Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 88 trang )

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chăn nuôi gia cầm thì gà là đối tượng được nuôi phổ biến và
quan trọng nhất. Có rất nhiều giống gà nội như: gà Ri, gà Đông Tảo, gà
Hồ, gà Mía, gà Ác, gà Tre, gà H ’Mông ... mỗi giống gà mang những đặc
điểm đặc trưng cho nét sinh hoạt và phong tục tập quán của mỗi vùng quê
nước ta. Chăn nuôi gà cung cấp hai loại sản phẩm chính là trứng và thịt đáp
ứng nhu cầu thực phẩm của con người. Việc nghiên cứu để bảo tồn những
giống gà quý đang được nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) thuộc một trong 3 giống gà
rừng hiện có tại Việt Nam được phân bố tại một số tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An .v.v. Gà sống chủ yếu trong rừng thứ sinh gần nương rẫy, hay rừng gỗ
pha tre, nứa. Sống thành bầy đàn và hoạt động vào hai thời điểm trong ngày
(sáng sớm và xế chiều). Buổi tối gà thường tìm đến những khu vực có tán cây để
ngủ. Gà thích ngủ trong các bụi giang, nứa có nhiều cây đổ nằm ngang. Thức ăn
thường là các loại quả mềm, hạt cỏ dại, hạt cây lương thực và các loài động vật
nhỏ, như: kiến, mối, giun đất, nhái, cào cào và châu chấu.
Mùa sinh sản của gà rừng bắt đầu vào tháng 2 hàng năm. Vào thời kỳ này
gà trống gáy nhiều vào lúc sáng sớm và hoàng hôn. Một con trống thường đi với
vài con mái. Tổ làm đơn giản trong các lùm cây bụi, mỗi lứa đẻ từ 4 - 6 quả
trứng, thời gian ấp khoảng 21 ngày.
Theo kinh nghiệm dân gian và y học cổ truyền người ta thường dùng thịt
và chân gà như là một vị thuốc bổ (sơn kê) để điều trị các chứng bệnh xích bạch
đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh lý v.v..Chính vì vậy trong thực tế hiện nay gà
rừng là một đối tượng bị săn bắn, đánh bẫy rất nhiều và có nguy cơ suy giảm
nghiêm trọng về số lượng trong môi trường bán hoang dã. Trong khuôn khổ
nhiệm vụ “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vật nuôi”, chúng tôi đã tiến hành “
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà


1


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương”
nhằm bảo tồn, lưu giữ và từng bước khai thác, phát triển hợp lý các giá trị kinh tế
của gà rừng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định được một số đặc điểm sinh học của gà Rừng tai đỏ
- Xác định được khả năng sinh trưởng của gà Rừng tai đỏ
- Xác định được khả năng sinh sản của gà Rừng tai đỏ
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và khả năng sinh
sản của gà Rừng tai đỏ.
- Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, nhân thuần nuôi thử nghiệm và phát triển
ra sản xuất nhằm bảo tồn, lưu giữ và từng bước khai thác, phát triển hợp lý các giá
trị kinh tế của gà rừng.
- Cung cấp những thông tin khoa học, cơ bản, hệ thống về đối tượng nghiên cứu,
giúp hiểu rõ hơn về gà Rừng tai đỏ tại Cúc Phương nói riêng và cả nước nói chung.
- Đề xuất được phương hướng, góp phần bảo tồn, phát triển chăn nuôi gà Rừng
tai đỏ tại địa phương.
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên, người nuôi gà và
những người quan tâm khác.

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2



Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
1. Vai trò của việc bảo tồn những gen giống gà nội
Theo tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), nguồn gen động vật bao gồm
cả động vật được thuần hóa, động vật hoang dã và nó đóng vai trò rất quan trọng
đối với loài người. Năm 1980, một chiến lược bảo tồn giống vật nuôi được thực
hiện trên phạm vi toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Nội dung đã được FAO
và cơ quan bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hợp tác xây dựng.
Chương trình đề ra 4 nội dung cơ bản chính:
- Bảo tồn bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý.
- Ngân hàng dữ liệu nguồn gen động vật.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn lực con người tham gia chương
trình bảo tồn.
- Lưu giữ vật liệu di truyền.
Về phương pháp bảo tồn, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra 2 phương thức:
- Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation): Là bảo tồn một loài nào đó ngay
tại môi trường sống tự nhiên của nó. Để đạt được mục đích tái lập quần thể
muốn bảo tồn, người ta bảo vệ khu vực sinh sống khỏi các tác động có hại từ
con người hay các loài khác.
- Bảo tồn ngoại vi (ex-situ conservation): Là quá trình bảo tồn ở bên ngoài
môi trường sống tự nhiên của một loài nào đó. Phương pháp này chuyển một
phần quần thể từ nơi cư trú bị đe dọa đến một chỗ mới (khu sinh thái khác hay
vườn thú, các trang trại bảo tồn…). Hình thức này cũng bao gồm cả việc duy trì,
nuôi cấy, lưu trữ gen trong phòng thí nghiệm (giữ tinh trùng, trứng hoặc phôi).
Việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi nhất là những
giống gà nội, gà bản địa đã được dư luận, các nhà khoa học nhiều quốc gia quan
tâm, chú ý từ nhiều thập kỷ qua. Đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ
các loài động vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng. Với sự ra đời của Hiệp hội bảo

tồn thiên nhiên thế giới (WCU) nay gọi là Quỹ quốc tế về thiên nhiên (WWF),
tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và chương

3


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã chứng tỏ điều đó (Lê Viết Ly,
2004) [25]. Ngoài ra, nhiều khu bảo tồn quy mô lớn đã được thiết lập ở nhiều
khu vực sinh thái khác nhau, tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Hiệp
định về cấm buôn bán các loài động vật quý hiếm đã được ký và thi hành có
hiệu quả. Sách đỏ (Red book) đã được Uỷ ban các loài động vật sống sót
(Species Suvival Commission của IUCN) xuất bản. Nhờ đó nhiều loài động vật
bị đe dọa tuyệt chủng đã được bảo hộ, nhiều loài biến mất trong tự nhiên đã
được khôi phục và đưa trở lại môi trường sống của chúng.
Trong những năm 1970, châu Âu đứng trước nguy cơ một số giống vật
nuôi truyền thống bị biến mất. Một nhóm người có tâm huyết ở Anh đã thành
lập nên tổ chức các giống vật nuôi hiếm (Rare Breerss Suvival Trust), sau đó là
Hiệp hội chăn nuôi Châu Âu (EAAP). Kết quả điều tra thống kê cho thấy có 240
giống vật nuôi có nguy cơ bị biến mất. Từ đó hầu hết các nước Châu Âu đều có
chương trình bảo tồn vật nuôi.
Trong xu thế trên, sự mai một các loài vật nuôi và các loài hoang dã ở các
địa phương trên toàn quốc đang ở mức trầm trọng. Trước tình hình đó, nhà nước
ta đã có nhiều dự án nghiên cứu bảo tồn, phát triển nhiều loài động vật bản địa.
Đây là các loài mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống chịu bệnh cao, ít
đòi hỏi về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại cho tốc độ sinh
trưởng tương đối nhanh, thịt rất thơm ngon và một số loài còn có thể nuôi làm
vật cảnh. Trong việc khai thác và bảo vệ sự phong phú đa dạng các giống vật
nuôi hiện nay, việc nghiên cứu, bảo tồn các giống gà hoang dã bản địa đang là

vấn đề thiết thực và cấp bách. Tình hình bảo tồn quỹ gen vật nuôi trong nước
hạn chế ở việc phát hiện các giống quý hiếm, việc bảo tồn và phát triển giống
mới chỉ được quan tâm ở các cơ sở giống quốc gia. Các nghiên cứu bảo tồn
giống do địa phương (cấp tỉnh) thực hiện không nhiều.
Từ năm 1975 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam cùng hợp tác với các
nhà khoa học trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành tựu cơ bản và đã đóng

4


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
góp được nhiều phát hiện mới cho ngành khoa học động vật. Các nghiên cứu về
loài chim hoang dã, đặc biệt là về các loài trong Họ trĩ (Phasianidae) trong đó
có gà rừng, tiêu biểu phải kể đến các tác giả, như: Giáo sư tiến sỹ Võ Quí,
Nguyễn Cử (1995) [36], Lê Trọng Hải và Vũ Khôi...
Một thực trạng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan trong
công tác bảo tồn giống ở nước ta nói chung và bảo tồn quỹ gen gà địa phương
nói riêng là tình trạng nguồn gen địa phương không bị tuyệt chủng mà bị lai tạp.
Thực trạng xói mòn nguồn gen được lý giải:
- Sự thiếu hoặc chưa quan tâm đúng mức của cơ quan chức năng do kinh
phí hạn hẹp.
- Người dân chưa ý thức được giá trị của giống địa phương, cũng như sự
thờ ơ do hiệu quả kinh tế thấp mà con giống mang lại.
Đánh giá một số nét của công tác bảo tồn giống vật nuôi ở nước ta cho
thấy: Giống địa phương quý hiếm đang trong nguy cơ bị lai tạp hoặc tuyệt
chủng, trong khi đó dự án lớn của Quốc Gia phục vụ công tác bảo tồn giống
không nhiều và cuối cùng là muôn vàn khó khăn nảy sinh trong công tác bảo
tồn. Vì vậy, hơn ai hết, mỗi địa phương cần có chương trình hành động góp
phần thu thập, bảo tồn và phát triển giống vật nuôi địa phương nói chung và các

giống gà rừng nói riêng.
2. Nguồn gốc và phân loại
Nguồn gốc
Hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc gà nhà và thời điểm
thuần hóa. Theo từ điển bách khoa nông nghiệp của trung tâm quốc gia biên
soạn thì gà nhà có nguồn gốc từ bốn giống gà rừng:
(1) Gallus Bankiva thường gặp ở Đông Dương, Ấn Độ, Mianma, Malayxia.
(2) Gallus Lafayette Lesson ở vùng Srilanca
(3) Gallus Variuschaw ở vùng Java
(4) Gallus Sonnerati ở vùng Ấn Độ

5


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Dẫn theo Nguyễn Ngọc Hải [8], gà được nuôi ở Ấn Độ 2000 năm trước
Công Nguyên, ở Việt Nam gà được nuôi cách đây khoảng hơn 3000 năm.
Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thiện [42] thì gà thuộc:
Giới (Kingdom): Chordata
Lớp (class): Aves
Bộ (Oder): Galli formes
Họ (Family): Phasianidea
Chủng (Genus): Gallus
Loài (species): Gallus Gallus
3. Cơ sở khoa học của đề tài
3.1. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
3.1.1. Cơ sở nghiên cứu đặc điểm ngoại hình
Ngoại hình của vật nuôi là hình dáng bên ngoài của vật nuôi, mang đặc

điểm của giống, phản ánh tình trạng sức khỏe, kết cấu, chức năng của các bộ
phận bên trong cũng như khả năng sản xuất của con vật. Vì vậy, ngoại hình là
một trong những chỉ tiêu để đánh giá chọn lọc vật nuôi. Mỗi phẩm giống đều có
đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống đó. Ngoại hình của gà bao gồm các đặc
điểm về vóc dáng cơ thể, màu sắc lông, màu da, hình dạng và màu sắc của mào,
mỏ, chân…
+ Đầu: cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc
đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận về
sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Mào dưới và mào tai cho biết được trạng
thái sức khỏe và điều kiện sống của chúng. Theo Nguyễn Chí Bảo, 1978 [1], gà
trống có ngoại hình giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình
đầu của gà trống sẽ không cho năng suất trứng cao, trứng thường không phôi
+ Mào: Ở gà, mào đa dạng về hình thù, kích thước, màu sắc, có thể đặc
trưng cho từng giống và là đặc điểm phân biệt trống mái. Mào gà đa dạng về

6


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
hình dáng, kích thước, màu sắc đặc trưng cho từng giống gà, theo Phan Cự
Nhân (1971) [33] khi có mặt gen Ab gà sẽ có mào dạng hoa hồng, gen aB sẽ có
dạng mào nụ và gen ab có dạng mào cờ: mào cờ (gà ri, gà mía), mào hoa hồng
(gà Hồ, gà Đông Tảo), mào trái dâu (gà chọi), mào hạt đậu (gà chọi) . Dựa vào
hình dáng của mào ta có thể biết được tình trạng sức khỏe và điều kiện sống của
chúng. Mào thuộc về đặc điểm sinh dục phụ, khi buồng trứng hoạt động bình
thường thì mào lớn, chứa nhiều máu nên gà đẻ thường có mào màu đỏ tươi.
+ Mỏ: Mỏ gà có nguồn gốc vẩy sừng, ngắn, cứng, chắc. Mỏ trên của gà
thường cong và dài hơn mỏ dưới. Mỏ có màu vàng, đỏ, trắng hay đen, nhưng
cũng có mỏ màu nâu, đỏ tươi và xanh lục. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng

sản xuất không cao.
+ Chân: Chân gà thường có bốn ngón, cá biệt có giống có năm ngón (gà
Ác), chân gà có vẩy sừng bao bọc, phần cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da: da chân
có thể màu vàng, trắng, đen (gà Ác) hay đỏ (gà Chọi). Bàn chân và ngón chân
được bao bọc một lớp vẩy sừng có màu sắc tương tự như mỏ. Gà có đặc điểm
chân cao thì khả năng cho thịt thấp và khả năng phát dục chậm, gà mái có khả
năng đẻ tốt thì chân thấp. Móng phát triển từ phần cuối cùng của ngón, gồm các
tế bào biểu bì. Cựa có ở gà trống, là dấu hiệu sinh dục thứ cấp. Khi gà trống non
cựa ngắn và tù, khi gà trống già cựa dài, sắc và cứng. Cựa có vai trò cạnh tranh
và đấu tranh sinh tồn của loài.
+ Da: Da của gia cầm thường mỏng và dễ tách khỏi cơ thể, đó là điểm
khác hơn so với gia súc. Da của gia cầm không có tuyến mồ hôi và tuyến mỡ,
chỉ có ở đuôi có tuyến mỡ, tuyến này có mùi vị đặc biệt, gia cầm dùng mỏ hút
lấy tuyến mỡ này bôi lên lông mình để bảo vệ thân thể khỏi bị ướt. Trạng thái da
của cơ thể có liên quan đến sinh sản và sức khỏe của gà. Gà khỏe mạnh da của
nó mềm và đàn hồi, ở gà bệnh da thường xấu thô và cứng [34].
+ Lông: Lông là dẫn xuất của da. Người ta phân biệt các loại lông theo
cấu trúc và chức năng của chúng: lông ống, lông nệm (lông bông), lông chỉ,

7


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
lông chổi và lông tơ. Lông thể hiện các đặc điểm di truyền của giống và có ý
nghĩa quan trọng trong việc phân loại, ngoài ra còn giúp phân biệt giới tính. Bộ
lông gà nói riêng hay gia cầm nói chung rất đa dạng về màu sắc và kiểu lông.
Màu sắc lông gà gắn chặt với sự có mặt của sắc tố melanin và lipocrom. Ở
trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Tiền sắc tố melanin là melanogen.
Sự ôxi hóa melanogen ở mật độ khác nhau sẽ cho ra các màu lông khác nhau:

vàng đất, vàng rỉ sắt, hung rỉ sắt, nâu, đen. Nếu không có sắc tố thì lông trắng,
đó là gà bạch tạng thường thấy ở các giống gia cầm siêu thịt. Các giống gà bản
địa nguyên thủy có màu lông pha tạp, gà hiện đại có bộ lông đặc trưng thuần
nhất. Đó là đặc tính quan trọng được sử dụng trong công tác chọn giống. Ngày
nay gà siêu thịt có lông màu trắng, gà đẻ trứng thương phẩm thường có lông
màu nâu. Phân biệt trống, mái: gà Hyline, Goldline trống thương phẩm màu
trắng, mái màu nâu. Bình thường gia cầm thay lông theo mùa. Khi thay lông
gia cầm không sinh sản, trạng thái sinh lý không ổn định, khả năng chống bệnh
tật giảm sút. Sự thay lông đầu tiên lúc còn nhỏ ở gà và gà tây ở cuối năm tuổi
thứ nhất. Gà mọc lông cánh sớm, ngay ở lúc sau hai tt chúng đã có thể sử dụng
cánh để bay nhẩy. Ở gà cao sản đã không còn thay lông theo mùa.
Tốc độ mọc lông có thể có quan hệ mật thiết với cường độ sinh trưởng
của gia cầm. Hayer và cộng sự (1970) [60] cho biết gà mái mọc lông đều hơn
gà trống trong cùng một dòng và ảnh hưởng của hormone có tác dụng ngược
với gen liên kết quy định tốc độ mọc lông. Màu lông do một số gen quy định,
phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Gà mái lúc trưởng thành
có bộ lông mượt, mịn thường là những con có khả năng đẻ trứng tốt. Màu sắc
da, lông thuộc về tính trạng đơn gen nên thường được dùng để xác định các
quy luật di truyền trội, lặn, phân ly, đồng thời để dự đoán số lượng đời con có
màu sắc mong muốn
+ Vóc dáng của gà được thể hiện qua kích thước các chiều đo. Vóc dáng
là đặc điểm thể hiện rõ nhất hướng sản xuất của gà. Những giống gà hướng thịt

8


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
có ngực sâu rộng, cơ ngực và đùi phát triển, xương lưỡi hái to, mạch máu dưới
da nổi rõ, tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

thấp. Giống gà hướng trứng có ngoại hình cân đối, thân dài, phần sau thân phát
triển, ngực rộng hơi nhô về phía trước, bụng rộng, khoảng cách giữa hai chân
rộng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng thấp. Giống kiêm dụng có đặc điểm mình dài,
ngực rộng, háng rộng, chân chắc chắn.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Công Thiếu và cs (2004)
trên gà Lùn tè [45], ở 16tt gà có kích thước dài thân là 188,28mm ở gà trống và
178,38mm ở gà mái; vòng ngực 211,88mm ở gà trống và 203,47mm ở gà mái.
Theo Siegel và Dunington (1987) [62] cho biết tương quan giữa góc ngực và
khối lượng cơ thể từ 0,4 đến 0,68, trung bình là 0,42.
Theo Hoàng Thanh Hải, 2012 [7] chim Trĩ đỏ khoang cổ, ở 20tt chim có
kích thước dài lưng là 20,82cm ở chim trống, 19,37cm ở chim mái; vòng ngực
là 29,31 ở chim mái và 26,18 ở chim trống.
3.1.2. Cơ sở nghiên cứu tập tính
Khái ni m: tập tính là một hành vi, một tổ hợp động tác theo một trình tự của
một quá trình hành động để đạt tới thỏa mãn một nhu cầu sinh tồn nào đó theo
một mẫu hay một mô hình. Theo tác giả Phan Cự Nhân (1999), tập tính là các
hoạt động, phản ứng trả lời kích thích ở các loài động vật hay tất cả các hành vi
trong cuộc sống của chúng. Tập tính động vật phản ánh toàn bộ hoạt động sống
của động vật. Ngày nay tập tính thường được phân chia thành 3 loại chính [32]:
T p t nh b m sinh: là các hoạt động có trước ý thức, dẫn tới tính cách,
cách biểu hiện sống của động vật. Bản năng là chuỗi phản xạ không điều kiện
nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, trình tự đó được quy định trong genom
của động vật. Bản năng không thay đổi, đặc trưng và có lợi cho loài, là kết quả
của chọn lọc tự nhiên.
T p t nh ti p thu: là tập hợp các phản xạ có điều kiện xảy ra theo một
trình tự nhất định, hình thành trong quá trình sống của mỗi cá thể. Tập tính tiếp
thu hình thành do bắt chước hoặc qua huấn luyện của con người, thể hiện kinh

9



Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
nghiệm sống của mỗi cá thể, đặc trưng cho mỗi cá thể. Tập tính tiếp thu chỉ có ở
động vật có hệ thần kinh, không ghi trong gen nên mềm dẻo, linh hoạt và luôn
thay đổi theo hoàn cảnh, theo điều kiện sống mới.
T p t nh h n h p: là những tập tính mới được hình thành trong điều kiện
sống thay đổi, trong đó có cả tập tính bẩm sinh và tập tính tiếp thu mà ranh giới
rất khó phân biệt.
Ngoài cách phân loại tập tính trên, tập tính động vật còn được chia theo
phương thức khác. Động vật trong nhóm sống theo những quy luật nghiêm ngặt
bất thành văn, nhờ đó nhóm không đơn thuần là một tổng số các con vật riêng rẽ
mà là một đơn vị hoàn chỉnh gọi là quần xã. Trong đó động vật tuân theo các tập
tính rất phức tạp, trong đó tập tính xã hội chi phối các tập tính khác. Biểu hiện đặc
trưng nhất của tập tính xã hội là sự phân chia thứ bậc trong đàn. Các tập tính như
tập tính lãnh thổ, tập tính sinh sản, ăn, ngủ...đều chịu chi phối của tập tính này.
3.1.3. Cơ sở nghiên cứu sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Sức sống của gia cầm được tính theo tỷ lệ nuôi sống sau một thời gian. Tỷ
lệ nuôi sống là tỷ lệ % của số cá thể cuối kỳ so với số cá thể nuôi đầu kỳ trong
một khoảng thời gian xác định.
Theo Johansson (1972) [15] sức sống của gia cầm là tính trạng số lượng
đặc trưng cho từng cá thể, từng giống, dòng, loài. Theo S.Macro và cs (dẫn theo
Đào Lệ Hằng [11]) cho biết: sức sống được thể hiện là thể chất và được xác định
trước hết bởi khả năng có tính chất di truyền của động vật có thể chống lại
những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng khác của
dịch bệnh. Mỗi giống, dòng, loài khác nhau thì có TLNS khác nhau.
TLNS của gà con thường đạt khoảng trên 90%. TLNS là tính trạng có hệ
số di truyền thấp. Theo Hill, Dickerson và Kemspter (1954) hệ số di truyền về
chỉ tiêu sức sống của vật nuôi nói chung h2 = 0,06 (dẫn theo Lê Thị Nga, 1997)
[30]. Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1995) [41] hệ số di truyền sức sống của gà

là h2 = 0,03. Như vậy do hệ số di truyền thấp nên sức sống của gà phụ thuộc chủ
yếu vào điều kiện ngoại cảnh: chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh,

10


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
môi trường khí hậu, thời tiết, mùa vụ…
Sức đề kháng (khả năng chống bệnh) theo nghĩa rộng là tính không cảm
thụ đối với bệnh của cơ thể sống cũng như khả năng chống lại bệnh tật của cơ
thể. Đặc tính này có thể là bẩm sinh hay tập nhiễm. Các giống vật nuôi ở vùng
nhiệt đới có khả năng kháng bệnh cao hơn vật nuôi ở vùng lạnh.
Để xác định sức đề kháng đối với bệnh truyền nhiễm, người ta dựa vào 3
yếu tố sau:
+ Nguồn gây bệnh, tính gây bệnh và đặc trưng của bệnh
+ Động vật kí chủ, tính cảm thụ và những phương thức bảo vệ của động
vật kí chủ.
+ Môi trường xung quanh và sự tham gia của môi trường trong sự chống
lại một đối một giữa cơ thể và tác nhân gây bệnh [10].
Trong điều kiện nuôi bình thường gà dễ mắc bệnh truyền nhiễm và kí sinh
trùng do mật độ nuôi, công tác vệ sinh chuồng trại không đảm bảo. Điều này
giải thích tại sao tỷ lệ gà mắc bệnh khi nuôi theo phương thức công nghiệp
thường rất cao. Vì thế khi mắc bệnh truyền nhiễm có thể chết hàng loạt, tiêm
phòng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất để nuôi gà tập trung.
Theo tác giả Vũ Thị Đức [5], gà H’ Mông có sức sống cao, khá ổn định
qua các tuần tuổi. Giai đoạn ss – 16 tt, gà nuôi bán công nghiệp có tỷ lệ nuôi
sống (87,7%) cao hơn nuôi chăn thả (82,3%). Đàn nuôi chăn thả có khả năng
kháng bệnh cao hơn nhưng gặp nhiều yếu tố rủi ro nên hao hụt nhiều hơn nuôi
bán công nghiệp.

Để giảm chi phí chăm sóc và thú y thì trong chăn nuôi cần chọn những
giống vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và sức sống cao.
Theo các tác giả Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện, Nguyễn
Thị Thu Hiền [54], TLNS của gà Hồ là 75,3% (con trống) và 78,0% (con mái);
gà Móng là 77,8% (con trống) và 76,5% (con mái); gà Mía là 78,4% (con trống)
và 76,2% (con mái).

11


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười và cs (2001) [48] cho biết TLNS
của gà Ai Cập giai đoạn 0 - 9 tuần đạt 98,06% và 10 - 19 tuần đạt 97,03%; Vũ
Quang Ninh (2002) [34], cho biết TLNS của gà Ác Thái Hòa giai đoạn gà dò, hậu
bị (8 – 20 tt) đạt cao ở các thế hệ: 98,41 - 98,88%. Gà Ác Việt Nam nuôi ở miền
Bắc có TLNS đến 8tt đạt 88,2%; 0 – 16 tt đạt 100% (Nguyễn Văn Thiện và cộng
sự, 1999) [43]. Theo Hoàng Thanh Hải, 2012 [7] ở chim Trĩ đỏ khoang cổ có
TLNS giai đoạn 0 – 4 tt là 91,11%, tiếp đến 4 – 8 tt là 91,42% và cao nhất ở 16
– 20 tt đạt 99,23%, đến 20TT là 73,33%.
3.2. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng
3.2.1. Một số khái niệm
* Sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao
đổi chất (đồng hóa và dị hóa) làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và
kích thước của từng bộ phận và toàn bộ cơ thể (theo Văn Lệ Hằng, 2007) [9].
Cơ sở của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sinh sản và tế bào phát
triển. Hai dấu hiệu nhận biết và phát triển: biểu hiện bên ngoài là sự tăng kích
thước, khối lượng của các cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể, thực chất bên
trong tế bào là quá trình đồng hóa tích lũy vật chất để tăng kích thước, khối
lượng tế bào, mặt khác lại phân chia làm tăng số lượng tế bào. Quá trình sinh

trưởng làm cho cơ thể lớn lên và phát triển.
Theo Hammod (1959) (dẫn theo F.B.Hutt, 1978) [6] thì sự sinh trưởng diễn
ra theo trình tự: hệ thống chức năng tiêu hóa, nội tiết, hệ thống xương, hệ thống
cơ bắp và mỡ. Do vậy trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt cần chú ý cung cấp thức ăn
đầy đủ protein, năng lượng, khoáng, vitamin ngay từ đầu để phát triển hệ thống cơ
quan chức năng tạo bộ khung cho giai đoạn sau tăng khối lượng cơ thể nhanh.
Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt cần chú ý cung cấp thức ăn đầy đủ
protein, năng lượng, khoáng, vitamin ngay từ đầu để phát triển hệ thống cơ quan
chức năng tạo bộ khung cho giai đoạn sau tăng khối lượng cơ thể nhanh.
Ở gà, sinh trưởng có thể chia thành các giai đoạn: Giai đoạn gà con, giai

12


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
đoạn gà hậu bị, giai đoạn gà đẻ (đối với gà nuôi hướng trứng). Giai đoạn gà con,
giai đoan gà dò, giai đoạn gà thịt (đối với gà nuôi hướng thịt) trong từng giai
đoạn có những đặc điểm sinh trưởng khác nhau và đòi hỏi những điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng nhất định. Ở gà có hai giai đoạn sinh trưởng quan trọng:
+ Thời kì gà con (1 – 8 tuần tuổi): trong thời kì này quá trình sinh trưởng
rất mạnh do sự phát triển của các tế bào trong giai đoạn này rất lớn, chúng tăng
nhanh cả về số lượng, kích thước và khối lượng tế bào. Trong khi đó các cơ
quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng như dạ dày
vẫn chưa tiêu hóa được thức ăn cứng, các men tiêu hóa chưa đầy đủ vì vậy chất
lượng thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng, thức ăn trong giai
đoạn này cần đầy đủ chất dinh dưỡng, kích thước vừa phải để gà dễ tiêu hóa và
hấp thu. Ở gà con còn diễn ra quá trình sinh lý quan trọng là quá trình thay lông.
Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhất là các axit amin
không thay thế. Ngoài ra, gà con rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi

trường, nhiêt độ, sức đề kháng kém gà dễ mắc bệnh. Do vậy cần phải nuôi úm
trong những tuần đầu, che chắn gió vào ban đêm và những ngày trời lạnh, thực
hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho gà.
+ Thời kỳ gà trưởng thành: Trong giai đoạn này tất cả các cơ quan, tổ
chức trong cơ thể gà đã hoàn thiện, tốc độ sinh trưởng chậm lại do số lượng tế
bào tăng chậm, chủ yếu tăng về kích thước và khối lượng. Trong thời kỳ này gà
đã có khả năng thích nghi tốt với môi trường, quá trình trao đổi chất, hấp thu,
tiêu hóa tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn (theo Lê Thị Nga, 1997) [30].
* Phát dục: Phát dục là quá trình thay đổi về chất của cơ thể. Sự thay đổi này
bao gồm sự hình thành về chức năng của từng tổ chức, bộ phận mới của cơ thể
ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong suốt quá trình phát triển của
cơ thể con vật [4].
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình tạo nên sự phát triển chung của
cơ thể con vật. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, đan xen, bổ xung và hỗ trợ

13


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
nhau làm cho cơ thể phát triển ngày một hoàn chỉnh. Sinh trưởng là cơ sở tiền đề
của phát dục ngược lại sự phát dục thúc đẩy sinh trưởng. Do vậy trong chăn nuôi
tùy thuộc vào độ tuổi và thời kỳ phát triển mà ta có biện pháp chăm sóc, nuôi
dưỡng phù hợp nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm ta dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Tốc độ mọc lông
Quá trình thay bộ lông 01 nt để mọc lông mới đầu tiên trong một thời gian
nhất định của một giống. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gọi là
tốc độ mọc lông. Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền của gia cầm và là

chỉ tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự
thành thục về thể vóc sớm, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm [20].
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Công Thiếu và cs (2004)
trên gà Lùn tè có tốc độ mọc lông nhanh (65,96%), tốc độ này ở gà H’mông là
74,45%; gà Ri là 63,80% (dẫn theo Phạm Công Thiếu và cs) [45].
+ Khối lượng cơ thể
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy của cơ thể được xác định bằng
cân trực tiếp. Đơn vị tính là g/con hay kg/con. Đồ thị khối lượng cơ thể còn
được gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu thị mức
độ tích lũy được về khối lượng cơ thể cho một khoảng thời gian.
KL cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định qua các yếu tố di
truyền. Sự tăng KL cơ thể là kết quả của sinh trưởng và phát dục, đây là hai yếu
quá trình thống nhất không tách rời nhau, chúng ảnh hưởng hỗ trợ nhau cùng
phát triển (Chamber J.R - 1990) [59].
Khối lượng cơ thể là tính trạng số lượng phụ thuộc vào giống, tính biệt,
lứa tuổi và hướng sản xuất. Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường, mùa vụ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng.

14


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Khối lượng cơ thể không những chứng minh cho hiệu quả sử dụng thức
ăn mà còn cần thiết để quy định thời gian nuôi dưỡng tương ứng với khối lượng
xuất chuồng để giết mổ.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (2004) [19] cho biết KL cơ thể gà Ri vàng rơm sơ
sinh là 29,20g; tại 12tt đạt 1140,70g đối với gà trống và 940,50g đối với gà mái.
Theo Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt,Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị Thu
Hiền [54], KLCT 20tt của gà Hồ là 2168.7g (gà trống) và 1786,2g (gà mái), của

gà Móng là 1921,2g (gà trống) và 1638,9g (gà mái), của gà Mía là 1888,6g (gà
trống) và 1628,7g (gà mái).
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2001) [48] khi nghiên cứu khi nghiên cứu,
chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua các thế hệ cho thấy KL gà
lúc 1tt đạt 63,03g, tại thời điểm 9TT gà trống đạt 785,61g; gà mái đạt 644,08g;
KL gà mái lúc bắt đầu đẻ đạt 1430,47g, KL mái lúc đẻ 5% là 1439,2g; KL mái
lúc đạt 50% là 1489,2g; KL mái lúc 38tt đạt 1747,63g.
+ Kích thước cơ thể
Đây là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai
đoạn sinh trưởng của từng giống. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ
tiêu sinh sản như giai đọan thành thục về thể trọng, các chỉ tiêu về chất lượng
trứng. Kích thước cơ thể được xác định qua các chiều đo: vòng ngực, dài chân,
dài cánh, dài đùi, dài lườn, dài vòng cổ chân…. Tùy theo hướng sản xuất mà
kích thước các chiều đo có sự khác nhau ở các giống. Gia cầm hướng thịt có số
đo kích thước các chiều phát triển hơn gia cầm hướng trứng (theo Đặng Hữu
Lanh, 1999) [16]. Giới hạn kích thước của loài, của cá thể do tính di truyền quy
định, do kiểu gen của mỗi cá thể. Kích thước cơ thể có liên quan đến khối lượng
cơ thể qua đó đánh giá xác đáng sự sinh trưởng và áp dụng cho chọn giống.
Biết được kích thước cơ thể gà qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau,
biết được đặc điểm sinh học của giống, biết nhu cầu sinh trưởng từ đó có chế độ

15


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
thức ăn, thiết kế chuồng trại, tạo môi trường tối ưu cho giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của gà.
+ Tốc độ sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng phản ánh tốc độ tăng lên về kích thước, khối lượng của

cơ thể trong một đơn vị thời gian. Tốc độ sinh trưởng là tính trạng số lượng thuộc
về sức sản xuất thịt, nó mang tính di truyền cao và có liên quan đến trao đổi chất,
kiểu hình của dòng, giống (theo tác giả Nguyễn Duy Hoan & cs, 1998) [13].
Tốc độ sinh trưởng đặc trưng bởi hai chỉ tiêu:
- Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể
tích của cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát [51]. Đơn vị tính
là g/con/ngày hoặc kg/con/tháng. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol.
Lúc còn nhỏ gia cầm có tốc độ sinh trưởng tương đối thấp sau đó tăng dần, đến
thời kỳ thưởng thành phát triển chậm lại, ổn định rồi giảm dần. Ví dụ: Gà Đông
Tảo, đạt trọng lượng tuyệt đối cao nhất lúc 11 tuần tuổi, từ 11 tuần tuổi trở đi bắt
đầu giảm dần (Lê Thị Nga, 1997) [30]. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối (R): là tỉ lệ phần trăm về khối lượng, kích thước
các chiều đo của cơ thể con vật ở lần khảo sát sau tăng lên so với lần khảo sát
trước. Đơn vị tính là %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Khác với
sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của gia cầm cao nhất lúc mới nở,
sau đó giảm dần theo tuổi.
Theo Phạm Công Thiếu và cs (2004) [45], tốc độ sinh trưởng tương đối
gà Lùn tè ở 16tt là 3,87% ở gà trống và 7,18% ở gà mái; tốc độ sinh trưởng tuyệt
đối là 6,71g/con/ngày ở gà trống và 10,93g/con/ngày ở gà mái
- Đường cong sinh trưởng: biểu thị tốc độ sinh trưởng của gà. Theo tài
liệu của Chamber J.R, 1990 [59], đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc độ nhanh sau khi nở
+ Điểm uốn của đường cong là thời điểm gà có tốc độ sinh trưởng cao nhất

16


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương

+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành
Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm cơ thể
và đặc điểm môi trường sống (theo Đặng Hữu Lanh, 1999) [16].
Các giống, dòng có tốc độ sinh trưởng khác nhau vì có các gen quy định
tốc độ sinh trưởng là khác nhau. Tốc độ sinh trưởng được đặc trưng bởi hệ số di
truyền. Yếu tố di truyền có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng dựa vào đó mà người
ta mà quyết định hướng sản xuất cho từng giống gà.
Sự khác nhau về KL cơ thể còn do giới tính, gà trống cân nặng hơn gà
mái khoảng 24 - 32%. Theo North và cs (1990) (dẫn theo Lương Thị Hồng)
[11], lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau
càng lớn, ở 2, 3, 8 tt tương ứng là 5%; 11%; 27%. Do vậy tuổi càng tăng sự khác
nhau càng lớn. Trong chăn nuôi, tùy vào mục đích sản xuất mà người ta chọn tỉ
lệ trống mái khác nhau, đàn nuôi lấy thịt tỷ lệ trống nhiều hơn mái sẽ cho năng
suất cao hơn ( theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [28].
Dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của gia cầm.
Bởi các chất dinh dưỡng là nguồn vật liệu kiến tạo cơ thể (protein, khoáng),
nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu (lipit, gluxit) và giữ chức năng điều hòa sự
sống (vitamin, hoocmon, enzim). Do đó việc xác định khẩu phần ăn cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu thích hợp nhất sẽ thúc đẩy quá trình sinh
trưởng của gà. Hiện nay trong thức ăn cho gà người ta bổ xung hàng loạt các chế
phẩm sinh học, chúng không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh
trưởng làm tăng chất lượng thịt, trứng.
Điều kiện môi trường sống, chuồng trại sạch sẽ đảm bảo vệ sinh, chế độ
chăm sóc, vận động hợp lý làm tăng cường độ trao đổi chất, có tác dụng tốt với
quá trình sinh trưởng, phát dục của gà [23].

17



Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Thực tế tốc độ sinh trưởng của gia cầm có liên quan mật thiết và phụ
thuộc vào yếu tố mùa vụ. Theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998) gà nuôi
vào mùa hè có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với mùa đông [13].
3.2.3. Cơ sở tiêu tốn thức ăn
Trong chăn nuôi thì tiêu tốn thức ăn (TTTĂ): là một vấn đề quan trọng
được người sản xuất quan tâm. Nó mang tính quyết định đến hiệu quả sản xuất.
Trong chăn nuôi gia cầm, chi phí thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản
phẩm. Vì vậy, TTTĂ tăng KLCT càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. TTTĂ
phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt và độ tuổi. Theo Lương Thị Hồng (2005)
TTTĂ/kg tăng trọng đến 7 tuần tuổi của gà H’mông, gà Ác Thái Hòa lần lượt là
2,67kg; 2,22kg [11].
Đối với gia cầm sinh sản, TTTĂ được tính cho 10 trứng hay 1kg trứng. Theo
Nguyễn Thị Mười [29], ở gà Ác Thái Hòa TTTĂ/10 trứng trong 45 tuần đẻ là
2,36kg; gà Ai Cập: 2,18kg; gà M1( ♂ Ác Thái hòa x ♀ Ai Cập): 2,22kg; gà M2
(♂Ai cập x ♀ Ác Thái hòa): 2,32 kg. Theo Lương Thị Hồng [11] TTTĂ/10 trứng
của gà H’mông đến 40 tuần đẻ là 3,44kg. Theo Nguyễn Thị Mười, 2006 [29] 18TT
gà Ai Cập trống mái thu nhận lượng thức ăn tương ứng: 7626g; 7276g.
Theo nghiên cứu của Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện,
Nguyễn Thị Thu Hiền [54], TTTĂ của gà Hồ, gà Mía, gà Móng ở giai đoạn từ 1
– 8 tt lần lượt là 1763,2g/ con, 1732,0g/ con, 1650,0g/ con. Nếu tính chung từ 1
– 20 tt thì TTTĂ của 3 giống gà này đều ở mức 8,2 – 8,3 kg/ con (gà trống) và
từ 7,7 – 7,8kg/ con (gà mái).
Gà có tốc độ tăng khối lượng cơ thể cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt.
Vì cá thể nào có tốc độ tăng khối lượng cơ thể nhanh sẽ cần ít năng lượng cho sự
duy trì cơ thể. Mặt khác tăng khối lượng cơ thể nhanh thì cơ thể đồng hóa và dị
hóa tốt nên hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi, nó phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, chế độ nuôi dưỡng chăm


18


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
sóc, tình trạng sức khỏe. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào độ tuổi của vật nuôi, loại
thức ăn, cách chế biến, thành phần khẩu phần và phương thức cho ăn.
3.3. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản
3.3.1. Khái niệm
Sinh sản là quá trình phức tạp ở các loài động vật, có phụ thuộc vào chức
năng chính xác của các quá trình sinh hóa học với sự tham gia của nhiều cơ quan
trong cơ thể.
Khả năng sinh sản của gà là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng nói
lên đặc điểm di truyền của giống. Sinh sản là cơ sở cho mọi năng suất ở vật
nuôi, là tính trạng được các nhà chọn giống quan tâm.
Đối với gia cầm, các tính trạng sinh sản mà các nhà chọn giống quan tâm
là: tuổi đẻ quả trứng đầu, thời gian đẻ, TL đẻ, năng suất trứng, tuổi thành thục
sinh dục… Các tính trạng sinh sản của gia cầm cũng phần lớn là các tính trạng
số lượng nên ngoài tác động một phần do di truyền, chúng còn chịu ảnh hưởng
rất lớn của các điều kiện môi trường.
3.3.2. Tuổi thành thục về tính dục (tuổi đẻ quả trứng đầu tiên)
Đây là tuổi bắt đầu hoat động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình
sinh sản. Tuổi thành thục về tính dục là thời gian tính từ khi nở ra đến khi gia
cầm đẻ quả trứng đầu tiên hoặc thời điểm tỷ lệ đẻ của toàn đàn đạt 5%. Đây là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng. Tuổi thành thục không
phải do gen đặc thù quy định mà nó có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên về thể
trọng ở một thời điểm nhất định (theo Jonhansson & cs,1972) [15]. Chế độ dinh
dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng cơ thể cũng như sự tăng KLCT của
vật nuôi từ đó mà ảnh hưởng tới tuổi thành thục sinh dục. Trong cùng một giống

những cá thể nào được chăm sóc tốt hơn thì nhanh thành thục tính dục sớm hơn
so với những cá thể nuôi dưỡng kém.

19


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Tuổi đẻ quả trứng đầu là một tính trạng chịu ảnh hưởng của giống và
hướng sản xuất. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như
chế độ nuôi dưỡng, khí hậu và thời gian chiếu sáng trong ngày.
Để đánh giá khả năng sinh sản của giống người ta còn chú ý tới tuổi đẻ
đạt 30%, 50% và tuổi đẻ đạt đỉnh cao.
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2001) [48] cho biết tuổi đẻ quả trứng đầu
tiên của gà Ai Cập là 139 ngày. Bùi Đức Lũng và cs (2004) [19] nghiên cứu
đặc điểm ngoại hình và năng suất của gà Ri vàng rơm cho biết tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên là 135 ngày, tuổi đẻ đạt 5% là 138 ngày. Theo Trần Thị Mai
Phương (2004) [35] nghiên cứu về giống gà Ác Việt Nam thấy rằng gà Ác
thành thục sớm, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 113 - 125 ngày.
Theo Vũ Thị Đức [5], gà H’Mông bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên ở độ
khoảng 20 – 21 tt, tuổi đẻ đạt 5% ở 21 – 22 tt, tuổi đẻ đạt đỉnh cao vào thời điểm
29 – 31 tt.
Còn theo Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị
Thu Hiền [54], tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Hồ, gà Mía, gà Móng trong nghiên
cứu lần lượt là 31 tuần, 22 tuần, 21 tuần. Tuổi đẻ 5% của 3 giống gà này lần lượt
là: gà Hồ là 32 tuần, gà Mía là 25 tuần và gà Móng là 23 tuần.
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là một tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của
giống, loài, loại hình sản xuất, mùa vụ và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Trong
đó giống gà hướng trứng thường có tuổi đẻ quả trứng đầu sớm (5 - 6 tháng), gà
kiêm dụng (6 - 7 tháng), gà hướng thịt (7 - 8 tháng).

3.3.3. Khả năng sinh sản
+ Năng suất trứng: là số lượng trứng gia cầm đẻ ra trong một khoảng thời
gian nhất định đối với gia cầm đẻ trứng đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản
ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng
phản ánh chất lượng giống phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.

20


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Theo Nguyễn Văn Thiện [42], gen quy định năng suất trứng nằm trên
nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Theo tác giả Gudeil –
Scheilberg, Lerner – Taylor (1943), Hays (1994), Albada (1955 - 1956) cho rằng
năng suất trứng được chi phối bởi 5 yếu tố: Thời gian kéo dài sự đẻ trứng, cường
độ đẻ, thời gian nghỉ đẻ mùa đông, tuổi thành thục và bản năng đòi ấp [19].
Theo Nguyễn Văn Thiện và Trần Đinh Miên, 1995 [41] hệ số di truyền năng
suất trứng là h2 = 0,12 – 0,3.
Năng suất trứng của gà Đông Tảo/36 tuần đẻ đạt 67,71 quả/mái (Nguyễn
Đăng Vang và cộng sự, 1999) [55]. Năng suất trứng của gà Lương Phượng
Hoa/48 tuần đẻ đạt trung bình 158,63 quả/mái (Vũ Ngọc Sơn và cộng tác viên,
1999) [37]. Phùng Đức Tiến và cộng sự (2001) [48] nghiên cứu trên gà Ai Cập,
công bố năng suất trứng từ 22 - 64 tuần đạt 158,4 quả/mái.
Theo Vũ Thị Đức [5], gà H’Mông nuôi bán công nghiệp có tỷ lệ đẻ trung
bình đạt 21,48%, năng suất trứng đạt 39,11 quả/ mái/ 26 tuần đẻ.
Sau một thời gian đẻ trứng gia cầm sẽ thay lông và nghỉ đẻ. Nguyên nhân
là do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi và sự giảm sút về thể chất sau một
thời gian dài đẻ trứng. Thời gian thay lông của gia cầm gắn liền với giai đoạn
nghỉ đẻ. Tính nghỉ đẻ và sự thay lông theo chu kỳ ở gà cũng có những ảnh
hưởng lớn đến năng suất trứng. Hiện tượng ngừng đẻ trứng thường gặp nhiều ở

gà, có thể kéo dài thời gian ngừng đẻ trong năm đầu đẻ trứng từ vài ngày đến vài
tuần thậm chí là 1 - 2 tháng, thường vào mùa đông.
Tính ấp bóng chính là bản năng ấp trứng, đây là phản xạ không điều kiện
liên quan đến sức đẻ của gia cầm. Tính ấp bóng ảnh hưởng đến năng suất trứng
vì vậy cần loại bỏ bản năng ấp để nâng cao sức đẻ trứng.
+ Tỷ lệ đẻ: là tỉ số % giữa tổng số trứng đẻ ra trong kỳ so với mái đẻ trung
bình của kỳ. Tỷ lệ đẻ tỉ lệ thuận với năng suất trứng. Tỉ lệ đẻ thường đạt đỉnh
cao trong thời gian đầu của chu kỳ đẻ trứng sau đó giảm dần. Theo H.Brandsch,
tỉ lệ đẻ trứng có hệ số di truyền là h2 = 0,2, chứng tỏ tính trạng này phụ thuộc

21


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như tỉ lệ protein trong thức ăn, chế độ chăm sóc,
thời tiết… (theo Nguyễn Thị Mai, 2000) [26], do vậy cần cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng, đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng đảm bảo tỉ lệ đẻ trứng của gia cầm.
+ Khả năng thụ tinh và ấp nở
Sự thụ tinh là một quá trình trong đó các giao tử tức tinh trùng và trứng
hợp nhất lại thành một hợp tử. Khả năng thụ tinh được đánh giá qua tỉ lệ thụ
tinh. Tỷ lệ thụ tinh là tỷ lệ % của số trứng có phôi trên số trứng đem ấp, nó
quyết định số gà con nở ra của một gà mái trong một chu kỳ đẻ trứng. Khả
năng thụ tinh là một tính trạng đánh giá sức sinh sản của con bố và con mẹ. Tỷ
lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, sự chênh lệch
về khối lượng gia cầm bố, mẹ, sức khỏe của đàn giống, trạng thái dinh dưỡng,
mùa vụ, nhiệt độ môi trường…. Ở gà trống thì tỉ lệ thụ tinh có thể cao hơn con
mái này nhưng lại thấp hơn con mái khác. Giao phối cận huyết cũng làm giảm
tỷ lệ thụ tinh. Ở những dòng gà có khối lượng cơ thể cao thường có khả năng
thụ tinh kém. Theo Đặng Hữu Lanh (1999), hệ số di truyền của tính trạng này

là h2 = 0,3 – 0,4 [16].
Tỷ lệ ấp nở của gà được xác định bằng tỉ lệ % số gà con nở ra so với số
trứng đem ấp. Nó là chỉ tiêu để đánh giá phẩm chất của trứng giống và hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản. Tỷ lệ nở là tính trạng đầu tiên đánh giá
sức sống của đời con. Tỷ lệ ấp nở là một tính trạng có hệ số di truyền thấp. Theo
Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995 [41] hệ số di truyền của tỷ lệ ấp nở
là h2 = 0,1 – 0,14
Theo Nguyễn Văn Trọng, 1998 [52] các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ấp nở
là bảo quản và vệ sinh trứng, kỹ thuật ấp trứng, khối lượng trứng, tỷ lệ đẻ,
phương thức nuôi, tuổi đẻ. Ngoài ra, mùa vụ cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở
trứng của gia cầm. Khả năng nở của trứng thụ tinh phụ thuộc vào yếu tố di
truyền và môi trường. Tỷ lệ nở còn phụ thuộc vào cường độ đẻ trứng: những

22


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
trứng đẻ vào giữa chu kỳ có khả năng nở cao hơn những trứng đẻ ở đầu hoặc
cuối chu kỳ.
Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện, Nguyễn Thị Thu Hiền
[54] qua theo dõi các chỉ tiêu ấp nở trên 3 đàn gà từ 32 – 42 tt cho thấy: gà Hồ
có tỷ lệ trứng có phôi là 87,37%, gà Mía là 90,72% và gà Móng là 86,41%, tỷ lệ
nở của gà Hồ là 58,59%, gà Mía là 69,71% và gà Móng là 63,68%.
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2001) [48], TL trứng có phôi trên gà Ai Cập
thế hệ xuất phát là 95,16%; thế hệ I là 94,08%; thế hệ II 98,505; thế hệ III là
95,94%, trung bình cả 4 thế hệ là 96,30%.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (2004) [19], TL nở/trứng ấp lúc 28tt đạt
79,00%, lúc 44tt đạt 80,40%. Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Ác cho thấy
TL/trứng ấp đạt 46,10% [34]. Trần Công Xuân, Nguyễn Đăng Vang [57] nghiên

cứu trên 3 dòng gà Sao cho biết: Trứng gà Sao dòng nhỏ và dòng trung có tỷ lệ
phôi khá cao đạt tương ứng: 90,33 - 93,74%; trứng gà Sao dòng lớn tỷ lệ phôi
thấp chỉ đạt: 63,58%, tỷ lệ nở cao nhất ở dòng nhỏ: 80,91%, cao hơn dòng trung
(61,06%) và dòng lớn (53,78%).
3.3.4. Chất lượng trứng
+ Màu sắc và chất lượng vỏ trứng
Ở gà trứng thường có màu hung hoặc màu trắng, một số ít có màu xanh
lam. Màu sắc do yếu tố di truyền quy định.
Vỏ trứng có nhiệm vụ bảo vệ các phần chứa bên trong, trên vỏ trứng có
những lỗ thông (gần 7600 lỗ) những lỗ thông này tham gia vào việc trao đổi khí
và truyền nhiệt trong thời gian ấp. Vỏ trứng được bao bên ngoài lớp màng cứng
mỏng. Đó là một loại màng nhày khô keo lại do tử cung tiết ra. Màng cứng này
bảo vệ cho trứng khỏi bị vi sinh vật xâm nhập. Dưới lớp màng cứng là 2 lớp
màng mỏng. Sau khi trứng được đẻ ra các màng này tách rời khỏi nhau và tạo
thành buồng khí ở đầu quả trứng.
Vỏ chủ yếu gồm cacbonatcanxi tinh thể (93%), 1,4% oxit manhe, andehit

23


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
photphoric 0,6%, vật chất hữu cơ 4%, nước 1%. Vỏ trứng thường phải xốp, khi
soi không thấy vết.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện qua độ dày và độ chịu lực của vỏ trứng. Nó
có ý nghĩa quan trọng vận chuyển và ấp nở: vỏ trứng quá mỏng vừa dễ vỡ vừa
không cung cấp đủ khoáng để phôi phát triển, nếu vỏ quả dày sẽ làm cho quá
trình hô hấp của phôi bị cản trở và khó thở. Vỏ trứng dày nhất ở đầu nhọn và
mỏng dần đến đầu tù, vỏ trứng có độ dày từ 0,25 - 0,58mm (dẫn theo Nguyễn
Hoài Tao, Tạ An Bình & cs, 1985) [39].

Chất lượng trứng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như Canxi, P, VIM D3,
khoáng vi lượng…. Ngoài ra, độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào các yếu tố khác
nhau của môi trường xung quanh và các quá trình trao đổi chất.
+ Hình dạng trứng
Trứng của gia cầm có hình bầu dục, một đầu lớn và một đầu bé hoặc elip
với 2 đầu trứng tròn đều. Chỉ tiêu hình thái trứng được tính theo tỷ lệ giữa
đường kính lớn so với đường kính nhỏ hoặc giữa chiều dài và chiều rộng trứng
đặc trưng cho từng giống. Hệ số di truyền của hình dạng trứng theo tác giả
Shultz (1953) là h2 = 0,11 - 0,19.
Biến dị trong hình dạng trứng ít hơn so với khối lượng trứng. Theo
Marble (1943) hình dạng trứng không có những biến đổi theo mùa, những quả
trứng đầu tiên trong chu kì đẻ trứng hay quả trứng đầu tiên sau một thời kì nghỉ
đẻ kéo dài thường dài hơn và nhỏ hơn so với những quả sau. Trong khi đó khối
lượng trứng biến đổi theo mùa. Trên cơ sở ấy Hutt đã kết luận về tính độc lập
của gen ảnh hưởng lên khối lượng và hình dạng trứng [15].
Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vận
chuyển bảo quản mà còn liên quan đến tỉ lệ ấp nở (trứng quá dài, quá tròn hoặc
thắt ngẫng thì tỉ lệ nở thấp). Dẫn theo Phạm Thị Hòa (2004) [14].
+ Khối lượng trứng

24


Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của
gà Rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Khối lượng trứng của gia cầm được xác định bằng khối lượng trứng trung
bình/năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm/năm
(kg/trứng).
Khối lượng trứng tương quan nghịch với năng suất trứng, với tuổi thành
thục sinh dục và khối lượng cơ thể. Khối lượng trứng của gia cầm phụ thuộc vào

loài, giống, lứa tuổi gia cầm đẻ, tuổi thành thục sinh dục, trọng lượng, cường độ
đẻ trứng, các tính trạng bề ngoài của trứng. Trong phạm vi một giống thì gà nhẹ
cân hơn thường đẻ trứng bé hơn, còn những gà sớm thành thục sinh dục đẻ trứng
nhỏ hơn những gà chậm thành thục sinh dục. Theo kết quả nghiên cứu của
Pingel, 1986 (dẫn theo Lương Thị Hồng (2005) [11]; Lê Hồng Mận và cs (1996)
[27]; Bùi Quang Tiến và Nguyễn Hoài Tao (1985) [59] cho biết KL trứng có
tương quan âm với sản lượng trứng (r = -0,36 đến -0,33) và có tương quan
dương với KL cơ thể (r = 0,31).
Ngoài ra khối lượng trứng còn phụ thuộc vào thức ăn, hoạt động tuyến
giáp, các loại thuốc dùng để chữa bệnh (dẫn theo Nguyễn Hoài Tao, 1985) [39].
Khối lượng trứng còn phụ thuộc vào một số lượng lớn các gen. Đến nay
người ta vẫn chưa xác định được số lượng gen chính xác quy định khối lượng
trứng. Theo H.Brandsch và H.Biichel, (1978) [3].
Ngoài ra KL của gà mái, tuổi và KL của gà khi bắt đầu đẻ có vai trò rõ rệt
đối với KL của quả trứng. Quả trứng đầu tiên sau khi ngừng đẻ thường nhỏ hơn,
quả thứ hai và thứ ba đã đạt KL bình thường của giống.
Theo Lương Thị Hồng (2005) [11], KL trứng thời điểm đẻ bói của gà
H’mông là 30,98g; ở tuần 29 là 39,32g; tuần 38 là 43,73g.
Khối lượng trứng của gà Hồ, gà Mía, gà Móng ở 38 tt tương ứng là 47,3g/
quả; 45,4g/quả và 46,7g/quả (theo Hồ Xuân Tùng và cs [54]).
KL trứng còn phụ thuộc mùa vụ: mùa hè và mùa đông KL trứng nhỏ hơn
mùa xuân và mùa thu. Do mùa hè nóng quá trình trao đổi chất giảm, mùa đông
gà cần sử dụng nhiều năng lượng chống rét.

25


×