Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đề tài Những nhân tố tác động đến hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.43 KB, 53 trang )

Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................ 2
2.1.Các công trình nghiên cứu trực tiếp về tỉnh Bắc Ninh. .............................. 2
2.2. Các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với làng xã. ...... 4
2.3. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước.................................... 7
2.3. Các luận án, luận văn nghiên cứu về hương ước. .................................... 10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên
cứu: .................................................................................................................. 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 12
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 12
3.3.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 12
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 12
3.5. Nguồn tư liệu: ......................................................................................... 13
3.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
4. Đóng góp của chuyên đề. ............................................................................ 14
5. Bố cục chuyên đề ........................................................................................ 15
2. Bối cảnh Bắc Ninh (những năm đầu thế kỉ XX đến trước CMT8) – tác động
đến hương ước cải lương................................................................................. 15
3. Khái quát về hương ước tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920... 15
NỘI DUNG..................................................................................................... 16
1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Bắc Ninh (1921-1945). ................................. 16
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ............................................................ 16
1.2. Dân cư, văn hóa và truyền thống ............................................................. 20
1.2.1. Dân cư và kinh tế. ................................................................................. 20
1.2.2. Văn hóa ................................................................................................. 23
1.2.3. Truyền thống ......................................................................................... 25
1.3. Địa giới hành chính Bắc Ninh trong lịch sử ............................................ 28




Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

2. Bối cảnh Bắc Ninh (những năm đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng
Tám) – tác động đến hương ước cải lương. .................................................... 31
2.1. Bối cảnh Bắc Ninh đầu thế kỉ XX............................................................ 31
2.2. Bắc Ninh trong những năm 20, 30 của thế kỉ XX. .................................. 32
2.3. Bắc Ninh trong những năm trước Cách mạng tháng Tám. ...................... 36
3. Khái quát về hương ước tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920........... 39
3.1. Hương ước trong lịch sử .......................................................................... 39
3.1.1. Thuật ngữ hương ước ............................................................................ 39
3.1.2. Phát triển của hương ước trong lịch sử. ............................................... 40
3.2. Vài nét về hương ước Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920. .......... 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 49


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong lịch sử Việt Nam kể từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay,
làng xã lúc nào cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Bởi vì, từ
bao đời nay, làng xã đã trở thành đơn vị tụ cư, môi trường sinh hoạt văn hóa,
xã hội gần gũi, gắn bó với cộng đồng người Việt nói chung, ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ nói riêng.
Góp phần không nhỏ tạo nên sức sống trường tồn và đặc trưng của làng
xã phải đề cập đến vai trò của hương ước. Là sản phẩm văn hóa của các làng
xã, hương ước có một vai trò rất năng động trong đời sống của làng, có thể

coi nó như là cương lĩnh tinh thần, sợi dây cố kết các tổ chức và thành viên
trong làng, góp phần vào việc vận hành của cơ chế làng xã. Những tục lệ,
những quy định của từng làng quê được thể hiện trong hương ước đã tạo nên
một bức tranh khá sinh động về làng Việt cổ truyền.
Mặc dù chưa phải là một bộ luật hoàn chỉnh nhưng hương ước đã góp
phần hướng dẫn và điều chỉnh các hành vi và lối sống của mỗi xã dân để phù
hợp với truyền thống và đặc điểm của từng làng. Khai thác thế mạnh đó của
hương ước nên trong cuộc CLHC, hương ước được chính quyền thực dân đặc
biệt chú trọng. Thực dân Pháp vẫn duy trì hương ước, nhưng lại cho soạn
thảo các hương ước mẫu, còn gọi là HƯCL để các làng thống nhất vận dụng
vào điều kiện cụ thể của mình. Như vậy, về hình thức HƯCL chính là sự cụ
thể hóa chính sách CLHC của thực dân Pháp.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các bản HƯCL của tỉnh Bắc Ninh (19211945), chúng tôi nhận thấy, ngoài chính sách CLHC, HƯCL Bắc Ninh còn
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố như: tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,
lịch sử ở nơi đây.
Việc tìm hiểu về các nhân tố trên có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu,
tìm hiểu về các bản HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945). Với lý do trên, tác giả
1


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

đã chọn vấn đề: “Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (19211945)” làm chuyên đề nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Xoay quanh chuyên đề này cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu
khác nhau được xuất hiện, có công trình được tập hợp thành sách, có công
trình được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành….
Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuyên đề rất đa dạng và phong
phú, về đại thể có thể phân chia như sau:
2.1.Các công trình nghiên cứu trực tiếp về tỉnh Bắc Ninh.

Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về Bắc Ninh
Năm 1974, Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản cuốn Hà Bắc ngàn năm văn
hiến gồm 3 tập, đã phản ánh khá đầy đủ về đời sống văn hóa đa dạng, phong
phú của vùng đất Kinh Bắc.
Năm 1981, Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn với Kinh Bắc – Hà Bắc, HN, đã
nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa của vùng đất
Kinh Bắc.
Năm 1982, Thư viện Hà Bắc với Địa chí Hà Bắc đã nghiên cứu đầy đủ
về vị trị giới hạn, kích thước, đặc điểm tự nhiên, sự thay đổi địa giới hành
chính của Hà Bắc trong lịch sử…..
Năm 1994, Phạm Xuân Nam và Cao Văn Biền với bài viết Mấy nét về
tình hình làng xã Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945 qua hương ước (Tạp chí NCLC
số 1/1994, tr 12-24), đã khái quát về sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã,
cơ cấu ruộng đất, văn hóa, tín ngưỡng qua các bản hương ước cải lương. Tuy
nhiên bài viết cũng tập trung nhiều vào việc phân tích những nội dung cơ bản
của cuộc Cải lương hương chính của thực dân Pháp hơn là phân tích những
đặc điểm của làng xã Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945. Mặc dù vậy nhưng đây sẽ
là nguồn tư liệu hữu ích để tác giả thực hiện đề tài.
Năm 1997, Đỗ Trọng Vỹ với Bắc Ninh địa dư chí, Nxb. VHTT, đã khái
quát về sinh hoạt văn hóa, đã khái quát về sự thay đổi địa giới hành chính của
2


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Bắc Ninh trong lịch sử, những danh nhân của vùng đất Kinh Bắc trên mọi
phương diện và phong tục văn hóa tiêu biểu của các huyện.
Năm 1996, Nguyễn Văn Huyên với Địa lý hành chính vùng Kinh Bắc,
HN: EFEO, bằng tiếng Pháp đã nghiên cứu khá đầy đủ địa lý hành chính của
từng phủ, huyện trong Kinh Bắc.

Cũng năm 1999, Huy Cờ và Trần Đình Luyện với Danh nhân Kinh Bắc.
Trước khi đi vào nội dung chính là kể lại các câu chuyện dã sử về các danh
nhân xứ Bắc. Ngoài ra, tác giả đã giới thiệu một cách khái quát về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, văn hóa của vùng đất này.
Năm 1999, Ngô Viên Liên với Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ,
Nxb. VHTT, H, đã cung cấp khá đầy đủ về số lượng các làng xã, vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa của các tỉnh Bắc Kỳ trong đó có Bắc
Ninh theo kết quả điều tra dân số năm 1927.
Năm 2000, Ngô Thế Thịnh với Bắc Ninh làng cũ quê xưa chiếc nôi của
văn hóa Việt Nam (tập 1), Trung tâm khoa học ngôn ngữ Đông Tây. Sách
được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung chính là nghiên cứu về
danh nhân Nguyễn Gia Thiều, về một số dòng họ tiêu biểu và một số di tích
lịch sử tiêu biểu của Bắc Ninh như Văn Miếu Bắc Ninh, thành Bắc Ninh, chùa
Bách Môn….Ngoài ra tác phẩm cũng giới thiệu một cách khái quát về sự
thay đổi địa giới hành chính của Bắc Ninh trong lịch sử.
Năm 2003, Trần Đình Luyện với Lễ hội Bắc Ninh, Sở VHTT Bắc Ninh,
Nxb Văn hóa dân tộc, HN, đã nghiên cứu khá chi tiết về các lễ hội truyền
thống ở Bắc Ninh. Qua đó cũng làm sáng tỏ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của
vùng đất này.
Năm 2010, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xuất bản cuốn Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926-2008).NXb. CTQG. HN 2010, đã phân tích rất
đầy đủ về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
Đặc biệt tác phẩm tập trung nghiên cứu chủ yếu về sự lãnh đạo của Đảng

3


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

trong quá trình đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng kinh tế từ đầu thế kỉ

XX đến năm 2008.
Năm 2011, Nguyễn Quang Khải với Làng xã tỉnh Bắc Ninh (2 tập), Nxb.
Thanh niên, đã nghiên cứu đầy đủ về sự thay đổi địa lý hành chính của từng
phủ, huyện của Bắc Ninh trong lịch sử.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trực tiếp về Bắc Ninh đã đi sâu đề
cập đến các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Bắc Ninh trong
lịch sử cũng như trong giai đoạn 1921-1945. Đây là nguồn tư liệu quan trọng,
giúp tác giả thực hiện chuyên đề nhưng chưa có công trình nào phân tích tác
động của các yếu tố này đến HƯCL.
2.2. Các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với
làng xã.
Việc nghiên cứu làng xã cũng được chú trọng hơn từ sau khi miền Bắc
được giải phóng.
Tác phẩm Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong , NXB Văn sử địa,
Hà Nội, 1959 đã nghiên cứu về dân tộc học, xã, thôn ở miền Bắc, miền Trung
Việt Nam: Chế độ phong kiến và công điền, công thổ, chế độ sở hữu ruộng đất
ở nông thôn dưới thời Pháp thuộc, đẳng cấp và bộ máy quản lý thôn xã.
Năm 1977, 1978, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện sử học đã
biên soạn bộ sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, 2 tập, (Nxb KHXH, H),
nhằm cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về nông thôn Việt Nam
truyền thống. Nếu tập I tập trung chủ yếu vào kinh tế làng xã chế độ sở hữu
ruộng đất – công thương nghiệp và vai trò của làng xã trong sự nghiệp đấu
tranh giữ nước và giải phóng đất nước thì tập II lại tập trung vào chủ yếu vào
nghiên cứu các thiết chế xã hội và chính trị của làng xã, văn hóa và hệ tư
tưởng của làng xã, đánh giá di sản làng xã trước Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Năm 1984 trong tác phẩm Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc
Bộ do Trần Từ biên soạn (Nxb KHXH, H). Công trình không chỉ dừng lại ở
việc phân tích cơ cấu tổ chức, những chiều tổ chức của làng Việt cổ truyền
4



Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

mà còn phân tích bộ máy vận hành của các làng xã, tính hai mặt của hương
ước. Qua đó khẳng định chính hương ước cổ đã làm cho các làng xã như là
những đơn vị “ốc đảo” và góp phần vào sự vận hành của cơ chế xem như một
tổng thể. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu về hương ước cổ và giá trị của nó
trong lịch sử.
Đến năm1990, 1992, Ủy ban KHXH Việt Nam – Viện sử học tiếp tục
biên soạn bộ sách Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, 2 tập, (Nxb
KHXH, H). Bộ sách là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề
nông dân và nông thôn. Mỗi tác giả có cách tiếp cận vấn đề từ những góc độ
khác nhau. Có cách tiếp cận chung về mặt hình thái kinh tế xã hội, có cách tiếp
cận cụ thể đi sâu vào các vấn đề của nông thôn. Cũng có nhiều bài đề cập đến
một địa phương nhỏ hẹp ở Hà Nam Ninh hay ở huyện Kim Sơn hoặc ở tỉnh
Phú Thọ và rộng hơn là các tỉnh miền Tây Nam Kỳ…Với cách tiếp cận đa
chiều của nhiều nhà nghiên cứu về làng xã như vậy, giúp người đọc có cái nhìn
tổng quát và cụ thể về người nông dân và nông thôn Việt Nam trong lịch sử.
Tiếp tục công trình nghiên cứu Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế xã
hội (Nxb Mũi Cà Mau. 1992), năm 1994, GS. Phan Đại Doãn lại tiếp tục biên
soạn cuốn Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội (Nxb.
CTQG, H). Cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề truyền thống và hiện
đại của làng quê từ kết cấu kinh tế đến kết cấu văn hóa, xã hội của làng xã
Việt Nam. Tuy nhiên sự phản ánh đó mới chỉ đậm nét ở vùng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ. Qua đó tác giả muốn khẳng định vị trí, vai trò của làng xã trong
lịch sử cũng như trong chiến lược thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông thôn hiện nay.
Cũng trong năm 1994 Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đồng chủ
biên cuốn Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
(Nxb CTQG, H). Cuốn sách là tập hợp một số chuyên đề nghiên cứu thuộc đề

tài khoa học cấp Nhà nước mang mã số KX08-09 “ Về thiết chế chính trị - xã
hội nông thôn” do GS. Phan Đại Doãn là chủ nhiệm. Công trình đã cung cấp
5


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

cho độc giả nguồn tư liệu quan trọng về lịch sử quản lý nông thôn, đánh giá
các thiết chế chính trị xã hội hiện nay hay phân tích những kinh nghiệm quản
lý nông thôn trong lịch sử từ thời phong kiến qua thời kỳ thực dân đến thời kỳ
xây dựng nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt
trong thời kỳ thực dân, tác phẩm nhấn mạnh đến sự biến đổi của bộ máy hành
chính làng xã Bắc Kỳ theo quy chế cải lương hương chính dưới thời Pháp
thuộc. Tuy nhiên không chú ý đến các bản hương ước cải lương.Công trình là
nguồn tài liệu quan trọng giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về một
bức tranh quản lý nông thôn nói chung.
Trong năm 1999, Nguyễn Văn Khánh với Cơ cấu kinh tế xã hội Việt
Nam thời thuộc địa (1858-1945)” (Nxb ĐHQGHN, H). Trong chương I, II tác
phẩm đã phân tích những chuyển biến của cơ cấu kinh tế, xã hội cổ truyền
vào nửa sau thế kỷ XIX, quá trình hình thành cơ cấu kinh tế xã hội thuộc địa
ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1918). Đến chương III, tác giả tập trung
nhiều vào cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ 1919-1945, trong đó
nhấn mạnh đến chính sách cải cách bộ máy quản lý làng xã ( Cải lương hương
chính) của thực dân Pháp.
Năm 2002, học giả nước ngoài - Philippe Papin, Olivier Tessier chủ biên
với : Làng ở vùng châu thổ sông Hồng- vấn đề còn bỏ ngỏ (Nxb. LĐXH),
công trình là thành quả nghiên cứu khoa học về làng xã Việt Nam vùng đồng
bằng sông Hồng được tiến hành từ 1996-1999 dưới chỉ đạo của GS. Lê Bá
Thảo và GS. Nguyễn Duy Quý. Trong suốt 4 năm, các nhà nghiên cứu đều tập
trung làm rõ quá trình phát triển, sự biến động của làng xã Việt Nam theo thời

gian dựa trên nguyên tắc cần phải có sự kết hợp của nhiều chuyên ngành khác
nhau: lịch sử, nhà nước, nhân chủng học, địa lý, xã hội học, kinh tế....Đây là
kết quả của một quá trình hợp tác không ngừng giữa các nhà nghiên cứu Việt
Nam và Pháp, góp thêm nguồn tư liệu khi nghiên cứu về làng xã Việt Nam.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ
với làng xã đã tập trung nghiên cứu, phân tích về đặc điểm của nông thôn Việt
6


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Nam thời cận đại, sự biến đổi về cơ cấu tổ chức, kinh tế, văn hóa, xã hội của
các làng xã trong giai đoạn này, giúp tác giả nhận thức sâu sắc hơn sự ảnh
hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử của làng xã tới
hương ước.
2.3. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước.
Sẽ là rất thiếu sót nếu như không nhắc đến các công trình nghiên cứu
trực tiếp về hương ước gồm các sách và bài báo chuyên khảo đã được công
bố như:
Năm 1937, Bùi Đình Tá trong cuốn Một làng Annam- quyển 1 ( HN
Imprimerie – Chan – Phương) đã ghi chép lại lời của mấy ông kỳ mục trong làng
nói chuyện, bàn tán về ý nghĩa đạo của Nghị định cải lương, về chủ ý CLHC của
thực dân Pháp, giúp tác giả hiểu hơn về chính sách CLHC và HƯCL.
Năm 1985, Bùi Xuân Đính với Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý. Nội
dung tác phẩm đã phản ánh một cách khái quát về sự hình thành lệ làng và sự
phát triển từ lệ làng chưa thành văn đến lệ làng được văn bản hóa. Trên cơ sở
những nội dung cơ bản của lệ làng thành văn, tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ
giữa lệ làng và pháp luật nhà nước thông qua việc phân tích sự giống và khác
nhau giữa lệ làng và pháp luật mà cụ thể là bộ luật Hồng Đức được soạn thảo
dưới triều Lê. Để từ đó, tác giả tiếp tục khẳng định giá trị pháp lý của lệ làng

với những tác động tích cực và tiêu cực.
Vũ Duy Mền với bài viết Góp phần xác định thuật ngữ khoán ương,
hương ước (TC. NCLS số 3+4/1989 tr 77-83), đã giải thích rất cụ thể về xuất
xứ và quá trình xuất hiện thuật ngữ “khoán ước”, “hương ước”, giúp nhận
thức rõ hơn về vai trò của khoán ước, hương ước đối với làng xã.
Năm 1990, Dương Kinh Quốc với công trình chuyên khảo Bộ máy quản
lý làng xã Việt Nam thời kỳ cận đại qua các văn bản “Cải lương hương chính”
của chính quyền thực dân Pháp (trong Nông dân và nông thôn Việt Nam thời kỳ
cận đại, tập 1, Nxb. KHXH, H, 1990), đã tập trung phân tích bộ máy quản lý
làng xã thông qua các văn bản CLHC với đặc điểm từng vùng miền.
7


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Năm 1991, Thư viện TTKHXH đã biên soạn Thư mục hương ước Việt
Nam (thời kỳ cận đại) (Viện TTKHXH), đây là tài liệu quan trọng giúp bạn
đọc tìm hiểu về khoảng 5000 bản HƯCL của tất cả các tỉnh, thành trong cả
nước hiện còn lưu giữ.
Trong Hương ước và quản lý làng xã, Nxb KHXH, 1998,tác giả Bùi
Xuân Đính cũng tập trung đi sâu vào việc phân tích vai trò, tác động của
hương ước trong lịch sử đối với quản lý làng xã.
Năm 1998, có bài Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc Kì của
Cao Văn Biền (TC. NCLS số 3/1998, tr 73-78) đã giới thiệu khá cụ thể về số
lượng và sự phân bố của các bản HƯCL ở Bắc Kì. Bên cạnh đó, tác giả cũng
cung cấp những nội dung khái quát về 3 đợt CLHC của thực dân Pháp cùng
những nội dung cơ bản của các bản HƯCL được lập vào 3 đợt thông qua
những ví dụ cụ thể.
Năm 2000, Phan Đại Doãn và Bùi Xuân Đính với bài Ba thời kì phát
triển của hương ước (TC. KHXH – Viện KHXH. TP. HCM, số tr 43-59 đã

phản ánh một cách khái quát về sự ra đời và biến đổi của hương ước trong
lịch sử. Từ đó, bài viết tập trung vào phân tích những đặc điểm cơ bản của
hương ước qua ba thời kì phát triển, trong đó có HƯCL.
Năm 2000, Nghiêm Văn Thái với bài Hương ước Việt Nam thời kỳ cận
đại ( Tạp chí TTKHXH, số 8/2000, tr 38-44), đã cung cấp những thông tin
quan trọng về số lượng, đặc điểm hình thức của kho hương ước hiện đang lưu
giữ ở Viện TTKHXH. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến hương ước cải
lương, phân tích hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của cuộc CLHC và những
đặc điểm chung của HƯCL.
Cũng trong năm 2006 có Tục lệ cổ truyền làng xã Việt Nam (Nxb.
KHXH, H). Công trình vốn là đề tài của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thực
hiện trong 3 năm 2002-2004 do Đinh Khắc Thuân chủ biên. Các tác giả đã
giới thiệu 84 tục lệ chép trong sách và 6 văn bản tục lệ khắc trên đá của 18
tỉnh, thành trong cả nước trong đó có một văn bản tục lệ của tỉnh Bắc Ninh.
8


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Không như các tác giả khác, Vũ Duy Mền trong Hương ước cổ làng xã
đồng bằng Bắc Bộ (Nxb CTQG, H, 2010), đã coi hương ước là đối tượng
nghiên cứu trực tiếp. Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu
phân tích thuật ngữ, hình thức văn bản, nguồn gốc, điều kiện xuất hiện và
những nội dung chủ yếu của hương ước, ảnh hưởng của đạo lí Nho giáo và
vai trò của hương ước đối với quản lí làng xã. Như vậy, tác giả chỉ nghiên cứu
về hệ thống các hương ước cổ của các làng xã đồng bằng Bắc Bộ mà không
hề nhắc đến một loại hương ước nữa của các làng xã Việt Nam được tạo ra do
tác động từ quá trình cai trị của thực dân Pháp.
Không như các tác giả khác, Vũ Duy Mền trong Hương ước cổ làng xã
đồng bằng Bắc Bộ (Nxb CTQG, H, 2010), đã coi hương ước là đối tượng

nghiên cứu trực tiếp. Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu
phân tích thuật ngữ, hình thức văn bản, nguồn gốc, điều kiện xuất hiện và
những nội dung chủ yếu của hương ước, ảnh hưởng của đạo lí Nho giáo và
vai trò của hương ước đối với quản lí làng xã.
Năm 2013, Nguyễn Thị Lệ Hà với bài viết Cuộc thử nghiệm chính sách
Cải lương hương chính của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông (TC. NCLS
số 3/2013, tr 46-57), đã phân tích tại sao Pháp chọn tỉnh Hà Đông là nơi thí
điểm CLHC, nội dung cuộc thử nghiệm CLHC của chính quyền Pháp ở tỉnh
Hà Đông. Qua đó, khẳng định trước khi chính thức tiến hành cuộc CLHC ở
Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã tiến hành thử nghiệm tại một số tỉnh trong đó có
Hà Đông.
Năm 2013, tác giả Đào Phương Chi cũng có bài viết Bước đầu tìm hiểu
về cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ qua một số văn bản tục lệ bằng chữ
Nôm, (TC. Hán Nôm số 1/2013, tr 58-71). Tác giả đã dựa vào nguồn tài liệu
chính là các văn bản tục lệ Hán Nôm để nghiên cứu về thời gian, địa bàn,
phương thức tiến hành cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ.
Năm 2013, Đào Phương Chi tiếp tục có bài viết Đổi thay về tế tự tại một
số tỉnh Bắc Kì qua cải lương hương tục thí điểm: Nhìn từ văn bản tục lệ, (TC.
9


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Hán Nôm số 4/2013, tr 65-78), đã nghiên cứu về sự thay đổi của các tiểu mục
tế tự trong cải lương hương tục thí điểm.
Năm 2014, Đào Phương Chi - Những khác biệt về cưới hỏi, tang ma,
khao vọng tại Bắc Kỳ trước và sau cải lương hương tục thí điểm, (TC.NCLS
số 6/2014, tr 23-33), nghiên cứu về sự khác biệt về cưới hỏi, tang ma, khao
vọng tại Bắc kỳ qua các văn bản tục lệ Hán Nôm được lập vào thời gian trước
và sau cải lương hương tục thí điểm.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương
ước đã tập trung nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của hương ước trong
lịch sử bao gồm hương ước cổ, HƯCL và hương ước mới với nhiều góc độ và
quan điểm đánh giá khác nhau, cung cấp cho tác giả cái nhìn đa chiều về
hương ước nói chung và HƯCL nói riêng.
2.3. Các luận án, luận văn nghiên cứu về hương ước.
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về hương ước dưới nhiều góc
độ khác nhau và trên những lĩnh vực khác nhau nhưng đây lại là một đề tài
hấp dẫn, thu hút nhiều giới nghiên cứu khác nhau nên cũng có nhiều luận án,
luận văn, khóa luận nghiên cứu về hương ước:
Năm 1996, hai người bạn tâm giao Bùi Xuân Đính và Vũ Duy Mền đều
hứng thú chọn Hương ước làm Đề tài Luận án PTS.KHLS và là hướng đi lâu
dài, trọn đời của sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Bùi Xuân Đính bảo vệ thành
công Luận án Về một số hương ước làng Việt đồng bằng Bắc Bộ tại Hà NộiThủ đô nước CHXHCN Việt Nam, cùng năm 1996, tại Mátxcơva- Thủ đô của
nước Nga xô viết, Vũ Duy Mền cũng bảo vệ thành công Luận án Những khía
cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội trong hương ước làng xã ở miền Bắc Việt Nam
(thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX) bằng tiếng Nga. Có thể khẳng định đây là
hai Luận án đầu tiên chuyên khảo về Hương ước được thực hiện trong thời kỳ
cải cách đổi mới của Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ của Phạm Văn Sơn với tên “Research on village
convenants in Vietnamese rural communities management” (Nghiên cứu về
10


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

hương ước làng xã trong việc quản lí nông thôn Việt Nam) được xuất bản
thành sách năm 2007. Trong đó tác giả, chủ yếu nghiên cứu về luật tục, luật
dân gian, hương ước với góc độ nhân loại học và xã hội học pháp luật, sự biến
thiên của hương ước Việt Nam và vai trò quản lí trong xã hội nông thôn; mối

quan hệ giữa luật nước và hương ước; xu thế phát triển của hương ước ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, có nhiều luận văn Thạc sĩ lấy
hương ước làm đề tài nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau và đều đã
được bảo vệ thành công. Hoàng Hoa Vinh với Vai trò của hương ước làng
Nhất trong việc xây dựng làng văn hóa tỉnh Hà Nam , hay Dương Xuân
Thoạn với Hương ước với việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Quỳnh Phụ Thái Bình. Lê Thị Luyến với Hương ước cải lương huyện Mê Linh- tỉnh Vĩnh
Phúc (1922 – 1942), Nguyễn Thị Hương với Hương ước cải lương huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang(1923-1942), Trần Thị Thu Hà với Hương ước cải lương
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (1921-1942)...
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học, một số sinh viên cũng chọn hương
ước làm đối tượng nghiên cứu, như Đào Thu Vân với Bước đầu tìm hiểu công
cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường của ông cha ta (qua nguồn tư liệu hương
ước người Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), tiếp đó là Nguyễn
Lan Dung đã khai thác hương ước của một huyện để tìm hiểu Sinh hoạt làng
xã huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông trong cuộc cải lương hương chính giai
đoạn 1915 – 1945 qua hương ước.
Nhìn chung các luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu về hương ước
theo những hướng sau: Một hướng là nghiên cứu chung về hương ước cổ nói
chung của làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một nhóm nghiên cứu cụ thể về
HƯCL của một huyện, hay có nhóm nghiên cứu về một mặt nào đó của làng
xã qua HƯCL, hoặc có công trình nghiên cứu về hương ước mới của một
tỉnh, nhưng việc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến HƯCL của một tỉnh
còn rất ít.
11


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Những tài liệu trên đều là nguồn tư liệu quý giá giúp người viết có được

cái nhìn khách quan, xác thực Bắc Ninh, về hương ước, lệ làng trong lịch sử,
đó sẽ là cơ sở để tác giả tìm hiểu một cách đầy đủ và khách quan về các nhân
tố tác động HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nguồn tư liệu và phương pháp
nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung cơ bản: chuyên đề tìm hiểu điều kiện tự nhiên, xã hội, văn
hóa, bối cảnh lịch sử Bắc Ninh (1921-1945) và khái quát về hương ước Bắc
Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra một số phân
tích, đánh giá về sự tác động của các yếu tố trên với HƯCL tỉnh Bắc Ninh
(1921-1945).
- Thời gian: Trước cách mạng Tháng Tám 1945.
- Không gian: Tỉnh Bắc Ninh
3.3.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống lại các nhân tố tác động đến
HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945) bao gồm: đặc điểm về tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội, lịch sử của Bắc Ninh trong lịch sử và giai đoạn trước CMT8,
và khái quát về hương ước của Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến 1920.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Chuyên đề sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
- Những yếu tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh: vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, dân cư, xã hội, văn hóa từ đó khái quát về hương ước của Bắc Ninh
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920. Trên cơ sở đó sẽ đánh giá về sự tác động của
các yếu tố này đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).

12



Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

3.5. Nguồn tư liệu:
Những vấn đề khoa học của chuyên đề được giải quyết trên cơ sở khai
thác và xử lý tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau gồm:
- Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến điều
kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử Bắc Ninh bao gồm: các sách
chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu, thông tin đăng trên các báo, tạp
chí chuyên ngành, luận án, luận văn, khóa luận…..Đây là nguồn tài liệu có giá
trị sử dụng khác nhau tùy theo từng thể loại, cung cấp những thông tin khái
quát hoặc cụ thể về vấn đề nghiên cứu, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể hoặc
so sánh trong mối tương quan.
- Toàn bộ các bản HƯCL bằng chữ Quốc ngữ và một số bản hương ước
bằng chữ Nôm của tỉnh Bắc Ninh. Đây được coi là nguồn tài liệu gốc, cho
phép tác giả phân tích đánh giá về sự tác động của các nhân tố đến HƯCL
tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
- Nguồn tài liệu là các Nghị định, Đạo dụ, Thông tư hướng dẫn thực hiện
cuộc CLHC của chính quyền thực dân được trích dẫn, nghiên cứu trong nhiều
công trình chuyên khảo và được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia, được
sử dụng như tài liệu tra cứu, cung cấp các vấn đề liên quan đến niên đại được
đề cập trong chuyên đề. Mặc khác nguồn tài liệu này còn góp phần làm sáng
tỏ, cụ thể hóa nội dung chính sách CLHC, những thay đổi về tổ chức bộ máy
quản lý, về các tục lệ cũng như mọi biến đổi của làng xã trong thời gian này.
Qua đó làm rõ hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố đến HƯCL Bắc Ninh.
-Nguồn tài liệu lưu trữ tại các thư viện (thư viện KHXH và thư viện tỉnh
Bắc Ninh), trung tâm lưu trữ quốc gia: bao gồm các tài liệu thành văn và tranh
ảnh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng bổ sung về cách tiếp cận vấn đề trong
quá trình thực hiện chuyên đề nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
3.6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử, quan điểm sử học mácxit, tác giả vận dụng các phương pháp
13


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với phương pháp liên ngành nhằm đưa ra
những kết quả nghiên cứu mang tính khoa học. Cụ thể là:
Trong quá trình sưu tầm và xử lý tài liệu, tác giả tiến hành phương pháp
giám định, phê phán tư liệu để xác định độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên
cứu. Đặc biệt là đối với các tài liệu liên quan đến tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn 1921-1945. Tác giả tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, hình
thức văn bản, cách diễn đạt, lập trường tư tưởng cá nhân tác giả hay tập thể
tác giả biên soạn để đánh giá sự chính xác và tính khách quan của tư liệu.
Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh, phân loại tư liệu theo từng
vấn đề.
Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, tác giả vận dụng phương pháp
tổng hợp và phân tích tư liệu kết hợp với các phương pháp lịch sử, phương
pháp logich để phân tích những nhân tố tác động đến hương ước cải lương
tỉnh Bắc Ninh (1921-1945). Những nhận định, đánh giá về sự ảnh hưởng của
những nhân tố đó với HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945) được rút ra dựa trên
cơ sở các nguồn tư liệu đã được tiếp cận, đảm bảo tính khách quan và khoa
học. Đối với những vấn đề còn tồn tại, ý kiến trái chiều, tác giả sẽ đưa ra
những phân tích, nhận xét và quan điểm riêng của cá nhân.
Ngoài ra trong từng nội dung cụ thể, tác giả kết hợp sử dụng các phương
pháp so sánh, thống kê, định lượng… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài.
4. Đóng góp của chuyên đề.
Việc nghiên cứu tìm hiểu chuyên đề “Những nhân tố tác động đến
HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)” đã góp phần vào việc khôi phục nên

bộ mặt của làng xã Bắc Ninh trước CMT8 nói chung, về mặt tự nhiên, kinh
tế, văn hóa, xã hội, lịch sử….Trên cơ sở đó giúp chúng ta đánh giá được
vai trò quan trọng của các nhân tố này đối với sự tồn tại và phát triển của
làng xã. Từ đó góp phần bổ sung nguồn tư liệu về văn hóa làng xã, về lịch
14


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

sử địa phương, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử địa phương
và mở rộng kiến thức trong các giờ học thông sử.
Ngoài ra, việc thực hiện chuyên đề này giúp bản thân người viết hiểu
rõ hơn về hương ước tỉnh Bắc Ninh, để từ đó có thể đánh giá một cách khách
quan, chính xác về chủ trương CLCH và đặc điểm HƯCL tỉnh Bắc Ninh
(1921-1945).
5. Bố cục chuyên đề
Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của chuyên đề
gồm có 3 phần như sau:
1: Điều kiện tự nhiên, xã hội Bắc Ninh (1921-1945)
2. Bối cảnh Bắc Ninh (những năm đầu thế kỉ XX đến trước CMT8) – tác
động đến hương ước cải lương.
3. Khái quát về hương ước tỉnh Bắc Ninh từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920.

15


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

NỘI DUNG
1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Bắc Ninh (1921-1945).

1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có vị trí chiến
lược quan trọng. Nhà nghiên cứu Đỗ Trọng Vỹ nhận xét về vị thế của Bắc
Ninh như sau: “Thế đất Bắc Ninh là một mạch lớn, nhánh trung của cả nước
ta, một trấn lớn của Bắc Kỳ”[72;14].
Nhà nghiên cứu Ngô Vi Liên dựa trên kết quả nghiên cứu của cuộc điều
tra năm 1927 đã xác định vị trí địa lý của Bắc Ninh như sau: “tỉnh Bắc Ninh
bắc giáp Bắc Giang, đông và nam giáp Hải Dương và Hưng Yên, tây giáp Hà
Đông và Phúc Yên”[29;571]. Tỉnh lỵ Bắc Ninh là “Bắc Ninh cách Hà Nội
29km,….cách Đáp Cầu 1500 thước tây và cách Hải Phòng 89km”[29;573].
Về diện tích, cũng theo Ngô Vi Liên, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian này
“Diện tích đo được ngót 225.556 mẫu ta (812km2)”[29; 571]. Nhưng theo
Phạm Xuân Nam và Cao Văn Biền, “vào những năm 20 của thế kỷ này, Bắc
Ninh có diện tích là 1.100km vuông1. So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng,
Bắc Ninh thuộc loại tỉnh trung bình ( lớn hơn Hưng Yên, Kiến An, nhưng nhỏ
hơn Hà Đông, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình)”[95;12].
Bắc Ninh cũng là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả
về đường bộ và đường thủy. “Có đường xe hỏa từ Hà Nội lên Lạng Sơn đi
qua, và một quãng đường xe lửa Hà Nội đi Hải Phòng (qua ga Gia Lâm và
Phú Thụy). Lại có mấy chuyến tàu con chạy từ Đáp Cầu đến Yên Viên, có xe
ô tô chạy từ Hà Nội lên Bắc Ninh và tàu thủy đi từ Đáp Cầu lên Bắc Giang rồi
xuống Phả Lại, Hải Phòng”[29;574]. Về đường bộ, có đường đi từ Bắc Ninh
đến Hà Nội, Cẩm Giàng, Phúc Yên, Lục Nam; Nhã Nam, Thái Nguyên, Đồng
Triều, Hải Phòng.
Hiện nay, Bắc Ninh có tổng diện tích là 809,93km vuông, chiếm 0,24% diện tích
cả nước. Tỉnh có chiều dài Bắc – Nam là 32,5km, chỗ hẹp nhất là 16,25 km, chiều rộng
Đông – Tây là 42,5km.
1

16



Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Với vị trí chiến lược và là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan
trọng như vậy nên đến đầu thế kỷ XX, Bắc Ninh vẫn được đánh giá là một
tỉnh có “vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng ở Bắc Kỳ về nhiều lĩnh
vực”[7;35].
Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành trên trầm
tích sa bồi, với loại đất chủ yếu là đất phù sa. Địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá
bằng phẳng, “ở vào đồng bằng, có ít đồi”[29;571]. Nhà nghiên cứu Tô
Nguyễn và Trịnh Nguyễn cũng khẳng định về địa hình của Bắc Ninh như sau:
“Có thể nói, trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, thì vùng phía nam sông Cầu 2
thuộc địa phận Hà Bắc được coi là đồng bằng bồi tụ phù sa tương đối điển
hình, nhưng còn tàn dư của các thềm có kiến trúc cao hơn….Đồng bằng bồi tụ
vùng phía nam sông Cầu, địa hình không bằng phẳng lắm, có độ cao so với
mặt biển từ 0,45 mét đến 4 mét, với nhiều núi sót, như núi Thiên Thai (Gia
Lương), núi Dạm (Quế Võ), vì vậy tuy là đồng bằng nhưng đất đai khác nhau.
Các nhà địa chất đã tiến hành khoan ở Đáp Cầu, Gia Lương và thấy ở độ sâu
từ 10 đến 15 mét, có nhiều sỏi và cát đen. Đó là dấu hiệu cho biết vùng này
xưa kia là biển”[38;9].
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định “vùng đồng bằng ven sông Đuống,
thật sự màu mỡ (đất ấy có màu nâu tươi, giàu chất phì, là loại đất trung tính,
kiềm yếu). Những đồng lúa, những bãi dâu, bãi ngô xanh rờn trải, nói lên điều
đó”[38;12].
Tuy nhiên ngay ở khu vực đồng bằng bằng phẳng này vẫn “có những
khối núi sót nhô lên như những hòn đảo giữa biển lúa….Các núi sót này hầu
hết đều cấu tạo bằng cái kết tuổi Jura”[12; 54].
Theo Địa chí Hà Bắc, tỉnh Bắc Ninh có các núi: núi Dạm, núi Sơn
Dương ở Quế Võ; núi Và, núi Khám, núi Tiêu, Núi Chè, núi Bát Vạn ở Tiên

Sơn, núi Thiên Thai ở Gia Lương.

2

Tức là tỉnh Bắc Ninh .

17


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Theo nhà nghiên cứu Ngô Vi Liên, tỉnh Bắc Ninh có một số núi tiêu biểu
như: “Núi cao hơn cả là núi Chè, cách tỉnh lỵ độ 10km thuộc về huyện Tiên
Du. Ở vùng huyện ấy còn có núi Khám tên chữ là Long Sơn, núi Bát Vạn, núi
Phật Tích (tên chữ là Lạn Kha Sơn), núi Va (tên chữ là Hạp Linh Sơn). Ở
vùng huyện Võ Giàng có núi Lãm Sơn, núi Sơn Đông và núi Sơn Nam. Còn
mấy quả núi nhỏ như núi Thiên Sơn ở vùng huyện Quế Dương, núi Yên Sơn
và núi Thiên Thai ở vùng huyện Gia Bình”[29;571].
Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu: “Xứ Bắc ngày xưa, cũng như toàn bộ
trung du và đồng bằng Bắc Bộ, căn bản là một vùng rừng rậm và đầm
lầy….rừng Sặt (Trang Liệt – Từ Sơn). Thượng kinh phong vật chí viết vào
cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn còn nhắc đến rừng Báng ở Đình Bảng (Từ
Sơn). Ở đây có nhiều cây búng báng và cây lộc vừng để ăn cùng “nem Báng”.
Theo Cương mục, chính biên, thì vào thời Lý, quanh Đình Bảng còn là đất
rừng……Ngoài ra còn có rừng Mành (Tam Tảo), rừng Ngườm (Nghiêm Xá),
rừng Nòn (Phù Đổng, Tiên Du cũ), rừng Cháy (Phù Chẩn)….”[38; 10].
Bắc Ninh cũng là nơi hội tụ của nhiều con sông lớn, “không chỉ giàu phù
sa mà còn giàu chất thơ, giàu chất anh hùng”[38; 35], tiêu biểu như sông
Cầu, sông Đuống…..Cũng theo nhà nghiên cứu Ngô Vi Liên, Bắc Ninh có
các con sông chính: “Phía Tây nam có sông Hồng Hà, phân địa giới tỉnh Hà

Đông; ở phía đông có sông Cầu. Ở giữa tỉnh từ phía Tây đến phía đông, có
sông Đuống chảy từ sông Hồng Hà sang sông Cầu. Lại còn sông Cà Lồ, sông
huyện Ngũ Khê nữa”[29;571].
Sông Cầu, “phát nguồn từ miền rừng núi chợ Đồn (Bắc Thái)….sông dài
289km, trong đó 110km chảy qua địa phận tỉnh ta……độ cao đáy sóng từ 6
đến 2 mét, do vậy đoạn sông thuộc đất Hà Bắc trở về hạ lưu rất thuận lợi cho
giao thông thủy lợi”[12; 82]. Không những vậy, sông Cầu còn “nhận được
lượng phù sa của sông Hồng hàng năm tương đối lớn, và bởi sông Cầu có lưu
lượng nước cao – tới năm tỷ mét khối một năm, gấp đôi so với lưu lượng
nước sông Thương và chiếm tới nửa lưu lượng của nước sông Thái Bình”[38;
18


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

13]. Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên nên đồng đất ven sông Cầu rất màu mỡ,
tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất nông nghiệp.
Sông Đuống “là phân lưu của sông Hồng. Vốn là sông đào từ thời Lý, nó
nối liền sông Hồng với sông Thái Bình….Lòng sông rộng trung bình về mùa
cạn 200-250 mét. Về mùa lũ 600-800 mét. Độ sâu trung bình 6-7 mét, về mùa
lũ 9-12 mét”[12;83]. “Sông rộng và sâu, nước chảy xiết, lượng phù sa trong
nước tới 1,028-1,4kg/mét khối. Đất ngoài đê sông Đuống bồi tụ hàng năm lên
tới hàng nghìn heecsta thuộc các huyện Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương,
Quế Võ. Đây là loại đất nguyên dạng phù sa sông Hồng, tỷ lệ mùn cao, dinh
dưỡng khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao. Nước sông
Đuống đậm phù sa nên hệ thống thủy lợi, thủy nông lấy nước tưới cho lúa,
màu rất tốt ”[7;15]
Ngoài hệ thống các con sông kể trên, Bắc Ninh còn có sông Thái Bình
chảy qua “có 10km thuộc huyện Gia Lương”[12;83]. Sông Thái Bình “là hợp
lưu của ba dòng Đức: Thiên Đức (Đuống), Nguyệt Đức (Cầu), Nhật Đức

(Thương)”[7;15]. Cũng theo các nhà nghiên cứu “kể từ Phả Lại (Hải Hưng)
qua Gùa đến cửa sông Văn Úc dài 93km. Tả ngạn là Hải Hưng, hữu ngạn có
10km thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc. Lòng sông rộng 300-400 mét, mùa
cạn có độ sâu trung bình 8-9 mét…..Nó còn nhận lượng mưa rất lớn của sông
Hồng chuyển sang qua sông Đuống”[12;83].
Ngoài các con sông lớn, Bắc Ninh còn có hệ thống sông nhỏ, sông nội
đồng được phân bố khá dày đặc: “Sông Ngũ Huyện Khê – sông Thiếp, từ
Đông Anh đổ xuống chảy vào sông Cầu tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng
rộng lớn thuộc các huyện Tiên Sơn, Yên Phong, Quế Võ”[7;15-16]. “Vùng
Gia Thuận còn một số sông Đào như sông Bùi, sông Ngụ, sông Dâu, sông
Lang Tài….nối với nhau thành một mạng lưới chằng chịt”[12;83], tất cả đều
rất hữu ích cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống sông ngòi của Bắc Ninh không chỉ mang lại những giá trị về
kinh tế (về nguồn nước, độ phù sa, tài nguyên trong lòng sông) mà với vị trí
19


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

chiến lược quan trọng, những con sông của Bắc Ninh còn có vai trò quan
trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Các nhà nghiên
cứu trong Kinh Bắc –Hà Bắc đã nhận xét về giá trị của các con sông của Bắc
Ninh như sau: “Nói về những dòng sông xứ Bắc mà ta chỉ nói tới vẻ đẹp, tới
giá trị “nước bạc” làm nên “cơm vàng”, vai trò đưa những cánh buồm đi xa và
một nguồn “năng lượng trắng” tương lai của chúng…thì, hẳn là chưa
đủ…..sông ngòi nơi đây chở nặng huyền thoại và sử thi Việt cổ”[38;48].
Về khí hậu của tỉnh Bắc Ninh, theo nhà nghiên cứu Ngô Vi Liên “khí
hậu tỉnh Bắc Ninh tương tự như các tỉnh Trung Châu, thường được mát
mẻ”[29;573]. Bắc Ninh nằm trong “vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn
mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực, “nhiệt độ trung bình

năm là 23,5oC. Lượng mưa đạt 1.100mm -1.200mm/năm có năm lên đến
1.800mm/năm. Độ ẩm trung bình của Bắc Ninh khoảng 82,5%. ”[7;16]. Khí
hậu Bắc Ninh thuận lợi cho việc sinh trưởng cây lúa, màu, cây công nghiệp,
cây ăn quả và luân canh tăng vụ.
Tóm lại, Bắc Ninh có vị trí địa lý quan trọng với điều kiện tự nhiên đa
dạng: “Vị trí cảnh quan thuận lợi đó tạo cho Bắc Ninh- Xứ Bắc có vị thế lịch
sử, xã hội đặc biệt trong quá trình dựng nước, giữ nước xây dựng và phát triển
nền văn minh xã hội Việt Nam”[9;5].. Những yếu tố thuận lợi này đã tác động
rất lớn đến con người cũng như đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh Bắc Ninh trong lịch sử.
1.2. Dân cư, văn hóa và truyền thống
1.2.1. Dân cư và kinh tế.
Do có “vị thế lịch sử, xã hội đặc biệt” cùng với vị trí địa lý điều kiện tự
nhiên thuận lợi nên con người đã đến sinh cơ lập nghiệp ở đây từ rất sớm
“người Việt đã tới cư trú làm ăn từ nhiều thế kỷ trước công nguyên”[32;30],
do vậy “làng xóm được dựng lập từ rất sớm, tồn tại, bền vững và phát triển
liên tục trong nhiều thế kỷ trước công nguyên, trở thành địa bàn gốc của quốc
gia Văn Lang –Âu Lạc, nơi đặt kinh đô Cổ Loa- Trung tâm của nền văn minh
20


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

sông Hồng”[9; 5].Vì vậy Bắc Ninh được coi là một trong những “cái nôi sinh
thành người Việt, do sức mạnh nội sinh từ ngàn xưa, từ Tiền Đông Sơn đến
Đông Sơn trước công nguyên”[32; 9].
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, sự gia tăng dân số của Bắc Ninh được
thống kê như sau:
“ Năm


Tổng số dân

1921

381.000

1931

435.000

1936

486.000

1946

543.000

Như vậy, trong vòng 25 năm dân số Bắc Ninh đã tăng thêm 42,65%.
Trung bình mỗi năm tăng thêm 6.500 người (chưa kể số người đã chuyển cư
đi nơi khác trong thời gian đó). Vì thế mật độ dân số đã tăng từ 345 người/km
vuông năm 1921 lên 494 người/km vuông năm 1946”[95;13].
Tính chất đa dạng của địa hình cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi của
Bắc Ninh đã tạo nên những khả năng phong phú cho hoạt động kinh tế của
con người nơi đây. Với những đồng bằng phù sa màu mỡ nên “người Xứ Bắc
đã chọn nghề nông là nghề chính và là nghề “gốc” của mình. Người Xứ Bắc
vốn chuộng và giỏi nghề nông”[38;14]. Đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ đã
tạo điều kiện để nhân dân trong tỉnh sản xuất ra nhiều loại thóc gạo ngon nhất,
đúng như lời ngợi ca: “Đạm thực diệc giai kinh bắc (cơm Kinh Bắc ăn nhạt
cũng ngọn)”[7;16]. Nhà nghiên cứu Ngô Vi Liên đã nhận xét, “tỉnh Bắc Ninh

là một tỉnh buôn bán gạo nhiều nhất”[29;574].
Nhiều học giả trong và ngoài nước: ở phương Tây có Wintrebet và
Madrolle; trong nước có Nguyễn Văn Huyên, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã
chứng minh: “chỉ có một Từ Sơn thôi đã có hàng mấy chục giống lúa quý,
cơm ngon. Từ Sơn là cái “lõi” của Bắc Ninh, xứ sở của nền văn hóa –văn
minh lúa nước, đa canh và đa dạng. Đây là điển hình của làng tiểu nông Việt
Nam”[32;11]. Sự đa dạng của địa hình chính là yếu tố quan trọng làm cho
21


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

“Bắc Ninh có nhiều sản vật lắm như là gạo, mía, lúa, ngô, cau, khoai, lạc và
các thứ hoa quả,…”[29;573].
Ngoài việc lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo, ngay từ rất sớm nhân
dân Bắc Ninh đã chú ý đến sản xuất vật phẩm tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp.
Vì vậy hệ thống làng nghề ở Bắc Ninh xuất hiện khá sớm và đa dạng. Nhà
nghiên cứu Ngô Vi Liên đã khái quát một số làng nghề tiêu biểu của Bắc
Ninh như sau: “Ở Gia Lâm có một cái xưởng to để chữa và làm những vật
dụng về hỏa xa; ở Đáp Cầu và Du Lâm có hai nàh máy gạch; ở Đáp Cầu có
nhà máy làm giấy; ở Thị Cầu có cơ sở làm đồ hộp. Thuộc phủ Từ Sơn làng
Đình Bảng và làng Phù Lưu người ta dệt nhiều thứ the lắm và làm đồ sơn có
tiếng, làng Thổ Hà làm chum vại, làng Phù Chẩn làm ghế mây lối Thonet,
làng Bát Tràng và làng Phù Lãng làm đồ sành và các đồ dùng bằng đất
nung…..Còn có nhiều những kỹ nghệ vặt như làm vàng mã, quạt, bút ta,
nhuộm, kéo mật, làm đồ sơn…..”[29;573]. Có thể nói “không đâu có nhiều
làng nghề nổi tiếng như Bắc Ninh”[32;11].
Với sự đa dạng của các nghề thủ công và vị trí địa lý thuận lợi nên hoạt
động buôn bán ở đây đã phát triển từ rất sớm: “Cả tỉnh tính được ngót một
trăm cái chợ, họp có từng phiên”[29;574]. Có thể kể ra một số chợ tiêu biểu

của Bắc Ninh như: “Chợ Bát Tràng ở huyện Gia Lâm , bờ bắc sông Nhị,
nhiều thuyền buôn tụ tập, mỗi người họp hai buổi sáng và chiều. Chợ Lim,
huyện Tiên Du bán nhiều tơ sống. Chợ Giàu huyện Đông Ngàn là chợ sầm uất
vào loại nhất tỉnh. Chợ Nội Trà huyện Yên Phong, quán xá đông đúc, hàng
hóa nhiều”[7;17]. Với số lượng lên đến “ngót một trăm” nên các nhà nghiên
cứu đã nhận xét: “Không đâu có nhiều chợ quê (chợ làng), chợ huyện (chợ
liên làng), chợ tỉnh (siêu làng) như Bắc Ninh”[32;11]. Do sự phát triển của
thương mại nên nhiều nhiều làng buôn đã xuất hiện ở đây như “Phù Lưu,
Đình Bảng (Từ Sơn), Xuân Cầu, Đa Ngưu (Văn Giang) có tới 70 đến 80% số
người trong làng chuyên nghề buôn bán”[7;17].

22


Đề tài: Những nhân tố tác động đến HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)

Tóm lại, với điều kiện tự nhiên thuận lợi và các điều kiện lịch sử xã hội,
những người nông dân Bắc Ninh sống chủ yếu bằng “làm ruộng cấy lúa mùa
là chính, kết hợp chăn nuôi, trồng rau màu, đánh bắt tôm cá, làm các nghề thủ
công và phát triển giao thương buôn bán, giao lưu tiếp xúc kinh tế, văn hóa
với các vùng, với các nước từ rất sớm”[32;31].
1.2.2. Văn hóa
Với nhiều yếu tố thuận lợi nên các làng xóm ở Bắc Ninh được lập từ rất
sớm. Vì vậy con người nơi đây có mối gắn kết với cộng đồng rất chặt chẽ,
bền vững. Cùng với sự phát triển của lịch sử “mối gắn kết này đã trở thành
tình cảm, đạo lý, hành vi ứng xử, quan hệ, trở thành quy tắc, chuẩn mực và
được quy phạm trong những khuôn ước, hương ước, lệ tục của dòng họ, của
xóm, của làng mà ai nấy đều tuân thủ nghiêm ngặt trong các hoạt động của cá
thể và cộng đồng”[9;6]. Với những phẩm chất đáng quý đó, người dân nơi
đây đã không ngừng chinh phục thiên nhiên, xây dựng phát triển kinh tế, xã

hội, vun đắp nên những giá trị văn hóa đặc sắc và nhiều truyền thống tốt đẹp
của quê hương Kinh Bắc.
Lịch sử đã chứng minh, Bắc Ninh có vị thế lịch sử, xã hội đặc biệt trong
quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Với vị trí là “trung tâm châu thổ sông Hồng, cảnh quan môi trường sinh
thái đa dạng” Bắc Ninh đã trở thành “nơi sinh thành dân tộc và quốc gia, địa
bàn chủ yếu hình thành và phát triển văn hóa của người Việt ở vùng châu thổ
Bắc Bộ”[32;30].
Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc: “Với Luy Lâu Xứ Bắc là trung
tâm phật giáo và nho giáo sớm nhất của nước ta”[9; 6]. Vì vậy, có thể nói
trong lịch sử Bắc Ninh được coi là trung tâm đất nước, là nơi diễn ra các cuộc
đấu tranh chống đồng hóa, nơi diễn ra sự giao lưu, hội nhập mạnh mẽ về kinh
tế, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo và tín ngưỡng giữa nước ta và các nước trong
khu vực.

23


×