Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO cáo THUYẾT TRÌNH VI SINH ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.1 KB, 15 trang )

HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH VI SINH ỨNG DỤNG
NHÓM 7
LỚP K14S1
CHUYÊN ĐỀ:

CÁC CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP VI SINH
A. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT:
I. Thuốc trừ sâu hóa học:
Hàng năm trên thế giới sản lượng lương thực, rau quả bị mất do sâu bệnh
vào khoảng 20 -35%. Từ năm 1960 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã
sử dụng ồ ạt các chất hóa học để phòng trừ sâu bệnh.
Bên cạnh những lợi ích trước mắt mà thuốc trừ sâu hóa học đem lại thì nó
cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm bên trong.
+ Ưu điểm: Khả năng tiêu diệt sâu bệnh rất lớn hiệu quả nhanh.
Nhưng dần dần sau hơn 40 năm thế giới sử dụng nó bộc lộ ra những mặt
xấu và có những nhược điểm khó chấp nhận được.
+ Nhược điểm:
• Việc lạm dụng thuốc hóa học trong thời gian dài đã làm mất đi
tính đa dạng trong sinh học về số lượng và số loài các côn trùng
có ích đã giảm rất nhiều dẩn đến mất cân bằng sinh thái là
nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều loại dịch
hại như: chuột, ốc bưu vàng, rầy nâu, sâu xanh, vàng lá, v.v…

1



HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

• Việc sử dụng không theo một chỉ dẫn cụ thể nào tạo ra sự dư
thừa. Thuốc dư thừa không chỉ tồn tại trong đất, trong nước mà
còn bám vào các loại nông sản gây ra hiện tượng ngộ độc ngày
càng nhiều. Do đó ở một số quốc gia đã cảnh báo và cấm sử
dụng rất nhiều loại hóa chất.
• Hiện tượng kháng thuốc của một số loài sâu hại quan trọng
cũng đã được ghi nhận.
• Chi phí sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và cỏ dại khá tốn kém.
II. Thuốc trừ sâu sinh học:
Trước những nhược điểm còn tồn đọng của thuốc trừ sâu hóa học đó là
nguồn động lực thúc đẩy cho sự tiến bộ của ngành công nghệ sinh học,
đặc biệt là công nghệ vi sinh. Ngày càng nhiều các chế phẩm thuốc trừ
sâu có nguồn gốc sinh học ra đời và dần dần thay thế cho các loại thuốc
trừ sâu hóa học vốn đã trở nên quen thuộc với người dân.
Hiệu quả của thuốc trừ sâu sinh học là dựa trên nền tảng khoa học là
sự đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong giới sinh vật.
Vi sinh vật vốn có khả năng tổng hợp ra các loại độc tố và kháng sinh
trong suốt quá trình phát triển của chúng. Người ta dựa vào điểm này để
tiến hành phân lập, cải tạo và nâng cao khả năng tổng hợp các loại độc tố
và kháng sinh trên. Từ đó nâng cao lên một bước nữa là đưa vào sản xuất
với qui mô công nghiệp.
Cũng như thuốc trừ sâu hóa học thuốc trừ sâu sinh học cũng có những
mặt tích cực và tiêu cực cần khác phục của nó. Tuy nhiên lợi ích mà nó
mang lại vẫn vô cùng to lớn.
+ Ưu điểm:
• Không làm ảnh hưởng đến cây trồng

• Không làm thay đổi hệ sinh thái
• Dễ dàng phân hủy, không tạo ra dư lượng độc hại cho sản phẩm

2


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

+ Nhược điểm:
• Tác động diệt trừ sâu bệnh chậm hơn so với thuốc trừ sâu hóa
học
Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học cần được nhanh chóng khắc phục vì
vốn dĩ người dân đã quen với tác dụng nhanh chóng của thuốc trừ sâu hóa
học. Để giải quyết vấn đề này cần phải có những biện pháp đồng bộ giúp
người dân thấy được lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong việc sử dụng thuốc
trừ sâu sinh học.
B. CÁC LOẠI THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TRONG BẢO VỆ
THỰC VẬT:
I.

Chế phẩm thuốc trừ sâu BT ( Bacillus Thuringiensis):

1. Nguồn gốc:
Là vi khuẩn hình que có đặc điểm:
- Kích thước 3-6 x 0,8-1,3 μm
- Thuộc vi khuẩn gram (+)
- Tế bào thường đứng riêng lẻ hay xếp thành chuỗi
- Có tiên mao mọc xung quanh tế bào

- Khi trường thành tạo 1 bào tử ở giữa
- Chứa 1 tinh thể độc hình quả trám có bản chất protein

Chủng vi khuẩn Bacillus Thuringiensis

3


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

BT có khả năng tạo ra 4 loại độc tố trong quá trình phát triển của chúng:
- Ngoại độc tố α (α-exotoxin) hay còn gọi là photpholipase-C.
- Ngoại độc tố β (β- exotoxin) hay còn gọi là ngoại độc tố bền
nhiệt.
- Nội độc tố δ (δ- endotoxin) hay còn gọi là tinh thể độc.
- Độc tố tan trong nước.

Tinh thể độc

Bào tử

2. Cơ chế gây độc:
Trong cơ thể của BT tồn tại 1 loại tinh thể được hình thành khi BT bắt
đầu tạo bào tử
Tinh thể độc thường làm chế các ấu trùng thuộc bộ cánh vảy. Trong
thành phần của nó có 2 loại axit amin, có số lượng nhiều nhất là axit
glutamic và axit asparaginic.
Người ta xem tinh thể độc như 1 loại tiền độc tố (protoxin). Nó chỉ trờ

thành độc tố thực sự khi nó có mặt trong ruột của một số côn trùng. Tinh
thể độc thuộc loại bền nhiệt, thường gây ra sự hủy hoại đường tiêu hóa
của sâu bệnh.
Khi vào được đường ruột của côn trùng, có 2 yếu tố tạo ra tính độc đó là:
+ pH của đường ruột côn trùng. pH ở phần ruột giữa và ruột trước của
côn trùng nằm ở vùng pH kiềm ( >8,9). Khi ở giá trị pH này, tinh thể bị
vỡ và gây ra nhiễm độc trong máu của côn trùng.
4


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

+ Một số loại côn trùng tạo ra protease trong đường ruột. Các enzyme
này sẽ chuyển tiển độc tố thành độc tố gây hại cho côn trùng.

3. Kỹ thuật sản xuất BT:
a. Phương pháp nuôi trên máy lắc:
• Môi trường nuôi cấy: Một trong các môi trường sau đây để sản
xuất qui mô nhỏ
Môi trường 1:
Glucose
K2HPO4
CaCl2
Cao nấm men

1,5g
3,5g
0,1g

6,0g

Cao ngô
NaOH
Nước

Môi trường 2:
5

4,5g
0,43g
1000ml


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

Rỉ đường
CaCO3

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

10g
1,0g

Cao ngô
Nước

8,5g
1000ml


v.v…

• Điều kiện nuôi cấy chìm:
- Máy lắc có tần số lắc 100 – 200 lượt/phút. Khi lắc không khí
qua nút bông và vào môi trường. Nhu cầu Oxi trong nuôi cấy
BT rất cao
- Thời gian nuối < 2 ngày
- Nhiệt độ nuôi 280 – 320 C, pH = 6,5 – 7,2
Sau khi nuôi BT trong các môi trường có thành phần dinh dưỡng
tối ưu, người ta thu nhận BT bằng cách lọc, ép. Sau khi thu sinh
khối tiến hành sấy chân không và thu thành phẩm.
• Chỉ tiêu chất lượng:
- Kết thúc quá trình lên men phải đạt 2,44 tỷ tế bào trong 1 ml.
- Sau khi sấy chân không ( thường sấy ở 600C trong 14 giờ) số
lượng bào tử sống phải đạt 1,21 – 17,8 tỷ/ gam chế phẩm.
b. Phương pháp nuôi cấy trên môi trường đặc:
• Môi trường nuôi cấy:
Bột ngô dầu đậu tương
Trấu
MgSO4
NaOH

15 – 20%
9 – 14%
0,1%
1%

Cám
CaCO3
K2HPO4


70%
1%
0,15%

• Môi trường được thanh trùng, làm nguội và đc gieo cấy giống vào.
Quá trình lên men: Toàn bộ môi trường sau khi trộn giống được tải ra
khay với chiều dày môi trường 3 -5cm. Nuôi trong phòng vô trùng, nhiệt
độ 28 – 320C trong 24 – 36 giờ.

6


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

• Kết thúc quá trình lên men, đem chế phẩm BT thô đem sấy khô,
nghiền mịn, bao gói.
• Chất lượng chế phẩm qui định là 5-10 tỷ tế bào/1gam.
• Ngoài ra cũng có thể nuối trên môi trường bán rắn.
c. Phương pháp nuôi BT qui mô công nghiệp:
• Trong công nghiệp, BT được nuôi trong thiết bị lên men dung tích
từ 5000 – 10.000 lít với hệ thống thanh trùng, làm nguội, điều hòa
oxi, pH hoàn toàn tự động. Kiểm soát chặt chẽ chế độ thổi khí. Giữ
cho nhiệt độ và pH luôn ổn định. Thời gian lên men 24 -30 giờ
• Kết thúc quá trình lên men người ta tách sinh khối và sấy thăng
hoa để thu sản phẩm.
II.


Chế phẩm thuốc trừ sâu từ virut:

1. Nguồn gốc:
Có 3 loại virut sử dụng trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng:
+ Virut đa diện dạng nhân ( Nuclear polyhedrosis virus - NPV)
+ Virut thể hạt ( granulosis virus- GV)
+ Virut đa diện dạng tế bào chất ( cytoplasmic polyhedrosis virus CPV)
2. Cơ chế:
Virut sẽ diệt trừ các loại sâu hại thông qua cơ chế ký sinh trong cơ thể vật
chủ để từ đó sinh sản và làm tan tế bào chủ.

7


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

3. Kỹ thuật sản xuất thuốc trừ sâu từ virut:
Để sản xuất virus người ta không thể nuôi chúng trong một loại môi
trường nhân tạo nào, vì virut chỉ có thể sinh sản và phát triển trong cơ thể
vật chủ. Do đó muốn có virut để trừ sâu bệnh với mật độ lớn, ta chỉ có
cách là nhiễm virut vào 1 loại sâu bệnh, sau đó thu nhận sinh khối virut.
Rồi làm lây nhiễm loại virut này đến các loại sâu bệnh trên cây.
III.

Chế phẩm thuốc trừ sâu từ nấm bạch cương ( Beauveria):

1. Nguồn gốc:
- Là loại nấm gây ra bệnh bạch cương ở tằm, loài nấm này có khả

năng tạo bào tử trần, không màu hình cầu hoặc hình trứng. Bào
tử khi chín sẽ bay theo không khí, khi rơi vào con tằm, chúng sẽ
phát triển mạnh thành sợi màu trắng.
- Khi phát triển trên tằm, chúng phá hủy lớp kitin của tằm, ăn
sâu vào trong cơ thể và phát triển trong cơ thể tằm.
2. Cơ chế:

8


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

Khi nấm bạch cương mới phát triển trên cơ thể tằm, cơ thể tằm huy
động hệ bạch huyết chống lại sự xâm nhập này. Nấm bạch cương
khi đó sẽ tổng hợp ra một loại độc tố có tên là bôverixin
(beauvericin). Độc tố này sẽ phá vỡ các tế bào bạch huyết. Khi
toàn bộ tế bào bạch huyết chết cũng là lúc con tằm bị tiêu diệt.
3. Kỹ thuật sản xuất:
Trong trường hợp chưa có giống nấm bạch cương, ta có thể phân lập
chúng từ những con tằm bị bệnh bạch cương.
• Môi trường:
Môi trường 1:
Pepton

10g

Nước mắm


20ml

Nước máy

1000ml

40g
1000ml

Pepton
pH

10g
5,6

Môi trường 2:
Glucose(hay mantose)
Nước cất
Môi trường nước mạch nha:
Dùng nước mạch nha 10,80 Brix
Môi trường 4:
Saccharose
MgSO4.7H2O
Nước

30g
0,5g
1000ml

NaNo3

KCl

2g
0,5g

K2HPO4 1g
FeSO4 0,01g

• Ta có thể áp dụng cả 2 phương pháp là nuôi cấy bề mặt và bề
sâu để nuôi cấy nấm bạch cương. Trong quá trình nuôi luôn giữ
nhiệt độ ổn định ở 28 – 320C. Thời gian nuôi lâu hơn so với
nuôi cấy BT ( nấm bạch cương thời gian nuôi cần 5 – 7 ngày thì
bào tử mới tạo ra nhiều).
• Sau khi thu nhận sinh khối, tiến hành sấy khô nhiệt độ < 400C,
cho đến khi độ ẩm < 10%, thu được bào tử sống.

9


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

• Đóng gói và đem sử dụng.
IV.

Chế phẩm EM ( EFFECTIVE MICROORANISMS) trong
nông nghiệp:

1. Nguồn gốc:

Chế phẩm EM hay còn gọi là EM1, AMO. Là một cộng đồng các vsv có
ích, do giáo sư Nhật Bản Teruo Higa tạo ra năm 1978 tại trường đại học
tổng hợp Ryukyus Nhật Bản.
EM là chế phẩm sinh học bao gồm 87 chủng vi sinh vật khác nhau, trong
đó 5 nhóm vi khuẩn lên men là Lactic, lên men rượu, vi khuẩn quang
hợp, xạ khuẩn và nấm men.
2. Cơ chế:
Năm nhóm vi khuẩn trên tạo ra axít amin tự do, axít hữu cơ, vitamin hòa
tan trong nước, kháng sinh tự nhiên và tạo ra các hoóc môn tự nhiên. Vì
thế khi các vi khuẩn này được sử dụng vào trong tự nhiên sẽ tạo ra mối
liên kết nhằm khống chế các vi khuẩn gây hại đối với các loại cây trồng.
EM dùng để bảo quản nông sản nông sản, thực phẩm chống lại các loài
gây hại. Dùng EM làm tăng thành phần ký sinh ăn thịt. EM có thể dùng
làm rối loạn oxy hóa trong sâu hại, rối loạn khả năng tiêu hóa của sâu hại
và dẫn đến sâu chết.
EM còn làm tăng khả năng quang hợp của cây trồng, tăng khả năng cố
định đạm trong khí quyển và trong đất và do đó làm tăng hiệu lực các
chất hữu cơ làm phân bón, đồng thời cải thiện tính chất lý hóa của đất.
3. Kỹ thuật sàn xuất chế phẩm EM:
Chế phẩm gốc có tên gọi là EM1, có màu nâu, mùi thơm, vị chua ngọt, độ
pH < 3,5. Chế phẩm được bảo quản ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng
mặt trời trực tiếp chiếu vào. Thời gian bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm.

10


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm


Từ chế phẩm EM1 có thể chế ra các chế phẩm khác như EM thứ cấp, EM
Bokashi B (làm thức ăn cho gia súc) và EM Bokashi C (để xử lý môi
trường).
+ EM thứ cấp: Nguyên liệu cần dùng để tạo ra bao gồm chế phẩm EM1, rỉ
đường hoặc đường nâu, nước sạch. Cách làm: Pha trộn các vật liệu trên theo
tỷ lệ EM1: rỉ đường : nước là 1:1:20. Trước tiên hòa tan rỉ đường hoặc
đường nâu với nước sạch, sau đó đổ EM1 vào và trộn đều. Cho hỗn hợp này
vào can nhựa sạch và để trong thời gian từ 5 đến 10 ngày, tuỳ theo nhiệt độ
không khí. Khi đo thấy độ pH < 4,0 là sử dụng được.
+ EM Bokashi B: Dung dịch EM1, rỉ đường (hoặc đường nâu), nước sạch,
được pha trộn theo tỷ lệ 3:3:100. Sau đó phun dung dịch trên vào thức ăn và
trộn đều cho đến khi độ ẩm đạt khoảng 30 đến 40% là được. Cho vào bao
hoặc thùng chứa, bao kín để lên men kỵ khí. Sau 7-10 ngày, khi hỗn hợp lên
men, thơm mùi rượu, có mốc trắng trên bề mặt, nghĩa là EM Bokashi B đã
làm xong và có thể đem dùng.
+ EM Bokashi C: Vật liệu khô là cám gạo và mùn cưa được pha trộn theo
tỷ lệ 1:1. Dung dịch EM được chuẩn bị như trên. Cách làm tương tự như đối
với EM Bokashi B.
V.

Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Entomopathogenic
nematodes – EPN):

1. Nguồn gốc:
Thuộc hai giống Steinernema và Heterorhabditis hiện được sử dụng như
một tác nhân phòng trừ sinh học sâu hại rất có hiệu quả trên thế giới. Cơ
chế gây bệnh của EPN là nhờ vào vi khuẩn cộng sinh (VKCS)
(Xenorhabdus ở Steinernema và Photorhabdus ở Heterorhabditis) mà ấu
trùng của chúng mang theo trong ruột.
2. Cơ chế:

Khi thâm nhập vào vật chủ qua miệng, hậu môn, tuyến tơ hoặc nơi có lớp
cutin mỏng, ấu trùng giải phóng VKCS vào xoang máu của vật chủ. Ở
đây, các vi khuẩn này nhân lên nhanh chóng và tạo ra độc tố giết chết vật
chủ trong vòng 48h.

11


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

Trong cơ thể vật chủ, các ấu trùng ăn vi khuẩn và phát triển qua 1-2 thế
hệ. Khi thức ăn trong vật chủ cạn kiệt, ấu trùng của EPN thoát ra ngoài
và tiếp tục tìm vật chủ mới. Vòng đời của EPN khoảng 10-12 ngày và
trung bình từ 1 vật chủ cho khoảng 5 × 104 đến 50 × 104 ấu trùng tùy
thuộc vào loài và trọng lượng vật chủ.
EPN có nhiều ưu thế trong phòng trừ sinh học bởi lẽ chúng hoàn toàn vô hại
với cơ thể động vật và môi trường. Ấu trùng cảm nhiễm của chúng có thể
sống khá lâu trong đất trong thời gian chờ vật chủ, chúng có phổ vật chủ
rộng, có khả năng tìm kiếm vật chủ, khả năng sinh sản mạnh và đặc biệt
chúng còn tương thích với nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học và các tác nhân
phòng trừ sinh học khác.
3. Kỹ thuật sản xuất:
EPN rất dễ dàng nhân nuôi trong phòng thí nghiệm bằng ấu trùng bướm
sáp lớn Galleria mellonella hoặc bằng chính đối tượng phòng trừ (invivo) hoặc nhân nuôi bằng môi trường nhân tạo (in-vitro).

Hiện nay, người ta sử dụng 2 phương pháp nhân nuôi in-vitro:
1. Nhân nuôi trong môi trường đặc với nguyên liệu là ruột gia súc, gia
cầm: Với phương pháp này có thể thu được tối đa 30,58 ×105 ấu trùng

cảm nhiễm cho 1 bình nhân nuôi dung tích 250 ml.
2. Nhân nuôi trong môi trường lỏng bằng thiết bị lên men tự động:
Phương pháp này cho phép sản xuất EPN tới dung tích 8 ×104 lít với
năng suất 1.5 × 105 ấu trùng trong 1ml dung dịch. Phương pháp này
hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất thuốc
trừ sâu sinh học ở Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
C. ĐỊNH HƯỚNG:
Công nghệ sinh học đã tỏa sáng trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Ví dụ, bông, đỗ tương, ngô và các cây trồng khác đã được biến đổi chứa
nhiều protein từ vi khuẩn Bacillus Thuringgiensis (BT), giúp chúng chống
được các loại côn trùng quấy phá. Cây trồng BT được trồng rộng rãi ở nhiều
nước. Việc canh tác bông BT ở Trung Quốc đã giảm rõ rệt việc dùng thuốc

12


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

trừ sâu gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, mang lại lợi nhuận cho
những người nông dân.
Mặt khác, đã có nhiều sự quan ngại đối với các nông sản BT. Starlink là một
loại ngô BT làm thức ăn gia súc ở Mỹ, đặt ra những câu hỏi về sự tiềm ẩn
của nó trước dị ứng nguyên của con người. Tuy nhiên, nó đã làm nhiễm
bệnh ngẫu nhiên một số sản phẩm từ ngô thực phẩm dùng cho người. Tương
tự, gen BT protein đã được tìm thấy trong nhiều loại ngô khác nhau ở
Mehicô, mặc dù Mehicô đã tạm ngừng việc trồng ngô BT. Truyền nhiễm
này đã gây quan ngại vì Mehicô là trung tâm địa lý đa dạng cho cây ngô và
nhiều người muốn lưu giữ các giống ngô bản xứ vì những lý do nông học và

văn hoá. Vì vậy, để thu được những thành quả từ các cây trồng đã được biến
đổi gen, điều quan trọng là cần phát triển thể chế an toàn sinh học quốc tế
để tránh rủi ro cho tương lai và thúc đẩy niềm tin trong khi sử dụng
những loại cây nông sản này.

MỤC LỤC

A. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT..........1
I.
II.

Thuốc trừ sâu hóa học.........................................................1
Thuốc trừ sâu sinh học........................................................2

B. CÁC LOẠI THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TRONG BẢO VỆ
THỰC VẬT...............................................................................................3
I. Chế phẩm thuốc trừ sâu BT ( Bacillus Thuringiensis) ..................3
II. Chế phẩm thuốc trừ sâu từ virut.....................................................7
III. Chế phẩm thuốc trừ sâu từ nấm bạch cương ( Beauveria) ..........8
IV. Chế phẩm EM ( EFFECTIVE MICROORANISMS) trong nông
nghiệp ............................................................................................................9

13


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG

GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

V. Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Entomopathogenic

nematodes – EPN).......................................................................................11
C. ĐỊNH HƯỚNG...................................................................................12

HẾT

DANH SÁCH NHÓM:










Lê Văn Nhất
Lê hồng Phong
Chu Bá Thông
Nguyễn Lâm Toàn
Nguyễn Văn Trọng
Kim Hải Đăng
Nguyễn Thanh Quốc
Trần Đăng Khoa
14


HỌC PHẦN: VI SINH ỨNG DỤNG







GHVD: PGs.Ts. Trần Minh Tâm

Nguyễn Vũ Duy Anh
Nguyễn Phước Tuấn
Nguyễn Tấn Sĩ
Đỗ Thị Sâm

15



×