Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

VĂN hóa DOANH NGHỆP NHẬT bản (QUA KHẢO sát TRƯỜNG hợp CÔNG TY SONY VIỆT NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CÔNG TRÌNH DỰ THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIẢI TÀI NĂNG KHOA HỌC
TRẺ VIỆT NAM NĂM 2016

Tên công trình:
VĂN HÓA DOANH NGHỆP NHẬT BẢN
(QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP CÔNG TY SONY VIỆT NAM)

Thuộc chuyên ngành khoa học
Họ và tên sinh viên

: Văn hóa

: Hoàng Thị Vân Hạnh
Hà Tố Trinh

Lớp : K63

Năm thứ: 3

Nữ

Dân tộc: Kinh

Nữ

Dân tộc: Kinh

Số năm đào tạo: 4



Khoa: Việt Nam học
Người hướng dẫn

: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Hà Nội - 2016
1


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA

Về đề tài:........................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Của sinh viên:................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Lớp:.................................................................................................................................
1. Về nội dung khoa học:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Về phương pháp nghiên cứu:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Về hình thức trình bày:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Điểm số:

5. Xếp loại: (Nhất, Nhì...)

Hà Nội, ngày … tháng … năm…
Chủ tịch Hội đồng Khoa học
(kí và ghi rõ họ tên)

2


MỤC LỤC

3


A - PHẦN MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, đối với các doanh nghiệp, khi các nguồn lực bên
trong và bên ngoài đang dần cạn kiệt, khi doanh số ngày càng giảm, việc duy trì sự
tồn tại trở thành mối quan tâm hàng đầu, thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
càng trở nên vô cùng cấp thiết. Mỗi doanh nghiệp đều có sứ mệnh riêng và bằng sứ
mệnh đó hòa mình vào trong dòng chảy của xã hội. Doanh nghiệp dù sản xuất hay dịch
vụ, dù dựa trên hoạt động thủ công hay tự động hóa, cơ giới hóa thì đều được vận hành
bởi con người. Có trường hợp con người trở thành sức mạnh hay lợi thế cạnh tranh,
nhưng cũng có trường hợp con người trở thành điểm yếu làm đẩy lùi hay làm chậm tốc
độ phát triển của nó. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và các thành viên (tức yếu tố con
người) được xây dựng, phát triển thông qua văn hóa doanh nghiệp. Một lãnh đạo
doanh nghiệp giỏi luôn đòi hỏi phải hiểu rõ giá trị của văn hóa doanh nghiệp đối với sự

thành bại của nó. Sức nặng của văn hóa doanh nghiệp chỉ hiện hữu khi những người có
trách nhiệm tính đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở tầng sâu nhất với các giá
trị cơ bản và triết lý kinh doanh mà doanh nghiệp ấy theo đuổi.
Ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, văn hóa doanh nghiệp cũng đã và
đang trở thành đề tài “nóng” đối với rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa hiểu rõ khái niệm cũng như các cấp độ biểu
hiện của văn hoá doanh nghiệp, do đó, vẫn chưa có sự quan tâm xây dựng và phát huy
đúng mức yếu tố này trong doanh nghiệp mình.
Trên thế giới hiện nay, Nhật Bản được xem là nước xây dựng văn hóa doanh
nghiệp đạt hiệu quả nhất và chính văn hóa doanh nghiệp đã trở thành động lực quan
trọng đưa các doanh nghiệp Nhật lên vị trí hàng đầu. Sự phát triển “thần kỳ” của
Nhật Bản sau thế chiến thứ hai đã làm cả thế giới kinh ngạc. Từ đống tro tàn sau
cuộc chiến, Nhật Bản vươn lên trở thành một trong những cường quốc bậc nhất thế
giới. Để có được sự phát triển vượt bậc đó, các nhà kinh tế và chủ doanh nghiệp
Nhật Bản đã giải quyết được vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất trong việc quản trị nhân
lực bằng chiến lược con người. Các tập đoàn nổi tiếng ở Nhật như Honda, Toyota
4


hay Mitsushita, … đều đã xây dựng được một tảng nền văn hoá doanh nghiệp bền
vững, vừa giữ gìn được các giá trị cốt lõi vốn có, đồng thời không ngừng điều chỉnh
để thích ứng với đặc điểm của mỗi địa phương cũng như môi trường kinh doanh
ngày càng biến động. Từ đây đưa văn hóa doanh nghiệp trở thành một trong những
nguồn lực “sức mạnh mềm” vô giá, góp phần xác lập vị thế quan trọng của Nhật
Bản trong nền kinh tế thế giới, mà trọng tâm trước hết là ở các nước Châu Á, trong
đó có Việt Nam chúng ta.
Thực tế cho thấy, từ sau cải cách mở cửa năm 1986 đến nay, Việt Nam đã
đón chào nhiều dòng đầu tư kinh tế từ bên ngoài và từ đây, các dòng chảy văn hóa
mang hơi thở thời đại cùng theo vào. Trong số những làn sóng văn hóa mới du
nhập, văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản chiếm một vị trí quan trọng và thu hút được

sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp cũng như người lao động Việt Nam. Có
thể văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đến với Việt Nam muộn hơn so với các lĩnh
vực văn hóa khác của Nhật nhưng sức hút của nó được thể hiện qua chế độ tuyển
dụng suốt đời, chế độ đãi ngộ theo thâm niên công tác, hay chế độ làm việc theo
chủ nghĩa tập thể...lại rất phù hợp với văn hóa Việt. Nếu như Hàn Quốc tập trung
xây dựng sức mạnh mềm của mình thông qua văn hóa đại chúng thì Nhật Bản lại
tập trung vào yếu tố thần kỳ trong phát triển kinh tế do văn hóa doanh nghiệp đem
lại để thu hút các nước chậm phát triển hay đang phát triển như Việt Nam.
Tiêu biểu cho sự áp dụng thành công mô hình văn hóa doanh nghiệp Nhật ở
nước ta phải kể đến công ty Sony Việt Nam. Việc áp dụng thành công văn hóa
doanh nghiệp Nhật tại Sony không hề làm đánh mất đi truyền thống văn hóa Việt
Nam. Văn hóa doanh nghiệp Nhật thực sự trở thành niềm tự hào của mỗi nhân viên
trong doanh nghiệp Sony. Các thế hệ Sony nối tiếp nhau đã trân trọng duy trì và
cùng nhau vun đắp cho văn hóa doanh nghiệp Sony ngày càng định hình rõ nét cá
tính, bản sắc của mình. Sự thành công đó của Sony Việt Nam đã và đang tác động
tới nhận thức của không ít nhiều doanh nghiệp khác trên đất Việt. Vì vậy, vấn đề
xoay quanh văn hóa doanh nghiệp và sức hấp dẫn của nó luôn là điều chúng tôi băn
khoăn, trăn trở và muốn tìm câu giải đáp thỏa đáng. Vậy, thực chất văn hóa doanh
nghiệp là gì? Nguyên nhân gì khiến cho văn hóa doanh nghiệp trở nhân tố quan
5


trọng đối với sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật? Văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản ở Việt Nam có những đặc trưng gì và có tác động như thế nào đến đời
sống xã hội Việt? Đó là những câu hỏi mà đề tài này tập trung hướng đến.
Hơn nữa, đặt trong mối quan hệ giữa hai nước hiện nay, để góp phần thúc
đẩy quan hệ hợp tác, trao đổi giữa đôi bên, qua đó tăng cường hiểu biết văn hóa lẫn
nhau, thì rõ ràng việc tìm hiểu sự hình thành, phát triển của văn hóa doanh nghiệp
Nhật và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam, để từ đó có đường lối văn hóa đối ngoại
thích hợp thiết nghĩ là một việc làm vô cùng cần thiết.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng, chính các giá trị ưu mĩ của văn hóa doanh
nghiệp Nhật Bản sẽ là những hàm ý hay cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể của Việt
Nam (bao gồm cả các cơ sở giáo dục, đào tạo như trường Đại học Sư phạm Hà Nội
chúng ta) trong quá trình xây dựng, hoàn thiện mô hình quản lý, phương thức hoạt
động chuyên nghiệp của riêng mình.
Từ những ý nghĩa lí luận và thực tiễn ấy, chúng tôi đã quyết định chọn: “Văn
hóa doanh nghiệp Nhật Bản (Qua khảo sát trường hợp công ty Sony Việt Nam” làm
đề tài báo cáo khoa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Một số công trình tiêu biểu của các học giả nước ngoài nghiên cứu về
văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công về văn hóa doanh
nghiệp Nhật Bản và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Các công
trình này đặc biệt xuất hiện nhiều trong và sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế thần kỳ
của Nhật Bản (giữa thập niên 1950 - đầu thập niên 1970).
James C. Abegglen, George Stalk Jr trong Kaisha Công ty Nhật Bản (Viện kinh
tế thế giới, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1988) đã chỉ ra rằng: Kaisha
(công ty) đã giải quyết rất có hiệu quả vấn đề cơ bản là làm thế nào để kết hợp hài hòa
lợi ích cá nhân trong một tổ chức với lợi ích của chính tổ chức đó. Chế độ quản lý
trong Kaisha đã giảm thiểu những mâu thuẫn và kết hợp mọi thành viên trong nhóm
thành một hệ thống, làm việc vì lợi ích chung.
6


Rodney Clark là một trong những tác giả nổi tiếng được biết đến với tác
phẩm Công ty Nhật Bản (NXB Khoa học xã hội, Viện kinh tế thế giới, 1989). Là
nhà nghiên cứu Mỹ có nhiều năm nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở Nhật Bản,
Rodney Clark đã xem xét doanh nghiệp Nhật Bản dưới góc độ lịch sử và hoạt động
thực tiễn để đối chiếu với công ty Mỹ và Tây Âu. Từ tác phẩm của mình, R. Clark đã
lý giải cách thức quản lý của một doanh nghiệp Nhật Bản, ảnh hưởng của phong cách

làm việc ấy đối với người Nhật và những lợi ích mà doanh nghiệp Nhật Bản thu được
từ cách thức quản lý này.
Tiếp đó, nhà nghiên cứu Erza F.Vogel trong Nhật Bản số 1, những bài học
cho Hoa Kỳ (Viện nghiên cứu quản lý trung ương, trung tâm thông tin tư liệu, 1989)
đã mô tả một cách chọn lọc những khía cạnh về hệ thống quốc gia của Nhật Bản
hoạt động có hiệu quả đến mức Mỹ phải học tập. Nhận diện những thay đổi sâu sắc
về cơ cấu của Nhật Bản khi vay mượn khuôn mẫu phương Tây, Erza F.Vogel thấy
được tầm quan trọng của việc nước Mỹ cần phải nghiêm túc học hỏi những người
mà họ “không coi là người thầy”.
Tại Nhật Bản, văn hóa doanh nghiệp từng là đề tài sôi nổi trong các thập kỷ
1970-1990. Tiêu biểu là nghiên cứu của Michio Morishima với tiêu đề Tại sao Nhật
Bản lại “thành công”?, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. Cuốn sách bao gồm
những bài giảng đã được thực hiện tại trường đại học tổng hợp Cambridge vào tháng 3
năm 1981. Công trình nghiên cứu nằm trong chuỗi tác phẩm của Morishima (Tại sao
Nhật Bản lại “thành công”?, Tại sao Nhật Bản suy thoái?, Tại sao Nhật Bản bế tắc?) đã
làm sáng tỏ hai khía cạnh: Phải chăng nước Nhật đã thực sự thành công (chữ thành
công được để trong ngoặc kép đầy ẩn ý) và lý giải sự thành công ấy.
2.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả Việt Nam về
văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa
doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng đã được quan tâm từ lâu và có không ít cuốn sách
được xuất bản, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí. Hiện nay, khi mối qua hệ Việt –
Nhật ngày càng được tăng cường bởi nguồn vốn ODA và FDI từ các doanh nghiệp
7


Nhật Bản, thì nhu cầu tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa doanh
nghiệp Nhật Bản nói riêng càng trở nên vô cùng cấp thiết.
Về văn hóa Nhật Bản trên các phương diện khác nhau như: chữ viết, văn
học, nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng… đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tiêu biểu

như: Vào năm 1989, tác giả Nguyễn Hữu Ngọc trong cuốn Hoa Anh Đào và điện tử
đã có nhiều gợi ý về những thành tựu của nền văn hóa Nhật qua các giai đoạn lịch
sử. Năm 1990, San Son - tác giả của hai tập Lược sử văn hóa Nhật Bản đã miêu tả
sơ lược về nguồn gốc và những đặc điểm của tín ngưỡng dân tộc ở chương III, quá
trình tiếp thu, phát triển về tư tưởng Nho giáo và Phật giáo ở chương VI, sự hình
thành và Nhật Bản hóa hệ tư tưởng này. Ngoài ra, tác giả còn lý giải về sự ra đời và
hình thành của chữ viết, văn học, nghệ thuật Nhật Bản ở chương VI và chương XII. Sự
phát triển phổ biến của nền văn hóa Nhật Bản mang đậm màu sắc dân tộc được tác giả
bàn tới ở chương XVI và XVIII. Vào năm 1991, tác giả Vĩnh Sính trong tác phẩm Nhật
Bản cận đại đã đưa gia những khẳng định khái quát về thành tựu văn hóa trong từng giai
đoạn lịch sử của chế độ phong kiến Nhật Bản. Năm 1995, các tác giả Rechard Bowring
và Peter Nikki trong cuốn Bách khoa toàn thư Nhật Bản đã đưa ra những mục đích đặc
điểm khái quát về văn học nghệ thuật, tôn giáo, kiến trúc hội họa, điêu khắc,…
Bên cạnh những công trình nghiên cứu chung về văn hóa Nhật Bản nêu trên,
chúng ta phải kể đến một số nghiên cứu của các học giả bàn về văn hóa doanh
nghiệp Nhật.
Nhà nghiên cứu Hải Minh trong Quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự trong
công ty Nhật Bản (NXB TP. Hồ Chí Minh, 1994) đã phân tích, làm rõ những đặc
trưng nổi bật của văn hóa Nhật Bản. Từ đó, tác giả nhận thức được những đặc điểm,
tính cách của con người, xã hội Nhật Bản và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố văn
hóa tới việc quản trị nhân sự trong công ty Nhật.
Hay một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã tập trung phân tích mô hình của
doanh nghiệp Nhật Bản và bước đầu đưa ra kinh nghiêm cho doanh nghiệp Việt
Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản tại Việt Nam. Tiêu biểu là tác giả Lưu Ngọc Trịnh với tác phẩm Chiến lược con
8


người trong “thần kỳ” kinh tế Nhật Bản (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996) đã đưa
ra nhận định rằng: Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất và quyết

định nhất trong phát triển kinh tế Nhật Bản, góp phần tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế
Nhật Bản sau chiến tranh. Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh con người là nguồn lực vô cùng
quý giá mà nước Nhật bại trận đã biết tận dụng, phát huy để mau chóng vực dậy nền
kinh tế kiệt quệ, đuổi kịp các nước khác.
Tiếp đó, năm 1997, các tác giả Lương Duy Thứ, Phan Nhật Chiêu, Phan Thu
Hiền trong Đại cương văn hóa phương Đông đã đưa ra nhận xét rằng: “Văn hóa
Nhật chịu ảnh hưởng cả hai nền văn hóa Ấn – Trung và sau này của Phương Tây
mà vẫn kiến tạo được một bản sắc độc đáo, Nhật Bản là một biểu mẫu thân hóa,
dung hợp và phát triển các ngọn nguồn văn minh khác nhau” [6, tr233]
Ba năm sau (2000), GS. Hồ Văn Thông chủ biên cuốn Kinh nghiệm khai
thác các nguồn lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản (NXB chính
trị quốc gia Hà Nội). Cuốn sách đã cung cấp một số thành tựu nổi bật về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nhật Bản cũng như kinh nghiệm khai thác các nguồn
lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước Nhật. Những kinh nghiệm của Nhật
Bản có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế đối với các nước Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam.
Tiếp theo đó, vào năm (2008), TS. Phạm Quý Long trong Quản lý nguồn
nhân lực ở công ty Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam
(NXB Khoa học xã hội) đã tập trung nghiên cứu mô hình quản lý trong doanh
nghiệp Nhật Bản và các tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động
của người lao động trong nền kinh tế thị trường. Theo TS. Phạm Quý Long, việc
học hỏi mô hình quản lý trong doanh nghiệp Nhật Bản là điều hết sức cần thiết cho
các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Đến năm 2009, Nguyễn Thị Thu Huyền trường Đại học Ngoại Thương đã
bảo vệ thành công đề tài: Kinh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và
khả năng áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ tìm hiểu những lý luận liên
9



quan tới văn hóa doanh nghiệp Nhât Bản, thực trạng văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản nói chung và rút ra kinh nghiệm cùng một số giải pháp để điều chỉnh ứng dụng
văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Sáu năm sau (2015), Nguyễn Thu Hà trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã tốt nghiệp luận văn thạc sĩ với đề tài: Văn
hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp công ty trách
nhiệm hữu hạn Fujitsu Việt Nam). Song, với đề tài này, tác giả cũng mới chỉ nghiên
cứu cơ sở hình thành văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, nhưng chưa giải thích được
nguyên nhân hình thành của nó. Ngoài ra, tác giả mới chỉ nêu được đặc trưng văn
hóa doanh nghiệp Nhật Bản của công ty Fujitsu trên lĩnh vực quản lý là chủ yếu.
Có thể nói, tất cả những đề tài nhiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
về lịch sử, văn hóa, con người Nhật Bản, về mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản
và Việt Nam, cũng có đề tài bàn về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản nhưng chỉ dừng
lại ở việc phân tích một vài khía cạnh nhỏ của văn hóa doanh Nhật Bản, chưa đưa ra
được nguyên nhân, đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam cũng
như sự tác động của nó đối với nền văn hóa Việt Nam một cách hoàn chỉnh, hệ
thống. Với đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (Qua khảo sát trường hợp
công ty Sony Việt Nam”, chúng tôi mong muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống, toàn
diện về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và những ảnh hưởng của nó đối với Việt
Nam chúng ta.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam và những hàm ý của nó đối
với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (qua nghiên cứu trường hợp
điển hình là công ty SONY Việt Nam – chi nhánh Hà Nội).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu văn
hóa doanh nghiệp Nhật Bản từ lúc hình thành cho đến những bước phát triển mạnh
mẽ như ngày hôm nay.
10



- Về không gian nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản, đặc biệt qua khảo sát cụ thể văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở công ty Sony
Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.
+ Đề tài nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa doanh nghiệp.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản - một trong những yếu tố quan trọng nổi bật góp phần làm nên sức mạnh mềm
rất riêng của đất nước Nhật.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá
thực trạng văn hóa doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam. Từ đó rút ra đặc trưng và lí giải
được căn nguyên làm nên thành công của các doanh nghiệp Nhật trên thế giới, trong
đó có Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương
pháp cơ bản sau:
Phương pháp hệ thống - liên ngành: sử dụng kiến thức, phương pháp của
nhiều chuyên ngành liên quan như lịch sử, địa lý, kinh tế học…để xem xét những
phương diện khác nhau của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê,
phân loại các tư liệu đã thu thập được, giúp người nghiên cứu nhìn nhận, phân tích,
đánh giá tính khả thi của vấn đề đặt ra.
Quan sát là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu đề tài này. Chúng
tôi đã sử dụng phương pháp quan sát để nhìn nhận khái quát một cách toàn diện về
văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, đi sâu vào nghiên cứu từng giai đoạn nhỏ trong
lịch sử phát triển văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn dưới hình thức lập
bảng hỏi về những vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản trong

11


doanh nghiệp Sony Việt Nam.
Bên cạnh những phương pháp trên, đề tài còn kết hợp sử dụng phương pháp
logic và phương pháp lịch sử. Hai phương pháp này bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giúp
người nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề một cách logic, khoa học trong việc xử lý tài liệu,
so sánh, đối chiếu theo hệ thống thông tin đã thu thập được. Dựa trên cơ sở đó để giải
thích, đánh giá và tìm ra những kết luận đúng mang tính khách quan.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Nhật Bản và Việt Nam đã có sự giao lưu trên rất nhiều lĩnh vực. Hiện nay,
Nhật Bản là quốc gia đứng đầu trong việc đầu tư vào Việt Nam. Điều này đang tạo ra
một môi trường thuận lợi để để các doanh nghiệp Việt Nam có thể xem xét, học hỏi
những kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Nhật và từ đó ứng dụng vào
thực tiễn trong nước. Công trình nghiên cứu này sẽ giúp người đọc hiểu biết thêm về
đất nước, con người Nhật, văn hóa, cách sống và lề lối làm việc của họ, cũng như
khảo sát, đánh giá về những mặt tốt, những hạn chế để từ đó rút ra kinh nghiệm và có
sự điều chỉnh hợp lý khi áp dụng vào các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
7. Bố cục của báo cáo:
Ngoài phần Mở đầu, phần Nội dung, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham
khảo, báo cáo của nhóm chúng tôi gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở hình thành nên văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
Chương 2: Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản (qua khảo sát
trường hợp công ty Sony Việt Nam).
Chương 3: Những ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đến đời
sống xã hội Việt Nam và một số hướng giải pháp để phát huy tác động

12



B - NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH NÊN
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn thể hiện ở nhiều loại đối tượng, tính
chất và hình thức biểu hiện khác nhau. Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại,
nói cách khác văn hóa ra đời từ thuở bình minh của xã hội loài người. Cùng quá
trình phát triển của nhân loại, khái niệm văn hóa đã liên tục được bổ sung thêm
những nội dung mới. Năm 1952 hai nhà nhân chủng học người Mỹ là A. L. Kroeber
và K. Kluckolm đã sưu tầm được khoảng 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tại
hội nghị về văn hóa UNESCO tại Mêhicô năm 1982, người ta đã đưa ra được 200
định nghĩa về văn hóa. Hiện nay, số lượng khái niệm về văn hóa đã tăng đến con số
hàng ngàn đơn vị, không có thể thống kê hết. Bởi văn hóa là một khái niệm đa
nghĩa do từng nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau, dẫn đến nhiều
quan niệm khác nhau về khái niệm văn hóa.
Theo Lưu Hướng: Thời Tây Hán (76 – 6 trước Công nguyên) được coi là
người đầu tiên dùng thuật ngữ văn hóa lấy từ “ Văn” và “ Hóa” trong bí sách Chu
Dịch (Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thiên hạ, có nghĩa là xem dáng vẻ con người mà
giáo hóa thiên hạ). Đồng quan niệm này, quan niệm “Văn hóa = Văn trị + giáo
hóa”, có nghĩa là sống trong đời sống tổ chức cần quản lý con người bằng cái đẹp
của nhân văn để đối lập với tư tưởng quản lý bằng bạo lực. Trong bất kì loại hình
tổ chức nào, chúng ta cũng thấy văn hóa góp phần quyết định đến đời sống tổ chức.
Theo nghĩa của Từ nguyên, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và
phương Tây đều có nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con
người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho
con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích
mười năm trồng cây và lợi ích trăm năm trồng người” là theo ngữ nghĩa căn bản
13



này của văn hóa. Tóm lại, dù ở phương Đông hay phương Tây thì văn hóa đều được
coi là hoạt động tinh thần hướng tới việc sản xuất ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là hệ tư tưởng, các hệ thống và các thể chế đi theo
nó như văn hóa, nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo đức học… Theo đó, văn hóa
được giới hạn theo bề sâu và bề rộng, theo không gian, thời gian, chủ thể. Trong
khoa học nghiên cứu văn hóa, văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này,
định nghĩa văn hóa cũng có rất nhiều. Năm 1874, trong công trình nghiên cứu Văn hóa
nguyên thủy ( xuất bản lần đầu năm 1871), nhà nhân chủng học người Anh Edawrd
Burnett Tylor (1832 – 1917) đã đưa ra định nghĩa: “ Văn hóa là một tổng thể phức tạp
gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả
năng, thói quen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã”
[10, tr 8]. Cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu văn hóa đều xem đây là định
nghĩa khoa học đầu tiên về khái niệm văn hóa, mặc dù danh từ văn hóa – culture đã
xuất hiện khá sớm trong đời sống ngôn ngữ ở cả phương Đông và phương Tây.
Vào năm 1943, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Vì
lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [10, tr9]
Từ những quan niệm và định nghĩa của một số tác giả về văn hóa đã trình
bày ở trên, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng và xin đưa ra một
định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động của con người với con người,
trong mối quan hệ với người khác và với môi trường tự nhiên, xã hội.
1.1.2. Văn hóa kinh doanh
Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội thì
văn hóa kinh doanh (business cultere) lại chính là nền tảng tinh thần, linh hồn cho một
quốc gia. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa kinh doanh:
Theo từ điển tiếng Việt, “Kinh doanh” được hiểu là “Tổ chức việc sản xuất buôn

14


bán sao cho sinh lời”. Với ý nghĩa này, “Kinh doanh” có nghĩa là “Buôn bán” và “Tổ
chức việc sản xuất”. Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm hướng tới
mục đích đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh như quản trị tiếp thị, tài
chính kế toán, sản xuất. Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của
loài người, là một hoạt động cơ bản của con người xuất hiện cùng với kinh tế hàng hóa
và thị trường. Danh từ kinh doanh là một nghề được dùng để chỉ những con người hiện
thực các hoạt động nhằm mục đích kiếm lời. Nếu kinh doanh là một động từ, nó chỉ để
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường. [8, tr42 - 43]
Hiểu theo nghĩa nào thì mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận
cho chủ thể kinh doanh nên bản chất của kinh doanh là kiếm lợi nhuận. Trong nền
kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát
triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Còn việc kinh doanh như
thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề của văn
hóa kinh doanh.
Trong kinh doanh, những sắc thái mang tính văn hóa có mặt trong toàn bộ quá
trình tổ chức và hoạt động của kinh doanh. Đã được thể hiện từ cách lựa chọn, cách bố
trí máy móc và dây truyền công nghệ. Cả cách tổ chức bộ máy về nhân sự và hình thành
quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức cho tới quản lý kinh doanh
mà chủ thể áp dụng sao cho hiệu quả nhất. Hoạt động kinh doanh không lấy giá trị của
văn hóa làm mục đích trực tiếp, song nghệ thuật kinh doanh từ việc tạo vốn ban đầu, tìm
địa bàn kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, … được thành công với những biểu hiện và
giá trị tốt đẹp thì kinh doanh cũng là biểu hiện sinh động của văn hóa con người.
Với cách tiếp cận văn hóa như mục trên, chúng ta có thể hiểu theo nghĩa
rộng, văn hóa kinh doanh (business culture) là toàn bộ các giá trị vật chất và các
giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh.

Văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của
một nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Văn hóa là quá
15


trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành nên thói quen lối ứng xử
của cá nhân, tổ chức làm kinh tế (Doanh nghiệp – doanh nhân) với tất cả những gì liên
quan phù hợp với xu thế thời đại. Do vậy, theo nghĩa hẹp chúng ta có thể hiểu: Văn
hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và các
hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong
cách ứng xử của họ với tự nhiên và xã hội ở một cộng đồng hay một khu vực. [8, tr –
43]
Từ những cách hiểu trên, chúng tôi xin đưa ra một định nghĩa mang tính khái
quát về văn hóa kinh doanh như sau: Văn hóa kinh doanh là sự vận dụng các giá
trị văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần vào trong quá trình kinh
doanh của chủ thể kinh doanh nhằm tạo nên những sản phẩm, lợi ích, nghệ thuật và
bản sắc riêng của chủ thể kinh doanh đó.
1.1.3. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp (coporate culture) được coi là một dạng văn hóa tổ
chức (organizational culture) được bắt đầu nghiên cứu về một cách cụ thể hơn, trở
thành khuynh hướng trên thế giới những năm 1980 xuất phát từ việc doanh nghiệp
phương Tây nhận ra yêu cầu phải thay đổi cách tiếp cận về các doanh nghiệp. Từ
chỗ họ quá dựa vào cơ cấu phức tạp, chi tiết và kế hoạch cứng nhắc khiến họ phải
nhận sự suy giảm về kinh tế, chuyển sang cách tiếp cận văn hóa doanh nghiệp từ
góc nhìn văn hóa.
Schawatz và Dvis đã đưa ra quan điểm: “Văn hóa là một hình thức tín ngưỡng
và tham vọng của các thành viên trong một tổ chức. Những tín ngưỡng và tham vọng
này tạo nên một quy tắc chung ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành các hành vi cá
nhân và nhóm người trong tổ chức”. [18, tr15]
Còn theo Gold K.A. thì: “Văn hóa thể hiện trình độ về tính chất đặc biệt

trong một tổ chức – có nghĩa là chúng chứa đựng những phẩm chất đặc thù có thể
sử để phân biệt với các tổ chức khác về phương diện” Theo Georges de Saite
Marie, một chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã đưa ra định
nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng,
16


huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền
móng sâu sa của doanh nghiệp”. [8, tr233]
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (International Labour
Organization – ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các
tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi, mà toàn bộ
chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và
được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Edgar Shein, một chuyên gia nghiên
cứu và tổ chức: “Văn hóa công ty là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành
viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và sử lý
với các môi trường xung quanh” [8, tr233]
Nói chung, các định nghĩa trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần
của văn hóa doanh nghiệp như: các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại,
các nghi thức… của doanh nghiệp, nhưng chưa đề cập tới nhân tố quan trọng của
văn hóa doanh nghiệp là nhân tố vật chất.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và theo những logic
của khái niệm văn hóa kinh doanh ở mục trên, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa của
mình về văn hóa doanh nghiệp như sau: Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá
trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, trở thành các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh
nghiệp, chi phối mọi hoạt động của những thành viên trong doanh nghiệp và tạo
nên được bản sắc kinh doanh cho doanh nghiệp đó.
1.4.5. Văn hóa doanh nhân
Theo Dương Thị Liễu trong tác phẩm Giáo trình văn hóa kinh doanh, Nxb

Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2012: “Doanh nhân là những người làm kinh
doanh, là những người tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp” [8, tr168.]
Theo quan điểm của GS.TS. Hồ Sĩ Quý: “Văn hóa doanh nhân là tập hợp
của những giá trị căn bản nhất, những khuân mẫu văn hóa xác lập nên nhân cách
của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng làm giàu, biết cách làm
17


giàu và dấn thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro đem toàn bộ
tâm hồn, nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình, cho doanh
nghiệp và cho xã hội”. [8, tr208]
Từ những quan điểm trên, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về văn hóa doanh
nhân như sau: Văn hóa doanh nhân chính là toàn bộ các nhân tố văn hóa bao gồm
các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi doanh nhân trong quá trình
trình hoạt động kinh doanh và lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2. Nguồn gốc hình thành văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên – dân cư Nhật Bản
1.2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Nhật Bản là tên gọi theo âm Hán Việt, người Nhật gọi nước họ là Nihon hay
Nippon có ý nghĩa là: “Xứ Mặt Trời mọc”.
Nhật Bản là quần đảo nằm ở phía Đông châu Á với khoảng hơn 4.000 đảo
lớn nhỏ nối tiếp nhau trải dài và rộng ở phía Tây của Thái Bình Dương, trong đó có
bốn đảo lớn: Hokaido, Honsu, Shikoku và kyushu.
Nhật Bản có diện tích 377.688 km2. Lãnh thổ Nhật Bản có sự biệt lập về địa
lý và sự ổn định cơ bản về biên giới đã tạo nên nét đặt thù của văn hóa Phù Tang.
Đất nước Nhật Bản có thiên nhiên hùng vĩ với ¾ là núi và cũng hết sức khắc
nghiệt do ở vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất, là “Vành lửa của Thái Bình
Dương” nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần… Điều này sẽ tác
động rất lớn đến tính cách con người Nhật Bản.

Với nhiều đảo lớn, trữ lượng hải sản dường như vô tận là nguồn sống đầu
tiên của cư dân Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của ngư nghiệp thì nông nghiệp
trồng lúa nước cũng bắt đầu trở thành nền kinh tế cơ bản làm thay đổi diện mạo văn
hóa - xã hội Nhật Bản. Sự đan xen giữa văn hóa ngư nghiệp và nông nghiệp đã trở
thành cội nguồn văn hóa độc đáo của người Nhật.
Hơn nữa, do vị trí là đảo xa, không giống với nước Anh là đảo quá gần lục
địa, Nhật có những thời kì chịu ảnh hưởng từ phía Tây vào một cách rất ồ ạt (phía
Tây xưa kia là Trung Quốc, lúc đầu qua Triều Tiên, sau đó là phương Tây (Châu
18


Âu, Mỹ)), rồi có thời kì lại đóng cửa 300 năm với Trung Quốc, trên 200 đối với
châu Á… Chính điều này đã tác động khiến cho văn hóa Nhật Bản mang tính chất
“vừa đóng, vừa mở”, góp phần tạo ra nét độc đáo trong bản sắc văn hóa Nhật Bản
trên nhiều phương diện khác nhau.
1.2.1.2. Điều kiện địa lý dân cư
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất cao về sắc tộc và văn hóa. Người dân
không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm 1% tổng dân số vào năm 1993 [3, tr183]. Số
người nước ngoài đông nhất là Triều Tiên, nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại
Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật. Tiếp đến xếp thứ hai là
Trung Quốc, còn có một số dân lao động gồm người Philippin và Thai Lan…
Những người nước ngoài này trước kia bị kì thị tại nơi làm việc và tại một số
phương diện trong đời sống hàng ngày.
Qua những tài liệu nghiên cứu hiện nay, chúng ta nguồn gốc của dân tộc
Nhật cho tới ngày nay vẫn còn chưa có câu trả lời chính thức, mặc dù người Nhật
rất quan tâm đến việc lý giải cội nguồn của mình. Nói chung, người Nhật Bản thuộc
đại chủng Môngôlôit chấu Á. Những người Môngôlôit có thể thiên di từ Trung
Quốc, Triều Tiên và Mãn Châu qua eo biển Tsushima đến các đảo Honsu và kyushu
mặt khác di dân cũng có thể đến từ các đảo từ Thất Bình Dương gặp gỡ thổ dân
Ainu có mặt từ trước. Những người mới đến, chiếm dần toàn bộ đất đai, đẩy người

Ainu có đôi mắt tròn và làn da rậm lông đến đây từ trước lên phía Bắc có thiên
nhiên lạnh lẽo khắc nghiệt hơn. Ngày nay, thổ dân Ainu chỉ còn vào khoảng 14.000
người, sinh sống trong các khu vục riêng biệt thuộc Hockaido. [3, tr180]
Vào thời kì Meiji, dân số Nhật Bản còn thấp, khoảng chừng 33 triệu người.
Mức ra tăng dân số lên tối đa vào năm 1974 với tỉ lệ sinh 1,27%, sau đó đã giảm
xuống còn 0,35% vào năm 1992. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có dân số lên tới 129,5
triệu người năm 2010 rồi sau đó mới giảm bớt. [3, tr180]
Do số dân đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km2, ngang
hàng với các nước có mật độ cao như Bỉ, Hà Lan và Triều Tiên. Khoảng 49% dân
số Nhật Bản tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Oshaka và Nagoya cùng với
19


các thành phố phụ cận. Thủ đô Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3
tổng dân số [3, tr180]. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu
vực hành chính, chính trị, kinh tế dịch vụ.
Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ, cho tới
thời kì mở của vào năm 1868, Nhật Bản đã có nét riêng về phong tục, tập quán,
chính trị, kinh tế và văn hóa…
Ngày nay, mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến, nhưng trong xã hội
Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã ấn định rõ ràng. Thời xưa, Nhật Bản theo chế
độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ thời kì Samurai phát triển,
người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã
được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX nhưng hiện nay trong đời sống cộng
đồng, phụ nữ vẫn ở vị thế thập hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam giới
vẫn giữ vai trò lớn hơn. Trong quan niệm từ lâu đời của người Nhật, người phụ nữ
vẫn là người của “bên trong” (uchi no) và người nam vẫn là người của “bên ngoài”
(soto no). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và công việc nội trợ, trong khi
người chồng là người là đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Trước
đây trong xã hội Nhật Bản, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị

nam giới coi như “có khuyết điểm nào đó”. Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ
nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không lấy chồng (Nhật Bản
hiện nay là nước có số lượng phụ nữ xây dựng gia đình rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất
Châu Á). Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng… người phụ nữ thường được thuê
mướn để chào đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được
nâng lên nhiều trong xã hội nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ, những người
thường có quan niệm phân biệt và suy nghĩ bảo thủ, cổ hủ. Điều này cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến một số đặc trưng trong phương cách tổ chức của các doanh
nghiệp Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc đảo mà con người có ý chí tự chủ và truyền thống
thượng võ rất cao. Họ còn biết chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa trong khu vực và
thế giới để phát triển đất nước đồng thời tạo nên “bản lĩnh Nhật” trong tiếp biến văn
hóa ngoại lai. Đồng thời, tính chất biệt lập của “đảo”, sự khắc nghiệt của thiên
20


nhiên làm cho con người Nhật sớm biết đoàn kết tạo nên sự cố kết cộng đồng để
vượt qua trở ngại của tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên vừa hùng vĩ, lại vừa khắc nghiệt tạo nên tính cách và bản
lĩnh riêng của con người Nhật. Rất nhiều yếu tố đối lập trong tính cách người Nhật
tưởng như nghịch lý mà vẫn thống nhất: tình yêu thiên nhiên thơ mộng nhưng lại
gắn với chất thiết thực đời sống, rất tinh tế trong hoa đạo, trà đạo nhưng cũng rất
quyết liệt trong kiếm đạo.
Do chế độ phong kiến tướng quân tồn tại khá lâu ở Nhật Bản, đã tạo nên mô
thức đạo trong con người: lòng trung thành, tinh thần dũng cảm không sợ gian khổ,
tính nhẫn lại… mà đỉnh cao là tinh thần của các võ sĩ đạo, linh hồn Nhật Bản.
Văn hóa Nhật Bản do đó sẽ là sự kết hợp giữa giá trị văn hóa vật chất và tinh
thần do người Nhật sáng tạo ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Từ
đây, tạo nên diện mạo văn hóa Nhật rất riêng khó lẫn với các nền văn hóa khác.
1.2.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa

Cho đến ngày nay, chưa thể có một câu trả lời chính xác: ai là tổ tiên của
người Nhật. Nhưng nhiều tài liệu cho thấy về căn bản, họ thuộc nhóm Mongoloid,
găn giống các dân tộc Đông Á khác. Nhiều nhà khảo cổ học Nhật Bản đã phát hiện
ra những di tích thuộc chung và hậu kỳ thời kỳ đồ đá cũ (10 vạn năm về trước) nằm
rải rác trên khắp nước Nhật. Những cư dân này đã hòa vào những người đến sau trở
thành người Nhật hiện nay.
Cuộc sống của họ bây giờ hoàn toàn dựa vào thiên nhiên: săn bắn và hái
lượm (nền kinh tế tước đoạt tự nhiên).
Khoảng 1 vạn năm về trước đến cuối thế kỷ thứ III sau công nguyên, trên quần
đảo này xuất hiện 2 nền văn hóa kế tiếp nhau: văn hóa Jomon và Yayoi.
Nền văn hóa Jomon với đặc trưng là sự phổ biến của loại đồ gốm trang trí hình
vặn thừng. Tuy cách chế tạo còn thô sơ, nhưng hình dáng lại đẹp và phong phú. Họ đã
biết dựng nhà để ở. Người Nhật gọi là Tetteana Jukyo, nghĩa là cư trú trên những cái
hố. Thay cho việc phải đắp nền cao, họ lại đào trũng xuống rồi mới làm nhà.
21


Kế tiếp theo đó là nền văn hóa Yayoi (250 trước công nguyên đến 250 sau
công nguyên) có tiến bộ hơn. Đồ gốm ở thời kỳ này đơn điệu về hình dáng, nhưng
đã biết sử dụng bàn xoay và nung ở nhiệt độ cao. Do sự tiếp xúc với văn hóa Trung
Quốc và Triều Tiên, người Yayoi đã có những bước phát triển vượt bậc về kỹ thuật
canh tác nông nghiệp và thủ công nghiệp. Lúc này, họ đã biết sử dụng mương tưới
để tháo nước vào ruộng.
Đến cuối thế kỷ III, do ảnh hưởng của Triều Tiên, người Nhật đã bắt đầu xây
dựng những mồ lớn bằng đất để chôn cất các tộc trưởng gọi là Kofun. Ở thời kỳ
này, mỗi thị tộc thờ một thần riêng và dòng dõi Thiên Hoàng Nhật Bản cũng bắt
nguồn từ một trong những thị tộc này. Thị tộc Thiên Hoàng bắt đầu ban chức tước
quý tộc cho những thị tộc khác để củng cố và khảng định uy quyền của mình. Do
việc tập trung quyền lực vào thị tộc của Thiên Hoàng, nên nữ thần của thị tộc này là
Amaterasu trở thành thần tượng sùng bái của dân chúng trên khắp cả nước.

Trong buổi đầu Hoàng gia, thái tử Toshoku (547 – 622) là người có công
trong việc nâng cao uy tín của Thiên hoàng và đặt cơ sở cho đường lối canh tân
Nhật Bản những thế kỷ sau. Với tư cách là nhiếp chính triều đình, ông tiếp tục
truyền bá đạo Phật ra các chức vụ quan trọng trong triều, khởi lập nên hiến pháp.
Danh từ tenno (Thiên Hoàng) được phổ biến bắt đầu từ lúc này. Đồng thời tiếp tục
mở rộng quan hệ và cử phái đoàn sang học tập, tiếp thu tinh hoa văn minh Trung
Hoa, rồi tu chỉnh cho phù hợp với môi trường của Nhật Bản: Tuy nhiên chưa được
chứng kiến những biến đổi của Nhật Bản, nhưng dòng họ Fujiwara đã thi hành
những cải cách theo ý tưởng của ông mà lịch sử Nhật Bản thường gọi là cải cách
Taika, đánh dấu sự hình thành chế độ phong kiến của Nhật Bản.
Một trong những cải cách của Taika là quốc hữu hóa và chia ruộng đất trong
toàn quốc dưới hình thức “Ban điền”. Tuy nhiên, công việc không thực hiên được do
lúc này đất đai nằm trong tay quý tộc, chùa chiền, hình thành nên các Shoen (trang
viên). Để đương đầu với bọn trộm cướp, các trang viên võ trang con cháu và người
phục vụ, huấn luyện võ nghệ, mở đầu cho sự hình thành giai cấp Samurai (võ sĩ).
Vào thế kỷ XII, do tranh chấp ngôi Thiên hoàng kế vị đã đưa hai họ samurai
22


lớn nhất là Minamoto và Taira vào thế đối lập, mỗi bên ủng hộ một phái. Cuối cùng
Yoritomo của dòng họ Minamoto thắng thế, đứng ra xây dựng thế lực Kamakura
(1185) gần Yokhama, thiết lập chính quyền của giai cấp võ sĩ đầu tiên trong lịch sử
Nhật Bản. Đứng đầu Mạc phủ là Shogun (Tướng quân) do Thiên hoàng bổ nhiệm.
Nhưng thực tế quyền binh trong nước tập trung vào tay các Tướng quân, triều đình
chỉ còn trên danh nghĩa. Sự tồn tại của hai chính quyền trong suốt 700 năm (1185 –
1868): chính quyền Thiên hoàng ở Kyoto và chính quyền của giai cấp võ sĩ, thường
được gọi là Mạc phủ, là điểm đáng chú ý trong lịch sử Nhật Bản. Từ đây, các
Daimyo (đại danh) trên thực tế có quyền hành như các lãnh chúa. Họ giành giật
quyền lực với nhau và đặt Nhật Bản vào cảnh nồi da nấu thịt kéo dài suốt 100 năm.
30 năm cuối cùng của thế kỷ XVI đã mở ra cơ hội tái thống nhất nước Nhật,

bắt đầu từ việc nhà chiến lược trẻ Oda Nobunaga (1534 – 1582) tiến quân vào
Kyoto, lật đổ chính quyền Mạc Phủ của Muromachi. Tiếp đó là hai nhà quân sự
khác Toyotomi Hideyoshi (1536 – 1598) và Tokugawa Ieyasu (1542 – 1616) kế tục
nhau trong sự nghiệp thống nhất sơn hà. Sau chiến thắng lịch sử Sekigahara (1600),
Tokugawa Ieyasu đã nhờ Thiên hoàng ban chức Tướng Quân (1603 – 1868).
Ban đầu Tokugawa cũng muốn buôn bán với nước ngoài nhưng do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự ngờ vực với Thiên Chúa giáo thêm việc xúi
bẩy của công ty Đông Ấn Hà, cùng với lệnh cấm đạo, chính quyền Tokugawa đi đến
một quyết định tối hậu nhằm nắm toàn bộ quyết định vận mệnh đất nước Nhật là bế
quan tỏa cảng. Chỉ còn một số ít người Trung quốc và Hà Lan được phép buôn ở hòn
đảo Deshima thuộc cảng Nagasaki [7, 125].
Tự cô lập mình với thế giới bên ngoài đúng vào thời gian cuộc cách mạng
đang diễn ra dồn dập bên trời Tây, để khi mở cửa, Nhật Bản phả trả giá rất đắt cho
việc đuổi kịp phương Tây. Tuy nhiên, bế quan tỏa cảng không phải chỉ là mang lại
những điều tai họa. Với mục tiêu chi phối thực sự toàn bộ quân đội Nhật Bản, những
chính sách Tokugawa về mặt khách quan đã thúc đẩy sự phát triển nội tại của nền
kinh tế, hình thành một thị trường thống nhất. Hơn nữa, do bế quan tỏa cảng nên
người Nhật lúc này dựa vào chính sách của mình để phát huy những đặc tính của văn
hóa truyền thống trên mọi lĩnh vực, phương diện như: Cá tính dân tộc, tay nghề… và
23


đây cũng là thời gian thanh bình, ổn định dài nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Sự thanh bình đã bị xáo trộn bởi 4 chiến thuyền của Perry (Mỹ) đến cảng
Edo vào tháng 7 năm 1853 đòi Nhật Bản phải mở cửa. Mạc phủ bàng hoàng
chứng kiến sức mạnh của phương Tây. Năm 1857, Viện nghiên cứu sách phương
Tây (tiền thân của Đại học Tokyo nổi tiếng hiện nay) được thành lập. Các phái
đoàn được cử nhằm tiếp thu nền văn minh Âu – Mỹ. Nhật Bản đã trở lại hòa
nhập với thế giới bên ngoài.
Năm 1868, chính quyền Mạc phủ Tokugawa bị lật đổ. Quyền hành vào tay

Thiên hoàng. Edo đổi tên thành Tokyo và Hoàng thất rời Kyoto về đây; một thời kỳ
mới của lịch sử Nhật Bản mà ta quen gọi là Minh Trị Duy Tân bắt đầu.
Với khẩu hiệu: Học hỏi phương Tây, đi vượt Phương Tây, chính quyền Minh
Trị đã thi hành một loạt cải cách từ bộ máy nhà nước, quân đội, đến kinh tế , tài chính,
giáo dục theo hình mẫu phương Tây. Cuộc duy tân (1868 – 1912) này đã mang lại biến
đổi kỳ diệu trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội Nhật Bản,
tạo cơ sở cho sự phát triển của Nhật Bản về sau.
Trong các năm 1912 – 1926, Thiên hoàng Đại chính trị vì, do bệnh tật vị
Thiên hoàng này không đủ sức lo việc triều chính. Các nguyên lão nhân cơ hội củng
cố quyền lực và lợi dụng hỗn loạn của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 –
1918), đem quân bành trướng sang Trung Hoa và Thái Bình Dương. Năm 1926, Thiên
hoàng Hirohito lên ngôi với niên hiệu Chính Hòa (1926 – 1989). Đây là thời kỳ nhiều
trào lưu dân chủ xuất hiện ở Nhật Bản, nhưng sau đó là sự thắng thế của các lực lượng
quân phiệt. Nước Nhật bắt đầu điên cuồng lao vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai
dưới chiêu bài Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á, Á Châu của những người Á Châu
và đã gây ra hậu quả thảm khốc trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Nhật Bản ra
khỏi chiến tranh với hơn 3 triệu người chết, 20% nhà cửa trên toàn quốc bị bom Mỹ
đốt cháy (Tokyo và Osaka 60%), mức sản xuất công nghiệp chỉ còn tương đương với
10% so với trước chiến tranh. Dân chúng Nhật mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nhưng chính sau năm 1945, một lần nữa với tinh thần không chịu khuất phục khó
khăn, Nhật Bản lại tiến hành cải cách triệt để trên tất cả mọi lĩnh vực.
24


Năm 1951, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu phục hồi mức trước chiến tranh.
Tháng 9 – 1951, Nhật bản ký Hiệp ước Hòa bình san Francico; chấm dứt sự chiếm
đóng, thu hồi lại nền độc lập [7, 235]. Từ đây, Nhật Bản bước sang giai đoạn phát
triển “thần kỳ” (1951 – 1970) trên cơ sở tiếp tục những cuộc cải cách trước. Từ đó
đến nay, nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục phát triển với nhịp độ cao và khẳng định vị
trí siêu cường của mình.

Chính trong quá trình lịch sử đầy biến động ấy, những đặc trưng văn hóa
Nhật dần dần được định thành và phát triển.
3

Đặc trưng tính cách con người góp phần định hình văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản
Từ xa xưa, Nhật Bản đã định diện nên những sắc thái văn hóa mang bản cách
riêng. Trên từng phương diện, Nhật Bản luôn biết tiếp thu những giá trị văn hóa bên
ngoài nhưng đồng thời luôn biết phát huy, phát triển nó để phù hợp với đặc trưng của
chính môi trường địa – kinh tế, địa – chính trị của mình.
1.2.3.1. Đoàn kết, giữ vững kỷ luật, trật tự xã hội xuất phát từ tinh thần tập
thể và lòng kiêu hãnh, trọng danh dự
Trước hết, phải đề cập đến tính chất “đảo” của Nhật Bản, sự biệt lập với
xung quanh và thế giới qua nhiều giai đoạn lịch sử đã tạo cho người Nhật tinh thần
“tự tôn, kiêu hãnh”. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu so sánh với tinh thần
“yêu danh dự” của các cư dân đảo quốc khác như người Anh, người đảo Corse, đảo
Sicil. Bản lĩnh trong khủng hoảng, sự duy trì trật tự, ngăn nắp của người Nhật chính
là nhờ lòng tự trọng và danh dự của họ được đặt lên hàng đầu. Không ai sẵn sàng
đổi danh dự phấn đấu cả đời chỉ vì một miếng bánh hay chai nước. Tất nhiên, lý
giải về lòng trọng danh dự, sự tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt của người Nhật, còn
phải kể đến hiệu quả của hệ thống giáo dục hiện đại, nhưng những thói quen được
duy trì nghiêm túc trong cuộc sống hàng ngày và cả tinh thần “võ sĩ đạo” được hun
đúc qua nhiều thế kỷ là nhân tố quan trọng không thể không kể đến.
Đặc điểm người Nhật chung sống cùng nhau, canh tác trên một diện tích đất
25


×