Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Xác định giống và biện pháp kỹ thuật thích hợp cho sản xuất lạc trong điều kiện nước trời ở thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.33 KB, 87 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu
có giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc
gia trên thế giới. Sản phẩm từ lạc không chỉ là nguồn thức ăn giàu đạm cung cấp
cho con người và động vật mà còn là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp.
Ở nước ta hiện nay, lạc là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu đem
lại thu nhập cao cho nông dân và mang về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất
nước. Ngoài ra lạc còn được biết đến là cây trồng có khả năng cải tạo đất rất tốt.
Chính vì vậy, trong hệ thống trồng trọt, lạc là đối tượng cây trồng được sử
dụng nhiều trong các công thức luân canh ở nhiều vùng của Việt Nam.
Tính đến năm 2014 diện tích lạc của cả nước đạt 209.000 ha, phân bố ở
tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp trên cả nước, song tập trung chủ yếu tại
Đồng bằng sông Hồng (17,4 nghìn ha), Trung du và miền núi phía Bắc (37,5
nghìn ha), Bắc Trung Bộ (57,6 nghìn ha), Duyên hải miền Trung (31,5 nghìn
ha) và Đông Nam Bộ (18,1 nghìn ha),... (Niên giám thống kê Việt Nam, 2014).
Giai đoạn 2005-2014, sản xuất lạc ở Việt Nam đã có bước tiến đáng
khích lệ về năng suất từ 1,82 tấn/ha (năm 2005) lên 2,17 tấn/ha (năm 2014),
đạt được thành tựu này là nhờ vào các kết quả của công tác nghiên cứu khoa
học về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác. Hiện cả nước đã có bộ giống lạc
khá phong phú có năng suất và chất lượng tốt phục vụ cho vùng thâm canh.
Tuy nhiên, năng suất lạc giữa các vùng có điều kiện canh tác khác nhau vẫn
còn có sự chênh lệch khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do từ bộ giống lạc đã
có, chưa lựa chọn được giống thích hợp cho từng vùng, đặc biệt là những
vùng lạc trồng trong điều kiện phụ thuộc vào nước trời và việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật mới của nông dân vào sản xuất còn rất hạn chế.
Thanh Hóa là một trong ba tỉnh có diện tích lạc lớn nhất cả nước và là nơi
có truyền thống sản xuất lạc từ lâu đời với diện tích dao động 12,7- 18,0 nghìn



2

ha/năm. Cây lạc ở đây chủ yếu được trồng trên đất cát ven biển, ven sông, vùng
bán sơn địa nghèo dinh dưỡng và phần lớn (2/3 diện tích) phụ thuộc vào nước
trời. Trong một số năm gần đây Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng
đang phải hứng chịu tác động của biến đổi khí hậu, gây ra những ảnh hưởng xấu
đến sản xuất nông nghiệp. Rõ rệt nhất là tần suất hạn hán xuất hiện ngày một gia
tăng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của tỉnh trong đó có cây lạc, năng
suất giảm thấp và không ổn định (năm 2014 năng suất lạc chỉ đạt 1,66 tấn/ha)
thấp hơn so với năng suất bình quân của cả nước (2,17 tấn/ha). Đặc biệt thấp hơn
rất nhiều so với một số tỉnh như Hưng Yên (3,22 tấn/ha), Nam Định (3,97
tấn/ha), Tây Ninh (4,39 tấn/ha), Trà Vinh (5,04 tấn/ha) (Niên giám thống kê Việt
Nam, 2014). Bên cạnh đó còn nhận thấy, quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh đã
làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày một giảm, trong khi nhu cầu thực phẩm ngày
một tăng, nên đã tạo ra áp lực cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và
cây lạc nói riêng, đòi hỏi phải thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích. Để
góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lạc trong điều kiện canh tác nhờ nước
trời, đồng thời làm tăng thu nhập cho nông dân vùng sản xuất lạc của tỉnh Thanh
Hóa, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định giống và biện pháp kỹ thuật thích
hợp cho sản xuất lạc trong điều kiện nước trời ở Thanh Hóa” .
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc, giống lạc có năng suất cao, liều
lượng phân bón HCVS và biện pháp che phủ thích hợp cho sản xuất lạc trong
điều kiện nước trời ở Thanh Hóa.
2.2. Yêu cầu
- Xác định những yếu tố hạn chế năng suất lạc tại địa phương để có biện
pháp khắc phục.
- Xác định giống lạc có năng suất cao phù hợp với điều kiện nước trời

của địa phương để đưa vào cơ cấu giống của tỉnh.


3

- Xác định liều lượng phân bón HCVS thích hợp đối với lạc trong điều
kiện nước trời tại địa phương.
- Xác định biện pháp che phủ thích hợp cho lạc trong điều kiện nước
trời tại địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất lạc của tỉnh Thanh Hóa xác
định được những lợi thế và nguyên nhân hạn chế năng suất lạc.
- Làm cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện quy trình canh tác lạc có
năng suất cao trong điều kiện nước trời tại Thanh Hóa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh một số giống lạc có năng suất cao,
phù hợp với điều kiện sản xuất nhờ nước trời tại địa phương góp phần nâng
cao năng suất, sản lượng lạc.
- Xác định liều lượng phân bón HCVS và biện pháp che phủ thích hợp
có hiệu quả nhất nhằm khuyến cáo cho nông dân trồng lạc trong điều kiện
nước trời tại Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng:
Đối tượng là cây lạc và đất cát biển Thanh Hóa
- Cây lạc: gồm các dòng/giống lạc triển vọng: D0401.57.1, D0401.60,
D0401.65.1, D0401.66a, D0401.72.3, D0503.7.1, D0816.7, T38, L27 và L14, do
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ cung cấp.
- Đất cát biển Thanh Hóa được nghiên cứu trên vùng cát biển điển hình
khô hạn (không chủ động tưới).

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Các thí nghiệm được bố trí tại huyện Hậu Lộc -Thanh Hóa.
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: từ vụ xuân 2014, 2015 và vụ thu đông 2014


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan điểm về đất sản xuất nhờ nước trời
Theo đánh giá của tổ chức Nông lương thế giới: tổng diện tích đất tự
nhiên của toàn thế giới có khoảng 10 tỷ ha. Trong đó, diện tích đất thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 12,6%. Trong 1,5 tỷ ha đất đã
khai thác và được sử dụng trong nông nghiệp, chỉ có 14% diện tích cho năng
suất cây trồng cao, 58% diện tích cho năng suất cây trồng từ thấp đến rất
thấp (FAO, 1995)
Hiện nay, sự gia tăng dân số và các nhu cầu xã hội đã và đang tạo ra áp
lực đối với quá trình sử dụng đất nông nghiệp và khan hiếm về tài nguyên đất.
Do vậy, ngoài việc sử dụng các diện tích đất có điều kiện thuận lợi, con người
sẽ còn phải tính đến việc khai thác các diện tích đất kém thuận lợi hơn vào
sản xuất nông nghiệp.
Quá trình sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất lớn
vào các yếu tố thuộc tiểu khí hậu, các yếu tố này biến động theo quy luật tự
nhiên, con người không hoặc ít có khả năng điều khiển được. Việc cung cấp
nước cho cây trồng (bao gồm nước mưa và nước tưới) là yếu tố cơ bản chi
phối quá trình sử dụng đất canh tác. Ở các vùng mà quá trình canh tác phụ
thuộc vào nước trời khi lượng mưa càng thấp thì những khó khăn trong sản
xuất nông nghiệp càng thể hiện rõ.
Khái niệm canh tác cạn được Chương trình Liên hợp quốc về môi
trường (UNEP) sử dụng để miêu tả quá trình canh tác ở vùng mà lượng mưa

trung bình/năm thấp hơn lượng nước mất đi do quá trình bốc thoát hơi nước.
FAO đã căn cứ vào lượng mưa để phân chia các vùng sản xuất nông nghiệp
thành vùng khô hạn và vùng sản xuất dựa vào nước trời, giới hạn để
phân biệt các vùng này là lượng mưa 800 mm/năm.


5

+ Vùng khô hạn (Dryland region) là vùng có tổng lượng mưa <
800mm/năm. Trong đó:
- Vùng khô hạn điển hình là vùng có lượng mưa < 200mm vào mùa
đông, < 400mm vào mùa hè
- Vùng bán khô hạn có lượng mưa 200 - 500mm vào mùa đông, 400 600 mm vào mùa hè
Căn cứ vào mức độ thiếu nước, FAO phân chia chi tiết hơn vùng khô hạn
thành các mức độ (FAO, 2004)
Vùng rất khô hạn (hyperarid)
Vùng khô hạn (arid)
Vùng bán khô hạn (semi-arid)
Vùng bán khô hạn bán ẩm ướt (dry subhumid)
+ Vùng sản xuất nhờ nước trời (Raindfed region) là vùng có lượng mưa


800mm/năm. Lượng mưa thấp, nhu cầu nước của cây không được đáp ứng

đầy đủ, hoạt động canh tác gặp khó khăn xuất phát từ nguyên nhân thiếu nước .
Tại Ấn Độ, các tác giả Y.S Ramakrishna và G.G.S.N Rao đã sử dụng
yếu tố lượng mưa để phân chia các vùng đất canh tác (Ramakirshna.Y.S,
Rao.G.G.S.N, 2003)
Vùng khô hạn (Arid) là vùng có lượng mưa:


100-500 mm/năm

Vùng bán khô hạn (Dry Semi-arid) lượng mưa:

500-750 mm/năm

Vùng bán ẩm ướt (Wet Semi-arid) lượng mưa:

750-1000 mm/năm

Vùng hơi ẩm ướt (Sub-humid) lượng mưa:

1000-2500 mm/năm

Vùng quá ẩm ướt (Per-humid) lượng mưa:

>2500 mm/năm

- Canh tác nhờ nước trời (Rainfed farming): là quá trình sản xuất mà
trong đó việc cung cấp nước cho cây trồng phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ
mưa của vùng, theo đó các hoạt động canh tác như việc làm đất gieo trồng,


6

chăm sóc, thu hoạch được tiến hành một cách không chủ động. Quá trình sinh
trưởng phát triển của cây trồng thường dưới mức khả năng mà cây trồng có.
Do vậy, năng suất của cây trồng thường thấp và không ổn định.
Ở Việt Nam với dân số trên 85,8 triệu người (năm 2009). Tổng diện
tích tự nhiên trên 33 triệu ha, bình quân diện tích đất tự nhiên/đầu người chỉ

gần 0,4ha, đất canh tác 0,11 ha, Việt Nam được coi là quốc gia hiếm đất trên
thế giới. Tài nguyên đất không những ít về diện tích mà còn có nhiều hạn chế
về chất lượng và điều kiện sử dụng (điều kiện địa hình, đặc điểm thổ nhưỡng).
Theo Bùi Huy Hiền: diện tích đất tương đối thuận lợi cho quá trình canh tác
của cả nước chỉ khoảng 9,8 triệu ha (= 27,2% diện tích tự nhiên), diện tích đất
dốc trên 21 triệu ha (chiếm 63,4%) (Bùi Huy Hiền và CS, 2001)
Đặc trưng cơ bản và cũng là những khó khăn hạn chế của vùng đất sản
xuất dựa vào nước trời được nhiều tác giả xác định với các đặc điểm:
+ Đất đai nhạy cảm dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài đặc biệt
là tác động của mưa gây xói mòn làm mất dần khả năng sản xuất
+ Tình trạng thiếu nước cho cây trồng thường xuyên xảy ra thậm chí ở
mức độ trầm trọng. Theo Nguyễn Thị Dần yếu tố lớn nhất hạn chế năng suất
cây trồng trên đất canh tác nhờ nước trời là độ ẩm đất thấp. Vùng độ ẩm cây
héo thường xuyên xuất hiện ở tầng mặt đất, thậm chí ở tầng 20 - 40 cm.
1.2. Tầm quan trọng, vai trò và vị trí của cây lạc
1.2.1. Tầm quan trọng và giá trị của cây lạc trong hệ thống trồng trọt
Lạc (Arachis hypogaea L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị
kinh tế cao ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra cây lạc còn có khả năng cố
định đạm sinh học rất tốt. Chính vì vậy, trong hệ thống trồng trọt, lạc là đối
tượng cây trồng được sử dụng nhiều trong các công thức luân canh.
Tại Trung Quốc khi nghiên cứu các công thức luân canh cây trồng cạn
với lúa các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: sự góp mặt của cây họ đậu trong


7

các công thức luân canh cây trồng đã giúp cải thiện được thành phần cơ giới,
làm thay đổi độ pH của đất, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, tăng lượng lân,
kali dễ tiêu trong đất (Fu Hsiung Lin, 1990).
Ngô Đức Dương (1984) khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại các vùng

chuyên canh lạc ở các tỉnh phía Bắc nước ta đã chỉ ra: Cây lạc luân canh tốt
nhất với cây trồng họ hòa thảo mà đặc biệt là với lúa nước, ở thời điểm 1 năm
sau khi luân canh thì chế độ dinh dưỡng đất được cải thiện đáng kể, độ pH đất
tăng, lượng chất hữu cơ tăng, hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng lân dễ
tiêu trong đất đều tăng.
Tác giả Lê Văn Diễn và cộng sự (1991) cho rằng: ở tất cả các công
thức luân canh có lạc xuân tại đồng bằng Bắc bộ đều cho tổng thu nhập, lãi
thuần và hiệu quả đồng vốn đầu tư cao hơn so với các công thức luân canh
khác trên cùng một loại đất, hiệu quả kinh tế mà lạc xuân mang lại cao hơn so
với trồng một số cây như: lúa, đậu tương, ngô.
Trên chân đất bạc màu nhờ nước trời hoặc đất cát ven biển ở vụ xuân,
nếu trồng lạc, lúa, ngô, khoai lang thì cây lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Từ đó cho thấy, lạc thực sự là cây trồng quan trọng đem lại hiệu qủa
kinh tế cao.
1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của lạc
Dinh dưỡng có trong hạt lạc chủ yếu là lipit: 40-50% và protein: 2427%. Do hạt lạc giàu lipit, protein, vitamin và các khoáng chất nên từ lâu đã
được con người sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng sử dụng trực
tiếp như luộc rang, nấu canh, kẹo lạc,...). Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của
ngành công nghiệp thực phẩm, lạc đã được chế biến thành nhiều sản phẩm
khác nhau như: dầu lạc, bơ lạc, phomat lạc, sữa lạc nhằm phục vụ cho nhu
cầu sử dụng của con người ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước
phát triển. Bên cạnh những giá trị về dinh dưỡng của hạt thì vỏ quả lạc (chiếm


8

25-30% khối lượng quả) còn được dùng để nghiền thành cám làm thức ăn
chăn nuôi. Thân lá, khô dầu lạc là nguồn thức ăn giàu đạm cho động vật
(Đoàn Thị Thanh Nhàn và CS., 1996).
1.2.3. Giá trị về mặt xuất khẩu thu ngoại tệ

Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,30 triệu tấn lạc
nhân được giao dịch. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu lạc nhiều nhất
thế giới với khoảng 200.000 - 250.000 tấn/năm. Canada, Mexico, EU và Nhật
nhập khẩu tới 80% lượng lạc xuất khẩu của Mỹ (http/www.fas.usda.gov).
Những năm gần đây (2013-2014), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc
của Việt Nam đạt trên 80 triệu đôla Mỹ/năm và lạc được xếp vào một trong các
mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao sau cà phê, hồ tiêu….. (USDA Agricultural statics, 2008-2013).
Ở Thanh Hóa hàng năm xuất khẩu lạc chính ngạch khoảng 5.000 7.000 tấn, đạt kim ngạch 5,0 - 6,5 triệu USD. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn
song xuất khẩu lạc của tỉnh đã mang về nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho
tỉnh (Báo cáo dự thảo của Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2012). Từ giá trị kinh
tế mà cây lạc đem lại có thể khẳng định rằng vai trò của cây lạc rất quan trọng
đối với nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta.
1.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trên thế giới hiện có trên 100 nước trồng lạc vì cây lạc là cây trồng
ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng, có hiệu quả kinh tế cao và có khả năng cải
tạo đất rất tốt.
Từ năm 2005-2008 diện tích lạc trên thế giới ổn định ở mức 21,0 triệu
ha. Năm 2009 diện tích tăng đột biến lên mức 23,97 triệu ha.
Từ năm 2010-2013 diện tích lạc trên thế giới dao động từ 24,59 - 25,47


9

triệu ha. Năm 2013, diện tích đạt 25,44 triệu ha, năng suất bình quân đạt 1,78
tấn/ha và sản lượng đạt 45,20 triệu tấn. So với năm 2005, diện tích lạc tăng
17,6%, năng suất tăng 16,9% và sản lượng đạt tương đương (45,20 triệu tấn),
(USDA - Agricultural statics (2008-2013).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới
giai đoạn 2005 - 2013

Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Năm

(Triệu ha)

(tấn/ha)

(Triệu tấn)

2005

21,62

1,52

36,49

2006

21,04

1,54


32,40

2007

20,87

1,55

32,34

2008

21,26

1,62

34,44

2009

23,97

1,55

37,12

2010

25,47


1,68

42,71

2011

24,74

1,64

40,57

2012

24,59

1,65

40,48

2013

25,44

1,78

45,20

Nguồn: FAOSTAT – USDA 2015
Theo thống kê của FAO, USDA. Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất

thế giới (chiếm 46,6% diện tích trồng và 66,2% sản lượng lạc trên thế giới năm 2013).
Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lạc lớn nhất trên thế giới. Tuy
nhiên, năng suất lạc của Ấn độ rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế
giới do lạc của Ấn Độ chủ yếu được trồng ở những vùng khô hạn và bán khô
hạn. Năm 2009, diện tích trồng lạc của Ấn Độ là 5,47 triệu ha, chiếm 25,3%
diện tích trồng lạc trên thế giới. Theo thống kê của USDA từ năm 2009-2013


10

diện tích lạc trung bình hàng năm của Ấn độ khoảng 5,0 triệu ha (chiếm
24,0% diện tích lạc thế giới), năng suất trung bình là 1,30 tấn/ha và sản lượng
đạt 6,5 triệu tấn (USDA - Agricultural statics (2008-2013).
Trung Quốc là nước đứng thứ hai về diện tích trồng lạc. Những năm
gần đây diện tích trồng lạc của Trung Quốc là 4,5 triệu ha/năm, chiếm khoảng
20% tổng diện tích lạc toàn thế giới. Năng suất trung bình là 3,49 tấn/ha, cao
gấp 2,2 lần so với năng suất lạc bình quân của thế giới. Sản lượng là 15,70
triệu tấn, chiếm 41,4% tổng sản lượng lạc toàn thế giới. Năm tỉnh gồm:
Shandong, Henan, Hebei, Guangdong và Jiangsu có diện tích trồng lạc chiếm
tới > 70% diện tích lạc của Trung Quốc. Trong đó tỉnh Shandong dẫn đầu về
diện tích, năng suất và sản lượng (diện tích chiếm 23% diện tích lạc toàn
quốc; năng suất trung bình 4,68 tấn/ha cao hơn 34% so với năng suất trung
bình toàn quốc (Robert E Rhoades, PI/Virginia Nazarea, Co PI …,2004)
Mỹ là nước có diện tích lạc khá ổn định dao động trong khoảng 490
nghìn ha/năm, sản lượng đứng thứ ba (2,03 triệu tấn) sau Trung Quốc và Ấn
độ. Năng suất bình quân là 4,15 tấn/ha (FAO), (USDA - Agricultural statics
(2008-2013).
Ngoài các nước trên, cây lạc còn được trồng ở nhiều nước khác trên thế
giới như: Indonesia, Hàn Quốc, Sênêgan, Nigeria, Braxin, Buskina Faso,
Công Gô, MaLi, Việt Nam ....

1.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Sản xuất lạc ở Việt Nam được chia thành các vùng chính gồm:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Diện tích 17,4 nghìn ha, năng suất 2,59
tấn/ha.
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Diện tích 37.5 nghìn ha, năng
suất 2,11 tấn/ha.
- Vùng Bắc Trung Bộ: Diện tích 57,6 nghìn ha, năng suất 1,97 tấn/ha.


11

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Diện tích 31,5 nghìn ha, năng suất
trung bình 2,42 tấn/ha.
- Vùng Tây Nguyên: Diện tích 11,4 nghìn ha, năng suất 1,68 tấn/ha.
- Vùng Đông Nam Bộ: Diện tích 18,1 nghìn ha, năng suất 3,77 tấn/ha
(Tổng cục thống kê Việt nam, 2014).
Bảng 1.2 . Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của cả nước và Thanh Hóa từ
năm 2005 - 2014
Cả nước
Diện
Năng
Sản
Năm
tích
suất
lượng
(1000ha) (tấn/ha) (1000 tấn)

Thanh Hoá
Diện

Năng
Sản
tích
suất
lượng
(1000ha) (tấn/ha) (1000 tấn)

2005

269,6

1,82

489,3

18,40

1,59

29,30

2006

246,7

1,87

462,5

16,20


1,45

23,60

2007

254,5

2,00

510,0

16,80

1,75

29,40

2008

256,0

2,09

533,8

15,60

1,85


28,80

2009

245,0

2,08

510,9

16,10

1,70

27,40

2010

231,4

2,10

487,2

15,00

1,81

27,20


2011

223,8

2,09

468,7

14,70

1,86

27,40

2012

219,2

2,13

468,5

14,10

1,82

25,60

2013


216,3

2,27

492,6

13,50

2,04

27,60

2014

209,0

2,17

454,5

12,70

1,66

21,20

Nguồn : Tổng cụ thống kê, Niên giám thống kê Thanh Hóa 2015
Trong khi diện tích lạc của thế giớ có chiều hướng tăng nhẹ thì ở Việt
Nam, từ năm 2005 trở lại đây, diện tích lạc có chiều hướng giảm dần. So với

năm 2005, diện tích lạc năm 2014 giảm 60,6 nghìn ha. Tình trạng này diễn ra


12

do nhiều nguyên nhân nhưng nổi lên là bởi: quá trình đô thị hóa, mở rộng hệ
thống đường giao thông, mở rộng các khu công nghiệp.., ngày một tăng. Bên
cạnh đó một số diện tích vùng gần đô thị nông dân đã chuyển diện tích trồng
lạc sang trồng rau. Đây cũng là một thách thức với cây lạc. Tuy vậy, trong
nông nghiệp lạc vẫn là một trong những đối tượng cây trồng được quan tâm
nhiều để phát triển vì có hiệu quả kinh tế cao và mang lại thu nhập nhanh cho
nông dân. Mặc dù diện tích giảm nhưng năng suất lạc lại tăng từ 1,82 tấn/ha
(năm 2005) lên 2,17 tấn/ha (năm 2014).
Thanh Hoá là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu đặc biệt
mang tính chất chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Miền Trung. Theo niên giám
thống kê từ 2005-2014 diện tích lạc của Thanh Hóa dao động từ 12,7-18,0
nghìn ha/năm, năng suất đạt thấp hơn so với năng suất lạc trung bình của toàn
quốc. Năm 2014 năng suất lạc của Thanh Hoá chỉ đạt 1,66 tấn/ha, sản lượng
đạt 21,20 nghìn tấn (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2014) do lạc được trồng
nhiều ở những vùng phụ thuộc nước trời hoặc đất ven biển không chủ động
được tưới tiêu.
1.4. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lạc trên
thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lạc trên
thế giới
1.4.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc
Giống là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc nâng
cao năng suất, chất lượng và sản lượng lạc. Do đó mà từ nhiều năm qua, các
nhà khoa học trên thế giới đã luôn giành sự quan tâm đến lĩnh vực chọn tạo
giống lạc phục vụ sản xuất.



13

Trung Quốc là quốc gia có nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu
chọn tạo giống lạc. Các giống lạc được chọn ra luôn có nhiều ưu điểm nổi bật
như năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất
thuận, cùng khả năng thích ứng rộng được phát triển và phổ biến cho sản
xuất... Điển hình là các giống Luhua 14, Yuhua 6, Tianfu 9. Fushuasheng và
Baisha 1016 là 2 giống chín sớm được mở rộng ở tỉnh Shandong với diện tích
lên đến hàng triệu ha (Qui Qingshu and Shen Fuyu, 1994 ); Các giống Hai hua
1, Xuzhou 68-4, Hua 37, Luhua 9, có tiềm năng năng suất tới 7,5 tấn/ha, thích
hợp cho vùng thâm canh. Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn tập
trung vào công tác chọn tạo giống lạc với các mục tiêu như: Năng suất cao,
kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, mốc vàng, chịu hạn...
Ấn Độ là Quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng và phong phú,
bên cạnh đó trong chương trình hợp tác nghiên cứu với ICRISAT, bằng con
đường thử nghiệm các giống lạc của ICRISAT, Ấn Độ đã chọn và phát triển
ra sản xuất nhiều giống lạc có năng suất cao như: ICGV91114, ICGV00351,
ICGV00350..,. Giai đoạn từ năm 2002 - 2014 Ấn Độ đã công nhận Quốc gia
được 10 giống lạc mới gồm: GG7, GG8, GG15, GG21, GG16, GJG9, GJG31,
GJG17.., các giống lạc này có năng suất cao hơn giống đối chứng là các giống
địa phương từ 14-38% (Juanagadh Agricultural University, 2014)
Tại Mỹ, các nhà khoa học đã chọn tạo ra hàng trăm giống lạc có thời
gian sinh trưởng dài ngày (130 - 145 ngày) có năng suất cao từ 3,50 - 5,60
tấn/ha, chất lượng tốt phục vụ sản xuất tại các vùng thuộc Bang Georgia và
Florida. Các giống lạc này thuộc nhiều dạng hình sinh trưởng khác nhau. Điển
hình là các giống Georgia 12Y, Georgia 10T, Florida - 07, ...thuộc dạng hình
Runner. Giống CHAMPS, Florida Funcy, Perry, Balley, Titan,... thuộc dạng
hình Virginia và giống AT 9899-14, Georgia- 04S, Olin, Tamspan 90,....thuộc

dạng hình Spanish (The Groundut Grower, 2015)


14

Tại Uganda, thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT trong 10
năm từ 2002 - 2011, đã chọn được 12 giống lạc có thời gian sinh trưởng từ
90-110 ngày, có năng suất cao từ 2,50-3,70 tấn/ha đó là các giống: Serenut
3R2, Serenut 4T2, Serenut 5R, Serenut 6T, Serenut 7T, Serenut 8R, … (David
Okello Kalule, 2013)
1.4.1.2. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc
* Kết quả nghiên cứu về bón phân cân đối cho lạc :
Tại Ấn Độ theo M S Basu và P K Ghosh (1996) cho biết lượng phân
NPK tương đối phù hợp cho lạc là 15-20 kg N; 17,5-26,2 kg P và từ 0 - 37,4
kg K cho 1 ha. Tuy nhiên, chúng thay đổi tuỳ từng vùng và từng giai đoạn
sinh trưởng của cây lạc.
Zhou Keyjin và CS., (2003) cho rằng trên đất đồi vùng Jianghuai
(Trung Quốc) tỷ lệ N:P:K bón hợp lý để lạc có năng suất cao là 2:1:2. Còn ở
Bangladesh tác giả Hossain M.A và Hamid A (2007), xác định tỷ lệ N:P:K
hợp lý trong canh tác lạc là 2:1:1,5.
* Kết quả nghiên cứu về phân hữu cơ
Các kết quả nghiên cứu từ các nước Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ, Thái
Lan, Trung Quốc, Nhật Bản cho thấy sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh vật có
thể cung cấp cho đất và cây trồng từ 30 đến 60kg N/ha/năm hoặc thay thế 1/2
đến 1/3 lượng lân vô cơ bằng quặng phốt phát. Ngoài ra, thông qua các hoạt
động sống của vi sinh vật, cây trồng được nâng cao khả năng trao đổi chất,
khả năng chống chịu bệnh và qua đó góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng nông sản. Ở Ấn Độ do sử dụng phân bón vi sinh vật cho các cây lạc,
đậu tương, lúa, cao lương đã mang lại lợi nhuận tương ứng là: 1204, 1015,
1149, và 343 rupi/ha tương đương với sự tăng năng suất lạc, đậu tương là

13,9%, lúa 11,4%, cao lương: 18,2% và bông 6,8% (Juwarka 1994).


15

Khi nghiên cứu về hiệu quả của bón phân hữu cơ cho cây trồng, Giller
và CS., (1998) cho rằng: Bón kết hợp phân hữu cơ cùng với phân vô cơ là
biện pháp kỹ thuật có hiệu quả trong việc duy trì độ phì nhiêu, cải thiện lý
tính, hóa tính của đất, làm gia tăng hoạt động của vi sinh vật trong đất góp
phần làm ổn định năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường bền vững.
Khi bón phân hữu cơ vào đất sẽ có tác dụng làm cho lân khó tiêu trở
thành lân dễ tiêu thông qua hoạt động của vi sinh vật và các biến đổi sinh hóa
trong đất. Bón kết hợp phân lân với phân chuồng sẽ làm tăng hiệu lực của
phân lân (Whalen và Chang, 2001).
Khi bón 15 kg N + 42,5 kg P 2O5 + 67,5 kg K2O phối hợp với 12,5 tấn
sơ dừa/ha sẽ làm tăng sản lượng lạc so với liều khuyến cáo. Áp dụng bón từ
10 - 15 tấn phân chuồng/ha cho lạc sẽ làm tăng số quả/cây, cải thiện các yếu
tố cấu thành năng suất như: tỷ lệ nhân, khối lượng 100 hạt và độ căng của
hạt (Subrahmaniyan et al., 2000).
Phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho đất mà còn làm
tăng sản lượng cây trồng. Bón phân hữu cơ cho lạc đã làm tăng 10% tỷ lệ
nhân, tăng 32% trọng lượng 100 hạt, tăng số quả/cây và tăng năng suất
(Jagdev and Singh, 2000).
Phân hữu cơ giúp cho cây lạc tăng khả năng tích lũy lượng chất khô,
tăng khả năng hút các chất vi lượng có trong đất. Ngoài ra phân hữu cơ còn
làm giàu thêm nguồn kali dễ tiêu trong đất, tăng độ ẩm của đất, giúp đất khôi
phục lại được nguồn kali bị suy giảm (Akbari và cộng sự., 2002).
Kết quả nghiên cứu của S.A. Ibrahim và M.E. Eleiwa (2008) tại Ai Cập
cho thấy: khi bón 600 lít/ha dung dịch chiết xuất từ phân chim trên nền phân
vô cơ 60 kg N + 60 kg P 2O5 + 50 kg K2O/ha năng suất lạc tăng hơn (từ 14,4 39,6% và hàm lượng dầu tăng từ 2,0 - 6,3%) so với bón dung dịch chiết xuất

từ phân gà và bioga. Kết quả nghiên cứu của Muchtar và Y. Soelaeman


16

(2010) tại Gajah Mada - Indonesia cho thấy, trên nền không bón phân vô cơ,
chỉ bón 15 tấn phân xanh năng suất lạc cao hơn từ 7,6 đến 18,0% so với lượng
bón 10 và 5 tấn phân xanh.
1.5.1.3. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật che phủ
Các kết quả nghiên cứu của Nhật Bản đều cho rằng, sử dụng vật liệu
phủ đất có tác dụng tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, ưu điểm
của vật liệu phủ là: rút ngắn thời gian mọc mầm, mật độ bảo đảm do tỉ lệ mọc
mầm cao, ra hoa sớm, hạn chế cỏ dại, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, giữ nhiệt
và ẩm độ cho đất, tăng độ phì nhiêu và tăng năng suất cây trồng ( Robert E
Rhoades & CS, 2004).

Theo Xu Zeyong, 1992 việc che phủ nilon cho lạc làm tăng nhiệt độ
đất, giữ độ ẩm đất, cải thiện kết cấu đất, hạn chế sự thất thoát dinh dưỡng,
tăng khả năng phát triển của hệ thống rễ nên giúp cây phát triển tốt. Che phủ
ni lông cho lạc đã làm nhiệt độ lớp đất mặt tăng lên 0,6 – 3 0 C, hạn chế sự
bốc hơi nước tăng lượng nước mao dẫn 1,7 - 7,6%, do đó giữ được độ ẩm
của đất trồng trọt. Khi có mưa to, lớp phủ ni lông ngăn cản sự xói mòn, rửa
trôi dinh dưỡng đất, giảm lượng nước thấm, duy trì được độ xốp, chất dinh
dưỡng và độ ẩm đất thích hợp. Phủ ni lông còn làm tăng quần thể vi sinh vật
có ích trong đất như nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn chuyển hoá đạm, vi khuẩn cố
định đạm, vi khuẩn phân giải lân.
Từ 1978 Trung Quốc đã du nhập kỹ thuật che phủ nilon từ Nhật Bản
vào sản xuất lạc, kỹ thuật này được Trung Quốc gọi là “cuộc cách mạng
trắng”. Ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc, nhờ áp dụng kỹ thuật phủ ni lông
để trồng lạc đã cải thiện năng suất lạc và khả năng gieo trồng lạc vụ Xuân

sớm khi nhiệt độ còn thấp. Năm 1984 kỹ thuật phủ ni lông đã được áp dụng
trên 260 nghìn ha (90 - 95% diện tích trồng lạc của tỉnh Sơn Đông), làm tăng
năng suất tới 36,6% (Chen Dong Wean, 1990).


17

Cũng tại Trung Quốc, theo Gang Yao, 2004. Áp dụng kỹ thuật che phủ
nilon cho lạc không những làm tăng năng suất từ 18 - 49%, mà còn làm tăng
hàm lượng dầu và protein trong hạt so với không che phủ.
P.K. Ghosh và cộng sự (1992 -1999), khi nghiên cứu về vật liệu phủ
cho lạc trong vụ hè ở Ấn Độ có đánh giá: cả 02 vật liệu phủ là nilon chuyên
dụng và rơm đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của lạc, hạn chế
cỏ dại và có hiệu quả kinh tế như nhau. Tuy nhiên, áp dụng phủ đất bằng rơm
vừa tiện lợi và thân thiện với môi trường hơn nilon.
Tóm lại: Nghiên cứu tuyển chọn giống và các biện pháp kỹ thuật canh
tác nhằm tăng năng suất lạc trong đó việc nghiên cứu về phân khoáng N,P,K,
và phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, phương pháp che phủ, thời vụ gieo trồng ..,
đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Những kết quả
nghiên cứu được ứng dụng trong sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao tại
nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam....
1.4.2. Kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lạc ở
Việt Nam
1.4.2.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc
Nghiên cứu tuyển chọn giống là một quá trình liên tục để đáp ứng với
yêu cầu của sản xuất và thị hiếu tiêu dùng. Công tác chọn tạo giống lạc ở Việt
Nam đang tập trung vào các mục tiêu như: năng suất cao, chất lượng tốt phục
vụ ép dầu và xuất khẩu, chống chịu với điều kiện bất thuận như sâu bệnh, chịu
hạn, chịu mặn... có thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với các vùng sinh
thái khác nhau trên cả nước.

Trước năm 1985 trong sản xuất chỉ có một số giống lạc như Sen Nghệ
An, Chùm Nghi Lộc, Cúc Nghệ An, Giấy Nam Định, Bạch Sa, Trạm Xuyên
đỏ Bắc Giang (phù hợp cho các tỉnh Phía Bắc); Sẻ, Mỏ két , Lỳ Tây ninh (phù


18

hợp cho các tỉnh phía Nam), các giống trên cho năng suất thấp, khả năng
chống chịu sâu bệnh kém.
Từ năm 1990 trở lại đây, công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Trên 20 giống lạc được công nhận là giống
Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó phải kể đến một số giống sau:
Giống lạc Sen lai 75/23 được tạo ra từ lai hữu tính giữa 2 giống Mộc
Châu trắng và Trạm Xuyên, có năng suất cao, vỏ lạc màu hồng, hạt to phù
hợp xuất khẩu. Giống 75/23 đã trồng trong một thời gian dài ở các vùng sản
xuất nhờ nước trời tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Giống L12 được chọn tạo từ tổ
hợp lai giữa V79 và ICGV 87157, có năng suất trung bình là 30 tạ/ha, khối
lượng 100 hạt 50-60g, chịu hạn khá, thích hợp cho vùng sản xuất lạc nhờ
nước trời (Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Chinh & CS, 2002).
Từ nguồn vật liệu nhập nội của Trung Quốc, Nguyễn Thị Chinh,
Nguyễn Văn Thắng và CS., (2005), đã tuyển chọn ra nhiều giống lạc có năng
suất cao, điển hình là các giống: L02 có năng suất từ 30-36 tạ/ ha; L14 có
năng suất từ 40-45 tạ/ha; L18 có năng suất từ 55-60 tạ/ha; L23 có năng suất từ
50-55 tạ/ha. Các giống lạc kể trên lần lượt được Bộ Nông nghiệp và PTNT
công nhận là giống TBKT vào các năm 1999, 2004 và 2008. Hiện tại giống
L18 và L23 đang được phát triển trên trên qui mô hàng nghìn ha và cho năng
suất cao ở những vùng có điều kiện thâm canh như Nam Định, Hưng Yên..
Tác giả Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Yến và CS., (2000, 2004) đã
chọn ra 02 giống lạc có năng suất khá cao, chất lượng tốt là: L08, MD7. Trong
đó L08 có năng suất trung bình là 2,8-3,2 tấn/ha. Khối lượng 100 hạt lớn 72g,

vỏ lụa màu hồng cánh sen, tỷ lệ nhân cao 75-77% thích hợp cho xuất khẩu.
Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã chọn ra được
giống LDH01 từ bộ giống lạc địa phương, phân cành mạnh, chịu thâm canh,


19

tỷ lệ quả 3-4 nhân cao (50%), tỷ lệ nhân 70-72%, năng suất 30-40 tạ/ha (tuỳ
thuộc chân đất và kỹ thuật thâm canh) (Nguyễn Văn Bộ , 2009).
Giai đoạn 2008-2015 bằng phương pháp lai hữu tính, Nguyễn Văn
Thắng và CS.,(2008, 2014, 2015) đã tạo ra được 03 giống lạc đã được Bộ
NN&PTNT công nhận cho sản xuất thử là: L26, L27, L17 và nhiều dòng
triển vọng như D0401.72.3, T38, D0401.57.1..., các dòng này sẽ được thử
nghiệm và mở rộng trong sản xuất ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trong
hiện tại và tương lai.
Giống L26 có nhiều ưu điểm nổi bật như có năng suất cao 45-50 tạ, có
khối lượng 100 quả lớn, kích cỡ hạt to 65g/100 hạt, tỷ lệ nhân cao 73-74%, vỏ
lụa có màu hồng cánh sen thích hợp cho xuất khẩu.
Giống L17 có năng suất cao từ 43-47 tạ/ha, ngoài các đặc tính kích cỡ quả
hạt to, màu sắc vỏ lụa đẹp, giống L17 còn có khả năng kháng trung bình với
bệnh mốc vàng (Aspergillus flavus), hàm lượng aflatoxin chứa trong hạt thấp,
với đặc tính này giống L17 có khả năng cạnh tranh ở các thị trường khó tính đòi
hỏi chất lượng sản phẩm lạc sạch như Nhật và EU.
Giống L27 là con lai của cặp bố mẹ L18 (mẹ) lai với L16 (bố) có nhiều
đặc tính tốt như có năng suất cao 45-50 tạ/ha, có khối lượng 100 quả từ 155
-160g, khối lượng 100 hạt từ 55-60g, nhiễm nhẹ với bệnh héo xanh vi khuẩn
và là một trong những giống có hàm lượng dầu cao nhất (53,0%) trong các
giống hiện đang phát triển ngoài sản xuất.
Dòng 0401.72.3 là con lai của cặp bố mẹ L18 (mẹ) lai với L16 (bố) có
nhiều đặc tính tốt như có năng suất khá cao 35-45 tạ/ha, chịu hạn khá, vỏ quả

mỏng, tỷ lệ nhân cao, nhiễm nhẹ với bệnh héo xanh vi khuẩn.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp chọn tạo giống truyền thống (lai
hữu tính, đột biến), gần đây Nguyễn Văn Viết và CS (2014)., áp dụng kỹ


20

thuật chỉ thị ADN đã chọn ra được 02 giống lạc triển vọng L28, L29 có năng
suất cao trên 35,0 tạ/ha có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn. Hiện 02
giống lạc này đang tham gia màng lưới khảo nghiệm Quốc gia.
Nhìn chung, những năm qua công tác nghiên cứu và tuyển chọn giống
lạc ở Việt Nam đã được Chính Phủ và các nhà Khoa học quan tâm, kết quả đạt
được là rất đáng ghi nhận. Nhiều giống lạc mới có năng suất cao, thích hợp thị
hiếu tiêu dùng , chống chịu sâu bệnh đã được giới thiệu cho sản xuất và được
người sản xuất chấp nhận. Trong tương lai, các dòng/giống lạc triển vọng như:
L28, L29, D0401.72.3, D0401.57.1...mới được chọn tạo có năng suất cao sẽ
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lạc ở Việt Nam.
1.4.2.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón cho lạc
* Kết quả nghiên cứu về việc bón phối hợp NPK cho lạc :
Tác giả Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên (1991) cho rằng bón phân cân
đối là biện pháp hữu hiệu nâng cao năng suất lạc. Trên vùng đất cát ven biển
Thanh Hoá bón 10 tấn phân chuồng và 30 kg N + 90 kg P 2O5 + 60 kg K2O/ha
làm tăng năng suất lạc 6,4-7,0 tạ/ha so với không bón.
Trên đất xám bạc màu của huyện Nho Quan - Ninh Bình, Hoàng Minh
Tâm cho rằng trên nền 10 tấn phân chuồng, 400 kg vôi bột, 30 kg N/ha, tỷ lệ
P : K là 2 : 1 (60 P2O5 : 30 K2O) năng suất lạc đạt cao nhất là 2,44 tấn/ha, tăng
so với đối chứng là 23,8%.
Kết quả thử nghiệm chế độ bón phân hợp lý cho lạc trên đất bạc màu
Bắc Giang của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng chỉ ra: Trên nền 10 tấn phân
chuồng, công thức bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O lạc đạt năng suất

cao nhất (vụ xuân 2,11 tấn/ha, vụ thu 1,18 tấn/ha). Hiệu suất 1 kg P 2O5 đầu tư
thêm là 4,3 kg lạc quả, hiệu suất 1 kg K 2O đầu tư thêm là 7,7 kg lạc quả
Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên và cộng sự (1991).


21

Nguyễn Bình Nhự (2010) cho rằng, trên vùng đất trung du Bắc Giang,
bón 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O, năng suất giống lạc L14 đạt cao nhất.
Nghiên cứu về quy trình sản xuất lạc cho vùng nước trời, Phan Quốc
Gia, Nguyễn Văn Thắng và CS (2012) cho biết, với các tỉnh Bắc Trung bộ
bón 10 tấn phân chuồng (hoặc 1 tấn phân HCVS) + 65-70 kg Ure + 600-650
kg lân supe + 100-120 kg kali clorua +400-450 kg vôi bột ( tương đương tỉ lệ
N:P:K là 30:90:60)
* Kết quả nghiên cứu về phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ cho cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Phân hữu cơ bám vào đất sẽ làm tăng năng suất cây
trồng và tăng độ phì cho đất. Sử dụng phân hữu cơ không những góp phần
cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng độ phì của đất mà nó còn ảnh hưởng đến
độ hữu dụng của lân trong đất (Ngô Ngọc Hưng và CS., 2004). Ngoài việc cải
tạo tình trạng dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm tăng lượng mùn trong đất mà
phân hóa học không có được. Tác giả Phạm Tiến Hoàng (2003) cho rằng: dù
có bón đơn độc lượng phân khoáng đủ cao thì cây trồng cũng không cho năng
suất bằng bón kết hợp phân khoáng với phân hữu cơ.
Hiệu quả của phân chuồng và phân xanh đối với cây lạc cũng đã được
nghiên cứu trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng ở Thừa Thiên Huế, Trần Thị
Thu Hà (2003) cho biết: khi bón 6 tấn phân chuồng/ha trên nền phân vô cơ
30kg N + 60 P2O5 + 60 K2O /ha năng suất lạc tăng 36,6% so với không bón.
Nguyễn Thị Thuý và CS., (1995) cho rằng: trên đất đỏ bazan ở
Tây Nguyên, trên nền 1 tấn vôi + 5 - 10 tấn phân chuồng làm tăng 17 - 33%

năng suất lạc, hiệu suất 1 tấn phân chuồng là 6,3 kg lạc vỏ khô. Trên nền đất
bazan Phủ Quỳ - Nghệ An khi bón phân chuồng đã làm tăng năng suất lạc
nhân lên 131% so với không bón và bón phân chuồng phối hợp với lân thì


22

năng suất lạc nhân tăng lên 146% so với bón lân đơn độc (Nguyễn Tử Siêm
và Thái Phiên, 1999). Theo Lê Văn Quang và CS., (2006) trên đất cát tỉnh Hà
Tĩnh khi bón phối hợp 15 tấn phân chuồng với nền phân vô cơ gồm: 30 kg N
+ 90 P2O5 + 60 K2O /ha cho giống lạc Sen Lai thì vừa làm tăng khả năng sinh
trưởng lại vừa làm tăng năng suất (2,42 tấn/ha), hiệu suất phân bón cao nhất
(64,4 kg lạc vỏ/1 tấn phân chuồng).
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và CS., (2007) trên đất cát
biển Thừa Thiên Huế về hiệu lực của phân hữu cơ cho thấy: bón 8 tấn thân lạc
hoai mục/ha + 8 tấn rong biển hoai mục/ha trên nền phân vô cơ: 40 kg N + 60
P2O5 + 60 K2O /ha thì năng suất giống lạc Dù Tây Nguyên đạt từ 2,68 đến 2,73
tấn/ha, tương đương với công thức bón 8 tấn phân chuồng/ha và cao hơn từ
29,7 đến 31,9% so với công thức không bón phân hữu cơ. Cũng theo Hoàng
Thị Thái Hòa và CS., (2012) trên đất cát biển Bình Định, bón 10 tấn phân bò ủ
rơm rạ (tỷ lệ: 1:0,5) trên nền phân vô cơ: 30 kg N + 90 P 2O5 + 60 K2O/ha, năng
suất lạc đạt cao nhất (đạt 3,7 tấn/ha nếu bón rải đều trên mặt đất và đạt 3,9
tấn/ha nếu bón vào rạch), lợi nhuận tương ứng đạt 26,44 và 28,19 triệu
đồng/ha, hiệu suất phân bón đạt 76,4 kg và 81,9 kg lạc vỏ/tấn phân và VCR đạt
4,8 và 4,5, đồng thời cải thiện được tính chất hóa học đất như giảm độ chua.
Phạm Văn Toản và CS., (2004) cho rằng: hiệu quả của phân HCVSV
phụ thuộc vào hoạt tính sinh học, khả năng cạnh tranh với vi sinh vật có sẵn
trong đất và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường đất của các vi sinh
vật sử dụng trong phân bón.
Phân vi sinh vật đặc biệt có ý nghĩa sử dụng nếu các vi sinh vật được sử

dụng có nhiều hoạt tính sinh học. Azotobacter là nhóm có phổ phân bố khá
rộng. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra nhiều đặc tính quý của
Azotobacter như khả năng cố định nitơ tự do, kích thích sinh trưởng,.. Ngô
Tự Thành và CS., (2003).


23

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Vũ (1995) đã xác định khi sử
dụng vi khuẩn nốt sần kết hợp với 30 kg N khoáng/ha mang lại hiệu quả kinh
tế tương đương như khi bón 60 - 90 kg N khoáng/ha đối với cây lạc. Các vi
sinh vật cố định nitơ hội sinh và tự do có thể cung cấp lượng phân đạm tương
đương 10,8 đến 22,4 kg N/ha/vụ tùy từng loại đất và mùa vụ gieo trồng.
Phạm Văn Toản và Hà Đinh Tuấn (2004) cho rằng: khác với vi sinh vật
cố định nitơ (có thể lấy trực tiếp N khí trời làm nguồn cung cấp đạm), vi sinh
vật phân giải lân, vi sinh vật chuyển hóa kali chỉ phát huy tác dụng khi đất
trồng đang tồn tại nguồn phốt pho, kali không tan. Kết quả nghiên cứu cũng
xác định vi sinh vật phân giải lân có khả năng thay thế 50% phân lân khoáng
bằng quặng phốt phát mà không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng.
Các kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm ở Việt Nam giai đoạn 2001 2004 của Phạm Văn Toản (2004) xác định phân vi sinh vật chức năng có khả
năng tăng sinh khối, tăng năng suất của lạc, … cà phê và hồ tiêu khi giảm
20% lượng dinh dưỡng khoáng (N, P) theo khuyến cáo, đồng thời có tác dụng
tích cực trong việc hạn chế bệnh vùng rễ ở các cây trồng thử nghiệm.
Nghiên cứu của Phạm Văn Toản và CS,. (2004) đã chỉ ra, khi sử dụng
phân bón HCVSV chức năng cho khoai tây (tại Lào Cai) đã làm tăng năng suất
từ 16,7-19,2% và giảm đáng kể tỷ lệ bệnh héo xanh (từ 21,4% xuống còn <
10%) so với đối chứng, trong trường hợp giảm 10% lượng dinh dưỡng đạm và
lân cần bón năng suất khoai tây vẫn tăng 6,2-11,3% so với đối chứng; Bón
phân HCVSV chức năng cho cà chua (tại Mê Linh - Vĩnh Phúc) đã làm tăng
năng suất 18,5% và làm giảm tỷ lệ bệnh héo xanh so với đối chứng, nếu giảm

20% lượng dinh dưỡng NPK cần bón thì năng suất cà chua hầu như không bị
giảm so với đối chứng; Bón phân HCVSV chức năng cho lạc (tại Kim Bôi Hòa Bình) đã làm tăng năng suất 13,6% so với đối chứng, nếu giảm 10% lượng
dinh dưỡng đạm và lân cần bón thì năng suất không bị giảm so với đối chứng.


24

Tác giả Vũ Thúy Nga và CS.,(2002) nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp
3 chủng vi khuẩn RA18 (cố định nitơ), B14 (phân giải lân), Ba 17.1 (vi khuẩn
đối kháng với vi khuẩn héo xanh lạc) làm phân bón cho lạc cho biết loại phân
này đã có tác dụng tốt đến khả năng cố định nitơ, tăng khả năng tích lũy sinh
khối, tăng năng suất và hạn chế đáng kể bệnh héo xanh vi khuẩn đối với lạc.
Phân phữu cơ vi sinh vật đa chức năng có tác dụng làm tăng tỷ lệ nẩy
mầm cây lạc xuân, tăng chiều cao cây, tăng cường độ cố định nitơ phân tử,
tăng số quả chắc, giảm tỷ lệ sâu bệnh và tăng năng suất quả khô của cây lạc
xuân 0,41 - 0,56 tấn/ha (so với công thức bón NPK) tăng 0,28 - 0,43 tấn/ha
(so với công thức bón phân chuồng). Bón phân hữu cơ vi sinh vật đa chức
năng tỏ ra ưu thế hơn hẳn so với bón phân khoáng NPK và phân chuồng.
Phân hữu cơ vi sinh vật đa chức năng cho hiệu quả cao là do tác dụng tổng
hợp của các chủng giống vi sinh vật hữu ích trong phân (vi sinh vật cố định
nitơ phân tử; vi sinh vật chuyển hóa chất hữu cơ trong đất; vi sinh vật
tăng khả năng quang hợp của cây và vi sinh vật ức chế những sinh vật gây
bệnh cho cây...) (Nguyễn Xuân Thành & CS, 2007)
Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tám và CS., (2013) cho biết: bón phân
hữu cơ vi sinh cho cây lạc trên đất xám Trảng Bàng - Tây Ninh với lượng từ
500 đến 2000 kg/ha/vụ trên nền phân khoáng (60 kg N + 60 P2O5 + 90 K2O/ha)
đã cho năng suất trung bình 2 vụ tăng 0,34 - 0,94 tấn/ha/vụ, tương đương 15,69
- 34,31% so với đối chứng (nền 60 kg N +60 P 2O5 + 90 K2O/ha); lượng phân
đạm tiết kiệm được 5 - 20 kg N/ha/vụ tương đương 8,3 - 33,3% tổng lượng N;
phân lân tiết kiệm được 15 - 60 kg P 2O5/ha/vụ tương đương 25 - 100% tổng

lượng lân và lượng phân kali tiết kiệm được 5 - 20 kg K 2O/ha/vụ tương đương
5,5 - 22,2% tổng lượng kali. Mức lãi ròng thu được ở các công thức bón phân
hữu cơ vi sinh 4,72 - 8,52 triệu đồng/ha/vụ so với chỉ bón phân khoáng. Tỷ suất
lợi nhuận (VCR) khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh đạt 1,46 - 2,34.


25

Nguyễn Thiên Lương (2011) đã sử dụng 2000 kg phân hữu cơ vi sinh
Sông Gianh, bón kết hợp với lượng phân vô cơ theo tỷ lệ 40 kg N + 120kg
P2O5 + 80kg K2O và 500 kg vôi bột/ha trên giống lạc L23 cho năng suất quả
khô đạt cao nhất từ 43,0 - 45,0 tạ/ha
1.4.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che phủ
Kỹ thuật trồng lạc có che phủ nilon được Trung tâm NC&PT Đậu đỗ
tiến hành thử nghiệm năm 1996 - 1997, kỹ thuật này đã được Hội đồng
KH&CN Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá mở rộng sản xuất.
Theo Trần Đình Long và CS., (1999) việc áp dụng kỹ thuật che phủ nilon cho
lạc ở các tỉnh phía Bắc đã mang lại kết quả tốt. Năng suất lạc trong vụ xuân ở
Nam Định đạt 4,4 tấn/ha,… Mức độ chấp nhận của người dân với tiến bộ kỹ
thuật này được thể hiện rõ qua diện tích áp dụng kỹ thuật phủ nilon qua các
năm: 11 ha năm 1996, tăng lên 150 ha năm 1998 và đạt 394 ha năm 1999,
trong đó Nam Định là tỉnh ứng dụng kỹ thuật này nhanh và có hiệu quả cao
nhất 92 ha, sau đó là tỉnh Bắc Giang 68 ha. Năm 2000 diện tích gieo trồng lạc
bằng kỹ thuật này đã tăng lên gần 1000 ha.
Ở Bắc Giang, áp dụng kỹ thuật che phủ ni lông trên 20 ha lạc vụ xuân
đã làm tăng năng xuất lạc từ 25 - 35% so với không che phủ ni lông. Một số
nông hộ đạt năng suất tới 4,0 tấn/ha (Nguyễn Văn Liễu, 1999).
Theo Nguyễn Thị Chinh và CS., (2001), việc che phủ nilon cho giống
lạc L02 ở vụ xuân đã làm tăng năng suất lên 43%, ở vụ thu đông năng suất đã
tăng lên 54,7% so với không che phủ. Cũng theo tác giả (2002) mặc dù trồng

lạc có che phủ nilon phải đầu tư thêm chi phí như: nilon, thuốc trừ cỏ, mỗi ha
phải tăng thêm 27 công gieo trồng, 54 công đục lỗ và thu lượm nilon sau thu
hoạch. Tuy nhiên, áp dụng kỹ thuật này người trồng lạc không phải tốn công
làm cỏ, giảm bớt được khoảng 135 công/ha. Do vậy, chi phí vật tư ban đầu có


×