Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Thuyết rối loạn tổ chức xã hội của Emilie Dukheim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.18 KB, 10 trang )

Thuyết rối loạn tổ chức xã hội của Emilie Dukheim
I. HỌC THUYẾT RỐI LOẠN TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ GIẢI THÍCH CỦA HỌC
THUYẾT NÀY VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM
1. Hoàn cảnh ra đời
Thuyết rối loạn tổ chức xã hội ra đời vào cuối thế kỉ XIX đến thập niên 30 của thế
kỉ XX. Đây là thời kỳ xã hội các nước phương Tây thay đổi một cách mạnh mẽ về
kinh tế dẫn đến sự phân công lao động trong xã hội tạo ra những tầng lớp xã hội
khác nhau. Do đó nhiều trường phái ra đời ở thời kỳ đầu này có nguồn gốc từ việc
nghiên cứu những khu định cư và cộng đồng thành thị cũng như trong phong trào
sinh thái của con người đầu thế kỉ XX. Và thuyết rối loạn xã hội học cũng ra đời vì
thời điểm này con người tranh giành nhau về nơi ở về sinh thái làm cho cuộc sống
xã hội trở nên rối loạn dẫn tới tội phạm diễn ra rất nhiều.
2. Một số quan điểm về nguyên nhân của tội phạm thuộc thuyết rối loạn
2.1. Quan điểm của Emile Durkheim
Trong công trình “Sự phân công lao động trong xã hội”, Emile Durkheim cho rằng
sự thay đổi xã hội nhanh chóng sẽ đưa tới sự gia tăng về phân công lao động và như
vậy tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội, làm phá vỡ các chuẩn mực và giá trị cuộc
sống cũng như phá vỡ các chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Đó
chính là nguyên nhân phát sinh các hành vi các hành vi lệch lạc trong xã hội, tội
phạm và hành vi tự tử.
2.2. Quan điểm của W.I.Thomas, Florian Znaniecki
Tiếp đó, W.I.Thomas, Florian Znaniecki là 2 nhà xã hội học thời kì đầu của thuyết
này đã nghiên cứu về các cộng đồng dân cư ở Mỹ với tác phẩm “Những người nông


dân Ba Lan ở châu Âu và châu Mỹ”. Nội dung chính của tác phẩm viết về vấn đề
mà những người nhập cư Ba Lan phải đương đầu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
khi họ rời quê hương và chuyển đến sống ở các thành phố của Mỹ. Hai ông đã chỉ
ra tỉ lệ tội phạm gia tăng trong nhóm người không có chỗ đứng trong xã hội và họ
đưa ra giả thuyết nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do sự rối loạn tổ chức xã hội
(Social Disorganization), bởi hậu quả của sự bất lực của những người nhập cư trong


quá trình tiếp nhận từ chuẩn mực ở quê hương sang chuẩn mực mới ở Mỹ.
2.3. Quan điểm của trường phái Chicago
Trường phái Chicago ở Mỹ vào đầu thế kỉ XX được sáng lập bởi các nhà xã hội học
thành thị mà tiêu biểu nhất là Rober Park và Ernest Burgess. Với cách tiếp cận sinh
thái học xã hội, hai ông đã nghiên cứu về các thành phố ở Mỹ dưới thuật ngữ “các
vùng đồng tâm”. Các vùng này liên kết, bao quanh nhau trong vòng tròn đồng tâm
và hướng về tâm của hình tròn gọi là Vùng I- khu vực trung tâm thương mại, tiếp
cho đến Vùng 5. Mỗi vùng có đặc thù riêng về địa lí, dân cư, điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh trật tự. Trong đó, vùng kề cận Vùng I có tỉ lệ tội phạm cao hơn
khu vực khác, và qua các quãng thời gian nghiên cứu, hai ông đã có kết luận, chính
bản chất của môi trường nơi những người nhập cư sinh sống mới là nguyên nhân
phát sinh tội phạm chứ không phải là những đặc tính riêng biệt của họ sản sinh ra
tội phạm.
Trường phái Chicago tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn bởi Clifford Shaw, Henry
Mackay. Hai ông đã nghiên cứu vấn đề người chưa thành niên phạm tội và sự di
chuyển của làn sóng di cư. Từ đó đưa ra kết luận về nguyên nhân của tội phạm là do
bản chất của môi trường nơi những người nhập cư sinh sống.
Trên đây đều là các quan điểm về nguyên nhân của tội phạm từ những học giả tiêu
biểu của thuyết rối loạn tổ chức xã hội. Trong bài này, nhóm em xin được đi sâu vào
tìm hiểu quan điểm của học giả Emile Durkheim – đại diện cho thuyết rối loạn tổ
chức xã hội.


3. Quan điểm của Emile Durkheim về nguyên nhân tội phạm
3.1. Giới thiệu về học giả Emile Durkheim
Emile Durkheim (1858 – 1917) sinh ra ở E’pial của nước Pháp. Ông là nhà xã hội
học, nhân loại học lỗi lạc. Ông được coi là một trong những người tiên phong sang
lập ra chuyên ngành xã hội học. Các công trình nghiên cứu của ông thuộc lĩnh vực
xã hội khá đa dạng: giáo dục, tội phạm, tôn giáo, tự sát,…
Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó tác phẩm có đóng góp nhiều

nhất đối với tội phạm học là Sự phân công lao động trong xã hội (1893)
3.2. Nội dung quan điểm của Emile Durkheim về nguyên nhân tội phạm
Emile Durkheim nghiên cứu vấn đề trật tự xã hội như thế nào để duy trì các loại xã
hội khác nhau. Ông tập trung nghiên cứu về sự phân công lao động, sự khác nhau
giữa các xã hội truyền thống và xã hội hiện đại. Ông cho rằng, sự thay đổi xã hội
nhanh chóng sẽ đưa tới sự gia tăng về phân công lao động và như vậy, nó sẽ tạo ra
trạng thái hỗn độn, thiếu sự quan tâm giữa con người với con người, đưa đến tình
trạng thiếu hụt chuẩn mực và giá trị cuộc sống cũng như phá vỡ các chuẩn mực xã
hội điều chỉnh hành vi của con người. Ông gọi trạng thái này là “tình trạng vô tổ
chức” (Anomie). Từ trạng thái vô tổ chức sẽ phát sinh ra các hành vi lệch lạc trong
xã hội, tội phạm, hành vi tự tử. Hay nói cách khác, tình trạng vô tổ chức trong xã
hội là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Tuy nhiên, ông khẳng định sự lệch lạc hay tội phạm không có gì bất thường. Nó
không chỉ cần thiết đối với các điều kiện cơ bản của tất cả đời sống xã hội mà nó
còn có các chức năng xã hội sau:


- Sự lệch lạc khẳng định giá trị và tiêu chuẩn văn hóa: Cũng như không xã hội nào
có thể tồn tại nếu không có những giá trị văn hóa, sự lệch lạc là không thể thiếu.
Nếu một xã hội như một tu viện hoàn hảo gồm toàn những cá thể gương mẫu thì tội
phạm, hiểu theo nghĩa thông thường sẽ không tồn tại, nhưng khi đó một lỗi lầm nhỏ
mà trong xã hội bình thường coi là không đáng kể sẽ lại trở thành tội phạm. Thế
nên, một người gần như hoàn hảo sẽ thẳng thắn đánh giá những thất bại nhỏ nhặt
của mình với sự nghiêm khắc mà đa số chỉ dành cho sự phạm tội.
- Phản ứng với sự lệch lạc làm sáng tỏ ranh giới đạo đức: theo Durkheim, phản ứng
với niềm tin và hành động của một số người lệch lạc làm sáng tỏ ranh giới hành vi
có thể chấp nhận được với mọi người trong một xã hội. Ví dụ một người uống rượu
vào bữa tối có thể được cộng đồng coi là bình thường nhưng khi anh ta uống rượu
vào bữa sáng thì sẽ bị cộng đồng cho là đã nghiện rượu. Phản ứng của cộng đồng
trong trường hợp này cho thấy ranh giới về thời điểm của hành vi uống rượu.

Không những đối với người có hành vi lệch lạc, những người khác cũng thấy được
đâu là ranh giới của hành vi uống rượu một cách đúng đắn.
- Phản ứng với sự lệch lạc thúc đẩy tính thống nhất của xã hội: khi cộng đồng phản
ứng với một sự lệch lạc, họ đã tự nhắc bản thân mình các tiêu chuẩn văn hóa kết
hợp họ với nhau. Đồng thời nếu sự lệch lạc không bị phản ứng thì định chuẩn về
những gì được xem là đúng đắn sẽ bị kéo giãn ra và phá vỡ tính ổn định. Ngày làm
việc ở công sở bắt đầu từ 8 giờ sáng nhưng nó sẽ trở thành 8 giờ 30 hoặc muộn hơn
nếu những người đi muộn không bị phản ứng.
- Sự lệch lạc khuyến khích thay đổi xã hội: vì nó đưa ra các biện pháp thay thế các
giá trị và tiêu chuẩn đang tồn tại. Các giá trị và tiêu chuẩn thay đổi theo thời gian,
những gì ngày hôm nay được xem là sự lệch lạc có thể trở thành tiêu chuẩn cho
ngày mai. Trong thập niên 1950, nhạc rock and roll đều bị đa số người Mỹ cho là
làm hư hỏng thanh niên thì ngày nay đã trở thành một phần trong trào lưu văn hóa
Mỹ.


3, Ý nghĩa của thuyết Rối loạn tổ chức xã hội đối với sự phát triển của tội phạm học
Các học giả tiêu biểu cho thuyết rối loạn tổ chức xã hội như E’mile Durkheim, W.I.
Thomas, Florian Znaniecki, Rober Park, Ernest Burgess, Clifford Shaw, Henry
Mackay đều là những người có đóng góp quan trọng cho Tội phạm học. Các học
thuyết về Trường phái Tội phạm học Cổ điển, Thuyết sinh học, Thuyết tâm lý có
các cách lí giải nguyên nhân dẫn đến tội phạm chủ yếu từ chủ thể của tội phạm, từ
chủ quan người phạm tội, là do tự do lí trí, tự lựa chọn hay do kiểu cơ thể, các kiểu
gen có nhiễm sắc thể bất thường, do bị rối loạn thần kinh chức năng…thì Thuyết rối
loạn tổ chức xã hội đã đạt được góc nhìn khách quan hơn về nguyên nhân của tội
phạm khi lý giải về sự thay đổi đột biến trong xã hội, sự phân chia, khoảng cách
trong xã hội làm con người có những hành vi lệch lạc tạo nên tình trạng vô tổ chức
mới là nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Trong đó, trường phái Chicago đã có những
đóng góp không nhỏ đối với tội phạm học, đó là đã phát hiện được các hình thức
cộng đồng trong các thành phố ở Mỹ - với những rối loạn tổ chức xã hội của nó.

Bên cạnh đó, trường phái này đã sử dụng các số liệu thống kê chính thức về tội
phạm, dân số, dân tộc học và đã phân tích một cách có hệ thống, logic để tìm ra
nguyên nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm học cũng như điều tra, truy tìm
người phạm tội trong điều tra hình sự.
Mỗi nghiên cứu của các nhà xã hội học, nhân loại học vừa bổ sung thêm về nguyên
nhân tội phạm, vừa giúp tìm ra cách ngăn ngừa tội phạm, tình hình tội phạm qua các
giai đoạn thời kì. Điển hình là trường phái Chicago với phát hiện về các hình thức
cộng đồng bên trong các thành phố ở Mỹ- với những rối loạn tổ chức xã hội của nó,
có những số liệu thống kê chính thức về tội phạm, dân số, dân tộc học và phân tích
1 các hệ thống, logic để tìm ra nguyên nhân tội phạm dưới góc độ tội phạm học
cũng như điều tra, truy tìm tội phạm.
II. LIÊN HỆ ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT VÀO HOÀN CẢNH CỦA VIỆT NAM
1. Nguyên nhân của tội phạm ở Việt Nam


+/ Nguyên nhân khách quan
- Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ vẫn còn tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận
thức cũng như hành vi của một số đông người Việt Nam: hạ tầng cơ sở - kỹ thuật
còn nghèo nàn, lạc hậu; thượng tầng kiến trúc chưa phát triển đầy đủ, nhất là hệ
thống các quy phạm pháp luật. Các biểu hiện về quan liêu cửa quyền, tham nhũng,
tình trạng mê tín dị đoan…vẫn là những vấn đề đáng lo ngại.
- Các thế lực phản động trong nước và nước ngoài vẫn điên cuồng chống đối.
Chúng lợi dụng những người dân còn hạn chế về mặt nhận thức để xúi giục họ đi
vào con đường phạm tội nhằm đạt được mục đích phá hoại phá hoại, chống đối
chính quyền.
- Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới diễn ra khá phức tạp, đã
tác động xấu đến sự hình thành và phát triển tội phạm ở nước ta, làm nhiều loại tội
phạm mới nảy sinh, phát triển như: tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm rửa tiền, sử
dụng bom thư, ăn cắp cước điện thoại qua vệ tinh; rút tiền ngân hàng bằng các thẻ
tín dụng giả, phá song, ...

+/ Nguyên nhân chủ quan
- Con người ngày càng đề cao “sức mạnh” của đồng tiền, vị kỷ cá nhân, coi thường
pháp luật, kể cả đi vào con đường phạm tội, hoạt động tệ nạn xã hội... do bị tác
động của lối sống thực dụng, tiền tệ hoá các quan hệ xã hội khiến cho đạo đức xã
hội bị xuống cấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân giảm sút.
- Công tác quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều sơ hở, thiếu sót, chưa đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tạo điều
kiện tốt để tội phạm, tệ nạn xã hội tiếp tục hoạt động và phát triển.


- Quản lý văn hoá - tư tưởng: do chưa quản lý tốt các sản phẩm văn hoá, một số văn
hoá phẩm có nội dung không lành mạnh đã gây ra những ảnh hưởng, tác động xấu
đến một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
- Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự chưa được thường xuyên quan tâm, đầu tư
đúng mức. Có nơi, có lúc còn buông lỏng, chưa có các biện pháp hữu hiệu trong
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp
luật khác...
2. Liên hệ ứng dụng trong việc giải thích về nguyên nhân của tội phạm ở Việt Nam
Thuyết rối loạn tổ chức xã hội tập chung giải thích nguyên nhân của tội phạm là do
môi trường sống. Sự thay đổi một cách nhanh chóng của xã hội luôn mang đến
những mặt tiêu cực bên canh những mặt tích cực. Sự ảnh hưởng tiêu cực ấy thể hiện
ở chỗ xã hội tạo ra sự phân cấp ngày càng rõ rệt khiến cho mối quan hệ giữa con
người với con người trở nên lạnh nhạt, ít quan tâm đến nhau, các cuẩn mực xã hội
điều chỉnh hành vi của con người bị phá vỡ dẫn đến tình trạng phạm tội ngày càng
tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tội phạm ở Việt
Nam trong những năm gần đây.
Hiện nay nước ta là một trong những nước đang phát triển rất mạnh mẽ. Tác động
của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, quan điểm đạo
đức của đất nước ta. Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại,
tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh… thì sự chênh lệch về giàu nghèo ngày càng lớn,

trong khi đó lại thường xuyên xảy ra các biến động lớn làm cho kinh tế xã hội bị
ảnh hưởng như nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng (theo Báo cáo của Chính phủ tại
kỳ họp Quốc hội vừa qua cũng cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ người
đăng ký thất nghiệp tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm trước), lạm phát và khủng
hoảng kinh tế (trong những năm gần đâytình trạng lạm phát đang tăng rất cao, kiềm
chế lạm phát luôn là nhiệm vụ hang đầu của nước ta), chưa có cơ cấu kinh tế và cơ
cấu ngành nghề hợp lý nên không điều chỉnh được tỷ lệ di dân tự do từ các vùng


nông thôn lên các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống với nhiều ngành nghề khác
nhau đã tạo ra các sức ép lớn gây mất trật tự trị an, tình hình các tội phạm về trộm
cắp tài sản, buôn bán ma tuý, mại dâm… ngày càng gia tăng.
Thực trạng xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy con người đang có xu hướng sống
ích kỷ và vụ lợi hơn bởi lối sống chạy theo đồng tiền. Tiền xâm nhập vào nhiều mối
quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của
không ít người. Chính vì vậy mà những hiện tượng tham ô, hối lộ, móc ngoặc, buôn
lậu, lừa đảo, làm hàng giả, mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền...
chúng ta đấu tranh, ngăn ngừa nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang diễn ra phức tạp
và là nỗi lo lắng của xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2012 công tác phòng, chống tội
phạm về kinh tế, tham nhũng, đã phát hiện hơn 6,1% về số vụ và 1,5% về số đối
tượng, so với cùng kỳ năm 2011
Ảnh hưởng của môi trường sống đến hành vi phạm tội được thể hiện một cách rõ rệt
trong xã hội Việt nam hiện nay, mà ví dụ cụ thể chính là hiện tượng trẻ hóa tội phạm
và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng
hơn (Theo thổng kế của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, trong 6 tháng
đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối
tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên). Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng
như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc Giang, vụ án Đào Văn Tài tại Vĩnh Phúc,...
Theo số liệu của Bộ Công an, hiện cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi
tới trường lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội, đó chính là mầm

mống của tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân cho tình trạng này là do xã hội phát triển, gắn với các vấn đề phát sinh
từ thực tiễn cuộc sống và các áp lực của xã hội lên mỗi cá nhân và gia đình càng
nhiều, xã hội luôn luôn thay đổi, vì thế tâm lý, nhận tức và tư duy của mỗi thành
viên trong xã hội ngày càng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn..., nên các
thành viên trong xã hội, và thế hệ trẻ được gia đình, xã hội, nhà trường chăm sóc tốt


hơn. Chính điều này đã làm cho con người và nhất là trẻ em phát triển nhanh hơn cả
về hình thể và nhận thức, tâm lý và khả năng tiếp nhận các thông tin (cả tốt lẫn
xấu). Do đó, trẻ vị thành niên dễ mắc phải các sai phạm, các loại tội mới như: Hiếp
dâm, tội phạm có liên quan đến công nghệ thông tin, nghiện hút ma tuý, cố ý gây
thương tích, thậm chí giết người…
Hiện nay nhiều bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều
thời gian để quan tâm đến con cái mà chỉ mải mê kiếm tiền nên đã vô hình chung
tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với
con cái như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có
rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm
thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các
trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội… với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm
vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu.
Theo nghiên cứu về hoàn cảnh gia đình của tội phạm là trẻ vị thành niên thì: 11%
tội phạm có bố mẹ ly hôn, 29% số bố mẹ không đáp ứng nhu cầu của các em như ăn
ở, giáo dục, 5% bị bố mẹ từ chối nuôi dưỡng và giáo dục, 45% do bố mẹ chỉ biết
kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái.
Như vậy, nguyên nhân về sự tác động của môi trường sống đến người phạm tội mà
thuyết rối loạn tổ chức xã hội đưa ra là một trong những nguyên nhân chủ yếu của
tội phạm ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù quá trình nghiên cứu đã diễn ra cách đây
những một thế kỷ nhưng khả năng áp dụng của học thuyết vào việc giải thích
nguyên nhân của tội phạm trong xã hội hiện đại vẫn rất chuẩn xác.

Từ đó ta có thể thấy được tác dụng được thuyết này đối với tình hình tội phạm ở
Việt Nam đó là:
Thứ nhất: Qua việc ứng dụng thuyết này thì những nhà tội phạm học có thể nghiên
cứu được về tội phạm ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu được nguyên nhân của


tội phạm, tình hình của tội phạm. Chính từ tình hình xã hội mà các nhà nghiên cứu
tội phạm học có thể biết được rằng ở những khu vực nào là nơi có tình hình xã hội
phức tạp thì tình hình tội phạm ở những nơi đó cũng phức tạp và có thể là diễn ra
mạnh mẽ hơn, nhiều hơn những nơi khác, tính chất của tội phạm cũng mang tính
nguy hiểm cao hơn. Từ đó tránh những trái trạng “vô tổ chức của xã hội”, tăng
cường sự quan tâm giữa con người với con người, sự quan tâm giữa cơ quan nhà
nước với công dân, và tăng cường đề ra những giá trị sông tích cực, lành mạnh để
tránh đc sự rối loạn xã hội.
Thứ hai: Từ việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm, tình hình của tội phạm giúp
cho việc đề ra các hình phạt đối với từng tội mà tội phạm được thực hiện.
Thứ ba: bên cạnh việc đề ra các hình phạt thì từ đó đề ra được các biện pháp phòng
chống tội phạm. Hình phạt với những người phạm tội được sử dụng để củng cố giá
trị, để nhắc nhở người đó cái gì đúng, sai, răn đe để học không phạm tội cũng như
không tái phạm



×