Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật anh Câu hỏi nhận định đúng sai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.45 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT UEH

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU ÁN LỆ VÀ
NGHỀ LUẬT SƯ
CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH

GV hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Mai Hạnh
SV thực hiện : Nhóm 6 – Lớp 03 – VB2 Luật
kinh tế

Năm 2014

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 1


LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói về nguồn luật của nước Anh người ta thường nói đến hai loại nguồn chính
là luật thành văn và luật bất thành văn. Luật thành văn theo như cách hiểu thông
thường là các đạo luật do nghị viện và các văn bản phụ trợ do Chính phủ ban hành.
Bên cạnh đó thì luật bất thành văn lại bao gồm ba bộ phận là: tập quán phổ biến tư
thời thượng cổ hay chúng ta còn gọi là common law (các phán quyết của tòa án
bao gồm cả án lệ); các tập quán hoặc luật lệ địa phương có ảnh hưởng đến những
người sống ở một vùng địa phương nào đó; và cuối cùng là luật cá biệt.
Phần lớn thì các quy phạm pháp luật chi tiết thường được tìm thấy trong luật thành
văn trong khi hầu hết các nguyên tắc pháp lí tại Anh thì thường là tư án lệ mà ra.
Cho đến tận ngày nay, án lệ và luật thành văn vẫn được xem là hai nguồn luật lớn


nhất tại Anh. Vì vậy, nội dung nghiên cứu của nhóm là nhằm giúp chúng ta khái
quát và hiểu rõ hơn về án lệ, các nguyên tắc cơ bản, các đặc điểm cũng như
nguyên tắc quan trọng “stare decisis” của tiền lệ pháp, các hình thức của án lệ,
cách trích dẫn và việc đọc các án lệ….
Trong phần còn lại của bài nghiên cứu, nhóm sẽ trình bày về nghề luật sư ở Anh
đồng thời phân biệt rõ hai hình thức hành nghề luật sư đang tồn tại trong hệ thống
pháp luật nước Anh và xứ Wales: luật sư tư vấn (solicitors) và luật sư bào chữa
(barristers).
Trong thời gian ngắn cùng với lượng kiến thức còn hạn chế nên việc sai sót và
chưa hoàn chỉnh có thể sẽ xảy ra. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những sư
đánh giá về mặt nội dung tư phía giáo viên hướng dẫn và các bạn, nhằm giúp cho
bài nghiên cứu này trở nên hoàn thiện.

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 2


A. ÁN LỆ:

1. Khái niệm:
Án lệ là những nguyên tắc pháp lý rút ra tư những phán quyết của tòa do các thẩm
phán sáng tạo ra, cung cấp tiền lệ hay cơ sở pháp lý để các thẩm phán giải quyết các
vụ việc có tình tiết tương tư trong hiện tại và tương lai 1. Trong khi đó theo Black’s
Law Dictionary thì khái niệm tiền lệ pháp (precedent) được ghi nhận như sau:
-

Tiền lệ pháp là việc làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các
nguyên tắc mới trong quá trình xét xư


-

Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để ra phán quyết cho những trường hợp có
tình tiết hoặc vấn đề tương tư sau này 2.

Lưu ý rằng điểm đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh là bộ phận quan trọng của luật
thưc định do các cơ quan tư pháp, tức tòa án sáng tạo ra dưa trên cơ sở áp dụng và
phát triển các án lệ hay tiền lệ pháp. Và thêm một điều cần lưu ý nữa rằng là án lệ là
nguồn pháp luật chính của các nước theo dòng họ pháp luật của hệ thống thông luật
(common law).
Tuy nhiên trên thưc tế, theo như tra cứu tư điển luật học thì Án lệ trong tiếng Anh là
“precedent”, có nghĩa là tiền lệ. Nên tư “precedent” có sách còn dịch là tiền lệ pháp
hoặc có sách dịch là án lệ. Thật ra, tư dùng nhiều hơn trong tiếng Anh là “judical
precedent” nghĩa là tiền lệ tư pháp3. Theo giáo sư Peter Cruz đã viết trong cuốn sách:
“Luật so sánh trong thế giới chuyển đổi” thì án lệ được hiểu theo hai nghĩa:
-

Theo nghĩa rộng, là những nguyên tắc không theo luật định được ra tư các quyết
định tư pháp

-

Theo nghĩa hẹp, là việc đưa ra những nguyên tắc làm nền tảng cho những vụ việc
sau này4.

Để có thể hiểu rõ hơn khái niệm án lệ, theo chúng tôi cần phải xem xét nó với các khía
cạnh khác nhau:
-

Khía cạnh thứ nhất: án lệ dưới góc độ là một học thuyết, tức nó bao gồm một hệ

thống tri thức, hệ thống các nguyên tắc và quan điểm lý luận về án lệ. Trong tiếng
Anh học thuyết án lệ được sư dụng bằng những tư khác nhau và các cách định
nghĩa khác nhau, ví dụ như: “doctrine of precedent” hay “doctrine of binding
precedent” hay “doctrine of judicial precedent” và “doctrine of stare decisis”. Học
thuyết “stare decisis” có nguồn gốc tư tiếng Latinh và dịch sang tiếng Anh một
cách cẩn thận bởi Reid như sau: “to stand upon the dicision” 5; đơn giản hơn thì
chúng ta có thể dùng phần dịch nghĩa của nhóm tác giả David, Brierly, Mc Adam

1

Giáo trình Luật So Sánh – ĐH Luật Hà Nội 2009, Tr. 259.
“Khái niệm và những nguyên tắc tiền lệ pháp – Hình thức pháp luật đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh – My” –
Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2006, ThS. Phan Nhật Thanh – ĐH Luật Tp. HCM, Phần khái niệm và nguyên tắc về
precedent.
3
Trích tư Luận Văn Tiến Sĩ “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Vietnam” của TS.
Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, Úc, Phần 3.2.1 The doctrine of precedent (stare decisis).
4
Luận văn Thạc sỹ “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt nam hiện nay” Đỗ Thanh Trung, ĐH Luật TP.HCM, Tr.8.
5
Trích tư Luận Văn Tiến Sĩ “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Vietnam” của TS.
Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, Úc, The doctrine of precendent, Tr. 30.
2

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 3


và Pyke thì “stare decisis” có nghĩa theo tiếng Anh là:“let the decision stand” 6,

nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp
luật đã thiết lập trong án lệ7.
Nguyên tắc “stare decisis” có thể tóm tắt một cách đơn giản như sau: hai vụ việc
với các tình tiết chính tương tư như nhau sẽ được xét xư như nhau và thuật ngữ
này còn có nghĩa là duy trì lý lẽ của những vụ việc trước 8. Như vậy ở đây có thể
hiểu khái quát án lệ là quyết định của một tòa án có mang ý nghĩa hay đặc trưng
pháp lý. Những đặc trưng pháp lý đó tồn tại trong các phán quyết của tòa án.
Những bản án này trở thành hình mẫu và mang tính bắt buộc cho các tòa án trong
việc giải quyết các vụ việc tương tư xảy ra trong tương lai. Điều này được coi là
nội dung cơ bản nhất của học thuyết về án lệ “the doctrine of precedent” hoặc
“stare decisis”.
-

Khía cạnh thứ hai: án lệ với tư cách là nguồn luật (hình thức pháp luật), tức là
phương thức tồn tại hay dạng tồn tại thưc tế của pháp luật và thông qua đó con
người có thể nhận thức được nội dung của pháp luật 9. Ở khía cạnh này, án lệ được
xem là nguồn luật chủ yếu của các nước thuộc hệ thống pháp luật common law. So
với các nước thuộc hệ thống Civil law thì toàn bộ hệ thống luật xoay quanh các
quy phạm pháp luật. Mà đã là các quy phạm pháp luật thì thường phải do nghị viện
ban hành, các quy phạm pháp luật này tồn tại trong các văn bản pháp luật (Statute)
hoặc trong các bộ luật (Code). Đó chính là lý do mà các văn bản quy phạm pháp
luật được xem là nguồn luật chủ yếu ở các nước thuộc hệ thống Civil law. Ngược
lại, yếu tố nền tảng lý luận cho toàn bộ hệ thống lý luận của hệ thống common
law là án lệ hay nguyên tắc stare decissis, nghĩa là tôn trọng các tiền lệ. Quyết định
toà án không chỉ ràng buộc đối với các bên trong môt vụ việc cụ thể mà nó còn có
ý nghĩa bắt buộc đối với các thẩm phán của tòa án sau này khi xét xư một vụ việc
tương tư.

Một lưu ý quan trọng nữa là, khi đề cập án lệ với tính cách là một nguồn luật người ta
không sư dụng thuật ngữ “precedent” mà sư dụng thuật ngữ “case law”. Theo tư điển

Black’s Law Dictionary thì case law có nghĩa là tập hợp các vụ việc đã xét xư của cơ
quan tư pháp trong quá trình xét xư”10.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay chưa có cách hiểu thống nhất giữa hai
khái nệm tiền lệ pháp và án lệ. Theo giáo trình “Lý luận nhà nước và pháp luật” của
trường đại học Luật Hà Nội thì: “Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thưa nhận các
quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xư giải quyết những vụ việc cụ thể để áp
dụng đối với các vụ việc tương tư” 11. Theo cách nghĩ của nhóm thì khi chúng ta sư
dụng án lệ hay tiền lệ pháp điều như nhau cả và đều có cùng một tư cách là nguồn
luật. Trong hệ thống pháp luật Anh –Mỹ cũng như hệ thống Châu Âu lục đại thì tiền
lệ pháp không bao gồm các quyết định của cơ quan hành chính mà có thể đó chỉ là các
6

Trích tư Luận Văn Tiến Sĩ “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Vietnam” của TS.
Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, Úc, The doctrine of precendent, Tr.31
7
Giáo trình Luật So Sánh – ĐH Luật Hà Nội 2009, Án lệ, Tr.260
8
Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Giải thích án lệ, Tr.89
9
Luận văn Thạc sỹ “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt nam hiện nay” Đỗ Thanh Trung, ĐH Luật TP.HCM, Tr.10
10
“Khái niệm và những nguyên tắc tiền lệ pháp – Hình thức pháp luật đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh – My” –
Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2006, ThS. Phan Nhật Thanh – ĐH Luật Tp. HCM, Tiền lệ pháp và án lệ, Tr.3
11

Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư Pháp, Tr.82, Trường ĐH Luật HN 2007.

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 4



phán quyết của tòa hành chính. Hay nói cách khác, tiền lệ pháp chỉ có thể hình thành
tư các cơ quan tư pháp chứ không tư các cơ quan lập pháp hay hành pháp.
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu thêm về một số đặc điểm cơ bản của án lệ. Xét về nguồn
luật với tư cách là án lệ trong hệ thống pháp luật Anh thì, không phải mọi bản án,
quyết định của các tòa án đều trở thành án lệ. Có các điều kiện cơ bản sau đây để bản
án trở thành án lệ12:
-

Nội dung của bản án có liên quan đến vấn đề pháp luật (a point of law).

-

Trong bản án thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán về các vấn đề được đặt ra.

-

Án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát tư tranh chấp giữa các bên trong vụ án.

-

Hoạt động công bố và hệ thống hóa án lệ.

-

Bản án phải được trích dẫn làm căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các vụ việc
tương tư xảy ra sau này (ratio decidendi).

Ở điều kiện thứ nhất, nội dung của vụ án có liện quan đến pháp luật ở đây có thể hiểu

là khi một vụ việc tranh chấp được đưa ra tòa giải quyết thì liên quan đến hai vấn đề
chính: một là câu hỏi liên quan đến sư kiện thưc tế trong vụ án (question of fact)13 và
hai là câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp luật giải quyết cho vụ việc (question of law).
Đối với vấn đề “question of fact” thì thẩm phán sau khi đã xác định rõ ràng đặc trưng
pháp lý của vụ việc thì áp dụng pháp luật đã có sẵn là các án lệ hoặc các văn bản pháp
luật để giải quyết. Trong trường hợp này bản án của tòa án không tạo ra án lệ. Còn đối
với câu hỏi thứ hai, thì vụ việc tranh chấp đưa ra tòa án nhưng chưa có luật để giải
quyết, chưa có lời giải đáp trong thưc tiễn pháp lý. Với vai trò là người đảm bảo công
lý, thẩm phán đưa ra những lý lẽ tư những căn cứ khác nhau để giải quyết vụ việc 14.
Để các thẩm phán có thể tạo ra các quy tắc mới giải quyết các tranh chấp (tạo ra án lệ)
liên quan đến vấn đề quan trong mà các thẩm phán phải xác định là
“distingguishing”15 nghĩa là sư phân biệt (phân biệt tình tiết của vụ việc đang giải
quyết khác với vụ việc đã được giải quyết, tức là đã có tiền lệ thì thẩm phán phải tuân
theo và không thể tạo ra án lệ).
Còn về điều kiện trong bản án phải thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán về các
vấn đề pháp luật được đặt ra. Các quan điểm và thái độ của thẩm phán chỉ được chấp
nhận khi đưa ra những lý lẽ hợp lý “resonable”. Thông thường những bản án tạo
thành những án lệ phổ biến gắn liền với việc các thẩm phán thể hiện quan điểm của
mình đối với câu hỏi pháp luật đặt ra một cách rõ ràng và dứt khoát 16. Ví dụ trong vụ
Moorgate Mercantile v Twitchings17 thẩm phán Lord Denning đã thể hiển quan điểm
của ông với việc áp dụng chế định Estoppel18 trong luật Anh như sau: khi một người
đã thể hiện lời nói, lời hứa và các hành vi cụ thể của mình là cho người khác tin và
thiết lập các giao dịch với mình thì anh ta sẽ không được quyền thoái thác nghĩa vụ
12

Bài viết “ Nghiên cứu so sánh nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh” của Nguyễn Văn Nam, một số đặc
điểm về nguồn án lệ, Tr.3.
13
Luận văn Thạc sỹ “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt nam hiện nay” Đỗ Thanh Trung, ĐH Luật TP.HCM, Tr.12.
14


Luận văn Thạc sỹ “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt nam hiện nay” Đỗ Thanh Trung, ĐH Luật TP.HCM, Tr.12.

15

Luận văn Thạc sỹ “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt nam hiện nay” Đỗ Thanh Trung, ĐH Luật TP.HCM, Tr. 13.
16
Bài viết “ Nghiên cứu so sánh nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh” của Nguyễn Văn Nam, Tr.4,
Một số đặc điểm về nguồn án lệ.
17
Xem: Moorgate Mercantile v Twitchings, [1976], QB, 225, CA.
18

Estoppel là chế định pháp lý đặc thù trong luật Common Law ở nước Anh. Estoppel có nghĩa là “ngăn không cho phủ
nhận” – một nguyên tắc pháp luật khi một người đã khẳng định điều gì thì không được bác bỏ.

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 5


phát sinh tư lời hứa và các hành vi cụ thể nói trên của mình. Quan điểm và thái độ của
thẩm phán đối với vấn đề pháp luật mới phát sinh trong vụ án sẽ được chấp nhận khi
thẩm phán có lập luận đưa ra trong một án lệ phải hợp lý và có lôgic pháp luật.
Đặc điểm này là một đặc trưng cơ bản trong văn hóa pháp lý của các thẩm phán trong
hệ thống pháp luật bị ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật common law.
Ba là, án lệ được tạo ra phải xuất phát tư tranh chấp giữa các bên trong vụ án.
Mỗi vụ án lệ đều hầu như gắn với một tình huống, một câu chuyện, trong đó các bên
tranh chấp với nhau và tòa án là trọng tài giải quyết tranh chấp đó. Đó chính là lý do
tại sao trong tên các bản án lệ thường thấy ký tư “v” (tượng trưng cho versus: kiện).

Ngoài ra, điều này còn có ý nghĩa một mặt tạo sư thuận lợi cho người học luật và cũng
như áp dụng luật vì dễ nhớ, nhưng mặt khác gây ra khó khăn trong việc xác định các
tình tiết vụ việc và tìm kiếm các quy tắc trong bản án dài dòng của các thẩm phán.
Vì vậy, luật trong hệ thống common law thường hay được gọi là luật theo vụ việc –
án lệ (case law)19.
Bốn là, hoạt động công bố và hệ thống hóa án lệ. Phần này nhóm nghiên cứu sẽ trình
bày rõ hơn trong phần “cách trích dẫn và đọc án lệ” ở phần 4 của bài nghiên cứu này.
Và cuối cùng để trở thành án lệ thì bản án đó phải được trích dẫn làm căn cứ pháp lý
cho việc giải quyết các vụ việc tương tư xảy ra sau ra. Khi giải quyết vụ việc các thẩm
phán đã đưa ra những lập luận nhất định. Những lập luận này được coi là lý do cho
quyết định hay còn gọi là “ratio dencidendi” trong tiếng Anh có nghĩa là” “the reason
for the decision”20 nghĩa là lý do cho quyết định. Khi giải quyết một vụ việc tương tư
các thẩm phán đã vận dụng “ratio decidendi” của bán án trước để giải quyết vụ việc
tương tư thì bản án trước đây mới được xem là án lệ thưc tế. Vấn đề này sẽ được
nhóm đưa vào phần 2 của bài nghiên cứu này nói về vấn đề “ratio dencidendi” và
“obiter dictum” rõ hơn.
2. Thành phần, cấu trúc của án lệ:
Trước hết chúng ta nhắc lại về học thuyết “stare decisis” mà chúng ta đã trình bày ở
phần trên, tuy nhiên ở đây nhóm muốn nhắc lại về nguyên tắc “stare decisis” có thể
được tóm tắt một cách đơn giản như sau: hai vụ việc với các tình tiết chính tương tư
như nhau sẽ được xét xư như nhau. Nhưng khi vụ việc được đem ra so sánh giữa hai
vụ việc khác nhau thì câu hỏi đặt ra là bằng cách nào để xác định được những tình tiết
nào là hoặc phải là có tính liên quan? Nguyên đơn của cả hai vụ việc đều có cùng tên
thì khó có thể được coi là tình tiết liên quan tương tư nhưng ranh giới ở chổ nào?
Hoặc giả định khi giải thích án lệ, nên chăng ta chỉ xem xét các tình tiết được tòa coi
là những cơ sở quan trọng chủ yếu để lập luận cho phán quyết của mình21?
Ranh giới cơ bản khi giải thích án lệ của Anh là sư khác nhau giữa “Ratio decidendi”
(phần lý do hay nguyên tắc để phán quyết (mang tính bắt buộc)) còn được gọi là phần
chủ đạo và “Obiter dictum” (phần bình luận của thẩm phán (mang tính không bắt
buộc)).


19

Luận văn Thạc sỹ “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt nam hiện nay” Đỗ Thanh Trung, ĐH Luật TP.HCM, Đặc
điểm của bản án được xem là án lệ, Tr.14
20

Trích tư Luận Văn Tiến Sĩ “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Vietnam” của
TS. Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, Úc, Ratio decidende, Tr. 39.
21
Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Giải thích các án lệ, Tr. 90.

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 6


2.1 Ratio decidendi: có nghĩa là lý do đưa ra quyết định, hay là “quy tắc pháp lý
của vụ kiện” do thẩm phán đưa ra để biện luận cho phán quyết của mình 22 trong mỗi
bản án là cơ sở lập luận quan trọng để đi đến phán quyết, là những nguyên tắc, quy
phạm pháp luật dưa vào đó người thẩm phán ra quyết định đối với các đương sư trong
vụ việc đã xư. Bộ phận này trong bản án có giá trị ràng buộc, tuy nhiên, thẩm phán có
thể tư chối áp dụng phần ratio decidendi của một phán quyết trong quá khứ vì một số
lý do:
-

Một là do thẩm phán không đồng ý với phán quyết đó và đã cố gắng tìm ra những
tình tiết khác nhau giữa vụ việc đang xét xư và vụ việc đã xét xư.

-


Hai là do thẩm phán không tìm thấy nguyên tắc pháp lý trong án lệ có liên quan.
Điều này có thể xảy ra vì thẩm phán Anh nhiều khi rất lan man 23 và đã cho ra đời
những bản án lệ dài lê thê, khó xác định rõ phần lý lẽ ra phán quyết.

-

Ba là khó xác định phần “ratio decidendi” vì phán quyết được đưa ra dưa trên
nhiều lý lẽ khác nhau. Những phán quyết kiểu này có thể là đối tượng nghiên cứu
hấp dẫn cho các học giả pháp lý nhưng sẽ là nỗi kinh hoàng cho các luật sư và
thẩm phán của các toà cấp dưới trong quá trình áp dụng tiền lệ pháp vào thưc tiễn
xét xư.

Trong trường hợp có nhiều thẩm phán cùng xét xư và mỗi thẩm phán đều đưa ra lý do
phán quyết, lý do nào được đa số thẩm phán đưa ra sẽ là ratio. Nếu không lý do nào
được đa số thẩm phán đưa ra, sẽ không có án lệ phải tuân theo đối với tòa án sau này.
Nếu các thẩm phán đưa ra hai hay nhiều hơn quy tắc pháp lý, thì mỗi quy tắc pháp lý
đó đều tạo nên một “ratio decidendi” bắt buộc phải tuân theo trong tương lai24.
2.2 Obiter dictum: là phần bình luận, nhận xét hoặc ý kiến của thẩm phán đưa
ra trong quá trình xét xư vụ việc chứ không phải là những lý lẽ cần thiết để đưa đến
phán quyết, vì vậy không phải là tiền lệ pháp và không có giá trị ràng buộc 25.
Mục đích của nó tạo ra tính thuyết phục cho quyết định của toà án. Có hai loại “obiter
dicta”26:
-

Loại thứ nhất là các quy tắc được thẩm phán đưa ra mà không dưa trên các sư kiện
pháp lý của vụ kiện.

-


Loại thứ hai là các quy tắc pháp lý do thẩm phán đưa ra dù đã dưa trên các sư kiện
pháp lý của vụ kiện, nhưng không phải là cơ sở của quyết định tòa án, ví dụ như
quy tắc do thẩm phán thiểu số đưa ra.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng; mặc dù không có tính chất bắt buộc, nhưng nhiều khi
“obiter dicta” vẫn có uy tín như “ratio decidendi” và được áp dụng tùy thuộc vào uy
tín của thẩm phán đưa ra nó, thứ bậc của tòa án, tính chất thuyết phục của nó, và
bối cảnh cụ thể của vụ kiện đang được xem xét.
22

Trích dẫn />nguồn Laurence Boulle
23

Trích dẫn Giáo trình Luật so sánh , ĐH Luật Hà Nội. Nguồn “the English Legal System”, MacDonal and Evans (1979)

24

Trích dẫn nguồn
Laurence Boulle.
25

Trích dẫn Giáo trình Luật so sánh , ĐH Luật Hà Nội. Nguồn “the English Legal System”, MacDonal and Evans (1979).

26

Trích dẫn Richard Ward & Amanda Wragg, English Legal
System, 9th Ed, Oxford University Press, 2005, tr.82.

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh


Trang 7


Cần phân biệt rằng, bản thân thẩm phán khi ra quyết định không xác định cái gì là
chính yếu, còn cái gì là phụ. Điều đó sẽ do thẩm phán khác làm khi xem xét quyết
định đó có phải là án lệ cho vụ việc ông ta đang giải quyết hay không. Do đó, thẩm
phán phải phân tích kỹ lưỡng các quyết định toà án trước đó để phân biệt đâu là quy
tắc pháp lý trong quyết định đó (ratio decidendi) và đâu là phần luận cứ phụ (obiter
dictum) trong lời giải thích (reason) của quan toà đưa ra biện luận cho quyết định của
mình. Như vậy, “ratio decidendi” có thể thay đổi trong quá trình thẩm phán áp dụng
sau này chúng có thể trở nên tổng quát hơn hoặc cụ thể hơn.
Về mặt kỹ thuật, nói một cách chặt chẽ, khi xét xư, các thẩm phán phải tuân theo quy
tắc pháp lý trong phần luận cứ chính (ratio decidendi) được đưa ra trong bản án trước.
Những nhận định hoặc quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án không dưa
trên cơ sở pháp lý mà chỉ dưa trên cơ sở bình luận của thẩm phán (obiter dictum)
sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân thủ.
Phương pháp chung mà các thẩm phán thường sư dụng là đi tìm tiền lệ pháp để áp
dụng, nếu không có tiền lệ pháp có liên quan, người thẩm phán sẽ vận dụng án lệ có
bản chất gần gũi nhất với vụ việc đang giải quyết. Ngày nay, quyết định của toà vẫn bị
giới hạn nghiêm ngặt trong kết quả của phán quyết trong quá khứ (tiền lệ pháp) vì vậy
phát triển chậm chạp và chỉ trong những giới hạn quy định.
3. Hiệu lực của án lệ: bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hiệu lực
3.1 Bắt đầu hiệu lực của án lệ:
Điểm đặc thù của hệ thống pháp luật Anh là bộ phận quan trọng của luật thưc định của
Anh là do cơ quan tư pháp, tức là tòa án sáng tạo ra dưa trên cơ sở áp dụng và phát
triển án lệ hay tiền lệ pháp. Những lĩnh vưc như hợp đồng, bồi thường trách nhiệm
dân sư ngoài hợp đồng, cũng như một số hành vi phạm tội nghiêm trọng như giết
người và hành hung tập thể đều là sản phẩm của cơ quan tư pháp chứ không phải của
cơ quan lập pháp. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hệ thống pháp luật Anh với các hệ
thống pháp luật pháp điển hóa ở châu Âu lục địa và những hệ thống pháp luật khác

chịu ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật ở châu Âu lục địa.
Trong hệ thống pháp luật Anh, một nguyên tắc ra đời tư khoảng thế kỷ XIII có tên
Latinh là “stare decisis” có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá
vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này, các
tòa án cấp dưới chịu sư ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do các tòa án cấp trên
sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xư các vụ kiện trong
quá khứ. Tòa án cấp trên được hiểu là thượng nghị viện, Tòa phúc thẩm và tòa án cấp
cao. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các phán quyết của tòa án này đều trở thành án lệ.
Dù hội đủ các yếu tố về thẩm quyền cũng như nội dung quan điểm xét xư, một phán
quyết vẫn không được xem là án lệ nếu nó không được xuất bản27.
Những quyết định quan trọng của tòa án với tư cách án lệ bắt buộc được in trong cuốn
Law Report (báo cáo Luật), được xuất bản thành nhiều kỳ khác nhau bởi Ủy ban bán
công thuộc Ủy ban báo cáo pháp luật được thành lập năm 1865 bao gồm đại diện của
hai hiệp hội luật sư. Báo cáo về án lệ do biên tập viên là các luật sư bào chữa hiệu
đính. Chỉ có một số các quyết định đã chọn lọc được xuất bản (khoảng 75% các quyết
định của tòa án cấp cao). Vị thẩm phán đã ra quyết định này sẽ duyệt xét báo cáo 28.
27

Giáo trình Luật So Sánh – ĐH Luật Hà Nội 2009, Tr. 260.

28

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Tr. 106.

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 8


Như vậy khi một vụ án được cơ quan có thẩm quyền ghi chép lại vào những văn bản

(Law Report) một cách hợp pháp (hay nó đã được hệ thống hóa) thì nó đã trở thành
một nguồn luật của các nước theo hệ thống thông luật, nói cách khác kể tư khi vụ án
được ghi chép lại một cách hợp pháp thì "nó được coi là một viên gạch trong bức
tường pháp luật29.
3.2 Kết thúc hiệu lực của án lệ
Trong Thông luật, về mặt lý thuyết, tính hợp lệ của án lệ tồn tại không phụ thuộc vào
thời gian. Trên thưc tế, đảo ngược án lệ, bác bỏ án lệ, thay đổi về thời gian, hoàn cảnh
có thể dẫn đến sư vô hiệu của một án lệ.
Việc đảo ngược án lệ xảy ra khi có tòa án cao hơn thường là Tòa án cấp phúc thẩm
xem xét lại một trường hợp khiếu nại, đó là trong trường hợp đầu tiên của tòa án cấp
dưới của mình quyết định (đó chính là án lệ trước đó được quyết định bởi tòa án cấp
dưới), và tuyên bố án lệ đó không còn đúng nữa hay bãi bỏ quyết định đó của tòa án
cấp dưới30.
Do đó, các bên phải tuân thủ các quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm và tòa án cấp
dưới phải bị ràng buộc bởi quyết định đó trong tương lai. Một sư đảo ngược được coi
là "một hành động phối hợp, không thuộc thẩm quyền cấp trên” có thể ảnh hưởng đến
cả hai bên và tiền lệ tư pháp. Sư đảo ngược của một tiền lệ làm cho nó không hợp lệ
và hết giá trị hiệu lưc tại thời điểm tòa án tuyên bố.
Khác với trường hợp đảo ngược, “việc bác bỏ án lệ” đó là một nguyên tắc được đặt ra
bởi một tòa án cấp dưới và bị bác bỏ bởi một tòa án cao hơn trong một trường hợp
khác sau này”. Bác bỏ thường xảy ra bất cứ khi nào, một tòa án trước đây đã tạo ra án
lệ được coi là đã thưc hiện một quyết định sai lầm trong các trường hợp. Nghĩa là án
lệ xét xư của tòa án trước đây có thể được đánh giá là “xuyên tạc” hoặc đã “hiểu sai”
luật pháp. Bác bỏ được coi là một hành vi dưa trên quyền tài phán cao hơn mà thường
phụ thuộc vào tuyên bố tư Tòa phúc thẩm hoặc Toà án tối cao trong một hệ thống tòa
án. Thẩm quyền của bác bỏ cũng được trao trong đạo luật, theo đó một sư thay đổi
trong luật pháp có thể bác bỏ án lệ hiện có, và quy định của luật thành văn có hiệu lưc
vào ngày ban hành. Luật thành văn không chỉ bác bỏ án lệ trong quá khứ mà còn có
thể có hiệu lưc hồi tố, tức là có khả năng làm vô hiệu một bản án đã được xét xư trong
quá khứ31. Lý do án lệ bị bác bỏ có thể do liên quan đến cuộc sống hàng ngày nay bị

lỗi thời hoặc cần thiết phải thay đổi để đáp ứng những thay đổi trong xã hội. Như vậy,
việc bác bỏ trưc tiếp dẫn đến một án lệ kết thúc hiệu lưc và sư xuất hiện của một
nguyên tắc mới thay thế cái cũ. Do đó, án lệ đã bị bác bỏ không được coi là nguồn luật
và không thể áp dụng cho các trường hợp tương tư trong tương lại. Tuy nhiên, cần lưu
ý rằng giá trị của một án lệ có thể được phục hồi khi một tòa án cao hơn kết luận rằng
"nó đã được quyết định một cách đúng đắn”32.
Cuối cùng, sư thay đổi về thời gian, hoàn cảnh hay nói cách khác án lệ không còn phù
hợp với thưc tiễn đây cũng chính là yếu tố dẫn đến sư vô hiệu của án lệ. Trong trường
hợp này, án lệ không được coi là một nguồn luật mà không cần bất kỳ thông báo nào.
29

Morris Cools, Laying Down The Law, fourth Edition, Butter Worth, năm 1996, trang 49.

30

Giáo trình Luật So Sánh – ĐH Luật Hà Nội 2009.

31

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer.

32

Án lệ ở các nước />
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 9


Ví dụ, theo Allen, “án lệ cổ xưa sẽ không còn được áp dụng rộng rãi đối với xã hội

hiện đại”.
Nhìn chung, hiệu lưc của án lệ có thể kết thúc bằng quyết định của tòa án cấp cao hơn
do án lệ không phù hợp với các quy định của luật pháp và đôi khi không có thông báo
nào do sư thay đổi về thời gian, hoàn cảnh33.
4. Cách trích dẫn và đọc án lệ
Án lệ được công bố trong các tập báo cáo Luật (Law Reports). Trong hệ thống pháp
luật của nước Anh, những quyết định của tòa án với tư cách là án lệ bắt buộc được in
trong các Law reports được xuất bản thành nhiều kỳ khác nhau bởi ủy ban bán công
thuộc Ủy ban bán công báo cáo pháp luật (the semi-offical Incorporated Council of
law Reporting) được thành lập năm 1865 34. Báo cáo về án lệ do các biên tập viên, các
luật sư hiệu đính được chọn lọc. Vị thẩm phán đã ra quyết định sẽ duyệt báo cáo 35.
Các án lệ được công bố trong các Law Report được xuất bản thành các tập, không
đánh số liên tục mà theo năm xuất bản, việc tra cứu các án lệ dưa vào số hiệu và số
trang trong các Law Reports. Một quyết định của tòa án được công bố thường dưới
tên của các bên (theo quy định sẽ viết nghiêng). Việc sư dụng phương pháp này khiến
các quyết định của tòa án Anh được sắp xếp theo thứ tư chữ cái mà không theo thứ tư
thời gian36.
4.1 Cách ghi chép án lệ
Một trong những nguyên tắc ghi chép án lệ là việc ghi chép phải đầy đủ, chi tiết, đồng
thời phải giúp người tra cứu tìm được án lệ một cách nhanh chóng và chính xác
(số lượng phán quyết ở Anh rất nhiều, vào những năm 1980 người ta ước tính có
khoảng trên 350.000 phán quyết được công bố)37.
Vì vậy trước khi ghi chép tình tiết vụ án, những nhận định và phân xư của tòa án đối
với vụ án thì những nội dung chính sau đây phải được thể hiện ở phần đầu của án lệ
khi ghi chép lại:
-

Tên của vụ án: Tên vụ án là tên nguyên đơn và tên bị đơn của vụ án (thường viết
nghiêng). Trên nguyên tắc tên nguyên đơn (hoặc bên phúc thẩm) thường đặt trước,
tên bị đơn viết sau. Tên các bên có thể được ghi cụ thể hoặc viết tắt, đôi khi tên

của các bên được in đậm hoặc gạch chân. Đối với các vụ án mà luật pháp không
cho phép viết tên đầy đủ của các đương sư vì lý do bí mật (đặc biệt đối với các vụ
án liên quan đến trẻ em, người tàn tật) thì tên các bên sẽ được viết tắt. Tên của bên
đối kháng được ngăn cách bởi chữ "v" (là chữ viết tắt của chữ Versus, tiếng Latin
có nghĩa là "kiện", "chống lại" nhưng trong vụ dân sư lại dùng chữ "và" 38. Các vụ

33

Trích tư Luận Văn Tiến Sĩ “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Vietnam” của
TS. Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, Úc.
34

Bài viết “ Nghiên cứu so sánh nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh” của Nguyễn Văn Nam, Đặc điểm
về nguồn luật án lệ, Tr.7.
35

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Tr.106.

36

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Tr.105.

37

Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, David Rene, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003.
38

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Tr. 106.


Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 10


việc hình sư thường bắt đầu bằng chữ RI hoặc R (ký hiệu chỉ nhà vua, Rex hoặc
Regina) và chữ "v" có nghĩa là kiện "chống lại"39.
-

Năm tòa án ra phán quyết đối với vụ án: được ghi liền sau tên của vụ án khi trích
dẫn, năm ra phán quyết phải cho vào ngoặc đơn.

-

Số tập văn bản của văn bản ghi chép án lệ: Trong trường hợp số lượng tập có trên
1 tập được xuất bản trong một năm cụ thể.

-

Tên viết tắt của văn bản ghi chép: Trong cuốn tập san án lệ đều có ghi lại ký hiệu
của các báo cáo định kỳ của tòa. Mỗi ban của tòa cấp cao đều có các báo cáo riêng,
phân biệt bởi các chữ cái viết tắt. Ví dụ: Q.B. là của Tòa Nữ hoàng; CH là của Tòa
Công lý và F. hoặc Fam là của Tòa Gia đình. Các báo cáo định kỳ có ký hiệu là
A.C (viết tắt của tư Appeal Case: án phúc thẩm) là các quyết định của tòa phúc
thẩm hoặc C.A (Court of Apeal).

-

Số thứ tư trang đầu tiên của văn bản ghi chép lại vụ án: Đôi khi người ta ghi số thứ
tư trang đầu tiên và số thứ tư của trang cuối cùng của văn bản ghi lại án lệ.


Nhóm đưa ra một ví dụ về một án lệ: Sharif v Azad [1967] 1QB 605 (CA). Án lệ này
đuợc hiểu là vụ án mang tên Sharif kiện Azad, quyết định đưa ra và xuất bản vào năm
1967, tập 1. (CA) được trích dẫn ở cuối là bản án của tòa phúc thẩm (Court of appoal)
sau khi xem xét kháng cáo đối với bản án được kháng cáo tư tòa cấp dưới – Tòa nữ
hoàng (QB) trưc thuộc tòa cấp cao và vụ việc được bắt đầu tư trang 605 có chữ CA.
Trường hợp [1967] thay bằng (1967) sẽ có nghĩa khác, trường hợp (1967) có nghĩa là
năm xảy ra vụ án.
4.2 Thẩm quyền ghi án lệ:
Ở nước Anh, tư đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Việc ghi chép các vụ án do các
cá nhân thưc hiện mà không hề được cơ quan đã xét xư vụ án kiểm tra lại trước khi
công bố. Hơn nữa chất lượng của việc ghi chép này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng
và trình độ của tưng người ghi chép. Do vậy một số vụ án đã không được áp dụng vì
thiếu tính khoa học của chúng40.
Để giải quyết vấn đề này năm 1965, nước Anh đã thành lập hội đồng ghi chép án lệ có
tên là Incorporated Council of Law Reporting (Ủy ban xuất bản báo cáo pháp luật) với
mục đích ghi lại một cách trung thưc tình tiết của vụ án và quan điểm của thẩm phán
cùng với quyết định của Tòa (đặc biệt là các quyết định của tòa án cấp cao)41.
Về nguyên tắc, sau khi ghi chép những án lệ này phải được tòa án nơi ra phán quyết
kiểm tra lại trước khi xuất bản. Trên thưc tế hầu hết những vụ án quan trọng, điển hình
đặc biệt là những vụ án do các tòa cấp cao xét xư sẽ được ghi lại một cách chi tiết. Sau
đó những người có thẩm quyền theo luật định sẽ quyết định những vụ án nào sẽ được
lưu lại để làm cơ sở cho việc xét xư sau này. Và hiện nay tất cả các nước theo
hệ thống Thông luật đều lập ra một cơ quan chuyên trách ghi chép án lệ.
Như vậy khi một vụ án được cơ quan có thẩm quyền ghi chép lại vào những văn bản
(Law Report) một cách hợp pháp (hay nó đã được hệ thống hóa) thì nó đã trở thành
39

/>
40


Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, David Rene, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003.
41

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Tr. 106

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 11


một nguồn luật của các nước theo hệ thống thông luật, nói cách khác kể tư khi vụ án
được ghi chép lại một cách hợp pháp thì "nó được coi là một viên gạch trong bức
tường pháp luật”42.
4.3 Công bố án lệ:
Các án lệ của các tòa được đăng tải trong các báo cáo riêng, có các ký hiệu quy định.
Các án lệ được công bố trong các tập báo cáo luật được xuất bản thành các tập, không
đánh số liên tục mà theo năm xuất bản, việc tra cứu các án lệ dưa vào số trang trong
các báo cáo luật. Một quyết định của tòa án được công bố thường dưới tên của các
bên. Việc sư dụng phương pháp này khiến các quyết định của tòa án Anh được sắp
xếp theo chữ cái mà không theo thứ tư thời gian trong chính mỗi tập báo cáo luật43.
Trong hệ thống pháp luật của các nước coi án lệ là nguồn luật có hiệu lưc bắt buộc
trong các nguồn thì việc hệ thống và xác định ký hiệu các án lệ cụ thể luôn phải tuân
theo quy chuẩn chặt chẽ mang tính bắt buộc. Công việc đó có ý nghĩa rất lớn vì:
-

Thứ nhất, đây là một trong những nguyên tắc để xây dưng tiền lệ pháp.

-


Thứ hai, đây là điều kiện bắt buộc để một phán quyết trở thành án lệ. Chỉ có 1/10
các phán quyết của tòa cấp cao được xuất bản và vì vậy giá trị của các phán quyết
được coi là án lệ. Các bản án của Tòa Hoàng gia dù là tòa cấp cao tuy thế không
được xem là án lệ, bởi vì chúng không được xuất bản một cách có hệ thống 44.

-

Thứ ba, việc công bố các án lệ cùng với sư loại trư nhất định (theo tỷ lệ): công bố
75% các quyết định của Thượng nghị viện, 25% quyết định của Tòa phúc thẩm và
chỉ 10% của Tòa tối thượng như vậy hoàn toàn có thể gạt ra những quyết định
không được coi là án lệ, sẽ giảm bớt số lượng khổng lồ của những quyết định có
thể làm lạc hướng luật gia Anh và làm suy yếu uy tín của án lệ45.

Ngoài ra, nhóm xin trích dẫn thêm một ví dụ về một án lệ tại Úc (một quốc gia thuộc
khối thịnh vượng chung Anh Quốc- quốc gia thuộc hệ thống Common Law) để chúng
ta thấy rõ được sư gần như giống nhau về việc lưu giữ, công bố án lệ giữa Anh và Úc.
Ở Úc (cũng như các nước thông luật khác), án lệ được đăng tải trong các tuyển tập tòa
án (Law Reports) và lưu giữ đã hơn trăm năm. Tuy nhiên, không phải mọi quyết định
của tòa đều được đăng tải trong các tuyển tập này; những quyết định không được đăng
vẫn có thể được áp dụng. Những tuyển tập các quyết định tòa án ở Úc gồm có
Commonwealth Law Reports (CLR)
Australia Law Report (ALR) và Australian Law Journal Reports (ALJR). Các quyết
định toà án ở Úc được trích dẫn đúng như sau: Babanlaris v Lutony Fashions Pty Ltd
(1987) 61 ALJR 304. Trong đó, Babanlaris – nguyên đơn,Lutony Fashions Pty Ltd –
bị đơn. Chữ cái v. ở giữa – viết tắt của “versus” – “chống lại, kiện”. Những dữ liệu
tiếp theo cho thấy quyết định đó đăng tải trong tuyển tập “Australian Law Journal
Reports”, ở tập xuất bản năm 1987, tư trang 30446.
42


Morris Cools, Laying Down The Law, fourth Edition, Butter Worth, năm 1996, trang 49.

43

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Tr. 106.

44

Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer, Tr. 106.

45

Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, David Rene, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003
46

/>
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 12


4.4 Trích dẫn và đọc án lệ
Án lệ này có tên là: Moorgate Mercantili v Twitchings [1976].1.QB, 225, CA.
Có thể hiểu đây là một vụ án lệ nói về vụ án Moorgate Mercantili kiện Twitchings,
quyết định đưa ra và xuất bản vào năm 1976, tập 1; bản án này được đưa ra bởi Tòa
Phúc thẩm sau khi xem xét bản án bị kháng cáo được tuyên tư Tòa Nữ hoàng (là tòa
cấp dưới). Vụ việc này được bắt đầu tư trang 225.
Cụ thể hơn là: Moorgate Mercantili là tên nguyên đơn; Twitchings là bị đơn; Chữ "v"
là viết tắt của tư "Versus" có nghĩa là "kiện", "chống lại"; [1976] là năm ra phán

quyết; số "1" là bản án được trích tư tập san án lệ (Law Reports) số 1; số "225" là số
trang trong tuyển tập của vụ án này; chữ "QB" là viết tắt của Tòa Nữ hoàng (Queen
Banch) và chữ "CA" ở sau cùng là viết tắt của Tòa Phúc thẩm (Court of Apeal) 47.
Đây là một vụ kiện giữa Moorgate Mercantili kiện Twitchings về việc ông ta đã gây
thiệt hại cho mình do đã có những hành vi làm cho ông này tin tưởng. Vụ án này đã
được phúc thẩm phán Lord Dening đã đưa ra những phán quyết, trong đó có giải thích
chế định "Estoppel" ("Ngăn không cho phủ nhận")48 như sau: “Khi một người đã thể
hiện bằng lời nói, lời hứa, và các hành vi cụ thể của mình làm cho người khác tin
và thiết lập giao dịch với mình, thì anh ta không được quyền thoái thác các nghĩa
vụ phát sinh từ lời hứa và các hành vi cụ thể của mình". Bản án đã trở thành án lệ.
Nếu sau đó, có một vụ kiện có các tình tiết pháp lý tương tư giống như ví dụ trên về
việc một bên ra lời giao kết với bên khác mà không thưc hiện lời giao kết của mình
làm bên kia thiệt hại thì có thể bị kiện và bị xư thua, do các phán quyết sẽ căn cứ vào
án lệ này.

B- Nghề luật sư
1. Vài nét về lịch sử phát triển nghề luật sư ở Anh49
Hoạt động luật sư ở Anh xuất hiện tư thế kỷ thứ 12. Vào giai đoạn đó, ngôn
ngữ sư dụng tại các phiên toà là tiếng Pháp của người Noóc Măng, do vậy khi tham
gia phiên toà, các bên phải có một người giúp họ phiên dịch và giải thích những lời
47

Bài viết “Nghiên cứu so sánh nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh” của Nguyễn Văn Nam, Tr. 4, Môt
số đặc điểm nguồn luật án lệ.
48

Estoppel là chế định pháp lý đặc thù trong luật Common Law ở nước Anh. Estoppel có nghĩa là “ngăn không cho phủ
nhận” – một nguyên tắc pháp luật khi một người đã khẳng định điều gì thì không được bác bỏ.

49


Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư, Bộ tư pháp, tháng 4.2012, trang 31- 36, nguồn
www.duthaoonline/quochoi.vn

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 13


nói tại phiên toà. Về sau, những người này có thể nhân danh các bên để tham dư phiên
toà. Họ được coi là người được các bên uỷ quyền (attorney). Cùng với sư phát triển
của xã hội và pháp luật, những luật sư chuyên nghiệp đầu tiên (Sejeants-at-law) của hệ
thống luật án lệ Anh quốc đã xuất hiện.
Cùng với sư xuất hiện của serjeants-at-law thì những người tập sư luật
(apprentices at law) cũng xuất hiện và họ đã tập hợp lại thành một nhóm chuyên
nghiệp ở Luân đôn. Giữa các sejeants-at-law và apprentices at law có sư phân chia
công việc trong hoạt động hành nghề. Serjeants chiếm độc quyền các công việc tại toà
án và có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ với các quan toà cả về mặt xã hội lẫn trong
hoạt động nghề nghiệp. Họ là những luật sư có đẳng cấp cao và thường tham gia các
vụ việc quan trọng. Cùng với sư phát triển của xã hội, số lượng các vụ việc mà Toà án
phải giải quyết ngày càng tăng và việc đại diện trước Toà không chỉ dưng lại bằng lời
nói mà phải viết lời bào chữa và tranh luận trên cơ sở lời bào chữa đó. Lý do này đã
thu hút được số đông những người tập sư luật (apprentices at law) tham gia quá trình
xét xư. Tư đó đã hình thành sư phân chia công việc trong hoạt động hành nghề, trong
đó apprentices at law chuẩn bị lời bào chữa còn các luật sư đẳng cấp cao (serjeants-atlaw) thưc hiện tranh tụng trước Toà. Đó là dấu hiệu đầu tiên của việc phân chia các
luật sư thành luật sư tranh tụng (Barrister) và luật sư tư vấn (Solicitor).
Việc phân chia nghề luật sư thành hai hoạt động tách rời (tranh tụng và tư vấn)
và tương ứng với chúng có hai loại luật sư (luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng) là đặc
điểm nổi bật của nghề luật sư nước Anh.
Hiện nay, ở Anh cứ 400 người dân có 01 luật sư (số liệu năm 2011) 50.

2. Luật sư tư vấn (solicitors):
2.1. Điều kiện công nhận luật sư:
Ở Anh, để trở thành luật sư không nhất thiết phải có bằng cư nhân luật.51
Việc đào tạo luật sư ở Anh không chú trọng tính bài bản mà thiên về thưc tiễn,
các luật sư Anh được đào tạo chủ yếu về thủ tục tố tụng và thu thập, xác minh
chứng cứ bởi theo pháp luật Anh, về nguyên tắc, việc thưc hiện quá trình tố
tụng là trách nhiệm của các bên (thông qua luật sư của mình), vai trò của thẩm
phán trong xét xư chỉ là đảm bảo sư tuân thủ các thủ tục tố tụng.
Người muốn được công nhận là luật sư tư vấn phải có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Hoàn thành một trong các chương trình đào tạo dưới đây:
- Các khoá học về hành nghề luật để được cấp chứng chỉ luật (exempting law
degree); hoặc
- Chương trình đào tạo tại các trường đại học để cấp bằng cư nhân luật; hoặc

50

/>
51

Đào tạo luật sư một số nước trên thế giới– TS. Lê Thu Hà – TS. Ngô Hoàng Oanh – TS. Phạm Trí Hùng, nguồn
/>
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 14


- Thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp (Common Professional Examination) nếu
người đó có bằng cư nhân chuyên ngành khác hoặc đã có thời gian công tác pháp luật;
hoặc
- Khoá học do Hiệp hội luật sư tổ chức;

(ii) Đã qua thời gian thưc tập tại Toà án;
(iii) Hoàn thành 2 năm đào tạo tại một hãng luật;
(iv) Hoàn thành khoá học kỹ năng nghề nghiệp. Mục đích của khoá học này là
đảm bảo cho người được đào tạo có được kỹ năng trong 5 lĩnh vưc: kế toán, kinh
doanh đầu tư, quản lý nhân sư, đạo đức nghề nghiệp và biện hộ.
Những người có đủ 4 điều kiện trên có thể nộp đơn cho Hiệp hội luật sư để xin
công nhận là luật sư tư vấn. Nếu xét thấy người nộp đơn đáp ứng đủ các điều kiện nêu
trên, Hiệp hội luật sư cấp giấy công nhận là luật sư tư vấn cho người đó.
2.2. Điều kiện hành nghề luật sư
Sau khi được công nhận, luật sư tư vấn được ghi tên vào danh sách luật sư tư
vấn của Hiệp hội luật sư và được cấp giấy chứng nhận là luật sư. Tuy nhiên, để được
phép hành nghề tư vấn pháp luật, luật sư tư vấn còn phải có chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề được cấp cho những người có đủ điều kiện sau đây:
(i) Có giấy chứng nhận là luật sư tư vấn;
(ii) Không bị đình chỉ hành nghề;
(iii) Có đơn được làm theo mẫu đã quy định;
(iv) Tuân thủ các quy định về đào tạo;
(v) Tuân thủ các nguyên tắc bồi thường.
Kèm theo đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề, luật sư tư vấn phải nộp một khoản
lệ phí. Chứng chỉ hành nghề của luật sư tư vấn chỉ có hiệu lưc trong 12 tháng và
thường được đổi vào ngày 1 tháng 11 hàng năm.
2.3. Hình thức hành nghề của luật sư
Luật sư tư vấn có thể hành nghề dưới các hình thức sau:
- Hãng luật cá nhân. Hãng luật cá nhân do một luật sư thành lập và tư chịu
trách nhiệm về hoạt động của hãng.
- Hãng luật hợp danh (partnership). Hợp danh là một tổ chức hành nghề do các
luật sư tư vấn kết hợp với nhau thành lập. Các luật sư tư vấn cũng có thể kết hợp với
những người không phải là luật sư tư vấn để thành lập Hợp danh. Những người tham
gia Hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của Hợp danh.
- Làm thuê cho hợp danh;

- Làm thuê cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức thương mại.
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 15


Hiện nay, có khoảng 9.800 hãng luật của luật sư tư vấn được thành lập ở Anh
và xứ Wales.
2.4. Tổ chức nghề nghiệp của luật sư
Hiệp hội luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư tư vấn. Tính đến năm
1995, ở nước Anh có khoảng gần 80.000 luật sư tư vấn hành nghề là thành viên của
Hiệp hội luật sư.
Hiệp hội luật sư Anh được thành lập theo Điều lệ Hoàng gia (Royal Charter)
vào năm 1845. Hiệp hội luật sư chịu trách nhiệm trước Toà án Tối cao về hoạt động
hành nghề của luật sư tư vấn. Hiệp hội luật sư có thẩm quyền ban hành các quy tắc
đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xư, các quy định về giáo dục, đào tạo và các tiêu
chuẩn của luật sư tư vấn, bất kể họ hành nghề ở trong hay ngoài nuớc Anh. Hiện nay,
Hiệp hội luật sư có trụ sở chính ở London và các văn phòng khu vưc (regional offices)
tại Preston, Cambridge, Bristol, Cardiff, Wakefield và một văn phòng Brussels.
Nhiệm vụ chính của Văn phòng Brussels là thưc hiện hoạt động hợp tác quốc tế.
*Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội luật sư
Hiệp hội luật sư Anh bao gồm một Hội đồng thường trưc đứng đầu là Tổng thư
ký (Secretary Genneral), Văn phòng giám sát luật sư (Office of the Supervision of
Solicitors – OSS) và Hội đồng kỷ luật (Solicitors’ Disciplinary Tribunal).
Hội đồng thường trưc của Hiệp hội luật sư gồm có 75 luật sư tư vấn được lưa
chọn bằng hình thức bầu cư. Việc bầu cư phải đảm bảo sao cho mỗi khu vưc đều có
luật sư ở trong Hội đồng thường trưc để bảo đảm quyền, lợi ích cho các luật sư ở khu
vưc đó. Các uỷ viên của Hội đồng thường trưc có nhiệm kỳ là 4 năm và Chủ tịch Hội
đồng được lưa chọn hàng năm. Trong số 75 luật sư đó, 14 luật sư hàng đầu được lưa
chọn để quản lý công việc của Hội đồng. Hội đồng thường trưc họp mỗi năm 8 lần ở

London.
Trong Hội đồng thường trưc có các uỷ ban như: Uỷ ban thường trưc Hội đồngcó nhiệm vụ thưc hiện công việc nhân danh Hội đồng, mà chủ yếu là đề xuất và tổ
chức thưc hiện các chính sách đào tạo, tiêu chuẩn nghề nghiệp, giải quyết khiếu nại,
phát triển hành nghề, thưc hiện các luật về dịch vụ pháp lý và toà án, hợp tác nước
ngoài…; Uỷ ban dịch vụ pháp lý và toà án, Uỷ ban tài chính, Uỷ ban quốc tế, Uỷ ban
phát triển nghề, Uỷ ban dịch vụ thương mại và tài sản, Uỷ ban hướng dẫn về đạo đức
và Uỷ ban đào tạo. Thành viên của các Uỷ ban này chủ yếu là những luật sư không
phải là thành viên của Hội đồng thường trưc. Các uỷ ban có nhiệm vụ tư vấn cho Hội
đồng thường trưc của Hiệp hội luật sư và các luật sư tư vấn.
Trong Hiệp hội luật sư còn có Văn phòng giám sát luật sư tư vấn. Văn phòng
này trưc thuộc Hiệp hội luật sư, nhưng trụ sở và chế độ quản lý của nó độc lập với
Hiệp hội luật sư. Văn phòng này có chức năng giám sát hoạt động hành nghề của luật
sư tư vấn và phát hiện các vi phạm về đạo đức nghề nghiệp để trình lên Hội đồng kỷ
luật của Hiệp hội luật sư xem xét và xư lý.
*Hiệp hội luật sư địa phương
Hiệp hội luật sư còn có thể được thành lập tại các địa phương (local law
societies). Hiệp hội luật sư địa phương được thành lập tư các câu lạc bộ buổi tối của
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 16


các luật sư tư vấn. Hiệp hội luật sư địa phương có trách nhiệm thông báo cho Hội
đồng thường trưc của Hiệp hội luật sư, các uỷ ban về những vấn đề có liên quan đến
hoạt động hành nghề hàng ngày của các luật sư tư vấn, các chính sách áp dụng cho
các luật sư tư vấn. Hiệp hội luật sư địa phương được thành lập ở 13 khu vưc.
2.5. Thù lao của luật sư
Thù lao của luật sư dưa trên cơ sở thoả thuận giữa luật sư và khách hàng.
Thù lao được tính theo các căn cứ sau đây:
- Mức độ phức tạp, khó khăn của vụ việc;

- Loại vụ việc, kiến thức được sư dụng và trách nhiệm có liên quan;
- Thời gian thưc hiện công việc;
- Số văn bản được sư dụng và chuẩn bị;
- Giá trị tiền hoặc tài sản có liên quan;
- Mức độ quan trọng của vấn đề đối với khách hàng…
2.6. Quản lý việc hành nghề của luật sư
Nghề luật sư nước Anh được phân chia thành 2 lĩnh vưc: tranh tụng và tư vấn.
Do đó, chế độ quản lý về tổ chức và hành nghề của các luật sư có những đặc điểm
riêng biệt. Hiệp hội luật sư (Law society) có chức năng quản lý hoạt động hành nghề
của các luật sư tư vấn. Hội Luật sư (Law Society) được thành lập tư thế kỷ 18 là tổ
chức tập hợp các luật sư tư vấn. Hội đã ban hành Bộ luật ứng xư (Code of Conduct)
bao gồm các quy tắc điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp của các luật sư tư vấn. Để trở
thành luật sư tư vấn chỉ cần học 9 tháng tại Trường luật của Hội Luật sư (với các môn
học gắn với thưc tế như lập hợp đồng bất động sản, luật thuế, luật thưa kế, luật thương
mại, luật công ty…), thi đỗ kỳ thi chuyên môn do Hội Luật sư tổ chức và trải qua hai
năm tập sư ở một trong những văn phòng luật sư tư vấn với tư cách nhân viên (article
clek).52

3. Luật sư bào chữa (barrister)
3.1. Điều kiện công nhận
Nghề luật sư bào chữa khó và phải cạnh tranh hơn rất nhiều so với luật sư tư vấn.
Do đó, chỉ những sinh viên thưc sư có năng lưc cao mới nên lưa chọn con đường này.
Để trở thành luật sư ở Anh và xứ Wales, chẳng có tiêu chuẩn nào đòi hỏi khi học ở
trường trung học phổ thông. Do đó, người ta khuyên rằng nếu có kế hoạch trở thành
luật sư, người học nên chọn học những môn thiên về viết lách, nghiên cứu và suy nghĩ
logic53. Người học cũng nên đạt được kết quả xuất sắc trong học tập, nhưng yêu cầu
cụ thể phụ thuộc vào tưng trường. một vài trường còn yêu cầu người học luật sư phải
52

Đào tạo luật sư một số nước trên thế giới– TS. Lê Thu Hà – TS. Ngô Hoàng Oanh – TS. Phạm Trí Hùng, nguồn

/>
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 17


vượt qua Kỳ kiểm tra quốc gia về Luật - LNAT (the National Admissions Test for
Law) . Đây là một bài kiểm tra năng lưc dưa trên kỹ năng lập luận và viết bài luận.
Ngoài ra, do tính chất nghề nghiệp nên luật sư bào chữa đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt
về nghiên cứu, phân tích những yếu tố then chốt, nói năng tư tin, suy nghĩ mạch lạc,
có kỹ năng quản lý thời gian để quản lý nhiều chi tiết trong một vụ việc. Hơn nữa,
nghề này đặc biệt đòi hỏi sư cạnh tranh cao và động lưc làm việc rất lớn 54. Trên thưc
tế, luật sư bào chữa có tham vọng học nghề bằng cách làm học trò của luật sư bào
chữa có kinh nghiệm, họ muốn thành đạt thì nên và phải làm việc cho luật sư bào chữa
có kinh nghiệm. Bởi vì có một sư thật rằng các thẩm phán nổi tiếng ở nước Anh ở thế
kỷ 19 không ai có bằng đại học55. Ngày nay, để trở thành luật sư bào chữa, ngoài năng
lưc, sư rèn luyện cá nhân, người học cần phải được trang bị kiến thức về luật học
thông qua chương trình đại học và khóa học Luật. Ngoài ra họ còn phải thưc tập một
thời gian dài.
Nếu đã tốt nghiệp đại học ngành luật. Kể cả thời gian học đại học, một người cần ít
nhất 5 năm để trở thành luật sư bào chữa. Sau khi tốt nghiệp xong đại học, người học
luật sư bào chữa mất 1 năm học khóa Huấn luyện chuyên nghiệp về tòa án BPTC (Bar
Professional Training Course). Sau đó, thưc tập trong vòng 1 năm.
Nếu tốt nghiệp đại học không chuyên ngành luật. Kể cả thời gian học đại học, người
học mất ít nhất 6 năm để trở thành luật sư bào chữa. Sau khi tốt nghiệp đại học, người
học luật sư bào chữa cần hoàn thành một khóa học chuyển đổi, gọi là Khóa học sau
đại học về Luật học GDL (Graduate Diploma in Law). Sau đó tham gia khóa
Huấn luyện chuyên nghiệp về tòa án BPTC (Bar Professional Training Course) trong
một năm đối với chương trình toàn thời gian và hai năm đối với chương trình bán thời
gian56. Tham gia một trong 4 câu lạc bộ luật sư bào chữa gọi là Inns of Court

(Lincoln’s Inn, Middle Temple, Gray’s Inn, or Inner Temple). Sau đó, người học phải
trải qua một năm tập sư trong các phòng luật sư bào chữa hoặc các tổ chức khác được
phê duyệt bởi hội đồng tiêu chuẩn của Đoàn luật sư (The Bar Standard Board) như là
một tổ chức đào tạo tập sư. Sau khi hoàn thành thời gian tập sư thì sẽ được cấp giấy
chứng nhận hành nghề luật sư bào chữa (full practising cirtificate) 57. Sau đó, họ có thể
tham gia vào làm việc ở văn phòng thẩm phán với tư cách là một luật sư bào chữa
trưởng thành và độc lập58.
3.2. Chức năng và quyền của luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa có chức năng chính là xuất hiện trước tòa để bảo vệ cho thân chủ.
Họ còn có nghĩa vụ phải tập trung và không được lơ là khi thưc hiện nhiệm vụ 59. Hơn
nữa, họ phải tuân theo “nguyên tắc bến xe taxi” (“cab rank” rule) tức là luật sư bào
chữa có nghĩa vụ chấp nhận bất cứ vụ việc nào đưa đến cho họ, và chỉ được tư chối
một số vụ án hình sư trong những hoàn cảnh giới hạn, ví dụ như giới hạn về kiến thức
chuyên môn trong lĩnh vưc đó.
53

How to Qualify as a Lawyer in England and Wales, International Bar Association.

54

Solicitor or Barristers, Queen Mary University of England.

55

Bản dịch Luật So Sánh. Michael Bogdan. Xuất bản lần 1, năm 1994, tr.104.

56

Solicitor or Barristers, Queen Mary University of England.


57

The Bar Standard Board Hanbook, 2014, tr. 144-146.

58

What is the difference between barrister and Solicitor? Brightknowledge

59

Bản dịch Luật So Sánh. Michael Bogdan, 1994, tr. 103-104

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 18


Luật sư bào chữa có quyền tham dư tất cả các phiên xư tại tất cả các tòa án và cơ quan
tài phán. Họ cũng có quyền đưa ra ý kiến của chuyên gia pháp lý khi được các luật sư
tư vấn tham khảo60. Luật sư bào chữa có kinh nghiệm và thành đạt có quyền nộp đơn
đề nghị chánh văn phòng Hoàng gia bổ nhiệm làm cố vấn cho nữ Hoàng hoặc nhà
vua, khi đó anh ta có quyền tư chối khách hàng mà anh ta không muốn nhận.
Tuy nhiên, luật sư bào chữa không có quyền luật định đối với việc đòi phí, và
khách hàng không liên hệ trưc tiếp với luật sư cho tới khi được luật sư tư vấn giới
thiệu khách hàng cho luật sư bào chữa61.
3.3. Hình thức hành nghề của luật sư bào chữa
Tại các phiên tòa nước Anh hoặc ở xứ Wales, người ta đã quen với hình ảnh luật sư
bào chữa trong chiếc áo đen dài và bộ tóc giả.
Điều này được giải thích do truyền thống, bản thân những luật sư bào chữa khác biệt
hơn là tầng lớp lao động trung bình.

Luật sư bào chữa đóng vai trò là người bào chữa cho khách hàng của mình trước thẩm
phán. Họ không tiếp xúc nhiều với khách hàng như luật sư tư vấn. Luật sư tư vấn sẽ
cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc cho họ và rồi họ phải bỏ thời gian khá nhiều để
nghiên cứu bằng chứng và chuẩn bị cho những gì họ sẽ nói trong phiên tòa. Họ có
kiến thức chuyên môn về luật và vì vậy thường được mời để đưa ra những lời khuyên
cho pháp luật62. Luật sư bào chữa ở Anh có thể hành nghề dưới 2 hình thức:
Hành nghề với tư cách là người hành nghề độc lập: theo thống kê thì có tới 80% luật
sư bào chữa hành nghề độc lập. Họ có văn phòng luật sư gọi là “chambers” 63. Thông
thường, anh ta thuê chung cơ sở vật chất với các luật sư tư vấn khác nhưng về góc độ
pháp luật họ hoàn toàn độc lập64.
Những luật sư bào chữa hành nghề độc lập nhưng có sư thỏa thuận với các văn phòng
luật sư là sẽ đóng góp chi phí quản lý hành chính cho văn phòng luật sư là sẽ đóng
góp chi phí quản lý hành chính cho văn phòng luật sư mà họ làm việc cho, tương tư
như luật sư bào chữa hành nghề với tư cách là thành viên của văn phòng luật sư đó.
Văn phòng luật sư bào chữa thường chuyên về một lĩnh vưc pháp luật nhất định 65.
Hành nghề với tư cách là người làm thuê: 20% số luật sư còn lại làm thuê trong lĩnh
vưc công nghiệp, kinh doanh thương mại, hoặc làm việc cho chính quyền trung ương
hoặc địa phương. Chính công việc làm thuê của các luật sư tranh tụng cũng vô cùng
đa dạng. Đa số luật sư tranh tụng làm thuê trong những văn phòng pháp lý chuyên
môn, hoặc làm cố vấn cho những tổ chức họ làm việc cho, làm việc cho các công ty
luật66.

60

Bản dịch Luật So Sánh. Michael Bogdan, 1994, tr. 103-104.

61

Bản dịch Luật So Sánh. Michael Bogdan, 1994, tr. 103-104.


62

What is the difference between barrister and Solicitor? Brightknowledge.

63

What do barristers do? The Bar Council.

64

Bản dịch Luật So Sánh. Michael Bogdan, 1994, tr. 103.

65

Giáo trình Luật So Sánh, Đại học Luật Hà Nội, 2009, tr.277-278.

66

What do barristers do? The Bar Council.

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 19


3.4. Tổ chức nghề nghiệp của luật sư
Đoàn luật sư (Bar council) và các Inns of Court là tổ chức nghề nghiệp của luật sư
tranh tụng. Vào thế kỷ 19, các Inns of Court đã cùng nhau thành lập nên một Đoàn
luật sư trong cả nước (Bar). Tổ chức Đoàn luật sư gồm có Hội đồng Đoàn luật sư. Hội
đồng Đoàn luật sư được thành lập vào năm 1894 để giải quyết các công việc có liên

quan đến nghề luật sư trong cả nước67. Một luật sư được “gọi ra tòa” là “called to the
bar” tức là được bổ nhiệm. Mỗi luật sư bào chữa phải là thành viên của một trong bốn
câu lạc bộ luật sư bào chữa Inns of court (Lincoln’s Inn, Inter Temple, Middle Temple
và Gray’s Inn). Một trong những điều kiện để trở thành thành viên là anh ta phải tham
dư một số lượng nhất định các bữa ăn tối. Bên cạnh các lữ quán (Inns of Course), luật
sư bào chữa còn có hội đồng chung của hiệp hội (hội đồng hiệp hội) có chức năng
giáo dục và quản lý kỷ luật và một số vấn đề khác.
Nếu như luật sư tư vấn chịu sư quản lý của Hội luật sư (Law Society) thì luật sư bào
chữa bị quản lý bởi các lữ quán (Inns of Course) 68. Hiện nay có khoảng 9000 luật sư
tranh tụng thuộc 4 Inns of court là đang hành nghề ở Anh và xứ Wales. Muốn trở
thành thành viên của Đoàn luật sư, các luật sư tranh tụng phải là thành viên của một
trong 4 Inns of Court. Đoàn luật sư cũng thành lập các Ban nghiên cứu về tưng lĩnh
vưc như xây dưng, thương mại, công ty, hình sư, lao động, môi trường, gia đình,
bồi thường thiệt hại, tài sản, thuế… với nhiệm vụ làm tư vấn cho các luật sư 69.
3.5. Thù lao của luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa thường được trả lương cao hơn luật sư tư vấn do tính chất công việc.
Khi luật sư bào chữa bắt đầu làm việc cho một công ty, lương sẽ được trả theo tháng.
Vì tiền lương không nhiều nên rất nhiều luật sư bào chữa bỏ nghề và làm công việc
khác. Tuy nhiên, tiền lương sẽ tăng dần khi luật sư có nhiều kinh nghiệm, và họ được
trả lương rất cao theo vụ việc do chính khách hàng của họ trả 70.
Luật sư bào chữa không đàm phán về giá cả với khách hàng, nhưng thư ký của anh ta
người barrister’s clerk làm việc này. Do đó, năng lưc đàm phán của thư ký của luật sư
bào chữa là vô cùng quan trọng vì anh ta phải cân bằng giữa việc đòi chi phí quá thấp
(làm giảm thu nhập) và việc đòi chi phí quá cao (làm mất khách hàng) 71. Thù lao của
luật sư thường được tính theo các căn cứ như sau72:
- Mức độ phức tạp, khó khăn của vụ việc;
- Loại vụ việc, kiến thức được sư dụng và trách nhiệm có liên quan;
- Thời gian thưc hiện công việc;
- Số văn bản được sư dụng và chuẩn bị;
- Giá trị tiền hoặc tài sản có liên quan;

- Mức độ quan trọng của vấn đề đối với khách hàng…
67

Tổng Thuật Pháp Luật Một Số Nước Về Luật Sư. Dư Thảo Online, 2012, tr. 35-36.

68

Bản dịch Luật So Sánh. Michael Bogdan, 1994, tr. 103-104.

69

Tổng Thuật Pháp Luật Một Số Nước Về Luật Sư. Dư Thảo Online, 2012, tr. 35-36.

70

Explane the Difference between the Roles of Barrister and that of a Solicitor. Peterjepson

71

Xem Bản dịch Luật So Sánh. Michael Bogdan, 1994, tr. 104
Xem Tổng Thuật Pháp Luật Một Số Nước Về Luật Sư. Dư Thảo Online, 2012, tr. 35-36.

72

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 20


3.6. Quản lý việc hành nghề của Luật sư

Nếu như hiệp hội luật sư có chức năng quản lý hoạt động hành nghề của các luật sư
tư vấn thì các luật sư tranh tụng chịu sư kiểm soát của các Inns of Court.
Nghề luật sư ở Anh được coi là nghề tư do, các luật sư hành nghề độc lập theo quy
định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, nghề luật sư là một
nghề dưa trên sư hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật, mà chức năng cơ bản là
phụng sư công lý và mục đích cao cả của hoạt động tư pháp. Do đó, Toà án với tư
cách là cơ quan thưc thi quyền lưc tư pháp của Nhà nước cũng có vai trò không nhỏ
trong cơ chế quản lý luật sư, đặc biệt là đối với các luật sư tranh tụng. Sau khi được
cấp giấy chứng nhận tư cách luật sư, các luật sư (cả luật sư tư vấn lẫn luật sư tranh
tụng) đều phải ghi tên vào danh sách luật sư do Toà án tối cao quản lý. Đối với các
luật sư tranh tụng, những người có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng
trước Toà án, thì để được phép hành nghề, họ còn phải thưc hiện tuyên thệ tại Toà án,
nơi họ hành nghề.
Như vậy, việc quản lý nghề luật sư (bao gồm cả luật sư tư vấn và luật sư bào
chữa) không hoàn toàn giao phó cho các tổ chức nghề nghiệp, mà trong một phạm vi
nhất định, cũng có sư can thiệp của quyền lưc nhà nước. Đó là quyền hành pháp hay
quyền tư pháp là phụ thuộc vào phương thức tổ chức quyền lưc của tưng Nhà nước
cụ thể73.

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật So Sánh – ĐH Luật Hà Nội 2009.
2. “Khái niệm và những nguyên tắc tiền lệ pháp – Hình thức pháp luật đặc thù
trong hệ thống pháp luật Anh – My” – Tạp chí khoa học pháp lý số 5/2006,
ThS. Phan Nhật Thanh – ĐH Luật Tp. HCM.
3. Trích tư Luận Văn Tiến Sĩ “Evaluation of the applicability of common law
approaches to precedent in Vietnam” của TS. Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH
Wollongong, Úc.
4. Luận văn Thạc sỹ “Án lệ và vấn đề thừa nhận án lệ ở Việt nam hiện nay”
Đỗ Thanh Trung, ĐH Luật TP.HCM.
5. Giáo trình Luật So Sánh – Michael Bogdan, NXB Kluwer.

73

Xem Tổng Thuật Pháp Luật Một Số Nước Về Luật Sư. Dư Thảo Online, 2012, tr. 35-36

Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 21


6. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư Pháp.
7. Bài viết “Nghiên cứu so sánh nguồn luật án lệ trong hệ thống pháp luật nước
Anh” của Nguyễn Văn Nam.
8. Trích dẫn nguồn Laurence Boulle.
9. Trích dẫn Giáo trình Luật So sánh , ĐH Luật Hà Nội. Nguồn “the English
Legal System”, MacDonal and Evans (1979).
10. Trích dẫn Richard
Ward & Amanda Wragg, English Legal System, 9th Ed, Oxford University Press,
2005, tr.82.
11. Xem: Moorgate Mercantile v Twitchings, [1976], QB, 225, CA.
12. Estoppel là chế định pháp lý đặc thù trong luật Common Law ở nước Anh.
Estoppel có nghĩa là “ngăn không cho phủ nhận” – một nguyên tắc pháp luật khi
một người đã khẳng định điều gì thì không được bác bỏ.
13. Morris Cools, Laying Down The Law, fourth
Edition, Butter Worth, năm 1996, trang 49.
14. Án lệ ở các nước />15. Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, David Rene,
Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003.
16. />17. Morris Cools, Laying Down The Law, fourth
Edition, Butter Worth, năm 1996, trang 49.
18. />19. Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư, www.duthaoonline/quochoi
20.

21. Brightknowledge website < />22. Dư Thảo Online website <>
23. International Bar Association website
< />ndWales.aspx>
24. Peterjepson website < />%20Byrant-Steeds.htm>
26. Queen Mary University of England website
< />26. The Bar Council website
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 22


< />27. The Bar Standard Board Hanbook, 1st Edition – January 2014
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI:
Câu 1: Khi đề cập án lệ với tính cách là một nguồn luật người ta sư dụng thuật ngữ
“precedent”?
Trả lời: SAI.
Người ta phải dùng thuật ngữ: Case Law. Việc định nghĩa này có định nghĩa Black’s
Law Dictionary: “là tập hợp các vụ việc đã được xét xư của cơ quan tư pháp trong quá
trình xét xư”
Câu 2: Nguyên tắc “stare decisis” có nghĩa là hai vụ việc với các tình tiết chính tương
tư như nhau sẽ được xét xư như nhau?
Trả lời: ĐÚNG.
“stare decisis” có nghĩa theo tiếng Anh là: “let the decision stand”, nghĩa là tuân thủ
các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã thiết lập
trong án lệ.
Câu 3: Nội dung của bản án có liên quan đến vấn đề pháp luật?
Trả lời: ĐÚNG
liên quan đến hai vấn đề chính: một là câu hỏi liên quan đến sư kiện thưc tế trong vụ
án (question of fact) và hai là câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp luật giải quyết cho vụ
việc (question of law)

Câu 4: Án lệ phải gồm có 02 phần: phần ratio decidendi và obiter dictum?
Trả lời: SAI
Bởi vì phần Obiter dictum không mang tính bắt buộc mà đó chỉ là lời nhận xét bình
luận của thẩm phán không có giá trị bắt buộc.
Câu 5: Việc duyệt án lệ sẽ do các biên tập viên, các luật sư.
Trả lời: SAI
Thông thường báo cáo về án lệ sẽ do các biên tập viên, các luật sư hiệu đính được
chọn lọc. Nhưng chỉ có thẩm phán đã ra quyết định sẽ duyệt báo cáo
Câu 6: Các án lệ được công bố trong các Law Report được xuất bản thành các tập,
đánh số liên tục?
Trả lời: SAI
Các án lệ được công bố trong các Law Report được xuất bản thành các tập, không
đánh số liên tục mà theo năm xuất bản
Câu 7: Điều kiện trở thành luật sư tư vấn ở Anh phải có bằng cư nhân luật?
Trả lời: Sai
Người được hành nghề luật sư tư vấn đáp ứng 04 điều kiện như sau:
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 23


(i) Hoàn thành một trong các chương trình đào tạo dưới đây:
- Các khoá học về hành nghề luật để được cấp chứng chỉ luật (exempting law
degree); hoặc
- Chương trình đào tạo tại các trường đại học để cấp bằng cư nhân luật; hoặc
- Thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp (Common Professional Examination) nếu
người đó có bằng cư nhân chuyên ngành khác hoặc đã có thời gian công tác pháp luật;
hoặc
- Khoá học do Hiệp hội luật sư tổ chức;
(ii) Đã qua thời gian thưc tập tại Toà án;

(iii) Hoàn thành 2 năm đào tạo tại một hãng luật;
(iv) Hoàn thành khoá học kỹ năng nghề nghiệp. Mục đích của khoá học này là
đảm bảo cho người được đào tạo có được kỹ năng trong 5 lĩnh vưc: kế toán, kinh
doanh đầu tư, quản lý nhân sư, đạo đức nghề nghiệp và biện hộ).
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
Trong Bộ luật Hình sư đã sưa đổi theo hướng bổ sung hành vi sư dụng điện thoại khi
lái xe sẽ bị phạt tối đa 10.000 đôla và bị phạt tù không quá ba tháng. Ngoài ra nguời
phạm tội còn có thể bị treo hoặc hủy bằng lái. Nhiều nguời sau đó đã bị tòa án xư
phạt. Nhưng rồi có một tài xế bị tội này đã phản đối vì cho rằng mình chỉ nghe điện
thoại trong lúc xe đang dưng vì kẹt xe không di chuyển được. Lý luận là vậy nhưng
ông ta vẫn bị tòa kết án. Sau khi kháng cáo, tòa tối cao của bang đã lập luận: “Ý nghĩa
của tư đang lái xe là việc mô tả hành vi điều khiển phương tiện theo hướng chuyển
động tiến lên hoặc lùi lại. Vì thế, nếu phương tiện đứng yên thì tài xế không bị coi là
đang lái xe…”. Cuối cùng, tòa bác phán quyết trên, tuyên nguời đàn ông không bị tội.
Bản án này trở thành án lệ để giải quyết cho hon 100 trường hợp tương tư mà các tòa
cấp dưới đang chuẩn bị xư.
Ðược một thời gian thì tháng 7-2003, Tòa án liên bang đã công bố một phán quyết
hoàn toàn nguợc lại. Theo đó, tòa này lập luận: “Không vì một thời điểm nào đó xe
đứng yên mà kết luận người ngồi trên xe không lái xe. Khi đang nói chuyện điện
thoại, nguời đó không thể kiểm soát đuợc tình hình. Nếu các xe khác tiến lên thì xe
của anh ta cũng phải tiến nhưng lúc này anh ta đang nghe điện thoại nên có thể đưa ra
hành động sai lầm, dễ gây tai nạn. Chẳng hạn vì mải nghe điện nên tài xế vào số mạnh
quá khiến xe đâm vọt lên, tông vào xe phía truớc, gây tai nạn. Do đó phải hiểu khái
niệm đang lái xe với nghĩa rộng như vậy thì mới đảm bảo được mục đích của luật”.
Tư đó, bản án này lại trở thành án lệ và phủ quyết án lệ trước đó.
Ít lâu sau, một tài xế bị cảnh sát bắt vì lái xe bằng một tay còn tay kia thì đang bấm
điện thoại nhắn tin. Hỏi tài xế này có bị phạt hay không? Vì sao?
Trả lời
Tại tòa, ông này không nhận tội vì cho rằng mình không có hành vi nghe điện thoại
như luật quy định. Thẩm phán thấy lập luận này có lý nên tuyên ông ta vô tội.

Cơ quan công tố kháng nghị và được tòa cấp trên chấp nhận. Tòa ban hành án lệ mới
theo huớng phải xư cả những nguời dùng diện thoại để nhắn tin khi đang lái xe.
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 24


Nguồn tham khảo:
/>
Tìm hiểu án lệ và nghề luật sư của hệ thống pháp luật Anh

Trang 25


×