Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.77 KB, 9 trang )

Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này
Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là tư tưởng pháp lý chỉ đạo cho
nên việc tuân thủ đúng trong quá trình xây dựng và thực hiện
pháp luật tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung các
nguyên tắc này thể hiện về năm vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự
như tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của hoạt động tố tụng dân sự;
nguyên tắc tổ chức và hoạt động xét xử các vụ việc dân sự của tòa
án; bảo đảm quyền tham gia tố tụng của các đương sự; trách
nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân
sự đối với việc giải quyết vụ việc dân sự; vai trò, trách nhiệm của
cá nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của
tòa án. Một trong những nguyên tắc quan trọng, thể hiện trách
nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân
sự đó là nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người

tham

gia

tố

tụng.

Bài viết dưới đây xin trình bày đề tài: “Nguyên tắc đảm bảo sự vô
tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và việc
đảm bảo thực hiện nguyên tắc này.” Trong quá trình thực hiện bài
viết, với lượng kiến thức có hạn và số lượng tài liệu tham khảo hạn
chế khiến bài viết không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô
xem xét và chỉ bảo. Em xin cảm ơn.


Nội dung
1. Căn cứ pháp lý của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng


Những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giúp tòa án
làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự có trách nhiệm thực thi công
lý, nếu họ không vô tư trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia
tố tụng thì việc giải quyết vụ việc dân sự sẽ bị thiên lệch. Do vậy,
bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng được pháp luật quy định là một nguyên tắc của
luật tố tụng dân sự.
Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam được ghi
nhận trong Bộ luật Tố tụng Dân sự thành một chế định riêng biệt
tại Chương II. Có thể thấy, so với quy định của pháp luật tố tụng
trước đó, chế định các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
Việt Nam được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự rõ ràng hơn,
đầy đủ hơn và phù hợp hơn. Kế thừa các Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động trước đây, Bộ luật Tố
tụng Dân sự xây dựng mới một số nguyên tắc thể hiện rõ hơn tính
dân chủ và pháp chế trong tố tụng dân sự như nguyên tắc bảo
đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự, nguyên tắc
bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự, nguyên tắc bảo đảm sự vô
tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự…,
đồng thời sửa đổi, bổ sung để làm rõ hơn nội dung một số nguyên
tắc cơ bản quy định trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành như
nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự,
nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân
sự, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự,
nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân

sự… Tổng cộng, Bộ luật Tố tụng Dân sự ghi nhận 22 nguyên tắc cơ
bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam (từ Điều 3 đến Điều 24).
Điều dễ nhận thấy là trong số 22 nguyên tắc cơ bản này, có những
nguyên tắc không chỉ được ghi nhận trong pháp luật tố tụng dân


sự mà còn được thể hiện trong các văn bản pháp luật tố tụng hình
sự và pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp
như: nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động tố tụng, nguyên tắc Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử,
nguyên tắc Toà án xét xử tập thể, công khai, nguyên tắc bảo đảm
hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án, nguyên tắc kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng…
Các vấn đề liên quan đến nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã được quy định trong
các văn bản pháp luật tố tụng mà Nhà nước ta đã ban hành như
bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự ban hành kèm
theo Thông tư số 96/NCPL ngày 8/2/1977 của Tòa án nhân dân tối
cao, Điều 17 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989, Điều 18 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm
1994, Điều 17 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động năm 1996 … Tuy nhiên, các quy định này còn chưa có tính hệ
thống. Hiện nay, nguyên tắc này được quy định tại Điều 16 Bộ luật
tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật tố
tụng dân sự.
“Điều 16. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham
gia tố tụng dân sự
Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án,
Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người
giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành

hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có
thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.”


Nội dung của điều luật này đã thể hiện được một phần nội dung cơ
bản của nguyên tắc như quy định được những biện pháp bảo đảm
sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng.
2. Nội dung nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tungm người
tham gia tố tụng có nội dung chủ yếu được xác định là phải tiến
hành những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự vô tư trong việc
tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng của những người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng; trường hợp có căn cứ cho
thấy họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì phải thay
đổi. Nghĩa là, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng phải giữ được sự vô tư khi làm nhiệm vụ của mình trong mọi
trường hợp. Họ phải tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật, tiến
hành công việc của mình với thái độ thật sự công tâm, khách
quan, vô tư, không được để những quan hệ, những tình cảm cá
nhân chi phối vào công việc, không được có thái độ thiên vị hay
định kiến đối với bất kì người tham gia tố tụng nào. Nếu có lí do
xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện
nhiệm vụ của mình, họ sẽ không được tiến hành hoặc tham gia tố
tụng, bản thân họ sẽ phải từ chối tiến hành tham gia hoặc tiến
hành tố tụng hoặc bị đề nghị thay đổi.
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng dân sự thì những người
tiến hành và tham gia tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án,

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện
kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành
viên Hội đồng định giá. Những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự


vụ tư trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng của
những người này được biểu hiện cụ thể thông qua những quyền và
nghĩa vụ của họ được quy định rõ trong Bộ luật tố tụng dân sự.
Chẳng hạn như quyền và nghĩa vụ của Chánh án tòa án được quy
định cụ thể tại các Điều 40, 125, 172, 257, 285, 382, 401 và một
số điều luật khắc; quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán được quy
định tại Điều 41, 85, 100, 173, 184,…; quyền và nghĩa vụ của
người giám định được quy định tại Điều 68, 230 Bộ luật tố tụng
dân sự và các Điều 12, 14 Pháp lệnh giám định tư pháp; ….
Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng giúp tòa án
làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự thông qua nhiệm vụ, quyền
hạn của mình trong quá trình tố tụng. Các hoạt động của những
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mục đích là để
giúp tòa án giải quyết các vụ việc dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, bảo đảm công bằng xã hội, vì thế trong
quá trình tham gia tố tụng họ phải vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Sự vô tư của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là điều
rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Tuy nhiên,
mỗi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có những
nhiệm vụ, quyền hạn riêng nên căn cứ thay đổi những người này
khi thấy họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ được pháp luật
quy định có những điểm không giống nhau. Họ đồng thời là đương
sự, người đại diện, người thân thích của đương sự, đã tham gia với
tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ

án dó. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ theo quy định tại mục II và III, Nghị Quyết của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2005/NQ-HĐTP
ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần


thứ nhất những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự 2004;
hoặc theo các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 46 Bộ
luật tố tụng dân sự; ngoài ra có thể có căn cứ rõ ràng cho rằng họ
có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ trong các trường hợp
như trong quan hệ thông gia, quan hệ tình cảm, quan hệ kinh tế…
chứng minh được rằng quan hệ cuộc sống đó khiến người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng không còn vô tư trong việc
thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của mình thì phải thay
đổi.
Việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này là điều kienj cần thiết để
thực hiện một số các nguyên tắc cơ bản khác của tố tụng dân sự
như các nguyên tắc thể hiện tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
tố tụng dân sự; các nguyên tắc về tổ chức hoạt động xét xử của
tòa án… Có thể nói nguyên tắc này là đòi hỏi pháp lí chi phọi mọi
hoạt động của những người tiến hành tố tụng và những người
tham gia tố tụng.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng
Về mặt khách quan, là một trong những nguyên tắc cơ bản của
luật tố tụng dân sự nên nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng bao hàm những ý
nghĩa cơ bản rất quan trọng của các nguyên tắc cơ bẩn của luật tố
tụng dân sự như:
- Thứ nhất, cùng với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều

chỉnh quan hệ tố tụng, các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân


sự được coi là dấu hiệu “bổ sung” thể hiện tính độc lập của ngành
luật tố tụng dân sự với những ngành luật khác;
- Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự là cơ sở
cho hoạt động sáng tạo, giải thích, hướng dẫn áp dụng quy phạm
pháp luật tố tụng dân sự;
- Thứ ba, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự,
người ta có thể phân biệt, đối chiếu, so sánh thủ tục tố tụng dân
sự của các hệ thống pháp luật khác nhau (chẳng hạn, nhìn vào hệ
thống các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng
Dân sự, không khó lắm cũng có thể chỉ ra rằng, mô hình tố tụng
dân sự nước ta là hệ tố tụng xét hỏi kết hợp với yếu tố tranh
tụng);
- Thứ tư, việc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân
sự có thể là căn cứ để huỷ bỏ phán quyết của Toà án, của Trọng
tài.
Về mặt chủ quan, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng là một trong những nguyên
tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng.
Người tiến hành tố tụng là chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ trong
việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát
việc thuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, để sự thật của vụ
việc được xác định khách quan, chính xác đòi hỏi những người này
phải thật sự vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ. Đối với
người tham gia tố tụng là chủ thể tham gia tố tụng nhằm góp phần
vào việc xác định sự thật của vụ án, pháp luật cũng đòi hỏi sự vô



tư của họ khi tham gia vào tố tụng dân sự. Do đó, nguyên tắc bảo
đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
một khi được pháp luật nhà nước công nhận và thể chế nó thành
một điều luật đã tạo nên khung pháp lý bắt buộc đối với hai dạng
chủ thể này, bắt buộc họ phải tôn trọng và thực thi nguyên tắc
một cách triệt để. Theo đó, nguyên tắc đã góp phần thúc đẩy tính
khách quan, chân thực, công bằng trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự của tố tụng dân sự; đồng thời xây dựng và đào tạo
được một đội ngũ cán bộ tư pháp, các công chức nhà nước tham
gia tố tụng cũng như thay mặt cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng
liêm minh, công tâm.
4. Việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
Một số điều kiện thực hiện nguyên tắc:
- Xây dựng và ban hành những quy định pháp luật để điều chỉnh
nguyên tắc này, những quy định pháp luật này phải đầy đủ, rõ
ràng, thống nhất làm cơ sở cho việc thay đổi người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
không những thể hiện được những tư tưởng pháp lý cơ bản của
nguyên tắc, đồng thời còn làm cơ sở để nguyên tắc phát huy ý
nghĩa quan trọng, tính tích cực của nó, từ đó thể hiện được sự công
bằng, minh bạch và phát triển của pháp luật nhà nước.
- Những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải nhận
thức rõ được vai trò, trách nhiệm của mình, phải tự động, tự giác
từ chối tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu thuộc những trường
hợp luật định. Điều kiện này vừa tác động thúc đẩy đội ngũ cán bộ
tư pháp, cán bộ nhà nước tham gia hoạt động tư pháp hoàn thiện



tư cách cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, vừa là biểu hiện cụ thể
nhất, rõ ràng nhất tính đúng đắn của nguyên tắc.
Kết luận
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng dân sự. Việc
hiểu và nắm rõ nguyên tắc này và việc bảo đảm thực hiện nguyên
tắc này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng dân sự, góp
phần giảm bớt những hậu quả vi phạm không cần thiết trong thủ
tục tố tụng.



×