Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hệ thống tòa án nước pháp nhánh tòa thẩm quyền chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.53 KB, 21 trang )

6

33131022942

Dương Quốc Anh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
7

33131022954

Đoàn
PhạmLUẬT
Thu Hằng
KHOA
KINH DOANH

8

33131021737

Võ Minh Quốc

9

33131021495

Nguyễn Hoàng Diệu

- Soạn nội dung “Tòa hình sự” &
“Câu hỏi thảo luận”.


- Trả lời câu hỏi của Giảng viên và

10

33131021558

Phan
Thảo

11

33131021455

Đề tài

12

Phước

Thanh

các nhóm về nội dung phụ trách.

- Thuyết
TIỂU LUẬN

trình nội dung: “Câu hỏi

LUẬT SO SÁNH
thảo luận”.


Huỳnh Thanh Nhân

- Soạn nội dung “Tòa phá án”.

- Trả lời câu
hỏi của Giảng
HỆ THỐNG TOÀ ÁN NƯỚC
PHÁP
– viên và

thẩm
33131021674Nhánh
Nguyễntòa
Thị Kim
E

các nhóm
về nội dung phụ trách.
quyền
chung
- Thuyết trình nội dung: “Tòa phúc

SVTH : Nhómthẩm
2 & Tòa phá án”.
Lớp

: VB16LA003

GVHD : TS. Đỗ Thị Mai Hạnh


TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014

1


MỤC LỤC

PHẦN 1.........................................................................................................3
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN.........3
I.Trước Cách mạng Dân chủ Tư sản 1789..................................................3
II. Năm Cách mạng Dân chủ Tư sản 1789................................................4
III.Sau Cách mạng Dân chủ Tư sản 1789....................................................4
PHẦN 2.........................................................................................................6
HỆ THỐNG TÒA ÁN CÓ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CHUNG.............6
I.Đặc điểm của hệ thống tòa án...................................................................6
II.Nhánh tòa thẩm quyền chung (nhánh tòa tư pháp)..................................8
1.Tòa án sơ thẩm.....................................................................................8
1.1 Tòa án dân sự.................................................................................9
1.2 Tòa án hình sự.............................................................................14
2.Tòa phúc thẩm....................................................................................16
3.Tòa phá án..........................................................................................18
KẾT LUẬN................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................20
CÂU HỎI THẢO LUẬN..........................................................................21

2


LỜI GIỚI THIỆU

Pháp nằm trong hệ thống Dân luật (luật Châu Âu lục địa), hệ thống luật giữ
vai trò quan trọng trên thế giới hiện nay (59% dân số thế giới chịu ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp bởi hệ thống pháp luật này), trãi qua nhiều lần sửa đổi của hiến
pháp và luật, Pháp dần đi vào hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là hệ thống
pháp luật về tòa án.

PHẦN 1
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TÒA ÁN1
I. Trước Cách mạng Dân chủ Tư sản 1789
Nước Pháp chưa có 1 hệ thống pháp luật thống nhất, ít nhất là trong lĩnh vực
luật tư (luật dân sự). Nước Pháp gồm 2 vùng chủ yếu, được ngăn cách bởi sông
Loire (giữa Geneva và Bờ biển Atlantic). Vùng nhỏ hơn ở phía Nam có các văn
bản luật được pháp điển hóa, dựa trên truyền thống luật La Mã; còn vùng phía Bắc
chiếm 3/5 lãnh thổ lại áp dụng tập quán pháp có nguồn gốc chủ yếu từ Đức và
được ghi lại bởi các cá nhân.
Một số quy định tập quán pháp được áp dụng ở nhiều khu vực (khoảng 60 quy
tắc tập quán chung), còn phần lớn các quy định khác chỉ có giá trị trong khu vực
(khoảng 300 tập quán vùng).
Tuy vậy, cũng có 1 số rất ít văn bản luật được áp dụng trên toàn đất nước như
Bộ Sắc luật năm 1735 về di chúc, Luật tập quán nổi tiếng nhất là luật của Paris mà
nguyên nhân là vì nó được các nhà xuất bản tư nhân xuất bản từ năm 1510.
Chính vì những vấn đề trên, hệ thống tòa án của Pháp thời điểm này vẫn chưa
thống nhất, gây xung đột luật vì việc lựa chọn luật là mối quan tâm thường nhật

1

Tài liệu tham khảo sách Luật so sánh - Michael Bogdan
3



của các tòa án Pháp và các luật gia Pháp. Pháp luật thời kỳ này là một lực cản đối
với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa.
II. Năm Cách mạng Dân chủ Tư sản 1789
Giai cấp Tư sản Pháp với xu hướng phát triển thương mại lên nắm quyền sau
cuộc Cách mạng 1789 không thể chấp nhận sự cản trở của pháp luật trước đó,
cùng với tình hình chính trị và xã hội nói chung hết sức hỗn loạn nên vấn đề cấp
bách được đặt ra là cần phải cải cách hiến pháp, xây dựng một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh cho đất nước.
Nước Pháp giờ đây bắt đầu có tiếng nói chung về luật pháp với sự ra đời của
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Khi tình hình chính trị, xã hội dần trở
nên ổn định dưới sự kiểm soát của Napoleon Bonaparte thì nước Pháp bắt tay vào
xây dựng thành công bộ luật dân sự Napoleon nổi tiếng.
Đến thời điểm này, hệ thống tòa án của Pháp đã bắt đầu thống nhất, khẳng
định tính chất pháp quyền của Nhà nước dưới 3 gốc độ: tam quyền phân lập, chủ
quyền nhân dân, sở hữu cá nhân.
III.

Sau Cách mạng Dân chủ Tư sản 1789
Sau khi sửa chữa một số điểm, Bộ luật Dân sự đã được thông qua năm 1804

và nhanh chóng trở nên phổ biến dưới cái tên Bộ luật Napoleon hay Code
Napoleon. Tiếp theo đó là Bộ luật Tố tụng Dân sự (1806), Bộ luật Thương mại
(1807), Bộ luật Hình sự (1810) và Bộ luật Tố tụng Hình sự (1808). Tất cả các Bộ
luật trên đã cấu thành nền tảng của hệ thống pháp luật Pháp thời kỳ sau Cách
mạng.
Hệ thống tòa án Pháp từ sau Cách mạng 1789 như sau:
Tòa Phá án được chia thành 6 tòa chuyên trách, 5 tòa trong đó giải quyết các
vụ án dân sự và 1 tòa giải quyết án hình sự. Dưới tòa Phá án có khoảng 30 tòa

4



phúc thẩm, các tòa này có ở các thành phố lớn và xét xử phúc thẩm các quyết định
do các tòa sơ thẩm ban hành. Tòa phúc thẩm thường được phân biệt theo tên gọi
của các thành phố.
Tòa xét xử các vụ việc dân sự quan trọng hơn bao gồm khoảng 180 tòa đệ nhị
cấp; tương tự các tòa phúc thẩm, các tòa này bao gồm 3 thẩm phán chuyên nghiệp.
Tòa hình sự chuyên xét xử các vụ án hình sự. Các vụ kiện nhỏ được xét xử tại 1
trong 470 tòa đệ nhị cấp, còn các vụ án hình sự nhỏ do tòa vi cảnh xem xét. Tại
các tòa án này vụ việc được 1 thẩm phán chuyên nghiệp thụ lý giải quyết. Hệ
thống tòa chuyên trách bao gồm 230 tòa thương mại, với các thẩm phán không
chuyên nghiệp được lựa chọn trong số các thương gia và các hội đồng giải quyết
các vụ việc liên quan đến lao động bao gồm đại diện giới chủ và giới thợ. Các vụ
việc về thuê mướn đất nông nghiệp do khoảng 40 Tòa án chung bao gồm các
thành viên đại diện các lợi ích cụ thể. Tuy nhiên, các vụ án hình sự nghiêm trọng
có thể được xét xử sơ thẩm bởi 1 bồi thẩm đoàn tại 1 trong các tòa tạm thời và
phán quyết của tòa này có thể bị kháng án trực tiếp bởi tòa Phá án.
Pháp còn có nhiều tòa án Hành chính, phán quyết của bất cứ tòa nào trong 33
tòa án hành chính đều có thể bị kháng cáo bởi 1 trong 5 tòa án phúc thẩm hành
chính. Tòa án Hành chính cấp cao nhất và đồng thời có chức năng tư vấn, đưa ra
các ý kiến chuyên môn về khía cạnh pháp luật là Hội đồng Nhà nước.
Tòa án có chức năng đặc biệt là ủy ban Hiến pháp, bao gồm tất cả các cựu
Tổng thống Pháp và 9 thành viên khác. Chẳng hạn Ủy ban Hiến pháp có thể tuyên
bố một đạo luật đang được xem xét là trái Hiến pháp. Tuy nhiên, Ủy ban chỉ xem
xét vụ việc nếu như có đơn đề nghị của Tổng thống nước Cộng hòa, Thủ tướng,
Chủ tịch của 1 trong 2 Viện của Quốc hội Pháp (thượng nghị viện và Quốc hội)
hoặc do 1 nhóm ít nhất 50 thành viên của bất kỳ viện nào.

5



PHẦN 2
HỆ THỐNG TÒA ÁN CÓ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CHUNG
I. Đặc điểm của hệ thống tòa án2
Hệ thống pháp luật nước Pháp được tổ chức theo nguyên tắc nhị nguyên,
tức là có sự phân định độc lập giữa hai nhánh tòa:
• Nhánh tòa thẩm quyền chung (tòa tư pháp) chuyên giải quyết các vấn
đề dân sự, hình sự. Điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân là thể
nhân hoặc pháp nhân (các công ty hay các hiệp hội). Các quy tắc được
ban hành nhằm chủ yếu thỏa mãn quyền lợi cá nhân. Các ngành luật


thuộc hệ thống này là luật dân sự, luật thương mại…
Nhánh tòa hành chính chuyên giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực
hành chính như điều chỉnh hệ thống tổ chức quyền lực của Nhà nước
và mối quan hệ giữa các cá nhân với Nhà nước. Các quy phạm được
ban hành nhằm thỏa mãn lợi ích chung và mang tính chất bắt buộc.
Một số ngành luật thuộc hệ thống luật này: Luật hiến pháp, Luật hành

chính, Luật tài chính công…
Nguyên nhân dẫn đến cấu trúc nhị nguyên của hệ thống tòa án Pháp:
• Thứ nhất, trước cách mạng tư sản các tòa tư pháp trong quá trình giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực hành chính đã làm ảnh hưởng và cản
trở đến các hoạt động của cơ quan hành chính. Điều này được khắc
phục sau cách mạng tư sản bằng cách là nghị viện Pháp đã ban hành bộ
luật 16-24 tháng 8/1970 và 1 đạo luật nữa vào tháng 8/1975 nghiêm
cấm việc thẩm phán khi xét xử làm trở ngại đến các hoạt động của các
cơ quan hành chính và hiện tại đạo luật này vẫn còn hiệu lực. Nếu vi
phạm các thẩm phán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tài liệu tham khảo Bài giảng Luật So sánh, Phan Hoài Nam và Bài giảng Luật so sánh

của ThS Trần Vân Long.
2

6




Thứ hai, xuất phát từ nguyên tắc tam quyền phân lập nhằm bảo vệ tính
độc lập của các cơ quan hành pháp thì các tòa tư pháp không được làm



trở ngại đến các hoạt động của cơ quan hành pháp.
Thứ ba, những tòa án có thẩm quyền chung vì không còn chức năng
xét xử các tranh chấp hành chính nên cần có 1 hệ thống tòa án hành
chính độc lập với nhánh tòa tư pháp để giải quyết các tranh chấp này
bằng cách giao cho hội đồng nhà nước xét xử các tranh chấp đó. Về
sau, nó cũng được hình thành nên các toà sơ thẩm và phúc thẩm hành

chính trực thuộc hội đồng nhà nước.
Ngoài ra, còn tồn tại Hội đồng Hiến pháp là cơ quan bảo vệ hiến pháp của
nước Pháp, độc lập so với hệ thống tư pháp 3. (Khác với Mỹ là trách nhiệm của
tòa án tối cao, khác với Việt Nam là trách nhiệm của Quốc hội).
Hệ thống tòa án được phân làm ba cấp: sơ thẩm, phúc thẩm, phá án (được
Tòa xung đột pháp luật

Hội đồng Hiến pháp

xem như Tòa án tối cao trong nhánh tòa tư pháp) và có 2 cấp xét xử là sơ thẩm

và phúc thẩm. Tuy nhiên đối với nhánh tòa hành chính, nguyên tắc này không
Tòa Hành chính
Tòa án có
thẩmtuyệt
quyềnđối.
chung
được tuân thủ
Trong một số trường hợp đặc biệt hội đồng nhà nước

còn có chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa phá án không có chức năng xét xử sơ
Hội
thẩm. Tòa ánTòa
tốiPhá
caoántrong một số trường hợp có thể tạo ra án
lệ.đồng Nhà nước
Không có sự phân định giữa tòa dân sự và tòa hình sự độc lập như ở Anh

mà trong một
có các tiểu tòa là tiểu tòa dân sự và tiểu tòa hình sự. Chế
Tòa tòa
Phúcsẽthẩm
Tòa phúc thẩm hành
định bồi thẩm đoàn chỉ được áp dụng duy nhất ở tòa án đại hình.
chính

Cours d’ assises
(Tòa
đặccủa
biệt)Pháp
Sơ đồ đơn giản hóa Hệ thống

xétánxử

Tòa ST (tq rộng)

Tòa ST (tq hẹp)

Tòa Hình Sự

Tòa Vi Cảnh

Tòa sơ thẩm hành
chính

Xem
thêm mại
Chương VII: Hội đồngConseil
hiến pháp
(Hiến pháp Cộng hòa Pháp).
de prud'hommes
Tòa
Thương
(Tòa lao động)

3

7

Tribunaux paritaires des baux ruraux
(Tòa nông nghiệp )



II. Nhánh tòa thẩm quyền chung (nhánh tòa tư pháp)
Hệ thống tòa án tư pháp của Pháp hiện nay được tổ chức và hoạt động
theo tinh thần của Hiến pháp năm 1958 và Luật về tổ chức Tòa án tư pháp. Để
đảm bảo hoạt động, mỗi tòa án của Pháp thường bao gồm ba bộ phận hoạt
động phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Chánh án (đối với các Thẩm
phán xét xử), Công tố viên trưởng (đối với các Thẩm phán công tố) và Lục sự
trưởng (đối với các lục sự). Trong đó, Chánh án giữ vai trò trung tâm.
1. Tòa án sơ thẩm4
Tính đến năm 2001, cả nước Pháp (bao gồm cả những lãnh thổ hải
ngoại) có 181 Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng; 473 Tòa án sơ thẩm thẩm
quyền hẹp; 271 Tòa lao động sơ thẩm, 191 Tòa án thương mại sơ thẩm…
Tài liệu tham khảo: Hệ thống tòa án Pháp – Ths. Phan Thị Thu Hà, Viện khoa học xét
xử TANDTC (Thông tin khoa học xét xử số 5/2008, Viện khoa học xét xử Tòa án nhân
dân tối cao)
4

8


1.1 Tòa án dân sự
Các Tòa dân sự có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp liên
quan đến lợi ích tư (khác với lợi ích công trong vụ việc hình sự). Hệ thống
Tòa án dân sự Pháp được chia thành Tòa án dân sự thông thường và Tòa
án dân sự chuyên biệt.
1.1.1 Tòa án dân sự thông thường
 Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp (STTQH)
+ Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: Tòa dân sự sơ thẩm nơi
bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết. Nếu là hợp đồng
thuê nhà thì là Tòa án nơi có bất động sản.

+ Thẩm quyền xét xử theo loại vụ việc: giải quyết các vụ
việc về nhân thân và động sản khi giá trị của yêu cầu không
vượt quá 7.600 EUR. Những tranh chấp có giá trị từ 3.800
EUR trở xuống thì xét xử sơ thẩm đồng thời cũng có giá trị
chung thẩm, còn những tranh chấp từ 3.800 EUR ~ 7.600
EUR thì quyết định có thể bị kháng án.
+ Lĩnh vực xét xử gồm: giám hộ, hợp đồng thuê bất động
sản, tiền lương, chiếm hữu…
+ Mỗi Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp có một hoặc nhiều
Thẩm phán. Thẩm phán công tác tại Tòa án sơ thẩm thẩm
quyền rộng có thể được phân công đảm đương công việc
của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp với nhiệm kỳ khoảng 3
năm (có thể được gia hạn).
+ Phiên tòa tại Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp được tiến hành chỉ bởi một
Thẩm phán duy nhất.
 Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng:
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền giải quyết theo trình
tự sơ thẩm đối với những vụ việc không thuộc thẩm quyền của các

9


Tòa chuyên trách khác. Những vụ việc này được xác định dựa trên
tính chất pháp lý hoặc dựa vào giá trị của tài sản tranh chấp. Đối với
những vụ việc mà tính chất pháp lý thuộc thẩm quyền của Tòa án sơ
thẩm thẩm quyền rộng mà giá trị tranh chấp nhỏ hơn hoặc bằng 3.800
EUR thì bản án xét xử sơ thẩm của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng
đồng thời có giá trị chung thẩm.
a. Về Tổ chức
Mỗi tỉnh có ít nhất một Tòa án sơ thẩm thẩm quyền

rộng. Mỗi tòa đều có ít nhất một Chánh án, một Thẩm phán
điều tra, một công tố viên, một Thẩm phán xét xử. Mỗi tòa
này có thể phân chia thành các phân tòa do một phó Chánh
án phụ trách. Mỗi phân tòa cũng có thể chia nhỏ hơn. Chánh
án quản lý hoạt động của Tòa án và giám sát hoạt động của
các Thẩm phán của Tòa mình.
Đối với Tòa có từ 5 thành viên trở lên sẽ chia thành các
phân tòa chuyên trách do Phó Chánh án chịu trách nhiệm
quản lý.
b. Về thẩm quyền
Thẩm quyền của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng là
xét xử tất cả những tranh chấp mà không thuộc thẩm quyền
của một Tòa án nào khác một cách rõ ràng, gồm những lĩnh
vực sau:
+ Những vụ việc dân sự liên quan đến quyền nhân thân và
những vụ việc thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
+ Tranh chấp liên quan đến bất động sản.
+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ.
+ Những vụ việc liên quan đến phá sản của các pháp nhân
không phải là thương nhân.

10


+ Tại một số địa phận không có Tòa án thương mại thì Tòa
án sơ thẩm thẩm quyền rộng tại đó sẽ có trách nhiệm giải
quyết các tranh chấp về thương mại.
c. Về hoạt động
+ Chánh án là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt
động của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng như giám sát các

Thẩm phán của Tòa mình và Thẩm phán của các Tòa sơ
thẩm chuyên biệt khác trong địa phận; phân chia các phân
tòa, phân công nhiệm vụ cho các Phó Chánh án và các
Thẩm phán; ấn định lịch xét xử hàng năm v.v.. Ngoài ra,
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng còn tổ chức một số hội
nghị toàn thể thảo luận các vấn đề liên quan đến việc quản
lý hành chính trong tòa án.
+ Hoạt động xét xử: Việc xét xử có thể được tiến hành bởi
Hội đồng xét xử hoặc có thể xét xử bởi 1 thẩm phán, có
những loại việc chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh
án. Số lượng thành viên của một Hội đồng xét xử là số lẻ.
Các phiên tòa có thể được xử công khai hoặc xử kín.
1.1.2 Tòa án sơ thẩm thẩm quyền chuyên biệt
Mỗi Tòa án sơ thẩm thẩm quyền chuyên biệt chỉ giải
quyết một loại tranh chấp đặc thù, bao gồm: Tòa án sơ thẩm
thương mại, Tòa án lao động sơ thẩm, Tòa án sơ thẩm giải
quyết các tranh chấp liên quan đến việc thuê mướn đất
nông nghiệp (gọi tắt là Tòa án nông nghiệp sơ thẩm).
a. Tòa án thương mại sơ thẩm
+ Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ: có thể không trùng với
địa phận quản lý hành chính do tòa này được đặt ở nơi có

11


nhiều hoạt động thương mại như trung tâm kinh tế vùng,
các cảng biển v.v.. Những nơi không có Tòa án thương mại
sơ thẩm thì các tranh chấp thương mại được giao cho Tòa
án sơ thẩm thẩm quyền rộng giải quyết.
+ Thẩm phán tại Tòa án thương mại sơ thẩm là những

thương nhân được bầu ra từ nghiệp đoàn của họ. Trừ vùng
Alsacelorraine và lãnh thổ hải ngoại thì tòa án thương mại sơ
thẩm là một phân tòa của tòa án sơ thẩm thẩm quyền chung,
có chánh án là một thẩm phán chuyên nghiệp, những người
còn lại được bầu từ thương nhân.
+ Nhiệm kỳ của Thẩm phán tại Tòa án thương mại sơ thẩm
là 2 năm với những người được bầu lần đầu và là 4 năm đối
với những người khác. Chánh án được bầu từ hội nghị toàn
thể các Thẩm phán.
+ Việc xét xử: được thực hiện bởi Hội đồng xét xử. Số lượng
thành viên của Hội đồng xét xử phải là số lẻ, thường gồm 3
thành viên nhưng cũng có thể có nhiều hơn.
+ Lĩnh vực xét xử là các tranh chấp thương mại như: tranh
chấp liên quan đến hành vi thương mại, tranh chấp giữa
thương nhân và các thành viên của công ty, những thủ tục
tập thể (phá sản) và tuyên bố đang trong tình trạng khó khăn
của thương nhân và thợ thủ công.
b. Tòa án lao động sơ thẩm
+ Tòa án lao động sơ thẩm được đặt tại nơi nào phụ thuộc
vào điều kiện dân số, lao động của khu vực đó. Theo quy
định của pháp luật thì trong địa hạt của một Tòa án sơ thẩm

12


thẩm quyền rộng phải có ít nhất một Tòa án lao động sơ
thẩm.
+ Thẩm quyền giải quyết: tranh chấp lao động giữa người
lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Tòa
án lao động được chia làm 5 bộ phận độc lập là: công

nghiệp, thương mại, nông nghiệp, khung khổ, các hoạt động
đa dạng.
+Thẩm phán là người được bầu từ nghiệp đoàn NSDLĐ và
nghiệp đoàn NLĐ với nhiệm kỳ 5 năm và có gia hạn.
+ Việc xét xử với 3 hình thức: ban hòa giải, ban xét xử và
ban giải quyết tranh chấp khẩn.
+ Số lượng hội đồng xét xử là số chẵn gồm phân nửa
NSDLĐ và phân nửa NLĐ.
+ Thẩm quyền xét xử: giải quyết các tranh chấp liên quan
đến hợp đồng lao động hoặc học nghề. Tòa lao động sơ
thẩm có thẩm quyền chung thẩm với các vụ có giá trị nhỏ
hơn 3.830 EUR. Giá trị lớn hơn thì bản án có thể bị kháng
cáo kháng nghị phúc thẩm.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ là Tòa án nơi thực hiện công
việc lao động.
c. Tòa án nông nghiệp sơ thẩm
+ Thẩm quyền xét xử: giải quyết các tranh chấp liên quan
đến việc thuê mướn đất nông nghiệp giữa chủ sở hữu đất và
người thuê đất.
+ Giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải hoặc đưa ra các
phán quyết. Quyết định của tòa án là quyết định sơ thẩm có
thể bị xem xét lại theo trình tự phúc thẩm, tuy nhiên đối với

13


những tranh chấp nhỏ hơn 3.800 EUR thì quyết định của
Tòa này đồng thời có giá trị chung thẩm.
+ Địa hạt của Tòa án nông nghiệp sơ thẩm giải quyết các
tranh chấp liên quan đến việc thuê mướn đất nông nghiệp

trùng với địa hạt của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp tại
vùng đó.
1.2 Tòa án hình sự
Các tòa án thuộc ngạch hình sự xét xử các tội phạm gây tổn hại
đến người, tài sản cá nhân và tài sản công, làm xâm hại đến trật tự
công cộng. Tổ chức của các Tòa hình sự giống như tổ chức của các
Tòa dân sự.
Luật hình sự Pháp phân chia các loại tội phạm thành 3 loại theo
mức độ nghiêm trọng khác nhau, gồm: tội vi cảnh (loại tội hình sự có
mức độ nghiêm trọng ít hơn cả là những tội bị phạt dưới 20.000 F);
khinh tội hay còn gọi là thường tội (là tội bị phạt tiền từ 25.000 F và bị
phạt tù tối đa 10 năm) và trọng tội là những tội phạm hình sự nghiêm
trọng với mức hình phạt trên 10 năm tù. Mỗi loại tội này thuộc thẩm
quyền xét xử của một Tòa chuyên biệt, trừ Tối cao pháp viện 5, Tòa án
công lý của nhà nước Cộng hòa6, Tòa án quân sự và các Tòa án hình
sự xét xử các trẻ vị thành niên.
1.1.3 Tòa án vi cảnh (hay Tòa cảnh sát)
Thẩm quyền xét xử các tội vi cảnh. Tòa vi cảnh là một bộ
phận của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền hẹp. Các Thẩm phán xét xử
tội vi cảnh cũng chính là các Thẩm phán của Tòa án sơ thẩm thẩm

Tối cao Pháp viện là Tòa án xử tội Tổng thống trong trường hợp phản bội Tổ quốc.
Tòa án công lý Cộng hòa là Tòa án chuyên xét xử các quan chức cao cấp, thành viên
chính phủ của nhà nước Cộng hòa Pháp (Điều 68-1 Hiến pháp Cộng hòa Pháp).
5
6

14



quyền hẹp. Việc xét xử chỉ do một Thẩm phán tiến hành.
Trong các Toà vi cảnh, đối với các vi phạm vi cảnh hạng 5
( tội vi cảnh mức nặng nhất ) thì công tố viên Viện công tố bên
cạnh Toà sơ thẩm sẽ thực hiện quyền công tố. Còn đối với tội vi
cảnh nhỏ ở cấp thấp hơn, chức năng công tố sẽ do cảnh sát trưởng
đảm nhận7.
1.1.4 Tòa án tiểu hình
Tòa tiểu hình có thẩm quyền xét xử đối với các khinh tội, đối
với những vụ án phức tạp, có nhiều hành vi phạm tội gồm cả
khinh tội và tội vi cảnh cũng thuộc thẩm quyền của Tòa tiểu hình.
Tòa tiểu hình là một bộ phận của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền
rộng. Việc xét xử tại Tòa tiểu hình được tiến hành bởi Hội đồng
xét xử gồm ba Thẩm phán của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng.
Bản án tiểu hình có thể bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Đơn kháng cáo, kháng nghị được đưa lên Tòa phúc thẩm.
1.1.5 Tòa án đại hình
+ Có thẩm quyền xét xử đối với các trọng tội. Mỗi tỉnh ở Pháp có
một Tòa đại hình. Trụ sở của Tòa đại hình nằm trong trụ sở của
Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng.
+ Thẩm quyền xét xử: các trọng tội mà người thực hiện không
phải là người vị thành niên, các bộ trưởng, quân nhân.
+ Hội đồng xét xử của Tòa đại hình gồm 12 thành viên. Một
Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa và hai thẩm phán khác. Tuy nhiên,
nếu là vụ án nghiêm trọng hoặc thời gian xét xử kéo ài thì có thể
thêm 1 hoặc nhiều thẩm phán nữa. 9 thành viên còn lại là Bồi

7

Điều R311-37 Luật tổ chức tòa án Cộng hòa Pháp
15



thẩm đoàn được chọn ra một cách ngẫu nhiên từ danh sách bồi
thẩm đoàn8. Bồi thẩm đoàn là một chế định tập hợp những người
dân bình thường, tham gia xét xử chung với các thẩm phán
chuyên nghiệp. Trong khi các thẩm phán chuyên nghiệp sẽ quyết
định các vấn đề có tính pháp lý thì bồi thẩm đoàn sẽ là người trả
lời các câu hỏi có tính sự kiện, ví dụ như bị cáo có mặt ở hiện
trường lúc xảy ra vụ án hay không, hay hành vi trên có phải là bất
khả kháng hay không v.v..
1.1.6 Tòa hình sự đặc biệt
Cơ cấu tổ chức bao gồm 1 chánh án và 2 thẩm phán từ tòa
phúc thẩm vùng hay tòa dân sự sơ thẩm thẩm quyền chung được
biệt phái theo vụ việc mà không có biên chế riêng.
Thẩm quyền: xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng như tội
giết người, khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia với hình phạt tù
từ 10 năm cho đến chung thân.
Thủ tục xét xử: được xét xử bởi 3 thẩm phán và sử dụng chế
định bồi thẩm đoàn. Bản án của tòa án này chỉ được xem xét lại ở
tòa phá án.
2. Tòa phúc thẩm
-

Theo pháp luật tố tụng Pháp, Tòa phúc thẩm sẽ nhận phúc thẩm tất cả các
bản án bị kháng cáo kháng nghị của tất cả các loại Tòa sơ thẩm, trừ Tòa
Đại hình. Trước đây, Tòa phúc thẩm Pháp, để giảm tải các tranh cãi không
cần thiết đối với vụ án nhỏ, đã không nhận phúc thẩm các vụ án thuộc
thẩm quyền sơ thẩm của Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp. Nhưng kể từ sau
khi các Bộ luật về Tố tụng Dân sự và Tố tụng Hình sự Pháp được sửa đổi,


Danh sách bồi thẩm của Tòa đại hình được lập ra hàng năm trong thẩm quyền theo địa
bàn của Tòa đại hình. (Điều 259 Luật TTHS Pháp)
8

16


Tòa phúc thẩm đã nhận phúc thẩm tất cả các vụ án do Tòa sơ thẩm thụ lý.
Về cơ bản, Tòa phúc thẩm có 4 phân tòa: phân tòa Hộ tịch, chuyên phúc
thẩm các quyết định của Tòa lao động; phân tòa Thương mại chuyên phúc
thẩm các bản án của Tòa thương mại; phân tòa Dân sự chuyên phúc thẩm
các bản án của tiểu tòa dân sự; phân tòa hình sự chuyên phúc thẩm các bản
án của Tòa tiểu hình và Tòa vi cảnh. Mỗi phân tòa có một Chánh tòa và
-

hai Thẩm phán.
Tòa Đại hình Phúc thẩm:
Trước năm 2001, các phán quyết của Tòa Đại hình sơ thẩm có tính
chất chung thẩm, và không bị kháng cáo. Cách duy nhất để thay đổi phán
quyết của Tòa Đại hình là thông qua trình tự Phá án, và chỉ có phần áp
dụng pháp luật là có thể được sửa đổi, còn phần tình tiết vụ án thì sẽ vẫn
được giữ y nguyên. Có lẽ điều này xuất phát từ sự đề cao sức mạnh của
nhân dân và tính không thể sai của các bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, kể từ
năm 2001, với sự ra đời của Luật 15 tháng 6, hay còn gọi là Luật suy đoán
vô tội, sửa đổi một số điều cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự, chức năng
phúc thẩm đối với bản án của Tòa Đại hình đã được thêm vào. Trong đó,
một bản án của Tòa Đại hình có thể được phúc thẩm, xem xét lại cả những
tình tiết trong vụ án, chứ không đơn thuần là xem xét việc áp dụng pháp
luật như thủ tục Phá án. Cơ quan thực hiện chức năng phúc thẩm này sẽ là
một Tòa Đại hình khác, hội đồng xét xử sẽ do Tòa Phá án trực tiếp thành

lập, và sẽ bao gồm Đoàn bồi thẩm 12 thành viên (thay vì 9 như cấp sơ
thẩm). Đây được xem là một bước tiến đáng kể trong quá trình bảo vệ
quyền của người bị buộc tội của pháp luật Tố tụng hình sự Pháp.
Toàn nước Pháp có 35 tòa phúc thẩm vùng được tổ chức theo không
gian lãnh thổ. Mỗi tòa phúc thẩm vùng sẽ có trách nhiệm xét xử phúc

17


thẩm từ các bản án sơ thẩm của các tòa sơ thẩm trong phạm vi vùng mà nó
phụ trách.
3. Tòa phá án
Tòa phá án là Tòa tối cao trong ngạch Tòa án tư pháp của nước Cộng
hòa Pháp. Pháp chỉ có duy nhất một Tòa phá án, trụ sở của Tòa án đặt tại
Thủ đô Paris. Tòa phá án được chia làm 6 Tòa chuyên trách, bao gồm 3
Tòa dân sự, 1 Tòa thương mại, 1 Tòa về các vấn đề xã hội, 1 Tòa hình sự.
Cũng như thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm ở Việt Nam, thủ tục phá án
của Tòa phá án không phải là một cấp xét xử mà chỉ là một cấp thẩm tra
trên giấy tờ các bản án có đề nghị phá án. Tòa Phá án có quyền xem xét lại
đối với bất kì bản án nào của bất kì Tòa nào trong nhánh Tòa Tư pháp này.
Tuy nhiên, hạn chế của Tòa Phá án là nó không được phép xem lại vấn đề
tình tiết của vụ án, mà chỉ được phép thẩm tra lại việc áp dụng pháp luật
của Tòa án cấp dưới.
Nếu trong quá trình thẩm tra này, Tòa Phá án đồng ý với cách áp dụng
pháp luật của Tòa cấp dưới, Tòa sẽ ra quyết định bác đơn kháng nghị và
bản án kia sẽ là chung thẩm. Nếu Tòa Phá án không đồng ý với cách giải
quyết của Tòa cấp dưới, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành bản án và
yêu cầu một Tòa án khác cùng cấp với Tòa đã đưa ra bản án bị Phá án xét
xử. Tòa Phá án không được giao cho bất kì Tòa nào đã xét xử vụ án này
xét xử lại.

Ví dụ:
Tòa Phá án phá một bản án của Tòa Tiểu hình khu vực 3, thì Tòa Phá
án sẽ giao vụ án này lại cho Tòa Tiểu hình khu vực 2 hoặc một tòa nào
khác tòa khu vực 3 xét xử. Nếu bản án của Tòa Tiểu hình khu vực 2 tiếp

18


tục bị phá, thì Tòa Phá án phải giao cho một Tòa tiểu hình khác ngoài Tòa
khu vực 2 và khu vực 3. Cứ thế, trình tự tiếp diễn trở về sau.
Vậy, hậu quả pháp lý của một bản án bị phá là như thế nào? Nó sẽ
được giao xét xử lại. Nhưng pháp luật Pháp không bắt buộc Tòa xét xử lại
này tuân theo những gì mà Tòa Phá án đã chỉ đạo. Thật ra, trước đây, pháp
luật cũng không quy định về việc một bản án có thể bị phá bao nhiêu lần.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng bế tắc nếu như các Tòa cấp dưới nhất
quyết không tuân theo những chỉ đạo của Tòa cấp trên. Để giải quyết tình
trạng này, về sau, pháp luật (và một phần là tập tục) đã buộc Tòa xét xử lại
lần 2 (xét xử lại bản án bị phá lần 2) phải tuân theo những chỉ đạo của Tòa
Phá án Pháp.
Hội đồng xét xử của tòa phá án thường có từ 3-5 thành viên ở lần phá
án thứ nhất, nhưng tất cả các thành viên của tòa phá án sẽ phải tham gia ở
lần thứ hai.

KẾT LUẬN
Trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển, hội nhập kinh tế sâu
rộng, thế giới phẵng thì biên giới không còn là giới hạn nữa. Tuy nhiên ở mỗi
nước tình hình kinh tế, chính trị và lịch sử thành lập khác nhau vì vậy hình thành
nên hệ thống pháp luật khác nhau để bảo vệ và cải tạo xã hội theo ý chí của giai
cấp thống trị, từ đó hình thành nên hệ thống tòa án đặc trưng. Tuy nhiên, phải công
nhận rằng, với lịch sử phát triển từ rất lâu, hệ thống tòa án nước Pháp được quy

định rất cụ thể và chặt chẽ, đặc biệt là tòa án hình sự rất đề cao tinh thần tranh
tụng, thể hiện tính nhân văn, công bằng, tự do, bác ái, tôn trọng quyền con người.
Đây là một bộ luật khuôn mẫu cho các nước khác tham khảo học hỏi. Việt Nam
đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển cùng với thế giới, vì vậy cần nghiên

19


cứu những bộ luật tiến bộ của nhân loại để xây dựng cũng như hoàn thiện hệ thống
pháp luật nước nhà cho phù hợp với công cuộc phát triển và xây dựng đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Luật So sánh, Phan Hoài Nam
2. Bài giảng Luật so sánh của ThS Trần Vân Long
3. Luật so sánh - Michael Bogdan
4. Hệ thống tòa án Pháp – Ths. Phan Thị Thu Hà, Viện khoa học xét xử
TANDTC (Thông tin khoa học xét xử số 5/2008, Viện khoa học xét xử Tòa
án nhân dân tối cao)
5. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp.
6. Hiến pháp năm 1958 của nước Cộng Hòa Pháp.
7. Luật tổ chức tòa án Pháp.

20


CÂU HỎI THẢO LUẬN

Nhận định đúng/sai:

1. Trước năm 1789, Pháp luật của Pháp dựa trên tập quán pháp.

2. Đặc điểm Pháp luật của nước Pháp sau 1789 vừa mang tính kế thừa vừa mang
tính gián đoạn.
3. Chế định bồi thẩm đoàn sẽ được sử dụng trong mọi tòa án hình sự tại Pháp.
4. Các chánh án và thẩm phán của tòa án hình sự đặc biệt được biên chế riêng ổn
định chỉ chuyên xét xử các vụ án của tòa án hình sự đặc biệt.
5. Tòa đại hình có hai thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử.
6. Tòa phá án có thẩm quyền xét xử lại nội dung các vụ án bị kháng cáo, kháng
nghị ở cấp dưới.
7. Án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu được các Thẩm phán tham khảo khi xét
xử vụ án trong hệ thống tòa án Pháp.
8. Thẩm phán tại Tòa án thương mại sơ thẩm là những Thẩm phán chuyên
nghiệp thuộc biên chế của Tòa án thương mại.
9. Hội đồng xét xử của Tòa án lao động là số lẻ, gồm thẩm phán chuyên nghiệp,
đại diện NSDLD và đại diện NLD.
10. Bản án được xét xử tại Tòa tiểu hình có thể kháng nghị, kháng cáo tại Tòa
phúc thẩm đại hình.

21



×