Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Quan niệm về quyền con người trong triết học tây âu thế kỉ XVII XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.51 KB, 89 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền con người, quyền công dân là những yếu tố cơ bản, nền tảng của
một xã hội dân chủ, văn minh. Quan niệm về quyền con người (nhân quyền)
là một trong những giá trị chung có tính phổ biến mà nhân loại đã và đang
tích lũy được từ trong lịch sử đấu tranh lâu dài và gian khổ nhằm hướng tới
một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Quan niệm này đã hình thành từ rất
sớm trong lịch sử nhân loại, nhưng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào, trong bất cứ kiểu nhà nước nào quyền con người cũng tồn tại và
được thừa nhận một cách đầy đủ. Vì thế, quyền con người là một phạm trù
lịch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại,
vươn tới những lý tưởng, giải phóng hoàn toàn con người, nhằm xây dựng
một xã hội thật sự công bằng và dân chủ.
Ở Việt Nam, kể từ khi giành được độc lập (tháng 8/1945), Đảng và Nhà
nước ta luôn chú trọng tới vấn đề quyền con người. Tuyên ngôn độc lập của
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng
trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945 được coi là một văn kiện có tính lịch
sử trên phương diện quốc tế về quyền con người. Trong bản tuyên ngôn đó,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do. Trên cơ sở đó, quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước
ta: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến
pháp năm 1992. Điều 50 Hiến pháp năm 1992 của nước ta khẳng định: Ở
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng và đảm bảo thực hiện.
Vấn đề nhân quyền có vai trò quan trọng như vậy, nên việc giải quyết
vấn đề nhân quyền cả về mặt lý luận và thực tiễn đang là bài toán đặt ra đối
1


với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Việc nắm vững lý
luận về vấn đề này trở nên rất cần thiết trên con đường hội nhập và phát triển


của đất nước. Chính ngài Sergio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền
Liên hợp quốc từng nói: “Văn hóa nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ
những mong muốn hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân
quyền là thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng và
mong muốn về nhân quyền của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức
bật hàng ngày cho nhân quyền” [Dẫn theo 28, tr. 6]. Muốn hiểu rõ về nhân
quyền, chúng ta cần nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc quan niệm
của các nhà tư tưởng trong lịch sử về nhân quyền. F.Engel đã từng khẳng
định: “Một dân tộc đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể
không có tư duy lý luận, nhưng tư duy lý luận ấy cần phải được hoàn thiện và
muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay không còn cách nào khác hơn là phải đi
nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [36, tr. 489].
Tư tưởng về nhân quyền đã có mầm mống từ thời cổ đại, được bàn
nhiều ở thời cận đại, đặc biệt trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII. Đây
là thời kỳ mà những quan niệm về quyền con người đã có một bước phát triển
mới, tiến bộ, cách mạng và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, ở
Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu về quan niệm quyền con người trong
triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII mới chỉ dừng lại ở việc khai thác những
tư tưởng của các triết gia riêng lẻ mà chưa có sự tổng hợp, khái quát để thấy
rõ đặc trưng trong quan niệm về quyền con người ở thời kỳ này.
Với những lý do trên đây, tôi quyết định lựa chọn: “Quan niệm về
quyền con người trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu
Trong những thập kỉ trước đây, do những lý do chủ quan và khách quan
khác nhau, việc nghiên cứu các học thuyết triết học của các triết gia Tây Âu

thế kỉ XVII - XVIII nói chung và tư tưởng về quyền con người nói riêng ở
Việt Nam còn khá khiêm tốn. Những tư tưởng của các nhà triết học Tây Âu
cận

đại

như:

Th.Hobbes,

B.Spinoza,

J.Locke,

Ch.S.Montesquieu,

J.J.Rousseau… bắt đầu được nhắc tới trong các Tân văn, Tân thư, cũng như
trong các tư liệu sách báo du nhập vào Việt Nam đầu thế kỉ XX. Những năm
gần đây, việc nghiên cứu các tư tưởng của các nhà triết học Tây Âu thế kỉ
XVII - XVIII ngày càng được chú trọng nhiều hơn, do nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Những công
trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề nhân quyền trong triết học Tây Âu thế kỉ
XVII - XVIII có thể chia thành 2 nhóm chính như sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về quan niệm triết học của
các triết gia Tây Âu nói chung, trong đó có đề cập đến quyền con người:
Trước hết phải kể tới cuốn Lịch sử triết học - Triết học thời kỳ tiền tư
bản chủ nghĩa. Đây là công trình do Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô xuất
bản năm 1957 và đến 1962 được dịch sang tiếng Việt. Công trình này trong
khi trình bày khái quát những tư tưởng triết học cơ bản của các nhà triết học
trong lịch sử đã đề cập tới những tư tưởng triết học cơ bản của các triết gia

Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII, trong đó có một phần quan niệm chính trị - xã
hội.
Cuốn sách 106 nhà thông thái do P.S.Taranop biên soạn (Đỗ Minh Hợp
dịch và hiệu đính, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2000)
cũng đã trình bày về cuộc đời, sự nghiệp và học thuyết chính trị của các triết
gia Tây Âu cận đại.

3


Năm 2002, nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho tái bản cuốn Lịch sử
triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên. Công trình này đã giới thiệu một cách
khái quát về các quan niệm triết học của các triết gia Tây Âu thế kỉ XVII XVIII, trong đó chủ yếu về phương diện bản thể luận và nhận thức luận.
Cuốn sách Đại cương lịch sử triết học phương Tây của Đỗ Minh Hợp,
Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, do nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
ấn hành năm 2006 đã dành một thời lượng đáng kể để phân tích quan niệm
chính trị - xã hội của các triết gia Tây Âu cận đại trong đó có quan niệm về
quyền con người.
Tiếp theo là các công trình nghiên cứu trên bình diện chính trị học:
Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới do nhà xuất bản “Đại học”
Mátxcơva xuất bản, được Phạm Hồng Thái và Lưu Kiếm Thanh dịch sang
tiếng Việt (nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2011); Đại cương lịch sử các
tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới do Nguyễn Thế Nghĩa chủ biên;
Lịch sử tư tưởng chính trị của tập thể tác giả Khoa Chính trị học - Học viên
báo chí và tuyên truyền, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
2001; Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam do tiến sĩ Lê Tuấn Huy biên soạn và nhà xuất bản thành phố
Hồ Chí Minh xuất bản năm 2006… Các công trình trên đây đã trình bày khái
quát quan niệm chính trị - xã hội của các triết gia Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII
trong dòng chảy của các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới.

Ngoài ra, nghiên cứu về những tư tưởng triết học cơ bản của các triết
gia Tây Âu cận đại còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như:
Bài viết: Tư tưởng của J.J.Rousseau về quyền con người của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền đăng trên Tạp chí Triết học số 6/2014, tác giả đã
giới thiệu những nội dung cơ bản trong tư tưởng của triết gia người Pháp

4


J.J.Rousseau về quyền con người, qua đó đánh giá một cách khái quát tư
tưởng này của ông.
Bài viết: John Locke - Nhà tư tưởng lớn của phong trào khai sáng của
tác giả Phạm Văn Đức (Tạp chí Triết học số 2/2008), tác giả đã giới thiệu về
những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Locke, trong đó có tư tưởng về các
quyền tự nhiên của con người.
Tác giả Lê Công Sự với bài viết “Locke và triết lý về con người” đăng
trên tạp chí Nghiên cứu con người số 3(42) năm 2009, tác giả phân tích quan
niệm của J.Locke về trạng thái tự nhiên, sự phát sinh của trạng thái nô lệ và
những quyền cơ bản của con người trong trạng thái tự nhiên, sự ra đời của
khế ước xã hội để chuyển sang trạng thái xã hội công dân. Qua đó tác giả đưa
ra một số nhận xét, đánh giá quan niệm về con người của J.Locke và nhận
định: “cần phải nghiên cứu, tham khảo, khai thác và tiếp biến tư tưởng tiến bộ
về con người của J.Locke trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay” [53, 54]...
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp tới đề tài luận văn:
Cuốn Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự của
J.Locke do Lê Tuấn Huy dịch năm 2007 đã cung cấp những thông tin về thời
đại của J.Locke, thân thế sự nghiệp của triết gia này cùng những quan niệm
của ông về vấn đề quyền con người, về phương thức đảm bảo quyền con
người, về nguồn gốc, bản chất của nhà nước và cơ chế tổ chức quyền lực nhà

nước.
Năm 2004, nhà xuất bản Lý luận chính trị đã tái bản tác phẩm Bàn về
tinh thần pháp luật do Hoàng Thanh Đạm dịch. Đây là một công trình khoa
học thực sự, bởi ngoài nội dung tác phẩm, dịch giả còn giới thiệu một cách
ngắn gọn về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Ch.S.Montesquieu. Ngoài
ra, dịch giả còn cung cấp thêm những sự kiện xã hội, phần phụ lục giới thiệu
5


các tác phẩm chính của Ch.S.Montesquieu Bảo vệ tác phẩm tinh thần pháp
luật, một vài phần trong các tác phẩm khác của Ch.S.Montesquieu như
“Những bức thư Ba Tư và Những nhận định về nguyên nhân cường tịnh và
quy thoái của Rome”, ngoài ra còn hai tác phẩm văn học của ông. Trong tác
phẩm này Ch.S.Montesquieu đã phác thảo những nét cơ bản về xã hội công
dân và nhà nước pháp quyền. Trong đó, theo Ch.S.Montesquieu, nhà nước
pháp quyền với ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là công cụ để bảo
đảm quyền con người.
Cũng trong năm 2004, cuốn “Bàn về khế ước xã hội” của J.J.Rousseau
do Hoàng Thanh Đạm dịch đã cung cấp một số tư tưởng cơ bản của Rousseau
về xã hội, vạch ra định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Thông qua đó,
J.J.Rousseau đưa ra quan niệm của mình về quyền con người. Cuốn “Emile
hay là về giáo dục” của J.J.Rousseau do Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương
dịch có thể coi là một tác phẩm về triết lý giáo dục với nhân vật hư cấu là cậu
bé Emile. Với câu chuyện về cậu bé này, Rousseau muốn nhấn mạnh mục
đích của giáo dục là đạo tạo ra một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ và
chống lại mọi sự gò ép khiên cưỡng. Qua đó, ông cũng nêu lên quan niệm
rằng, con người có quyền được tự do, quyền được giáo dục thuận theo bản
tính tự nhiên và được tôn trọng.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu
những vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu:

Luận án “Triết học chính trị về quyền con người” của Nguyễn Văn
Vĩnh năm 2005 đã trình bày một cách khái quát quan niệm của các nhà triết
học trong lịch sử về vấn đề quyền con người.
Luận văn của Nguyễn Thị Thanh Minh: “Tư tưởng của G.G. Rútxô về
quyền tự do, về bình đẳng và về nhà nước” năm 2006 đã đi sâu tìm hiểu về
vấn đề tự do và bình đẳng trong tư tưởng của Rousseau.
6


Luận văn “Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học Ch.S.Montesquieu
và J.J.Rousseau” của Trần Hương Giang, năm 2008 đã phân tích và lý giải tư
tưởng tự do và bình đẳng của J.J.Rousseau qua việc đối chiếu với tư tưởng
của Ch.S.Mongtesquieu.
“Quan niệm chính trị - xã hội của John Locke”, luận văn thạc sĩ triết
học của Nguyễn Thị Dịu, năm 2009 đã có những luận giải cơ bản trong quan
niệm của J.Locke về quyền con người.
Công trình “Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S.
Montesquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật và ý nghĩa của nó với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Thị Hoàn, 2009. Luận văn đã góp phần làm rõ cơ chế, phương thức
đảm bảo quyền con người đó là thiết lập một nhà nước dựa trên cơ sở khế ước
xã hội.
Đề tài “Quan niệm của John Locke về quyền sở hữu của con người
trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự”,
khóa luận tốt nghiệp, năm 2010 của tác giả Đặng Thị Loan; “Quan niệm của
John Locke về quyền con người trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính
quyền - chính quyền dân sự”, khóa luận tốt nghiệp, năm 2011 của tác giả Ngô
Thị Thanh Thủy; “Quan niệm của J.J.Rousseau về vấn đề quyền con người”,
khóa luận tốt nghiệp, năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt… Các tác giả
đã phân tích quan niệm về quyền con người của các triết gia Tây Âu thế kỉ

XVII - XVIII, qua đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về những quan
niệm đó.
Nhìn chung, những nghiên cứu trên, ở những phương diện khác nhau
đều có những đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu quan niệm về quyền con
người trong Triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII. Tuy nhiên, hầu hết các
công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu quan niệm của một triết gia
7


cụ thể về quyền con người hoặc chỉ chủ yếu tập trung vào quyền tự do và bình
đẳng. Nói cách khác, vấn đề quyền con người trong triết học Tây Âu cận đại
không phải là một vấn đề mới, tuy vậy vẫn cần thiết có thêm các công trình
nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về vấn đề này.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của những người đi trước, luận văn tiếp
tục đi sâu, nghiên cứu một cách hệ thống quan niệm về quyền con người
trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII thông qua việc khảo cứu một số
tác phẩm của các triết gia tiêu biểu thời kì này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn là làm rõ quan niệm về quyền con người trong
triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII, từ đó đưa ra một số nhận định, đánh giá
về giá trị cũng như hạn chế của những tư tưởng này.
- Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung vào thực hiện
những nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu hoàn cảnh kinh tế- xã hội và tiền đề lý luận cho sự ra đời
quan niệm về quyền con người trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII.
+ Phân tích quan niệm về các quyền cơ bản của con người trong triết
học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII như: quyền sống, quyền tự do, quyền bình
đẳng, quyền sở hữu.
+ Nghiên cứu quan niệm về phương thức, cơ chế đảm bảo quyền con
người trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII.

+ Đánh giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm về quyền con
người của các nhà triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ
nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xã hội.

8


- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương
pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, lịch sử và lôgíc, nghiên cứu văn bản,…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm về quyền con người
trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII.
- Phạm vi nghiên cứu của luận: Quan niệm về quyền con người trong
triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII là đề tài khá rộng. Trong khuôn khổ
nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ tập trung vào những nội dung cơ bản nhất
của quan niệm về quyền con người trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII XVIII, thông qua một số tác phẩm tiêu biểu như: “Leviathan”, “Khảo luận
thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân sự”, “Bàn về tinh thần pháp luật”,
“Bàn về khế ước xã hội”, “Emile hay là về giáo dục”.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống
quan niệm của các triết gia Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII về quyền con người
trong sự đối chiếu, so sánh để làm nổi bật lên điểm chung trong quan niệm về
quyền con người của các triết gia thời kì này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
sinh viên trong nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây nói chung, về các
học thuyết triết học chính trị, triết học con người ở Tây Âu thế kỉ XVII XVIII nói riêng.
7. Kết cấu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.

9


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ
TƯỞNG CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THẾ KỈ XVII - XVIII
1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội Tây Âu thời kỳ cận đại
Vào cuối thời trung đại, trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu đã xuất
hiện những mầm mống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và diễn ra
nhiều biến đổi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về mặt kinh tế: Vào thế kỉ XV - XVI, con đường giao lưu buôn bán của
thương nhân châu Âu qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm giữ.
Do nhu cầu về kinh tế, việc tìm con đường mới đến phương Đông, đặc biệt là
sang Ấn Độ - nơi có nhiều vàng bạc, hương liệu quý ngày càng trở nên cấp
thiết. Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều nước Tây Âu, mà Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong, đã tiến hành những cuộc phát kiến
địa lí. Đáng chú ý nhất là các cuộc phát kiến địa lý của Vasco da Gama
(1497), Christophe Colomb (1492), Ferdinand Magellan (1519). Nguyên nhân
sâu xa dẫn đến các phát kiến địa lí chính là sự phát triển của kinh tế Tây Âu
thời điểm cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI. Các cuộc phát kiến địa lí được
xem như một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức.
Một thành quả đặc biệt quan trọng của các phát kiến địa lí là đem về cho châu
Âu, cho giai cấp tư sản nguồn hương liệu, vàng bạc, đá quý dồi dào với khối
lượng lớn, tạo thành một cơ sở quan trọng cho quá trình tích lũy tư bản
nguyên thủy: “Năm 1503, chuyến tàu đầu tiên chở kim loại đến từ Antilles;
năm 1519, bắt đầu cuộc cướp kho báu của người Azteques ở Mêhicô; năm

1534, cướp kho báu của người Incas ở Pêru. Tại Pêru: những kẻ chinh phục
nhìn thấy 1300000 onces vàng chất thành đống. Họ tìm thấy bốn pho tượng

10


lama (lạc đà không bướu) lớn và khoảng mười hai pho tượng phụ nữ bằng
vàng to như người thật” [2, tr. 44].
Các cuộc phát kiến địa lí đã mở đường cho thương nghiệp châu Âu
phát triển, làm cho thành thị ở khu vực này trở nên phồn thịnh hơn. Không
gian buôn bán của thương nhân châu Âu giờ đây không bị bó hẹp trong phạm
vi nhỏ hẹp trước đó mà có quan hệ chặt chẽ với các lục địa khác.
Những cuộc phát kiến địa lí thời hậu kỳ trung đại gắn liền với quá trình
cướp bóc thuộc địa, cướp biển, đã đem lại cho châu Âu một nguồn vốn lớn và
chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều tư sản Tây Âu đã tích lũy cho mình một
khối lượng tư bản đáng kể: “Theo tài liệu nghiên cứu của nhà nghiên cứu
người Pháp Michel Beaud thì chỉ trong khoảng hơn một thế kỉ (1521 - 1660)
có tới 18000 tấn bạc và 200 tấn vàng được chuyển từ Mỹ sang Tây Ban Nha;
theo số liệu thống kê của nhà sử học Detbero, thì trong quãng thời gian từ
năm 1493 đến những năm đầu thế kỉ XVI, lượng vàng tích lũy ở Châu Âu
tăng từ 55000 kg lên 1192000kg, bạc từ 7 triệu lên 21 triệu kg” [Dẫn theo 31,
tr. 13]. Rất nhiều vàng, bạc cướp bóc ở châu Mỹ được chở về châu Âu làm
cho giá cả hàng hóa tăng lên gấp 4 - 5 lần. Giá cả tăng vọt là động lực thúc
đẩy nền sản xuất ở các nước Tây Âu, đặc biệt là Hà Lan và Anh, làm cho
năng suất lao động không ngừng tăng lên.
Thế kỉ XVI - XVIII, ở Tây Âu, nhiều công trường thủ công tư bản chủ
nghĩa được xây dựng thay cho phường hội trước kia, hình thức tổ chức sản
xuất mới tiến hành theo dây chuyền xuất hiện. Những công trường này
thường được dựng lên ở các thành thị ven biển, và không chịu tác động của
các quy chế phường hội. Năng suất lao động tăng lên rất nhiều, số lượng sản

phẩm làm ra nhiều, với tốc độ nhanh, giá thành hạ. Do đó, các chủ xưởng thu
được nhiều lợi nhuận hơn. Nhiều trung tâm công nghiệp được hình thành.
11


Thời kỳ này được K.Marx và F.Engel nhận xét như sau: “Giờ đây lần
đầu tiên người ta đã thật sự phát hiện ra trái đất và đặt nền móng cho buôn
bán quốc tế sau này và… đại công nghiệp hiện đại” [37, tr. 459]. Nói cách
khác, thời kỳ này đã có cơ sở để khẳng định và đề cao vai trò của con người
trong sản xuất. Đây chính là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành quan niệm về
con người và quyền con người trong thế kỉ XVII - XVIII ở Tây Âu. Mặt khác,
nền sản xuất hàng hóa cũng tạo cơ sở cho con người ý thức được mối quan hệ
giữa con người với con người ngày càng trở nên mật thiết hơn.
Ở Hà Lan, từ đầu thế kỉ XVI nền kinh tế công nghiệp và mậu dịch hàng
hải đã phát triển sầm uất và thịnh vượng vào bậc nhất châu Âu. Vốn cần cù và
tháo vát, ba triệu dân sống ở dải đất ven biển Đại Tây Dương này đã xây dựng
được 60 thành phố và hải cảng. Nổi bật nhất là Amsterdam và Antwerpen những trung tâm thương mại và hàng hải quốc tế. Một trong những ngành
công nghiệp phát triển nhất của Hà Lan là ngành đóng tàu biển, có khả năng
đóng được những con tàu vượt đại dương, với trọng tải lớn. Ngành dệt len dạ
và nhuộm cũng rất nổi tiếng. Trong hầu hết các ngành sản xuất đều xuất hiện
công trường thủ công tư bản chủ nghĩa, có công trường thủ công đã thuê tới
hàng trăm công nhân.
Ở Anh, thế kỉ XVII, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày một
khởi sắc. Bắt đầu từ cuối thế kỉ XV, ngành công nghiệp dệt len, dạ phát triển
mạnh nhất; bởi lẽ đây là ngành truyền thống. Từ thế kỉ XVI, ngành dệt len dạ
đã mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Đến thế kỉ XVII, cả nước Anh đều dệt
len, dạ. Len, dạ của Anh sản xuất ngày một tăng, không những cung cấp cho
nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu sang Hà Lan, Đức, Ý. Một số ngành
công nghiệp mới như đóng tàu, làm thủy tinh, giấy, luyện sắt, khai thác
khoáng sản cũng phát triển khá mạnh, nhất là ngành khai thác than đá. Đến

giữa thế kỉ XVII, Anh đã chiếm tới 4/5 sản lượng than đá sản xuất của châu
12


Âu. Tuy ngành công nghiệp sắt còn dùng kỹ thuật thủ công, song trong công
trường thủ công luyện sắt đã có sự phân công lao động. Đầu thế kỉ XVII, Anh
có 800 lò luyện sắt, với trung tâm lớn nhất là khu rừng Đin.
Thế kỉ XVII - XVIII, khu vực bờ biển Đại Tây Dương cực kì sầm uất,
nó đã trở thành trung tâm thương mại của châu Âu thay thế cho Địa Trung
Hải trước đây. Nhu cầu vốn và thị trường rộng lớn để đáp ứng cho sự phát
triển nhanh của nền kinh tế được đặt ra. Hơn nữa, do có nhiều vàng bạc cướp
bóc được ở Châu Mĩ nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa xa xỉ của quý tộc châu Âu
ngày càng gia tăng. Thời điểm này, các loại gia vị của phương Đông, vốn là
thứ xa xỉ lâu năm ở đây, nay trở nên cực kỳ đắt đỏ do khan hiếm, đặc biệt là
hồ tiêu - một loại hương liệu rất được ưa thích ở Tây Âu, trong thời điểm này
có giá trị ngang với vàng. Chính vì thế, mục tiêu hướng ra thị trường bên
ngoài được thương nhân Tây Âu đặt lên hàng đầu. Trong nông nghiệp, sự
xâm nhập của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ vào nông thôn đã làm thay đổi hình
thức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân: địa tô hiện vật, rồi địa
tô tiền dần thay thế cho địa tô lao dịch.
Trước sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hình
thức sản xuất nhỏ của nông dân đã bị loại bỏ nhanh chóng, vì không đáp ứng
kịp thời nhu cầu hàng hóa của thị trường. Trong khi sản xuất của những đồn
điền hay trang trại với quy mô lớn xuất hiện, ngày càng gắn bó chặt chẽ với
thị trường.
Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông
nghiệp Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII diễn ra điển hình ở Anh. Nước Anh, trong
giai đoạn thế kỉ XVII - XVIII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập
mạnh mẽ vào nông nghiệp. Bắt đầu từ cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, do
thương nghiệp và sản xuất len dạ ở nước Anh phát triển nhanh chóng, nhu cầu

13


về lông cừu ngày một lớn, giá tăng vọt. Để thu được nhiều lợi, các lãnh chúa
phong kiến chiếm đoạt ruộng đất của công xã, đuổi tá điền ra khỏi ruộng đất
mà họ đang canh tác để lập các đồng cỏ. Hàng vạn gia đình nông dân mất
ruộng đất trở thành những người không có nhà cửa, không tài sản, phiêu bạt
khắp nơi. Thảm cảnh của nông dân đã được triết gia Thomas More miêu tả lại
khá trung thực khi dùng hình ảnh “cừu ăn thịt người”.
Từ đầu thế kỉ XVII, một yếu tố khiến quý tộc địa chủ đẩy mạnh việc
xua đuổi nông dân ra khỏi ruộng đất là do quá trình tăng nhanh dân số thành
thị đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Nhiều chủ đất
nhận thấy rằng, nếu tập trung đất đai thành mảnh lớn và canh tác theo phương
pháp mới (sử dụng phân bón, giống mới, sử dụng nhân công tự do, trồng các
loại cây mà thị trường có nhu cầu cao,…) thì sẽ thu lợi nhuận lớn hơn so với
số địa tô thu được từ nông dân lĩnh canh. Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động “rào
ruộng cướp đất”, nhiều quý tộc còn đem đất đai của mình cho nhà tư bản
thuê, hình thành kiểu kinh doanh tay ba (Quý tộc mới - Tư sản nông nghiệp Công nhân nông nghiệp).
Từ sau các phát kiến địa lí, ven bờ Đại Tây Dương trở thành nơi xuất
phát của những trục đường hàng hải mới. Bên cạnh các trục đường thương
mại ở châu Âu có từ các thế kỉ trước, do nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua lại
hai chiều giữa châu Âu - Tân lục địa, châu Âu - phương Đông đã làm hình
thành hai trục đường hàng hải mới sau phát kiến.
Trục thứ nhất, từ bờ biển Tây Âu qua Đại Tây Dương tới vùng biển
phía Đông Tân lục địa. Đậy là trục thương mại rất đặc biệt, bởi mặt hàng kinh
doanh chủ yếu của trục thương mại này là người da đen. Nhờ việc buôn bán
người da đen mà trục thương mại hàng hải này phồn vinh, tấp nập trong suốt
ba thế kỉ XVI, XVII và XVIII.
14



Trục thứ hai xuất hiện và ngày càng sầm uất đó là trục Tây Âu - Ấn Độ
Dương - phương Đông. Thời kỳ đầu, thương nhân Bồ Đào Nha làm chủ trục
thương mại này. Nhưng từ nửa sau thế kỉ XVI, thương nhân Hà Lan, Anh,
Pháp đã cạnh tranh gay gắt với Bồ Đào Nha. Cuối cùng ưu thế thuộc về Hà
Lan và sau đó là người Anh. Đây là trục đường thương mại quan trọng nhất
trong việc giao lưu Đông - Tây.
Sự xuất hiện của các trục đường thương mại lớn đã có tác động tích cực
trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại của các thương nhân châu Âu đến
những vùng đất xa xôi nhất trên thế giới. Vàng, bạc và các sản phẩm quý từ
châu Mĩ và các nước phương Đông được đem về các nước châu Âu, nhiều
nhất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, làm cho các nước ven biển này trở nên
giàu có.
Những con đường hàng hải trên lại được mở rộng trong bối cảnh châu
Âu chứng kiến những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật đóng tàu khiến cho việc đi
lại của thương nhân châu Âu đến những khu vực khác trên thế giới trở nên
thuận tiện hơn. Ngay ở cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, người châu Âu đã
đóng được những chiến tàu lớn, chuyên dụng, có thể trở được những hàng
hóa cồng kềnh, chở khách hoặc làm phương tiện chiến đấu. Những tàu buôn
của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xuất phát từ các cảng bên bờ Đại Tây
Dương đi vòng qua Ấn Độ Dương sang Ấn Độ hoặc vượt Đại Tây Dương
theo hướng Tây sang châu Mỹ, rồi lại qua Thái Bình Dương sang châu Á tạo
thành một hệ thống thương mại thế giới nối liền cả bốn châu Á, Âu, Phi, Mỹ.
Trên cơ sở đó, các hoạt động thương mại cũng trở nên náo nhiệt hơn, phạm vi
lẫn quy mô được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Các sản phẩm thủ
công nghiệp truyền thống của châu Âu như len dạ, vải lụa, đồ mĩ phẩm, rượu
vang,… đến thời điểm này đã tìm được những thị trường rộng lớn còn đầy
15



tiềm năng để tiêu thụ như châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Ngược lại, các sản
phẩm, hàng hóa từ châu Á, châu Phi và châu Mĩ như hồ tiêu, ca cao, cà phê,
hương liệu, gỗ quý,… cũng đã bắt đầu phổ biến ở thị trường châu Âu. Hoạt
động thương mại giữa châu Âu với các khu vực khác trên thế giới đến thời
điểm này không còn manh mún, lẻ tẻ như trước đây nữa mà nó đã trở thành
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế châu Âu.
Sự giao lưu thương mại giữa châu Âu với châu Mĩ, Phi, Á đã tạo ra
những con đường buôn bán nối liền ba khu vực, tạo thành tam giác mậu dịch
nhộn nhịp ở khu vực Đại Tây Dương. Là những nước đi tiên phong tổ chức
các cuộc phát kiến địa lí, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được lợi trước tiên từ
những thành quả phát kiến của họ. Chính quyền hai nước này đã trực tiếp nắm
lấy ngành ngoại thương, buôn bán với thương nhân các nước để thu về những
món lợi khổng lồ.
Hoạt động buôn bán, cướp bóc đã mang về cho các nước Tây Âu một
lượng vàng bạc rất lớn. Các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan đã sử dụng
số của cải đó để phát triển kinh tế trong nước, tập trung sản xuất hàng hóa
hàng loạt nhằm thu hút vàng bạc về nước mình. Chính phủ các nước này còn
giúp đỡ giai cấp tư sản trong nước giành thị trường buôn bán, kinh doanh,
chiếm thuộc địa nhằm kiếm nguyên liệu rẻ tiền và tạo ra thị trường tiêu thụ
sản phẩm. Nhờ phát đạt từ thương mại, giá cả hàng hóa tăng lên nhanh chóng,
tạo ra cuộc cách mạng giá cả, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình
tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Quá trình tích lũy vốn ban đầu của
chủ nghĩa tư bản vì thế mà được rút ngắn thời gian, thúc đẩy nhanh sự ra đời
và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
Nhìn chung, thế kỉ XVII - XVIII chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp theo phương thức tư bản
16


chủ nghĩa ở Tây Âu. Đó là sự xâm nhập mạnh mẽ của phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp, hình thành những đồn điền, trang trại quy
mô lớn sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Trong công nghiệp, đó
là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các công trường thủ công, sản xuất
theo dây chuyền với sự chuyên môn hóa cao, đã tạo ra một khối lượng của
cải, vật chất lớn. Trong thương nghiệp, là sự phát triển rực rỡ của “chủ nghĩa
trọng thương” gắn với sự bùng nổ của cách mạng thương nghiệp (từ thế kỉ
XVI đến đầu thế kỉ XVII). Chính sự bùng nổ của cách mạng thương nghiệp
đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa phương Đông và phương Tây tăng lên
nhanh chóng.
Lúc này ở Tây Âu, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền sản
xuất hiện đại, tiên tiến xuất hiện đã tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với phương thức
sản xuất cũ. Phương thức sản xuất mới không thỏa mãn với những kiến thức
khoa học tự nhiên còn lạc hậu. Con người không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm
đi biển thông thường và dùng thuyền gỗ để chuyên chở khối lượng hàng hóa
lớn vượt các đại dương. Họ cần phải có kỹ thuật đóng tàu mới, có máy móc
mới để sản xuất, trao đổi được nhiều hàng hóa và tăng nhiều lợi nhuận hơn
cho các nhà tư bản. Thực tế đó đòi hỏi khoa học tự nhiên như cơ học, toán
học, thiên văn học, vật lý học,… phải có bước phát triển mới để đáp ứng.
Chính vì vậy, một loạt các thành tựu to lớn về khoa học tự nhiên được ra đời
và trở thành những tiền đề khoa học tự nhiên vững chắc cho các nhà duy vật
luận giải về thế giới, chẳng hạn như:
“Thuyết nhật tâm” của Nicolaus Copernicus - nhà bác học người Ba
Lan, ông đã phủ nhận thuyết trái đất là trung tâm của Ptolemacus vốn tồn tại
trong tầng lớp thống trị phương Tây trước đấy giáo hội tuyên truyền.
Copernicus khẳng định mặt trời là trung tâm và đem thành quả nghiên cứu đó
17


viết thành cuốn “Sự vận hành của thiên thể”. Sự ra đời của tác phẩm này là
nhận thức đầu tiên của con người về hệ mặt trời, xác lập vũ trụ quan mới.

Đồng thời, nó đã làm lung lay học thuyết thần học Kitô giáo về Thượng đế
sáng thế. Copernicus trở thành nhà khoa học cận đại đầu tiên dám chống lại
thần học.
“Cơ học cổ điển” của nhà khoa học Anh nổi tiếng Issac Newton. Ông
là nhà khoa học cận đại đạt được rất nhiều thành tựu thiên tài trong nhiều lĩnh
vực. Trong những tác phẩm ghi tên ông vào lịch sử, chúng ta phải kể đến
cuốn “Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” được xuất bản năm 1687.
Newton đã chứng minh mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều vận động và
phát triển theo quy luật cơ học chứ không phải do bất cứ một lực lượng thần
thánh hay Chúa trời nào sai khiến.
“Tính di truyền máu” của nhà khoa học người Anh William Harvay.
Với phát minh này, ông đã phát hiện ra quá trình lưu thông máu trong cơ thể
người, qua đó, đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa thể xác và tinh thần;
“các phát minh toán học” của René Descartes, Gottfried Lepniz; “các phát
minh hóa học” của Ropepolo...
Về mặt chính trị - xã hội, tầng lớp tư sản mới xuất hiện và ngày càng có
vị trí quan trọng. Trong bối cảnh đó, tại Ý - nơi được coi là quốc gia tư bản
chủ nghĩa sớm nhất của Tây Âu đã bắt đầu một trào lưu văn hóa mới - văn
hóa Phục hưng. Phong trào Phục hưng đã trở thành trào lưu văn hóa tư tưởng
trong suốt thế kỉ XIV - XV, đạt tới cực thịnh ở thế kỉ XVI. Trong phong trào
này, những giá trị văn hóa, tinh thần, nhân văn cổ đại, kể cả Cơ đốc giáo sơ
kỳ, sau mười thế kỉ bị lãng quên nay đã được phục hồi. Những di sản văn hóa
đó có ý nghĩa lớn đối với xã hội Tây Âu thời kỳ này. Nhiều công trình kiến
trúc, những giá trị văn hóa tinh thần quật khởi và anh hùng thời cổ đại sau
giấc ngủ dài giờ đây đã được sống lại và mang lại một luồng sinh khí mới cho
18


cả Châu Âu. Con người Châu Âu khao khát một cuộc sống mới - một cuộc
sống tự do.

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã thay thế cho phương thức sản xuất
phong kiến. Tuy nhiên, chế độ phong kiến vẫn chưa suy yếu hoàn toàn và vẫn
kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản của nghĩa. Giai cấp tư sản nắm
trong tay quyền lực về kinh tế, nhưng lại không có chút địa vị chính trị nào,
vẫn phải phụ thuộc vào chế độ phong kiến, vào giai cấp quý tộc, địa chủ lúc
này đã trở nên lạc hậu. Do đó, để có thể tự do phát triển sản xuất, tự do buôn
bán, giai cấp tư sản cần phải lật đổ chế độ phong kiến, giành quyền lực chính
trị và thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản. Vì vậy, tầng lớp thứ 3, đại
diện là giai cấp tư sản đang trưởng thành, lớn mạnh ở các nước phát triển
ngày càng nhận rõ vai trò của mình. Họ khát khao giải phóng một cách mãnh
liệt. Chính khao khát đó đã dẫn đến việc hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản
diễn ra ở nhiều nước Tây Âu.
Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Hà Lan năm 1566, sau đó là
cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra năm 1642, kết thúc năm 1648. Tiếp đó là
cuộc đại cách mạng Pháp nổ ra năm 1789, kết thúc năm 1794. Sau khi cuộc
cách mạng Pháp kết thúc, chế độ phong kiến đã hoàn toàn sụp đổ và mở
đường cho lực lượng sản xuất của xã hội tư bản phát triển. Đây là một sự kiện
gây tiếng vang lớn, có ý nghĩa thời đại và ảnh hưởng không nhỏ tới lịch sử thế
giới nói chung cũng như lịch sử triết học Tây Âu cận đại nói riêng.
Mục tiêu của những cuộc đấu tranh giai cấp lúc đó là đem lại quyền lợi
cho con người. Việc giải quyết vấn đề về quyền con người được đặt ra một
cách bức thiết từ sau “đêm trường trung cổ” đến đây đã trở thành một trào lưu
chung của xã hội Tây Âu lúc bấy giờ. Xu hướng đó đã trở thành tiền đề trực
tiếp cho sự ra đời của các quan niệm về quyền con người trong thời kì này.

19


Thế kỉ XVI, ở châu Âu xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo và phong
trào này có tác động không nhỏ tới đời sống chính trị, văn hóa tại châu lục

này. Phong trào này thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân
đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Các tầng lớp xã hội khác nhau hình
thành nên các học thuyết chính trị - xã hội khác nhau. Từ trong phong trào cải
cách tôn giáo, khái niệm “tự do”, “bình đẳng” được sử dụng. Những khái
niệm này bắt nguồn từ tư tưởng của cộng đồng Cơ đốc giáo khi cho rằng
không ai là kẻ dưới của người khác. Sau đó, hai khái niệm “tự do” và “bình
đẳng” đã trở thành nền tảng cho tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản cấp tiến
ở Châu Âu.
Phong trào cải cách tôn giáo đã thực hiện các hoạt động như: cải cách
giáo hội, hủy bỏ tu viện, loại bỏ giáo sĩ, giải phóng con người khỏi uy quyền
áp đặt của nhà thờ. Những hoạt động đó góp phần giúp con người có thể thoát
khỏi ách thống trị về tư tưởng và chính trị của nhà thờ, từ đó mà liên minh
nhà nước, nhà thờ dần trở nên lỏng lẻo. Người ta kêu gọi “Con người hãy thờ
phụng chính bản thân mình” chứ không phải đặt lòng tin nơi Chúa như trước
đây. Người châu Âu sau ngàn năm đọc kinh cầu Chúa, nay đã cảm nhận được
hạnh phúc, tự do, thiên đường ở ngay chính cuộc sống của họ. Bức tượng
“người khổng lồ David” của nhà điêu khắc Mikelan Gielo đã trở thành biểu
tượng của con người thời phục hưng và cận đại. Đó là con người đầy sức sống
tự do và hoài bão. Giờ đây không phải là quan hệ của Chúa với thế giới mà
chính là quan hệ của con người và thế giới là vấn đề trung tâm của triết học.
Có thể nói, hoàn cảnh lịch sử Tây Âu cận đại với sự chuyển giao từ chế
độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa là nền tảng thực tiễn xã hội cho
quan niệm về quyền con người nảy sinh và phát triển. Quan niệm về quyền
con người ở thời kỳ này không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và khôi phục các
tư tưởng truyền thống, mà còn mang những dấu ấn riêng của thời đại lịch sử.
20


1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm về quyền con người
trong triết học Tây Âu thế kỉ XVII - XVIII

1.2.1. Quan niệm về quyền con người trong thời cổ đại phương Tây
Quyền con người gắn liền với con người và xã hội loài người. Tư tưởng
về quyền con người chỉ trở thành luật thành văn và được thực hiện vào thế kỉ
XVII - XVIII ở phương Tây. Tuy nhiên, ý tưởng về sự tồn tại của quyền tự
nhiên đã có từ xa xưa, xưa đến mức: “không thể xác định chính xác sự ra đời
của nó vào lúc nào. Về mặt logic, sự tồn tại của các quyền thuộc về con người
với tư cách con người, đã bắt nguồn từ khi có đời sống xã hội” [50, tr. 20]. Do
đó, chúng ta cần phải đề cập tới quan niệm về quyền con người trong triết học
phương Tây cổ đại đầu tiên.
Ở thời cổ đại, mặc dù dưới dạng sơ khai nhưng các nhà tư tưởng đã có
những sự bàn luận và yêu cầu về các quyền. Tư tưởng về quyền bình đẳng tự
nhiên và tự do cho tất cả mọi người đã xuất hiện. Những tư tưởng này ra đời
trong hoạt động thực tiễn cũng như trong công cuộc đấu tranh của con người
để chống lại sự áp bức, bóc lột, xâm phạm thô bạo đến phẩm giá của họ.
Nhà triết học duy vật vĩ đại Heraclitus (khoảng 530-470 TCN) cho rằng
quyền là con đẻ của chiến tranh và sự tất yếu. Nó dường như là sự phản ánh
của quy luật thiên định muôn đời. Theo Heraclitus, bất công và công bằng
được hình thành bởi chính con người, bởi lẽ đối với trời (trời của ông đồng
nhất với thiên nhiên, vũ trụ tồn tại một cách khách quan) tất cả đều hoàn mỹ
và cân bằng. Quan niệm về quyền của Heraclitus ở một vài điểm đã xa rời với
những quan niệm của giới quý tộc thị tộc truyền thống, tầng lớp kiên trì bảo
vệ những tập tục cổ truyền nhằm củng cố những đặc quyền của mình.
Theo Heraclitus, quy luật cơ bản của thế giới là quy luật chuyển hóa
thành các mặt đối lập. Ông đã đi đến nguồn gốc của vận động, chính mâu
thuẫn là cái thúc đẩy thế giới tiến lên. Ông không đi tìm ở một vị thần nào sự
21


thúc đẩy đầu tiên đối với thế giới. Tất cả đều sinh ra từ đấu tranh và kết quả
cuối cùng là tùy thuộc vào sự đấu tranh đó. Hoạt động của con người tiến

hành đấu tranh dựa vào sự hiểu biết những quy luật tất yếu của tự nhiên chính
là tự do. Đấu tranh là mẹ của tất cả mọi sự vật và thống trị tất cả mọi sự vật.
Đấu tranh đã tạo ra những thần thánh và những con người. Đấu tranh đã làm
cho những người này là nô lệ và biến những người khác thành dân tự do.
Như vậy, tư tưởng về tự do, bình đẳng của Heraclitus đã chứa đựng
những yếu tố hợp lý khi ông xem nó là sản phẩm của chiến tranh, của cuộc
đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc, của sự tất yếu phân hóa giàu
nghèo. Tuy nhiên, Heraclitus mới chỉ nói đến quyền với nội dung hạn hẹp ở
quyền chính trị. Nhìn chung, ông cũng đã đưa ra được một cơ sở vững chắc
cho quan niệm về những quy luật tự nhiên và lịch sử.
Democritos (460-370) - “bộ óc bách khoa đầu tiên trong số những
người Hy Lạp” - là người đại diện cho tầng lớp chủ nô dân chủ tuyên bố:
“Trong mọi thứ, bình đẳng là điều tuyệt diệu… Sự thừa thãi và thiếu thốn
không làm tôi ưa thích” [trích theo 35, tr. 65]. Đứng trên lập trường của tầng
lớp dân chủ chủ nô chống lại chủ nô quý tộc, Democritos cho rằng ở đâu có
sự tương phản về sở hữu giảm đi, người giàu ưu ái đối với người nghèo thì ở
đó sẽ có sự cảm thông, tình hữu ái, sự bảo vệ lẫn nhau và bao điều phúc đức
khác không thể tính được. Đồng thời, Democritos cũng chỉ rõ để bảo vệ được
chế độ dân chủ chủ nô thì phải có được sự phát triển của thương mại và công
nghiệp. Bên cạnh đó, ông cho rằng, “hoạt động chính trị, quản lý nhà nước là
nghệ thuật cao nhất đem lại vinh dự và vinh quang cho con người, làm cho
con người hạnh phúc và được tự do” [Dẫn theo 63, tr. 212]. Từ việc so sánh
sự khác nhau giữa cuộc sống của nhân dân trong chế độ dân chủ và chế độ
quân chủ, Democritos đi đến kết luận: “Cần phải ưa thích cái nghèo trong một
nhà nước dân chủ hơn với cái gọi là cuộc sống hạnh phúc trong chế độ
22


chuyên chế, tựa như tự do tốt hơn so với nô lệ” [Dẫn theo 65, tr. 176]. Phương
châm của Democritos là thà nghèo còn hơn là giàu có nhưng mất dân chủ và

tự do. Ông cho rằng, hạnh phúc là ở sự thanh thản tâm hồn. Democritos
không nêu ra một cách rõ ràng về quyền con người, nhưng qua đó, ta thấy
được khát vọng cháy bỏng về quyền tự do, dân chủ luôn ẩn chứa trong tư
tưởng của ông. Tuy nhiên, hạn chế của Democritos (cũng là hạn chế của thời
đại) là ở chỗ tự do mà ông đề cập là của giai cấp chủ nô chứ không phải của
tất cả mọi người.
Trong những nhà tư tưởng thời kì cổ đại, không thể không nhắc tới
Socrates (470-399 TCN) - “ông tổ của triết học nhân học”. Socrates, theo các
tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh nhận xét trong tác
phẩm “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” - là nhà triết học có những
quan điểm nhân học “độc đáo”. Socrates đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Con
người hãy tự nhận thức chính mình” thể hiện rõ quan niệm của ông về tự do.
Theo Socrates, tự do chính là sự tự ý thức của con người về chính bản thân
mình. Tự do còn là sự tự chủ, biết cách điều khiển và biết hạn chế những ham
muốn, những dục vọng của bản thân. Như vậy, nhà triết học này đã dành
quyền tự do lựa chọn cho các cá nhân. Sự tự do mang tính ý thức được đề cao
chỉ trong chừng mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất - cái Thiện
phổ quát.
Thành bang của Hy Lạp (nhất là ở Aten) tới giữa thế kỉ IV trước công
nguyên đã gần như sụp đổ hoàn toàn. Chế độ chiếm hữu nô lệ đã lung lay tới
tận gốc rễ. Kế tục và bảo vệ chế độ này cùng với chính quyền của nó là
Aristotle (384-322 TCN). Aristotle đưa ra quan niệm về tự do và bình đẳng,
tuy nhiên, những quan niệm này của ông còn rất mâu thuẫn với nhau. Một
mặt, ông cho rằng: “Thượng Đế tạo ra mọi người đều là người tự do, tự nhiên
không biến ai thành người nô lệ” [5, tr. 31]. Mặt khác, ông lại cho rằng tự
23


nhiên sinh ra con người để một số làm nô lệ, một số khác làm người tự do.
Như vậy, quan niệm về tự do của Aristotle đã rơi vào mâu thuẫn, một mặt

thừa nhận quyền tự do nhưng mặt khác lại muốn duy trì cái trật tự chủ nô - nô
lệ vốn có, muốn duy trì địa vị thống trị của giai cấp chủ nô, còn nô lệ thì chỉ là
“công cụ biết nói”. Aristotle bảo vệ sở hữu tư nhân và cho rằng, sở hữu tư
nhân sẽ hòa giải tất cả các mối bất hòa giữa người với người, là cơ sở để đoàn
kết các thành viên trong xã hội.
Theo Aristotle, người này phải làm nô lệ và kẻ khác được làm chủ nô,
đó là lẽ phải. Ông còn xác minh điều này một cách duy tâm khi cho rằng, ở
người nô lệ thì thể xác điều khiển linh hồn, còn ở người chủ nô thì linh hồn
điều khiển thể xác. Như vậy, người nô lệ mà phục tùng chủ nô như thể xác
phục tùng linh hồn là lẽ phải thông thường.
Trong lịch sử tư tưởng chính trị ở phương Tây thời kỳ cổ đại, việc nhấn
mạnh sự bình đẳng của con người tuy đã có, nhưng nội hàm khái niệm nhân
quyền mới chỉ dừng lại ở những tri thức phản ánh cái bề ngoài, hiện tượng,
phiến diện mà chưa lý giải được nguyên nhân của sự bất bình đẳng với tư
cách là khái niệm đối lập một cách rõ ràng. Mặt khác, ngoại diên của khái
niệm quyền con người ở thời kỳ này còn rất hẹp, nội dung các quyền chỉ dừng
lại ở một số những nhu cầu tối thiểu của tầng lớp chủ nô quý tộc. Nội hàm và
ngoại diên của khái niệm nhân quyền tiếp tục được tăng lên do sự phát triển
của sản xuất và cuộc đấu tranh giành quyền của nô lệ với chủ nô.
Epicurus (341-270 TCN) - nhà triết học thời kì Hy Lạp hóa, cùng với
Socrates, là người đem đến những suy tư mới về vấn đề tự do. Tác giả Đỗ
Minh Hợp đã từng nhận xét: “Epicurus đã xây dựng một thứ triết học an ủi
đích thực, trong đó tinh thần lo âu, bất an của con người có thể tìm thấy sự an
ủi và thanh thản. Trong thời đại đầy rẫy những đau khổ, tai họa và mối nguy
hiểm khủng khiếp, ông đã ban tặng cho cá nhân một lối sống thanh bình, hoàn
24


trả lại hy vọng và khát vọng sống cho cá nhân” [21, tr. 86]. Đối với Epicurus,
vấn đề số phận và hạnh phúc con người chính là vấn đề cơ bản trong học

thuyết của ông. Những vấn đề có liên quan đến cấu tạo của vũ trụ, tổ chức xã
hội, những vấn đề chuyên sâu về nhận thức và logic học vì thế mà được đẩy
xuống hàng thứ yếu. Tất cả những vấn đề này đều chỉ có ý nghĩa bổ trợ thuần
túy. Chỉ có một thực tại thường xuyên được ông quan tâm đó là cuộc sống của
cá nhân cụ thể, của bất kỳ người nào. Ông đã luận chứng quan niệm về tự do
qua việc cải tiến học thuyết nguyên tử luận của Democritos theo một hướng
mới. Theo Epicurus, tự do, trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con
người khỏi mọi sự ràng buộc của số phận, lấy sự thư thái, tĩnh tâm làm điều
kiện cho đời sống cá nhân. Tự do là sự tự chủ, tự quyết định hành động vươn
tới hạnh phúc, tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật
chất tầm thường. Tự do như thế mới là tự do mang tính người. Tự do là không
bị lệ thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm
đến cái chết, không thừa nhận vai trò của thần thánh cả ở trên trời lẫn trần thế.
Quan niệm về tự do của Epicurus có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ở đây, tự
do gắn với bản chất con người, tự do mang tính người, là quyền “thiên bẩm”
không thể tước đoạt của con người. Bên cạnh việc xem xét mối quan hệ giữa
tự do và tất yếu, Epicurus còn đưa ra ý tưởng về khế ước xã hội, ông cho rằng
nhà nước dựa trên sự giao ước giữa người với người, một khế ước xã hội. Với
những ý tưởng này, nhà triết học thời kì Hy Lạp hóa đã đóng góp rất nhiều
cho kho tàng lý luận về quyền con người.
Nhìn chung, trong triết học phương Tây cổ đại, quan niệm về quyền
con người vẫn còn mờ nhạt, trừu tượng, chung chung, chưa thực sự mang tính
lý luận cao. Tuy nhiên, những quan niệm đó đã đóng góp một phần quan
trọng cho sự xuất hiện những cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do,
bình đẳng hay chính là đòi quyền con người. Những quan niệm sơ khai này đã
25


×