Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Các biện pháp tính thuế giá trị gia tăng và lý giải vì sao có sự khác biệt trong cách tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.61 KB, 8 trang )

Các biện pháp tính thuế giá trị gia tăng và lý giải vì sao có sự khác biệt
trong cách tính

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên
một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua
hàng hóa, nhận dịch vụ. Điều 2 Luật Thuế GTGT năm 2008 quy
định: “Thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng”. Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản
suất kinh doanh. Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định tại Điều
9 Luật thuế GTGT 2008 hai phương pháp tính thuế GTGT là phương
pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

1. Phương pháp khấu trừ thuế (Điều 10 Luật thuế GTGT, Điều 7
Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của
luật thuế GTGT).
Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế GTGT
phải nộp được tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ (-) đi số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ.
Ta có công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
như sau: Số thuế GTGT phải nộp = (Thuế GTGT đầu ra) – (Thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ).
Trong đó cần phải xác định các yếu tố:


• Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra,
chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận
hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh toán). Phần thuế này được tính
trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. Cách tính thuế GTGT đầu ra như


sau: Thuế GTGT đầu ra = (giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế bán ra) x ( thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó).
Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, theo quy định pháp
luật tại Điều 7 Luật thuế GTGT. Thuế suất được quy định rõ cho
từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hóa dịch
vụ tại Điều 8 Luật thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng
tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch
vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi
lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ
giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải
thanh toán Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá
đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác
định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định theo quy
định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng.
• Thuế GTGT đầu vào: Là thuế xuất hiện ở khâu mua vào, được
tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng
hóa, dịch vụ. Cách tính thuế GTGT đầu vào như sau: Thuế GTGT
đầu vào bằng = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế TGT ghi trên
chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp
thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài


chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách
pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có
thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
• Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Là thuế GTGT của hàng hóa,
dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế
GTGT. Thực hiện khấu trừ thuế đầu vào, cần phải lưu ý những điểm

sau: Đối với tài sản có định đầu tư để sản xuất hàng hóa, dịch vụ
thuộc diện chịu thuế GTGT,phần thuế tương ứng giá trị tài sản đầu
tư được xác định là thuế đầu vào để tính số thuế phải nộp; Không
phải phần thuế GTGT của mọi giá trị hàng hóa dịch vụ ở khâu mua
vào đều được coi là phần thuế đầu vào. Số thuế đầu vào được xác
định tương ứng với phần hàng hóa, dịch vụ dùng cho hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT; Số thuế đầu vào phát sinh trong tháng
nào, kê khai trong tháng đó.; Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu phải đủ điều kiện luật định.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế.
• Ví dụ: Doanh nghiệp A bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT
là 6 triệu đồng/tấn; thuế GTGT 5%. Tổng giá trị vật tư mua vào để
sản xuất là 2,5 triệu đồng (giá không có thuế GTGT), thuế GTGT là
10%. Thuế GTGT doanh nghiệp A phải nộp như sau:
Thuế GTGT đầu vào: 2,5 triệu đồng x 10% = 0,25 triệu đồng;
Thuế GTGT đầu ra: 6 triệu đồng x 5% = 0,3 triệu đồng;


Thuế GTGT phải nộp: 0,3 triệu đồng – 0,25 triệu đồng = 0,05 triệu
đồng.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế GTGT
2008, Điều 8 Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một
số điều của luật thuế GTGT).
Theo khoản 1 Điều 11 Luật thuế GTGT 2008 thì phương pháp trừ
trực tiếp là phương pháp tính thuế mà theo đó “Số thuế GTGT phải
nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của
hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT.”

Ta có công thức tính thuế GTGT phải nộp như sau: Số thuế GTGT
phải nộp = (GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế) x (Thuế suất
thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó).
Trong đó cần phải xác định các yếu tố:
• GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế: GTGT của hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế được xác định = (giá thanh toán của hàng hoá, dịch
vụ bán ra trừ) – (giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào
tương ứng). Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá
thực tế bán ghi trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả
thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được
hưởng. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác
định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã
có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế GTGT bán ra tương ứng. Đối với hàng hóa, dịch vụ ở
khâu mua vào, nếu không chứng minh được đã bán ra, đã cung


ứng, không được xác định là phần giá trị được phép trừ đi khi tính
phần GTGT. Điều này cũng có nghĩa, việc đầu tư tài sản cố định
không được xác định là phần giá trị hàng hóa mua vào tương ứng
được phép trừ.
• Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó: Thuế suất được
sử dụng trong phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là thuế suất
áp dụng chung cho hàng hóa, dịch vụ mua vào và hàng hóa dịch
vụ bán ra mà không có sự bóc tách rõ ràng như ở phương pháp
khấu trừ thuế.
Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia
tăng: a) Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng
từ theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài

kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức
khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; c) Hoạt động kinh
doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý. Trường hợp cơ sở kinh doanh
thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt
động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác
sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được hoạt
động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo
phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
• Ví dụ: Một cơ sở sản xuất bánh kẹo, trong tháng bán được 200
thùng bánh kẹo, tổng doanh số bán là 30 triệu đồng. Giá trị vật tư,
nguyên liệu mua ngoài để sản xuất là 10 triệu đồng. Thuế suất
thuế GTGT là 10%, thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau:


GTGT của sản phẩm bán ra: 30 triệu đồng – 10 triệu đồng = 20
triệu đồng;
Thuế GTGT phải nộp: 20 triệu đồng x 10% = 2 triệu đồng.
3. Tại sao pháp luật lại quy định có sự khác biệt trong phương
pháp tính thuế GTGT?
Về cơ bản, thuế GTGT là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần chênh lệch
giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, pháp luật
quy định có 2 phương pháp tính thuế GTGT. Vậy doanh nghiệp tính
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ
thuế thì khác nhau thế nào?
+ Thứ nhất: Đối với phương pháp trực tiếp thì khi tính thuế GTGT,
ta sẽ căn cứ vào tổng giá trị doanh thu thu về và chi phí bỏ ra,
trong đó đã bao gồm cả thuế mà không tách riêng ra làm hai

phần: doanh thu tính thuế (chưa có thuế) và thuế. Đối với phương
pháp khấu trừ thì khi tính thuế GTGT, phần doanh thu chưa thuế
và thuế được bóc tách ra riêng biệt và theo dõi riêng phục vụ cho
mục đích quản lý. Thuế được theo dõi riêng có ưu điểm là có thể
tính được tổng thuế phải nộp (khi phát sinh doanh thu) và tổng
thuế được khấu trừ (khi phát sinh chi phí) một cách rõ ràng và
nhanh chóng.
+ Thứ hai: Thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp không phải
thuế gián thu, số thuế phải nộp sẽ trừ vào doanh thu thuần cuối kỳ
để xác định kết quả kinh doanh. Trong khi đó, thuế phải nộp theo


phương pháp khấu trừ là thuế gián thu, được theo dõi riêng nên
không ảnh hưởng đến doanh thu thuần cuối kì.
+ Thứ ba: Tính thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ có hiện tượng
đánh trùng thuế (tức là đánh nhiều lần thuế trên cùng một mức
doanh thu), thuế khấu trừ khắc phục được hạn chế này.
Lý do pháp luật lại quy định sự khác biệt ? Đó là do điều kiện của
các chủ thể chịu thuế GTGT khác nhau, trong đó có điều kiện về kế
toán, chứng từ, hóa đơn làm căn cứ tính thuế. Với những đặc điểm,
lợi thế của phương pháp khấu trừ thuế, chủ thể nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế phải đạt những điều kiện nhất định:
Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành chế
độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng chứng từ hóa đơn theo đúng
quy định; Chủ thể phải đăng kí thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã
số thuế theo đúng trình tự luật định; Chủ thể phải đăng kí với cơ
quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
Do những yêu cầu như vậy, sẽ có những chủ thể kinh doanh không
thể đáp ứng được điều kiện về hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ

tính thuế. Có thể là lo chủ thể đó nhận hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân không có khả năng xuất chứng từ hóa đơn hoặc hóa
đơn không hợp lệ, cũng có thể là do giá thanh toán của chủ thể ko
đủ căn cứ chứng minh nên không không đủ cơ sở để xác định phần
“giá trị tăng thêm”. Chính vì vậy mà pháp luật phải quy định một
phương pháp tính thuế GTGT khác phù hợp với những đối tượng
này. Đó là phương pháp trừ trực tiếp, theo đó chủ thể nộp thuế
theo phương pháp trực tiếp là các chủ thể mà chưa đủ điều kiện về


kế toán, chứng từ, hóa đơn làm căn cứ tính thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí.
KẾT LUẬN: Với xu hướng đổi mới công tác quản lý thuế, đảm bảo
sự bình đẳng về nghĩa vụ của các chủ thể nộp thuế, đối tượng nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ thuế ngày càng lớn và tiến tới áp
dụng một phương pháp tính thuế cho tất cả các chủ thể nằm trong
diện nộp thuế GTGT.



×