Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đề tài Quan niệm của ARISTOTLE về nhà nước trong tác phẩm Chính trị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.03 KB, 97 trang )

ti: Quan nim ca ARISTOTLE v nh nc trong tỏc phm Chớnh tr lun

ĐạI HọC QUốC GIA hà nội
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI & NHÂN VĂN
----------------

TRịNH QUANG DũNG

QUAN NIệM CủA ARISTOTLE Về
NHà NƯớC TRONG TáC PHẩM "CHíNH TRị LUậN"

Chuyên ng nh:
Mã số:

Triết học
60.22.80

LUậN VĂN THạC Sĩ TRIếT HọC

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyn Quang Hng

Hà Nội - 2014


Đề tài: Quan niệm của ARISTOTLE về nhà nƣớc trong tác phẩm Chính trị luận

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 4
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................ 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 7
7. Nguồn tƣ liệu............................................................................................... 7
8. Bố cục đề tài ................................................................................................ 8
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI Ê ĐÊ Ở XÃ DRAY SÁP ............ 9
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ....................................................... 10
1.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 10
1.2. Dân cƣ, dân tộc và lịch sử hình thành ............................................... 13
1.2.1. Dân cư, dân tộc .................................................................................. 13
1.2.2. Lịch sử hình thành ............................................................................ 15
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................... 15
1.3.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 15
1.3.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................... 17
1.4. Văn hóa vật chất .................................................................................. 21
1.4.1. Nhà ở..................................................................................................... 21
1.4.2. Trang phục ........................................................................................... 22
1.4.3. Ăn uống................................................................................................. 24
CHƢƠNG II: VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI Ê ĐÊ Ở XÃ DRAY
SÁP TRONG XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG ................................................ 26
2.1. Một số khái niệm .................................................................................... 26


Đề tài: Quan niệm của ARISTOTLE về nhà nƣớc trong tác phẩm Chính trị luận

2.1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................... 26
2.1.2. Văn hóa tộc người ................................................................................ 27
2.1.3. Khái niệm văn hóa tinh thần ............................................................... 29

2.2. Văn hóa tinh thần của ngƣời Ê Đê ở xã Dray Sáp trong xã hội truyền
thống ............................................................................................................... 30
2.2.1. Ngôn ngữ .............................................................................................. 30
2.2.1.1. Đặc Ďiểm về ngữ âm ........................................................................... 31
2.2.1.2. Đặc Ďiểm từ vựng ............................................................................... 32
2.1.1.3. Đặc Ďiểm ngữ pháp ............................................................................ 32
2.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng............................................................................ 33
2.2.3. Nghi lễ, lễ hội ....................................................................................... 35
2.2.4. Âm nhạc cồng chiêng........................................................................... 45
2.2.5. Sử thi ..................................................................................................... 48
2.2.6. Klei duê ................................................................................................. 49
2.2.7. Luật tục ................................................................................................. 51
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 55
CHƢƠNG III: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI Ê ĐÊ
Ở XÃ DRAY SÁP TRONG XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI VÀ ........................... 56
MỘT SỐ VẪN ĐỀ ĐẶT RA ........................................................................ 56
3.1. Biến đổi văn hóa tinh thần của ngƣời Ê Đê ở xã Dray Sáp trong xã
hội đƣơng đại. ................................................................................................ 56
3.1.1. Ngôn ngữ .............................................................................................. 56
3.1.2. Tôn giáo, tín ngưỡng............................................................................ 57
3.1.3. Nghi lễ, lễ hội ....................................................................................... 58
3.1.4. Âm nhạc cồng chiêng ........................................................................... 63
3.1.5. Sử thi ..................................................................................................... 64
3.1.6. Klei duê ................................................................................................. 66


Đề tài: Quan niệm của ARISTOTLE về nhà nƣớc trong tác phẩm Chính trị luận

3.1.7. Luật tục ................................................................................................. 66
3.2. Các xu hƣớng biến đổi văn hóa tinh thần của ngƣời Ê Đê xã Dray

Sáp................................................................................................................... 69
3.2.1. Xu hướng biến đổi, mai một các giá trị truyền thống ........................ 69
3.2..2. Xu hướng bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống....... 71
3.2.3. Xu hướng giữ gìn văn hóa truyền thống trên cơ sở giảm bớt các yếu
tố phức tạp ...................................................................................................... 72
3.2..4. Xu hướng giao thoa, tiếp biến các giá trị văn hóa mới ..................... 73
3.3. Nguyên nhân biến đổi văn hóa tinh thần của ngƣời Ê Đê ở xã Dray
Sáp................................................................................................................... 75
3.4. Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp....................................... 77
3.4.1. Một số vấn đề đặt ra ............................................................................. 77
3.4.1.1. Về ngôn ngữ ....................................................................................... 78
3.4.1.2. Về tôn giáo, tín ngưỡng ...................................................................... 78
3.4.1.3. Về cồng chiêng và nghi lễ, lễ hội ....................................................... 79
3.4.1.4. Về sử thi, klei duê ............................................................................... 80
3.4.4.5. Về luật tục .......................................................................................... 81
3.4.2. Đề xuất, kiến nghị, giải pháp............................................................... 81
3.4.2.1. Đề xuất ............................................................................................... 82
3.4.2.2. Kiến nghị ............................................................................................ 82
3.4.2.3. Giải pháp ............................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đắk Lắk nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, là vùng đất đặc thù về điều
kiện tự nhiên, dân cư và dân tộc, có vai trò chiến lược về kinh tế, xã hội và an
ninh quốc phòng. Đắk Lắk được biết đến với sự tồn tại các bản sắc văn hóa
khác nhau của 47 dân tộc, bao gồm ba bộ phận là dân tộc Kinh, các dân tộc
miền núi phía Bắc và các dân tộc thiểu số tại chỗ. Trong đó đáng chú ý là tộc

người Ê Đê. Đây là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số tại
chỗ ở Đắk Lắk, đông thứ hai trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; là chủ
nhân lâu đời, chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống, những phong tục, tập
quán, nghi lễ - lễ hội… Vì vậy, nói đến văn hóa truyền thống của Đắk Lắk
không thể không nói đến những đặc trưng văn hóa của dân tộc thiểu số tại chỗ
Ê Đê bởi văn hóa của họ được xem là tiêu biểu. Văn hóa ấy đã tạo nên đặc
trưng cho những bản sắc văn hóa độc đáo và riêng biệt của nền văn hóa Việt
Nam.
Người Ê Đê1 trước đây còn được gọi bằng những tên khác nhau như:
Rhadé, Raday, Rđê, Ănak Đê, Êgar…; là chủ nhân của vùng đất rộng lớn gồm
các huyện nằm trên hai cao nguyên Buôn Ma Thuột, M’Đrăk và một phần
bình nguyên Ea Súp của tỉnh Đắk Lắk. Đồng bào Ê Đê có số dân 331.194
người, hiện sống trên địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa
và Đăk Nông. Ở Đắk Lắk có 298.534 người Ê Đê sinh sống, chiếm 17,2% dân
số toàn tỉnh và 90,1% số người Ê Đê ở Việt Nam. Tại Đắk Lắk, người Ê Đê
cư trú hầu hết ở các huyện, thành phố như: Čư M’gar 60.333 người, Buôn Ma
Thuột 36.845 người, Čư Kuin 26.955 người, Krông Buk 17.960 người, Buôn
Hồ 17.750 người, Krông Ana 15.963 người, Ea Kar 15.465 người, Ea H’Leo

1

Người Ê Đê là một trong 12 dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, và cũng là một trong bốn dân tộc bản địa
có số dân đông nhất Tây Nguyên.

1


14.727 người, M’Đrăk 14.635 người, Krông Bông 14.312 người, Krông
Năng 14.289 người, Buôn Đôn 10.185 người, Lăk 3.629 người, Ea Súp 131
người2. Ở Đắk Lắk, họ bao gồm nhiều nhóm địa phương, trong đó đáng kể là

các nhóm Kpă, Adham, Mdhur, Bih, Blô, Ktul, Krung, Êpan, Hwing,… Mỗi
nhóm thường phân bố tập trung ở một địa bàn nhất định. Chẳng hạn, nhóm
Kpă sống quanh thành phố Buôn Ma Thuột và một số huyện lân cận như
Krông Păk, Čư Kuin; nhóm Adham sống ở Krông Buk và Čư M’gar; nhóm
Bih sống ở Krông Ana; nhóm Krung sống ở Ea H’leo; nhóm Mdhur sống giáp
ranh với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa;… Nhìn chung, cuộc sống của tộc
người này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí hạn chế và những tập
tục lao động chưa phù hợp trong sản xuất. Tuy nhiên, người Ê Đê lại có một
nền văn hóa truyền thống rất đa dạng và phong phú. Những giá trị văn hóa
đặc sắc ấy ít nhiều vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Nó thể hiện qua văn
hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, văn hóa mưu sinh và văn hóa xã hội.
Do chính sách di dân của nhà nước đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây
Nguyên những thập niên cuối của thế kỉ XX mà Đắk Lắk được xem là mảnh
đất tiềm năng. Hàng ngàn cư dân ở Bắc bộ và Trung bộ đã di cư đến đây. Vì
vậy, Đắk Lắk có một cộng đồng cư dân phong phú về tộc người, ngôn ngữ và
văn hóa. Trong quá trình giao lưu và tiếp biến, các giá trị văn hóa truyền
thống của người Ê Đê cũng ít nhiều mai một. Cùng với quá trình phát triển
kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu canh tác truyền thống sang cơ cấu canh tác hiện
đại… đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và những giá trị văn hóa truyền thống
của đồng bào. Sự chuyển đổi từ cái cũ sang cái mới là một xu thế tất yếu của
sự phát triển. Tuy nhiên, sự chuyển biến nhanh chóng sẽ kéo theo những hệ
lụy. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ gìn và phát huy những nét văn hóa
truyền thống độc đáo ấy trong cuộc sống hội nhập ngày nay.
2

Phòng Dân số - Cục Thống kê Đắk Lắk, Số liệu tổng Ďiều tra dân số và nhà ở năm 2009

2



Xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk hiện có 3 thôn và 4 buôn,
gồm 11 dân tộc đang sinh sống, dân số 9.031 người. Do cận cư, xen cư, quá
trình đô thị hóa, giao lưu tiếp xúc văn hóa, tác động của nền kinh tế thị
trường, du lịch… mà người Ê Đê ở đây có nhiều biến đổi và mai một văn hóa
truyền thống của mình, đặc biệt là văn hóa tinh thần đã và đang diễn ra ồ ạt
sau sự biến đổi nhanh chóng của văn hóa vật thể. Đề tài Biến đổi văn hóa
tinh thần ở người Ê Đê tại xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
và một số vấn đề đặt ra trình bày những giá trị văn hóa phi vật thể của người
Ê Đê đã và đang có nguy cơ biến mất trong xã hội đương đại, từ đó chỉ ra các
xu hướng của sự biến đổi và đưa ra các kiến nghị giải pháp để bảo tồn, khôi
phục.
Tìm hiểu Biến đổi văn hóa tinh thần ở người Ê Đê tại xã Dray Sáp,
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk và một số vấn đề đặt ra giúp hiểu thêm về
một nền văn hóa độc đáo, một vẻ đẹp truyền thống của đồng bào Ê Đê ở xã
Dray Sáp cũng như những biến đổi, mai một bản sắc văn hóa truyền thống
của họ trong bối cảnh hội nhập. Đề tài cũng góp phần nhỏ bé vào việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa tinh thần độc đáo của các dân tộc Ê Đê nói riêng
và các dân tộc Tây Nguyên nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài trình bày thực trạng bức tranh biến đổi, mai một các giá trị văn
hóa tinh thần của người Ê Đê ở xã Dray Sáp trong cuộc sống ngày nay dưới
tác động của các điều kiện mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm
cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng, hoạch định những biện pháp,
chính sách bảo tồn, khai thác và phát huy các tinh hoa văn hóa tinh thần trong
bối cảnh xã hội hiện đại.
2.2. Mục tiêu cụ thể

3



- Tìm hiểu những biến đổi và nguyên nhân biến đổi của văn hóa tinh
thần hiện nay so với truyền thống của người Ê Đê ở xã Dray Sáp.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về các xu hướng biến đổi của văn hóa
tinh thần.
- Vai trò, vị trí của văn hóa tinh thần của người Ê Đê trong đời sống hiện
tại.
- Đề xuất, kiến nghị, giải pháp làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát
huy các tinh hoa văn hóa tinh thần trong phát triển bền vững hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nói đến văn hóa Ê Đê là bao gồm các lĩnh vực văn hóa mưu sinh, văn
hóa xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Lĩnh vực văn hóa mưu sinh
là canh tác nương rẫy, lối sống nương rẫy; lĩnh vực văn hóa xã hội là thiết chế
tự quản buôn làng, luật tục, thiết chế dòng họ, hôn nhân, gia đình mẫu hệ; lĩnh
vực văn hóa vật chất là nhà ở, trang phục, ẩm thực; lĩnh vực văn hóa tinh thần
là tín ngưỡng vạn vật hữu linh, các nghi lễ, lễ hội, hát kể sử thi, âm nhạc cồng
chiêng…
Trong phạm vi đề tài tập sự này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ sự biến
đổi văn hóa tinh thần của người Ê Đê trên các thành tố tiêu biểu: Ngôn ngữ,
tôn giáo, tín ngưỡng, sử thi, klei duê, âm nhạc cồng chiêng, nghi lễ, lễ hội,
luật tục ở xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài “Biến Ďổi văn hóa tinh thần của người Ê Đê ở xã Dray Sáp, huyện
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và một số vấn Ďề Ďặt ra” góp phần nghiên cứu về
văn hóa tinh thần truyền thống của người Ê Đê và những biến đổi văn hóa đó
trong xã hội đương đại. Qua đó, chúng tôi trình bày một cái nhìn tổng thể về
những giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng, tiêu biểu để có những nhận thức
đúng đắn về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trong xây dựng đời sống ở

4



các buôn làng Đắk Lắk nói riêng và buôn làng ở Tây nguyên nói chung hiện
nay.
Qua những cứ liệu khoa học này, các nhà hoạch định chính sách, các cấp
chính quyền sở tại có thêm tư liệu tham khảo để đề ra những chính sách phù
hợp trong phát triển văn hóa các dân tộc tại chỗ.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
5.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Có thể nói, Tây Nguyên là vùng đất đã thu hút không ít học giả nước
ngoài quan tâm tìm hiểu. Các công trình nghiên cứu về Tây Nguyên của các
học giả nước ngoài phải kể đến “Rừng người thượng” của Henri Maitre, Nxb
Trí Thức, Hà Nội, năm 2008, (Lưu Đình Tuân dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính).
Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng về Tây Nguyên. Tác phẩm chủ
yếu khảo sát về chuyến điền dã trên cao nguyên để tìm hiểu cuộc sống, văn
hóa của con người trong suốt hành trình. Công trình nghiên cứu về văn hóa
của người Ê Đê nổi tiếng “Người Ê Đê, một xã hội mẫu quyền” của nhà Dân
tộc học người Pháp Anne de Hautecloque – Hawe, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội, năm 2004, là công trình có giá trị lớn về mặt khoa học và tư liệu. Trong
tác phẩm, tác giả đã phác họa một xã hội mẫu hệ Ê Đê với vai trò to lớn của
người phụ nữ trong gia đình. Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhắc đến Jacques
Dournes với “Miền Ďất huyền ảo”, và “Rừng, Ďàn bà, Ďiên loạn”, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội, năm 2002. Ở đây, những chấm phá trong lối viết, cách tiếp
cận vấn đề, cách nhìn rất mới và rất riêng. Tác phẩm là một sự so sánh tương
phản giữa cái thực và cái ảo, hiện tại và tương lai thông qua những hình ảnh
rất trừu tượng là Rừng, Đàn bà, Điên loạn. Georges Condominas với hai tác
phẩm nổi tiếng là “Chúng tôi ăn rừng Ďá thần Goô”, Nxb Thế Giới – Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội, năm 2003, (Trần Thị Lan Anh, Phan
Ngọc Hà, Trịnh Hồng Thu,… dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính) và “Không gian


5


xã hội vùng Đông Nam Á”, Nxb Văn hóa, Hà Nội, năm 1997. Một thế giới
riêng đã được mô tả trong “Chúng tôi ăn rừng” nhưng với “Không gian xã hội
vùng Đông Nam Á” thì không gian đó đã được mở rộng và cuốn hút người
đọc hơn bởi những phân tích thực tế về xã hội học, dân tộc học.
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Công trình nghiên cứu khá đầy đủ về người Ê Đê và M’Nông về đời
sống sản xuất, tập tục canh tác, phong tục tập quán… phải kể đến “Đại cương
các dân tộc Ê Đê, M’Nông ở Đắk Lắk” của Bế Viết Đằng (chủ biên), Nxb
KHXH, Hà Nội, 1982; Văn hóa dân gian Ê Đê của Ngô Đức Thịnh (chủ biên
và các tác giả), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 1992; Văn hóa các dân tộc
Tây Nguyên – thực trạng và những vấn Ďề Ďặt ra của Trần Văn Bính, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004; Văn học dân gian Ê Đê, M’Nông của
Trương Bi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 2007; Một số vấn Ďề về Văn
hóa – Xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay của Dương Thị
Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 2010; Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền
vững của Đỗ Hồng Kỳ, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, năm 2012,… đề cập
đến nhiều vấn đề của văn hóa, tôn giáo ở Tây Nguyên nói chung và văn hóa Ê
Đê nói riêng. Các tác phẩm này đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về tộc
người Ê Đê ở Đắk Lắk như: quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, văn hóa vật
chất, văn hóa nghệ thuật dân gian, những lễ nghi, phong tục trong đời sống,
những biến đổi kinh tế - xã hội và sự phát triển văn hóa ở người Ê Đê trong sự
phát triển chung của cộng đồng.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào chuyên khảo về sự biến đổi
văn hóa tinh thần của người Ê Đê tại một xã, thôn, buôn một cách cụ thể, kĩ
càng, toàn diện. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở tài liệu đã có và tài liệu thu thập
được trong nghiên cứu thực địa, cần có một công trình tập hợp và hệ thống lại


6


để có cái nhìn tổng thể về vấn đề biến đổi, mai một văn hóa tinh thần của
người Ê Đê trong xã hội ngày nay. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
này để khảo sát, nghiên cứu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận cơ bản để xây dựng luận cứ, luận điểm cho đề tài là
dựa trên phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ
nghĩa duy vật lịch sử và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Điền dã khảo sát thu thập tài liệu tại thực địa, sử dụng các công cụ của
phương pháp điền dã dân tộc học, xã hội học như quan sát, chụp hình, phỏng
vấn trực tiếp, ghi chép, vẽ sơ đồ…
- Phương pháp PRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham của người
dân), trong đó, sử dụng các công cụ phỏng vấn cùng tham gia, thảo luận nhóm
cùng tham gia, vẽ sơ đồ, biểu đồ cùng tham gia.
- Phương pháp chuyên gia, tham vấn ý kiến của các nhà quản lý địa
phương và các chuyên gia
- Phương pháp miêu tả và các thủ pháp phân tích tổng hợp, so sánh lịch
đại, đồng đại.
7. Nguồn tƣ liệu
- Tài liệu thư tịch: Sách, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học, Tạp chí…
- Tài liệu thứ cấp: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội
của UBND xã qua các năm.
- Tài liệu thực địa: Các thông tin thu thập được qua khảo sát địa bàn.
Đây là nguồn tài liệu chính có ý nghĩa quan trọng cho việc trình bày và luận

giải các mục tiêu và nội dung của đề tài.

7


8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được
chia làm ba chương.
Chương 1: Khái quát về người Ê Đê ở xã Dray Sáp
Chương 2: Văn hóa tinh thần của người Ê Đê ở xã Dray Sáp trong xã hội
truyền thống
Chương 3: Biến đổi văn hóa tinh thần của người Ê Đê ở xã Dray Sáp
trong xã hội đương đại và một số vấn đề đặt ra

8


CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI Ê ĐÊ Ở XÃ DRAY SÁP
Đắk Lắk là tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên là 13.125,37 km2. Dân số
1,75 triệu người, với 47 dân tộc, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số tại
chỗ chiếm 20% dân số (tính cả các đồng bào dân tộc thiểu số là gần 30%), có
4 tôn giáo chính với trên 40 vạn đồng bào theo đạo, chiếm 24%3. Tổng số
người Ê Đê sinh sống tại Việt Nam là 331.194 người4, trong đó, Đắk Lắk có
298.534 người, chiếm 90,1%, cho thấy Đắk Lắk là nơi phân bố tập trung của
tộc người này. Ngôn ngữ của người Ê Đê thuộc nhóm Malayo - Polynesien
(Nam Đảo), cùng nhóm với một số dân tộc khác như: Gia Rai, Chu Ru,
Raglei…
Toàn tỉnh có 1 thành phố, 13 huyện và thị xã; 108 xã, phường, thị trấn và
2.295 thôn, buôn, tổ dân phố. Trong đó có 548 buôn đồng bào dân tộc thiểu số

tại chỗ. Đến nay, toàn tỉnh có 27 xã đặc biệt khó khăn về phát triển kinh tế xã hội. Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh
Gia Lai, phía Đông giáp hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh
Lâm Đồng và phía Tây giáp với tỉnh Đăk Nông và vương quốc Campuchia.
Độ cao trung bình 450 mét – 700 mét so với mặt nước biển. Đại bộ phận diện
tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn và có hướng thấp dần từ Đông Nam
sang Tây Bắc. Với địa hình đa dạng đồi núi xen kẻ bình nguyên và thung
lũng, Đắk Lắk có nhiều ngọn núi cao như: Chư Yang Sin (cao 2.445 mét),
Chư Yang Lắk (cao 1.687 mét), có nhiều con sông chảy qua như: Sêrêpôk (do
sông Krông Ana và Krông Nô hợp thành), Krông Buk, Krông Pắk … Do đặc
điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí
3

UBND tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo tình hình Ďấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
Ďịch trong những năm qua trên Ďịa bàn tỉnh, năm 2008
4
Phòng Dân số - Cục Thống kê Đắk Lắk, Số liệu tổng Ďiều tra dân số và nhà ở năm 2009.

9


hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu.
Song, chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường sơn, đó
là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa đông mưa ít. Nhìn chung, thời tiết chia
làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây
Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm,
gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn.
Xã Dray Sáp thuộc phạm vi hành chính huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
có diện tích đất đai khá lớn. Đơn vị hành chính được chia thành 7 thôn, buôn
gồm: Thôn Ea Na, thôn Dray Sáp, thôn Đồng Tâm, buôn Tuôr A, buôn Tuôr

B, buôn Kala và buôn Kuôp. Tuy là một xã thuần nông nhưng nền kinh tế
nông nghiệp còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của các xã trong
huyện.
1.1.

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Dray Sáp nằm ở phía Bắc của huyện Krông Ana, cách trung tâm
huyện khoảng 20 km. Phía Bắc giáp xã Hòa Khánh, xã Hòa Phú, xã Ea Kao
của thành phố Buôn Ma Thuột; phía Nam giáp xã Ea Na, huyện Krông Ana;
phía Đông giáp xã Ea Bông, huyện Krông Ana và phía Tây giáp xã Đăk Sôr,
huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Do vị trí địa lí tiếp giáp với các xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột nên
xã Dray Sáp khá thuận lợi trong việc thông thương hàng hóa, tiếp thu trình độ
khoa học kĩ thuật để phát huy các tiềm năng vốn có của xã.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Về địa hình
Xã Dray Sáp có địa hình đặc trưng của cao nguyên, bao quanh là đồi núi.
Xã có ba dạng địa hình chính: Địa hình đồi núi cao và chia cắt mạnh với diện

10


tích 708,47 ha; địa hình lượn sóng và thoải với diện tích 3.189,51 ha; địa hình
thấp trũng chiếm 487,02 ha.
Địa hình chủ yếu là đồi núi đã gây nhiều khó khăn cho việc bố trí sản
xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đất bị xói mòn, rửa trôi xảy ra thường xuyên ở
những vùng đồi núi có độ dốc cao, ảnh hưởng đến quá trình canh tác sản xuất
của người dân.

- Về khí hậu, thủy văn
Xã Dray Sáp nằm trong khu vực mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, nhưng do sự nâng lên của địa hình nên rất đặc trưng
của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình trong
năm là 23,5oC, nhiệt độ cao nhất trong năm là 31,8oC và thấp nhất là 17,9oC.
Các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3 và tháng 4, tháng co nhiệt độ thấp
nhất là tháng 12. Tổng tích nhiệt của năm là 8000 – 8.500oC. Bình quân giờ
chiếu sáng trong năm là 1.700 – 2.400 giờ.
Lượng mưa lớn nhất trong năm là 2.334 mm, lượng mưa thấp nhất trong
năm là 610 mm. Lượng mưa trung bình tháng về mùa mưa là 254,87 mm,
chiếm 92% lượng mưa trong năm; lượng mưa trung bình tháng về mùa khô là
30,76 mm, chiếm 8% và số ngày mưa trung bình trong năm là 197 ngày.
Độ ẩm tương đối hàng năm là 81- 83%, độ bốc hơi mùa khô trung bình
từ 14,9 – 16,2 mm/ ngày.
Hướng gió thịnh hành của xã là Tây Nam về mùa mưa và Đông Bắc vào
mùa khô. Tốc độ gió bình quân là 2,4 – 5,4 m/s, quanh năm hầu như không có
bão.
Với điều kiện khí hậu này, xã Dray Sáp rất thuận lợi cho việc phát triển
cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, điều…và cả cây công nghiệp ngắn
ngày như lúa, mía, sắn, ngô, khoai, đậu… Tuy nhiên, với lượng mưa lớn ở xã

11


sẽ gây khó khăn trong quá trình sản xuất và đi lại của người dân, khó khăn
trong công tác thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
-

Về tài nguyên


+ Tài nguyên đất
Xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.385 ha, trong đó đất nông nghiệp
3.416,65 ha, chiếm 77,92%; đất phi nông nghiệp là 687,08 ha, chiếm 15,67%
và diện tích đất chưa sử dụng là 281,27 ha, chiếm 6,41%. Diện tích đất nông
nghiệp của xã gồm: Đất trồng cây lâu năm là 1.855,75 ha, chiếm 42,32% diện
tích đất tự nhiên; đất trồng cây hàng năm và hoa màu là 866,92 ha, chiếm
19,77% diện tích đất tự nhiên của toàn xã.
+ Tài nguyên rừng
Hiện nay, diện tích rừng của xã là 687,51 ha diện tích rừng tự nhiên,
Hiện trạng rừng chủ yếu là các loại tre, le và rừng tạp hỗn có trữ lượng gỗ
thấp. Diện tích rừng chủ yếu phân bố ở khu vực có địa hình núi dốc chia cắt
mạnh.
+ Tài nguyên nước
Diện tích mặt nước phụ thuộc nguồn nước mưa được lưu giữ trong ao hồ
và một phần lưu lượng của dòng sông Sêrêpôk ở phía Tây với độ rộng trung
bình của dòng sông từ 100 đến 150m, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước thiết
yếu trên địa bàn xã. Nguồn nước ngầm qua các giếng đào, giếng khoan hầu
hết có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên,
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã không phát triển.
+ Khoáng sản
Xã Dray Sáp có tiềm năng về khai thác đá xây dựng, phân bố tại khu vực
đèo Ea Na với diện tích 11.784 m2, khối lượng đá bazan nguyên khai thác
31.000 m2, công suất khai thác 15.500 m3 đá nguyên khai/năm, công suất chế
biến 12.500 m3 đá sản phẩm/năm, độ sâu khai thác 10m.

12


Nhìn chung, xã Dray Sáp là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất
đai nhiều, cơ cấu cây trồng đa dạng,… nên có nhiều lợi thế để phát triển

ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Địa hình bằng phẳng là
điều kiện thuận lợi cho việc phân bố dân cư và xây dựng các công trình dân
sinh.
1.2. Dân cƣ, dân tộc và lịch sử hình thành
1.2.1. Dân cư, dân tộc
Xã Dray Sáp có số dân là 9.123 người với 1.795 hộ gia đình (theo số liệu
năm 2012 của UBND xã). Trong đó có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như:
Ê Đê, M’Nông, Tày, Thái, Nùng, K’Ho, Chăm… được phân bố ở các thôn,
buôn với 520 hộ, 3.014 nhân khẩu, còn lại là dân tộc Kinh.
Bảng 1: Dân số trên địa bàn xã Dray sáp
STT

Địa bàn

Số hộ

Số khẩu

1

Thôn Ea Na

308

2

Thôn Dray Sáp

3


Dân tộc thiểu số
Số hộ

Số khẩu

1410

3

9

475

2398

14

66

Thôn Đồng Tâm

241

1362

3

18

4


Buôn Tuôr A

157

697

138

605

5

Buôn Tuôr B

111

699

94

547

6

Buôn Kala

298

1365


114

640

7

Buôn Kuôp

205

1192

154

1129

1.795

9.123

520

3.014

Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo của UBND xã Dray Sáp

Người Ê Đê ở xã Dray Sáp có 1.868 người, chủ yếu sống tập trung ở 4

thôn: Buôn Tuôr A, Buôn Tuôr B, Buôn Kala, Buôn Kuôp, theo thống kê ở
bảng sau:

13


Bảng 2: Dân số Ê Đê trên địa bàn xã Dray sáp
STT

Địa bàn

1

Dân tộc Ê Đê
Số hộ

Số khẩu

Buôn Tuôr A

111

346

2

Buôn Tuôr B

60


284

3

Buôn Kala

184

1.027

4

Buôn Kuôp

36

211

391

1.868

Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo của UBND xã Dray Sáp

Biến động dân số của xã Dray Sáp những năm gần đây khá ổn định, tỉ lệ
gia tăng dân số hàng năm có xu hướng giảm so với trước. Tốc độ tăng dân số
tự nhiên là 14,63%.
Là một xã khó khăn, kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính nên lao động

nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động, toàn xã có 4.190 lao động,
chiếm 46% dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 74,2% và lao động
các ngành nghề khác chiếm 25,8% tổng số lao động.
Bảng 3: Nguồn lao động qua các ngành sản xuất
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2008

Năm 2009

Năm2010

Tổng số lao động

Ngƣời

3362

3766

4035

4190

Tỉ lệ lao động


%

100

100

100

100

Nông nghiệp

%

88

84,5

79,0

74,2

Công nghiệp, tiểu thủ CN

%

5,4

7,3


9,8

11,6

Thương mại – Dịch vụ

%

3,4

5,2

8,2

10,4

Lao động khác

%

3,2

3,0

3,0

3,8

Nguồn: Báo cáo của UBND xã Dray Sáp


14


1.2.2. Lịch sử hình thành
1.3.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.3.1. Đặc điểm kinh tế
Người Ê Đê nói chung và người Ê Đê ở xã Dray Sáp nói riêng sinh sống
chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, mà canh tác nương rẫy là chủ đạo. Trước đây,
việc chọn đất để canh tác nương rẫy đối với đồng bào Ê Đê là rất quan trọng.
Thường thì đồng bào chọn những vùng đất ven sông, ven suối, ven những
cánh rừng già, nơi đất đai màu mỡ để làm rẫy. Rất ít người chọn đất canh tác
ở những sườn núi có độ dốc, nhiều cỏ tranh vì sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở đất và
năng suất cây trồng không cao. Để trồng trọt, người Ê Đê phải chọn đất, phát
cây, dọn sạch rẫy. Tuy nhiên, họ rất chú trọng đến việc bảo vệ những cây to
và những cây mọc quanh rìa rẫy để chống xói mòn. Họ cũng tránh những
vùng đất đầu nguồn nước để tránh làm bẩn nguồn nước. Khi đốt rẫy họ cũng
cẩn thận đốt ngược chiều gió thổi để tránh cháy lan ra vùng rừng khác. Đồng
bào cấm tuyệt đối việc phát rẫy rừng già, rừng thiêng, rừng đầu nguồn, nơi
được coi là có thần linh trú ngụ, theo quan niệm, nếu vi phạm sẽ bị động rừng,
cháy làng hoặc dịch bệnh. Vì vậy, việc chọn địa điểm rừng làm rẫy thường do
chủ đất của buôn (pô lăn) cùng các già làng ấn định, điều phối và gắn với các
tập tục mang tính tâm linh. Mỗi gia đình thường có nhiều mảnh rẫy khác nhau
để quay vòng theo kiểu luân khoảnh để sản xuất lương thực. Khi di chuyển từ
địa điểm này sang địa điểm khác để canh tác, mỗi buôn chỉ xoay quanh khu
vực đất rừng của buôn mình, không lấn sang đất của buôn khác. Mỗi mảnh
đất chỉ sử dụng 1 - 2 năm rồi lại chuyển sang mảnh khác. Đây là một kế
hoạch canh tác tốt vì khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm để luân phiên trồng

trọt lại thì mảnh đất ấy đã được phục hồi, đảm bảo độ PH, đảm bảo năng suất
cây trồng. Đó cũng là khoảng thời gian để rừng phục hồi sau vài năm canh

15


tác. Hình thức quay vòng đất rẫy này được gọi là luân canh khép kín, luân
canh kín, rẫy kín hay luân khoảnh khép kín5.
Cây trồng chính trên rẫy của người Ê Đê là lúa, cũng có thể xen canh
một số cây lương thực khác như khoai, ngô, sắn, đậu, bí, cà đắng, đay gai, ớt,
dược liệu…tùy từng loại cây trồng mà có thể trồng gần hoặc cách nhau trên
rẫy nhưng không để làm ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng chính. Việc
trồng xen canh các loại cây trồng cho thấy đồng bào đã có ý thức cao trong
việc khai thác giá trị sử dụng trên một đơn vị diện tích đất, đồng thời, việc
trồng xen canh còn có tác dụng giữ cho đất không bị xói mòn và giữ được độ
ẩm. Đồng bào cũng rất linh hoạt trong việc chọn giống lúa. Tùy theo mùa vụ,
thời gian canh tác, rẫy mới hay rẫy cũ mà đồng bào chọn giống lúa cho phù
hợp. Nông cụ của người Ê Đê tương đối phổ biến và đơn giản như: cuốc, rìu,
dao, xà gạc, liềm, gậy chọc lỗ… Đây là những nông cụ truyền thống của cư
dân trồng lúa rẫy nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng. Kĩ thuật trồng trọt và
thu hoạch của người Ê Đê còn kém phát triển.
Ngoài việc trồng cây lương thực, người Ê Đê còn chăn nuôi trâu, bò, lợn,
gà, vịt, ngan, ngỗng… để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đồng bào như
làm thực phẩm hàng ngày, trao đổi lấy những vật phẩm cần thiết khác. Với
đất đai rộng nên hầu hết việc chăn nuôi không cần chuồng trại mà chỉ thả
rông. Ngoài ra, một nguồn thực phẩm khác do người dân khai thác trong tự
nhiên từ việc săn bắn, đánh bắt, hái lượm. Trong xã hội truyền thống của cư
dân Ê Đê, việc khai thác nguồn thực phẩm từ thiên nhiên là một hoạt động
mưu sinh có đóng góp rất lớn trong nguồn thực phẩm tươi sống sử dụng hàng
ngày như cá, tôm, thịt thú rừng, rau, củ, quả… Đây là nét đặc trưng của tộc

người tại chỗ nơi đây.

5

Bùi Minh Đạo, (2000), Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, Nxb KHXH, Hà Nội,
trang 108.

16


Hiện nay, phương thức sản xuất thay đổi, tiến bộ và hiện đại hơn rất
nhiều. Đồng bào Ê Đê ở xã Dray Sáp canh tác nhiều loại cây như: lúa nước,
ngô, mía đường, cà phê, tiêu, điều… Nhiều nhất là việc đồng bào đã thay đổi
cơ cấu cây trồng sang cây công nghiệp mà chủ yếu là cà phê, cây công nghiệp
đặc trưng của vùng. Hầu hết các hộ gia đình đều biết sử dụng giống cây trồng
năng suất cao, biết mua sắm nông cụ để phục vụ trong việc sản xuất như máy
bơm, máy cày, xe bò, máy xát cà phê… Nền kinh tế những năm gần đây có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, có chiều hướng tăng dần tỉ trọng tiểu thủ
công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đời sống vật chất của đồng bào dần dần
được cải thiện. Đa số hộ đồng bào có điều kiện ăn no, mặc đủ. Nhiều gia đình
có xe máy, xe công nông và tiện nghi sinh hoạt hiện đại như: ti vi, tủ lạnh,
máy giặt, máy vi tính… Tuy nhiên, hình thức và quy mô chăn nuôi ở địa bàn
xã chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại. Buôn
vẫn tồn tại nhiều gia đình còn trong tình trạng nghèo đói vì hoặc là trình độ
sản xuất còn yếu chưa bỏ được kiểu canh tác lạc hậu để theo kịp trình độ kĩ
thuật sản xuất hiện đại; hoặc thiếu đất sản xuất, thất nghiệp; hoặc đông con;…
1.3.2. Đặc điểm xã hội
Trong xã hội truyền thống của người Ê Đê, đơn vị cư trú cơ sở và cũng
là cao nhất là buôn (bon với người M’Nông; plei hoặc plơi với người Ba Na,
Gia Rai; kon, plé với người Sê Đăng). Dưới buôn có thể có những đơn vị cư

trú nhỏ hơn, gọi là alú (như xóm của người Việt), tuy về sinh hoạt kinh tế - xã
hội, nó không phải là đơn vị độc lập, mà chỉ là bộ phận hữu cơ của buôn;
nhưng nó có thể trở thành buôn nhỏ khi số dân đông lên. Buôn làng cổ truyền
của các tộc người tại chỗ Tây Nguyên nói chung và tộc người Ê Đê nói riêng
là thực thể Ďơn nhất. Buôn làng thực hiện chức năng “kép”: vừa là đơn vị cư
trú, vừa là đơn vị tự quản. Buôn làng được hợp thành bởi nhiều gia đình mẫu
hệ. Trong mỗi gia đình mẫu hệ thường có vài thế hệ cùng sinh sống. Buôn có

17


nhà sàn dài truyền thống để sinh hoạt cộng đồng như hội họp, tiến hành các
nghi lễ truyền thống… Mỗi buôn có ranh giới đất đai và rừng núi, thuộc sở
hữu chung, các thành viên có thể chiếm dụng nhưng không được quyền sở
hữu, quyền chuyển nhượng, bao gồm đất canh tác, đất chăn thả gia súc, đất ở,
đất rừng, sông suối, nghĩa địa… và nó được gọi là ala buôn6 (đất làng). Diện
tích đất buôn được phân định ranh giới bởi những cây cổ thụ, những con suối,
những tảng đá… và được các buôn láng giềng chấp nhận. Họ cũng gắn cho
đất của buôn một vị thần cai quản làm tăng sự linh thiêng. Như vậy, xâm
chiếm đất tức là xúc phạm đến thần linh và sẽ bị trừng phạt của thần, đồng
thời cũng bị xử phạt theo luật tục của cộng đồng.
Xã hội truyền thống của người Ê Đê mang đậm tính chất mẫu hệ. Thể
hiện rõ nhất trong phong tục tập quán, trong quan hệ hôn nhân, huyết thống
và cuộc sống gia đình với các quy định: hôn nhân một vợ một chồng, người
phụ nữ chủ động cưới chồng, người đàn ông cư trú bên nhà vợ, con cái mang
họ mẹ, mặc dù anh chị em con dì không được kết hôn với nhau nhưng khuyến
khích hôn nhân con cô con cậu… Theo chế độ này, con gái luôn được quý
trọng hơn con trai. Bên cạnh đó, có thể kể đến vai trò của người cậu trong gia
đình; việc sở hữu tài sản trong gia đình, việc phân công lao động… Đứng đầu
đại gia đình truyền thống là khoa sang, đó là người phụ nữ lớn tuổi và có uy

tín nhất đứng ra trông coi tàì sản, hướng dẫn sản xuất, điều hòa các mối quan
hệ giữa các thành viên, thay mặt gia đình quan hệ với xã hội. Trên thực tế,
người đàn ông chồng của khoa sang thực thi phần lớn nhiệm vụ nhưng quyền
quyết định lại thuộc về người vợ. Khi vợ chết, người chồng có quyền tái hôn

6

Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi, (1982), Đại cương về các dân tộc Ê Đê, M’Nông
ở Đắk Lắk, Nxb KHXH, Hà Nội.

18


với một người khác theo tục nối nòi (cuê nuê)7 truyền thống mẫu hệ. Toàn bộ
tài sản và con cái dù lớn, nhỏ đều ở lại gia đình vợ.
Đối với đồng bào Ê Đê, dòng họ (djuê) đóng vai trò quan trọng. Trong
một buôn, một vùng thường có nhiều dòng họ khác nhau như Ê Ban, Ayũn,
Byă, Mlô, Duôn Du, HMok, Niê Kđăm, Kbur… Nhưng đồng bào quan niệm
rằng các dòng họ trên đều xuất phát từ một hai dòng (họ gốc, họ mẹ) là Niê và
Mlô. Theo đó, những người tuy mang tên họ khác nhau nhưng nếu chung một
gốc (Niê hay Mlô) thì không thể kết hôn với nhau được. Trong tập quán hôn
nhân, tồn tại hôn nhân chị em vợ và hôn nhân chị em chồng mà người Ê Đê
gọi là tục nối nòi (čuê nuê), thể hiện rõ nét trong luật tục Ê Đê: “khi cái giát
sàn Ďã nát thì phải thay Ďi, khi người này chết thì phải thay thế bằng người
khác”. Vì vậy, khi chồng chết, người phụ nữ có quyền đòi hỏi nhà chồng một
người em trai để nối nòi. Ngược lại, người vợ chết, chồng bà ta có thể lấy em
gái vợ để nối nòi. Thực ra, tục nối nòi trong xã hội cổ truyền Ê Đê vượt ra
ngoài cả hôn nhân chị em vợ và hôn nhân anh em chồng. Đó là những quan
hệ hôn nhân hợp phong tục xưa với quan niệm sẽ đem lại những điều may
mắn, tốt đẹp.

Cơ chế hoạt động của buôn được vận hành bởi một bộ máy gồm 6 người,
khoa buôn là người chiếm vị trí quan trọng nhất.
-

Chủ buôn (pô buôn, thường thì chủ bến nước pô pin ea là chủ buôn)

-

Người giúp việc cho chủ buôn (pô kyiăng mdul kơ pô ako buôn)

-

Người xử kiện (pô phat kĎi)

-

Người chăm lo công việc sản xuất (pô răng kriê kơ bruă sang dôk

hma mdiê)
7

Khi người chồng hoặc người vợ chết trước thì gia đình của người đó có trách nhiệm tìm người khác thay thế
(nuê) để không làm gia đình bị suy yếu. Tục nối dây không chỉ giới hạn ở quan hệ anh em chồng –chị em vợ
mà còn mỏ rộng đến các thế hệ khác nhau như cậu chết thì cháu trai bên dọng họ của cậu có thể thay thế làm
chồng của mợ; bà mất thì cháu gái của bà có thể thay thế bà làm vợ của ông. Nếu dòng họ vợ không tìm thấy
nuê thì người đàn ông phải trở về sống ở nhà cha mẹ đẻ, được chia một ít tài sản, để lại con cái ở nhà vợ và
có thể đi lấy vợ khác.

19



-

Người chăm lo việc ốm đau của các gia đình (pô răng kơ bruă ruă

duăm djiê mnuih buôn sang)
-

Người trông coi việc quân sự của buôn (pô răng kơ bruă mblah ngă)

Pô buôn là người có quyền lực cao nhất trong các lĩnh vực của đời sống.
Pô buôn là người chăm lo các việc lớn trong buôn như cúng bến nước, coi sóc
buôn, cưới xin, tang ma, sinh đẻ, làm nhà… Vì vậy, vai trò của các vị trí trong
bộ máy hoạt động buôn có phần không rõ ràng lắm khi chúng ta tìm hiểu.
Ngoài các vị trí này, xã hội truyền thống của người Ê Đê còn ghi nhận một vị
trí quan trọng khác là mtao. Mtao là tù trưởng giàu có, cai quản một vùng đất
rộng lớn, có uy tín, được mọi người kính nể kể cả pô buôn.
Trong nhiều thập niên qua, buôn làng của người Ê Đê có sự biến đổi rõ
rệt mà các buôn ở xã Dray Sáp cũng là một điển hình. Buôn làng ngày nay
không con là thực thể Ďơn nhất nữa mà thay vào đó là hệ thống quản lí chính
thống nhiều cấp có chức năng tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, ở đó,
buôn làng là “cánh tay nối dài” của chính quyền đến các hộ gia đình. Nếu như
trong xã hội cổ truyền, pô buôn và hội đồng già làng thay mặt đồng bào trong
buôn thực hiện các chức năng quản lí thì ngày nay chức năng đó thuộc về đội
ngũ cán bộ, công chức. Các chức năng bảo vệ buôn làng, quyết định sản xuất,
phân xử khi có tranh chấp… ngày nay chuyển sang cho chính quyền hoặc các
tổ chức kinh tế, các hộ gia đình còn pô buôn, già làng chỉ có nhiệm vụ kết
hợp, triển khai khi cần thiết.
Hiện nay, ở các buôn nói chung và các buôn ở xã Dray Sáp nói riêng, để
vận hành, quản lí buôn làng được tốt về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa…

buôn đã thành lập Ban tự quản bao gồm: Bí thư, trưởng buôn, phó buôn, Mặt
trận buôn, hội Cựu Chiến binh, hội Phụ nữ, hội Nông dân. Tuy có các vị trí,
nhiệm vụ khác nhau nhưng Ban tự quản luôn hỗ trợ nhau trong việc chăm lo
đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đồng bào trong buôn như: bảo vệ an

20


ninh buôn làng; tập huấn trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ thu thuế, nộp thuế; hòa
giãi khi có những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trong các buôn…
Xã có các công trình công cộng – dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt cho
người dân như: trường Mẫu giáo, trường tiểu học và Trung học cơ sở, bưu
điện xã, trạm y tế xã, chợ nông thôn xã. Tuy chưa có nhà cộng đồng xã nhưng
7/7 thôn, buôn đều đã có nhà văn hóa cộng đồng và hội trường thôn.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản ở xã Dray Sáp về kinh tế, xã hội
trong lịch sử và những thay đổi hiện nay của người dân nói chung và người Ê
Đê nói riêng.
1.4.

Văn hóa vật chất

1.4.1. Nhà ở
Nhà ở của đồng bào Ê Đê nói chung, người Ê Đê ở xã Dray Sáp nói
riêng đều là nhà sàn dài, nơi sinh sống của đại gia đình mẫu hệ. Nhà được làm
bằng gỗ, tre, nứa, lợp mái tranh. Mái nhà chạy theo hướng Bắc – Nam. Gian
khách thường có bốn cửa sổ mở theo hướng Đông – Tây. Mỗi buồng của các
gia đình nhỏ sinh sống cũng có hai cửa. Cầu thang lên nhà sàn dài được làm
bằng một tấm gỗ liền thân, đầu trên hơi cong, ở đó chạm đôi ngà voi, bầu vú
phụ nữ và hình trăng khuyết.
Nhà sàn của đồng bào được chia thành hai gian: Gian trong (ôk) và gian

ngoài (gah). Gah là phần không gian thuộc nửa trước của ngôi nhà dài, không
gian này trước đây thường được bày các đồ vật như: ghế kpan, trống hgơr,
phản Jưng pô sang, chiếc ghế jưng. Nhìn tổng thể, gah chỉ dành một vị trí nhỏ
cho chủ nhà, còn lại dành cho cộng đồng. Đây là nơi giao tiếp của gia đình –
chủ ngôi nhà dài với dòng họ, buôn làng, khách khứa; cũng là nơi diễn ra
nhiều nghi lễ vòng đời của con người và các sinh hoạt văn hóa – xã hội của
cộng đồng. Ôk gồm các gian nhỏ được ngăn vách, là nơi sinh hoạt của các
tiểu gia đình, mỗi tiểu gia đình có bếp ăn riêng.

21


×