Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích phạm vi điều kiện, đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.42 KB, 18 trang )

Phân tích phạm vi và điều kiện, đối tượng hưởng trợ giúp xã hội
thường xuyên và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho A
Đề số 10: Bài tập học kỳ Luật An sinh xã hội.
1. Phân tích phạm vi và điều kiện, đối tượng hưởng trợ giúp xã hội
thường xuyên.
2. A là công nhân nhà máy Z từ năm 1992. Năm 2010 do sơ xuất
trong quá trình vận hành máy nên A bị tai nạn lao động suy giảm
27% khả năng lao động. Tháng 5 năm 2012 do vết thương tái phát
A phải vào viện điều trị.

A được giám định lại khả năng lao động và được xác định bị suy
giảm 35% khả năng lao động. Lúc này, do tuổi đã cao (58 tuổi) nên
A là đơm xin nghỉ hưu và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội thanh
toán cho A 100% tiền lương trong thời gian A điều trị vết thương
tái phát (vì cơ quan bảo hiểm mới trả có 75% tiền lương), đồng
thời giải quyết cho A được chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng
tháng thay vì trợ cấp một lần.

Hãy giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho A theo quy định của pháp
luật hiện hành.
I. Phân tích phạm vi và điều kiện đối tượng hưởng TGXHTX.
TGXHTX là sự trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cộng
đồng về vật chất và tinh thần cho những đối tượng xã hội có hoàn


cảnh khó khăn, cuộc sống thường nhật bị đe dọa (gọi là đối tượng
bảo trợ xã hội) không tự lo được cuộc sống (một hoặc nhiều năm)
để họ ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng xã hội và phát triển.
TGXHTX được xem là một trong những thành tố quan trọng cấu
thành nên hệ thống chính sách TGXH ở nước ta.
Quyền hưởng TGXH là quyền cơ bản của cá nhân trong xã hội, do


vậy quyền này được áp dụng đối với mọi đối tượng mà không có sự
phân biệt. Trên thực tế việc cụ thể hóa quyền này trong pháp luật
quốc gia phụ thuộc nhiều vào điều kiện cụ thể. Thông thường việc
xác định phạm vi đối tượng hưởng trợ giúp căn cứ vào nhu cầu trợ
giúp với các mức độ rủi ro khó khăn của đối tượng và khả năng
đáp ứng về tái chính của Nhà nước và của cộng đồng.
1. Đối tượng hưởng TGXHTX.
Nhóm đối tượng hưởng TGXHTX được quy định tại Điều 4 Nghị định
số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
“1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi
dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc
cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc
không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của
pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời
gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi
dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi
học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.


2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi
còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân
thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo
được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).
3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo
hiểm xã hội.
4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có
khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối

loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị
nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính,
sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ
nghèo.
6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ
gia đình nghèo.
7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ
rơi.
8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả
năng tự phục vụ.
9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16
tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng
đến dưới 18 tuổi”.


Và hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2010/NĐ-CP
của Chính phủ : Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó thì một số đối
tượng trợ giúp xã hội cần được hiểu như sau:“Người tàn tật nặng
không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ.
Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối
loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị
nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm. Hộ gia đình có từ 02 người trở
lên là người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ quy định
tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo
khoản 1 Điều 1 Nghị định này, người mắc bệnh tâm thần quy định
tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ- CP được sửa đổi theo
khoản 2 Điều 1 Nghị định này.”
Đây là những đối tượng không tự mình đảm bảo được cuộc sống

mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ thường xuyên trong một thời gian
hoặc thậm chí cả cuộc đời nhằm đảm bảo sự tồn tại. Điều kiện
hưởng cụ thể của từng nhóm đối tượng được quy định tại Điều 4
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.
Như vậy,pháp luật hiện hành đã không ngừng mở rộng phạm vi đối
tượng

hưởng

TGXHTX. Nếu

như trước đây, Nghị định

số

07/2000/NĐ-CP và nghị định số 168/2004/NĐ-CP chỉ bó hẹp phạm
vi với bốn diện đối tượng hưởng TGXHTXthì hiện nay đã mở rộng
tới chín diện đối tượng. Hơn thế, điều kiện xác định đối với từng
diện đối tượng cũng được quy định phù hợp hơn rất nhiều, đảm
bảo nguyên tắc ưu tiên và cân đối giữa nhu cầu đối tượng và khả
năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội.


Thực tế cho thấy sau khi Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được ban
hành thì số đối tượng hưởng TGXHTX lên đến 1.400.000 đối tượng,
gấp hơn 2 lần theo Nghị định số 07/2000/NĐ-CP. Và nếu như năm
2000 chúng ta mới thực hiện được TGXH thường xuyên cho
175.355 người thì đến năm 2006 chúng ta đã thực hiện được
460.000 người, đột biến đến năm 2007 con số đó là 578.000
Hiện nay, có một số người nhầm lẫn về đối tượng của xóa đói giảm

nghèo với TGXHTX. Giữa xóa đói giảm nghèo và TGXH có một
mảng giao thoa về đối tượng và nội dung, theo đó những đối tượng
đói nghèo khi rơi vào diện trợ giúp thì được hưởng trợ cấp TGXH và
ngược lại đối tượng của TGXH chính là đối tượng của xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên không phải tất cả những đối tượng xóa đói giảm
nghèo đều được hưởng trợ cấpTGXH. Chỉ những đối tượng nào có
đủ điều kiện hưởng trợ cấp mới được hưởng TGXH. Trong giai đoạn
hiện nay (2006-2010) việc xác định cá nhân hộ gia đinh thuộc diện
nghèo đói dựa trên tiêu chí mức chuẩn của pháp luật quy định như
sau: những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân từ
200.000đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn và
những

người



mức

thu

nhập

bình

quân

từ

260.000đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực thành thị thì được

coi là hộ nghèo. Trên thưc tế cho thấy đối tượng hưởng TGXHTX lại
chính là các đối tượng đói nghèo.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, cho thấy quy định của pháp luật hiện
hành còn một số bất cập về đối tượng hưởng TGXHTX như sau:
- Thứ nhất, sự bất hợp lý trong quy định điều kiện hưởng TGXH đối
với nhóm trẻ em mồ côi. Hiện nay, với điều kiện kinh tế, sức khỏe


trẻ em nói chung đã tham gia quan hệ lao động dưới các hình thức
khác nhau trong độ tuổi từ 12-13 trở lên và một phần trong số các
em đã tự đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày, thậm chí ở một
số gia đình khó khăn các em còn là trụ cột, lao động chính trong
gia đình. Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 3Bộ Luật Lao
động 2012 thì người đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia quan hệ lao
động. Như vậy, trẻ em từ 15 tuổi trở lên có thể tham gia vào
quann hệ lao động và có khả năng nuôi sống bản thân mình. Căn
cứ vào thực tế nói trên và tương quan về độ tuổi lao động tối thiểu
có thể thấy điều kiện xác định đối tượng hưởng TGXHTX là trẻ em
dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nếu còn đang đi học
(khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP) là không phù hợp.
Trong việc cân đối tài chính TGXH vốn đã khó khăn tại sao không
quy định giảm độ tuổi của nhóm đối tượng này cho phù hợp đồng
thời tạo cơ hội mở rộng phạm vi trợ giúp đối với các nhóm khác có
nhu cầu cấp thiết hơn.
- Thứ hai, cũng trong nhóm đối tượng trẻ em hưởng TGXHTX, pháp
luật chưa có sự thống nhất về phạm vi đối tượng hưởng cũng như
tiêu chí xác định, phân loại cụ thể để lựa chọn hình thức TGXH phù
hợp. Trong nhóm đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi được hưởng
TGXHTXhiện nay bao gồm cả trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc

hóa học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến nhu cầu cần lựa chọn
thuật ngữ thống nhất nhằm bao quát được các diện đối tượng này.
Mặt khác trong thực tế, có những trẻ em có nhu cầu trợ giúp bằng
tiền để đảm bảo sự tồn tại nhưng cũng có những đối tượng trẻ em
có nhu cầu họp tập văn hóa, học nghề hay nhu cần về chăm sóc y
tế, tình cảm, tư vấn hòa nhập cộng đồng... nếu không có sự phân


loại hợp lý ngay khi xác định đối tượng việc TGXH sẽ không đem
lại hiệu quả cao.
- Thứ ba, theo quy định của pháp luật TGXH có thể nhận thấy yếu
tố sức khỏe không phải là điều kiện quan trọng đặt ra để xác định
đối tượng hưởng trợ cấp, đặc biệt ở nhóm đối tượng người già cô
đơn không nơi nương tựa. Điều đó dẫn đến một thực tế là nhiều
người ở độ tuổi luật quy định (trên 60 tuổi) vẫn còn khỏe mạnh,
còn khả năng lao động tự nuôi sống bản thân mình nhưng đáp ứng
được đầy đủ điều kiện hưởng và về nguyên tắc họ thuộc diện
hưởng trợ cấp. Nhưng nếu cho họ hưởng thì đi ngược với mục đích
trước mắt của TGXH là “lưới đỡ kinh tế cuối cùng” đối với những
người thực sự khó khăn, không thể duy trì cuộc sống.
Việc bổ sung thêm điều kiện “thuộc hộ nghèo” đối với người cao
tuổi hiện nay đã khắc phục được nhược điểm lớn là không xem xét
đến điều kiện kinh tế trong các quy định trước đây. Song thực tế,
Việt Nam cho thấy cần xem xét đến tình trạng sức khỏe của đối
tượng người già, nâng cao độ tuổi hưởng trợ cấp nhằm tránh tình
trạng lạm dụng ỷ lại vào trợ cấp.
2. Điều kiện hưởng TGXHTX.
Điều kiện hưởng cụ thể của từng nhóm đối tượng được quy định tại
Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP
Khác với các chế độ trợ cấp khác trong hệ thông An sinh xã hội,

nghĩa vụ đóng góp không đặt ra như một điều kiện cho người
hưởng TGXHTX, tuy nhiên họ vẫn phải đáp ứng các điều kiện xác
định đối tượng với từng nhóm và nguyên tắc ưu tiên thực hiện.


Điều đó cũng có nghĩa là không phải mọi đối tượng đảm bảo điều
kiện theo quy định đều được hưởng trợ cấp mà còn phụ thuộc vào
khả năng đáp ứng tài chính và thứ tự ưu tiên đối với những đối
tượng khó khăn nhất theo địa bàn khu vực đó.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn của từng nhóm đối tượng TGXH
rất đa dạng, do vậy dẫn đến nhu cầu trợ giúp cũng rất khác nhau.
Nhằm đạt được mục đích trợ giúp pháp luật TGXH cũng dựa trên
nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng để quy định chế độ
hưởng với nội dung và hình thức trợ giúp đa dạng, linh hoạt: trợ
giúp bằng tiền, bằng hiện vật, bằng các biện pháp tư vấn, hỗ trợ
về tinh thần, hướng nghiệp dạy nghề hay chăm sóc tại các cơ sở
bảo trợ, chăm sóc tại cộng đồng. Nguyên tắc chung cho việc thực
hiện TGXH là ngoài phần đảm bảo của Nhà nước cần phát huy tối
đa sức mạnh của cộng đồng của bản thân đối tượng. Trong trường
hợp đặc biệt khó khăn, không thể không lo liệu được cuộc sống thì
được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước để
được nuối dưỡng chăm sóc.
3. Quyền lợi hưởng TGXHTX.
Quyền lợi cơ bản của đối tượng TGXHTX là được trợ cấp hàng
tháng. Mức trợ cấp được xác định trên cơ sở nhu cầu sống của đối
tượng và khả năng đáp ứng tài chính của Ngân sách nhà nước,
điều kiện cụ thể của địa phương. Trên cơ sở mức trợ cấp tối thiểu
do pháp luật quy định, Chủ tich UBND cấp tỉnh có quyền quyết
định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng thuộc quyền quản lý
cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nhưng

không được thấp hơn mức tối thiểu chung. Mức trợ cấp thường
xuyên được xác định theo mức sống tối thiểu của dân cư với hệ số


chuẩn (hiện nay là 180.000 đồng đã tăng 60.000 so với khi Nghị
định 67/2007/NĐ-CP được ban hành), trên cơ sở đó quy định cụ thể
mức sống của từng nhóm đối tượng. Việc cụ thể hóa mức hưởng
với từng nhóm đối tượng thậm chí với từng đối tượng tại khoản 4
Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP đã khắc phục được tình trạng
bình quân hóa trợ cấp TGXH trước đây. Đây có thể coi là một ưu
điểm lớn trong pháp luật hiện hành khi quy định mức trợ cấp
TGXH, tạo điều kiện nâng cao mức trợ cấp phù hợp với điều kiện
sống dân cư, đảm bảo giá trị trợ cấp cho người thụ hưởng.
Bên cạnh quyền lợi trợ cấp hàng tháng, các đối tượng được hưởng
quyền lợi về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe như được cấp thẻ Bảo
hiểm y tế, miễn phí chi phí Khám chữa bệnh, miễn giảm học phí,
cấp sách vở đồ dùng học tập, đào tạo nghề, ưu tiên bố trí việc làm,
hỗ trợ mai táng phí... Các đối tượng sống tại các cơ sở bảo trợ cần
được trợ cấp mua sắm tư trang, vật dụng cho đời sống hàng ngày,
trợ cấp mua thuốc chữa bệnh với người nhiễm HIV/AIDS ... Qua các
quy đinhn về chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên và thực tiễn
thực hiện cho thấy sự đa dạng hóa về hình thức trợ giúp đã đem
đến những hiệu quả cho công tác TGXH. Đối tượng hưởng không
chỉ được hỗ trợ về nhu cầu sinh sống tối thiểu mà còn nhận được
các hỗ trợ khác nhằm tạo điều kiện vươn lên, tự lực trong cuộc
sống.
Mặc dù vậy, chế độ TGXH thường xuyên cũng bộc lộ những hạn
chế nhất định. Theo Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 10/9/2004
trước đây mức trợ cấp cho đối tượng sống tại cộng đồng chỉ bằng
18,57 so với tiền lương tối thiểu và cũng bằng khoảng 17,1 mức

sống trung bình của cộng đồng dân cư, nếu so với chuẩn nghèo
nông thôn chỉ bằng 32,5%.


Khắc phục hạn chế này, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP quy định hệ
số mức chuẩn căn cứ theo mức sống tối thiểu của cộng đồng dân
cư. Song theo ước tính, mức chuẩn trợ cấp hiện nay cũng chỉ bằng
khoảng 60% mức chuẩn nghèo.
Mặc dù còn tính đến mức trợ giúp của địa phương và sự vươn lên
của bản thân đối tượng, song với mức tối thiểu như vậy vẫn là
thấp, đặc biệt trong hoàn cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao như
những năm gần đây. Hơn nữa, mức sống tối thiểu dân cư được điều
chỉnh theo chuẩn nghèo 5 năm một lần nên lấy tiêu chí này xác
định TGXH kém linh hoạt, không đáp ứng kịp thời với mức sống
thực tế.
II. Giải quyết tình huống.
Để giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho Anh A ta cần xem xét đến
các dữ liệu có liên quan như sau:
- Năm 2008: Anh A bị TNLĐ, suy giảm 27% khả năng lao động
- Tháng 5 năm 2012 vết thương tái phát phải vào viện điều trị,
được giám định lại suy giảm 35% khả năng lao động.
- Anh A xin nghỉ hưu sớm (58 tuổi) và đề nghị cơ quan BHXH thanh
toán 100% tiền lương trong thời gian anh điều trị vết thương tái
phát.
- Thời gian tham gia BHXH của A:


+ 18 năm (từ 1992 đến 2010).
+ 20,5 năm (từ 1992 đến tháng 5/2012).
1. Giải quyết quyền lợi liên quan đến TNLĐ vào năm 2010.

Theo quy định tại Điều 142 Bộ Luật Lao động được sửa đổi bổ sung
năm 2012 thì: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất
kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người
lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Như vậy, tai nạn được coi là TNLĐ khi người lao động bị tai nạn
trong quá trình sản xuất, trong giờ làm việc, tại nơi làm việc
(không căn cứ vào lỗi của người lao động); bị tai nạn ngoài nơi làm
việc, ngoài giờ làm việc nhưng phải gắn với yêu cầu chủ sử dụng
lao động; bị tai nạn trên tuyến đường đi và từ nơi ở đến nơi làm
việc (đoạn đường và thời gian phải phù hợp và mục đích phải phục
vụ công việc). Các trường hợp được coi là TNLĐ được pháp luật quy
định rất cụ thể tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 như
sau:
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các
điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công
việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;


c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong
khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định
tại khoản 1 của Điều này”.
TNLĐ là rủi ro mà người lao động không thể lường trước được. Việc
bị TNLĐ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình lao động của bản
thân, điều đó có nghĩa việc xảy ra TNLĐ sẽ làm giảm hoặc mất đi
thu nhập từ lao động, trong khi đó nhu cầu sinh hoạt và đời sống

của họ ngày càng tăng cao và không thể không có được. Do đó,
BHXH về TNLĐ càng trở nên thiết thực và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Theo như tình huống trên, vào năm 2010 do sơ xuất trong quá
trình vận hành máy nên anh A đã bị tai nạn và suy giảm 27% khả
năng lao động.
Tại khoản 1 Điều 142 Luật BHXH năm 2006 quy định: “Người lao
động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được
hưởng trợ cấp một lần”. Như vậy, với trường hợp của Anh A bị
TNLĐ suy giảm 27% thì anh được nhận trợ cấp một lần. Ngoài được
hưởng BHXH anh A còn được hưởng 100% tiền lương trong quá
trình điều trị lần đầu và được người sử dụng lao động chi trả các
chi phí, viện phí điều trị. Mức trợ cấp được tính dựa trên mức suy
giảm khả năng lao động và số năm đóng BHXH theo công thức quy
định cụ thể tại mục III.2 Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH.
Vào tháng 5 năm 2012 do vết thương tái phát nên anh A phải vào
viện điều trị và được giám định lại với kết quả là anh A suy giảm


35% khả năng lao động. Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật
BHXH về giám định mức suy giảm khả năng lao động:
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám
định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định”.
Như vậy, sau khi giám định lại sức khỏe do vết thương do bị TNLĐ
tái phát, anh A đã nhận được kết quả là bị suy giảm 35% khả
năng lao động. Trong trường hợp này pháp luật bảo hiểm cho phép
anh A được giám định lại sức khỏe do TNLĐ gây tổn hại đến sức
khỏe, cho nên anh A sẽ được thay đổi mức trợ cấp theo khoản 1

Điều 43 như sau: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động
từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng”. Như vậy, anh A
sẽ được thay đổi mức trợ cấp từ được nhận trợ cấp 1 lần sang trợ
cấp hàng tháng.
Theo quy đinh tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP,
cách tính trợ cấp háng tháng được tính theo mức suy giảm khả
năng lao động và mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH.
Mức trợ cấp tình theo mức suy giảm khả năng lao động như sau:
suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% mức lương
tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 2%
mức lương tối thiểu chung. Mức trợ cấp tính theo số năm đã đóng
bảo hiểm xã hội như sau: từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%,


sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức
tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc để điều trị.
Anh A được giám định lại lần 2 suy giảm 35% khả năng lao động,
thời gian đóng BHXH là 20,5 năm. Vậy theo công thức trên thì anh
A được hưởng như sau: (30% + 4,2 = 38% mức lương tối thiểu
chung) + (0,5% + 19,5 = 6,35% mức lương đóng BHXH của tháng
liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị).
Như vậy, anh A sẽ được hưởng 38% mức lương tối thiểu chung và
6,35% mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi anh vào
viện điều trị.
2. Giải quyết trường hợp anh A đòi cơ quan bảo hiểm thanh toán
100% tiên lương trong thời gian nằm viện.
Theo khoản 1 Điều 144 Bộ Luật Lao động 2012 có quy định về
trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ như
sau:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả đối với người lao động
tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ
cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không
tham gia bảo hiểm y tế.
2.Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian
điều trị”.


Như vậy, người sử dụng lao động (nhà máy Z) phải có trách nhiệm
thanh toán đầy đủ cho anh A từ chi phí sơ cứu, cấp cứu đến khi
điều trị TNLĐ đến khi sức khỏe ổn định cộng với khoản tiền lương
mà Anh A được hưởng khi nghỉ việc để điều trị TNLĐ. Cơ quan bảo
hiểm không có trách nhiệm thanh toán lương cho anh A mà chỉ có
trách nhiệm chi trả trợ cấp BHXH với cơ sở tính là tiền lương và
mức độ suy giảm khả năng lao động.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì tháng 5/2012 do vết thương tái
phát anh A phải vào viện điều trị. Việc nhập viện của Anh A lúc này
nguyên nhân là do vết thương do bị TNLĐ từ năm 2010 tái phát
chứ không phải do Anh A bị TNLĐ mới. Điều này đồng nghĩa với
việc Anh A sẽ không được điều trị theo chế độ TNLĐ mà lúc này
vết thương tái phát sẽ được hưởng như chế độ ốm đauvà mọi chi
phí viện phí của Anh A khi điều trị vết thương tái phát sẽ do cơ
quan BHYT chi trả.
- Về thời gian hưởng:
Anh A do làm việc trong điều kiện bình thường, đã đóng bảo hiểm
20,5 năm. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật BHXH:
“ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi
ngày nếu đã đóng BHXH dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu
đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi

ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên”. Như vậy, Anh A sẽ
được nghỉ 40 ngày. Sau thời gian này mà sức khỏe Anh A chưa hồi
phục thì A tiếp tục được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ năm
đến mười ngày trong năm (khoản 1Điều 12 Nghị định 152/NĐ-CP).
-

Mức hưởng như chế độ ốm đau:


Theo đề bài thì trường hợp của Anh A thuộc quy định tại khoản 1
Điều 23 Luật BHXH, cụ thể là làm việc trong điều kiện bình thường.
Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật BHXH thì Anh A được
hưởng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền
kề trước khi nghỉ việc và không thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm
thanh toán 100% tiền lương khi đang điều trị: “Người lao động
hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2
Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức
tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước
khi nghỉ việc”.
Trường hợp Anh A nghỉ dưỡng sức thì sẽ được hưởng thêm trợ cấp
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 26
Luật BHXH. Cụ thể, Anh A sẽ được hưởng mức một ngày bằng 25%
mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng
sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.
3. Giải quyết chế độ hưu trí cho Anh A:
Anh A làm đơn xin nghỉ hưu sớm với các dữ liệu liên quan như sau:
- 58 tuổi.
- Có 20,5 năm đóng BHXH.
- Bị suy giảm 35% khả năng lao động.

Luật BHXH 2006 quy định về điều kiện hưởng lương hưu tại Điều
50 như sau:


“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều
2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ
năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm
làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực
hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số
trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này
có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng
lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường
hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an
nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ
bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm
làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực
hệ số 0,7 trở lên”.



Và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động tại
Điều 51 như sau:
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều
2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên,
bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu
với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy
định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”.
Như vậy, có thể thấy Anh A chưa đủ điền kiện hưởng chế độ lương
hưu.
Tuy nhiên, Anh A lại có 20,5 năm đóng BHXH nên Anh A có thể
bảo lưu thời gian đóng BHXH theo quy định tại Điều 57 Luật BHXH
quy định như sau: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều
kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51
hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều
55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo
hiểm xã hội”.



×