôn – Thành thị, đồng bằng – miền núi…
1.2 Nông nghiệp
- Diện tích tiềm năng đất nông nghiệp nước ta khoảng 11 triệu
ha, VN là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo
- Cơ cấu cây trồng nông nghiệp hết sức đa dạng: lúa, đậu, lạc,
vừng, vùng chuyên canh cây công nghiệp: cao su, cà phê, tiêu,
điều…
- Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất (80% nhu
cầu sử dụng nước)
- Phương pháp tưới chủ yếu: tưới chảy tràn, tưới chảy ngập,
tưới phun
- Nhu cầu cho nước phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của cây và không đồng đều giữa các năm
- Nước tưới nông nghiệp sau khi sử dụng xong sẽ hồi quy trở
lại (30%)
1.3 Thủy sản
- Thủy sản có vai trò quan trọng trong cung cấp protein cho
con người và động vật, là nguồn tài nguyên tái tạo được
- Ngành thủy sản nước ta phát triển ở cả 3 vùng: ngọt, nợ,
mặn
- Nhu cầu sử dụng nước ngành thủy sản 10.000 m3/ha.năm
(Chỉ nằm sau nhu cầu sử dụng nước ngành nông nghiệp)

- Hiệu quả kinh tế gấp 5-6 lần so với trồng lúa, nuôi tôm hiệu
quả lên đến 20-30 lần
+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường: phú
dưỡng, ô nhiễm hữu cơ…
+ Khai thác nước ngọt nuôi trồng thủy sản làm suy thoái
nguồn nước, sụt lún
1.4 Thủy điện
- Điện đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
- Hệ thống sông ngòi ở nước ta có tiềm năng thủy điện rất lớn
(28.4 triệu KW)
1616


- Là nguồn năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm, tg vận hành lâu
dài
- Thủy điện là ngành dùng nước nhưng không làm tiêu hao
nguồn nước
Hạn chế
+ Công tác xây dựng kéo dài
+ Vốn đầu tư lớn
+ Gây ngập lụt
+ Thay đổi hệ sinh thái
1.5 Công nghiệp
- Nước được xem như nguồn nguyên liệu thô quan trọng hàng
đầu
- Yêu cầu CLN phụ thuộc vào từng ngành - Công nghiệp càng
phát triển nhu cầu nước càng tăng
- Hầu hết lượng nước sau khi sử dụng sẽ hồi quy trở lại môi
trường(80%), nhằm giảm thiểu nhu cầu cần tái sử dụng nước
trong qt sản xuất

- Nước thải CN chưa qua xử lý chảy ra môi trường gây ô
nhiễm môi trường
1.6 Giao thông vận tải
- Nước ta mạng lưới sông suối dày đặc, giao thông thủy đóng
vai trò quan trọng vận tải hàng hóa (Con đường vận tải rẻ
nhất)
- Vận tải thủy không làm tiêu hao nguồn nước nhưng cần yêu
cầu có độ sâu tối thiểu
- Giao thông thủy cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước
do: Dò rỉ dầu mỡ, sự cố tràn dầu, rác thải
1.7 Du lịch, giải trí
- Đây là “ngành công nghiệp không khói” mang lại lượng
ngoại tệ lớn
- Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng phát triển
du lịch: Bãi biển, vịnh, hang động, suối nước nóng…
- Các dịch vụ ăn theo ngành du lịch: Nhà hàng, khách sạn liên
tục được xây dựng
1717


- Nhìn chung hoạt động du lịch không làm hao tổn nhiều nước
nhưng có thể gây ô nhiễm nươc do rác thải
1.8 Bảo vệ môi trường
- Nước có khả năng tự làm sạch do nước luôn luân chuyển và
đồng thời nhờ động thực vật phân hủy các chất hữu cơ
- Khi lượng chất thải gia nhập quá lớn, vượt khả năng tự làm
sạch của nước thì nước trở nên bị ô nhiễm
- Dòng chảy môi trường ( d/c tối thiểu) là dòng chảy ở mức
thấp nhất cần thiết để duy trì đoạn sông hoặc dòng sông bảo
đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và

bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu
tiên được xác định trong quy hoạch lưu vực sông
Quản lí nhu cầu sử dụng nước:
ϖSự cần thiết:
+ Nhu cầu sử dụng không ngừng tăng trong khi nguồn nước bị
giới hạn
+ Nguồn nước suy thoái do dùng quá mức và ô nhiễm
+ Chi phí khai thác nguồn nước mới tăng cao
+ Ràng buộc do hạn chế vốn đầu tư
+ Nhiều nơi thiếu nước sử dụng
+ Khả năng duy trì nguồn nước bị giới hạn
ϖMục tiêu:
+ Giữ gìn nguồn nước lâu bền
+ Giới hạn lượng nước sử dụng do lãng phí
+ Đảm bảo phân phối nước công bằng
+ Góp phần bảo vệ môi trường lưu vực
+ Thu được tối đa hiệu quả kinh tế
+ Tăng hiệu quả sử dụng nước
Câu 3: Những vấn đề cần quan tâm trong quản lí hồ chứa
ϖ Hồ chứa là công trình chứa nước được xây dựng để điều tiết
dòng chảy

1818


ϖ Hồ chứa làm các nhiệm vụ: cấp nước (tưới, phát điện, sinh
hoạt, công nghiệp…), phòng lũ, giao thông, nuôi trồng thủy
sản, bảo vệ môi trường …
Những vấn đề cần quan tâm

+ Xây dựng quy trình vận hành hợp lý nhằm đạt mục tiêu
thiết kế, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
hạ lưu
+ Quản lý chất lượng nước trong hồ: ô nhiễm nước, phú
dưỡng, hiện tượng axit hóa của nước hồ
+ Quản lý bồi lắng bùn cát trong lòng hồ, các hiện tượng xói
và sạt lở bờ hồ cũng như đoạn sông hạ lưu
+ Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các hạng mục công trình để
đảm bảo vận hành tốt, an toàn khi mưa lũ lớn
Câu 4: Quản lí giảm nhẹ thiên tai (lữ lụt, hạn hán)
Lũ lụt
Hạn hán
Nguyê - Lụt là hiện tượng
n nhân ngập nước của một
vùng lãnh thổ do lũ gây
ra.
- Lụt có thể do lũ lớn,
nước lũ tràn qua bờ
sông (đê) hoặc làm vỡ
các công trình ngăn lũ
vào các vùng trũng; có
thể do nước biển dâng
khi gió bão làm tràn
ngập nước vùng ven
biển
- Mưa lớn và kéo dài
(do bão lớn) là nguyên
nhân chính gây ra lũ
lụt, ngoài ra ở vùng
đồng bằng cửa sông


- Do tự nhiên: Do khí
hậu thời tiết bất thường
gây nên lượng mưa thiếu
hụt thường xuyên kéo
dài hoặc nhất thời thiếu
hụt
- Do con người: do tình
trạng phá rừng bừa bãi
làm giảm khả năng điều
tiết nước mặt, hạ thấp
mực nước ngầm dẫn đến
cạn kiệt nguồn nước;
việc trồng cây không phù
hợp, vùng ít nước cũng
trồng cây cần nhiều nước
(như lúa) làm cho việc sử
dụng nước quá nhiều,
dẫn đến việc cạn kiệt
1919


tiếp giáp với biển, triều
cường là một nhân tố
làm cho lũ lụt trầm
trọng hơn.

nguồn nước; thêm vào đó
công tác quy hoạch sử
dụng nước, bố trí công

trình không phù hợp,
làm cho nhiều công trình
không phát huy được tác
dụng...
Biện
-Biện pháp công trình -Theo dõi tình hình chặt
pháp
-HT đê, kè, đập mỏ
chẽ, cung cấp thông tin
quản lí hàn, … bảo vệ sạt lở bờ cho người ra quyết định
-Hồ chứa cắt lũ
và người dùng nước
-CT phân lũ và chậm
-Thực hiện công tác vận

hành hồ chứa nước và
-Cải tạo nạo vét lòng
khai thác nước ngầm
sông, kênh dẫn hoặc
phù hợp
vùng cửa sông để tăng -Thực hiện chính sách
khả năng thoát lũ
dẫn nước và phân chia
-Biện pháp phi công
nước bắt buộc đối với
trình
người dùng
-QL sử dụng đất trên
lưu vực
-QL bảo vệ rừng đầu

nguồn
-XD hệ thống dự báo
và cảnh báo lũ
-Thông tin và nâng cao
nhận thức cộng đồng

2020


Áp dụng luôn cho hạn hán

-

-

Câu 5: Quy hoạch và quản lí tổng hợp tài nguyên nước dựa
vào cộng đồng
ϖQuản lý lưu vực dựa vào cộng đồng là một quá trình có sự
tham gia, trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống
quản lý có hiệu quả.
ϖSự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối
cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước,
thể chế và năng lực địa phương, và công nghệ được sử dụng.
Các mô hình:
Mô hình truyền thống hoặc bản địa
+ Phạm vi: Vùng cao, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Quản lý loại nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và kết hợp
quản lý TN đất, rừng và đa dạng sinh học
+ Hình thức: giếng làng, ao làng, sông suối…
Mô hình tiên tiến:


2121


Nông dân + nhà nước

Cộng đồng tự quản lí

Nước cho nông nghiệp

Nông dân + tổ chức liên quan

-

-

Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước quản lí:
+ Hình thức: Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã sử dụng
nước
+ Nhiệm vụ: quản lý, duy tu, bảo vệ, cung cấp nước tới các hộ
gia đình có ruộng, thu phí thủy lợi và giám sát hoạt động
ϖ Lợi ích mang lại:
+ Nâng cao quyền làm chủ, tinh thần trách nhiệm o Tiết kiệm
nước, hiệu quả cao, công bằng tất cả người dân
+ Giảm thiểu mâu thuẫn: đầu kênh >< cuối kênh, người cung
cấp >< người sử dụng.
+ Nâng cao vai trò nông dân, giảm thiểu chi phí, duy tu tốt
hơn.
+ Cải thiện năng lực quản lý thủy lợi. → Lợi ích mang lại chỉ
giới hạn trong phạm vi hẹp là những người trong hợp tác xã.

ϖHạn chế:
+ Chính sách hỗ trợ chƣa có, chƣa hiệu quả.
+ Năng lực quản lý vận hành còn hạn chế.
+ Cơ sử hạ tầng còn yếu kém;
+ Hệ thống quy mô nhỏ còn yếu kém;
+ Quản lý đôi khi còn chồng chéo: HTX và chính quyền
Mô hình quản lí nông dân + tổ chức
2222


-


-

+ Hình thức: HTX+ đội thủy lợi+ cộng đồng
+ HTX sở hữu, quản lý chung tất cả hệ thống công trình thủy
lợi
+ Đội thủy lợi tư vấn, sửa chữa kỹ thuật về hệ thống tưới tiêu,
thiết bị máy móc. ϖ cộng đồng Quản lý sử dụng nước, trông
coi giám sát bảo vệ công trình.
Mô hình tổ chức nông dân + quản lí
+ Hình thức: Hội những người sử dụng nước
+ Nông dân họp và bầu ra ban quản lý, thống nhất về quy chế,
quy định và nguyên tắc cho hội.
+ Ban quản lý và nông dân cùng xây dựng tiến độ, lập kế
hoạch hoạt động
Chương 3
Câu 1: Hệ thống tổ chức tài nguyên nước ở Việt Nam.
Hệ thống quản lý hành chính:

Chính quyền cấp trung ương
Chính quyền cấp tỉnh và thành phố
Chính quyền cấp quận và huyện
Chính quyền phường, xã
Cơ quan/Bộ
Trách nhiệm
Bộ TNMT
QL chung về TNN
Bộ NN & PTNT
QL hệ thống phòng chống lụt
bão, công trình thủy lợi, nước
sạch và vệ sinh MT nông
thôn, khai thác nguồn lợi
thủy sản.
Bộ Công thương
Xây dựng vận hành và quản
lý cơ sở thủy điện
Bộ Xây dựng
QH và XD các công trình cấp
thoát nước và vệ sinh
Bộ Giao thông
QH, XD và QL các hệ thống
GT thủy
Bộ Y tế
QL chất lượng nước dùng
2323


trong ăn uống
XD KH và đầu tư cho ngành

nước
XD các chính sách về thuế và
phí TNN

Bộ KH và Đầu tư
Bộ Tài chính

Sơ đồ tổ chức các cơ quan liên quan đến quản lý TNN:
Văn phòng chính phu
HĐQG về TNN
Các Bô
UBND Tỉnh

Ban QLLVS

Các Sơ
Các tổ chức, hôi…
-






Các dự án
Chu đầu tư
Doanh nghiệp


Câu 2: Ba cơ quan LVS.

Về hình thức:
- Cơ quan thủy vụ LVS
- Ủy hội LVS
- Hội đồng LVS
* Cơ quan Thủy vụ LVS
Là hình thức có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn
nhất.
Là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết chức năng
của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm cả chức năng
điều hành và quản lý nước.
VD: CQ thủy vụ thung lũng Tennessee ở Mỹ và CQ Thủy vụ
Núi tuyết ở Úc…
* Ủy hội LVS
2424














Thường bao gồm:
+ Hội đồng quản lý: đại diện cho tất cả các bên quan tâm.

+ Văn phòng kỹ thuật: chuyên sâu hỗ trợ.
Liên quan chủ yếu đến:
+ Xây dựng chính sách
+ Lập quy hoạch phát triển lưu vực
+ Xây dựng thủ tục
+ Kiểm soát sử dụng nước
VD: Ủy hội sông Murray Darling (Úc), Ủy hội sông Mekong.
* Hội đồng LVS
Là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất.
Hoạt động như một diễn đàn, tại đó, chính quyền và đại diện
các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc
đẩy toàn diện QL nước tại cấp lưu vực.
Hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận.
Bao gồm 1 hội đồng điều phối và có sự hỗ trợ của ban thư ký.
VD: hội đồng LVS Lerma-Chapala (Mexico).

2525


×