Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

QUY tắc XUẤT xứ HÀNG HÓA THEO TPP THUẬN lợi VÀ KHÓ KHĂN với VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.17 KB, 51 trang )

\
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA THEO TPPTHUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỚI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2012-L

HÀ NỘI, 2016
1
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA THEO TPPTHUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỚI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNHLUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2012-L



Người hướng dẫn: TS. GVC. NGUYỄN LAN NGUYÊN

HÀ NỘI, 2016
2
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên : NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG
Tôi cam đoan: khóa luận tốt nghiệp: “Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo TPP
– thuận lợi và khó khăn với Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, chưa công bố ở bất kỳ đâu. Các số
liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ
ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình
nghiên cứu đã được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hồng

3


MỤC LỤC

4



BẢNG TỪ VIẾT TẮT
ASEAN(Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam A
C/O (certificate of origin): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do
NĐ: Nghị định
RVC (regional value content): Hàm lượng giá trị khu vực
TPP (Trans – Pacific Partnership): Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Quốc tế

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP) là một trong những
chủ đề kinh tế đang được cácdoanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm.Đây là đàm
phán thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam trong thời điểm hiện tại,
với phạm vi đàm phán rộng, mức độ cam kết sâu và dự kiến sẽ có tác động rất
lớn đến triển vọng hoạt động kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp cũng
như đời sống xã hội nói chung.
Một câu hỏi đặt ra là liệu Hiệp định TPP sẽ mang lại những cơ hội và thách
thức gì trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều khó khăn và doanh nghiệp
Việt Nam còn gặp rất nhiều trở ngại trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới như hiện nay. Đặc biệt, TPP đặt ra một số vấn đề
khá mới, tác động sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói
chung và hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp nói riêng. Một trong
các vấn đề đáng quan tâm là quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: Để được miễn giảm

thuế nhập khẩu, hàng hóa trao đổi giữa các nền kinh tế thành viên TPP phải được
sản xuất hoặc lắp ráp từ linh kiện do các nước TPP sản xuất, không sử dụng linh
kiện từ các nước bên ngoài TPP. Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử
dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được
hưởng các ưu đãi thuế suất 0%.Có thể thấy các quy tắc xuất xứ có tác dụng như một
công cụ chính sách, góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của các nước nằm ngoài
TPP, tăng cường thương mại vào giữa các nước thành viên TPP và thúc đẩy thương
mại song phương giữa nước cho hưởng và nước được hưởng ưu đãi.
Theo thống kê, hơn 50% Doanh nghiệp Việt Nam hiện đã đáp ứng được
nguyên tắc này. Tuy nhiên, trong hiệp định TPP này lại có thêm quy định về hàm
lượng giá trị khu vực; nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng
giá trị trở lên. Doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ
các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia công.

6


Đối với Việt Nam, mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi
thế xuất khẩu sang các nước TPP, thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm
thuế cho hàng hóa VN. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của VN
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có
nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên.
Để đạt được những ưu đãi thuế quan khi tham gia TPP đòi hỏi hàng hóa
phải đảm bảo những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Việc nghiên cứu quy tắc xuất
xứ hàng hóa quy định tại Hiệp định này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đưa
ra giải pháp, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, đúng như
mong đợi của Việt Nam khi ký kết hiệp định này.

2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung của bài nghiên cứu: Phân tích quy tắc xuất xứ hàng hóa

được quy định trong hiệp định TPP, từ đó đưa ra giải pháp cho Việt Nam để tận
dụng các thuận lợi, hạn chế khó khăn, phát triển thương mại Quốc tế.
Các mục tiêu cụ thể:

− Từ góc độ lý luận, phân tích quy tắc xuất xứ hàng hóa nói chung và quy tắc xuất
xứ hàng hóa cụ thể được quy định trong hiệp định TPP

− So sánh, đối chiếu với thực tiễn Việt Nam, từ đó đưa ra các thuận lợi và khó
khăn của Việt nam liên quan đến quy định này.

− Xác định Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng lợi thế cũng như hạn chế khó
khăn, phát triển thương mại quốc tế.

3. Đối tượng nghiên cứu.
- Quy tắc xuất xứ hàng hóa nói chung và quy tắc xuất xứ hàng hóa được quy định
trong hiệp định TPP.

- Thực trạng áp dụng pháp luật về quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam hiện
nay.

4. Phương pháp nghiên cứu.
− Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
− Phương pháp so sánh: so sánh với quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định
thương mại tự do khác, so sánh thực tiễn Việt Nam và các quốc gia khác...

7


− Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích điều luật, phân tích các nghiên cứu
sẵn có từ đó tổng hợp thành kết luận chung.


8


CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ QUY TẮC
XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO
1.1.

Khái niệm quy tắc xuất xứ hàng hóa.

1.1.1. Xuất xứ hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm
Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác
nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên
quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…). Vì vậy nếu
không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của
các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan, nếu có.
Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng
hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa
trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản
xuất ra hàng hóa đó.
Công đoạn chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc
điểm cơ bản của hàng hóa.
Sản xuất là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai
thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết khấu, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt, đánh bẫy,
sắn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.
Trong thương mại quốc tế, việc xác định xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa hết
sức quan trọng bởi lẽ xuất xứ hàng hóa là cơ sở để áp dụng các công cụ chính
sách thương mại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Hàng hóa có xuất xứ từ các

quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau sẽ được đối xứ khác nhau trong xuất nhập
khẩu, mà phổ biến nhất là ưu đãi về thuế quan.
Theo Điều 3(b) Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, “một nước được
xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như hàng hóa được hoàn
toàn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình

9


sản xuất ra hàng hóa đó, thì nước Xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện
công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng.”
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm về xuất xứ hàng hóa cũng được quy
định có sự tương đồng: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất
ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối
với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá
trình sản xuất ra hàng hóa đó” [khoản 14, điều 3, Luật Thương mại 2005].
Từ khái niệm trên, có thể thấy, hàng hóa có xuất xứ được phân loại thành:
hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy. Hàng
hóa được coi là có xuất xứ thuần túy khi nó hoàn toàn được sản xuất ra tại một
quốc gia. Hầu hết các hàng hóa có xuất xứ thuần túy, theo quy định trên thế giới
đều giống nhau, và chủ yếu liên quan tới các mặt hàng nông lâm thủy hải sản và
khoáng sản. Ngược lại, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là các loại hàng hóa
có thành phần nhập khẩu. Trường hợp này xảy ra khi có nhiều hơn một quốc gia
tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa [6]
Xuất xứ hàng hóa được thể hiện qua giấy chứng nhận xuất xứ (C/O certificate of origin). C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất
khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo
quy định của cả nước, vùng lãnh thổ xuất khẩu và nhập khẩu, chính vì vậy có
nhiều loại CO (miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). Mục đích của
C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các
quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu.


1.1.1.2. Vai trò của việc xác định xuất xứ hàng hóa.
Hiện nay, các nguyên tắc ưu đãi thuế quan được các nước, vùng lãnh thổ
áp dụng rộng rãi. Theo đó, các quốc gia áp dụng các biện pháp thuế quan và phi
thuế quan tương tự như nhau với hàng hóa đến từ các quốc gia khác nhau. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc xác định xuất xứ hàng hóa với hàng hóa nhập khẩu vào
nước mình nhằm các mục đích sau:

- Để thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế
đối kháng, biện pháp tự vệ (vốn chỉ áp dụng với hàng hóa xuất xứ từ một số
nước nhất định là đối tượng của các biện pháp, công cụ thương mại này);

10


- Xác định xem hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN)
hay diện ưu đãi thuế quan (ví dụ GSP);

- Để phục vụ công tác thống kê thương mại (ví dụ xác định lượng nhập khẩu, trị
giá nhập khẩu từ từng nguồn);

- Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hóa;
- Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định [15].
1.1.2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
1.1.2.1. Khái niệm
Xác định xuất xứ hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong Thương
mại, nhất là thương mại Quốc tế. Việc xác định xuất xứ hàng hóa, đặc biệt là
trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là điều không hề đơn
giản. Cách xác định xuất xứ hàng hóa được gọi là quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất
xứ có tính chất tương đối, được quy định trong các điều ước Quốc tế mà Quốc

gia hay vùng lãnh thổ đó tham gia và lựa chọn áp dụng.
Như vậy, quy tắc xuất xứ hàng hóa được hiểu chung là “các quy định
được pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế xây dựng, được một quốc
gia áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa.”[2]
Mục đích chính của quy tắc này là xác định hàng hóa có được hưởng ưu đãi
hay không? Chế độ ưu đãi chỉ được dành cho những sản phẩm có được do thu
hoạch, sản xuất, gia công, chế biến ở những nước xuất khẩu được hưởng. Đồng thời,
quy tắc này cũng xác định tỉ lệ ưu đãi mà các hàng hóa này được hưởng.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa là tập hợp các quy định nhằm xác định quốc gia
nào được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (nước xuất xứ của hàng hóa). Trong
nhiều trường hợp, các nước nhập khẩu cần biết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để
xác định quy chế đặc biệt áp dụng cho hàng hóa đó (ví dụ ưu đãi thuế quan, thuế
chống bán phá giá, hạn ngạch…)
Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng
mức thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng
(trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước

11


không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức
thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.
Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà
còn là một công cụ chính sách thương mại.

1.1.2.2. Phân loại
Quy tắc xuất xứ hàng hóa được phân loại thành: quy tắc xuất xứ ưu đãi và
quy tắc xuất xứ không ưu đãi.
“2."Quy tắc xuất xứ ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng
hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

3."Quy tắc xuất xứ không ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho
hàng hóa ngoài quy định tại khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá
giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm
chính phủ và thống kê thương mại.” [Khoản 2,3 Điều 3, NĐ 19/2006 Quy định
chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hóa]
Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa
có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi phi thuế quan.
-

Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các điều ước quốc tế.
Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được
hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan quy định chi tiết việc thi hành các Điều ước này.

-

Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi
đơn phương khác.
Việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi
thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc
xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này.
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho
hàng hóa không thực hiện theo quy tắc xuất xứ ưu đãi và trong các trường hợp
áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống
bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan,
mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.

12



Như vậy, quy tắc xuất xứ ưu đãi được sử dụng để xác định xuất xứ hàng
hóa nhằm các mục đích áp dụng các ưu đãi đặc biệt về thuế quan và phi thuế
quan. Ngược lại, quy tắc xuất xứ không ưu đãi được sử dụng để xác định xuất xứ
hàng hóa nhằm các mục đích không ưu đãi như trừng phạt thương mại. Chính vì
thế, quy tắc xuất xứ không ưu đãi có tính chất phân biệt đối xử. Và các quy tắc
xuất xứ ưu đãi cũng đa dạng hơn rất nhiều so với quy tắc xuất xứ không ưu đãi.

1.1.2.3. Các quy tắc cơ bản xác định xuất xứ hàng hóa.
Các loại quy tắc xuất xứ đều dựa trên hai tiêu chí xác định nguồn gốc
hàng hóa: tiêu chí xuất xứ thuần túy và tiêu chí chuyển đổi cơ bản.

- Tiêu chí xuất xứ thuần túy: quy định hàng hóa sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một
nước thành viên xuất khẩu duy nhất (xuất xứ nội địa hoàn toàn) được xác định
có xuất xứ.

- Tiêu chí chuyển đổi cơ bản: xác định hàng hóa xuất xứ trong trường hợp quá
trình chuyển đổi xảy ra tại một quốc gia hoặc khu vực. Việc xác định nguồn gốc
khá phức tạp vì các bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia
hoặc có nguyên vật liệu đầu vào không rõ xuất xứ. Tiêu chí này có sự quy định
khác nhau trong các điều ước Quốc tế và Pháp luật Quốc gia, tuy nhiên, có thể
khái quát qua sơ đồ sau:
Tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ thuần túy

Xuất xứ không thuần túy

Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực Tiêu

(RVC)
chí chuyển đổi mã hàng hóa Tiêu chí mặt hàng cụ thể

Tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ [14]

13

Khác


1.2.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo WTO
Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO nhằm hài hòa hóa các qui tắc xuất
xứ trong dài hạn, thay vì các qui tắc xuất xứ liên quan đến việc cấp ưu đãi thuế
quan, và đảm bảo rằng các qui tắc xuất xứ bản thân nó không tạo ra những trở
ngại không cần thiết đối với thương mại.
Hiệp định xây dựng một chương trình hài hóa hóa bắt đầu ngay khi vòng
đàm phán Uruguay kết thúc và được hoàn thành sau đó 3 năm. Chương trình này
được xây dựng dựa trên một bộ nguyên tắc bao gồm quy tắc xuất xứ cần phải
khách quan, dễ hiểu và có thể dự đoán trước được. Công việc này được tiến hành
bởi Ủy ban về Qui tắc xuất xứ (CRO) của WTO và một Ủy ban Kĩ thuật (TCRO)
dưới sự hỗ trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan tại Bỉ.
Cho đến khi chương trình hài hòa hóa hoàn thành, các Thành viên tham
gia kí kết hiệp định phải đảm bảo rằng các qui tắc xuất xứ của họ phải minh
bạch, không làm hạn chế, bóp méo hay xáo trộn thương mại quốc tế; và các qui
tắc này được quản lý thống nhất, nhất quán, công bằng và hợp lý; đồng thời
chúng phải được dựa trên một tiêu chuẩn tích cực (hay nói cách khác là các qui
tắc nên nói rõ cái gì nên bàn đến nguồn gốc, cái gì không nên).
Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO quy định các nguyên tắc áp dụng

chung mà tất cả các nước thành viên khi ban hành và thực thi các quy định pháp
luật hoặc hành chính liên quan đến việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa đều
phải tuân thủ. Tuy nhiên, các nguyên tắc của Hiệp định không áp dụng cho các
trường hợp quy tắc xuất xứ theo các thỏa thuận ưu đãi. Hiệp định quy định 2 hệ
thống các nguyên tắc liên quan đến xuất xứ bắt buộc áp dụng (trừ trường hợp
quy tắc xuất xứ theo các thỏa thuận ưu đãi), để áp dụng trong hai giai đoạn:

- Thời kỳ quá độ (áp dụng trong quá trình Ủy ban kỹ thuật của Hiệp định hoàn
thành việc hài hòa hóa các quy tắc xuất xứ)

- Giai đoạn sau quá độ (khi đã đạt được các quy tắc xuất xứ thống nhất/hài hòa).
1.2.1. Thời gian quá độ.
Trong giai đoạn này, trước khi có các quy định về hài hòa hóa quy tắc
xuất xứ, các nước thành viên WTO khi ban hành và thực thi các quy định về xuất
xứ phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nêu tại Điều 2 Hiệp định.

14


“Cho đến khi hoàn thành chương trình hài hoà qui tắc xuất xứ qui định
trong Phần IV, các Thành viên phải đảm bảo rằng:
(a) Khi ban hành quyết định hành chính để áp dụng chung cần phải định
nghĩa rõ ràng các yêu cầu. Cụ thể là:
(i) trường hợp các tiêu chí chuyển đổi hạng mục trên biểu thuế quan được
áp dụng, một quy tắc như vậy hoặc bất kỳ ngoại lệ nào khác của quy tắc đó sẽ
quy định rành mạch dòng thuế hoặc nhóm các dòng thuế (tương đương 4 số HS
–ND) trên biểu thuế chịu sự điều chỉnh của qui tắc đó.
(ii) trong trường hợp áp dụng tiêu chí theo tỷ lệ phần trăm theo giá trị,
cần phải qui định phương pháp tính phần trăm này trong qui tắc xuất xứ.
(iii) trong trường hợp tiêu chí về công đoạn chế tác hay gia công được

áp dụng, công đoạn tạo nên xuất xứ của hàng hóa liên quan cần phải được qui
định chính xác.
(b) bất kể biện pháp hay công cụ chính sách thương mại nào có liên hệ
với chính sách đó, các quy tắc xuất xứ của chúng không được sử dụng để trực
tiếp hay gián tiếp theo đuổi mục tiêu chính sách đó ;
(c) qui tắc xuất xứ bản thân nó không được tạo ra các tác động hạn chế,
bóp méo hay làm rối loạn thương mại quốc tế. Qui tắc xuất xứ không được đưa
ra yêu cầu chặt chẽ trái lệ thường hoặc các điều kiện không liên quan đến sản
xuất hoặc chế biến như là điều kiện tiên quyết để xác định nước xuất xứ. Tuy
nhiên, các yếu tố chi phí không liên quan đến sản xuất hoặc chế biến có thể tính
gộp vào để áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị phù hợp với điểm (a);
(d) qui tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu không
được chặt chẽ hơn qui tắc xuất xứ áp dụng để xác định xem một hàng hóa có phải
là hàng nội địa hay không và không được phân biệt đối xử giữa các Thành viên
khác, bất kể đến mối liên hệ giữa công ty mẹ, công ty con hay chi nhánh1;
(e) qui tắc xuất xứ phải được quản lý nhất quán, thống nhất, vô tư và hợp lý;
(f)qui tắc xuất xứ trong đó nêu những gì không tạo nên xuất xứ hàng hoá
(tiêu chuẩn phủ định) cũng được phép coi như một phần của phân loại tiêu
1

15


chuẩn khẳng định, hoặc trong một số trường hợp cá biệt khi các xác định các
tiêu chuẩn khẳng định của xuất xứ là không cần thiết ;
(g) các luật, qui định dưới luật, quyết định tư pháp và hành chính để áp
dụng chung liên quan đến qui tắc xuất xứ sẽ được công bố như là đối tượng chịu
sự điều chỉnh và tuân thủ các qui định tại khoản 1 Điều X GATT 1994;
(h) theo yêu cầu của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc bất kỳ người nào
có lý do chính đáng, kết quả đánh giá xuất xứ hàng hóa có thể được chấp nhận

sớm nhất có thể nhưng không chậm hơn 150 ngày 2, kể từ ngày có yêu cầu đánh giá
với điều kiện đã nộp đầy đủ các yếu tố cần thiết. Yêu cầu đánh giá xuất xứ hàng
hóa phải được chấp nhận trước khi hoạt động thương mại đối với hàng hóa đó bắt
đầu và có thể được chấp nhận bất kỳ lúc nào sau đó. Kết quả đánh giá xuất xứ
hàng hóa có giá trị trong vòng 3 năm nếu như các yếu tố và điều kiện liên quan đến
hàng hóa kể cả qui tắc xuất xứ dẫn đến kết quả đó vẫn tương đồng. Trong quá trình
rà soát qui tắc xuất xứ theo qui định tại điểm (j) nếu có một quyết định mới trái với
kết quả đánh giá xuất xứ hàng hóa thì kết quả đánh giá xuất xứ hàng hóa đó sẽ
không còn giá trị nhưng các bên liên quan phải được thông báo trước. Kết quả
đánh giá phải được công khai theo qui định tại điểm (k);
(i) khi có thay đổi trong qui tắc xuất xứ hoặc ban hành các qui tắc xuất xứ
mới, các Thành viên không được áp dụng hồi tố những thay đổi này dù các luật,
quy định dưới luật có thể quy định và không vì thế làm tổn hại đến chúng;
(j) bất kỳ một hành động hành chính nào liên quan đến xác định xuất xứ
có thể được Toà án, trọng tài hoặc toà án hành chính, độc lập với cơ quan đã ra
quyết định và có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính đó xem xét lại
một cách nhanh chóng;
(k) tất cả các thông tin bí mật, hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật
nhằm thực thi các quy tắc xuất xứ phải được các cơ quan có liên quan bảo đảm
tuyệt mật, không tiết lộ thông tin những thông tin đó nếu như không được sự cho
phép cụ thể của người hoặc chính phủ cung cấp thông tin, trừ trường hợp phải
tiết lộ thông tin ở mức độ nhất định theo yêu cầu của thủ tục tư pháp.” [Điều 2,
Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hóa của WTO].
2

16


Cụ thể, các quy tắc xuất xứ của các nước thành viên WTO phải đảm bảo
các yêu cầu:


- Minh bạch: Phải được định nghĩa rõ ràng, Phải được công bố kịp thời, Các quy tắc
xuất xứ (kể cả quy tắc mới và quy tắc sửa đổi) không được có giá trị hồi tố

- Không cản trở thương mại bất hợp lý: Không được sử dụng làm công cụ chính
sách thương mại; Không được tạo ra sự hạn chế hoặc làm gián đoạn thương mại
quốc tế; Không được đòi hỏi đầy đủ các điều kiện không liên quan đến việc chế
tạo hay gia công sản phẩm;

- Thống nhất, không phân biệt đối xử: Phải được áp dụng một cách nhất quán, thống
nhất, không thiên vị và hợp lý; Quy tắc áp dụng cho nhập khẩu và xuất khẩu không
được khó khăn hơn quy tắc áp dụng để xác định hàng hóa nào là hàng hóa nội địa;
Không phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước thành viên WTO

- Các yêu cầu khác:
+ Tiêu chuẩn xác định xuất xứ phải là các tiêu chí tích cực (tức là loại tiêu
chí xác định khi nào được xem là có xuất xứ); chỉ sử dụng tiêu chuẩn tiêu cực (là
loại tiêu chí xác định trường hợp nào không được xem là có xuất xứ) khi nó là
một phần để làm rõ tiêu chí tích cực hoặc trong những trường hợp mà tiêu chí
tích cực về xuất xứ là không cần thiết;
+ Thủ tục xem xét xuất xứ không được kéo dài quá 150 ngày kể từ khi có
đơn yêu cầu cấp xuất xứ của tổ chức, cá nhân;
+ Thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp để xem xét xuất xứ phải được
xem là thông tin mật và không được công bố trừ khi có yêu cầu của cơ quan tư
pháp trong một thủ tục tố tụng;
+ Mọi quyết định về xuất xứ (ví dụ cấp/từ chối cấp chứng nhận xuất xứ)
đều có thể bị khiếu kiện ra tòa hoặc theo một thủ tục độc lập với cơ quan đã ra
quyết định đó [15]

1.2.2. Giai đoạn sau quá độ.

Sau thời gian quá độ, khi các quy tắc xuất xứ đã thống nhất, hài hòa với
nhau, các quy định về quy tắc xuất xứ được thực thi một cách đồng nhất với các
nước thành viên WTO và tuân theo chuẩn mực chung, nhằm tạo một hệ thống
thống nhất, dễ dự đoán và dễ áp dụng, dựa trên các nguyên tắc:

17


- Nguyên tắc cơ bản: Nước xuất xứ phải là nước nơi tiến hành sự thay đổi cơ bản
cuối cùng đối với sản phẩm;

- Thay đổi cơ bản về sản phẩm được xác định theo sự thay đổi mã số hải quan HS
là chủ yếu;

- Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa không phản ánh sự thay đổi cơ bản về sản
phẩm thì áp dụng các tiêu chí bổ sung, chủ yếu là “tỷ lệ phần trăm trị giá và/hoặc
công đoạn chế biến/gia công”.
Tuy nhiên, hài hòa hóa quy tắc xuất xứ trên phạm vi rộng là điều không
hề đơn giản. Thực tế, theo hiệp định ban đầu, việc hài hòa hóa quy tắc xuất xứ
này đã được hoàn thành vào năm 1998 và cho đến nay, trải qua một lần gia hạn
vào năm 2006, giai đoạn quá độ vẫn đang trong quá trình triển khai.

18


CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
THEO TPP VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA.
2.1.


Quy tắc xuất xứ trong TPP
TPP được đánh giá là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tương đối
toàn diện (thể hiện ở số lượng và nội dung các Chương và điều khoản mà hiệp
định này điều chỉnh). TPP gắn kết các quốc gia có sự chênh lệch về trình độ phát
triển kinh tế; khác biệt về thể chế chính trị, không tương đồng về văn hóa, ngôn
ngữ, không cận kề về vị trí địa lý, nhưng sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho thành
viên tham gia hiệp định, thể hiện ở việc nắn dòng chảy FDI hướng về các quốc
gia này, điều chỉnh chuỗi cung ứng giá trị khu vực trong phạm vi FTA này và
hạn chế không cho các quốc gia ngoài TPP được hưởng lợi thông qua việc thiết
kế bộ quy tắc xuất xứ theo đó bắt buộc một số nhóm hàng trọng điểm phải sử
dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ trong khối, qua đó giúp
nâng cao hàm lượng chế biến có xuất xứ TPP trong thành phẩm xuất khẩu, nâng
cao giá trị gia tăng ở lại với quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng hóa trong TPP.
Việc tuân thủ quy tắc xuất xứ TPP là yếu tố then chốt quyết định việc được
hưởng ưu đãi thuế quan TPP. Nếu các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
không đáp ứng bộ quy tắc xuất xứ này, việc hưởng thuế quan ưu đãi sẽ vô nghĩa.
Hiệp định TPP dành riêng 1 chương (Chương 3, gồm 3 phần, 32 điều và 3
phụ lục) quy định về quy tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ. Quy tắc xuất xứ hàng
hóa trong TPP cũng có những điểm chung, cũng như đặc trưng khác biệt so với
quy tắc xuất xứ trong các FTA khác.
Về cơ bản, chương 3 này gồm hai phần:

- Phần 1: Quy tắc xuất xứ chung;
- Phần 2: Các thủ tục liên quan đến xuất xứ như chứng nhận xuất xứ, xác minh
xuất xứ.

- Các Phụ lục đi kèm:
• Phụ lục 3-A: Các hình thức chứng nhận xuất xứ khác
19



• Phụ lục 3-B: Yêu cầu thông tin tối thiểu
• Phụ lục 3-C: Loại trừ áp dụng De Minimis
• Phụ lục 3-D: Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng: Phụ lục liệt kê quy tắc xuất xứ cụ
thể toàn bộ các mặt hàng của 97 Chương theo Hệ thống mã số HS ở cấp 6 số, với
khoảng hơn 5000 mặt hàng.

• Phụ lục 1 đi kèm Phụ lục 3-D (PSR) quy định quy tắc dành riêng cho ô tô và các
phụ tùng của ô tô.
Theo nội dung hiệp định, Hàng hóa được xem là có xuất xứ nếu:
“Thu được hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều
bên như Quy định tại điều 3.3 (Hàng hóa có xuất xứ thuần túy);
Được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hay nhiều bên và hoàn
toàn từ các nguyên liệu có xuất xứ;
Được sản xuất hoàn toàn trong lãnh thổ của một hay nhiều bên sử dụng
nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện hàng hóa thoản mãn đầy đủ các yêu
cầu có hiệu lực tại phụ lục 3-D (Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng) và đáp
ứng đầy đủ những yêu cầu khác trong chương này” [Điều 3.2, Chương 3 Hiệp
định TPP]
TPP cũng chia hàng hóa có xuất xứ thành 2 loại: hàng hóa có xuất xứ
thuần túy và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy.

2.1.1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
“Mỗi Bên quy định rằng trong phạm vi Điều 3.2 (Hàng hóa có xuất xứ),
một hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất hoàn toàn trong lãnh
thổ của một hoặc nhiều Bên nếu hàng hóa đó là:
(a) một loại thực vật hoặc hàng hóa thực vật được trồng, thu hoạch, hái
hoặc tập trung trong lãnh thổ đó;
(b) một động vật sống được sinh ra và nuôi lớn trong lãnh thổ đó;
(c) một loại hàng hóa thu được từ một động vật sống trong lãnh thổ đó;

(d) một động vật bị săn, bẫy, đánh bắt, khai thác hoặc bắt trong lãnh thổ đó;
(e) một hàng hóa thu được từ nuôi trồng thủy sản trong lãnh thổ đó;
(f) một khoáng chất hoặc chất phát sinh một cách tự nhiên, không bao
gồm trong các điểm từ (a) đến (e), được chiết xuất hoặc lấy trong lãnh thổ đó;

20


(g) cá, động vật có vỏ và các loài sinh vật biển khác đánh bắt từ biển, đáy
biển hoặc lòng đất dưới đáy bên ngoài lãnh thổ của các Bên và, theo luật pháp
quốc tế, bên ngoài lãnh hải của các nước ngoài khối TPP 1 bằng tàu được đăng
ký, niêm yết, hoặc ghi nhận với một Bên và được phép treo cờ của Bên đó;
(h) một hàng hóa được sản xuất từ các loại hàng hoá nêu tại điểm (g)
trên một tàu chế biến thủy sản được đăng ký, niêm yết với một Bên và được phép
treo cờ của Bên đó;
(i) một hàng hóa khác ngoài cá, động vật có vỏ và các sinh vật biển khác
do một Bên hoặc một người của một Bên bắt từ đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy
bên ngoài lãnh thổ của các Bên, và ngoài phạm vi mà các nước ngoài khối TPP
thực hiện quyền tài phán với điều kiện Bên đó hoặc người của Bên đó có quyền
khai thác đáy biển hoặc lòng đất dưới đáy theo luật pháp quốc tế;
(j) là một trong các loại sau:
(i) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ sản xuất trong lãnh thổ đó; hoặc
(ii) chất thải hoặc phế liệu có nguồn gốc từ hàng đã qua sử dụng thu thập
trong lãnh thổ đó, với điều kiện những mặt hàng này chỉ phù hợp cho việc thu
hồi nguyên liệu thô; và
(k) một hàng hóa sản xuất trong lãnh thổ đó hoàn toàn từ các loại hàng
hóa nêu trong các điểm từ (a) đến (j), hoặc từ các dẫn xuất của chúng.”
[Điều 3.3 Chương 3 Hiệp định TPP]
Có thể nói, hàng hóa có xuất xứ thuần túy là một khái niệm có tính tuyệt đối.
Các loại hàng hóa có xuất xứ thuần túy được sinh trưởng hoàn toàn, được lấy từ đất

hoặc được thu hoạch trong nước, hoặc được sản xuất chỉ từ các sản phẩm này.
Chúng hoàn toàn không sử dụng các bộ phận hay nguyên phụ liệu nhập khẩu, hoặc
không rõ xuất xứ. Một thành phần nhỏ nhất của hàng hóa được nhập khẩu, hay
không xác định được xuất xứ sẽ làm mất tính thuần túy của chúng.

2.1.2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy.
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là hàng hóa trong quá trình SX hoặc
gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay
nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này. Hàng hóa được công nhận

21


có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện
cộng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này.
Trường hợp hàng hóa không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một
hay nhiều Nước thành viên, nhưng đáp ứng các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
về việc tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ được dùng để sản xuất hàng
hóa đó đều đã được chuyển đổi dòng thuế phù hợp hoặc hàng hóa đó thỏa mãn
yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực hoặc kết hợp cả hai quy tắc trên, hoặc hàng
hóa đó đáp ứng các quy tắc khác được quy định trong hiệp định về quy tắc xuất
xứ. Các quy tắc này chủ yếu liên quan đến các mặt hàng cụ thể để xác định
chuyển đổi dòng thuế hoặc tính toán hàm lượng giá trị khu vực.
Để xác định một hàng hóa là có xuất xứ, TPP căn cứ vào các tiêu chí: hàm lượng
giá trị khu vực (RVC), chuyển đổi mã hàng hóa (CTC) và theo mặt hàng cụ thể.

2.1.2.1. Chuyển đổi dòng thuế (hay chuyển đổi mã số hàng hóa)
Quy tắc chuyển đổi dòng thuế hoặc chuyển đổi mã số được viết dựa theo
mã số của Hệ thống hài hòa phân loại thuế quan (HS - Harmonized System of
Tariff Classification).

Trong các FTA trước đây thì Hệ thống phân loại HS sử dụng từ 6 đến 10
con số để xác định hàng hóa. Sáu con số đầu tiên của một số HS được quy định
hài hòa cho hầu hết tất cả các nước trên thế giới, trong đó hai số đầu tiên là tên
chương HS (chapter), bốn số đầu tiên được gọi là mục (heading), ví dụ 1905
(chương 19, mục 5), và sáu số đầu tiên được gọi là tiểu mục (sub-heading) ví dụ:
1905.90 (chương 19, mục 5, tiểu mục 90).
Khi chuyển đổi mã số HS theo chương (2 chữ số), thường được gọi tắt là
CTC hoặc CC – Change to chapter; chuyển đổi theo mục, hoặc nhóm (4 chữ số),
là CTH – Change to heading; chuyển đổi theo tiểu mục, hoặc phân nhóm (6 chữ
số) là CTSH – Change to subheading.
Trong các phụ lục của TPP hiện nay thì cũng không có gì thay đổi hơn,
TPP sử dụng các định nghĩa sau:
“Phần là phần của Hệ thống hài hòa;
Chương là chương của Hệ thống hài hòa;

22


Nhóm là 4 số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài hòa; và
Phân nhóm là 6 số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài
hòa.”[phụ lục 3 – C Hiệp định TPP]
Thay đổi Chương (CC – Change of Chapter) có nghĩa là tất cả các nguyên
vật liệu không có xuất xứ sử dụng trực tiếp trong việc sản xuất các sản phẩm
cuối cùng phải được xếp vào một chương khác nhau từ sản phẩm cuối cùng. Nếu
nguyên liệu được phân loại trong cùng một chương được sử dụng phải được sản
xuất tại Việt Nam hoặc các nước khác trong nội khối TPP;
Thay đổi nhóm (CTH – Change of Heading) có nghĩa là tất cả các nguyên
vật liệu không có xuất xứ sử dụng trực tiếp trong việc sản xuất các sản phẩm
cuối cùng phải được xếp vào một nhóm khác với sản phẩm cuối cùng. Nếu
nguyên liệu được phân loại vào cùng nhóm được sử dụng, phải được sản xuất tại

Việt Nam hoặc các nước khác trong nội khối TPP;
Thay đổi phân nhóm (CTSH – Change to SubHeading) có nghĩa là tất cả
các nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng trực tiếp trong việc sản xuất các
sản phẩm cuối cùng phải được phân loại theo phân nhóm khác nhau từ sản phẩm
cuối cùng. Nếu nguyên liệu phân loại vào cùng một phân nhóm được sử dụng,
phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc các nước khác trong nội khối TPP;
Một ví dụ đơn giản về quy tắc chuyển đổi dòng thuế như sau:
Quy tắc xuất xứ: "Chuyển đổi mục 1905 từ bất kỳ một chương nào Change to heading 1905 from any other chapter."
Sản phẩm: Bánh mì, bánh ngọt, bánh nước, bánh bích quy (HS 1905.90),
nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ các Nước thành viên: Bột mỳ (phân
loại HS chương 11) được nhập khẩu từ Trung Quốc
Nghĩa là: Đối với tất cả hàng hóa được phân loại HS thuộc mục 1905, tất cả
các nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ các Nước thành viên phải được phân
loại trong chương HS khác so với chương HS19 để hàng hóa này được hưởng ưu
đãi thuế quan. Và trong trường hợp này thì bánh mì nướng sẽ được hưởng ưu đãi
thuế quan do nguyên liệu không có xuất xứ nằm ngoài Chương HS 19. Tuy nhiên,
nếu những hàng hóa này lại được sản xuất từ bộn trộn sẵn không có xuất xứ từ các

23


nước Thành viên thì các sản phẩm này sẽ không được hưởng mức thuế ưu đãi do
bộn trộn sẵn có mã chương HS 19, cùng chương với các sản phẩm nước.
Nói một cách khác, theo quy tắc này thì một sản phẩm sẽ được coi là có
xuất xứ từ một nước (sản xuất sản phẩm cuối cùng) nếu như sản phẩm đó chuyển
dòng thuế từ các dòng thuế của nguyên liệu (NK) để sản xuất ra nó và sự thay
đổi đó đáp ứng các yêu cầu nhất định về chuyển đổi dòng thuế (các nguyên liệu
đó phải thuộc hoặc không thuộc những dòng thuế nhất định). Đây là phương
pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm là việc
xác định đơn giản, dựa trên phân loại của HS đã có sẵn. Nhưng phương pháp này

cũng có hạn chế là phải xác định đúng sản phẩm và nguyên liệu sản xuất sản
phẩm đó theo đúng phân loại của bảng HS mà đôi khi các doanh nghiệp Việt
Nam còn chưa thông thạo [11].
Quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa chỉ áp dụng cho nguyên phụ liệu
không có xuất xứ;
Nếu quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng loại trừ một số nguyên phụ liệu của
Hệ thống hài hòa, việc loại trừ này sẽ được hiểu quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng
yêu cầu nguyên phụ liệu bị loại trừ phải có xuất xứ để hàng hóa có xuất xứ.
Ví dụ 1: Chương 4 (sản phẩm bơ sữa, trứng, mật ong…trong phụ lục 3D
trang 17)
Chuyển đổi cho hàng hóa của nhóm 04.01 đến 04.04 từ bất kỳ chương nào
khác, ngoại trừ các chế phẩm từ sữa của phân nhóm 1901.90 có chứa hơn 10%
sữa ở thể rắn tính theo trọng lượng khô.
Điều này có nghĩa là nếu mặt hàng của nhóm HS 04.01 đến HS 04.04 không có
xuất xứ thì được xem là “có xuất xứ” nếu được sản xuất từ nguyên liệu có mã HS nằm
ngoài chương 04, ngoại trừ chế phẩm từ sửa có phân nhóm (tiểu mục) HS 1901.90
(Trong khi chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột, sửa, các loại bánh ở chương
19 có mã HS 1901.90 -> Chuyển đổi cho hàng hóa của phân nhóm 1901.90 có chứa
hơn 10% sữa ở thể rắn tính theo trọng lượng khô từ bất kỳ chương nào khác, ngoại
trừ từ nhóm 04.01 đến 04.06; Trang 29 phụ lục 3D - TPP)
Như vậy điều kiện (I) ta có thể hiểu rằng nếu mặt hàng có mã HS 04.01
đến HS 04.04 sẻ được công nhận là có xuất xứ nếu được sản xuất từ nguyên liệu
có mã HS năm ngoài Chương 04;

24


Ngoại trừ các chế phẩm sữa của phân nhóm 1901.90. Ở đây điều kiện loại
trừ xác định ở phân nhóm có nghĩa là nếu mã HS được xác định ở Chương 19 và
Nhóm 01 đều được công nhận là “có xuất xứ”, chỉ loại trừ phân nhóm 90 hay

1901.90 có chưa hơn 10% sữa ở thể rắn tính theo trọng lượng khô thì mới không
được công nhận mà thôi (theo qui định trên thì mặt hàng có mã HS 04.01 đến HS
04.04 nếu được công nhận là hàng "có xuất xứ"thì mặt hàng chuyển đổi thuộc
phân nhóm HS 1901.90 phải có xuất xứ (nghĩa là phải có xuất xứ nội khối).
Trong phụ lục 3 D nêu: Nếu hàng hóa được áp dụng quy tắc xuất xứ thay
thế thì hàng hóa sẽ có xuất xứ nếu đáp ứng một trong các quy tắc thay thế đó;
Ví dụ 2: Chương 40 - cao su và các sản phẩm bằng Cao su (phụ lục 3D
trang 55, 56)
Chuyển đổi cho hàng hóa của nhóm 40.01 từ bất kỳ Nhóm nào khác; hoặc
Không chuyển đổi mã số hàng hóa cho hàng hóa của Nhóm 40.01, với
điều kiện hàm lượng giá trị khu vực không thấp hơn 40% theo cách tính gián
tiếp.
Điều này có nghĩa là hàng hóa có mã HS 40.01 không có xuất xứ được
xem là “có xuất xứ” nếu được sản xuất từ nguyên vật liệu có mã HS nằm ngoài
nhóm 01 hay 40.01, như vậy Doanh Nghiệp có thể sử dụng mã HS 40.02; 40.03;
40.04…(chú ý ở đây là nằm ngoài nhóm chứ không phải nằm ngoài chương) đều
được xem là hàng hóa có xuất xứ.
Hoặc:
Nhóm 40.01 có hàm lượng giá trị khu vực thấp hơn 40% theo cách tính
gián tiếp thì mới được chuyển đổi, nói ngược lại hàm lượng giá trị khu vực
không thấp hơn 40% thì không được chuyển đổi.
Quy tắc chuyển đổi dòng thuế thường được các nước đang phát triển như
Việt Nam nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc hơn, bởi vì kỹ thuật chúng ta
hiện nay vẫn còn yếu (ví dụ như việc nhuộm vải trong Dệt may, tẩm hương liệu
trong phương pháp chế biến Trà…thường phải dựa vào các đối tác nước ngoài
chẳng hạn như Trung Quốc), mặc dầu các nước trong nội khối như Nhật Bản,
Hoa Kỳ thì kỹ thuật của họ cũng chẳng thua gì, có khi hơn hẳn nữa là khác

25



×