Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá công tác khảo sát, tính toán ổn định mái dốc phục vụ thi công đường cao tốc Nội Bài Lào Cai, 264km

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.22 MB, 46 trang )

Đà Nẵng 26/02/2013

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC
KHẢO SÁT & TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC
PHỤC VỤ THIẾT KẾ THI CÔNG
&
KIẾN NGHỊ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP CHO CÔNG TÁC
KHẢO SÁT, THIẾT KẾ
VÀ THI CÔNG MÁI DỐC CẮT QUA VÙNG ĐỒI NÚI
Dự án: ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI, 264KM
TRAN VAN VIET - MAI TRIEU QUANG
Feb 26th 2013

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 68


Đà Nẵng 26/02/2013

I

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT SAU CHUYẾN ĐI THỊ SÁT HIỆN TRƯỜNG
TỪ 21 ĐẾN 23 THÁNG 06 NĂM 2011 – NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN

Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai có điểm đầu là nút giao thông
giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và
điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Phần lớn đường
cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành
phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao
tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án


phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà
Nội - Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2,
điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với
đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu (Trung Quốc).
Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2009 và dự
kiến hoàn thành vào năm 2013.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao
tốc. Mặt cắt ngang giai đoạn I đoạn Nội Bài-Yên Bái đi
qua thành
phố

Nội, các
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái gồm 4 làn xe, tốc độ
thiết kế tối đa 100 km/giờ; đoạn Yên Bái-Lào Cai gồm
2 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 80 km/giờ./.
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có tổng chiều
dài 264Km, đi qua các tỉnh trung du và đồi núi phía Bắc.
Ngoại trừ đoạn đầu đi qua tỉnh Vĩnh Phúc đa số là đường đắp cao trên địa hình tương đối bằng phẳng,
các đoạn còn lại qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào cai nhiều đoạn cắt qua các đồi thấp hoặc đi
ngang qua sườn núi nên có mái dốc đào khá cao, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nếu không có biện pháp xử lý
gia cố phù hợp.
Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật của Dự án này, do hạn chế về thời gian và số liệu khảo sát nên
không có điều kiện làm đủ các khảo sát và kiểm toán cho các đoạn đào sâu và đắp cao. Chủ đầu tư đã
thống nhất phê duyệt Thiết kế Kỹ thuật với lưu ý rõ là công tác Điều tra Khảo sát bổ sung và tính
toán kiểm toán ổn định mái dốc ở các đoạn nhạy cảm này sẽ được Nhà thầu thực hiện trong giai đoạn
Thiết kế Bản vẽ thi công và sẽ được thẩm tra bởi Tư vấn Giám sát Quốc tế.
Vì một số lý do, công tác này đã không được thực hiện từ đầu Dự án như đáng ra phải làm, để có thể
đưa ra được giải pháp tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, khi vấn đề GPMB vẫn còn đang triển khai.
Theo bản vẽ điển hình trong thiết kế Kỹ thuật được phê duyệt, mái dốc taluy đào qua đất được thiết
kế 1:1; với các vùng đào qua lớp đá mái dốc được chỉ định là 1:0,5 với một vài biện pháp gia cố được

chỉ định trong bản vẽ điển hình từ số H-2-02 đến H-2-06.
Với thiết kế điển hình này có hai vấn đề chính cần xem xét
+Với mái dốc cắt qua đá, với chiều cao mái dốc lớn hơn 12m, theo các thông lệ thiết kế và
tham khảo trong 22 TCN 4054-05, cần có các mái dốc phù hợp dao động từ 1:0,5 đến 1:1,25 tùy loại
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 69


Đà Nẵng 26/02/2013

đá và mức độ phong hóa (bảng 24 -22 TCN 4054-05 – Độ dốc mái đường đào). Qua khảo sát cho
thấy trên Dự án Nội Bài Lào Cai mức độ phong hóa của đá rất khác nhau nên việc áp dụng đại trà
1:0,5 là có nhiều rủi ro trong cả quá trình thi công và khai thác. Thực tế trên một số điểm đã xảy ra
sạt lở cục bộ trong lớp đá phong hóa với độ dốc taluy đào 1:0,5, thậm chí 1:1.

Sạt lở mái dốc đào qua lớp đá phong hóa với độ dốc 1:1
+Với mái dốc cắt qua đất, nhìn chung độ dốc 1:1 áp dụng cho các mái dốc đào dưới 12m về
cơ bản đã được áp dụng cho các tuyến đường trên phạm vi cả nước và trong khu vực các tỉnh tuyến đi
qua và được đánh giá là đảm bảo ổn định. Tuy nhiên ở một số vị trí mái dốc cao và có các vùng đất
không đồng nhất, dễ xói rửa thì cũng tồn tại một số vấn đề cần xem xét. Theo khuyến cáo trong bảng
24 trong 22TCN 4054-05, cũng cần tham khảo độ dốc các tuyến đường khu vực xung quanh và tham
khảo áp dụng độ dốc 1:1,25 đối với đất dính.

Sạt lở mái dốc đào 1:1 mà nguyên nhân do không làm hệ thống thoát nước tạm trước khi đào
Vào tháng 10 năm 2010, các Nhà thầu A8,A7 và A3 đã tiến hành các khảo sát địa chất bổ sung cho
các đoạn đào sâu và đắp cao trong phạm vi Hợp đồng của mình.
Vào tháng 2 năm 2011, các Nhà thầu A7 và A8 đã đệ trình Báo cáo tính toán trong đó thông tin rằng
hầu hết các đoạn đào sâu hơn 12m đều không đảm bảo ổn định và đã đề ra phương án thiết kế cho
một đoạn với 4 giải pháp so sánh.

+Giải pháp 1: Đào mái dốc thoải hơn, cụ thể là 1:1,75
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 70


Đà Nẵng 26/02/2013

+Giải pháp 2: Mái dốc dưới cùng vẫn giữ 1:1, trên mái dốc này đặt tường chắn trọng lực cao
khoảng 6m, phía trên tường chắn bạt mái dốc 1:1,75 có các cơ 2m.
+Giải pháp 3: Đặt tường chắn bê tông cốt thép ở bậc dưới cùng (dạng chữ L) và đào thoải mái
dốc phía trên tường chắn thành 1:1,75
+Giải pháp 4: Kết hợp các giải pháp trên một cách phù hợp tùy từng vị trí cụ thể.
Tư vấn đã kiểm tra Báo cáo của Nhà thầu và đã tiến hành đi kiểm tra hiện trường các gói thầu A8,
A7,A6 và A3. Nhìn chung các Báo cáo của Nhà thầu đều dựa trên số liệu khảo sát không đầy đủ và
dùng phương pháp luận không thực tế nên kết quả tính toán không phản ánh được thực trạng công
trình, do đó Tư vấn không thể phê duyệt được các đề xuất này.
Việc chưa chính thức phê duyệt được Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công cho các đoạn này đã dẫn đến
các bất cập trên công trường do Nhà thầu đã không thể chờ đợi, đã tiến hành đào một số đoạn trên
công trường:
+Không thi công được hệ thống thoát nước mái dốc
+Không có biện pháp xử lý các sạt lở cục bộ đã xảy ra, có thể kéo theo hư hỏng diện rộng.
+Ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung do không điều phối đất sang các đoạn đắp.
Chính vì vậy một nghiên cứu tổng thể về vấn đề này cần được tiến hành để đưa ra các cách tiếp cận
phù hợp với các hướng dẫn cụ thể để các Nhà thầu có thể tiến hành công tác Khảo sát và tính toán ổn
định và đệ trình các biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở ưu tiên tận dụng các phương án sẵn có trong
Hợp đồng, kiểm soát được cả giá thành và tiến độ thi công.

II


TỔNG QUÁT CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC
NHẬN XÉT NHỮNG “VẤN ĐỀ TỒN TẠI”

Qua nghiên cứu “Báo cáo Kết quả Khảo sát” - nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về điều kiện
địa chất, địa chất thủy văn, địa kỹ thuật công trình, các thông số cần thiết phục vụ tính toán ổn định
mái dốc và qua đó đề ra biện pháp gia cố-xử lý bảo đảm công trình ổn định – ở một số gói thầu (A8,
A6, A3) kết hợp với kết quả sau chuyến đi thị sát thực tế của nhóm cán bộ và chuyên gia kỹ thuật
Getinsa, cho phép rút ra một số nhận định sau:
II. 1

TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT DỌC TUYẾN ĐƯỜNG

Tìn hiểu về đặc điểm địa chất chung là dữ liệu rất quan trọng phục vụ cho công tác khảo sát,
phân tích và nghiên cứu nguyên nhân là mất ổn định mái dốc tuyến đường cắt qua miền đồi núi, qua
đó đề xuất các biện pháp gia cố, bảo vệ thích hợp.
Theo bản đồ Địa chất Việt Nam, Tỷ lệ 1: 200 000, Tờ Bắc Quang, thì địa tầng đất đá chủ yếu
phát triển thuộc 3 hệ tầng chính:
a) Hệ tầng Sinh Quyền (PR1-2 sq):
- Đây là thành tạo biến chất của đất đá chủ yếu từ đá trầm tích (sét, cát, đá vội) để trở thành các
loại đá phiến (phiến 2 mica, phiến thạch anh, phiến hornblen-biotit-epidot, gneiss và ít đá hoa
cương.
- Hệ tầng này phát triển dọc tuyến đường từ điểm cuối Lao Cai về Yên Bái, địa phận Đông An.
b) Phức hệ Xóm Giấu (PRxg):
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 71


Đà Nẵng 26/02/2013


- Đây là thành tạo thâm nhập khối Magma với loại đá chủ yếu: Granite microcline, ganite sáng
màu, granosyenite.
- Trên địa phận Lao Cai, phức hệ Xóm Giấu chỉ phát triển thành các khoảng nhỏ khu vực Sơn
Hà, Sơn Hải.
- Trên địa phận Yên Bái phức hệ này phát triển thành dải khá dài thuộc địa phận Tân An – Châu
Thương.
c) Hệ tầng Cam Đường (€1 cd)
- Đất đá bao gồm: các loại đá phiến thạch anh-carbonat, phiến actinilit, quartzit, cát kết, phiến
thạch anh mica và đá vôi.
- Trên địa phận Lao Cai: Hệ tầng Cam Đường phát triển song song, nằm sát tuyến đường từ
Cam Đường đến Sơn Hải.
- Trên địa phận Yên Bái: Hệ tầng Cam Đường phát triển ở khu vực Đông An.
d) Hệ tầng Cha Pả (NP cp)
- Đất đá bao gồm: đá phiến muscovite-feldspat, phiến thạch anh-granat, phiến clorit-sericit xen
quartzit.
- Trên địa phận Yên Bái hệ tầng này phát triển từ Đông An đến Nghĩa Thái,
e) Hệ tầng Sông Mua và Bản Nguồn (D1 sm-bn)
- Đất đá bao gồm: đá phiến sét, đá quartzit, đá vôi (sm) và phiến sét, bột kết, quartzit (bn)
- Địa phận Yên Bái hai hệ tầng này phát triển chạy song song với Sông Hồng, từ Yên Phú đến
Khảm Úc. Về tổng thể, hệ tầng nằm cách khá xa song, tuy nhiên nhiều chỗ áp sát sồng, nên có
thể một số đoạn đường sẽ cắt qua hệ tầng này.
d) Hệ tầng Cổ Phúc (N1 cp)
- Đất đá bao gồm: Cuội kết, sỏi kết, đá phiến sét, sét than, thấu kính than.
- Địa phận Yên Bái hai hệ tầng này trên chạy dọc Sông Hồng, song song với hệ tầng Sông MuaBản Nguồn, phát triển từ Nghĩa Thái qua TP Yên Bái trải về đến Núi Ông.

Hệ Tầng
Xóm Giấu

Trầm tích Đệ Tứ


Hệ Tầng
Sinh Quyền

a) Bản đồ địa chất VN - Đoạn Lào Bai – Yên Bái – Phú Thọ

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 72


Đà Nẵng 26/02/2013

b) Bản đồ địa chất VN – Đoạn Lào Cai - Yên Bái

c) Bản đồ địa chất - Đoạn Việt Trì – Nội Bài
Hình II.1: Bản đồ địa chất tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai
e) Hệ tầng Phan Lương (N13 pl)
- Đất đá bao gồm: Tảng kết, cuội kết, sỏi sỏi kết, cát kết, bột kết, sét kết, thấu kính than lignit.
- Hệ tầng nổi lên ở khu vực Tứ Mỹ-Cổ Tiết Tam Thanh và dọc dải Phú Sơn – Vật Lại – Kim
Sơn. Ngoài ra chúng còn có thể nằm sâu ở nhiều khu vực và bị bao phủ bởi Đệ Tứ.
c) Trầm tích Đệ Tứ (Q): Xét về nguồn gốc trầm tích có thể phân thành 3 kiểu:
- “Tàn tích” là sản phẩm trầm tích tại chỗ do phong hóa triệt để của đá gốc thành đất. Sản phẩm
này gọi là “Đất tàn tích” là đới bọc phủ ngoài các đồi núi. Kiểu đất này bắt gặp ở tất cả các
núi đồi và là đối tượng quan trọng cần nghiên cứu gây ra sạt lở mái dốc.
- “Sườn tích” là trầm tích có vận chuyển ngắn của đất đá phong hóa theo sườn và chân đồi nuí –
gọi là sản phẩm sườn tích và phát triển trên sườn và chân núi. Trong thực tế khó phân tách sản
phẩm sườn tích và tàn tích nên người ta hay gộp chung trong mô tả.
- “Bồi tích” là sản phẩm trầm tích có vận chuyển của dòng nước, nên có sự chọn lọc trong phân
bố hạt và thường phát triển dưới các thung lũng, dọc thềm sông và vùng đồng bằng.
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC


Trang 73


Đà Nẵng 26/02/2013

 Dọc thềm sông Hồng và các sông suối thung lũng thuộc địa phận từ Lào Cai đến Việt Trì,
bồi tích Đệ Tứ thành tạo bởi sạn sỏi, cát bụi, bột sét.
 Từ Việt Trì đổ về miền Đồng Bằng nói chung và Nội Bài nói riêng, bồi tích Đệ tứ có thể
phân thành các hệ tầng: Hệ tầng Lệ Chi-Hà Nội (apQ11-2) tạo thành bởi cuội sỏi, sạn cát. Hệ
tầng Vĩnh Phúc (amQ13) thành tạo bởi 2 loại đất đặc trưng là sét Vĩnh Phúc và cát sạn Vĩnh
Phúc. Hệ tầng Hải Hưng (bmQ22) thành tạo đặc trưng bởi các lớp bùn hữu cơ yếu và sét mịn
xám xanh. Hệ tầng Thái Bình (bmQ23) trẻ nhất, đặc bởi thành tạo cát lẫn ít sạn, cát pha, các
ổ bùn ao hồ hiện đại. Các trầm tích này có thể bắt gặp nhiều từ khu vực Vĩnh Yên trở xuống,
đặc biệt là khu vực Nội Bài.

II.2

TỔNG HỢP CÔNG TÁC KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN
ỔN ĐỊNH MÁI DỐC PHỤC VỤ THIẾT KẾ THI CÔNG

Để phục vụ cho công tác “thiết kế thi công”, ở nhiều gói thầu đã tiến hành công tác khảo sát
đất đá nền, với mục đích xác định các điều kiện về đất đá dưới mặt đất (địa chất, địa chất công trình,
địa chất thủy văn và địa kỹ thuật công trình) và các thông số phục vụ tính toán thiết kế ổn định mái
dốc. Qua đó, có cơ sở đề ra
biện “pháp gia cố hay xử lý”
cần thiết để bảo vệ mái dốc
của tuyến đường cắt qua miền
đồi núi được ổn định, nhất là ở
các vị trí bất lợi và xung yếu.

Tổng hợp các hoạt động nêu
trên đã thực hiện trong thời
gian qua cho phép ra rút ra các
nhận xét và đánh giá như sau.
II.2.1

Gói thầu A8

Gói thầu A8 có điểm
đầu từ Km218+040 thuộc huyện Bảo Thắng đến điểm cuối Km244+155 thuộc TP Lào Cai, với tổng
chiều dài 26.115 km và 4 làn xe, do Nhà thầu Việt Nam Vinaconex thi công.
a) Nhà thầu Vinaconex đã tiến hành khảo sát khá hoàn chỉnh theo đề cương khảo sát được
duyệt, theo đó 103 hố khoan đã tiến hành có chiều sâu trung bình 12m, tổng độ sâu khoan 1106m,
tổng số mẫu thí nghiệm: 399 ND, 88 XĐ, 108 mẫu đá và 501 thí nghiệm SPT. Thông số sử dụng
trong tính toán tổng hợp sau.

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 74


Đà Nẵng 26/02/2013

Hình II.2: Mặt cắt địa chất đại diện Km 218+820 – A8
- Lớp (2b) Sét pha chứa ít sạn:
 Với N30 = 15-30, có thể phân loại thành đất nửa cứng đến cứng (ASTM D1569)
 γ = 1.83 tons/m3;
Đất tự nhiên: φ = 17015’; C = 24.8 kPa
Đất bão hòa : φs = 11032’; Cs = 15.4 kPa
- Lớp (4a) Sét pha chứa nhiều Sạn Sỏi :

 Với N30 = 21, có thể phân loại thành đất nửa cứng (ASTM D1569)
 γ = 1.85 tons/m3;
Đất tự nhiên : φ = 10026’; C = 15.5 kPa
Đất bão hòa: φs = 7032’; Cs = 10.1 kPa
- Lớp (4b) Dăm sạn, cuội sỏi lẫn mảnh đá, cát bột sét:
 Với N30 = 15 – 30, nhưng không lấy được mẫu nguyên dạng để thí nghiệm trong phòng.
- Đới đá gốc lớp 6: Đá Granite cứng chắc với sức kháng nén dọc trục qu = 33000kPa
b) Dựa theo kết quả khảo sát Nhà thầu A8 đã tiến hành tính toán ổn định mái dốc tại lý trình
Km 218+820, cho kết quả: FSLC1 = 1.25, FSLC2 = 1.03 → chưa đạt yêu cầu.

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 75


Đà Nẵng 26/02/2013

Hình II.3: Các ví dụ tính toán ổn định mái dốc tại Km 218+820 – A8
c) Từ kết quả trên Nhà thầu đã đề xuất các biện pháp gia cố-xử lý mái dốc ở 218+820
 Các mái dốc trên chuyển từ 1:1 thành 1/1.75. Còn mái dốc dưới cùng vẫn để 1/1.0. Kết
quả tính toán ổn định: FSLC1 = 1.259, FSLC2 = 1.103 (đảm bảo yêu cầu). Phương án này dẫn đến phải
giải phóng thêm mặt bằng.
 Mái dốc phía dưới vẫn giữa nguyên 1/1.0 (trong lớp đá), phía trên mái dốc bố trí tường
chắn bê tông. Tường chắn bê tông lấy theo thiết kế điển hình 86-06X. Phía trên tường chắn các mái
dốc được bạt mái thành 1/1.75. Kết quả tính toán ổn định: FSLC1 = 1.312, FSLC2 = 1.140 (đảm bảo
yêu cầu). Phương án này không phải giải phóng mặt bằng nhưng thi công phức tạp, chi phí xây dựng
lớn và mức độ rủi ro cao.
 Giải pháp 3: Đặt tường chắn bê tông cốt thép ở bậc dưới cùng (dạng chữ L) và đào thoải
mái dốc phía trên tường chắn thành 1:1,75.
 Giải pháp 4: Kết hợp các giải pháp trên một cách phù hợp tùy từng vị trí cụ thể

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 76


Đà Nẵng 26/02/2013

d) Đến thời điểm này (28/06/2011), gói thầu A8 hầu như đã hoàn thiện công tác khảo sát và
tính toán kiểm toán ổn định các mái dốc cao trên 12m. Trong Báo cáo kiểm tra ổn định mái dốc Km
218+300 đến km 243+000 và nút giao số 18 (IC.18) lập tháng 4/2011 đã đệ trình và trong 61 vị trí
tính toán cho thấy:
 Những vị trí mái dốc đạt an toàn theo quy định (Fs ≥ 1.25) bao gồm : Km 219+020, Km
220+250, Km 222+440, Km 224+000, Km 226+180, Km 226+640, Km 227+780, Km 228+296, Km
228+300, Km 229+960, Km 230+000, Km 231+040, Km 232+680, Km 235+860, Km 235+980, Km
236+020, Km 236+040, Km 236+060, Km 240+820, Km 242+693, Km 219+020 (21 vị trí).
 Những vị trí mái dốc không đạt an toàn (với Fs = 0.59-1.207 < 1.25) bao gồm : Km
218+920, Km 222+760, Km 222+980, Km 223+140, Km 223+540, Km 223+640, Km 223+720, Km
223+960, Km 224+140, Km 226+260, Km 226+340, Km 226+580, Km 226+760, Km 226+980, Km
227+380, Km 227+888, Km 228+263, Km 228+560, Km 228+580, Km 228+600, Km 228+820, Km
228+900, Km 229+160, Km 229+260, Km 229+300, Km 229+430, Km 229+680, Km 229+720, Km
229+759, Km 229+840, Km 230+400, Km 230+460, Km 231+400, Km 231+600, Km 240+360, Km
240+420, Km 240+660, Km 240+760, Km 241+160, Km 241+240, Km 240+400, Km 242+580, Km
242+600, Km 02+040, Km 01+860, Km 01+960 (47 vị trí).
II.2.2

Gói thầu A6

Gói thầu A6 có 2 phần: Phần tuyến đường
từ lý trình Km109+750 đến Km190+420 và phần
Đường hầm số 9 xuyên qua nú ở lý trình Km

186+200. Gói thầu này chủ yếu thuộc địa phận
Yên Bái, do Nhà thầu Hàn Quốc Doosan thi công.
Về ổn định mái dốc, tại đường hầm số 9
này có 2 vấn đề liên quan đến ổn định mái dốc ở 2
phía cửa hầm, đó là:
1. Cửa hầm phía Nam: Cắt mái dốc trên nóc
cửa hầm (xem hình II.4)
a) Theo mô tả trong “Cáo cáo tính toán
ổn định mái dốc”, mái dốc cửa hầm phía Nam đã
tiến hành 04 hố khoan (BTN01 đến 04) sâu nhất
đến 17m, tất cả đều có SPT > 50, không lấy được
mẫu thí nghiệm. Có một mẫu R17 ở hố khoan
BTV.04 nhưng lại là đá, không phải đất. Thông số
Hình II.4: Mái dốc cửa hầm phía Nam
cơ lý lấy trong tính toán được lấy mẫu gần mặt đất,
tuy không đại diện cho mặt trượt, nhưng cũng sử
dụng tính toán như bảng dưới hình II.4.
b) Kết quả tính toán ổn định mái dốc của
Nhà thầu thể hiện trên hình II.5, theo đó hệ số an
toàn chống trượt Fs = 1.263 (Bishop) và 1.285 (Janbu).
c) Do muốn tăng hệ số an toàn Fs lên 1.4 để tránh nguy cơ chấn rung do đào hầm có thể nổ
mìn, nên Nhà thầu Doosan đã đệ trình giải pháp neo sâu 15m ngàm vào đất đá từ hệ gông giầm
BTCT như thể hiện trên hình II.5. Công tác này đến nay đã hoàn tất

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 77


Đà Nẵng 26/02/2013


Hình II.5: Kết quả tính toán ổn định mái dốc cửa phía Nam
2. Cửa hầm phía Bắc: Cắt mái dốc sườn núi phía phải cửa hầm (xem hình II.6)
a) Theo mô tả trong “Cáo cáo tính toán ổn định mái dốc”, mái dốc cửa hầm phía Bắc đã tiến
hành 03 hố khoan (BTN06 đến 08) sâu nhất đến 25m và phần lớn bắt gặp là đá với N > 60. Dự kiến
thí nghiệm các mẫu R4, R6 của BTV.6 song cũng là đá nến không thí nghiệm được.
b) Tính toán ổn định mái dốc đã sử dụng thông số trong bảng cạnh hình 3, trong đó, thông số
lớp 2 thông báo là kết quả thí nghiệm (tuy nhiên không biết lấy ở đâu, vì khoan không lấy được mẫu).
Còn các thông số lớp 3a và 3b được thông báo là chuyển đổi theo phần mềm Rocklab-software. Kết
quả tính toán cho thấy hệ số an toàn chống trượt Fs = 2.198 (Bíhop) và 2.174 (Janbu).
c) Trong báo không nếu lý do, song mái dốc cửa phía Bắc cũng được xử lý Neo sâu 6m,
trong đó 3m vào đá, từ hệ gông BTCT như thể hiện trên hình 3.
Cần lưu ý: Tại hạng mục ổn định mái dốc hai cửa hầm đều đã được xưt lý bằng neo đến nay
đã hoàn tất, trong khi Nhà thầu vẫn chưa cung cấp “Báo cáo kết quả Khảo sát”, như đề cập trong
Báo cáo tính toán ổn định mái dốc .

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 78


Đà Nẵng 26/02/2013

Hình II.6: Mái dốc cạnh Cửa Bắc, hầm số 9
3. Mái dốc cắt đường gói thầu A6: Bên cạnh tuyến đường hầm, gói thầu A6 tuyến đường
cắt mái dốc đồi núi thuộc địa phận Yên Bái. Hiện nay Nhà thầu chưa tiến hành khảo sát bổ sung để
cung cấp các thông số tính toán kiểm tra ổn định mái dốc, trong khi nhiều đoạn đã thi công đào cắt
mái dốc.
II.2.3


Gói thầu A7

Gói thầu A7 trải tử lý trình Km 190+420 đến Km 218+040, trên địa phận Tiếp giáp Lào Cai Yên Bái, do Nhà thầu Quảng Tây Trung Quốc thi công.
1. Section 1 từ Km 190 +420 đến Km 201 + 000
a) Công tác khảo sát:
- Chưa nhận được tập 1 phần thuyết minh Báo cáo khảo sát ĐCCT, nên chưa xác định được
khối lượng khảo sát. Tập 2 (tháng 10/2010) chủ yếu là các biểu bảng thí nghiệm.
- Theo mô tả trong “Báo cáo tính toán ổn định mái dốc” của Shop Drawing thì phạm vị
Section bao gồm các lớp đất đá sau: Lớp 1) Đất trồng trọt. Lớp 2) Bụi cát – Sét pha cát, xám nâu-xám
xanh, dẻo cứng. Lớp 3) Cát bụi sét lẫn dăm sạn,, xám nâu-xam xanh, nửa cứng đến cứng. Lớp 4a) Cát
bột kết phong hóa cao đến triệt để (cấp IV-VI), xám nâu-xam vàng, đất chặt cứng (R = 10%, RQD =
0%, mùn khoan thành dăm cục). Lớp 4b) Cát bột kết phong hóa cao (cấp IV), phong hóa nứt nẻ
mạnh đá mềm-đất cứng. (R = 15%, RQD = 0-10%. Mùn khoan chủ yếu thành dăm cục, thỏi ngắn).
Lớp 4c) Cát bột kết phong hóa trung bình đến cao, nứt nẻ mạnh (cấp III-IV, R = 20%, RQD = 10%.),
mẫu thỏi khá cứng.
- Các hố khoan sườn đồi không phát hiện nước ngầm.
- Thông số đặc trưng cơ lý: Lớp 3 được xem là nằm trong phạm vi mặt trượt vo giá trị:
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 79


Đà Nẵng 26/02/2013

Lớp đất – đá

γ
t/m3
1.98


φ
Độ
17030’
13026’

C
kPa
25
18

qu
MPa

Lớp 3: Cát bụi sét lẫn dăm sạn, nửa cứng Tự nhiên
đến cứng.
Bão hòa
Lớp 4: Đá cát bột kết
Tự nhiên
2.7
12.5-46.2
Bão hòa
9.6-39
Ghi chú: thí nghiệm Cắt trực tiếp-cắt nhanh, tương ứng sơ đồ “ứng suất tổng”, φu – cu.

b) Công tính toán ổn định mái dốc:
- Đoan Km 190+420 đến Km 201+000 đã tính toán ổn định mái dốc cho 30 vị trí đào sâu
(ĐS)hay đắp cao (ĐC), với kết quả tổng hợp như sau:
 Những vị trí mái dốc đạt an toàn theo quy định (Fs ≥ 1.25) bao gồm : Km 190+640 (2
mái ĐS), Km 190+86 (ĐS), Km 191+560 (ĐS), Km 192+790 (ĐS), Km 192+920 (ĐC), Km
193+070 (ĐS), Km 194+480 (ĐC), Km 195+020 (ĐS), Km 195+330 (ĐS), Km 196+460 (ĐC), Km

196+580 (ĐS), Km 196+960 (ĐS), Km 197+400 (ĐS), Km 199+630 (ĐS), Km 200+120 (ĐS),
IC16: Km 000+600 (ĐS), Km 00+400 (ĐS). Tất cả 18 vị trí trong đó có 5 vị trí đắp cao (ĐC) còn lại
13 vị trí đào sâu (ĐS).
 Những vị trí mái dốc không đạt an toàn theo quy định (với Fs = < 1.25) bao gồm : Km
191+070 (2 mái dôc ĐS), Km 191+560 ( ĐS), Km 192+090 ( ĐS), Km 192+470 ( ĐS), Km 193+560
( ĐS), Km 193+89 ( ĐS), Km 194+200 ( ĐS), Km 196+820 ( ĐC), Km 196+960 ( ĐC), Km 197+220
( ĐS). Tổng số 11 điểm không đạt, trong đó 2 vị trí đắp cao (ĐC) còn lại là đào sâu (ĐS).
c) Đề xuất giải pháp gia cố-xử lý: Chưa đệ trình giải pháp cụ thể.
2. Section 2 đoạn từ Km 201+000 đến Km 207 + 000
a) Công tác khảo sát:
- Báo cáo khảo sát ĐCCT đoạn Km 201+000 đến Km 207+000 lập tháng 10/2010 có đủ
thuyết minh, trụ hố khoan, mặt cắt ĐCCT, các biểu bảng thí nghiệm hiện trường và trong phòng.
Bảng tổng hợp cho thấy đã tiến hành 31 hố khoan, với độ sâu từ 7.5m đến 23m, tổng độ sâu khoan
475m trong đó khgoan đất 170 m đất, 297m đất-đá phong hóa cao và 8m đá cứng. Thí nghiệm 76
mẫu ND, 45 XĐ và 106 mẫu đá, 113 SPT.
- Theo mô tả trong “Báo cáo khảo sát” thì đoạn này nằm trong hệ tầng Sinh Quyền bao gồm
đá gốc là đá Phiến mica, Gneiss kẹp Phiến mica và Quartzite v… Tuy nhiên, lớp đá gốc trong “Báo
cáo khảo sát” lại mô tả là đá cát bột kết??. /
- Tương tự section trên, trong phạm vi khảo sát bao gồm các lớp đất đá sau: Lớp 1) Đất
trồng trọt. Lớp 2) Bụi cát – Sét pha cát, xám nâu-xám xanh, dẻo cứng. Lớp 3) Cát bụi sét lẫn dăm sạn,,
xám nâu-xam xanh, nửa cứng đến cứng. Lớp 4a) Cát bột kết phong hóa cao đến triệt để (cấp IV-VI),
xám nâu-xam vàng, đất chặt cứng (R = 10%, RQD = 0%, mùn khoan thành dăm cục). Lớp 4b) Cát
bột kết phong hóa cao (cấp IV), phong hóa nứt nẻ mạnh đá mềm-đất cứng. (R = 15%, RQD = 0-10%.
Mùn khoan chủ yếu thành dăm cục, thỏi ngắn). Lớp 4c) Cát bột kết phong hóa trung bình đến cao,
nứt nẻ mạnh (cấp III-IV, R = 20%, RQD = 10%.), mẫu thỏi khá cứng.
- Nước ngầm: Các hố khoan sườn đồi không phát hiện.
- Đặc trưng cơ lý:

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC


Trang 80


Đà Nẵng 26/02/2013

Lớp đất – đá
Lớp 2: Sét pha bụi cát, dẻo cứng

γ
t/m3
1.98

φ
Độ
14003’
13026’
17059’
12011’
25-27
20

C
kPa
19
18
23
16
22-24
11


qu
MPa

Tự nhiên
Bão hòa
Lớp 3: Cát bụi sét lẫn dăm sạn, nửa cứng Tự nhiên
1.91
đến cứng.
Bão hòa
Thí nghiệm Nén ba trục (2 mẫu, độ sâu Bán h/hiệu: φcu, Ccu
4 – 6m, tương ứng lớp lớp 3 và 2.
Hữu hiệu: φ’ , C’
Lớp 4: Đá cát bột kết
Tự nhiên
2.7
29.3-35.6
Bão hòa
25.8-35.2
Ghi chú: Thí nghiệm Cắt trực tiếp-cắt nhanh, tương ứng sơ đồ “ứng suất tổng”, φu – cu.
Thí nghiệm Nén ba trục CU, cho sơ đồ “ứng suất hữu hiệu, φ’ – c’.

d) Công tính toán ổn định mái dốc:
- Km 201+000 đến Km 207+000 (chưa nhận được báo cáo tính toán).
2. Section 3 từ Km 207 +00 đến Km 218 + 040
a) Công tác khảo sát:
- Báo cáo khảo sát ĐCCT đoạn Km 207+000 đến Km 218+000 lập tháng 10/2010 (sửa lần 2)
có thuyết minh, trụ hố khoan, mặt cắt ĐCCT, các biểu bảng thí nghiệm hiện trường và trong phòng.
Bảng tổng hợp cho thấy đã tiến hành 44 hố khoan, với độ sâu từ 10m đến 32m, tổng độ sâu khoan
637m, trong đó khgoan đất 100.5m đất, 2.5m đất-đá phong hóa cao và 230m đá cứng. Thí nghiệm
142 mẫu ND, 24 XĐ và 16 mẫu đá, … SPT.

- Theo mô tả trong “Báo cáo khảo sát” thì đoạn này nằm trong hệ tầng Sinh Quyền bao gồm
đá gốc là đá Phiến mica, Gneiss kẹp Phiến mica và Quartzite v… Một số hố khoan gặp đá gốc được
mô tả là Quartzite.
- Các lớp đất đá sau: Lớp 1) Đất trồng trọt. Lớp 2) Sét gấy, xám nâu-xám đne, dẻo mềm. Lớp
3) Sét gầy, màu nâu vàng, dỏe cứng-nửa cứng. Lớp 3a) Cát-sét bụi (Cát pha), màu xám nâu-xám tro,
dẻo. Lớp 4) Sét gầy lẫn dăm cục, cát sạn. trạng thái nửa cứng-cứng. Sản phẩm phong hóa triệt để đá
gốc?. Lớp 5a) Cát cấp phối tốt lẫn bụi, chặt. Lớp 5a) Cuội sỏi lẫn sạn cát. Sản phẩm phong hóa đá
gốc. Lớp 6) Đá Quartzite, màu xám xanh, phong hóa nhẹ, nưuts nẻ mạnh, cứng chắc cấp IV-VI. Lớp
7) Đá cát kết, màu xám đen, phong hóa vừa, độ cứng cấp IV-VI.
- Hầu hết các hố khoan không bắt gặp nước dưới đất.
- Đặc trưng cơ lý:
Lớp đất – đá

φ
C
Qu
Độ
kPa
MPa
Lớp 2: Sét gấy xám nâu-đen, dẻo mềm
Tự nhiên
8025’
14.5
Bão hòa
6016’
12.2
Lớp 3: Sét gầy, nâu vàng, dẻo cứng-nửa Tự nhiên
1.89
13020’
19.7

0
cứng
Bão hòa
10 51’
16.4
Lớp 3a: Cát sét bụi, xám nâu
Tự nhiên
1.89
18044’
14.7
Bão hòa
0
Lớp 4: Sét lẫn dăm sỏi sạn cát. Phong hóa Tự nhiên
1.91
15 56’
22.3
đá gốc
Bão hòa
12046’
17.2
Lớp 5: Cát – cuội sỏi. Không thí nghiệm Tự nhiên
cơ lý
Bão hòa
Ghi chú: Thí nghiệm Cắt trực tiếp-cắt nhanh, tương ứng sơ đồ “ứng suất tổng”, φu – cu.
Thí nghiệm Nén ba trục CU, cho sơ đồ “ứng suất hữu hiệu, φ’ – c’.
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

γ
t/m3
1.86


Trang 81


Đà Nẵng 26/02/2013

b) Tính toán ổn định mái dốc:
Trong “Báo cáo “ đã tiến hành 17 mặt cắt đại diện, có chiều cao trên 12m của section 3 và kết
quả được tổng hợp trong bảng dưới đây
- Đoan Km 207+00 đến Km 218+040 đã tính toán ổn định mái dốc cho 17 vị trí đào sâu
(ĐS)hay đắp cao (ĐC), với kết quả tổng hợp như sau:
 Những vị trí mái dốc đạt an toàn 2 vi tri theo quy định (Fs ≥ 1.25) bao gồm : Km
207+220 (ĐS), Km 208+760 (ĐS)
 Những vị trí mái dốc không đạt an toàn theo quy định (với Fs = < 1.25) bao gồm : Km
209+060 (ĐS), Km 209+600 ( ĐS), Km 209+940 ( ĐS), Km 210+178 ( ĐS), Km 210+280 (ĐS), Km
211+120(ĐS), Km 215+220 (ĐS), Km 215+250 (ĐC), Km 215+610 (ĐC), Km 216+010 (ĐS), Km
216+840 (ĐS), Km 217+000 (ĐS), Km 217+080 (ĐS), Km 217+520 (ĐS), Km 217+600 (ĐS). Tổng
số 15 điểm không đạt.
 Biện pháp gia cố-xử lý: Hiện Nhà thầu chưa đưa ra biện pháp gia cố xử lý.

Hình II.8: Vài ví dụ về kết quả tính toán ổn định mái dốc Section 3, A7

II.2.4

Gói thầu A3

Gói thầu A3 trải từ lý trình Km 48+360 đến Km 80+00, nằm chủyếu trên địa bàn Vĩnh Phú,
do Nhà thầu Posco E&C Hàn Quốc thi công.
a) Công tác khảo sát: Một “Báo cáo Khảo sát ĐCCT” do nhà thầu tiến hành và cung cấp
cho thấy, gói thầu A3 đã tiến hành 27 hố khoan chạy dọc tuyến, trong đó có đầy đủ mặt bằng bố trí

khoan, các trụ hố khoan và mặt cắt, các biểu bảng thí nghiệm hiện trường và trong phòng. Một mặt
cắt ngang ĐCCT đại diện thể hiện trên hình II.9 và tổng hợp đặc trưng cơ lý các lớp đất thể hiện
trong bảng sau.
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 82


Đà Nẵng 26/02/2013

Hình II.9: Một mặt cắt ĐCCT đại diện gói A3.
No
1
2
3
4
5
6

Tên lớp đất
Lớp 1: Sét lẫn cát, xám vàng-nâu đỏ,
dẻo cứng
Lớp 2: Sét lẫn cát, xám vàng-nâu đỏ,
nửa cứng
Lớp 3: Sét lẫn cát, xám vàng-xám xanh,
cứng
Lớp 4a: Sét kết, phong hóa cao, xám
vàng-xám xanh, lõi sét cứng
Lớp 4b: Sét kết-cát kết, phong hóa cao,
xám vàng-xám xanh, lõi đá đá gốc mềm

Lớp 5: Sét lẫn sỏi sạn, xám vàng – xám
xanh. Sản phẩm phong hóa sét-cát kết

Tự nhiên
Bão hòa
Tự nhiên
Bão hòa
Tự nhiên
Bão hòa
Tự nhiên
Bão hòa
Tự nhiên
Bão hòa
Tự nhiên
Bão hòa

γ (t/m3)

φ (độ)

1.94

12045’
11020’
14010’
11025’
14010’
12000’

1.92

1.90

C
(daN/cm2)
0.36
0.32
0.30
0.28
0.34
0.31

1.85
1.90
1.93

13034’
12027’
14026’
12007’

0.34
0.31
0.37

0.32

b) Công tác tính toán ổn định mái dốc: “Báo cáo tính toán ổn định mái dốc” đoạn Km
48+360 đến Km 80+00 ở 9 vị trí có chiều cao mái dốc trên 12m và cho kết quả:
 Những vị trí mái dốc đạt an toàn theo quy định (Fs ≥ 1.25) bao gồm: Km 52+120-180200 (ĐS); Km 53+900-980 (ĐS) ; Km 54+040 (ĐS) ; Km 54+260, 280, 346 (ĐS); Km 56+010-050
(ĐS), Km 56+190-270 (ĐS); Km 62+760-810 (ĐS); Km 69+370-470 (ĐS); Km 69+630-680 (ĐS);

Km 74+330-390 (ĐS); Km 74+560-610 (ĐS); Km 74+810-870 (ĐS); Km 76+480-530 (ĐS). Tất cả
13 vị trí.
 Những vị trí mái dốc không đạt an toàn theo quy định (với Fs = < 1.25) và hạ mái dốc
từ V:H = 1:1 xuống 1:1.25 thì đạt Fs ≥ 1.25, đó là: Km 56+620-720; Km 61+210-350 (2 vị trí).

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 83


Đà Nẵng 26/02/2013

A3, Km56+190-Km56+270, V : H = 1:1, Fs = 1.269
Hình 2. xxx

c) Giải pháp gia cố-xử lý: Một số vị trí kiểm tóan cho hệ số an toàn thấp hơn giới hạn, được
kiến nghị xử lý bằng cách hạ mái dốc từ 1: 1 xuông 1:1.25 bảo đảm giới hạn an toàn.

A3, Km61+211-Km61+350, V : H = 1.25, Fs = 1.262 OK

Hình 2. xxx

Hình II.10: Ví dụ tính toán một số vị trí tại A3
II.3

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC KHẢO SÁT
VÀ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH ĐÃ TIẾN HÀNH
Qua nghiên cứu công tác kết quả công tác khảo sát, tính toán kiểm toán ổn định mái dốc và đề
xuất giải pháp gia cố xử lý bảo đảm ổn định mái dốc cắt qua các sườn đồi núi xung yếu ở một số gói
thầu nêu trên, cho phép ta rút ra các nhận xét và đánh giá tổng quát chung như sau:

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 84


Đà Nẵng 26/02/2013

II.3.1

Về công tác khảo sát

Tất cả các “Báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT” để cung cấp địa tầng và thông số cơ lý phục vụ
cho tính toán ổn định mái dốc đều có nhiều mặt hạn chế và thiếu số liệu nhu sau:
1) Công tác khảo sát mới tiến hành và trình bầy kết quả của phần khoan và thí nghiệm. Thiếu
một hoạt động rất quan trọng là “Đo vẽ ĐCCT” ở các vệt lộ, cát hố đào thăm dó và đào cắt mái dốc
sườn núi để hoàn thiện bức tranh về địa tầng và xác định thông số cần thiết phục vụ tính toán ổn định
mái dốc. Đó là các thông tin về mức độ phong hóa (chia thành các cấp độ) và mức độ nứt nẻ, đưta
gẫy (theo các tập có thế nằm, hướng cắm, khoảng cách, độ hở và chắt lấp nhét) của đất đá trên mặt
cắt mái dốc cần phân tích.
2) Việc mô tả, phân chia địa tầng các lớp đất phần lớn dựa theo phân loại đất của “đất trầm
tích” (theo phân bố hạt và độ dẻo dính), mà bỏ qua phân loại đất theo nguồn gốc (tàn tích, sườn tích
với bồi tích) và đặc biệt phân loại đá theo “cấp độ phong hóa và nứt nẻ”. Từ đó, đã không phân được
thành đới phủ (đất tàn tích hay đá phong hóa cao mềm yếu) với đới đá gốc (phong hóa yếu nên cứng
chắc). “Mặt trượt” chủ yếu của mái dốc sườn đồi núi là xẩy ra ở mặt tiếp súc cửa 2 đới này.
3) Về thông số cơ lý các lớp đất chỉ tiến hành thí nghiệm cắt nhanh-cắt trực tiếp (DST-UU),
nên sức kháng cắt cung cấp là theo sơ đồ “ứng suất tổng-total stress” với giá trị thông số (φu, cu) nhỏ
hơn nhiều so với “ứng suất hữu hiệu” (φ’, c’). Trong khi đó, tính toán ổn định mái dốc sử dụng
phương pháp Bishop cần sử dụng sức kháng cắt ở “ứng suất hữu hiệu” (φ’, c’ được xác định bằng
nén 3 trục sơ đồ CD-CU) cho giá trị lớn hơn nhiều.
4) Về điều kiện sử dụng thông số sức kháng cắt bão hòa: Hầu hết các hố khoan bố trí trên

sườn đồi núi thể hiện trong báo cáo khảo sát đều mô tả không có mực nước đưới đất. Tuy nhiên,
trong báo cáo khảo sát đã không mô tả, phân tích và đánh giá khả năng “chứa nước” để của các lớp
đất đá qua đó có nhận định về mực nước có thể vào mùa mưa và mùa khô, đặc biệt là các lớp đất đá
nằm trong phạm vi mặt trượt. Do đó, không thể phân biệt điều kiện bão hòa của các lớp đất đá với
điều kiện tự nhiên “bất lợi nhất” là vào mừa mưa.
II.3.2

Về công tác phân tích và tính toán ổn định mái dốc

a) Về phân tích mặt trượt khả năng.
- Dường như tính toán chỉ thuần túy dựa vào mặt cắt địa tầng theo khoan để lập “mô hình mặt
cắt tính toán. Không kết hợp với đo vẽ ĐCCT để lập mô hình mặt cắt mái dốc sườn đồi núi, qua đó
xác định được “mặt trượt tiềm năng” sát thực tế nhất.
- Tất cả các tính toán đều lấy theo mô hình “trượt cung tròn” với mọi loại đất đá, trong khi kiểu
trượt này chỉ phù hợp với mái dốc trong đất đá tương đối đồng nhất. Trong khi đó nhiều cung trượt
cắt qua các lớp đất có đặc tính khác nhau một cách khiên cưỡng trong khi quy luật trượt luôn xảy ra
với nơi yếu nhất.
- Không phân tích để xác các kiểu mặt trượt thực tế có thể xảy ra ở vùng đồi núi tùy theo cấu
trúc địa chất như: Trượt dịch chuyển có thể xảy ra theo mặt tiếp giáp giữa đới phủ và nền đá gốc;
theo các mặt phân lớp, nứt nẻ-đứt gẫy và trượt “hình nêm” theo hai hệ nứt nẻ khác nhau.
- Đặc biệt là không yêu cầu tiến hành đo vẽ ĐCCT để xác định loại đá mức độ phong hóa và
các họ nứt nẻ-đứt gấy, là yếu tố rất quan trọng trong biệc đánh giá khả năng trượt tong thể mái dốc.
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 85


Đà Nẵng 26/02/2013

b) Về thông số đặc trưng đất đá áp dụng trong tính toán

Các báo cáo tính toán ổn định mái dốc đều công bố sử dụng phương pháp Bishop, song 2 điều
kiện cơ bản của phương pháp đã bỏ qua, đó là:
- Phương pháp bắt buộc phải sử dụng trong điều kiện “ứng suất hữu hiệu” với thông số φ’, c’
trong khi tính toán sử dụng φ, c của thí nghiệm “cắt trực tiếp-cắt nhanh”, tương ứng “ứng suất tổng”
cung cấp giá trị φu, cu.
- Xác định “mực nước” dưới đất nằm dọc mặt trượt để đánh giá hiệu ứng đẩy nổi (u) tác động
vào ổn định mái dốc và quyết định sử dụng thông số tự nhiên hay bão hòa.
c) Kết quả tính toán ổn định mái dốc.
- Do các nguyên nhân nêu trên, kết quả tính toán ổn định mái dốc ở cát mặt cắt mái dốc cao
trên 12m cho thấy trên một nửa là không đạt giới hạn thiết kế (Fs < 1.25). Đây có thể là kết quả chưa
chính xác, phản ảnh đúng thực tế.
- Qua các mô hình tính toán cho thấy các Nhà thầu chỉ phân tích mặt trượt cung tròn cục bộ,
phần lớn ở mái dốc của lớp đất phủ. Chưa có tiến hành phân tích các kiểu “trượt tiềm năng khác”
như: + Trượt tổng thể giữa2 đới phong hóa-tàn tích và đá gốc. + Trượt mái dốc theo “mặt phẳng” dọc
theo xu hướng chủ đạo “nứt nẻ bất lơi”. + Trượt mái dốc “dạng nêm” theo 2 xu hướng nứt nẻ-đứt gẫy.
II.4

SƠ BỘ NHẬN XÉT MỘT SỐ MÁI DỐC CẮT NÚI ĐÃ KHAI ĐÀO CỦA DỰ ÁN

Trong chuyến đi “thị sát thực địa” của nhóm cán bộ và chuyên gia kỹ thuật Core Team thuộc
Tư vấn Giám sát Getinsa, dưới sự lãnh đạo của Phó Tư vấn trưởng ông Mai Triệu Quang cùng các
thành viên: Chuyên gia Địa kỹ thuật Trần Văn Việt, Chuyên gia Địa chất Oscar Ruiz và Kỹ sư ĐCCT
Trần Mạnh Hùng, tiến hành từ 21 đến 23 tháng 6 năm 2011. Đoàn đã tiến hành thị sát, nghiên cứu
các vêt lộ khai đào mái dốc sườn trên 15 vị trí điển hỉnh, có chiều cao cắt mái dốc từ 12m lên đến
20m, thuộc các gói thầu A8, A7, A6, A3 và trải từ Lào Cai qua Yên Bái về Việt Trì. Kết quả chuyến
thị sát đã rút ra được một số nhận định cơ bản sau:
1) Về địa chất:
a) Gói thầu A8: Địa phận Lào Cai.
- Đá Granite bắt gặp ở một số mặt cắt, bị phong hóa thành 3 đới chính: Đới đất tàn tích phủ
ngoài, dạng sét bụi chứa dăm sạn, dày 3-7, màu nâu gụ xám, dẻo cứng nửa cứng. Đới đá gốc phong

hóa cao, thành dạng “đất cứng-đá mềm”, phát triển tiếp theo đến sát chân hoặc sâu hơn mái dốc (mặt
đường). Nền đá gốc Granite có mức độ trung bình đến nhẹ, thành các khối và tảng đá cứng chấc, bắt
gặp ở một số vị trí gần chân mái dốc.
- Đá Phiến mica xen kẹp Gneiss bắt gặp phần lớn địa phận còn lại. Đới đất tàn tích dảy 3-5m
phủ trên. Tiếp theo là đới phong hóa cao dạng “đất cứng-đá mềm” dày khoảng 3-4m,. Dưới đó bắt
gặp đới phong hóa trung bình khá cứng chắc.
b) Gói thầu A7: Địa phận Lào Cai tiếp Giáp Yên Bái.
Đá Phiến mica xen kẹp Gneiss bắt gặp phần lớn mặt cắt. Đới đất tàn tích dảy 3-5m phủ trên.
Tiếp theo là đới phong hóa cao dạng “đất cứng-đá mềm” dày khoảng 3-4m,. Dưới đó bắt gặp đới
phong hóa trung bình khá cứng chắc.
c) Gói thầu A6: Nằm trên địa phận tỉnh Yến Bái.
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 86


Đà Nẵng 26/02/2013

- Hầm số 9: Cửa phía Nam bắt gặp đá Phiến 2 Mi-ca. Đới tàn tích dày 3-5m phủ trên. Tiếp theo
là đới phong hóa cao thành đá phiến mềm yếu phát triển đến đáy hầm. Không bắt gặp đá cứng.
Cửa phía Bắc gặp đá Gnaiss kẹp Phiến Mica. Đới đất tàn tích dảy 3-5m phủ trên. Tiếp theo là
đới phong hóa cao dạng “đất cứng-đá mềm” dày khoảng 3-4m,. Dưới đó bắt gặp đới phong hóa trung
bình khá cứng chắc.
- Một số mặt cắt tuyến đường đã khai đào bắt gặp chủ yếu đá Gneis kẹp Micaschist với các đới
phong hóa tương tự như trên.
d) Gói thầu A3: Nắm trên địa phận tỉnh Vĩnh Phú, từ Phú Thọ đến Việt Trì.
- Đá mềm sét bột kết thuộc trầm tích Neogene bắt gặp trên dọc tuyến với sạng đồi bát úp. Đá
mềm như đất sét bột có trạng thái từ dẻo cứng phía ngoài đến cứng dần hơn theo chiều sâu. Loại đá
này bắt gặp trên bề mặt hầu hết tuyến đường cắt qua.
- Đá cuội tảng kết kẹp cát sạn kết nằm sâu và phát hiện ở khu vực cầu qua Sông Hồng thuộc địa

phận Phú Thọ.
2) Tình trạng các mái dốc đã khai đào:
a) Tại các gói thầu A8, A7, A6:
- Các mái dốc tại các vị trí đã khai đào trong đá Granite và đá Biến chất loại Phiến micaGneiss đều bắt gặp hiện tượng sạt lở cục bộ ở một số bậc “thềm cắt cơ” mái dốc.
- Chưa phát hiện hiện tượng hay nguy cơ trượt mái dốc tổng thể các mái dốc với mặt trượt từ
đỉnh đến chân dốc.
- Nguyên nhân sạt lở cục bộ là do vấn đề thi công thoát nước không đúng quy trình và sau đó
gặp trời mưa gây ra sạt lở. Sản phẩm phong hóa cao của đá Granite và đá biến chất Phiến mica là khá
nhậy cảm với nước, nên đễ bị sạt lở khi mưa, nếu không có biện pháp bảo vệ sau khi khai mở.
b) Tại các gói thầu A3:
- Một số mái dốc khai đào và cắt góc gốc theo thiết kế cho thấy khá ổn định. Một số vị trí khai
đào cắt mái dốc khá đứng song vẫn ổn định.
- Nhìn chung tuyến đường thuộc gói thầu này cắt mái dốc trên đá bột sét mềm, không chứa
nước nên thi công thuận tiện và mái dốc nhìn chung là ổn định.
c) Kiến nghị chung:
- Cần thi công hệ thống thoát nước và có biện pháp bảo vệ mái dốc ngay sau khi khai đào.
Không để hiện tượng trượt lở mái dốc cục bộ trên sườn mái dốc, trên các bậc thềm cắt cơ xảy ra hay
phát triển – nhất là khi mùa mưa đến – để tránh từ “sạt lở cục bộ” phá triển thành “trượt tổng thể” sẽ
làn tình hình phức tạp hơn nhiều.
- Cần phân tích và đánh giá khă năng trượt mái dốc “tổng thể” - từ đỉnh dốc xuống chân dốc
hay sâu hơn về phía thung lũng - do trượt đới phong hóa cao phủ ngoài và nền đá gốc hay do hệ
thống bất liên tục (nứt nẻ-đứt gẫy-phân lớp-phân phiến) có thế nằm và hướng cắm bất lợi (cùng
hướng mái dốc).

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 87


Đà Nẵng 26/02/2013


III

CÁC VẤN ĐỀ TRONG KHẢO SÁT VÀ TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC
VÙNG ĐỒI NÚI

- Mái dốc ở sườn đồi núi được hình thành trong tự nhiên là chịu một quá trình liên hoàn “bào
mòn - rửa trôi - phong hóa - bao phủ” để “tự điều chỉnh” trong trạng thái “ổn định cân bằng động”.
Nghĩa là khi mất trạng thái cân bằng trên thì mái dốc sẽ “tự sạt lở” và khôi phục cân bằng và tái tạo
quá trình.
- Khi ta cắt mái dốc sườn đồi núi, đương nhiên, làm giảm trạng thái “ổn định” đó theo hướng:
giảm hệ số an toàn chống trượt (Fs), làm mất chế độ bao phủ, làm tăng các quá trình phong hóa, bào
mòn, rửa trôi.
- Nguyên lý thiết kế ổn định khi cắt mái dốc qua sườn đồi núi là phải bảo đảm đến hệ số an
toàn chống trượt đến giới hạn quy định (Fs ≥ 1.25 trong trường hợp dự án), có biện pháp bảo vệ tránh
gia tăng các quá trình phong hóa, bào mòn, rửa trôi và trả lại hay thay thế chế độ báo phủ.
III.1 ĐẶC ĐIỂM TRƯỢT MÁI DỐC CẮT
ĐƯỜNG MIỀN ĐỒI NÚI
Khác với mái dốc “đắp đường” trên miền
đồng bằng, mái dốc “cắt đường” miền đồi núi có
a) Trượt cung tròn
b) Trượt cung không tròn
các đặc điểm sau:
1) Mái dốc cắt đường phải cắt qua các loại
Trượt vòng cung - Rotational failure
đất đá khác nhau, từ bản chất thạch hóc đến nguồn
gốc hình thành với các mức độ phong hóa-nứt nẻđộ chặt cứng rất khác nhau.
2) Từ đặc diểm trên dẫn đến có nhiều
“kiểu mặt trượt” khác nhau khi cắt mái dốc đường
và trong thực tế người ta đã tổng hợp thành 6 kiểu

chính, như thể hiện trên hình III.1 (Theo L.
Richard et al.) [6, 7]
d) Trượt khối active & pasive
c) Trượt mặt phẳng
a) Kiểu “trượt vòng cung” của mái dốc
miền đồi núi thường chỉ gặp ở đất đá phi cấu trúc
Trượt dịch chuyển – Translation failure
của đới phủ, của đới đá phong hóa cao hay mái
dốc rất cao của loại đá nứ nẻ mạnh và hẹp.
Trượt “cung tròn” có thể xảy ra ở khối đá
có mức độ nứt nẻ quá mạnh đến nỗi có thể xem
như “nát vụn” đồng nhất và đẳng hướng.
b) Trượt “mặt phẳng” thường xảy ra mái
dốc đất đá mà quá trình trượt xảy ra trên một mặt
phẳng duy nhất. với các điều kiện là độ nghiêng
e) Trượt hìn nêm
mặt trượt nhỏ hơn độ nghiêng mặt mái dốc mặt
f) Trượt lở đỉnh
trượt hướng về biên khối trượt. Các kiểu trượt này Trượt dịch chuyển
Trượt lăn rơi đỉnh
Topling failure
hay xảy ra ở mặt tiếp xúc đới phủ và đá gốc hoặc Translation failure
mặt phân lớp đá trầm tích.
Hình III.1: Ví dụ các kiểu trượt mái
c) Trượt “dạng nêm” xảy ra khi khối đất
dốc miền đồi núi
đá tạo ra từ 2 mặt phẳng đứt gẫy.
d) Với nhiều khối đã tác động vào nhau gây dạng “trượt khối chủ động-bị động”.
e) Trượt “lăn đỉnh” xảy ra ở mắt quá dốc và đá “nứt nẻ đa phương”.
4) Từ các đặc điểm nêu trên hai yếu tố rất quan trọng liên quan đến tính toán và đánh giá ổn

định mái dốc, đó là:
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 88


Đà Nẵng 26/02/2013

a) Cần ap dụng các phương pháp khảo sát và thăm dò thích hợp để lột tả được bản chất địa
tầng và phân tích và xác định các “kiểu mặt trượt khả năng”.
b) Cần áp dụng các phương pháp lấy mẫu và thí nghiệm thích hợp để xác định được thông số
sức kháng khả dĩ đại diện cho mặt trượt để áp dụng trong tính toán.
c) Nhìn chung đánh giá chính xác mức độ ổn định mái dốc miền đồi núi là phức tạp và khó
khăn và “back analysis” là kênh quan trọng cần tham khảo trong đánh giá.
III.2

ĐẶC ĐIỂM KHẢO SÁT MÁI DỐC CẮT ĐƯỜNG MIỀN ĐỒI NÚI

III.2.1 Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát phục vụ cho đánh giá mái dốc đường trong miền đồi núi – nơi có nhiều
nguy cơ xảy ra trượt lở mái dốc – được đề cập khá kỹ trong triêu chuẩn Việt Nam 22 TCN 171 – 87
“Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định Nền đường vùng có hoạt động
trượt, sụt lở”. Đây là tiêu chuẩn biên soạn từ tiêu chuẩn Liên Xô cũ song nhiều điểm tương đồng với
tải liệu lỹ thuật từ các nước phát triển Âu Mỹ hiện nay, trình bầy sau đây [6].
Theo Glossop L., các phương pháp khảo sát áp dụng cho từng trường hợp phụ thuộc mức độ
phức tạp và quy mô mái dốc, điều kiện hiện trường và đặc điểm địa chất. Một số hay nhiều các
phương pháp khảo sát sau thường áp dụng mái dốc sườn đồi núi [6, 7]:
- Công tác “Điều tra ban đầu” không thể thiếu: Đo vẽ ĐCCT, đo đạc địa hình, chụp ảnh hàng
không, nghiên cứu các công trình có trước và lân cận, nghiên cứu các công trình đào, lịch sử đứt gẫy
kiến tạo hoạt động hoặc núi lửa v.v… Công tác đo vẽ ĐCCT đặc biệt hữu ích khi đi đo vẽ chi tiết các

“vệt lộ”, qua đó dựng lên được bức tranh khá sát thực về đặc điểm đất đá, đặc biệt phân biệt “đới
phủ” với nền “đá gốc”.
- Phương pháp thăm dò địa vật lý (Điện, seismic, trọng trường ….).
- Phương pháp khoan (khoan xoay phá đáy, khoan lấy lõi). Đây là phương pháp hữu hiệu
thăm dò sâu, lấy các lõi mô tả địa tầng và thí nghiệm trong phòng, xác định tỷ lệ RQD đánh giá mức
độ nứt nẻ phong hóa
- Hố đào, hào đào (đào thủ công, máy máy, khoan rung, nổ mìn…). Đây là các phương pháp
đặc biệt hữu ích cung cấp lượng lớn thong tin về địa tằng, bản chất đất đá, hướng và thế nằm phân
lớp, đứt gẫy, nứt nẻ và mức độ phọng hóa. Ngoài ra có thể láy mẫu khối nguyên dạng thí nghiệm
trong phòng.
- Đào tunnel chỉ sư dụng trong trường hợp đặc biệt với đập thủy lợi.
- Khoan đường kính lớn.
III.2.2 Phương pháp lấy mẫu
- Mẫu nguyên dạng trong hố khoan (đất dính).
- Mẫu lõi khoan (với đá khối, đất đá dính chặt cứng).
- Mẫu xáo động trong hố khoan và ống đóng SPT (đá phong hóa, nứt nẻ, đất rời loại cát sạn
sỏi).
- “Mẫu khối” trong hố đào.
III.2.3 Dữ liệu “chìa khóa” cho công tác thiết kế mái dốc sườn đồi núi đá [7]
Công tác khảo sát phải cung cấp được được “tối đa có thể” các dữ liệu về đặc tính “bất liên
tục-discontinuities” hiện diện trên khối đá. Đặc trưng này nói chung là “chìa khóa” trong các thông
tin cần thiết cho việc thiết kế thành công ổn định mái dốc. Việc thiết kế mái dốc yêu cầu, trước tiên,
là thiết lập được mối quan hệ không gian của các “bất liên tục” sao cho các “kiểu mặt trượt” phải
HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 89


Đà Nẵng 26/02/2013


được xác định và phân tích, sau đó, xác định các yếu tố tác động đến “sức kháng cắt” của khối đá
sao cho một “giá trị khả dĩ” có thể sử dụng trong tính toán ổn định mái dốc.
III.2.4

Vấn đề sức kháng cắt với đá phong hóa - nứt nẻ

Theo Ritcharss [7] sức kháng cắt loại đá nứt nẻ nói chung (jointed rock) là sự kết hợp của 2
thành phần:
- Một phần là sức kháng ma sát cơ sở của bề mặt
nứt nẻ. Góc ma sát cơ sở này được xác định trên bề mặt
Hình III.2
phẳng và nhẵn của vật liệu đá. Nhìn chung giá trị của đó
tương ứng với “sức kháng cắt dư”, nghĩa là ở trạng thái
khi cắt đã bị trượt.
- Một phần sức kháng phụ thêm do mức độ “gồ
ghề-thô ráp” của bề mặt nứt nẻ. Đặc điểm bề mặt kiểu
này cho một giá trị “lực dính biểu kiến” hoặc là gia tăng
góc ma sát trong mặt tiếp sức giữa các nứt nẻ.
Mẫu hình đơn giản sức kháng cắt đá nứt nẻ (hình
III.2) sẽ trở nên phức tạp khi các nứt nẻ đo lại bị tác động
quá trình phong hóa, lấp nhét hoặc nứt nẻ hở không lien
tục.
Yếu tố chủ yếu là suy yếu sức kháng cắt của đá
nứt nẻ-phong hóa là suy giảm “sức kháng nén”. Barton
[x] chứng minh được rằng sức kháng nén đá nứt nẻ phong hóa cho giá trị gần đúng khi lấy sức kháng
nén đá tươi chia cho 4.
Còn Deere & Patton [7] đã tổng hợp các hiệu ứng chính của phong hóa tác động vào sức
kháng trượt như sau:
a) Sự suy giảm khá mạnh mẽ sức kháng cắt ở mức độ ứng suất cao.
b) Sự suy giảm áp lực nén (normal stress level) ở đó kiểu trượt ban đầu đã chuyển từ trượt

lên cắt trên toàn bộ khối.
Bên cạnh là suy yếu sức kháng nén đá, quá trình phong hóa còn làm thay đổi bản chất góc ma
sát của đá do sực chuyển hóa khoáng vật. Số liệu sức kháng cắt của đá phong hóa được tổng hợp
trong bảng III.1. [7]

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 90


Đà Nẵng 26/02/2013
Bảng III.1

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 91


Đà Nẵng 26/02/2013

III.3

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI DỐC ÁP DỤNG DỰ ÁN

Từ các phân tích trên, việc tính toán ổn định mái dốc đất đá miền đồi núi có thể áp dụng các
phương pháp trong các điệu kiện địa tầng sau:
1) Trường hợp 1: Trượt hình cung (Rotational Failure).
Tùy theo đặc điểm đất đá mái dốc có thể
phân biệt:
(a)


a) Trượt cung tròn (Circular Slip) xảy ra
trong điều kiện mái dốc nằm trong điều kiện địa
tầng được xem là đồng nhất từ trên xuống dưới,
(b)
điển hình với đất dính loại sét.
γ, φ’, c’
- Trong phạm vi dự án, gói thầu A3 nằm
trong phạm vi khu vực Phú Thọ - đất đá sét bột
kết hệ tầng Phan Lương (N13 pl) – phần lớp
nằm trong trường hợp này
Hình III.3: Địa tầng đồng nhất
- Khi đó, phương pháp Bishop được áp
dụng trong điều kiện “ứng suất hữu hiệu”, theo công thức (12). Sử dụng sức kháng cắt φ’- c’ của đất
đá:

 [c'.b
n

FS 

1
tg  . tg  '
cos  (1 
)
Fs
Wsin 

 (W  ub).tg  ' ].




(12)

n

b) Trượt cung phức hợp (Iregular Slip) xảy ra khi mái dốc nằm trên đất đá không đồng nhất, đặc
biệt với vật liệu đá, trong khối cấu tạo tồn tại các bất lien tục như nứt nẻ, đứt gẫy, phân phiến, phân
lớp.
- Với trượt cung phức hợp, thường sử dụng phương pháp Janbu, với nền tảng nguyên ly, kỹ
thuật và công thức tương tự như phương pháp Bishop (12). Tuy nhiên, “mặt trượt khả năng” được
xác định trên cơ sở đo vẽ hệ thống nứt nẻ.
2) Trường hợp 2: Trượt mặt phẳng (Plane Sliding)
Trượt “mặt phẳng” xảy ra nơi mặt tiếp súc giữ đới đất đá cứng và đất đá yếu trên mái dốc. Trượt
mặt phẳng có thể xảy ra nhiều trường hợp, đó là:
a) Trượt mặt phẳng mái dốc vô hạn (Plane Failure of Indefinit Slope): Thường xảy ra ở mái
dốc giữa đới “tàn tích-phong hóa”, có đặc tính yếu kém, nằm trên nền đá gốc dạng khối chặt cứng
hơn (xem hình III.4).
- Trong phạm vi dự án, các gói thầu A8, A7, A6 (Địa phận Lao Cai, Yên Bái) bắt gặp đá
(a)
Granite (hệ tầng Xóm Giấu, PRxg) và đá biến chất Gneiss (hệ tầng Sinh Quyền,
PR1-2 sq) có nhiều
mái dốc bắt gặp trường hợp này.
- Công thức (13) sử dụng tính toán (hình III.5).

HỘI THẢO ĐỊA KỸ THUẬT - CHUYÊN ĐỀ: ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

Trang 92



×