Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu ôn tập câu nhận định môn luật tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.39 KB, 10 trang )

Tài liệu ôn tập câu nhận định môn Luật
tố tụng dân sự
1. Viện kiểm sát nhân dân tham gia tất cả các phiên họp và
phiên tòa sơ thẩm.
=> Nhận định sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 21 BLTTDS thì
viện kiểm sát chỉ tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc
dân sự, và chỉ tham gia các các phiên tòa sơ thẩm được quy định
tại K2D21 BLTTDS.
2. Trong vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng mà có bị đơn là người chưa thành niên thì viện kiểm sát
phải tham gia phiên tòa sơ thẩm đó.
=> Nhận định đúng. Theo khoản 2 điều 21 BLTTDS thì viện kiểm
sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án mà có 1
bên đương sự là người chưa thành niên
3. Thẩm phán phải bồi thường nếu trong quá trình làm nhiệm
vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho đương sự.
=> Nhận định sai. Theo khoản 4 điều 13 BLTTDS thì tòa án có
trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại và người tiến hành tố
tụng có trách nhiệm bồi hoàn cho tòa án theo quy định của pháp
luật
4. Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất
đai nếu đất không có những giấy tờ hợp pháp theo quy địh của
Luật đất đai.
=> Nhận định sai. Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì khi đất
không có giấy tờ hợp pháp, đương sự có thể được lựa chọn UBND
hoặc tòa án giải quyết


5. Tranh chấp giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động
là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
=> Nhận định sai. Theo khoản 2 điều 31 BLTTDS thì chỉ có tranh


chấp giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về
quyền mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
6. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau.
=> Nhận định sai. Vì theo điểm b, khoản 1 điều 33 BLTTDS thì
Tòa án nhân dân huyện giải quyết những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại quy định tại K1D29 BLTTDS mà tại K1D29 không
quy định tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau
7. Tranh chấp lao động tập thể về quyền mà quá thời hạn
nhưng chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết
thì thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp
huyện.
=> Nhận định sai. Tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc điều
31 BLTTDS. Mà căn cứ tại điểm a, khoản 1 điều 34 BLTTDS thì
thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp tại điều 31 BLTTDS
thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh
8. Nếu đương sự trong vụ án dân sự là người nước ngoài làm
ăn, sinh sống tại Việt Nam thì vụ án đó thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện
=> Nhận định sai. Theo khoản 1 điều 7 nghị quyết 03/2012 quy
định về đương sự ở nước ngoài thì tại thời điểm thụ lý vụ án mà
đương sự ở nước ngòa thì vụ án đó thuộc thẩm quyền của tòa án
nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ tại khoản 3 điều 33 BLTTDS
9. Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài và tòa án cấp tỉnh
đã thụ lý đúng thẩm quyền, nhưng sau đó đương sự không còn


ở nước ngoài thì phải chuyển hồ sơ cho tòa án cấp huyện giải

quyết.
=> Nhận định sai. Theo điều 412 BLTTDS quy định về vụ việc
dân sự đã được 1 Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định
về thẩm quyền do Bộ luật này quy định thì phải được Tòa án đó
tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi
quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc các tình tiết
mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án khác
10. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng
đất thuộc tòa án nhân dân nơi có bất động sản.
=> Nhận định sai. Theo điểm a,b khoản 1 điều 35 BLTTDS thì
thẩm quyền thuộc về tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc
11. Chỉ tòa án nơi người nhận nuôi con nuôi cư trú có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
=> Nhận định sai. Theo điểm l khoản 2 điều 35 BLTTDS thì tòa án
nơi cha,mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải
quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
12. Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án nơi bị đơn có tài sản
để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
=> Nhận định sai. Theo điểm a khoản 1 điều 36 BLTTDS thì nếu
không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn
có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú , lam việc, có trụ sở cuối
cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết
13. Trong trường hợp nguyên đơn được quyền lựa chọn tòa án
có thẩm quyền và họ nộp đơn tại nhiều tòa khác nhau, thì chỉ
tòa án thụ lý đầu tiên mới có thẩm quyền giải quyết. Các tòa
án khác phải ra quyết định trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.
=> Nhận định đúng. theo khoản 2 điều 9 nghị quyết 03/2012 thì
khi đương sự nộp đơn tại nhiều tòa án khác nhau thì tòa án đã thụ
lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự.



Các tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1
điều 168 BLTTDS trả lại đơn. nếu đã thụ lý vụ án rồi thì căn cứ
vào điểm đ khoản 1 điều 168 BLTTDS và điểm i khoản 1 điều 192
BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự
14. Nguyên đơn là người có quyền lợi, nghĩa vụ bị xâm phạm
hoặc có tranh chấp trong vụ án dân sự.
=> Nhận định sai. Theo khoản 2 điều 56 BLTTDS thì nguyên đơn
là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do
bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị
xâm phạm.
15. Người đủ 16 tuổi làm công việc giúp việc gia đình theo hợp
đồng lao động có quyền khởi kiện người sử dụng lao động nếu
người sử dụng lao động không thanh toán tiền công cho mình.
=> Nhận định đúng. Theo khoản 6 điều 57 BLTTDS thì người từ
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng
lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản của riêng mình được
tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ
lao động hoặc quan hệ dân sự đó.
16. Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước bị giải thể thì đại diện
hợp pháp của doanh nghiệp đó tham gia tố tụng.
=> Nhận định đúng. Căn cứ tại điểm b khoản 2 điều 62 BLTTDS
thì trường hợp cơ quan tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải
thể là cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,... thì đại diện
hợp pháp của cơ quan đó được giao tiếp nhận các quyền và nghĩa
vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng
17. Luật sư được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

=> Nhận định sai. Theo khoản 1 điều 64 BLTTDS thì khi tòa án
xét thấy cần thiết thì mới được tham gia


18. Chỉ đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố
tụng
=> Nhận định sai. Theo khoản 4 điều 64 BLTTDS thì người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thay mặt đương sự
yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
19. Người giám định có quyền tham gia hỏi tại thủ tục hỏi tại
phiên tòa
=> Nhận định đúng. Theo điểm b khoản 1 điều 68 BLTTDS và
điều 222 BLTTDS thì người giám định được đặt câu hỏi đối với
người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến việc giám
định
20. Nếu Kiểm sát viên và hội thẩm nhân dân có quan hệ thân
thích với nhau thì không được cùng tham gia 1 phiên tòa xét
xử.
=> Nhận định đúng. Theo khoản 3 điều 46 BLTTDS thì người tiến
hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi tố tụng trong các trường
hợp có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm
vụ.
21. Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ , tòa án chỉ tiến
hành thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự không tự
mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu.
=> Nhận định sai. TRong các trường hợp quy định tại điểm
a,b,d,đ,e khoản 2 điều 85 BLTTDS là tòa án tiến hành thu thập
chứng cứ bao gồm : lấy lời khai của đương sự; đối chất giữa các
đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng; quyết
định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản; xem xét thẩm

định tại chỗ; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu chứng cứ
22. Nếu lời khai của người làm chứng gây thiệt hại cho đương
sự thì họ phải bồi thường.


=> Nhận định sai. Căn cứ tại khoản 7 điều 66 BLTTDS thì nếu lời
khai của người làm chứng sai sự thật gậy thiệt hại cho đương sự thì
họ phải bồi thường
23. Thẩm phán sẽ quyết định giám định bổ sung trong trường
hợp kết luận giám định vi phạm pháp luật.
=> Nhận định sai. Theo Khoản 3 điều 90 BLTTDS thì trong
trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc
có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của 1 hoặc các bên đương
sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại
24. Người giám định có quyền ghi chép tất cả tài liệu có trong
hồ sơ vụ án để phục vụ cho việc giám định
=> Nhận định sai. Theo khoản 1 điều 68 BLTTDS thì người giám
định chỉ được phép đọc và ghi chép tất cả tài liệu có liên quan đến
việc giám định
25. Chánh án có quyền quyết định áp dụng thay đổi, hủy bỏ
biện pháp khẩn cấp tạm thời
=> Nhận định sai. Theo điều 100 BLTTDS thì quyền quyết định áp
dụng thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở
phiên tòa do thẩm phán xem xét, quyết định. Còn tại phiên tòa thì
do hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
26. Việc áp dụng biện pháp buộc thực hiện trước 1 phần nghĩa
vụ cấp dưỡng có thể do tòa án tự mình quyết định
=> Nhận định đúng. Tòa án tự mình ra quyết định tại điều 119
BLTTDS quy định tại khoản 2 điều 102 BLTTDS
27. Để đảm bảo tính khách quan, tại phiên tòa, thông tin và lời

khai của người làm chứng phải được công bố công khai.
=> Nhận định sai. Căn cứ tại khoản 5 điều 226 BLTTDS quy định
trong trường hợp cần thiết phải đảm bảo an toàn cho người làm
chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử quyết


định không tiết lộ thông tin về nhân thân của người làm chứng và
không để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.
28. Thời điểm tòa án thụ lý vụ án dân sự là khi người khởi kiện
nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.
=> Nhận định sai. Theo khoản 4 điều 171 BLTTDS thì trong
trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền
tạm ứng án phí, án phí hì Toa án phải thụ lý vụ án khi nhận được
đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
29. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, bị đơn có quyền
đưa ra yeu cầu phản tố
=> Nhận định sai. Theo khoản 3 điều 176 BLTTDS thì bị đơn có
quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa
vụ án ra xét xử
30. Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án tranh chấp
về quyền sở hữu tài sản, tòa án phải ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử
=> Nhận định sai. Theo khoản 1 điều 179 BLTTDS đối với vụ án
có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có quyền gia
hạn thêm 2-4 tháng
31. Khi có đương sự vắng mặt thì tòa án phải hoãn phiên hòa
giải
=> Nhận định sai. Theo khoản 3 điều 184 BLTTDS thì trong vụ án
có nhiều đương sự mà 1 đương sự vắng mặt nhưng các đương sự
có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải không ảnh

hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt hì Thẩm phán
tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt
32. Trường hợp có đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải, mặc
dù các đương sự có mặt thỏa thuận được toàn bộ nội dung vụ
án thì tòa án cũng không được ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự


=> Nhận định sai. Theo khoản 3 điều 187 BLTTDS thì các đương
sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì
thỏa thuận đó chỉ có giá trị với những người có mặt và được thẩm
phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ của đương sự vắng mặt
33. Tòa án phải hoãn phiên tòa nếu đương sự được triệu tập
hợp lệ lần thứ nhất nhưng vẫn vắng mặt
=> Nhận định sai. Theo khoản 1 điều 199 BLTTDS thì trừ trường
hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt
34. Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án nếu nguyên đơn được
triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt
=> Nhận định sai. Theo điểm e khoản 1 điều 192 BLTTDS thì trừ
trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì
sự kiện bất khả kháng
35. Tại phiên tòa, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi
kiện thì hội đồng xét xử đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
=> Nhận định đúng. Theo khoản 2 điều 218 BLTTDS thì đương sự
rút 1 phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của
họ là tự nguyện thì hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử
đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút
36. Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa nếu tại phiên tòa, hội
đồng xét xử quyết định cho giám định bổ sung hoặc giám định

lại.
=> Nhận định đúng. Theo khoản 4 điều 230 BLTTDS thì khi
người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định và có
yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung, nếu xét thấy cần thiết thì
hội đồng xét xử hoãn phiên tòa
37. Tòa án sẽ ra quyết định trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó
không thuộc thẩm quyền của tòa án nhận đơn


=> Nhận định sai. Theo khoản 2 điều 167 BLTTDS thì trong
trường hợp không thuộc thẩm quyền của tòa nhận đơn nhưng thuộc
thẩm quyền của tòa án khác thì sẽ chuyển đơn
38. Các bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm thì chưa có
hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm
=> Nhận định sai. Theo điều 243 và điều 250 BLTTDS thì chỉ các
bản án, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án chưa có
hiệu lực pháp luật mới bị kháng cáo, kháng nghị
39. Người kháng cáo đã được tòa án cấp phúc thẩm triệu tập
hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì tòa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án
=> Nhận định sai. Căn cứ tại khoản 3 điều 266 và khoản 2 điều
199 BLTTDS thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giảo quyết vụ án
trừ trường hợp giải quyết vắng mặt
40. Mọi tranh chấp lao động tập thể đều thuộc thẩm quyền của
tòa án
=> Nhận định sai. Theo khoản 2 điều 31 BLTTDS thì tranh chấp
lao động tập thể về lợi ích tòa án không giải quyết mà tranh chấp
lao động tập thể về quyền mới thuộc thẩm quyền của tòa án
41. Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc về

chánh án hoặc viện trưởng viện kiểm sát
=> Nhận định sai. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi thẩm
phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án thuộc thẩm quyền của
Chánh án; việc thay đổi kiểm sát viên thuộc thẩm quyền của Viện
trưởng viện kiểm sát. Tại phiên tòa, việc thay đổi người tiến hành
tố tụng do hội đồng xét xử quyết định
42. Tòa án phải triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự đến tham dự phiên hòa giải


=> Nhận định sai. Theo điều 184 BLTTDS thì trong trường hợp
cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức có
liên quan tham gia phiên hòa giải



×