Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Luật môi trường ĐMT Đánh giá tác động môi trường pháp lý thực trạng giải pháp Thực trang tác động môi trường ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.28 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – ĐTM
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG – GIẢI PHÁP

GVHD:
SVTH: Nhóm 1

Tp.HCM, 01/2015
1


MỤC LỤC

2


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – ĐTM
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP
1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường
1.1. Sơ lược quá trình phát triển của hoạt động đánh giá tác động môi trường
Xã hội loài người đang sống trong thời kỳ công nghiệp với việc gia tăng khai thác
các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con người can thiệp
vào môi trường thiên nhiên nhiều hơn trước. Để “chế ngự thiên nhiên”, con người nhiều
khi đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của mình với những diễn
biến mang tính quy luật của thiên nhiên. Bên cạnh đó, xã hội công nghiệp còn tạo ra sự
chênh lệch rất lớn về mức độ phát triển kinh tế của các nước. Trật tự bất hợp phát kinh tế
thế giới đã làm xuất hiện hai hình thức ô nhiễm chính, đó là “ô nhiễm do tiêu thụ” tại các


nước công nghiệp phát triển và “ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển.
Như vậy, hoạt động của con người ngày các tác động tới thiên nhiên và môi trường
xung quanh. Tác động môi trường tạo ra những thay đổi về chất lượng, biến đổi sự phân
bố tài nguyên thiên nhiên và nhân tố lượng môi trường. Những tác động đó có thể tích cực
nhưng cũng có thể là tiêu cực. Chính vì thế con người cần phải xem xét để tìm ra cũng như
để dự liệu được những tác động nào là tích cực để phát huy, những tác động nào là tiêu
cực để hạn chế. Đòi hỏi này của thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành nên khái niệm ĐTM
(sau đây gọi là đánh giá tác động môi trường).
Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, người dân tại các nước công nghiệp phát
triển quan tâm sâu sắc đến nhân tố chất lượng môi trường. Những nguy cơ về thảm họa
môi trường do sự phát triển công nghiệp mang lại đã biến mối quan tâm về môi trường
thành vấn đề chính trị rất quan trọng tại nhiều quốc gia. Việc cần thiết phải đánh giá toàn
diện những hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình thực hiện những dự án
phát triển đã trở thành những nghĩa vụ pháp lý. Chính vì vậy thuật ngữ ĐTM đã xuất hiện
trong chính sách và pháp luật của một số nước. Đây là những khái niệm pháp lý tương đối
mới so với những khái niệm truyền thống khác. Tuy chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây
nhưng đã trở thành chế định pháp lý phổ biến và xuất hiện nhanh chóng trong hệ thống
pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới.
1.2. Sơ lược quá trình phát triển của đánh giá tác động môi trường
Có thể nói, Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức đưa khái niệm ĐTM
vào trong pháp luật môi trường của mình. Năm 1970, Hợp chủng quốc Hoa kỳ thông qua
Luật về chính sách môi trường quốc gia. Luật này yêu cầu phải tiến hành ĐTM đối với các
hoạt động cấp liên bang có khả năng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng môi trường sống của
con người. Ngay sau đó, khái niệm ĐTM đã lan rộng sang nhiều hệ thống pháp luật khác,
đầu tiên là Anh, sau đó tới Cộng hòa Liên bang Đức và phần lớn các nước Bắc Âu. Hiện
nay nhiều nước đã có quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh về ĐTM.
3


Năm 1973 và 1977, các bộ trưởng môi trường các nước thành viên EC đã họp nhóm

để xem xét về chương trình hành động môi trường của Cộng đồng. Ngày 27/06/1985 EC
ra hướng dẫn 85/337/EC về ĐTM như là bước thực hiện những thỏa thuận đạt được tại các
kỳ họp trên. Các nước thuộc Cộng đồng châu Âu đã được yêu cầu đáp ứng các quy định
của hướng dẫn trên.
Với vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước đang phát
triển, các tổ chức tài chính quốc tế đã tích cực thúc đẩy việc tiến hành ĐTM tại các nước
thành viên. Chẳng hạn, Ngân hàng phát triển châu Á đã ban hành một loạt các hướng dẫn
về xét duyệt ĐTM cho các dự án về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, về công trình
xây dựng cơ bản. Năm 1989, Ngân hàng thế giới lần đầu tiên ban hành Chỉ thị hành động
về ĐTM. Theo chỉ thị này, tất cả các dự án có sử dụng vốn ngân hàng thế giới đều phải
tiến hành ĐTM. Chỉ thị này phát huy tác dụng ngay sau đó.
Tư liệu của UNEP cho thấy, tính đến năm 1985, có tới ¾ các nước phát triển đã có
quy định về ĐTM.
Tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do yêu cầu tăng trưởng kinh tế cho nên việc
xét duyệt các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, xã hội thường lấn át khía cạnh môi trường.
Không những thế nhiều trường hợp, quá trình ĐTM chỉ được thực hiện khi dự án hoặc đã
được quyết định hoặc đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp
to lớn tới môi trường toàn cầu của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây qua việc thực hiện
ĐTM.
1.3. Quá trình phát triển của đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam
Ngày 27/12/1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
Luật bảo vệ môi trường tạo nên bước ngoặc quan trọng trong việc bảo vệ môi trường của
Việt Nam. Luật đã quy định các tổ chức và cá nhân phải thực hiện ĐTM dưới các hình
thức khác nhau khi tiến hành các dự án phát triển hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất,
kinh doanh theo pháp luật Việt Nam.
Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi với nội
dung phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và phù hợp với xu hướng
phát triển chung của thế giới.
Hiện nay, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa và hoàn thiện quy định về
ĐTM.

1.4. Định nghĩa đánh giá tác động môi trường
Khái niệm về ĐTM rất rộng và cho đến nay hầu như chưa có một định nghĩa thống
nhất:
a. Luật Bảo vệ Môi trường của VN, năm 2014 (Số:
55/2014/QH13) định nghĩa: “Đánh giá tác động môi trường là

4


việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện
pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
b. Theo chương trình Liên hợp quốc, ĐTM “là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo
các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. ĐTM xem xét thực hiện đề
án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới kết quả
của chính dự án và các hoạt động khác tại vùng đó. Sau dự báo của ĐTM phải xác định
các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp
với môi trường của nó” (ROAP, UNEP, 1998).
c. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia: ĐTM “là 1 nghiên cứu để xác
định, dự báo, đánh giá và thông báo về tác động môi trường của một dự án và nêu ra các
biện pháp giảm thiểu trước khi thẩm định và thực hiện dự án”.
d. Theo hướng dẫn của EC thì đánh giá tác động môi trường (ĐTM) “là việc xác
định, mô tả và xác định các hành động trực tiếp hoặc gián tiếp của dự án tới con người,
hệ động, thực vật, đất, nước, không khí,…cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các
yếu tố này”.
e. Định nghĩa do Harvey đưa ra năm 1995: ĐTM “là quá trình nghiên cứu nhằm
nhận dạng, xác định, đánh giá và dự báo các tác động môi trường tiềm tàng (bao gồm các
tác động địa- sinh- hoá, kinh tế- xã hội và văn hoá) của các dự án và nêu ra các biện pháp
giảm thiểu, chính sách, chương trình và thông tin đến các nhà hoạch định chính sách và
công chúng trước khi ban hành quyết định về dự án, chính sách hoặc chương trình đó”.
g. Thuật ngữ ĐTM được nêu trong Luật về chính sách môi trường quốc gia (NAPE)

của Hoa kỳ (Mục 2, khoản C) quy định: “Cơ quan của Nhà nước liên bang phải đưa vào
bất kỳ khuyến nghị hoặc báo cáo cho xây dựng pháp luật, hay các hành động của Chính
phủ có khả năng tác động đến môi trường sống của con người, báo cáo chi tiết của người
có thẩm quyền về:
- Tác động môi trường của hành động đó;
- Những hậu quả môi trường không thể khắc phục được nếu như dự án đó được thực
hiện;
- Những giải pháp thay thế cho hành động;
- Mối liên hệ giữa việc sử dụng môi trường mang tính cục bộ trước mắt với việc duy
trì và phát triển năng lực sản xuất dài hạn…”

5


Tác động môi trường có thể xấu hoặc tốt, có lợi hoặc có hại tuy nhiên đối với việc
ĐTM sẽ giúp các nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định lựa chọn những phương án khả thi,
tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển nào.
ĐTM cần phải được xem xét tất cả những ảnh hưởng mong đợi đối với sức khỏe của
con người, hệ sinh thái, khí hậu và khí quyển … trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và
vận hành dự án. Chính vì thế con người cần phải xem xét để tìm ra cũng như dự liệu được
những điểm tích cực để phát huy và những tiêu cực cần phải hạn chế. Đòi hỏi này của thực
tiễn đã dẫn đến sự hình thành nên khái niệm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh
giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC) và được gọi chung là đánh giá môi trường.
Như vậy đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và
kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án
đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích
cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong
thực tế triển khai. Ngày nay ĐTM đã trở thành một định chế pháp lý trong hệ thống pháp
luật của đa số các quốc gia trên thế giới.
1.5. Ý nghĩa của quá trình đánh giá tác động môi trường

Việc đánh giá môi trường được thực hiện dưới hình thức văn bản gọi là báo cáo
ĐTM. Đây là văn bản quan trọng và sau khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt sẽ có ý nghĩa rất lớn, cụ thể như sau:
- Là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện triển
khai dự án;
- Là cơ sở để xác định trách nhiệm của các chủ thể của dự án về những hậu quả gây
ra đối với môi trường sau này;
6


- Là căn cứ để xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với những hậu quả
mà dự án gây ra đối với môi trường, đặc biệt là cơ quan trực tiếp thẩm định báo cáo này.
2. Những vấn đề pháp lý
Các quy định về vấn đề đánh giá môi trường hiện được điều chỉnh chủ yếu tại Luật
bảo vệ môi trường năm 2014.
2.1. Chủ thể có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định
của pháp luật hiện hành
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm thực hiện việc đánh giá môi
trường được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành các dự án phát triển (kể cả các
dự án chiến lược, kế hoạch, quy hoạch) như sau :
Chủ các dự án phát triển quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật bảo vệ môi trường năm
2015 và năm trong danh mục do chính phủ quy định phải lập báo cáo ĐTM. Như vậy,
trách nhiệm ĐTM không loại trừ chủ thể nào xét trên phương diện hình thức sở hữu hay
xét về cơ cấu tổ chức.
Vì vậy việc xác định trách nhiệm đánh giá môi trường đối với chủ thể được căn cứ
vào tính chất của các dự án mà chủ thể đó tiến hành. Căn cứ để xác định trách nhiệm thực
hiện việc đánh giá môi trường đối với một dự án cụ thể bao gồm:
+ Mục đích, nội dung của dự án: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các thành
phần môi trường. Thông thường, mục đích nội dung của một dự án có ý nghĩa quyết định
đối với mức độ tác động đối với môi trường.

+ Quy mô của dự án: là yếu tố thể hiện rất rõ mức độ tác động, phạm vi tác động
của nó đến môi trường.
+ Địa điểm thực hiện dự án: việc xác định địa điểm thực hiện dự án có ý nghĩa rất
quan trọng. Các ảnh hưởng tới môi trường của một hoạt động phát triển phụ thuộc rất
nhiều vào địa điểm được lựa chọn.
2.2. Trình tự đánh giá môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành
Báo cáo ĐMT đối với các dự án đầu tư được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu
khả thi của dự án.
2.3. Nội dung của báo cáo đánh giá môi trường theo quy định của pháp luật hiện
hành (Điều 20 LMT 2005)
- Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy định về
không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục
công trình và của cả dự án.
- Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức
độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
7


- Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực
hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo
rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
- Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa,
ứng phó sự cố môi trường.
- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo hộ môi trường trong quá trình xây dựng và
vận hành công trình.
- Danh mục công trình, chương trình quản lí và giám sát các vấn đề trong quá trình
triển khai thực hiện dự án.
- Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng
dự toán kinh phí của dự án.
- Ý kiến của UBND phường, xã, thị trấn, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự

án, các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với
các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo ĐMT.
- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
2.4. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường là trách nhiệm của cơ quan quản lí nhà nước
nhằm xem xét, thẩm tra về mặt pháp lí cũng như nội dung khoa học của các báo cáo. Căn
cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, các cơ quan có trách nhiệm thẩm định phải đưa
ra các nhận xét sự phù hợp pháp luật của báo cáo đồng thời phải đánh giá tính chính xác,
khách quan, mặt khoa học của các đề xuất trong báo cáo. Kết luận thẩm định này cùng với
các kết luận khác trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện dự án.
Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường là nội dung quan trọng của hoạt động quản
lí nhà nước về môi trường. Thông qua hoạt động này các cơ quan quản lí nhà nước về môi
trường với tư cách là cơ quan phản biện các báo cáo đánh giá môi trường, sẽ thay măt Nhà
nước để xem xét và cân đối một cách toàn diện mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế mà các dự
án mang lại với lợi ích môi trường cần phải bảo vệ; giữa lợi ích một số ngành, lĩnh vực với
lợi ích tổng thể của toàn xã hội, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, căn bản của đất
nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước mới có quyết định đúng đắn, sáng suốt phù hợp với những
đòi hỏi của phát trển bền vững.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản
sau:
- Phải xem xét mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu bảo
vệ môi trường;

8


- Phải xem xét, giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của từng đơn vị, tổ
chức, lợi ích của địa phương với lợi ích chung của toàn xã hội;
- Phải xem xét lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

* Thẩm định báo cáo ĐMT
a. Hình thức thẩm định: (Khoản 1,2,3,4 và 5 điều 21)
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thẩm định báo cáo ĐMT có thể được
tiến hành thông qua một trong hai hình thức: Hội đồng thẩm định và tổ chức dịch vụ thẩm
định. Trong đó hội đồng thẩm định và tổ chức dịch vụ thẩm định chỉ đóng vai trò tư vấn,
cơ quan có thẩm quyền quyết định vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm đối với quyết định phê
duyệt báo cáo ĐMT.
- Thông qua hội đồng thẩm định:
+ Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án thuộc trách nhiệm tổ chức
thẩm định của Bộ tài nguyên và môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính
phủ gồm có đại diện của cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn
phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan
có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
+ Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án thuộc trách nhiệm tổ chức
thẩm định của UBND cấp tỉnh gồm đại diện UBND cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo
vệ môi trường và các sở, ban ngành chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có
kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của
tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định.
Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tham
gia hội đồng thẩm định
+ Hội đồng thẩm định phải có trên 50% số thành viên có chuyên môn về môi
trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo
ĐTM không được tham gia hội đồng thẩm định.
- Thông qua các tổ chức dịch vụ thẩm định: Đây là loại hình dịch vụ môi trường hoạt
động theo hướng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trường. Tổ chức dịch vụ thẩm định được
tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm
về ý kiến, kết luận thẩm định của mình.
Tuy nhiên, việc sử dụng các dịch vụ tổ chức thẩm định đối với các dự án có liên

quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng sẽ có những hạn chế nhất định và thực hiện theo
quy định của cơ quan có thẩm quyền.
b. Phân cấp tổ chức thẩm định (Khoản 7 Điều 21)
9


Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án được quy định
như sau:
- Bộ tài nguyên và môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức
dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc
tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền
quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh.
- UBND cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm
định báo ĐTM đối với dự án trên địa bàn quản lí thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt
của mình và của hội đồng nhân dân cùng cấp.
c. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 22)
Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định hoặc quyết định sử dụng tổ chức dịch vụ thẩm
định báo cáo ĐTM có trách nhiệm:
- Xem xét khiếu nại, kiến nghị của chủ dự án, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân
liên quan trước khi phê duyệt.
- Xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo ĐTM sau khi đã được thẩm định.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa
đạt yêu cầu theo kết luận của hội đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định, thủ trương
cơ quan được phân cấp tổ chức thẩm định phải xem xét, quyết định phê duyệt báo ĐTM;
nếu không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lí do cho chủ dự án biết.
2.5. Kết quả thẩm định đánh giá môi trường (Khoản 4 Điều 22)
Kết thúc quá trình thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản quản lý
như Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM. Trong trường hợp báo cáo ĐTM không được

chấp thuận thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo rõ lý do cho chủ dự án, chủ cơ sở.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối phê chuẩn báo cáo ĐTM thì các dự án sẽ
không được triển khai. Các dự án quy định tại Điều 18 của Luật này chỉ được phê duyệt,
cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt.
2. 6. Hoạt động sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM được hiểu một cách tổng quát là hoạt động
được thực hiện bởi chủ dự án, cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp
khác nhau và các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm bảo đảm thực hiện những nội dung,
biện pháp bảo vệ môi trường trong báo ĐTM.
Trách nhiệm của chủ dự án, của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM
được quy định cụ thể như sau:
10


a. Trách nhiệm của chủ dự án (Khoản 1 Điều 23)
Báo cáo với UBND nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo
cáo ĐTM.
Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử
lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư
biết, kiểm tra, giám sát.
Thực hiện đúng, đầy đủ cac nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM và
các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận việc đã thực
hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trên.
b. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM (Khoản 2 Điều 23)
Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM do mình phê duyệt cho
UBND cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; UBND cấp tỉnh thông báo nội dung quyết định phê

duyệt báo cáo ĐTM do mình hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê
duyệt do UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi thực hiện dự án.
Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM đã được
phê duyệt.
2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá môi trường
Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan và của cộng đồng vào quá trình
đánh giá môi trường ngày càng được khẳng định là có giá trị quan trọng. Pháp luật hiện
hành đã đưa ra các quy định nhằm bảo đảm quyền được tham gia vào các giai đoạn khác
nhau của quá trình đánh giá môi trường, từ khâu lập báo cáo cho đến khâu kiểm tra, giám
sát sau thẩm định.
Trong giai đoạn lập báo cáo ĐTM, ý kiến của UBND phường, xã, thị trấn, đại diện
cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa
phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường làm một trong
những nội dung cơ bản phải có trong báo cáo ĐTM.
Trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá môi trường, tổ chức, cá nhân, cộng đồng
dân cư có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến cơ quan tổ chức hội
đồng thẩm định và cơ quan phê duyệt dự án; hội đồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách
nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định.
Nội dung của quyết định phê duyệt ĐTM phải được báo cáo với UBND nợi thực
hiện dự án, các loại chất thải, công nghệ xử lí, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải
11


pháp bảo vệ môi trường phải được niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án để
cộng đồng dân cư biết, kiểm tra giám sát.
Ngoài ra, vai trò của cộng đồng, của người dân địa phương cũng được thể chế hóa
mạnh mẽ qua các văn bản quy định về dân chủ ở cấp cơ sở.
3. Thực trạng tác động môi trường ở nước ta hiện nay
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người

gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là
đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô
nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu
công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép.
3.1. Ô nhiễm đất
3.1.1. Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật trong nông nghiệp
Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại không tuân thủ
các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến
đồng ruộng bị ô nhiễm. Một số nơi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong đất đã xấp xỉ
bằng hoặc vượt ngưỡng giá trị cho phép (< 0,01 mg/kg) theo QCVN 15:2008/BTNMT
như: khu vực xã Liêm Hải (0,03mg/kg), khu vực xã Nam Dương (>0,01 mg/kg), khu vực
thị trấn Yên Định (>0,05 mg/kg).
3.1.2. Ô nhiễm đất do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và dân
sinh
Các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ gây ra những tác động về vật lý
như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất. Các chất thải rắn, lỏng và khí từ hoạt
động của các ngành sản xuất đều có tác động đến đất.
Bên cạnh đó, rác thải y tế tuy chiếm tỷ trọng thấp trong thành phần chất thải xả ra
môi trường đất, nhưng tỷ lệ các chất nguy hại cao, một khi xâm nhập vào đất sẽ rất khó
phục hồi và khả năng tái sử dụng loại đất bị ô nhiễm này vào các mục đích dân sinh là rất
thấp.
Đất nông nghiệp của vùng ngoại thành, xung quanh các làng nghề tái chế kim loại
đang đứng trước thực trạng: ô nhiễm kim loại nặng ngày một tăng. Có ba nguyên nhân gây
nên tình trạng này: chất thải của các khu công nghiệp và dân cư chưa được xử lý, hoặc xử

lý chưa triệt để thải thẳng ra môi trường, chất thải của các làng nghề và các hộ nông dân
thâm canh tăng vụ, bón nhiều phân hóa học qua nhiều năm, các chất gây độc hại tích trữ
ngày một tăng trong đất đặc biệt là 4 nguyên tố: đồng (Cu), kẽm (Zn), Cadimi (Cd) và chì
(Pb).
12


Nước thải từ các khu vực tập trung các khu công nghiệp, khu dân cư không qua xử
lý xả thẳng ra môi trường, theo kênh mương ngấm vào đất gây ô nhiễm đất và làm thay
đổi hàm lượng các chất hóa học trong đất. Đây cùng là nơi chứa đựng và lưu trữ các chất
thải của quá trình sản xuất nên tiềm tàng nhiều nguy cơ gia tăng ô nhiễm. Kết quả quan
trắc tại các vùng đất sản xuất sử dụng nước thải của các khu công nghiệp hco thấy độ chua
của đất (pHH2O và pHKCL đều thấp và hàm lượng một số kim loại nặng tương đối cao.

13


Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất chịu ảnh hưởng của hoạt động chôn lấp
chất thải tuy chưa vượt ngưỡng quy chuẩn cho phep nhưng đã có dấu hiệu tăng đáng kể
qua các năm.

3.1.3. Ô nhiễm đất cục bộ do các chất độc hóa học còn tồn lưu sau chiến tranh
Trong chiến tranh Việt Nam, quân đôi Mỹ đã sử dụng 77 triệu lít chất diệt cỏ gây
trụi lá cây nhằm hủy diệt mùa màng và tán rừng. Trong số các chất diệt cỏ do Mỹ sử dụng,
chất da cam chiếm tới gần một nửa tổng lượng sử dụng. Các chất diệt cỏ, chất biệt là chất
da cam đều có chứa lượng lớn dioxin, một chất siêu độc cho các hệ sinh thái và sức khỏe
con người. Qua hơn 40 năm, vẫn còn nhiều “điểm nóng” bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa
học mà chưa được phục hồi hay sử dụng vào mục đích kinh tế và những hậu quả chất độc
hóa học/dioxin đã gây ra đối với con người và môi trường vẫn còn kéo dài và rất nặng nề.
Các khu vực bị nhiễm dioxin tập trung tại miền Nam Việt Nam và được chia thành hai khu

vực bị ô nhiễm: các khu vực bị phun rải (chiếm khoảng 2,63 triệu ha, phân bố trên toàn
miền Nam) và các sân bay quân sự.
3.2. Ô nhiễm nước:
Hiện nay, hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm.
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m³ mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác
14


được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m³ và chỉ có
10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con
sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất
như các lò mổ, các khu công nghiệp, làng nghề và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m³
mỗi ngày và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến nay cả nước có 297 khu
công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương. Trong số các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thì có 148
khu công nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các
khu công nghiệp còn lại (chiếm 24%) chưa xây dựng hoặc có triển khai nhưng chưa hoàn
thành để đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải khu công nghiệp.
Tuy nhiên, các hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp chỉ xử lý được
khoảng 60% lượng nước thải phát sinh. Lượng nước thải còn lại, một phần do các cơ sở đã
được miễn trừ đầu nối tự xử lý, một phần các cơ sở xử lý chưa đạt quy chuẩn và đã xả trực
tiếp ra môi trường.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng
được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường
sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các
cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về
môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công
nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân

đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã
hội gay gắt.
3.3. Môi trường không khi
3.3.1. Từ các phương tiện giao thông
Tại Việt Nam hiện nay, sự gia tăng các phương tiện đặc biệt là ô tô và xe máy cùng
với chất lượng các tuyến đường chưa đáp ứng yêu cầu là một trong những nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Khí thải từ phương tiện giao thông vẫn đang là
một trong những tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong đó, xe máy chiếm
tỷ trọng lớn trong sự phát thải các chất ô nhiễm CO, VOC, TSP, còn ô tô con và ô tô các
loại chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát thải SO2, NO2.

15


Lượng phát thải các chất ô nhiễm không khí TSP, NO x, CO, SO2... tăng lên hàng
năm cùng với sự phát triển về số lượng của các phương tiện giao thông đường bộ cùng với
chất lượng phương tiện còn hạn chế làm gia tăng đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm trong
không khí. Bên cạnh đó, tình trạng ùn tắc giao thông cũng là yếu tố đáng kể làm nghiêm
trọng thêm vấn đề này đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.2. Từ hoạt động sản xuất
Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ quá trình khai thác và cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch,
khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi... Nguồn ô nhiễm không khí từ các hoạt động công nghiệp
thường có nồng độ các chất độc hại cao tập trung trong một vùng.
Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm
chất vô cơ và nhóm các chất hữu cơ với các chất ô nhiễm phổ biến như: NO 2, SO2, VOC,
TSP, các hóa chất và các kim loại. Trong đó, lượng phát thải NO 2, SO2, TSP chiếm phần
lớn trong tải lượng chất ô nhiễm. Trong các nhóm ngành công nghiệp ở Việt Nam thì khai
thác và chế biến than, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng và nhiệt điện đang được
đánh giá là những nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể hiện nay.


16


Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí tại các làng nghề cũng là một trong những nguyên
nhân đáng quan tâm. Tùy theo tính chất của từng loại làng nghề mà loại ô nhiễm môi
trường cũng khác nhau. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả
nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống.
Hoạt động

Khi thải

Quá trình tái chế và gia công kim loại

PbO, ZnO, Al2O3

Chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi SO2, NO2, H2S, NO3
giết mổ
Ươm tơ, dệt vải và thuộc da

SO2, NO2

Thủ công mỹ nghệ

SO2

Ví dụ: ba làng nghề tại các xã Văn Môn huyện Yên Phong, xã Đại Bái huyện Gia
Bình và xã Quảng Bố huyện Lương Tài đang gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm
trọng. Nồng độ khí CO, SO2 trong khu dân cư vượt 1,05 – 1,68 lần so với tiêu chuẩn và
vượt từ 10 – 400 lần tại cac xưởng sản xuất, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 –

5,3 lần.
4. Giải pháp khắc phục
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi
trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ
sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí
17


môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời
tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với
con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên
môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các
cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi
trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện
đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các
làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện
các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan,
thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho
công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần
có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí
nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo
cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu

chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép
đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại
trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai,
minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có
thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội
nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi
trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi
trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí,
vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Luật môi trường - Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an Nhân dân
[2] Luật bảo vệ môi trường 2005
[3] Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 của Bộ Tài nguyên và môi trường
[4] />
19



×