Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chủ nghĩa duy thực tây âu trung cổ tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.7 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Triết học trong thời kì Trung cổ ở Tây Âu hình thành trong khoảng từ thế
kỉ V- XV, trong đó tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong đời
sống tinh thần xã hội. Tôn giáo đã bắt các hình thái ý thức xã hội phải phụ
thuộc vào nó. Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học- tất cả nội dung của các
khoa học đó đều được trình bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhà thờ.
Điều này cùng với đặc điểm kinh tế - xã hội Tây Âu lúc bấy giờ đã tạo cơ sở,
nền tảng cho sự ra đời và chi phối đặc điểm của tư tưởng triết học trung cổ
Tây Âu.
Một trong những đặc trưng nổi bật của tư tưởng triết học Trung cổ Tây
Âu cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh. Xét đến cùng, cuộc
đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối lập nhau: chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Phái Duy thực khẳng định: những khái niệm
phổ biến tồn tại thực sự và có trước sự tồn tại của các sự vật riêng lẻ; còn phái
Duy danh thì ngược lại: có các sự vật riêng lẻ tồn tại thực tế thì mới có những
khái niệm về chúng, các khái niệm về các sự vật chẳng qua chỉ là những từ,
những thuật ngữ diễn đạt các sự vật đó, những tên gọi các sự vật đó, chỉ là sự
đặt tên cho các sự vật đó. Phái Duy thực tìm cách xây dựng một hệ thống tư
tưởng theo lý tính để củng cố tôn giáo.
Trung cổ là thời đại chiếm ưu thế của hình thức tư duy tôn giáo, mà đối
với Tây Âu là Kytô giáo. Triết học trở thành công cụ của thần học, chịu sự chi
phối toàn diện của thần học Kytô giáo ở khía cạnh bản thể luận, nhận thức
luận và đạo đức, nhân sinh – xã hội. Chức năng của triết học không phải là
tìm kiếm và khám phá chân lý, mà chứng minh cho chân lý đã sẵn có. Mặc dù
chúng ta không thể phủ nhận tính chất duy tâm thần bí của triết học thời kỳ
này nói chung, của những quan điểm chủ nghĩa duy thực nói riêng, song khi
xem xét một cách toàn diện, có thể thấy rằng triết học thời kỳ này không hoàn
toàn là một màu xám, không hoàn toàn đứt gãy với nền triết học trước hay sau
đó. Hơn nữa, thông qua cuộc đấu tranh rất quyết liệt giữa chủ nghĩa duy thực
1



và chủ nghĩa duy danh, giữa tư tưởng thần học - triết học, giữa niềm tin tôn
giáo - lý trí… các nhà triết học thể hiện mong muốn tạo ra được những dấu ấn
riêng, góp phần tìm tòi, nghiên cứu, tạo ra màu sắc riêng trong tư tưởng triết
học nhân loại. Chính bởi những lí do đó, em lựa chọn đề tài: “ Chủ nghĩa duy
thực Tây Âu trung cổ” nhằm tìm hiểu một cách khách quan, rõ ràng về các
quan điểm triết học của chủ nghĩa duy thực thời kì này, góp phần hiểu sâu sắc
hơn về nền triết học Tây Âu thời Trung cổ.

2


NỘI DUNG
Chương 1:
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC
TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế: đây là giai đoạn thực hiện bước chuyển từ chế độ chiếm hữu
nô lệ sang xã hội phong kiến:
Từ thế kỷ thứ V những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh
giai cấp khác bên trong cùng với sự tiến công của các man tộc bên ngoài đã
dẫn tới sự sụp đổ của đế quốc La mã phương Tây - chế độ nô lệ chấm dứt, chế
độ phong kiến ra đời trên sự hoang tàn của kinh tế và văn hoá. Nghề thủ công
suy sụp, thương nghiệp giảm bớt, các thành phố cổ đại tiêu điều nhường chỗ
cho nền kinh tế nông nghiệp, trung tâm của cuộc sống chuyển về nông thôn
với việc xác lập nền kinh tế tự nhiên, nô lệ trở thành những nông dân tự do.
Đặc điểm của nền kinh tế phong kiến là nền kinh tế mang tính tự nhiên, tự
cung tự cấp, đóng kín và trì trệ dựa trên lao động thủ công thô sơ với hình
thức bóc lột phát canh thu tô của địa chủ đối với nông dân. Nhìn chung đây là
nền kinh tế thụt lùi so với thời cổ đại.

Song, cuối thời kỳ phong kiến (thế kỷ XII -XIV) nền kinh tế bắt đầu có sự
phát triển: kinh tế tiền tệ dần thay thế nền kinh tế tự nhiên, thủ công nghiệp và
thương nghiệp phát trỉển, nhiều thành phố thương cảng mọc lên, một số
ngành kỹ thuật khá phát triển. Sự tiến bộ này tạo tiền đề cho thời kỳ phục
hưng, cho sự quá độ từ phong kiến lên Tư bản.
Về chính trị-xã hội: xã hội phân hóa thành hai giai cấp lớn là địa chủ và
nông dân. Quyền chiếm hữu ruộng đất, các tư liệu sản xuất khác cũng như sản
phẩm làm ra thuộc về địa chủ phong kiến. Cuối thời kỳ này diễn ra các cuộc
thập tự chinh thúc đẩy công thương nghiệp phát triển, tạo ra một tầng lớp thị
3


dân đương đầu với lãnh chúa đồng thời giúp cho văn hoá phương tây giao lưu
với văn hoá phương Đông.
Về mặt tinh thần: thời kỳ trung cổ ở Tây Âu lúc đầu là cơ đốc giáo sau là
thiên chúa giáo là hệ tư tưởng thống trị, những giáo lý tôn giáo trở thành
những nguyên lý về chính trị, kinh thánh có vai trò như luật lệ trong mọi cuộc
xét sử, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, thế giới quan thần
học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị.
Giáo hội thiên chúa giáo là thế lực phong kiến quan trọng, giáo hội có
quyền sở hữu đối với nhiều ruộng đất, là đại diện cho pháp luật và chính trị, là
công cụ thống trị quần chúng về mặt tinh thần. Toàn bộ đời sống tinh thần của
xã hội đều đặt dưới sự thống trị của nhà thờ thiên chúa giáo.
Thời kỳ này, nông dân, thậm chí cả võ sỹ phong kiến không có học và
không biết chữ, chỉ có tầng lớp tăng lữ có học để viết sách và giảng kinh, tăng
lữ độc quyền thống trị văn hoá, dẫn tới thời kỳ này văn hoá phát triển chậm
chạp và trì trệ. Các sử gia gọi đây là “đêm trường trung cổ”. Và là thời kỳ mà
chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh viện đã ngự trị trong đời sống tinh thần
của nhân dân.
Tóm lại, Giai đoạn lịch sử Tây Âu trung cổ là sự phát triển hợp quy luật,

mặc dù thời kỳ đầu xét trên bình diện tư duy triết học và thế giới quan khoa
học là một bước lùi so với thời kỳ cổ đại. Nhưng trong tổng thể của của tiến
trình vận động, phát triển của lịch sử thì những thành quả của kinh tế văn hoá,
khoa học trong giai đoạn này là những tiền đề tất yếu cho sự phát triển liên
tục của lịch sử châu Âu. Đó là những điều kiện không thể thiếu cho sự ra đời,
phát triển và phục hưng của các giá trị kinh tế, văn hoá và khoa học của châu
Âu hiện đại.
1.2 Đặc trưng của triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ
Thứ nhất, triết học Tây Âu trung cổ bị chi phối mạnh bởi tư tưởng thần
học và tôn giáo của thiên chúa giáo. Triết học thời kỳ này mang đậm tính tôn
giáo, hầu hết các nhà triết học là thần học, và một trong những đặc điểm nổi
4


bật là chứng minh sự tồn tại của thượng đế, và chứng minh cho những tín điều
tôn giáo của nhà thờ. Đây là thời kỳ thụt lùi so với thời kỳ cổ đại.
Thứ hai, triết học kinh viện là đặc trưng bao trùm triết học thời kỳ này,
được nghiên cứu sáng tạo chủ yếu bởi các nhà triết học thần học trong các cơ
sở giáo dục của cơ đốc giáo (tu viện, trường dòng), do đó nó xa rời thực tiễn
của xã hội và con người.
Triết học tập trung giải quyết một vấn đề xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết
học Tây Âu khoảng một nghìn năm và cũng là vấn đề trung tâm: đó là mối
quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và trí tuệ lý trí của con người và họ coi niềm
tin tôn giáo giữ vị trí vai trò hàng đầu trong quan hệ với lý trí.
Thứ ba, Các nhà triết học đều giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và
cái riêng (giữa khái niệm và các sự vật riêng lẻ), trên cơ sở đó nảy sinh hai
khuynh hướng triết học phổ biến là chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy
danh. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh là biểu
hiện của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ nghĩa Duy tâm của
thời Trung cổ.

Thứ tư, triết học thời kỳ này chứa đựng chủ nghĩa tự nhiên thần luận và
phiến thần luận.
Thứ năm, Triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ là bước thụt lùi so với thời
kỳ cổ đại trong lịch sử Triết học.

5


Chương 2
NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
DUY THỰC Ở TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ.
Triết học thời kỳ này mang đậm tính tôn giáo, hầu hết các nhà triết học là
thần học, và một trong những đặc điểm nổi bật là chứng minh sự tồn tại của
thượng đế, và chứng minh cho những tín điều tôn giáo của nhà thờ. Đây là
thời kỳ thụt lùi so với thời kỳ cổ đại.
Các nhà triết học đều giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
(giữa khái niệm và các sự vật riêng lẻ), trên cơ sở đó nảy sinh hai khuynh
hướng triết học phổ biến là chủ nghĩa Duy thực và chủ nghĩa Duy danh.
Nếu như phái duy danh cho rằng, các sự vật riêng lẻ, cá biệt là những cái
có thực; còn những cái phổ biến chỉ là những tên gọi do con người đặt ra rồi
gán cho chúng. Chẳng hạn, "con người" là tên gọi dùng để chỉ tất cả những
con người riêng lẻ chứ không có con người nói chung; cái nhà chỉ là tên gọi
của những cái nhà riêng lẻ, không có cái nhà nói chung; thì phái duy thực lại
cho rằng, cái chung mới là cái có thực vì nó tồn tại độc lập, không phụ thuộc
vào cái riêng và sinh ra cái riêng. Cái chung là thực thể tinh thần như thượng
đế, tinh thần thế giới, là "ý niệm". Cái chung là cái có trước và tồn tại khách
quan trong các sự vật riêng lẻ.
2.1.Giai đoạn đầu thời Trung cổ:
Các lí thuyết triết học thời trung cổ chịu ảnh hưởng của nền triết học đạo
Cơ đốc từ thế kỉ II đến thế kỉ IV. Vì vậy, nghiên cứu triết học đạo thời trung

cổ không thể tách rời sự nghiên cứu triết học giai đoạn đạo Cơ đốc.
Giai đoạn triết học đạo Cơ đốc có thể coi là giai đoạn đệm giữa hai giai
đoạn cổ đại và trung đại, các nhà duy thực nổi tiếng như: Tectulieng,
Oguytxtanh…
2.1.1.Tectulieng (khoảng năm 160- 230)
Tectulieng sinh ra ở Catagio ( La Mã), là một cha cố nhà thờ.
6


Ông đã tách trí tuệ triết học ra khỏi niềm tin tôn giáo nhưng không phải
đề cao mà nhằm phủ nhận nó. Ông cho rằng: “ Trí tuệ không có khả năng
sáng tạo được cái gì trong giới tự nhiên, còn tôn giáo tôn giáo thì ngược lại,
chứa đựng trong nó mọi thứ”.
Ông quan niệm có hai loại chân lí là: chúa trời và loài người. Hai loại
chân lí này không dung hợp nhau, trong đó chân lí của chúa trời là cái không
thể chứng minh được và phải tin kể cả khi ta cảm nhận điều đó là vô lí. Từ đó
ông đưa ra luận đề: “ Tôi tin vì điều đó là vô lí”.
Tiectulieng đã phân biệt ranh giới giữa trí tuệ và niềm tin tôn giáo. Ông
cho rằng trí tuệ chỉ nắm được giới tự nhiên và gắn con người với giới tự
nhiên, còn niềm tin tôn giáo vượt ra ngoài giới hạn của giới tự nhiên, đó là
giới hạn ngự trị của Thượng đế, giới hạn này vượt quá sự hiểu biết của con
người về mặt trí tuệ. Trong lĩnh vực trí tuệ của con người và giới tự nhiên,
ông lên án triết học vì triết học luôn gây ra sự nghi ngờ của con người, do đó
sẽ làm giảm sức mạnh của nhà thờ.
Ông thừa nhận sự tồn tại của Thượng đế. Ông viết: “ Người nào mà
chúng ta tôn thờ thì đó là Chúa duy nhất, là Thượng đế. Thượng đế là không
thể nhìn thấy, mặc dầu bằng sự ban thưởng của mình, ngài đã hiện hình trong
chúng ta. Thượng đế là không thể hiểu được mặc dầu chúng ta vẫn cảm nhận
được”.
Quan điểm trên đây của ông bị các nhà duy vật phê phán rất mạnh. Hôn

bách đã bác bỏ luận đề: “ Tôi tin vì điều đó là vô lí” của Tiectulieng và nhận
xét: Các nhà khoa học không tin vào chúa vì họ không thể tin vào điều vô lí.
Tiectulieng bắt đầu công bố tác phẩm nổi tiếng nhất của mình vào năm
197. Tuy nhiên, nó quá mang đậm tính cá nhân khi tìm kiếm cho sự thật,
cùng với tính cách không khoan nhượng - ông là một người đàn ông rất khắt
khe - dần dần đã dẫn ông chuyển từ Giáo Hội sang giáo phái Montanist. Tuy
nhiên, tính sang tạo trong tư tưởng của ông cùng với hiệu quả sắc bén của
ngôn ngữ, đã cho ông một vị trí cao trong các tác phẩm Cơ-đốc giáo cổ xưa.
7


Những tác phẩm biện giải của ông vượt trên tất cả những người nổi tiếng
nhất. Thể hiện hai mục đích quan trọng: để bác bỏ những cáo buộc nghiêm
trọng mà dân ngoại đạo dành cho các tôn giáo mới; và có tính chất đề xuất và
truyền giáo hơn, để truyền đạt sứ điệp Phúc Âm bằng việc đối thoại với văn
hóa vào thời bấy giờ.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Apologeticus, tố cáo hành vi bất công
của các cơ quan chính trị đối với Giáo Hội; giải thích và bảo vệ giáo lý và tục
lệ của những người theo đạo Cơ-đốc; giải thích sự khác biệt giữa các tôn giáo
mới và các dòng triết học hiện tại; ông cho thấy sự chiến thắng của Thần
Linh là Đấng chôn vùi bạo lực của các kẻ bách hại bằng máu đổ, khổ đau và
đức nhẫn nại của các vị tử vì đạo. Ông viết: “Như nó thực sự được tinh
luyện, việc hung ác của các người chẳng đạt được mục đích gì hết, trái lại,
đối với cộng đồng của chúng tôi thì nó là một lời mời gọi. Chúng tôi nhân lên
mỗi lần có một người nào trong chúng tôi bị tàn sát: Máu của những người
Cơ-đốc là một hạt giống vậy”
Thêm vào đó, Tiectulieng đã thực hiện được một bước lớn trong việc phát
triển tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi. Ông đã mang lại cho chúng ta, bằng tiếng
Latinh, những từ ngữ thích đáng để diễn tả mầu nhiệm cao cả này, đưa ra
những từ ngữ “một bản thể duy nhất” và “ba Ngôi Vị”. Cũng tương tự như

thế, ông đã phát triển rất nhiều thứ ngôn từ chính xác để diễn tả mầu nhiệm về
Chúa Giê-su, Con của Thiên Chúa và là Con Người thật.
Nhân vật Phi Châu này cũng nói về Chúa Thánh Thần trong các tác phẩm
của mình, cho thấy tính chất riêng và thần linh của Ngài: “Chúng ta tin rằng,
theo lời hứa của mình, Chúa Giê-su đã từ Cha sai Thánh Thần là Đấng An Ủi,
Đấng Thánh Hóa theo đức tin của tất cả những ai tin kính Cha, Con và Thánh
Thần”
Có nhiều bản văn về Giáo Hội được Tiectulieng bao giờ cũng nói đến như
là “người mẹ”. Cho dù sau khi đã tham gia phái Montanism, ông vẫn không
8


bao giờ quên rằng Giáo Hội là Mẹ đối với niềm tin của chúng ta và đời sống
Cơ-đốc Giáo của chúng ta.
Từ quan điểm của nhân loại thì người ta có thể nói không chút hoài nghi
về vai trò của Tiectulieng. Theo giòng thời gian, ông đã tiến đến chỗ đòi hỏi
nhiều hơn nơi những người Cơ-đốc. Ông mong muốn họ, vào bất cứ lúc nào,
nhất là trong thời kỳ bị khủng bố, phải hành động một cách anh hùng.
Cuối cùng, Tiectulieng vẫn là một nhân chứng đáng kể trong những năm
đầu của Giáo Hội, khi mà những người Cơ-đốc thấy mình trở thành những
chủ thể thực sự của một “nền văn hóa mới” giữa di sản cổ điển và sứ điệp
Phúc Âm.
Câu nổi tiếng của ông nói rằng linh hồn của chúng ta “bẩm sinh là Cơ-đốc
Giáo”, một câu được Tiectulieng muốn dùng để khơi lên cái liên tục giữa các
giá trị về nhân bản đích thực với những giá trị của Cơ-đốc Giáo. Và một ý
tưởng khác của ông, được trích từ các Phúc Âm, nói rằng “những người Cơđốc không thể hận ghét, không thể thậm chí đối với cả những kẻ thù của
mình”, một câu hàm ý về luân lý liên quan tới việc chọn lựa theo đức tin, cho
rằng “vấn đề bất bạo động” là lề luật của cuộc sống: Thực vậy, không ai có
thể thoát được sự thích đáng sâu sắc của giáo huấn này.
Tóm lại, trong các bản văn của Tiectulieng có nhiều đề tài mà chúng ta

ngày nay vẫn còn được kêu gọi để đối diện. Chúng kêu gọi chúng ta hãy thực
hiện một cuộc sát hạch nội tâm cách hiệu quả, một việc làm tôi muốn kêu gọi
tất cả mọi tín hữu, để nhờ đó họ biết cách bày tỏ, một cách thuyết phục hơn
bao giờ hết, “Qui Luật Đức Tin” là những gì – trở lại với Tiectulieng – “qui
định niềm tin tưởng rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và Ngài chính là
Đấng Hóa Công của thế giới, Đấng đã dựng nên tất cả mọi sự từ hư không
bằng Lời của Ngài, được tạo ra trước tất cả mọi thứ”.
2.1.2.Oguytxtanh (354-430)

9


Ông là giáo chủ, nhà văn, nhà thần học. Ông chống đối mạnh mẽ chủ
nghĩa duy vật, ông có khoảng 100 tác phẩm chống khoa học, chống triết học
duy vật, bảo vệ niềm tin cơ đốc giáo.
Ông cho rằng toàn bộ thế giới giàu có xung quanh con người là do thượng
đế sáng tạo và được nhận thức bởi thượng đế.Tuy nhiên, Thượng đế rất huyền
bí và hư ảo, Thượng đế không nằm trong các sự vật cảm tính.
Nếu Thượng đế không nằm trong các sự vật cảm tính thì làm sao con
người có thể nhận thức được và tin rằng có Thượng đế tồn tại? Từ câu hỏi này
ông chuyển sang vấn đề con người và tồn tại con người. Theo ông, con người
gồm thể xác bên ngoài và linh hồn bên trong, thể xác là cái tồn tại cảm tính
nên không có Thượng đế ở đó do đó phải tìm Thượng đế ở linh hồn bên trong
con người. Do Thượng đế ngự trị bên trong con người nên đã tạo cho con
người một sức mạnh tinh thần, sức mạnh tinh thần cao hơn nhiều sức mạnh
thể xác.
Ông cho rằng Thượng đế là sức mạnh và quyền lực tuyệt đối, còn ý chí
con người chỉ tự do trong giới hạn tiền định của Thượng đế.
Về nhận thức luận, Oguytxtanh có hai quan điểm:
Thứ nhất, ông cho rằng mục đích tối cao là nhận thức được Thượng đế,

mà muốn nhận thức được Thượng đế thì không thể bằng trí tuệ mà phải bằng
niềm tin. Do vậy, niềm tin tôn giáo phải hòa đồng với hiểu biết của con
người. Từ đó, ông đưa ra luận đề: “ Con người phải tin để hiểu và cần phải
hiểu để tin”.
Thứ hai, nhận thức của Thượng đế thường diễn ra ở qua 3 mức độ:
+ Thông qua cảm giác bên ngoài.
+ Thông qua cảm giác bên trong.
+ Nhận thức bằng lí trí
Ông đề cao tự ý thức, nghĩa là để tìm chân lí con người không cần đi ra
khỏi tâm hồn mình mà tìm nó ngay trong tâm hồn mình bởi vì chân lí tối cao,
thượng đế đều nằm trong tâm hồn mình.
10


2.2. Giai đoạn chủ nghĩa kinh viện
Quá trình phát triển của chủ nghĩa kinh viện có thể chia làm ba thời kì:
thời kì đầu ( từ thế kỉ IX đến thế kỉ XII); thời kì hưng thịnh ( thế kỉ XIII); thời
kì suy tàn ( thế kỉ XIV- XV).
Triết học kinh viện được nghiên cứu sáng tạo chủ yếu bởi các nhà triết
học thần học trong các cơ sở giáo dục của cơ đốc giáo (tu viện, trường dòng),
do đó nó xa rời thực tiễn của xã hội và con người.
Vấn đề trung tâm mà các nhà kinh viện chú ý nghiên cứu là vấn đề mối
quan hệ giữa tri thức và niềm tin tôn giáo. Xuất phát từ chỗ coi niềm tin tôn
giáo giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ với lí trí, các nhà kinh viện
đã đi tới nghiên cứu những vấn đề triết học, có liên quan mà quan trọng nhất
là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Đây là vấn đề làm đau đầu các
nhà triết học trung cổ, bởi vì người ta chưa giải thích được một hiện tượng là
con người luôn luôn tư duy, suy nghĩ bằng các khái niệm, bằng cái chung,
nhưng trong thế giới hiện thực lại chỉ tồn tại các sự vật cụ thể, riêng lẻ.
Giải quyết vấn đề trên đã có hai quan điểm cơ bản: quan điểm của chủ

nghĩa duy thực và quan điểm của chủ nghĩa duy danh. Cuộc đấu tranh giữa
hai quan điểm này đã xuyên suốt toàn bộ lịch sử triết học trung cổ. Phái duy
thực khẳng định rằng cái chung hay khái niệm chung là tồn tại thực, không
phụ thuộc vào tư tưởng hay tiếng nói của con người.
Các đại biểu của chủ nghĩa duy thực thời kì này:
2.2.1. Giangxicot Origienno (810- 877)
Ông là người Ailen, đại biểu của chủ nghĩa kinh viện giai đoạn đầugiai đoạn giải quyết mối quan hệ giữa trí tuệ và niềm tin tôn giáo với cách giải
quyết là giữa trí tuệ và niềm tin tôn giáo có thể dung hợp nhau. Ông cho rằng:
“ Nhiệm vụ cao cả của trí tuệ là giải thích ý nghĩa của kinh thánh”.
Ông là đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy thực, đồng thời là một nhà
thần học triệt để nên trong hầu hết tác phẩm của mình ông đều đề cao Thượng
đế. Ông cho rằng thế giới phát triển theo 4 giai đoạn:
11


+ Giai đoạn 1: Giới tự nhiên biểu hiện như vật sáng tạo mà không phải
vật được sáng tạo- đó là Thượng đế. Như vậy, Thượng đế là cơ sở đầu tiên
của thế giới.
+ Giai đoạn 2: Giới tự nhiên biểu hiện ra vừa là vật sáng tạo vừa là vật
được sáng tạo, đó là con người Thượng đế ( Chúa Giesu).
+ Giai đoạn 3: Giới tự nhiên biểu hiện ra chỉ là vật được sáng tạo, đó là
thế giới các sư vật, hiện tượng cụ thể.
+ Giai đoạn 4: Giới tự nhiên biểu hiện ra không phải vật sáng tạo cũng
không phải vật được sáng tạo, đó là Thượng đế tồn tại với tư cách là mục đích
của quá trình thế giới.
Ông cho rằng Thượng đế tối cao trong ý niệm của chúng ta biểu hiện
như là toàn bộ giống loài. Giống và loài khi được xác định bằng thuộc tính bộ
phận thì nó trở thành các sự vật cụ thể, riêng lẻ. Khi các sự vật riêng lẻ ấy
thống nhất lại bằng những ý niệm, tư tưởng thì lại trở thành Thượng đế.
Trong quan điểm về con người, ông cho rằng con người không độc lập

trong đời sống của mình, con người tồn tại như một thế giới thu nhỏ, cũng có
những quá trình phát triển theo giai đoạn như giới tự nhiên, có những biến đổi
liên tục của lí trí, tình cảm, cuộc sống bên trong. Do vậy, con người chính là
Thượng đế thu nhỏ.
Về nhận thức luận, ông đi theo quan điểm của chủ nghĩa duy thực trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Theo ông, cái chung
có trước cái riêng và là cơ sở của cái riêng, và nó tạo nên bản chất của mọi cái
riêng.
Mặc dù quan điểm triết học của Origienno có tính chất duy tâm tôn
giáo và thần bí nhưng nó cũng chứa đựng những tư tưởng tiến bộ. Vì vậy, nhà
thờ coi quan điểm triết học của ông như là một nguy cơ vì nó làm nảy sinh tư
tưởng phiếm thần luận về thế giới và nghi ngờ ý chí của nhà thờ. Do đó, đến
năm 1210 học thuyết của ông bị nhà thờ lên án và cho là tà đạo.
2.2.2. Tômát Đacanh ( 1225- 1274)
12


Tômát Đacanh là đại biểu của chủ nghĩa kinh viện thời hưng thịnh, ông
là nhà triết học, nhà thần học người Ý, có công sáng lập ra chủ nghĩa Tomat,
được dùng làm cơ sở cho kinh thánh sau này, là một trong những người sáng
tạo ra dòng Dominic.
Ông là người được nhà thờ thiên chúa giáo trao nhiệm vụ nghiên cứu
triết học của Aristot và biến triết học này thành cơ sở lí luận của nhà thờ. Vì
vậy, khi nghiên cứu triết học của Aristot, ông đã kế thừa mặt duy tâm để phục
vụ nhà thờ.
- Quan điểm giải quyết giữa trí tuệ và niềm tin tôn giáo:
Khi giải quyết mối quan hệ giữa triết học và thần học thì quan điểm của
ông là không đối lập giữa triết học và thần học mà mỗi bên có đối tượng
nghiên cứu riêng của mình. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà thần học nên
ông đã hạ thấp triết học so với thần học, thậm chí ông bắt triết học phụ thuộc

vào thần học, cho rằng chân lí của thần học là siêu trí tuệ, tức là nó không
phải là những cái mà trí tuệ con người xâm nhập vào được.
- Quan niệm về giới tự nhiên:
Do kế thừa măt duy tâm nên trong quan niệm về giới tự nhiên, ông nói: “
Giới tụ nhiên và sự trật tự của nó chỉ là sự chuẩn bị cho vương quốc giàu có ở
trên trời, đều do Thượng đế sắp đặt, Thưowngj đế là mục đích tối cao, là quy
luật vĩnh cửu thống trị mọi vật, do đó ông ra sức tôn sùng Thượng đế.
- Quan điểm triết học xã hội:
Ông đề cao sự thống trị của nhà thờ ki nói rằng: “ Cuộc sống dưới trần thế
chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc sống tinh thần ở thế giới bên kia”.
Nói về nhà nước, ông cho rằng nhà nước không phải là hình thức tự nhiên,
không phải là tất yếu của đời sống con người, nhà nước chỉ buộc con người
quy phục về mặt thể xác mà không buộc được quy phục về mặt tinh thần. Quy
phuc về mặt tinh thần đó là niềm tin tôn giáo, vì vậy chính quyền tối cao là
của nhà thờ. Nhà thờ là người đại diện tối cao của chúa, đứng trên các vương
quốc trần thế, nắm trong tay mọi cái.
13


- Với tư cách là nhà triết học kinh viện thuộc chủ nghĩa duy thực ôn hòa
nên ông đã đưa ra lí thuyết ba mặt của cái chung:
+ Cái chung có trước cái riêng: tồn tại trong trí tuệ của Thượng đế, do vậy
cái chung là mẫu mực, vĩnh cửu.
+ Cái chung có trong cái riêng, nó tạo nên bản chất của cái riêng.
+ Cái chung có sau cái riêng, đó là kết quả của sự khái quát hóa, trừu
tượng hóa trí tuệ của con người.
Từ ba cái chung này tạo nên Tam vị nhất thể.
- Quan điểm lí luận nhận thức:
Dựa vào học thuyết hình dạng của Aristot, Tômát Đacanh đã phân tích:
+ Khi nhận thức thì chủ thể chỉ nhận thức hình dạng của khách thể chứ

không phải vật chất của nó bởi vì khi khách thể biểu hiện trong chủ thể thì chỉ
biểu hiện được hình ảnh của nó trong tư tưởng mà không thể hiện được mặt
vật chất của nó.
+ Có hai loại hình dạng mà chủ thể tiếp nhận từ khách thể: Hình dạng cảm
tính và Hình dạng trí lực.
Trong đó, hình dạng cảm tính có tính ngẫu nhiên, bề ngoài: hình dáng,
màu sắc, mùi vị, số lượng… Còn hình dạng trí lực thì lại xâm nhập vào bản
chất bên trong của đối tượng. Hình dạng cảm tính phản ánh cái riêng, cái cá
biệt, còn hình ảnh trí lực phản ánh cái chung.
Lí luận trên đây của Tômát Đacanh vào giai đoạn hưng thịnh của chủ
nghĩa kinh viện đã được xem là sự tiến bộ. Tuy nhiên, nó vẫn mang một
khuyết điểm chung của kinh viện trung cổ: xa rời thực nghiệm, từ bỏ thực
tiễn.
- Quan niệm về vật chất:
Quan niệm về vật chất của ông đã có yếu tố trừu tượng hóa, tức là ông
không quy vật chất nói chung vào một vật thể cụ thể nào đấy mà ông cho rằng
vật chất nói chung là không có hình dạng, đó là loại vật chất không xác định,
thụ động, nó chỉ tồn tại với tính cách là một hình dạng thuần túy. Khi nào vật
14


chát này được một nội dung sát nhập vào thì khi đó nó mới là một cái tồn tại
chân thực và ông ví cái tồn tại chân thực ấy chính là Thượng đế.
- Quan niệm về con người:
Thừa nhận con người có hai mặt là thể xác và linh hồn. Ông bàn nhiều về
linh hồn của con người, trong đó linh hồn của con người là một loại hình dạng
khi một vật chất nào đó gia nhập vào cái hình dạng này thì một cá nhân xuất
hiện. Khi cá nhân đó chết đi, tức là thể xác đó tan biến thì linh hồn tách khỏi
thể xác và sống một cuộc sống vĩnh cửu, bất tử vì vậy mục đích cuối cùng của
con người là phải hành động sao cho đạt được thế giới hoàn toàn của thế giới

bên kia.
Tóm lại, nguyên lý cơ bản của triết học Tômát Đacanh là sự hài hoà giữa
đức tin và lý tính, lý tính có thể chứng minh một cách hợp lý sự tồn tại của
thượng đế và có thể bác bỏ những ý kiến chống lại chân lý của đức tin. Vì thế
ông được coi là nhà duy thực ôn hoà. Bắt đầu từ năm 1879, hệ thống kinh
viện của ông được coi là triết học chân thực của đạo thiên chúa và được các
nhà tư tưởng chống cộng sử dụng để đấu tranh chống lại thế giới quan khoa
học mác xít.

15


KẾT LUẬN
Sự tồn tại và phát triển của triết học Tây Âu thời kỳ Trung cổ không phải
là sự đứt đoạn tuyệt đối với triết học cổ đại, mặc dù nó là bước lùi rất xa so
với triết học Tây Âu cổ đại, nhưng đây là bước lùi hợp quy luật của sự phát
triển, là đoạn đứt trong tính liên tục của sự phát triển đúng quy luật. Mục
đích cao nhất của các trào lưu triết học, trong đó có chủ nghĩa duy thực là
phục vụ tôn giáo và nhà thờ, xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến
bộ thời cổ đại.
Các nước Tây Âu thời trung cổ đã chìm đắm trong đêm trường của những
tư tưởng duy tâm, tôn giáo, thần học và chủ nghĩa ngu dân. Trong đó chủ
nghĩa kinh viện, với phương pháp suy luận hình thức, cóp nhặt và tư tưởng
khắc kỷ giả dối đã thống trị tư tưởng xã hội.
Tuy nhiên, sự đấu tranh dai dẳng chống lại trào lưu duy thực của trào lưu
duy danh đã góp phần khai tử chủ nghĩa kinh viện vào thế kỷ XV và chuẩn bị
cho sự ra đời của khoa học và triết học thời Phục hưng và cận đại.

16



MỤC LỤC

17



×