PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ĐÔNG HƯNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /BC-SKHK
Đông Hưng, Ngày 07 tháng 01 năm 2016
BÁO CÁO
Sơ kết học kỳ I, phương hướng, nhiệm vụ học kỳ II
Năm học 2015-2016
Thực hiện Công văn số 602/PGD&ĐT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Phòng
GD&ĐT Lục Nam về việc hướng dẫn sơ kết học kì I năm học 2015-2016; Trường
THCS Tiên Nha báo cáo sơ kết học kỳ I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ học kì II
năm học 2015-2016 như sau:
I. Khái quát tình hình, đặc điểm đơn vị
- Về đội ngũ CB-GV-NV: Năm học 2015-2016 Nhà trường có tổng số CBGV-NV: 40, trong đó: CBQL: 03; giáo viên: 32; nhân viên: 05. Trình độ chuyên
môn: CBQL (ĐH: 02; CĐ: 01); giáo viên (ĐH: 26, CĐ: 6); nhân viên hành chính
(ĐH: 01, CĐ: 02; TC: 02).
- Số lớp, số học sinh: Năm học 2015-2016 Nhà trường có: 16 lớp, số HS:
456; trong đó: khối 6 số lớp 04, số HS 111; khối 7 số lớp 04, số HS 111; khối 8 số
lớp 04, số HS 116; khối 9 số lớp 04, số HS 118.
- Về cơ sở vật chất: Tổng số phòng học: 13, kiên cố 10; văn phòng: 01;
Phòng BGH 03; Thư viện 01; Y tế: 01; Đoàn đội: 01; Truyền thống: 01. Các phòng
học bộ môn và các phòng chức năng khác đủ.
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận sự quan tâm, giúp đỡ thường xuyên của địa phương,
PGD&ĐT, UBND huyện...
- Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các ban ngành trong xã luôn ủng hộ sự
nghiệp giáo dục luôn tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục.
1
- Nhà trường có số lớp và số học sinh tương đối ít, do đó khá thuận lợi cho
công tác quản lý các hoạt động dạy học cũng như quản lí học sinh.
- Đội ngũ CB-GV-NV đa số còn trẻ, đa số có ý thức trách nhiệm trong công
việc.
- Có diện tích đất rộng, đủ phòng học một ca, cảnh quan môi trường xanh,
sạch.
2. Khó khăn:
- Nhà trường vẫn còn thiếu toàn bộ các phòng học bộ môn; khối phòng chức
năng, khối phòng hành chính-quản trị còn thiếu cơ bản.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên mặc dù đã tiến bộ, tuy nhiên còn có hạn chế ở
một số bộ môn.
- Số lượng học sinh ít do đó công tác lựa chọn học sinh tham gia các cuộc thi
HSG văn hóa, TDTT gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn kinh phí nhà nước cấp để chi cho các hoạt động giáo dục của nhà
trường còn gặp rất nhiều khó khăn.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong học kì I năm học 2015-2016
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học.
- Trong năm học Nhà trường đã tổ chức quán triệt, triển khai học tập đầy đủ
các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; tích cực tham mưu,
phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ học kỳ I năm học 2015-2016, đặc biệt là tiếp tục tổ chức triển khai thực
hiện Chương trình hành động số 63-CT/TU ngày 08/8/2014 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TW
Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Kế hoạch số
151/KH-UBND ngày 05/11/2014 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành
động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Tích cực đổi mới công tác quản lý bằng những công việc cụ thể như: Phân
công nhiệm vụ chi tiết, cụ thể đối với HT, PHT, TTCM, TPT đội; gắn với đó là chất
2
lượng, hiệu quả công việc và dùng đó là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thi
đua.
- Thực hiện tốt công tác đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên; nhằm phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các sai phạm, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương trong ngành.
- Thực hiện khá tốt công tác cải cách hành chính như: Tổ chức phòng tiếp
dân, phân công CBQL trực tiếp dân, công khai các khoản thu, các thủ tục xin
chuyển đi, chuyến đến… để phụ huynh học sinh năm được. Giải quyết nhanh gọn
các thủ tục hành chính khi người dân và phụ huynh học sinh yêu cầu.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành như: Công
khai các kế hoạch BGH, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các cấp trên email của nhà
trường để toàn thể CB-GV-NV nắm được thông tin.
- Tích cực đổi mới công tác thi đua theo hướng coi trọng hơn tới hiệu quả đạt
được trong công việc; đánh giá cao sự cố gắng của giáo viên nhất là phong trào thi
GVG, kết quả thi HSG, chất lượng thi THPT; thường xuyên động viên, khuyến
khích CB-GV-NV hoàn thành tốt công việc đồng thời cũng góp ý, nhắc nhở CBGV-NV chưa hoàn thành nhiệm vụ, qua đó góp phần thúc đẩy công tác thi đua
trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo.
2.1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chung.
2.1.1. Kết quả triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua:
Nhà trường tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các hoạt động đổi mới giáo dục và phong
trào thi đua của ngành như thi đua “Hai tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”.
2.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phổ cập:
3
- Trong học kỳ I nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập, tổ chức cập nhật
đầy đủ, chính xác số liệu phổ cập trên phần mềm. Hồ sơ phổ cập được cập nhật, lưu
trữ đầy đủ theo quy định.
- Tính tới thời điểm tháng 10 năm 2015 nhà trường duy trì vững chắc các tiêu
chí phổ cập THCS với tiêu chuẩn 2 đạt 93,02%; các tiêu chí về phổ cập bậc trung
học đã có những chuyển biến so với năm học trước.
2.1.3. Kết quả công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống:
* Ưu điểm:
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong học kì I nhà trường đã thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- BGH, TPT, GVCN, GVBM luôn qua tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học
sinh thông qua các giờ chào cờ, cũng như các giờ học văn hóa đặc biệt là với bộ
môn GDCD;
- Nhà trường đã thành lập tổ tư vấn kỹ năng sống cho học sinh, thường xuyên
giúp đỡ tư vấn cho học sinh khi cần thiết;
- Thực hiện khá tốt công tác giáo dục tuyên truyền thực thiện ATGT như tổ
chức tốt tháng ATGT cũng như giáo dục ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao
thông.
* Nhược điểm:
- Mặc dù BGH, TPT, CBGV có rất nhiều cố gắng tuy nhiên hiện tượng vi
phạm đạo đức, nói tục, đánh nhau vẫn xảy ra;
- Tổ tư vấn kỹ năng được thành lập tuy nhiên gặp nhiều khó khăn trong việc tư
vấn giúp đỡ học sinh do nhiều nguyên nhân khách quan đem lại.
2.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cấp học.
2.2.1. Các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất trong năm học, xác định rõ điều này ngay từ đầu năm học nhà trường đã
triển khai các giải pháp như sau:
4
- Tích cực hướng dẫn động viên CB-GV thực hiện đổi mới mạnh mẽ chương
trình, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất
người học, đặc biệt là đổi mới mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục bằng việc tổ
chức cho CB-GV đi tham quan, dự giờ mô hình trường học mới Việt Nam tại trường
THCS Chu Điện; qua đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn thảo luận, dạy thử nghiệm mô
hình dạy học mới áp dụng vào nhà trường và thường xuyên vận động giáo viên áp
dụng hợp lý mô hình này.
- Thực hiện khá tốt kế hoạch dạy và học tiếng Anh trong nhà trường tổ chức cho
giáo viên tham gia học tập đầy đủ các đợt tập huấn do phòng GD&ĐT tổ chức; Thực
hiện nghiêm túc các văn bản về dạy học môn tiếng Anh đặc biệt là việc rèn các kỹ
năng nghe, nói cho học sinh.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng phân phối chương trình theo hướng giao cho
giáo viên được tự chủ dựa trên định hướng của phòng GD&ĐT và bám sát chuẩn
kiến thức, kỹ năng theo quy định của BGD&ĐT.
- Nhà trường thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng HS
giỏi, HS năng khiếu, bước đầu đã có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng; thường
xuyên tăng cường các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học.
Và đã có những chuyển biến tích cực về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
trong học kỳ I
- Đối với việc kiểm tra đánh giá Nhà trường hướng dẫn giáo viên căn cứ chuẩn
kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học, cấp học để xây dựng bộ đề kiểm tra, nhằm
đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng. Kết hợp thật hợp lý kiểm tra
tự luận và kiểm tra trắc nghiệm, khi đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu phân hoá,
phân loại được học sinh giỏi, khá, TB, yếu, kém.
- Công tác giáo dục dân tộc luôn được Nhà trường quan tâm đầy đủ, trong học
kỳ I Nhà trường thực hiện đầy đủ chế độ chính sách với cán bộ quản lý, giáo viên.
2.2.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ
2.2.2.1. Công tác phát triển duy trì sĩ số học sinh.
- Đầu năm học.
5
Nhà trường có: 16 lớp, số HS: 456; trong đó: khối 6 số lớp 04, số HS 111;
khối 7 số lớp 04, số HS 111; khối 8 số lớp 04, số HS 116; khối 9 số lớp 04, số HS
118.
- Cuối học kì I.
Nhà trường có: 16 lớp, số HS: 455; trong đó: khối 6 số lớp 04, số HS 111;
khối 7 số lớp 04, số HS 111; khối 8 số lớp 04, số HS 115; khối 9 số lớp 04, số HS
118.
Đến cuối học kì I nhà trường có 01 học sinh bỏ học trong đó: 01 HS lớp 8 bỏ
học năm trước xin đi học lại sau đó lại bỏ học.
2.2.2.2. Chất lượng hai mặt giáo dục.
- Hạnh kiểm: Tốt: 211 học sinh, đạt tỷ lệ: 46,37%, (giảm 20.51% so kế
hoạch); Khá: 204 học sinh; tỷ lệ: 48.84%, (tăng 18.31% so kế hoạch); Trung bình:
40 học sinh, tỷ lệ: 8.79%, (giảm 2.22% so kế hoạch).
- Học lực: Giỏi: 16 học sinh, đạt tỷ lệ: 3.52%, (Giảm 6.19% so kế hoạch); Khá:
169, tỷ lệ: 37.14%, (giảm 6.07% so kế hoạch); Trung bình: 231 học sinh, tỷ lệ:
50.77%, (tăng 6.51% so kế hoạch); Yếu: 38 học sinh, tỷ lệ: 8.35% (tăng 3.07% so
kế hoạch), yếu : 1, tỷ lệ: 0.22 (tăng 0.22% so kế hoạch).
2.2.2.3. Chất lượng giáo dục mũi nhọn.
+ Kế hoạch: Tổng số 32 HS đạt giải trong đó:
- Cấp tỉnh: 1 (VH: 0; VN: 0; TDTT: 1, Khác 0.
- Cấp huyện: 31 (VH: 14, TDTT: 10; GTQM: 04; Tiếng Anh QM: 01; Tin
học 01; Khác: 01); Xếp thứ: 18/ 30 trường.
+ Thực hiện trong học kỳ I: Tổng số giải: 18 đạt 58.1% kế hoạch đề :
- Cấp tỉnh: Văn hóa: 0; TDTT: 04 (03 giải nhất, 01 giải ba cờ vua).
- Cấp huyện:
* Học sinh giỏi văn hóa cấp huyện: 3HS đạt giải công nhận HSG
* Kiến thức liên môn, dạy học tích hợp: 1 giải.
* HSG TDTT cấp huyện: 11 giải bao gồm: Thi Bơi cấp huyện: 05 giải (giải
nhì: 1; giải ba: 4); Thi cầu lông cấp huyện: 02 giải (giải nhất: 01; giải nhì: 01); Cờ
vua: 02 giải (giải nhì: 01; giải ba: 01); Điền kinh 02 giải (giải nhất: 01; giải nhì: 01).
6
7
2.2.2.4. Kết quả ứng dụng CNTT.
- Trang Website của Nhà trường: đã có và hoạt động theo quy định, tuy nhiên
nội dung, số lượng tin, bài còn hạn chế.
- Bổ sung trang thiết bị CNTT để phục vụ đôỉ mới PPDH: Trong học kỳ I
không bổ sung thêm mà chỉ có sửa chữa và bảo quản.
- Số cán bộ giáo viên tự trang bị máy tính ở gia đình 26/27 đạt 96.3%, trình độ
tin học của GV đã được nâng lên qua từng năm học, 19/20 giáo viên chiếm 95%
giáo viên biết sử dụng cơ bản về máy tính đơn giản; Số GV biết sử dụng máy trong
soạn bài, trong giảng dạy: 19/20 chiếm 95%, tuy nhiên còn cần phải tiếp tục phấn
đấu nhiều hơn nữa; Số giờ có sử dụng UDCNTT trong học kỳ I khoảng 175
giờ/3888 giờ các môn văn hóa chiếm 4,5 %.
- Kết quả số sử dụng đồ dùng dạy học trong học kỳ được nhà trường yêu cầu
khá cụ thể và nhiều giáo viên đã thường xuyên thực hiện, tập trung vào các môn Lý,
Hóa, Sinh, bảo quản trang thiết bị đã có ý thức song phòng bảo quản rất kém nên
ảnh hưởng lớn đến chất lượng đồ dùng, các phòng chức năng của nhà trường không
có một phòng nào nên không có điều kiện cho các tổ chuyên môn và giáo viên thực
hiện; đồ dùng làm mới đã có quan tâm và có những yêu cầu song kết quả còn hạn
chế, ít giáo viên tự làm hay huy động học sinh cùng làm, số đồ dùng tự làm số
lượng hạn chế sử dụng được lâu dài còn ít.
3. Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng hai
mặt giáo dục để làm tốt nhiệm vụ này Nhà trường đã:
- Thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ nhà giáo cụ thể là thường xuyên chỉ đạo hai tổ chuyên môn đôn đốc cho
giáo viên tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Phân
công giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn chuyên môn do phòng GD&ĐT tổ
chức; tích cực động viên và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi học các lớp đào
tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
8
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, rà soát, sắp xếp, bố trí, phân công công việc
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường
của từng cá nhân.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên được thực
hiện nghiêm túc, công khai, công bằng và theo đúng các quy định hiện hành.
- Thực hiện nghiêm túc, đày đủ chế độ chính sách theo đúng quy định cho cán
bộ giáo viên nhân viên.
*Kết quả:
Năm học
Tổng số CBGV
Số giáo viên
Số giáo viên đạt chuẩn
Số giáo viên trên chuẩn
Tỷ lệ đảng viên
Số GVG các cấp
2014-2015
Kì I NH
Tăng,
giảm
42
34
34/34 = 100%
12/34 = 52.9%
15/40 = 37.5%
Huyện: 6
2015-2016
40
32
32/32 = 100%
18/32 = 56.25%
16/40 = 40%
Huyện: 6
Tăng 0
Tăng 1
4. Công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất.
- Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc quy định “3 công khai”, “4 kiểm tra”,
nhà trường thực hiện thu tiền học sinh theo đúng các quy định hiện hành..
- Thực hiện nghiêm túc Công văn 811/SGD&ĐT-KHTC ngày 28 tháng 7 năm
2015 của Sở GD-ĐT Bắc Giang về hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong nhà
trường.
- Kết quả thực hiện KCH, xây nhà công vụ giáo viên, xây dựng trường chuẩn
quốc gia: mặc dù thường xuyên có sự tham mưu cho đảng ủy, UBND xã song vì
điều kiện kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn cho nên đến thời điểm hết học
kỳ I nhà trường mới hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình vệ sinh do UBND
huyện hỗ trợ và sửa chữa thay mái tôn khu văn phòng do ngân sách xã trường,
PHHS đóng góp. Các công trình khác không có.
- Tỷ lệ phòng học KCH: 8/8, so sánh đối chiếu với năm học trước không tăng,
kế hoạch;
9
- Thực hiện nghiêm túc Nghị định 49/2010/NĐ-CP và kế hoạch thu, sử dụng học
phí mới đối với các đơn vị. Tổ chức xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế chi
tiêu nội bộ năm 2015.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của luật phòng chống tham nhũng, Luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong năm học không mắc sai phạm gì trong
công tác quản lý sử dụng tài chính.
- Trong học kì I Nhà trường đã chủ động trong việc tạo mối quan hệ với địa
phương từ xã đến các thôn, đến gia đình học sinh với mục đích làm thế nào để cùng
phối hợp giáo dục học sinh cho tốt, có hiệu quả.
- Tích cực vận động Hội Cha mẹ học sinh vận động kinh phí hỗ trợ học sinh đi
thi, chi thưởng cho học sinh đạt giải HSG các cấp và tăng cường cơ sở vật chất phục
vụ học sinh.
III. Đánh giá chung
* Ưu điểm:
- Nhà trường đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ chính trị chung của ngành và
địa phương.
- Tập thể Nhà trường khá đoàn kết nhất trí, CB-GV-NV nghiêm túc thực hiện
các quy định chung về nền nếp chuyên môn cũng như các nhiệm vụ khác.
- Tham gia cơ bản đầy đủ các cuộc thi do cấp trên tổ chức.
- Chất lượng hai mặt giáo dục cơ bản đạt kế hoạch đề ra.
- Chất lượng thi học sinh giỏi đạt các chỉ tiêu đề ra đầu năm; chất lượng giải đã
có sự chuyển biến tích cực.
- Nhà trường không có đơn thư, không có CB-GV-NV và học sinh vi phạm
pháp luật, việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào đã có chuyển biến tiến bộ
về chất.
- Đa số các đồng chí cán bộ giáo viên trong nhà trường đã có sự cố gắng để
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
*Những tồn tại, hạn chế:
10
- Công tác tham mưu với các cấp chính quyền địa phương về xây dựng cơ sở
vật chất chưa đạt hiệu quả.
- Sô lượng học sinh yếu còn cao, tỷ lệ học sinh lười học còn khá lớn.
* Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
- BGH chưa thật sự kiên quyết trong lãnh chỉ đạo, đôi khi còn hình thức trong
xây dựng kế hoạch và chỉ đạo công việc.
- Vẫn còn CB-GV chưa thực sự say mê và chưa có ý thức nâng cao kiến thức
chuyên môn cấp học của bản thân, phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức học
sinh còn hạn chế không phù hợp với thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.
- Học sinh nhiều em không chăm học, ý thức tự giác chưa cao; nhiều gia đình
ít quan tâm đến học sinh, công tác XHH giáo dục một số mặt vẫn còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất của trường còn thiếu nhiều mà không được tăng cường do
khó khăn về kinh phí.
*. Tự đánh giá xếp loại thi đua.
- Xếp loại chung
Nhà trường: Lao động Tiên tiến.
Công đoàn: Vững mạnh
Đoàn đội: Vững mạnh
- Xếp loại CBGV: Tốt 15/40=37.5%; Khá 21/40=52.5%; TB 4/40=10 %.
- Xếp loại các lớp: Tốt 5/16=31.25 % ; Khá 8/16=50% ; TB 3/16= 18.75 %.
IV. Phương hướng, nhiệm vụ học kỳ II
Căn cứ kết quả đã đạt được trong học kì I năm học 2015-2016 và những tồn tại
hạn chế trong năm học; căn cứ và tình thực tế của nhà trường, BGH Trường THCS
Tiên Nha xây dựng phương hướng phấn đấu trong học kì II năm học 2015-2016 với
những nhiệm vụ chủ yếu như sau:.
1. Các nhiệm vụ cần thực hiện:
1.1. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý của BGH nhà trường;
1.2. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phát triển, duy trì tốt sỹ số học sinh, đồng
thời tích cực đổi mới phương pháp dạy học; phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng
11
hai mặt giáo dục; nâng cao kết quả dự thi học sinh giỏi các môn, lớp còn lại; phấn
đấu nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh lớp 9 thi đỗ vào các trường THPT;
1.3. Tiếp tục thực hiện tốt ba cuộc vân động và một phong trào thi đua;
1.4. Tiếp tục duy trì tốt nhiệm vụ Phổ cập giáo dục THCS từng bước phấn đấu
và nâng cao các tiêu chuẩn phổ cập bậc Trung học;
1.5. Tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên;
1.6. Tiếp tục duy trì tốt nền nếp học sinh; tăng cường quản lý tốt công tác vệ
sinh môi trường, xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp;
1.7. Tích cực tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã trong công tác huy
động kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất trường học.
2. Các giải pháp chính trong chỉ đạo và thực hiện:
2.1. BGH thường xuyên tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, chuyên môn cũng
như nghiệp vụ quản lý để phấn đấu ngày càng hoàn thành nhiệm vụ được giao;
2.2. BGH tăng cường công tác quản lý các hoạt động trong Nhà trường; xây
dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đến các đoàn thể, các tổ
chuyên môn nghiêm túc hợp lý để các nhiệm vụ đạt kết quả cao.
2.3. Đi sâu vào thực hiện có chất lượng các cuộc vận động và phong trào thi
đua.
2.4. Tăng cường quản lý chất lượng hai mặt giáo dục, quản lý chặt chẽ số học
sinh đặc biệt yếu kém phân công giáo viên phải chủ động phụ đạo trên lớp đối
tượng này, nhà trường quản lý tốt, chặt chẽ các lớp học ôn, yêu cầu giáo viên dạy
phải nêu cao tinh thần vì học sinh,vì sự tiến bộ của các em;
2.5. Nhà trường cùng Đoàn đội có tăng cường kiểm tra việc học của học sinh ở
nhà vào các buổi tối. Phối hợp với các ban ngành xã, xóm và gia đình các em để
nâng cao chất lượng lên một mức khá hơn;
2.6. Tăng cường xã hội hóa giáo dục phấn đấu vận động các đoàn thể cùng các
cấp chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến giáo dục;
12
2.7. Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, tranh thủ các nguồn lực
để phấn đấu hoàn thành xây dựng trường chuẩn quốc gia trong năm 2017;
2.8. Tăng cường vai trò hoạt động của tổ chuyên môn trong quản lý các hoạt
động của tổ nhất là trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
V. Những kiến nghị, đề xuất
- Với Đảng ủy, UBND xã: Có kế hoạch chi tiết về việc xây dựng trường THCS
thành trường chuẩn vào năm 2017.
- Với Phòng GD&ĐT Lục Nam, UBND huyện Lục Nam: Quan tâm giúp đỡ
nhà trường hơn nữa trong hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc
gia.
Nơi nhận:
HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD & ĐT
- TT Đảng Uỷ , HĐND, UBND
(để b/c);
- Lưu ./.
Lê Văn Tuấn
13