Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

12- BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA UBMTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.79 KB, 16 trang )

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI
LẦN THỨ X (NHIỆM KỲ 2015-2020)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
Biên Hòa, ngày tháng 9
năm 2015

THAM LUẬN
VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA ỦY BAN MTTQVN TỈNH ĐỒNG NAI

Đ/c: Vy Văn Vũ - UVTVTU
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai


Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể chính trị - xã hội là việc theo dõi, phát hiện, xem xét,
đánh giá, kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức
và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức
nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phản biện xã hội
của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội là việc nhận
xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.


Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định
số 217 - QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản


biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội; Thực hiện chủ trương trên, thời gian qua, với chức
năng, nhiệm vụ của mình, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức quán triệt, tập huấn cho các bộ
trong hệ thống Mặt trận từ tỉnh tới cơ sở, đã ban hành kế hoạch
và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế giám sát và
phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội; quy định về việc Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội
và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền nhân
dân.


Tiến hành củng cố, kiện toàn các Hội đồng tư vấn giúp Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thực hiện các nội dung liên
quan đến giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh. Đồng thời đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết
định số 801-QĐ/TU ngày 14/10/2014 để lãnh đạo và tổ chức thực hiện
Quyết định 217-QĐ/TW. Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động
phối hợp với Cấp ủy cùng cấp tổ chức quán triệt nội dung các Quyết định
của Bộ Chính trị và các văn bản của Tỉnh ủy, tạo sự thống nhất trong
nhận thức của lãnh đạo Cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên
trong hệ thống chính trị.
Vấn đề giám sát và phản biện xã hội là trách nhiệm của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh đối với nhân dân, với Đảng,
chính quyền. Đồng thời, thông qua hoạt động phản biện xã hội, sẽ góp
phần nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây
dựng, tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…



Giám sát theo Quyết định 217/QĐ-TW của Bộ Chính trị là
việc tổ chức giám sát theo kế hoạch (tức là giám sát độc lập) đây
là vấn đề mới đối với MTTQ cũng như các đoàn thể. Trước đây
hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ chỉ thực hiện với ba
phương thức: tuyên truyền, vận động nhân dân giám sát, tổng hợp
ý kiến, kiến nghị của nhân dân, tham gia giám sát với cơ quan
quyền lực ở địa phương - là Hội đồng nhân dân cùng cấp và
thông qua hoạt động thường xuyên của mình để giám sát.
Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam các cấp đã đạt được một số thành tựu nhất định,
như: Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để kiến
nghị với các cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét,
giải quyết;


Phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát,
khảo sát các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội liên quan đến
đời sống nhân dân như: Giám sát công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, giám sát kết quả thực hiện công tác đào tạo
nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện
chính sách đối với người có công với cách mạng; công tác
quản lý thị trường; công tác cải cách hành chính; công tác
đào tạo nghề cho con em đồng bào dân tộc; Phối hợp với
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện việc giám sát chấp
hành pháp luật trong trại tạm giam của Công an tỉnh và các
huyện, thị xã, thành phố; giám sát việc thực hiện Pháp lệnh
dân chủ cơ sở và các vấn đề cử tri quan tâm…


Bên cạnh các hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng theo

quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/04 của Thủ Tướng chính phủ,
hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân vẫn tổ chức thực hiện
theo quy định của pháp luật, nội dung giám sát chủ yếu là giám sát
công tác xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn,
phát hiện kiến nghị Ủy ban nhân dân địa phương giải quyết, xử lý
những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, bộ
phận một cửa, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, hoạt động
giám sát ở cơ sở đã phát huy được hiệu quả bước đầu nhất là đối với
các công trình do nhà nước và nhân dân cùng làm; được nhân dân tín
nhiệm, tin tưởng; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tạo sự đồng
thuận của người dân khi triển khai các công trình, nhất là việc huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn lực do nhân dân đóng góp xây dựng
nông thôn mới đạt hiệu quả cao.


Để thực hiện quyết định nêu trên, Ban thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện đã tổ chức thành lập 3 đoàn giám
sát; giám sát về chế độ chính sách trong đồng bào dân tộc, giám sát bảo
hiểm y tế, giám sát công tác bình xét hộ nghèo, công tác giảm nghèo
tại các huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất. Hiện nay một số
huyện như: Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, Xuân Lộc đã xây dựng kế hoạch
giám sát, đã xin ý kiến của Thường trực Huyện ủy để triển khai thực
hiện.
Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và một số tổ chức thành
viên của Mặt trận hướng dẫn, đôn đốc cấp cơ sở tiến hành rà soát thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Đây là
hoạt động hết sức có ý nghĩa, góp phần đánh giá toàn diện việc thực
hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; khắc
phục những thiếu sót, chậm trễ trong việc thực hiện chính sách đối với

người có công và tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công
cho các đối tượng khác nhau. Việc rà soát vẫn đang tiến hành khẩn
trương và dự kiến sẽ tổng kết vào cuối năm 2015.


Về nhận thức phản biện xã hội của Mặt trận và các
đoàn thể là một nhiệm vụ mới và khó nhưng cũng rất
nhạy cảm vì chưa được thể chế hóa bằng văn bản pháp
luật. Trong Quyết định 217 của Bộ Chính trị và Thông
tri 28 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng
đều quy định là vào quý IV hàng năm các cơ quan của
Đảng, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân thông báo các văn bản dự thảo cần phản biện
của năm sau đến Ủy ban MTTQVN, có nghĩa là khi các
cơ quan chức năng yêu cầu thì MTTQ mới tổ chức phản
biện.


Hiện nay các cơ quan, tổ chức vẫn gửi dự thảo các văn bản quy
phạm pháp luật đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để lấy ý kiến nhưng
không đặt vấn đề phản biện xã hội. Như vậy, việc phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phụ thuộc vào yêu
cầu của các cơ quan dự thảo các văn bản về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt sâu quy định này và chủ
động triển khai việc phản biện xã hội khi có yêu cầu. Tuy nhiên, đến
nay Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể các cấp chưa nhận được
yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần phản biện xã
hội. Đây mới chỉ là những kết quả bước đầu nhưng thể hiện trách
nhiệm, quyết tâm của MTTQVN tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ giám

sát và phản biện xã hội, một công việc quan trọng và mang nhiều yếu
tố đặc thù.


Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát và phản
biện xã hội vẫn còn không ít khó khăn, nhất là về kinh nghiệm, lực
lượng, kiến thức của cán bộ Mặt trận; nhận thức của một số cấp ủy
đảng, chính quyền về nhiệm vụ này vẫn còn hạn chế, chưa được quan
tâm đúng mức. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với Mặt
trận để phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội có lúc, có nơi
còn chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện nay vẫn còn không ít lĩnh vực giám sát của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam chưa được pháp luật cụ thể hóa thành cơ chế, năng lực
giám sát phản biện còn yếu; hoạt động giám sát, phản biện còn gặp
nhiều khó khăn nên hiệu quả chưa cao, chủ yếu mới thể hiện qua các
phát hiện, nêu ý kiến, kiến nghị tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân,
phiên họp của các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát, chưa có
phương thức giám sát cụ thể, chưa được quan tâm thực hiện thường
xuyên, liên tục; hơn nữa các ý kiến, kiến nghị của MTTQ nhiều địa
phương còn xem nhẹ chưa giải quyết thấu tình, đạt lý.


Vì vậy, để làm tốt vai trò quan trọng này, không chỉ Mặt trận
mà toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cần phải
nhận thức đầy đủ và tạo mọi điều kiện để việc giám sát và phản biện
của Mặt trận Tổ quốc đi vào cuộc sống thiết thực.
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội,
nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần hoàn
thiện chủ trương, chính sách, pháp luật sát hợp với thực tiễn của đời

sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và thể hiện
được ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, thời gian tới cùng
với những vấn đề trọng tâm khác, nhiệm vụ này cần tập trung cho việc
tiếp tục rà soát việc thực hiện chính sách đối với người có công với
cách mạng. Phối hợp sơ kết, tổng kết, xem xét giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị đối với các trường hợp chưa được hưởng, hưởng
chưa đủ và đề nghị xử lý các trường hợp hưởng sai chế độ.


Đẩy mạnh công tác giám sát thông qua hoạt động của
Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
tại xã, phường, thị trấn và hoạt động giám sát của Ủy ban
MTTQ Việt Nam các cấp theo quy định của pháp luật hiện
hành. Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong thực
hiện xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là giám sát thực
hiện quy chế dân chủ trong việc lập, xây dựng quy hoạch,
kế hoạch; công tác giải phóng mặt bằng; các khoản đóng
góp của nhân dân; hoạt động giám sát cộng đồng đối với
các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân
sinh do nhà nước và nhân dân cùng làm.


Phối hợp giám sát việc thực hiện Nghị quyết hàng năm của
HĐND tỉnh; giám sát việc thực hiện chi trả, sử dụng kinh phí hoạt
động Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư của cộng đồng; kinh phí thực
hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư”… Đối với việc phản biện xã hội cần tập trung cho việc
tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các nghị quyết, chỉ thị, quyết
định của cấp ủy, các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền; dự
thảo các nghị quyết, chương trình, đề án của HĐND, UBND cùng cấp

về phát triển kinh tế - xã hội, các nội dung liên quan đến quyền và
trách nhiệm của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội; quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân về xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Phản biện các văn bản về quản lý và phát triển nguồn
nhân lực của địa phương; đề án thu, chi các loại phí, lệ phí, các khoản
đóng góp của nhân dân...


Để công tác giám sát và phản biện xã hội đạt hiệu quả cao nhất,
cùng với việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến pháp,
pháp luật, điều lệ MTTQVN, điều lệ của các đoàn thể chính trị - xã hội
cũng như quy chế phối hợp của các tổ chức thành viên trong
MTTQVN thì yếu tố không kém phần quan trọng là trong tổ chức thực
hiện giám sát và phản biện xã hội cần phải có lộ trình thích hợp, phù
hợp với năng lực tổ chức thực hiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các tổ chức thành viên và điều kiện thực tế ở mỗi cấp. Trong triển
khai cần tiến hành thí điểm, rút kinh nghiệm và định kỳ sơ kết, tổng kết
nhằm nhân rộng các cách làm tốt, rút kinh nghiệm cách làm chưa hiệu
quả.
Trên đây là báo cáo tham luận của Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh về hoạt động giám sát và phản biện xã hội./.


XIN CHÂN THÀNH
CẢM ƠN!

16




×