Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thực chất và ý nghĩa của quan điểm ph ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.09 KB, 73 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói về chủ nghĩa Mác, chúng ta thường đề cập đến nhiều luận
điểm, vấn đề quan trọng được coi là then chốt và có ý nghĩa lớn lao làm nền
tảng tư tưởng, là cơ sở lý luận của học thuyết khoa học và cách mạng này.
Một trong những vấn đề quan trọng đó là nhà nước, đó được xem là một
trong những vấn đề lớn trong triết học xã hội nói chung và trong triết học
Mác nói riêng.
Để có những quan điểm đúng đắn về nhà nước thì cần phải tìm hiểu
quan niệm về nhà nước trong di sản tác phẩm kinh điển của C.Mác và
Ph.Ăngghen. Như tác phẩm “Chống Đuyrinh; Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của Nhà nước; Nhà nước và cách mạng…”. Các nhà kinh
điển đã nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, đã vạch ra được nguồn
gốc xuất phát, hình thành và phân chia giai cấp dẫn đến sự hình thành nhà
nước, bản chất giai cấp nhà nước, tính chất bóc lột nhà nước…
Và đặc biệt nghiên cứu vấn đề nhà nước theo phép biện chứng duy vật
được bắt đầu từ Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của nhà nước”. Đây là một trong những tác phẩm quan
trọng của chủ nghĩa Mác, một trong những công trình đầu tiên viết về nguồn
gốc nhân loại, sự hình thành và phân chia giai cấp dẫn đến sự hình thành nhà
nước.
Với tác phẩm này, Ăngghen đã trả lời một cách khoa học nhà nước là
gì, nó xuất hiện trên cơ sở nào, và tại sao các thời kỳ lịch sử khác nhau nhà
nước lại có những hình thức khác nhau và vai trò khác nhau. Với cách đặt
vấn đề như vậy, Ăngghen chỉ rõ rằng: Chỉ ở đâu có giai cấp, mâu thuẫn giai
cấp và đấu tranh giai cấp thì mới có nhà nước. Nhà nước xuất hiện là do
những mâu thuẫn không thể điều hòa được. Nhà nước là cơ quan thống trị
của một giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước có bản chất giai cấp.
1
Từ việc chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất giai cấp nhà
nước và tính chất bóc lột, áp bức bóc lột của các kiểu nhà nước. Ăngghen đã


nêu lên quan điểm của một kiểu nhà nước mới, nhà nước của giai cấp vô sản
khác về chất so với nhà nước áp bức bóc lột và bác bỏ những luận điểm
phản khoa học về nhà nước…
Những luận điểm của Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm này thể
hiện sự phát triển và hoàn thiện về cơ bản và có hệ thống các quan điểm của
chủ nghĩa Mác về nhà nước. Dựa trên các quan điểm về lịch sử vào các sự
kiện về lịch sử Ăngghen đã chứng minh các luận điểm này trở thành cơ sở lý
luận cho cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động ở các nước chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc những năm cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Đặc biệt những quan điểm về nhà nước của Ăngghen đã có ý nghĩa
ngày càng quan trọng trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước và trong
việc xóa bỏ chế độ tư hữu. Và từ đó nhận thức rõ bản chất chế độ tư hữu,
muốn xóa bỏ chế độ tư hữu cần phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình
độ của người lao động…
Với tất cả những lý do đó tôi đã chọn đề tài: Thực chất và ý nghĩa của
quan điểm Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu quan điểm Nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của
gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” đã được nhiều công trình
đề cập tới như: Nguyên văn tác phẩm được dịch sang tiếng Việt in trong
Mác – Ăngghen, Toàn tập 21, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà nội, 1995.
Tác phẩm được in thành sách riêng do nhà xuất bản tiến bộ Mátxcơva
1987…
2
Ngoài ra đã có nhiều bài viết của các tác giả viết về vấn đề về nhà nước
trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” như: Hội thảo khoa học được giới thiệu trong Tạp chí Triết học về tác

phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của
Ph.Ăngghen. Chủ đề của hội thảo tác phẩm này có rất nhiều nội dung phong
phú như vấn đề gia đình, nguyên nhân xuất hiện chế độ tư hữu và sự hình
thành và phân chia giai cấp dẫn đến sự hình thành nhà nước và sự tiêu vong
tất yếu của nhà nước trong xã hội cộng sản tương lai.
Liên quan đến vấn đề này, có tác giả Th.s Võ Thị Hồng Loan với bài
viết: Ý nghĩa của văn hóa - xã hội trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước” trong Tạp chí Lý luận chính trị tháng 8
năm 2006. Tác giả đã nêu bật ý nghĩa của quan niệm nhà nước trong quan
niệm của Ph.Ăngghen và việc xây dựng nhà nước của Việt Nam. Tác giả
PGS.TS Trần Thanh với bài viết “Nhận thức và vận dụng quan điểm của
Mácxít về nhà nước” trong tạp chí lý luận chính trị số 5 – 2005. Tác giả
cũng nêu rõ những quan điểm chung về nhà nước và phản bác lại những
quan niệm sai lầm của các học giả tư sản muốn phủ nhận tính giai cấp của
nhà nước hòng che đậy bản chất bóc lột của nhà nước tư sản. Và sự vận
dụng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên để hiểu rõ một cách khái quát, toàn diện và sâu sắc về quan
điểm nhà nước cũng như ý nghĩa của nó thì cần đòi hỏi mỗi người chúng ta
cần phải tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài có mục đích làm rõ những quan điểm cơ bản của Ph.Ăngghen về
nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
nhà nước”. Đề tài nhằm chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất nhà
nước và các chức năng nhà nước. Từ đó thấy được nội dung phong phú của
vấn đề… hiểu rõ đây là một cống hiến xuất sắc về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Ph.Ăngghen.
3
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ 2 chương:
Chương 1: Thực chất quan điểm của Ph.Ăngghen về nhà nước trong
tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”

Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác
phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận:
Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu.
- Phương pháp lịch sử - lôgic, khái quát trừu tượng hóa.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do thời gian cũng như lượng kiến thức còn hạn chế nên khóa luận chỉ
tìm hiểu thực chất và ý nghĩa quan niệm về nhà nước của Ph.Ăngghen trong
tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.
6. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống lại những quan điểm và khái quát một số quan điểm của
Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế
độ tư hữu và của nhà nước”.
- Khóa luận hoàn thành là nguồn tài liệu để các bạn sinh viên, các đọc
giả nghiên cứu tham gia nhằm phục vụ mục đích học tập để hiểu rõ những
đóng góp của Ph.Ănghen về quan điểm nhà nước trong tác phẩm kinh điển
triết học.
7. Kết cấu của đề tài
Khóa luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo đề tài gồm có 2 chương:
4
Chương 1: Thực chất quan điểm của Ph.Ăngghen về nhà nước trong
tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.
Chương 2: Ý nghĩa của quan điểm Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác
phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”.

5
CHƯƠNG 1
THỰC CHẤT QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ NHÀ NƯỚC
TRONG TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH, CỦA CHẾ ĐỘ TƯ
HỮU VÀ CỦA NHÀ NƯỚC”
1.1. Nguồn gốc của nhà nước
Nguồn gốc, những nguyên nhân và quá trình hình thành nhà nước là
một vấn đề quan trọng hàng đầu vì đó là con đường để tiếp cận đến bản chất
nhà nước.
Trong lịch sử nhân loại, đã có rất nhiều quan niệm giải thích về nguồn
gốc xuất hiện nhà nước, nhưng họ đã giải thích không đúng những nguyên
nhân sinh ra nhà nước. Đa số họ khi xem xét sự ra đời của nhà nước đều
tách ra khỏi điều kiện vật chất xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế và
chứng minh rằng nhà nước là một thiết chế tồn tại trong xã hội, một lực
lượng trên xã hội, đứng ngoài xã hội, để giải quyết các tranh chấp, điều hòa
mâu thuẫn xã hội nhằm bảo đảm sự phồn vinh trong xã hội. Theo họ, nhà
nước không thuộc những giai cấp nào, nhà nước là tất cả của mọi người và
nhà nước tồn tại mãi mãi cùng xã hội.
Để có cái nhìn đúng đắn về nguồn gốc xuất hiện nhà nước thì cần phải
tìm hiểu các tác phẩm kinh điển của Mác – Ăngghen. Nghiên cứu vấn đề
nhà nước theo phép duy vật biện chứng được bắt nguồn từ Ph.Ăngghen
trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã thực hiện một bước tiến to lớn
trong việc lý giải một cách khoa học, duy vật biện chứng toàn bộ quá trình
phát triển lịch sử trên toàn thế giới. Ông đã chỉ ra một cách sinh động, đầy
thuyết phục nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước.
Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” đã
phân tích lịch sử phát triển của gia đình trong các hình thái kinh tế - xã hội
khác nhau, quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và chỉ ra nguyên
nhân của việc xuất hiện giai cấp, nguồn gốc và bản chất của nhà nước,

6
chứng minh tính tất yếu của sự tiêu vong của nhà nước trong xã hội cộng
sản chủ nghĩa không còn phân chia giai cấp.
Lênin đánh giá rất cao tác phẩm này của Ăngghen. Năm 1919, khi
giảng tại trường Đại học Cộng sản mang tên Xvecđlốp, Lênin đã nói về tác
phẩm này của Ăngghen như sau: “Tôi mong rằng, về vấn đề nhà nước các
đồng chí sẽ đọc tác phẩm của Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước”. Đó là một trong những tác phẩm chủ yếu của chủ
nghĩa xã hội hiện đại, trong đó ta có thể tin vào từng câu, ta có thể chắc chắn
rằng mỗi câu đó không phải đã viết một cách thiếu suy nghĩ, mà nó căn cứ
vào những tài liệu lịch sử và chính trị hết sức dồi dào. Chắc chắn là tất cả
các phần của tác phẩm đó không phải đều dễ đọc và dễ hiểu như nhau: một
vài phần đòi hỏi người đọc phải có sẵn một số kiến thức về lịch sử và kinh tế.
Nhưng tôi xin nhắc lại các đồng chí không nên lo ngại nếu các đồng chí
không hiểu tác phẩm này khi mới đọc lần đầu. Mới đọc lần đầu mà hiểu được,
điều đó hầu như không bao giờ có thể được. Nhưng về sau, khi các đồng chí
đọc lại quyển đó, khi các đồng chí đã thấy hứng thú thì cuối cùng các đồng
chí sẽ hiểu phần lớn quyển đó, nếu không phải là toàn bộ”.[9;78 – 79]
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước Ăngghen đã phân tích tỉ mỹ lịch sử xã hội nguyên thủy, sự tan rã của
xã hội đó dẫn tới sự hình thành xã hội có phân chia giai cấp rồi cùng với nó
là sự xuất hiện nhà nước. Ăngghen đã chỉ ra rằng không phải xã hội loài
người đã xuất hiện là có nhà nước mà nhà nước là một phạm trù lịch sử, nó
chỉ xuất hiện trong xã hội có sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh
giai cấp, đó là xuất hiện những kẻ bóc lột và những người bị bóc lột.
Thật vậy, buổi bình minh của lịch sử loài người là chế độ công xã
nguyên thủy với hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại,
một xã hội đã không có giai cấp, không có nhà nước và pháp luật mà tồn tại
những quy tắc xã hội như: đạo đức, tập quán và tôn giáo… đó là xã hội công
xã nguyên thủy. Trong xã hội đó đã tồn tại quyền lực và hệ thống quyền lực

7
của công xã thị tộc nhưng nó chưa mang tính giai cấp và hệ thống quản lý
còn rất đơn giản. Tất cả công việc chung của thị tộc đều do hội đồng thị tộc
quyết định và dựa trên của tập thể cộng đồng trên cơ sở uy tính cá nhân.
Những người đứng đầu không có một đặc quyền, đặc lợi nào đối với các
thành viên trong thị tộc. Họ cùng chung sống, cùng lao động và hưởng thụ
như mọi thành viên khác và chịu sự kiểm tra của cộng đồng. Họ có thể bị
bãi miễn bất cứ lúc nào nếu uy tính không còn và không được tập thể cộng
đồng ủng hộ nữa. Quyền hành và chức năng của cơ quan lãnh đạo trong thời
kỳ đó chưa mang tính chính trị. Trong thị tộc, bộ lạc, khi đó chưa hình thành
một thiết chế xã hội đặc biệt - nhà nước để cai quản các công việc chung.
Trước khi nảy sinh ra hình thức đầu tiên của tình trạng người bóc lột
người, hình thức đầu tiên của sự phân chia thành giai cấp - chủ nô và nô lệ -
thì có gia đình gia trưởng, hay đôi khi người ta gọi là gia đình theo chế độ
clan (clan nghĩa là thị tộc, gia tộc, khi mà người ta sống thành thị tộc, gia
tộc), và những di tích khá rõ của những thời đại cổ xưa đó vẫn còn lại trong
phong tục của nhiều dân tộc nguyên thủy. Hồi ấy, không có nhà nước,
không có bộ máy đặc biệt để dùng bạo lực một cách có hệ thống và buộc
người ta phục tùng bạo lực. Chính bộ máy đó, người ta gọi là nhà nước.
Trong xã hội nguyên thủy, khi người ta sống thành từng thị tộc nhỏ,
còn ở vào trình độ phát triển thấp nhất, trong một tình trạng gần như man rợ,
một thời kỳ cách nhân loại văn minh hiện nay hàng mấy nghìn năm, thì
người ta chưa thấy dấu vết sự tồn tại của nhà nước. Trong xã hội ấy, chúng
ta thấy có ưu thế của tập quán, có uy tính, lòng tự tôn trọng và quyền hành
mà các bô lão trong thị tộc được hưởng; chúng ta thấy quyền hành ấy có khi
lại ở trong tay phụ nữ, địa vị người phụ nữ hồi đó không giống như địa vị
người phụ nữ thời nay, thời mà không có quyền gì cả và bị áp bức; nhưng
bất cứ ở đâu, người ta cũng chưa thấy có một hạng người đặc biệt tự tách ra
để thống trị người khác và sử dụng một cách có hệ thống, thường xuyên,
nhằm mục đích thống trị, cái bộ máy cưỡng bách, cái bộ máy bạo lực mà

8
hiện nay đều là những đội vũ trang, những nhà tù và những phương tiện
khác để bắt buộc, bằng bạo lực, người khác phải phục tùng, tức là cái cấu
thành bản chất của nhà nước.
Nhưng đã có một thời không có nhà nước, lúc đó quan hệ xã hội, bản
thân xã hội, kỹ luật, tổ chức lao động đều duy trì nhờ có sức mạnh của
phong tục và tập quán, nhờ có uy tính và lòng tôn trọng mà những bô lão
của thị tộc hoặc phụ nữ - địa vị của phụ nữ hồi đó không chỉ ngang hàng với
nam giới mà thường khi còn cao hơn nữa - được hưởng, và lúc không có
một hạng người riêng biệt, người chuyên môn, để cai trị.
Đề cập đến thời kỳ này, Ph.Ăngghen viết: “Khi ở trong bộ lạc, mọi
thành viên nam giới khi tới tuổi thanh niên đều là chiến binh thì vẫn chưa có
một quyền lực công cộng tách khỏi nhân dân và có thể đứng đối lập với
nhân dân. [15;159] Tuy nhiên do nhu cầu tồn tại của thị tộc, bộ lạc, nhân
dân phải bầu ra thủ lĩnh quân sự. Nhưng các thủ lĩnh quân sự không phải là
người cai trị. Họ không có đặc quyền, đặc lợi cá nhân, không bắt nhân dân
phải phục vụ cho lợi ích riêng. Họ hoàn toàn thực hiện vai trò của mình theo
ý chí và quy định của nhân dân.
Như vậy, thể chế xã hội trong thời kỳ công xã nguyên thủy là thể chế tự
quản của nhân dân. Mặc dù nhà nước chưa ra đời, xã hội vẫn còn tồn tại
trong vòng trật tự. Nhận xét về xã hội đó, Ph.Ăngghen đã nói: “Với tất cả
tính ngây thơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc đó quả là một tổ chức tổ đẹp
biết bao! Không có quân đội, hiến binh, và cảnh sát, không có quý tộc, vua
chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan tòa, không có nhà tù không có những
chức vụ xử án thế mà công việc vẫn trôi chảy”.[15;147]
Về vấn đề nhà nước và nguồn gốc xuất hiện của nhà nước Ph.Ăngghen
có quan niệm khác với L.Moocgan. Moocgan đã nhấn mạnh tính kế thừa
giữa thị tộc và nhà nước, ông cho cơ sở của tính kế thừa đó là sự phát triển
của tư tưởng quản lý. Ph.Ăngghen lại nhìn thấy các yếu tố của nhà nước
tương lai chính trong các mâu thuẫn khách quan và quá trình tan rã của các

9
quan hệ thị tộc. Ph.Ăngghen coi nhà nước là sự phủ nhận thị tộc khi ông bác
bỏ việc lý tưởng hóa thị tộc. Ph.Ăngghen cũng nhìn thấy những mâu thuẫn
đối kháng trong xã hội đang làm tan rã xã hội thị tộc là yếu tố tạo thành nhà
nước tương lai.
Với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, công cụ lao
động được cải tiến, con người được phát triển về thể lực và trí lực ngày càng
nhận thức đúng đắn hơn về thế giới và tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong lao động. Năng suất lao động đã tạo tiền đề làm thay đổi phương thức
sản xuất cộng sản nguyên thủy và đòi hỏi sự phân công lao động tự nhiên
được thay thế bằng phân công lao động xã hội đã làm cho ngày càng suy
yếu, quan hệ huyết thống ngày càng mờ nhạt đi và những mối quan hệ khác
như nghề nghiệp, lãnh thổ, kinh tế ngày càng đậm nét hơn. Ph.Ăngghen
nhận xét: “Cuộc sống lẫn lộn giữa các thành viên của các thị tộc và các bào
tộc trên toàn lãnh thổ Át tích và đặc biệt là ngay ở thành phố Aten,…bây giờ
cư dân sống theo nghề nghiệp của họ, thành các tập đoàn khá cố định, mỗi
tập đoàn đều có một loạt những lợi ích chung mới mà thị tộc hoặc bào tộc
không có và do đó những chức năng mới đã xuất hiện để phục vụ những lợi
ích ấy.[15;171 – 172]
Ph.Ăngghen phân tích các giai đoạn của thời đại dã man bằng sự phát
triển của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất. Trong giai đoạn đầu của
lịch sử, lao động sống chiếm ưu thế hơn lao động vật hóa (công cụ lao
động). Ph.Ăngghen cho rằng, chuyển từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới
là bước nhảy vọt, một cuộc cách mạng trong sản xuất thời đại dã man. Sau
đó, con người sản xuất nhiều loại công cụ lao động và tiến tới hình thành
sản xuất công cụ, nhờ đó mà ngành chăn nuôi và trồng trọt ra đời. Trong lao
động và cùng với lao động, con người được phát triển, hoạt động của con
người ngày càng phong phú, chủ động và tự giác hơn. Việc thuần dưỡng
động vật đã mở ra một kỷ nguyên mới trong việc phát triển của xã hội loài
người. Do việc mua bán ruộng đất; do sự phát triển hơn nữa phân công lao

10
động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, giữa thương mại và hàng hải,
những thành viên của thị tộc, bào tộc và bộ lạc họ đã sống lẫn lộn nhau, họ
đã nhập lại thành một bộ tộc duy nhất. Do đó đã nãy sinh ra luật pháp nhân
dân chung của người Aten, một luật pháp đứng trên những tập quán trở
thành luật lệ của bộ lạc và thị tộc nhưng chính những điều kiện về kinh tế -
xã hội ấy mà Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Đó cũng là bước đầu tiên mà chế độ
thị tộc đi đến chỗ tan rã…mưu toan đầu tiên để thành lập nhà nước là ở chổ
đập tan những liên hệ thị tộc, bằng cách phân chia những thành viên của mỗi
thị tộc thành hạng người có đặc quyền và hạng người không có đặc quyền
do đó mà đối lập giữa giai cấp này với giai cấp kia”.[15;171 – 172] Những
kết quả của sự phát triển sản xuất đó sẽ tạo điều kiện kinh tế dẫn tới sự tan
rã chế độ công xã nguyên thủy.
Như vậy, Ph.Ăngghen cho rằng: “Nghề chăn nuôi đã có vai trò quyết
định đối với sự xuất hiện chế độ sở hữu riêng, sở hữu tư nhân trong điều
kiện thích hợp sẽ phát triển thành chế độ tự hữu. Nghề chăn nuôi phát triển
làm cho người đàn ông có vị trí trong gia đình, Ph.Ăngghen nhận xét về sự
thay đổi đó là đã “Tạo ra một sự rạn nứt trong chế độ thị tộc cổ xưa: gia đình
cá thể đã trở thành một lực lượng và đang đe dọa thị tộc”.[15;241]
Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ tiền đề để xuất hiện nhà nước là sự ra đời của
chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp. Nguyên nhân cơ bản của quá trình
hình thành và phát triển của chế độ tư hữu và giai cấp là do sự phát triển của
sản xuất và sự phân công lao động xã hội “Việc thuần dưỡng súc vật và việc
chăn nuôi các bầy gia súc đã tạo ra những nguồn của cải chưa từng thấy, và
đã tạo ra những quan hệ xã hội hoàn toàn mới.[15;88 – 89] Những đàn gia
súc (trâu, bò, dê,…) được thuần dưỡng đã trở thành nguồn tài sản tích lũy
quan trọng, là mầm móng sinh ra chế độ tư hữu. Nghề chăn nuôi phát triển
làm xuất hiện ngày càng nhiều những gia đình làm nghề chăn nuôi và dần
dần chăn nuôi trở thành một ngành kinh tế độc lập, tách khỏi trồng trọt xã
hội có sự phân công lao động và có nhiều biến đổi. Bên cạnh ngành chăn

11
nuôi phát triển mạnh mẽ. Khi xã hội đã tiến sang giai đoạn cao của thời đại
dã man, thời đại của những cây kiếm sắt, đồng thời cũng là thời đại của cái
cày và cái rìu sắt. Ở giai đọan này, “Sắt đã bắt đầu phục vụ loài người, đó là
thứ nguyên liệu cuối cùng; - cho đến khi khoai tây xuất hiện cũng là thứ
nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các nguyên liệu đã đóng vai trò
quan trọng trong lịch sử. Sắt cho phép người ta có thể trồng trọt những diện
tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú rộng”.[15;242]
Nhờ đó nghề nông, với chiếc cày sắt đã mở rộng diện tích canh tác. Các
nghề thủ công như nghề dệt vải, gia công kim loại, đồ gốm… cũng phát
triển dẫn đến sự phân công lao động lần thứ hai nghề thủ công tách khỏi
nông nghiệp. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội những
yếu tố mới đang phát triển một cách thầm lặng.
Như vậy, bên cạnh ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ thì trồng trọt
có những bước tiến mới, năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm lao động
ngày càng nhiều con người đã tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết để duy
trì cuộc sống của họ. Do đó xuất hiện những sản phẩm dư thừa và phát sinh
khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa ấy của công cộng làm riêng cho
mình. Những tù nhân bị bắt trong chiến tranh thường bị giết thì nay được
giữ lại làm nô lệ để bóc lột sức lao động. Ph.Ăngghen viết: “Từ sự phân
công xã hội lớn lần đầu tiên đã nãy sinh ra sự phân chia lớn đầu tiên trong
xã hội thành hai giai cấp: chủ nô và nô lệ kẻ bóc lột và người bị bóc lột”.
[15; 240]
Vậy, chế độ tư hữu đã xuất hiện và xã hội phân chia thành kẻ giàu
người nghèo, chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã thay thế chế độ quần
hôn. Đồng thời xuất hiện chế độ gia trưởng đặc trưng bằng vai trò tuyệt đối
và quyền lực vô hạn của người chồng trong gia đình. C.Mác và Ph.Ăngghen
đã nhận xét: Gia đình cá thể đã trở thành một lực lượng đang đe dọa thị tộc.
Như vậy, sự phát triển lực lượng sản xuất, có sự phân chia giai cấp địa chủ -
chủ nô và nông nô và đó là sự phân chia căn bản của xã hội. Hình thức của

12
quan hệ giữa người với người đã thay đổi. Trước kia, chủ nô coi nô lệ như
vật sở hữu của mình; pháp luật cũng công nhận quan điểm đó và coi người
nô lệ là một vật thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của chủ nô. Đối với người
nông nô, ách áp bức giai cấp, sự lệ thuộc hãy còn tồn tại, những lãnh chúa
thì không được coi là có quyền sở hữu nông dân như một sở hữu đồ vật nữa;
nó chỉ có quyền chiếm đoạt kết quả lao động của nông dân và cưỡng bức
nông dân phải làm tròn một số nghĩa vụ nào đó thôi.
Nền sản xuất phát triển với nhiều ngành nghề chuyên môn làm xuất
hiện nhu cầu trao đổi và nền sản xuất hàng hóa ra đời. Sản xuất hàng hóa
xuất hiện thì đồng thời thương nghiệp cũng xuất hiện không những trong nội
bộ mà ở biên giới bộ lạc và thương nghiệp cũng tách ra thành một ngành
khoa học độc lập. C.Mác và Ph.Ăngghen nhận xét: “Lần đầu tiên xuất hiện
giai cấp tuy không tham gia vào sản xuất một tí nào nhưng chiếm toàn bộ
quyền lãnh đạo sản xuất và bắt buộc những người sản xuất phụ thuộc vào
mình về kinh tế…và bóc lột cả hai”, “Một gia cấp mà lịch sử loài người
trước đó chưa được biết đến đó là thương nhân”.[15; 246]
Với sự ra đời của công cụ bằng sắt đã làm cho sản xuất phát triển,
năng suất lao động tăng lên, phân công lao động thay đổi, sự trao đổi sản
phẩm đã làm nảy sinh tư tưởng muốn giữ làm của riêng một số sản phẩm do
bản thân làm ra và muốn chiếm đoạt của cải của thị tộc. Trong thị tộc đã
sinh ra lớp người giàu nghèo khác nhau và địa vị của mỗi lớp người trong
thị tộc cũng khác nhau. Sự bất đồng về tài sản đã tác động trở lại chế độ xã
hội, tạo ra những mầm móng đầu tiên của các tầng lớp quý tộc. Cùng với sự
phát triển thương mại và sự hình thành của một thị trường toàn thế giới,
cùng với sự phát triển của lưu thông tiền tệ, thì một giai cấp mới, giai cấp
các nhà tư bản, cũng xuất hiện trong xã hội nông nô. Từ hàng hóa, từ việc
trao đổi hàng hóa, từ thế lựu của tiền bạc đã sinh ra thế lực của tư bản. Như
vậy: “Sự chênh lệch về tài sản đã ảnh hưởng trở lại tới tổ chức quản lý bằng
cách tạo ra những mầm móng đầu tiên của giới quý tộc thế tộc và vương

13
quyền; chế độ nô lệ, lúc đầu chỉ thi hành đối với tù binh, đã mở ra triển vọng
nô dịch ngay cả những thành viên cùng bộ lạc và thậm chí cả những thành
viên của chính ngay thị tộc mình nữa”.[15; 163]
Cùng với sự xuất hiện thương nhân, tiền kim loại đã ra đời.
Ph.Ăngghen viết: “Hàng hóa của các hàng hóa đã được phát hiện; nó bí mật
chứa đựng trong mình nó tất cả các hàng hóa khác, nó là các phương tiện
thần kỳ có thể tùy ý tự biến hóa thành mọi vật có tính chất quyến rũ và đáng
thèm muốn”. [15;247] Đồng tiền có thể sinh lãi, do đó xuất hiện nghề cho
vay nặng lãi, dẫn đến cầm cố, một hình thức nợ nần đem ruộng đất đem cầm
cố. Vậy bên cạnh hàng hóa và nô lệ, bên cạnh của cải bằng tiền, bây giờ còn
xuất hiện của cải bằng ruộng đất đã trở thành hàng hóa.
Như vậy, với sự mở rộng thương mại, với tiền và nạn cho vay nặng lãi,
với quyền sở hữu ruộng đất và chế độ cầm cố có sự tích tụ và tập trung của
cải vào tay một giai cấp ít nhất đã diễn ra nhanh chóng, cùng với sự bần
cùng hóa ngày càng tăng của quần chúng. Lớp quý tộc giàu có mới, nếu
ngay từ đầu, không xuất hiện từ lớp quý tộc cũ của thị tộc, thì hoàn toàn đẩy
hẵn lớp quý tộc cũ xuống hàng thứ yếu. Bên cạnh tình trạng người dân tự do
phân chia thành nhiều giai cấp tùy theo tài sản của họ như vậy, thì nô lệ,
nhất là ở Hy lạp, lại tăng lên rất đông, lao động cưỡng bách của họ là cơ sở
trên đó được xây dựng thượng tầng kiến trúc của toàn xã hội. Đó là quá trình
của một cuộc cách mạng xã hội.
Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ sự tồn
tại của thị tộc. Tổ chức thị tộc không còn thích hợp với điều kiện mới và hy
vọng mới của các tầng lớp người trong xã hội… Ph.Ăngghen đã nói về chế
độ thị tộc như sau: “Điều kiện tiên quyết của sự tồn tại của chế độ thị tộc là
ở chỗ các thành viên của thị tộc hoặc của một bộ lạc phải cùng chung sống
trên cùng một lãnh thổ mà chỉ có một mình họ cư trú thôi. Tình hình đó
chấm dứt lâu rồi. Đâu đâu, thị tộc và bộ lạc cũng đều hòa lẫn với nhau; đâu
đâu nô lệ, người dân được bảo hộ và người từ nơi khác đến đều sống với dân

14
tự do”, “Cuối cùng sự phân chia đó tuyên bố sự đối kháng không thể điều
hòa được giữa thị tộc và nhà nước”.[15;150]
Giờ đây, quyền lực công cộng của thị tộc và hệ thống quản lý được
toàn xã hội tổ chức ra nhằm bảo vệ lợi ích của mọi người trong thị tộc chỉ
phù hợp với một xã hội không biết đến mâu thuẫn nội tại nay đã không còn
thích hợp nữa. Đời sống của chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, từ một xã
hội không biết đến mâu thuẫn nội tại và chỉ thích hợp với một kiểu xã hội
trước đây thì nay một xã hội mới ra đời, một xã hội mà toàn bộ những điều
kiện kinh tế sự tồn tại của nó đã phân chia xã hội thành những giai cấp đối
lập nhau, luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi
ích của mình, tổ chức thị tộc trở nên bất lực không thể phù hợp nữa. Như
vậy, khi loài người bước vào thời đại đồ sắt, giai đoạn cao của giai đoạn dã
man xã hội phân hóa thành giai cấp sâu sắc thì tổ chức quản lý xã hội trong
khuôn khổ nền dân chủ quân sự đã phát triển thành nhà nước. Cơ cấu phát
triển tự nhiên của thời đại mông muội và giai đoạn đầu của thời đại dã man
dựa trên cơ sở huyết tộc đã bị tan vỡ. Một xã hội mới đã ra đời, một xã hội
do toàn bộ những điều kiện kinh tế của sự tồn tại của nó mà phải chia ra
thành những người tự do và nô lệ, thành những kẻ giàu có đi bóc lột và
những người nghèo khổ bị bóc lột - một xã hội không thể lại điều hòa một
lần nữa những mặt đối lập đó mà còn buộc phải đẩy chúng đi đến chổ ngày
càng gay gắt.
Giai cấp thống trị đã được hình thành như vậy, những nhóm người này
là tầng lớp trên của các thị tộc, họ liên kết với nhau trên cơ sở kinh tế chung,
giai cấp thống trị này độc lập lại với những người đang sống, đang lao động
sản xuất trong các thị tộc, đời sống của những người này ngày càng khó
khăn vì bị bóc lột. Vì vậy, sự dư thừa tương đối sản phẩm tiêu dùng và khát
vọng muốn chiếm đoạt nó đã làm nảy sinh ra ở giới có thẩm quyền thói ham
của. Họ sử dụng mọi quyền lực có trong tay để thực hiện khát vọng đó. Giai
cấp xuất hiện, quan hệ áp bức người thay thế quan hệ bình đẳng, hợp tác. Sự

15
đối kháng giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng sâu sắc. “Sự thống trị
của quý tộc ngày càng tăng và vào khoảng năm 600 trước công nguyên của
chúng ta thì đã tăng lên đến mức không thể chịu đựng được. Phương tiện
chủ yếu để đàn áp quyền tự do của nhân dân là tiền và tệ cho vay nặng lãi…
Chính từ đó mà nền kinh tế tiền tệ, đang phát triển, đã thâm nhập giống như
một chất axít ăn mòn, vào lối sống cổ truyền của các cộng đồng nông thôn,
dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiện”.[15;168] Chính vì vậy mà sự xung đột
giai cấp trở nên sâu sắc. “Trong mỗi tổ chức thị tộc sự xuất hiện về lợi ích
cũng bộc lộ ra, sự xung đột đó đạt tới mức gay gắt nhất ở những nơi mà
người giàu và người nghèo, chủ nợ và con nợ đều nằm trong cùng một thị
tộc và cùng một bộ lạc. Thêm vào đó lại còn cả khối dân cư mới không
thuộc thị tộc, bộ lạc nào, họ có thể trở thành một lực lượng đông đảo trong
nước”.[15;220]
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của giai cấp luôn gắn liền
với quá trình hình thành và phát triển của chế độ tư hữu. Tuy nhiên, đó mới
chỉ là tiền đề để nhà nước xuất hiện, khi những mâu thuẫn giai cấp trở nên
đối kháng không thể điều hòa được đòi hỏi một tổ chức đủ sức mạnh để giải
quyết mâu thuẫn đó. Bởi cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được sẽ
dẫn đến nguy cơ các giai cấp tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã
hội. Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời
đó là nhà nước. Ph.Ăngghen đã viết về sự xuất hiện nhà nước: “Đó là sự
xuất hiện một lực lượng thứ ba, một lực lượng tựa hồ như đứng trên các giai
cấp đang đấu tranh với nhau, dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai
cấp và tốt lắm là để cho cuộc đấu tranh đó chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế,
dưới một hình thức gọi là hợp pháp. Tổ chức thị tộc đã lỗi thời và tất yếu bị
thay thế. Nó đã bị sự phân công và hậu quả của sự phân công ấy - tức là sự
phân chia của xã hội thành giai cấp - phá tan nó đã bị nhà nước thay thế.
[15;251]
16

Nhà nước ra đời trực tiếp từ sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy,
sự ra đời nhà nước ở vào một giai đoạn lịch sử nhất định, lúc đó trong sản
xuất đã sử dụng đồ sắt, xã hội loài người bước vào giai đoạn cao của thời đại
dã man và sự phân hóa xã hội thành những giai cấp đối kháng. Nhà nước đó
là công cụ của giai cấp thống trị để bảo vệ lợi ích của mình, chủ yếu bằng
những phương tiện và phương pháp bạo lực. Nhà nước nảy sinh chủ yếu và
trực tiếp từ sự đối lập giai cấp đã phát triển ngay trong xã hội nội bộ thị tộc,
thắng lợi của lớp bình dân đã làm nổ tung chế độ thị tộc củ và trên đống
hoang tàn của chế độ thị tộc đó nó dựng nên nhà nước.
Như vậy, xét về nguồn gốc nhà nước theo Ph.Ăngghen “Nhà nước nảy
sinh chủ yếu và trực tiếp từ những sự đối lập giai cấp đã phát triển ngay
trong nội bộ xã hội thị tộc. Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên
ngoài vào. Nó cũng không phải là “hiện thực của ý niệm đạo đức” là hình
ảnh của hiện thực lý tính như Hêghen khẳng định. Đúng ra, nhà nước là sản
phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định; nó là sự thú
nhận rằng xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà
không sao giải quyết được. Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó những
giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau đó, không đi đến chỗ tiêu diệt
lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội, một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải
có một lực lượng rõ ràng là đứng trên xã hội có nhiệm vụ làm dịu bớt sự
xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự. Và lực lượng đó,
nảy sinh ra từ xã hội, nhưng nó lại đứng trên xã hội và ngày càng tách ra
khỏi xã hội chính là nhà nước”. [15;253]
Vậy, sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan để làm “dịu” sự
xung đột giai cấp để làm cho sự xung đột giai cấp diễn ra trong vòng trật tự
nhằm duy trì chế độ kinh tế, trong đó giai cấp này nhằm để bóc lột giai cấp
khác. Khi đề cập tới vấn đề này, V.I.Lênin viết: “Theo Mác, nhà nước là
một cơ quan thống trị giai cấp, một cơ quan áp bức giai cấp này đối với giai
cấp khác; đó là sự kiến lập ra một “trật tự”, trật tự này hợp pháp hóa và cũng
17

có sự áp bức kia bằng cách làm dịu đi “sự xung đột giai cấp”.[8;10] Thật
vậy, vì nhà nước nảy sinh từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập giai cấp; vì
nhà nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của các giai cấp ấy,
cho nên theo lệ thường “Nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất,
của các giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng trở
thành giai cấp thống trị về mặt chính trị mà do đó có thêm được những
phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức”.[15;256]
Tóm lại, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nhà
nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều
hòa được.
Tuy nhiên, khi chỉ ra nguồn gốc xuất hiện nhà nước Ph.Ăngghen cũng
nêu ra một luận điểm hết sức quan trọng “Nhà nước tồn tại không phải mãi
mãi từ ngàn xưa. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không
có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả. Đến một
giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với
sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm cho nhà nước trở
thành một tất yếu. Bây giờ, chúng đang bước nhanh đến một giai đoạn phát
triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai cấp nói trên không những
không còn là một tất yếu nữa mà trở thành một trở ngại trực tiếp cho sản
xuất. Những giai cấp đó không tránh khỏi biến mất, cũng như xưa kia,
chúng đã không tránh khỏi xuất hiện. Giai cấp tiêu vong thì nhà nước cũng
không tránh khỏi tiêu vong theo. Xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ
sở liên hợp tự do và bình đẳng giữa những người sản xuất, sẽ đem toàn thể
bộ máy nhà nước xếp vào cái vị trí thật sự của nó lúc bấy giờ: vào viện bảo
tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợi và cái rìu bằng đồng”.[15;258] Đó là
một cống hiến vĩ đại của Ph.Ăngghen vào chủ nghĩa duy vật lịch sử về
nguồn gốc xuất hiện nhà nước và sự tiêu vong của nhà nước.
18
1.2. Bản chất nhà nước
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà

nước”, Ph.Ăngghen đã phân tích sâu sắc nguồn gốc ra đời của nhà nước.
Ông đã khái quát ba phương thức sinh hoạt nhà nước của người Hy Lạp,
người Rôma, người Giec - manh. Đồng thời Ph.Ăngghen cũng đã chỉ rõ bản
chất nhà nước. Đây cũng được xem là nội dung quan trọng nhất bởi tìm hiểu
nguồn gốc, những nguyên nhân và quá trình hình thành nhà nước là con
đường để tiếp cận đến bản chất nhà nước.
Trong phần nguồn gốc xuất hiện nhà nước Ph.Ăngghen đã chỉ rõ do sự
phát triển của lực lượng sản xuất của nhân loại, xã hội có đối kháng giai cấp
và bạo lực chính trị. Nó thay thế các quan hệ xã hội thị tộc - bộ lạc đã kìm
hãm lực lượng sản xuất và trở nên chật chội đối với nó. Trong điều kiện đấu
tranh giai cấp trở nên gay gắt, chế độ nhân dân tự tổ chức bằng lực lượng vũ
trang không còn thích hợp. Nó phải được thay thế bằng thiết chế nhà nước.
Nhà nước ra đời.
Nghiên cứu tác phẩm“Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và
của nhà nước” Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Nhà nước quyết không phải là một
quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nó càng không phải là cái “Hiện
thực của ý niệm đạo đức” là “hình ảnh và hiện thực của lý tính” như Hêgen
khẳng định. Đúng ra nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới
một xã hội nhất định, nó là sự thú nhận xã hội đó bị lúng túng trong một
mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hội đó đã bị
phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực
không sao loại bỏ được. Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó những giai
cấp có quyền lợi về kinh tế mâu thuẫn nhau đó không đi đến chổ tiêu diệt
lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích thì cần
có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có
nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong
19
vòng “trật tự”; và lực lượng đó, nãy sinh ra từ xã hội nhưng lại đứng trên xã
hội và ngày càng xa rời xã hội chính là nhà nước.[16;260]
Vậy, cùng với sự xuất hiện và sự xác lập của tình trạng xã hội phân

chia thành giai cấp, cùng với sự phát sinh của xã hội có giai cấp thì nhà
nước cũng xuất hiện và được cũng cố. Trong quá trình lịch sử của loài
người, đã trải qua chế độ nô lệ, chế độ nông nô và chủ nghĩa tư bản. Nhà
nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm
một nhóm người chỉ chuyên hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị.
Loài người chia thành những người bị trị và những kẻ chuyên môn cai trị,
những người đại diện của nhà nước. Bộ máy đó, nhóm người cai trị những
người khác đó luôn nắm trong tay một bộ máy cưỡng bức nhất đinh, một bộ
máy quyền lực. Như vậy, bản chất giai cấp của nhà nước là bộ máy thống trị
của giai cấp thống trị, và trong mọi trường hợp, về căn bản vẫn là một bộ
máy dùng để đàn áp giai cấp bị áp bức và bị bóc lột. Biện pháp mà giai cấp
thống trị sử dụng để duy trì các công cụ bảo vệ lợi ích của họ - bộ máy nhà
nước đó là hệ thống thuế khóa, là một cái mà xã hội thị tộc hoàn toàn không
biết đến. Thuế mà là nguồn phương tiện đặc thù để duy trì bộ máy đàn áp
giai cấp lao động bằng chính sức lực người bị bóc lột. Nhà nước không thể
tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa. Ph.Ăngghen còn chỉ ra, khi xã hội
ngày càng phát triển thì thuế má không đủ nữa, nhà nước còn phải phát hành
hối phiếu, vay nợ tức là phát hành công trái. Ph.Ăngghen tiếp tục phân tích
sự xuất hiện một tầng lớp quan liêu và một bộ máy quan liêu đứng trên xã
hội và duy trì sự tồn tại của chúng bằng đạo luật do chính họ đặt ra.
Ngoài ra biện pháp bóc lột còn có các khoản vay nợ, công trái và các
hình thức bóc lột khác. Thuế má và công trái dần dần phát triển thành một
hệ thống thu thuế của nhà nước, len lỏi vào khắp nơi. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ
“Về thực chất điều đó có nghĩa là sự hình thành một hệ thống tự trị bảo đảm
kinh tế cho nhà nước, ngày càng ít lệ thuộc vào ý chí của từng người dân
riêng lẻ và càng đẩy mạnh sự tách rời giữa nhà nước đó với người lao
20
động… Ph.Ăngghen còn viết: “Sự đóng góp của công nhân, của nhà nước
đó là thuế má mà xã hội thị tộc không biết đến…” [16;262]
Để tăng cường sự bóc lột của mình, các giai cấp bóc lột còn tiến hành

quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định theo lãnh thổ địa lý hành
chính không phụ thuộc vào chính kiến, truyền thống, nghề nghiệp, giới tính.
Như chúng ta đã biết, những liên minh thị tộc cũ, do quan hệ dòng máu tạo
thành và duy trì, phần lớn các thành viên phải cư trú trong một khu vực, địa
vực nhất định. Nhưng từ khi xã hội phân chia giai cấp thì có sự trao đổi giữa
các bộ lạc thì tình hình đó không còn nữa. Địa vực đó còn đó nhưng con
người đã trở nên di động. Vì vậy, đã lấy sự phân chia địa vực làm điểm xuất
phát và để cho những công dân thực hiện những quyền lợi và nghĩa vụ xã
hội của họ tại nơi họ cư trú. Đây là một đặc điểm chung cho tất cả nhà nước.
Ph.Ăngghen viết: Bây giờ cái có ý nghĩa quyết định không phải là việc
thuộc về những tập đoàn cùng dòng máu nào, mà được cư trú; người ta
không phân chia nhân dân mà là phân chia địa vực; về phương diện chính trị
dân cư đã đơn thuần trở thành một vật phụ thuộc địa vực. Như thế, việc chia
thần dân theo địa vực họ cư trú thì điều này giúp cho giai cấp thống trị của
nhà nước đó dễ bề kiểm soát, quản lý, đồng thời thiết lập quyền lực công
cộng để cưỡng bức.
Với bản chất là bộ máy bóc lột của giai cấp thống trị, để thiết lập sự áp
bức với những người không nắm tư liệu sản xuất, giai cấp thống trị đã thiết
lập một quyền lực công cộng. Nếu như ở công xã nguyên thủy, quyền lực ấy
do nhân dân bầu ra và không có tình trạng bóc lột, người đứng đầu làm việc
với uy tín và đạo đức. Có thể bị bãi miễn nếu không làm tròn nhiệm vụ.
Trong chế độ xã hội nguyên thủy, quyền lực công cộng do dân cư tự tổ chức
thành lực lượng vũ trang nhưng khi xuất hiện nhà nước để đảm bảo sự bóc
lột cũng như để bảo vệ những lợi ích của mình thì quyền lực công cộng do
giai cấp nắm địa vị kinh tế trong nhà nước lập lên. Ph.Ăngghen đã viết về xã
21
hội lúc bấy giờ “Nô lệ cũng nằm trong dân cư, so với 365000 nô lệ thì có
90000 công nhân Aten chỉ có một giai cấp có đặc quyền thôi”.[15;253]
Trong xã hội hình thành một tầng lớp xã hội đặc biệt trong dân cư đại
biểu cho chức năng thi hành quyền lực, bảo vệ và duy trì đặc quyền đặc lợi

của giai cấp thống trị chống lại sự chống đối của quần chúng nhân dân. Với
việc lập ra quyền lực công cộng đã tạo thành một hệ thống kìm kẹp quần
chúng nhân dân một cách chặt chẽ. Ph.Ăngghen viết, đồng thời nó trở thành
công cụ trong tay tầng lớp trên có nhiều đặc quyền đang trở thành giai cấp
thống trị để cưỡng bức, buộc đại đa số quần chúng phải tuân theo ý chí của
mình và tuân theo các chuẩn mực nhất định trong hành vi ứng xử xã hội.
Việc hình thành một hệ thống quyền lực công cộng là một đặc trưng cơ
bản của nhà nước. Trong xã hội thị tộc cũng có một tổ chức quyền lực để
bảo vệ lợi ích của mọi thành viên, đó là lực lượng vũ trang của dân cư tự tổ
chức thành. Nhưng hệ thống quyền lực của nhà nước là một tổ chức quyền
lực hoàn toàn khác, nó có những đặc điểm. Xuất phát trên cơ sở sự phân
chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, hệ thống quyền lực đó bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị. Nó là tổ chức chuyên nghiệp, gồm các lực lượng
vũ trang và các cơ quan quyền lực như tòa án, nhà tù…
Vậy là nhà nước đã tổ chức thành một hệ thống cơ quan quyền lực
mang tính chất cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội đó là những
đội vũ trang đặc biệt để buộc người khác phải phục tùng ý chí giai cấp có
quyền. Theo Lênin nhận xét: “Quân đội thường trực và cảnh sát là những
công cụ vũ lực chủ yếu của quyền lực nhà nước”.[8;12] Nếu những người
đứng đầu thị tộc bộ lạc với việc thực hiện chức năng quản lý của mình trên
cơ sở thiết chế uy tín, đạo đức thì bây giờ những người đại diện cho nhà
nước thực hiện quản lý của mình trên cơ sở thiết chế bạo lực. Mặc dù các cơ
quan quyền lực nhà nước đều từ xã hội mà ra, nhưng chúng ngày càng thoát
khỏi nhân dân mà đứng đối lập với nhân dân. Nhà nước biến thành bộ máy
đàn áp và áp bức các tầng lớp và của nhóm xã hội bị phân biệt đối xử từ
22
phía bọn chóp bu bóc lột trong xã hội. Chính đây là bản chất của nhà nước
với tính chất là một thiết chế của xã hội có đối kháng giai cấp.
Việc Ph.Ăngghen ví nhà nước bóc lột như “công cụ bóc lột, là “bộ
máy” đàn áp và cưỡng bức quần chúng bị bóc lột phải lao động bắt buộc sau

này đã được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”.
Nó phản ánh một cách có hình tượng rõ ràng: “Tính phức tạp ngày càng
tăng một cách khách quan của cơ chế nhà nước; sự lớn lên vô chừng - nhờ
có nhà nước - của sức mạnh chính trị và năng lực tư tưởng của giai cấp đã
nắm được quyền lực nhà nước vào tay mình, bảo đảm những lợi ích kinh tế
của mình”.[16;250]
Nắm được quyền lực công cộng và quyền lực thu thuế, bọn quan lại với
tư cách là những cơ quan xã hội được đặt lên xã hội và họ có thể biến những
đạo luật thành thần thánh và bất khả xâm phạm. Ph.Ăngghen đã viết rằng:
“Nhà nước La Mã đã trở thành một bộ máy khổng lồ, phức tạp, chuyên được
dùng để bóp nặn thần dân. Thuế má, nô dịch và đủ các loại đảm phụ đã dìm
quần chúng nhân dân vào cảnh bần cùng ngày càng trầm trọng; ách áp bức
bị những hành vi nhũng nhiễu của các thành viên thống đốc, bọn thu thuế và
lính tráng đẩy tới mức khiến người ta không thể chịu đựng được nổi nữa”.
[15;250]
Nhà nước mang bản chất giai cấp thống trị, nó là công cụ chuyên chính
của một giai cấp. Vậy, không có và không thể có nhà nước đứng trên các
giai cấp hoặc nhà nước chung của giai cấp nào. Nhà nước là một bộ máy
dùng để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác. Khi
xã hội còn chưa có giai cấp, khi con người, trước thời nô lệ, còn lao động
trong các điều kiện nguyên thủy có nhiều bình đẳng hơn và năng suất lao
động còn hết sức thấp, khi con người nguyên thủy đã phải rất khó nhọc mới
tìm ra được các tư liệu sinh hoạt hết sức thô sơ và nguyên thủy của mình thì
khi đó không có và cũng không thể có một nhóm người đặc biệt chuyên
trách cai trị và thống trị bộ phận còn lại trong xã hội. Chỉ khi nào xuất hiện
23
hình thức đầu tiên của sự phân chia xã hội thành giai cấp, khi nào xuất hiện
chế độ nô lệ, khi nào một giai cấp nhất định gồm những người chuyên môn
làm những công việc lao động nông nghiệp dưới những hình thức thô lậu
nhất đã có thể sản xuất ra được một số dư thừa nào đó, và khi số dư thừa đó

không phải là tuyệt đối cần thiết cho đời sống hết sức cực khổ của người nô
lệ, đã bị người chủ chiếm đoạt, và khi đó sự tồn tại của giai cấp chủ nô được
cũng cố nhà nước đã xuất hiện.
Thế là xuất hiện nhà nước của chế độ nô lệ, một bộ máy đem lại cho
chủ nô quyền lực và khả năng cai trị tất cả những người nô lệ. Cả xã hội lẫn
nhà nước hồi đó thì nhỏ bé hơn bây giờ, có những phương tiện lên lực thô sơ
hơn bây giờ nhiều, lúc đó chưa có phương tiện giao thông như hiện nay. Hồi
đó, núi, sông, biển là những trở ngại lớn hơn bây giờ nhiều. Nhà nước cũng
hình thành trong những biên giới địa lý nhỏ hẹp hơn nhiều. Bộ máy nhà
nước rất kém về mặt kỹ thuật lúc đó phục vụ cho một quốc gia có biên giới
tương đối nhỏ hẹp và có phạm vi hoạt động hạn chế. Song đó vẫn là bộ máy
dùng để duy trì cai trị những người nô lệ trong địa vị nô lệ và cho phép một
bộ phận này của xã hội cưỡng bức và áp bức bộ phận kia. Người ta không
thể bắt buộc được đại bộ phận của xã hội làm viêc thường xuyên cho các bộ
phận khác nếu không có bộ máy cưỡng bức thường trực. Chừng nào không
có giai cấp thì chưa có bộ máy đó. Khi các giai cấp đã xuất hiện, bao giờ và
bất cứ ở đâu mà sự phân chia giai cấp này ngày càng rõ rệt và cố định thì
người ta cũng thấy xuất hiện một tổ chức đặc biệt là nhà nước.
Nhà nước có rất nhiều hình thức khác nhau. Trong thời đại nô lệ, ở các
nước tiên tiến nhất khai hóa nhất và văn minh nhất của thời đại ấy chẳng hạn
như ở Hy Lạp và La Mã thời cổ là những nước hoàn toàn kiến lập trên chế
độ nô lệ. Tất cả các sự phân biệt ấy đã xuất hiện trong thời đại chế độ nô lệ.
Nhà nước có một bộ máy để cho giai cấp này áp bức giai cấp khác, một
bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp với tất cả các giai cấp bị lệ
thuộc khác Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng trong mỗi giai đoạn lịch sử có
24
những giai cấp khác nhau tương ứng với sự mâu thuẫn giữa các giai cấp đó
sẽ quy định các kiểu nhà nước khác nhau trong lịch sử. Ph.Ăngghen viết:
“Chính do vậy mà nhà nước thời cổ trước hết là nhà nước của bọn chủ nô
dùng để áp bức nô lệ, cũng như nhà nước phong kiến là cơ quan của bọn

quý tộc dùng để đàn áp nông nô và những nông dân bị phụ thuộc, còn lại
nhà nước đại nghị hiện đại là công cụ của tư bản dùng để bóc lột lao động
làm thuê”.[15;256]
Tóm lại, nhà nước là nhà nước của giai cấp thống trị mang bản chất của
giai cấp thống trị, nó là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Nó là sản
phẩm của những mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc không thể điều hòa
được. Nhà nước là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất của giai cấp thống
trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng thống trị về mặt xã hội. Nhà
nước tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị. Nhà nước là tổ
chức quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp.
1.3. Chức năng nhà nước
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của
mâu thuẫn không thể điều hòa được của các giai cấp đối kháng. Nhà nước là
một tổ chức quyền lực chính trị mang nội dung giai cấp rất hẹp, quyền lực
đó chỉ thuộc về giai cấp thống trị buộc người khác phải phục tùng ý chí của
mình.
Chính nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội
có giai cấp bởi nó có một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức
năng quản lý. Nhà nước là ý chí của tất cả các thành viên thuộc giai cấp
thống trị được hợp thành ý chí nhà nước. Nhà nước tồn tại để bảo vệ lợi ích
chủ yếu của giai cấp thống trị, mặc dù trên phương diện chính thức nó là đại
diện cho toàn xã hội.
Vì thế nhà nước có chức năng là công cụ thống trị chính trị của giai cấp
và thực hiện chức năng xã hội mà giai cấp thống trị buộc phải làm. Chức
năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng bất kỳ nhà nước nào cũng
25

×