Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tổng hợp câu hỏi tình huống ôn tập thi cuối kỳ môn luật bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.11 KB, 8 trang )

Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Trong bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm được trả căn cứ vào thiệt hại
thực tế khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thành lập dưới dạng công ty hợp danh.
3. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản phải xác định rõ người thụ hưởng.
4. Nguyên tắc thỏa thuận không áp dụng đối với loại hình bảo hiểm bắt buôc.
5. Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải giao kết bằng văn bản có công chứng.
6. Trong bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm ở nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm cho một tài sản được bảo hiểm.
7. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là thời điểm giao kết hợp đồng
bảo hiểm.
8. Trong bảo hiểm tài sản, kết quả giám định của doanh nghiệp bảo hiểm có
giá trị pháp lý cao nhất.
9. Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm cho cùng một tài sản nhưng ở hai
doanh nghiệp khác nhau trong cùng một thời điểm.
10. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được thể hiện trong hợp
đồng bảo hiểm.
11. Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm trong
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm
giao kết hợp đồng bảo hiểm.
12. Trong bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bất
kỳ cá nhân nào nếu được cá nhân đó đồng ý bằng văn bản.
13. Trong pháp luật bảo hiểm tài sản, pháp luật cấm mua bảo hiểm trùng.
14. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể trực tiếp giao kết hợp đồng bảo
hiểm với khách hàng.
15. Trong bảo hiểm tử kỳ, người chồng có thể mua bảo hiểm cho vợ hợp pháp
của mình nếu vợ đang mắc bệnh tâm thần.
16. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ
vào thiệt hại thưc tế phát sinh.
17. Tái bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc cho tất cả mọi doanh nghiệp bảo hiểm để
phân tán rủi ro.


18. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng có ý gây ra cái chết
hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo
hiểm không phải trả tiền bảo hiểm.


19. Trong bảo hiểm tài sản, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cấm bên mua bảo
hiểm cố ý mua bảo hiểm trên giá trị.
20. Cơ quan quản lý kinh doanh bảo hiểm là Bộ Tài chính.
Câu 2: Câu hỏi tự luận
1. Trên cơ sở Pháp luật kinh doanh bảo hiểm, anh (chị) hãy chỉ ra ít nhất 4
điểm khác nhau giữa bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người.
2. Có quan điểm cho rằng “mua bảo hiểm con người là một hình thức đầu tư
tài chính”. Anh (chị) hãy cho biết quan điểm này đúng hay sai? Tại sao?
3. Cá nhân có thể mua bảo hiểm tử kỳ cho mình đồng thời tại các doanh
nghiệp bảo hiểm A, B, C không? Khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm thì nghĩa vụ trả
tiền bảo hiểm được xác định như thế nào?
4. Trong bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm có được quyền kiện bên
mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm không? Tại sao?
5. Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm:
“Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều
khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”.
6. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền lập quỹ đầu tư từ nguồn phí
bảo hiểm để đầu tư sinh lợi ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm không? Tại
sao?
7. Nghĩa vụ thực hiện các quy định về an toàn có ảnh hưởng đến quyền được
yêu cầu bồi thường bảo hiểm không? Tại sao?
8. Khi người được bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ chết do lỗi người thứ 3
thì doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn
tiền bảo hiểm không? Tại sao?
9. Trong bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm có được quyền kiện bên

mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm không? Tại sao?
10. Anh (chị) hãy phan biệt hoạt động môi giới bảo hiểm với hoạt động đại lý
bảo hiểm?
11. Trong bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho
những đối tượng nào? Tại sao luật lại quy định như vậy?
12. Bảo hiểm trùng là gì? Nếu có trường hợp bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài
sản thi xử lý như thế nào khi giao kết hợp đồng và khi phát sinh sự kiện bảo
hiểm?
Câu 3: Bài tập tình huống:


1. Công ty TNHH X mua ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ cho tài sản của
mình là kho hàng vải sợi với Công ty bảo hiểm Y. Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực
trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày 7 tháng 10 năm 2007. Ông B là giám đốc công
ty X đồng thời là thành viên sở hữu 25% vốn điều lệ của công ty X.
Ngày 25 tháng 8 năm 2008, Ông A (bố của B) vô ý làm cháy kho hàng cháy
kho hàng vải sợi của Công ty trách nhiệm hữu hạn X. Sau khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm, Hội đồng thành viên Công ty TNHH X họp xem xét những đóng góp của B
cho công ty, mối quan hệ cha con giữa Giám đốc B và A nên đã quyết định không
yêu cầu A bồi thường cho công ty X. Mặt khác, Công ty TNHH X làm hồ sơ yêu
cầu Công ty bảo hiểm Y bồi thường theo cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nhưng
bị từ chối. Trong văn bản trả lời, Công ty bảo hiểm Y cho rằng lý do từ chối bồi
thường là vì Công ty X từ chối không chuyển giao cho Công ty bảo hiểm Y quyền
yêu cầu ông A bồi hoàn. Công ty X không đồng ý với quyết định này.
Anh chị hãy cho biết:
a. Theo những dữ kiện nêu trên, việc từ chối bồi thường của doanh nghiệp bảo
hiểm Y cho công ty X là đúng hay sai? Vì sao?
b. Giải quyết tranh chấp trên như thế nào?
2. Công ty TNHH M (sau đây gọi tắt là M) ký hợp đồng thuê tài chính 10
chiếc xe ô tô tại Công ty cho thuê tài chính X. Ngày 15/10/2013, M đã tiến hành

mua bảo hiểm cho 10 chiếc xe ô tô nói trên tại Công ty bảo hiểm Y với số tiền bảo
hiểm là 10 tỷ đồng, bảo hiểm cho sự kiện cháy, nổ, tai nạn. Ngày 10/11/2013, do
sự cố chập điện tại bãi đậu xe của M nên toàn bộ một 10 chiếc xe nói trên bị cháy
hoàn toàn. Giám định thiệt hại thực tế tại thời điểm bị cháy là 12 tỷ đồng. Hỏi:
a- Việc M mua bảo hiểm cho tài sản thuê trong trường hợp này là đúng hay
sai? Tại sao?
b- Xác định số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho M?.
3. Ngày 15/2/2010, ông A mua bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp của mình là
bà B tại doanh nghiệp bảo hiểm X, nội dung hợp đồng như sau: số tiền bảo hiểm là
1 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 20 năm tính từ ngày giao kết hợp đồng, người thụ
hưởng là ông A. Ngày 10/4/2011, ông A tiếp tục mua bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp
pháp của mình là bà B tại doanh nghiệp bảo hiểm Y, nội dung hợp đồng như sau:
số tiền bảo hiểm là 3 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm là 10 năm tính từ ngày giao kết
hợp đồng, người thụ hưởng là con chung của A và B. cả hai hợp đồng bảo hiểm
này đều được bà B đồng ý. Hỏi:
a- Việc giao kết 2 hợp đồng bảo hiểm nói trên là đúng hay sai? Tại sao?


b- Giả sử ngày 15/10/2013, bà B bị tai nạn giao thông chết, anh (chị) hãy xác
định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm cho những người thụ
hưởng như thế nào?
4. Ngày 1/6/2006, ông A giao kết hợp đồng bảo hiểm tử kỳ cho vợ hợp pháp
(sau đây gọi là B), chỉ định người thụ hưởng là con chung của 2 vợ chồng (sau đây
gọi tắt là C). Ông A đã đóng phí bảo hiểm đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngày 20/6/2013, TAND Quận X đã ra bản án cho ly hôn giữa A và B, bản án có
hiệu lực sau đó theo quy định. Do A và B không yêu cầu tòa án chia tài sản nên
tòa để cho A và B tự thỏa thuận chia tài sản chung. Để bảo đảm quyền lợi của
người con, A vẫn tiếp tục đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
nhưng không thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết việc ly hôn của 2 người.
Ngày 30/9/2013, bà B bị tai nạn chết. Người con đã làm đơn đề nghị doanh nghiệp

bảo hiểm bồi thường. Là nhân viên pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm, anh (chị)
hãy cho biết sự kiện bà B chết có làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm không? Tại sao?
5. Ông A là chủ sở hữu xe máy biển số 54Y-9999. Ông A đã mua bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm X và được cấp Giấy
chứng nhận bảo hiểm vào ngày 03 tháng 01 năm 2011. Giấy chứng nhận bảo hiểm
có hiệu lực trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Cuối
tháng 1 năm 2011 ông A làm thất lạc Giấy chứng nhận bảo hiểm. Ngày 02 tháng
02 năm 2011 ông A lại mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chính chiếc xe 54Y9999 này tại Công ty bảo hiểm Y. Thời hạn bảo hiểm là 12 tháng kể từ ngày 02
tháng 02 năm 2011. Cuối tháng 2 năm 2011, ông A tìm thấy Giấy chứng nhận bảo
hiểm ban đầu.
Ngày 2 tháng 3 năm 2011, chiếc xe 54Y-9999 gây tai nạn cho C. Theo kết quả
giám định thiệt hại từ tai nạn này là 90 triệu đồng, trong đó thiệt hại về tài sản là
50 triệu, thiệt hại về người là 40 triệu.
a. Anh chị hãy cho biết trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm X, công
ty bảo hiểm Y trong vụ tai nạn này? Giải thích tại sao?
b. Giả sử tổng giá trị thiệt hại là 145 triệu, trong đó thiệt hại về tài sản là 60
triệu, thiệt hại về người là 85 triệu. Ông A có nghĩa vụ tiếp tục bồi thường cho C
hay không? Nếu có thì mức bồi thường là bao nhiêu? Vì sao?
6. Ông Trần Anh mua bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chiếc xe gắn máy của
mình tại DNBH Hoàng Thành, ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/06/2010, thời
hạn hợp đồng là 1 năm. Số tiền bảo hiểm được xác định như sau:


- Đối với người là 50tr/người/vụ.
- Đối với tài sản là 30tr/vụ.
Ngày 20/07/2010, khi ông Anh đang điều khiển xe trên đường Trần Phú thì
tông phải ông Nguyễn Thành Nhân gây thiệt hại cho ông Nhân như sau:
- Tiền chữa bệnh do tai nạn là 20 triệu đồng.
- Chi phí sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng là 12triệu đồng.

Đồng thời, ông Anh cũng phải sữa chữa xe của ông Anh với chi phí là 8 triệu
đồng.
a) Số tiền mà DNBH Hoàng Thành phải chi trả cho trường hợp trên là bao
nhiêu? Vì sao?
b) Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên?
c) Hợp đồng bảo hiểm trên còn phát sinh hiệu lực không? Vì sao?
d) Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà ông Anh cho cháu của
mình là Trần Thành Đạt mượn (biết rằng Đạt mới chỉ 15 tuổi) thì DNBH
có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì sao?
e) Nếu không phải ông Anh là người điều khiển xe mà Tuấn, người hàng xóm
đã lấy trộm và gây tai nạn thì DNBH có phải trả tiền bảo hiểm không? Vì
sao?
f) Gỉa sử chi phí chữa bệnh của ông Nhân là 50 triệu và chiếc xe bị hư hỏng
toàn bộ với giá trị là 35triệu thì số tiền mà DNBH phải chi trả là bao
nhiêu? Vì sao?
g) Gỉa sử Anh vừa tông phải ông Nhân làm cho ông Nhân tông phải Hoàng,
Hoàng lại đang chở thêm Trọng dẫn đến Hoàng phải bỏ ra chi phí chữa
bệnh là 25 triệu và Trọng phải bỏ ra chi phí chữa bệnh là 20 triệu, xe bị hư
hỏng phải sữa chữa 25tr, còn thiệt hại của ông Nhân như trên thì DNBH
phải chi trả bảo hiểm như thế nảo? Giải thích?
7. Ông Ân mua bảo hiểm cháy cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Việt.
Ngày giao kết hợp đồng là ngày 02/07/2010, thời hạn hợp đồng là 2 năm, giá trị
căn nhà tại thời điểm mua bảo hiểm là 2 tỷ VND. Ông A mua bảo hiểm cho toàn
bộ giá trị căn nhà.
Ngày 05/09/2011, Ân có va chạm với ông Oán là hàng xóm của Ân. Nhân
đêm tối, ngày 06/09/2011, ông Ân sang đốt nhà ông Oán làm cháy phòng bếp nàh
ông Oán. Trong lúc tức giận, Oán sai con là Tân (14 tuổi) sang đốt nhà của ông
Ân. Tuy nhiên vì phát hiện kịp thời nên căn nhà chỉ bị thiệt hại 45% giá trị. Ngay



sau khi thiệt hại xảy ra, ông Ân đã hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi đến DNBH Rồng
Việt để yêu cầu bồi thường.
a) DNBH Rồng Việt từ chối chi trả cho ông Ân vì lý do ông Ân đã có lỗi
trong qía trình làm cháy nhà của mình (vì ông đã đốt nhà ông Oán trước).
Lý do Rồng Việt từ chối nêu để từ chối bảo hiểm là đúng hay sai? Vì sao?
b) Số tiền mà DNBH phải bồi thường (nếu ông A được bồi thường) là bao
nhiêu? Vì sao?
c) Hợp đồng bảo hiểm trên vẫn tiếp tục có hiệu lực pháp lý hay kết thúc hiệu
lực pháp lý? Vì sao?
d) Cũng trường hợp trên nhưng căn nhà bị tổn thất toàn bộ thì số tiền bồi
thường là bao nhiêu? Vì sao?
e) Sau khi DNBH đã bồi thường toàn bộ giá trị căn nhà thì HĐBH còn hiệu
lực pháp lý không? Vì sao?
f) Giả sử cùng khoản thời gian trên, ông Ân cũng đã mua bảo hiểm trị giá 1
tỷ cho căn nhà của mình tại DNBH Rồng Thép. Hỏi: việc chi trả bảo hiểm
cho ông Ân trong trường hợp này thế nào?
g) Theo anh chị, giá trị tài sản khi thỏa thuận giao kết hợp đồng có ý nghĩa
pháp lý gì? Vì sao?
h) Căn cứ để DNBH bồi thường là giá của căn nhà tại thời điểm giao kết
HĐBH hay giá tại thời điểm bồi thường? Tại sao?
i) Sau khi bồi thường, DNBH có được quyền đòi lại số tiền mà mình đã bồi
thường từ người gây ra thiệt hại là Tân hay Oán? Vì sao?
8. Bà Hậu mua bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại DNBH
Nhân Ái. Ngày giao kết hợp đồng là ngày 15/04/2007, thời hạn hợp đồng là 10
năm, số tiền bảo hiểm là 2 tỷ VND. Trong hợp đồng, bà Hậu đã xác định tên
người thụ hưởng là Hoài, con trai của bà Hậu.
Sau khi giao kết hợp đồng tại DNBH Nhân Ái, bà Hậu còn ký tiếp hai
HĐBH nhân thọ cho trường hợp chết của mình tại 2 DNBH Nhân Thành và Bất
Tử với giá trị mỗi hợp đồng là 800 triệu đồng.
Ngày 25/08/2010 trong lúc đi tập thể dục buổi sáng, bà Hậu đang đi trong

công viên thì bị một người nhóm thanh niên đua xe tông và qua đời.
a) Theo anh chị, trường hợp bà Hậu chết như trên có phát sinh trách nhiệm
bảo hiểm của DNBH Nhân Ái trong trường hợp trên hay không? Vì sao?
b) Ai là người được hưởng số tiền bảo hiểm trên? Vì sao?
c) Nếu phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được quyền yêu
cầu người gây ra thiệt hại tiếp tục bồi thường cho mình hay không? Vì sao?


d) Giả sử, bà Hậu đi tập thể dục cùng Hoài và cả 2 người cùng bị tông chết.
DNBH chi trả cho ai? Tại sao?
e) Nếu tình huống trên thuộc trường hợp bảo hiểm, gia đình bà Hậu có được
nhận tiếp hai khoản tiền bảo hiểm từ hai hợp đồng ký sau hay không? Vì
sao?
f) Giả sử, bà Hậu băng ngang đường cao tốc và bị tai nạn chết người. DNBH
có nghĩa vụ phải chi trả bảo hiểm không? Tại sao?
9. A là chủ sở hữu chiếc tàu vận chuyển hành khách du lịch đường song. A
mua bảo hiểm tài sản cho chiếc tàu này của mình tại hai công ty bảo hiểm B và C.
Hợp đồng bảo hiểm mua tại B ghi số tiền bảo hiểm là 3 tỷ đồng, hợp đồng bảo
hiểm mua tại B ghi số tiền bảo hiểm là 2 tỷ đồng. Giá trị của chiếc tàu tại thời
điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với B là 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị của chiếc
tàu tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với C là 5 tỷ đồng (do biến động giá
thị trường). Trong thời hạn bảo hiểm của hai hợp đồng nói trên, chiếc tàu bị cháy
thuộc trường hợp bảo hiểm gây thiệt hại toàn bộ. Vào thời điểm xảy ra sự kiện bảo
hiểm, giá thị trường của chiếc tàu là 4,5 tỷ đồng. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Ngoài bảo hiểm tài sản cho chiếc tàu nêu trên, chủ chiếc tàu A có thể mua
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu với hành khách và mua bảo hiểm
nhân thọ cho người lao động trên tàu không? Tại sao?
b. Theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm , anh (chị) hãy xác định
trách nhiệm bồi thường trong tranh chấp này?
10. Ngày 25/10/2007, Công ty Bình Minh đã ký một hợp đồng bảo hiểm tàu

biển với Công ty Cổ phần bảo hiểm X. Mức phí bảo hiểm là hơn 22,4 triệu/12
tháng, phạm vi bảo hiểm là thân tàu, trong điều kiện hoạt động đúng vùng tuyến
quy định. Nếu bị tổn thất toàn bộ thì được bảo hiểm 3 tỷ đồng (trong đó có cả phí
trục vớt). Thời hạn bảo hiểm là 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng. Đầu tháng 1/2008,
tàu BN 0425 của Công ty Bình Minh nhận hợp đồng chở 770 tấn quặng sắt của
Công ty Hoàng Tiến từ Bến Vát (Hiệp Hòa - Bắc Giang) đến cảng Phòng Thành
(Quảng Tây - Trung Quốc). Ngày 14/1/2008, tàu BN 0425 neo đậu tại cảng Vạn
Gia, Móng Cái, Quảng Ninh. Khoảng 7h sáng 15/1/2008, sau khi làm xong các thủ
tục và có giấy phép xuất bến, tàu BN 0425 xuất bến trong tình trạng tàu vận
chuyển không quá tải, thuyền trưởng, máy trưởng đều đáp ứng các yêu cầu chuyên
môn kỹ thuật. Tuy nhiên 1 trong số 6 thủy thủ không có tên trong danh sách
thuyền viên đã đăng ký. Đến khoảng 14h cùng ngày thì tàu BN 0425 bị nạn do
điều kiện bất khả kháng của thời tiết bất thường, lốc lớn làm tàu bị đắm. Công ty


Bình Minh làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm nhưng bị công ty bảo hiểm X từ chối
bồi thường với lý do công ty Bình Minh vi phạm qui định về thành phần thủy thủ
trên tàu.
Anh Chị hãy cho biết:
a) Thế nào là trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm?
b) Việc từ chối bồi thường của công ty bảo hiểm X là đúng hay sai? Vì sao?
c) Giả sử, thủy thủ vẫn đúng như danh sách thuyền viên đăng ký nhưng tàu hư
hỏng vì lý do bị rò rỉ từ một mối hàn trên thân tàu. Vậy công ty bảo hiểm có
quyền từ chối bảo hiểm vì lý do này không?
d) Giả sử, khi tàu bị rò rỉ, thuyền trưởng đã thông báo cho công ty X và được
yêu cầu nhanh chóng tìm biện pháp khác phục. Thuyền trưởng đã yêu cầu
thủy thủ dùng 2 lô hàng trị giá 100 triệu để chặn lại lổ hỏng trên tàu. Vậy
công ty X có bồi thường cho 2 lô hàng này hay không? Tại sao?
e) Giả sử trước khi khởi hành, thuyền trưởng phát hiện tàu BN 0425 đã có dấu
hiệu xuống cấp như thân tàu bị rỉ sét nhiều chỗ nhưng tàu vẫn đủ điều kiện

lưu hành. Hỏi thuyền trưởng có trách nhiệm gi khi phát hiện các hiện tượng
trên? Vì sao?
f) Giả sử, tàu BN 0425 bị chìm là do tàu CN 0235 đâm phải. Biết rằng tàu CN
0235 của công ty Hoàng Hôn và Hoàng hôn đã mua bảo hiểm của công ty
BH Y về trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba với số tiền bảo hiểm là 2 tỷ.
Vậy trong trường hợp này, thiệt hại của công ty Bình Minh do ai chi trả?
Tại sao? Giải quyết các mối liên hệ liên quan.



×