ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ MINH HIỀN
DOANH NGHIÖP X· HéI
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ MINH HIỀN
DOANH NGHIÖP X· HéI
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦY
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Minh Hiền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời
cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ
HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI................. 7
1.1.
Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội......................................... 7
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển doanh nghiệp xã hội................................. 7
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội .............................. 17
1.2.
Pháp luật về doanh nghiệp xã hội................................................... 32
1.2.1. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với doanh
nghiệp xã hội...................................................................................... 32
1.2.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp xã hội..................................... 34
Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 37
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM........................................................................... 38
2.1.
Các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam... 38
2.1.1. Những quy định về doanh nghiệp xã hội trước khi Luật Doanh
nghiệp năm 2014 được ban hành ....................................................... 38
2.1.2. Pháp luật về doanh nghiệp xã hội kể từ khi Luật Doanh nghiệp
năm 2014 được ban hành ................................................................... 40
2 .2 .
Các vấn đề hạn chế của khung pháp luật về doanh nghiệp
xã hội ................................................................................................. 52
2.2.1. Về hình thức pháp lý và phân loại doanh nghiệp xã hội.................... 53
2.2.2. Về huy động và quản lý vốn đến từ nguồn tài trợ nước ngoài........... 55
2.2.3. Về thực hiện chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội....... 56
2.2.4. Về khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp xã hội hoạt động............... 57
2.2.5. Về các thiết chế hỗ trợ doanh nghiệp xã hội...................................... 58
Tiểu kết Chương 2......................................................................................... 59
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI ........ 60
3.1.
Phương hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ..... 60
3.1.1. Xây dựng khung pháp luật đồng bộ cho doanh nghiệp xã hội
hoạt động ........................................................................................... 60
3.1.2. Mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xã hội....................... 62
3.1.3. Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển đối với doanh nghiệp xã hội.... 63
3.2.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và hỗ trợ hoạt
động của doanh nghiệp xã hội......................................................... 65
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội .................... 65
3.2.2. Quy định chi tiết về chính sách hỗ trợ và ưu đãi phát triển của
Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội .............................................. 68
3.2.3. Về tổ chức thực hiện pháp luật doanh nghiệp xã hội......................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 78
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSIP
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng
CSR
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
DNCI
Doanh nghiệp công ích
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
DNXH
Doanh nghiệp xã hội
DNhXH
Doanh nhân xã hội
HTX
Hợp tác xã
NGO
Non-Governmental Organization - Tổ chức phi chính phủ
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trong những năm gần
đây, sự gia tăng các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam cũng trở thành
mối lo ngại lớn: khoảng 15 triệu người sống dưới mức nghèo đói, hơn 180
nghìn người nhiễm HIV, 5 triệu người khuyết tật, 3 triệu trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn… [23]. Những vấn đề xã hội cấp thiết trên cộng với sự khiếm
khuyết trong hoạt động thị trường, sự hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ
công của nhà nước và sự hạn chế về nguồn lực tài chính bền vững cũng như
nhân sự điều hành chuyên nghiệp của các tổ chức xã hội truyền thống. Trong
bối cảnh ấy, Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một giải pháp phù hợp cho bài
toán khó về giải quyết những vấn đề xã hội, môi trường hướng tới sự phát triển
ổn định và bền vững. Có thể nói Doanh nghiệp xã hội chứa đựng sự linh hoạt,
sáng tạo và phù hợp với cộng đồng, mang đến sự đa dạng nguồn vốn, khả năng
độc lập về doanh thu, đáp ứng nhu cầu của xã hội về kinh doanh có đạo đức
và quan trọng hơn là cung cấp những dịch vụ, hoạt động cần thiết cho xã hội
nhưng ít người dám làm.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục cải thiện
môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động
của nền kinh tế, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc Hội thông
qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Đây là đạo luật có
nhiều quy định mới mang tính đột phá, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế phát huy tính sáng tạo, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh,
và phát triển bền vững. Một trong những điểm mới nổi bật của Luật Doanh
nghiệp năm 2014 là sự công nhận và khuyến khích phát triển của Nhà nước đối
với một mô hình doanh nghiệp mới, doanh nghiệp xã hội (Social
1
enterprise/ Entrepreneur - DNXH). Với những ưu điểm không thể bác bỏ
được, cộng với đóng góp lớn cho cộng đồng, DNXH đang là mô hình phát
triển rộng khắp trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển ở
Tây Âu và Bắc Mỹ... Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay mô doanh nghiệp này
chưa được nhiều người biết tới và ít nhận được sự đầu tư, phát triển từ nhà
nước và các tổ chức khác. Những khó khăn trên chủ yếu xuất phát từ định
hướng của Nhà nước cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Đặc
biệt là khung pháp lý vững chắc để cho các DNXH thành lập và hoạt động.
Mới chỉ có một điều luật quy định về khái niệm DNXH mà chưa có những
quy định cụ thể về thủ tục thành lập DNXH, cơ chế quản lý, hoạt động, lĩnh
vực ngành nghề mà DNXH được phép hoạt động, các vấn đề liên quan đến
giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chuyển quyền sở hữu đối với mô hình
doanh nghiệp này,… Điều này dẫn đến việc DNXH mặc dù đã được manh nha ra
đời ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX tuy nhiên cho đến hiện nay
phát triển rất chậm, đóng góp vào sự phát triển xã hội chưa tương xứng với kì
vọng của xã hội.
Mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra được một khuôn khổ
pháp lý ban đầu cho tổ chức và hoạt động của DNXH, song vẫn còn nhiều vấn
đề pháp lý có liên quan đến vấn đề xác định vị trí của DNXH trong số các chủ
thể kinh doanh và chính sách của Nhà nước đối với loại doanh nghiệp này hiện
còn bỏ ngỏ và cần phải làm rõ. Lần đầu tiên chúng ta quy định một mô hình
doanh nghiệp mặc dù đã hình thành từ lâu nhưng còn tương đối mới lạ về mặt
pháp lý. Thêm vào đó lĩnh vực hoạt động của DNXH còn gặp rất nhiều khó
khăn trên thực tế do đó, ít người dám làm, dám đầu tư. Cơ chế chính sách,
khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của DNXH còn chưa được hình
thành một cách bài bản. Hiện nay, trong Luật Doanh nghiệp 2014 mới chỉ có
duy nhất một điều luật quy định về DNXH mà chưa có bất
2
kỳ văn bản hướng dẫn thi hành có liệu lực nào, trong giai đoạn hiện nay,
Chính phủ đang dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết về Luật Doanh nghiệp
năm 2014 trong đó có hướng dẫn về DNXH. Tuy nhiên văn bản này cho đến
thời điểm hiện tại chưa được ký ban hành nên các quy định về DNXH vẫn
đang còn rất thiếu. Các hướng dẫn cụ thể về thủ tục thành lập, mô hình quản
trị, đầu tư, vốn góp, việc chấm dứt hoạt động, phá sản của DNXH như thế
nào?... vẫn chưa được quy định. Chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài
"Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Doanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp đã được hình thành từ
lâu, và cũng đã phát triển ở Việt Nam trong một thời gian nhất định. Những
đóng góp cho xã hội của DNXH là không thể phủ nhận, chính vì vậy nghiên
cứu về tổ chức và hoạt động của DNXH đã được rất nhiều người đề cập đến.
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:
- Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP) với nghiên cứu về: Khái
niệm Doanh nghiệp xã hội.
- Khảo sát về doanh nghiệp xã hội đăng trong "Báo cáo kết quả khảo
sát doanh nghiệp xã hội Việt Nam" năm 2011 của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến
cộng đồng (CSIP) và Hội đồng Anh Việt Nam;
- Công trình: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, Bối cảnh
và Chính sách năm 2012 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
Hội đồng Anh tại Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (CSIP);
Nghiên cứu về khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp xã hội, đặc biệt là
pháp luật về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
còn rất hạn chế, mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu các vấn đề pháp lý về
doanh nghiệp xã hội. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đầu tiên như:
3
- TS. Phan Thị Thanh Thủy với bài viết: Những vấn đề pháp lý về
Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 đăng trên tạp chí Dân chủ
và pháp luật, số 6/2015.
- ThS. Vũ Thị Hòa Như với bài viết: Hoàn thiện quy định pháp luật
Việt Nam về doanh nghiệp xã hội, Tạp chí Luật học, số 3/2015.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh nhất
định của mô hình phát triển doanh nghiệp xã hội dưới góc độ pháp lý. Tuy
nhiên, cho đến hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn
thạc sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về vấn đề pháp luật về
doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc tác giả chọn đề tài
"Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam" với mong muốn làm sáng
tỏ lý luận một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật về DNXH ở Việt
Nam và đóng góp những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về DNXH.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật
về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình
doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu như sau:
- Nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của mô hình doanh nghiệp xã hội, về
lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới và đặc
biệt ở Việt Nam từ trước tới nay. Nghiên cứu về sự cần thiết của việc ban hành
khung pháp luật về doanh nghiệp xã hội, khái niệm của pháp luật về doanh
nghiệp xã hội.
4
- Nghiên cứu về các nội dung chủ yếu của pháp luật về doanh nghiệp
xã hội, thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ đó rút ra
được những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của pháp luật về doanh nghiệp
xã hội, chỉ ra được những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
- Nghiên cứu đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về doanh
nghiệp xã hội và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quy phạm pháp luật quy định về tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh
nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về thực tiễn đề tài nghiên cứu về
thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề là các quy định của pháp luật về doanh
nghiệp xã hội được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014, về địa bàn
nghiên cứu đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước, thời gian nghiên cứu từ
năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài
ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan
đến đề tài.
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ
luật học về các vấn đề liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt
5
Nam hiện nay. Đề tài giải quyết những nội dung cơ bản thuộc về lý luận và
thực tiễn của pháp luật về doanh nghiệp xã hội là: các khái niệm, đặc điểm
của doanh nghiệp xã hội và pháp luật về doanh nghiệp xã hội và thực trạng
pháp luật về DNXH Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đề tài cũng đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội và nâng cao hiệu quả tổ
chức và hoạt động đối với loại hình doanh nghiệp này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên
cứu và học tập của các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học, việc học tập của
sinh viên, học viên chuyên ngành luật kinh tế....
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội và pháp luật
về doanh nghiệp xã hội.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI
1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển doanh nghiệp xã hội
* Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới
Theo nghiên cứu của MacDonald M. & Howarth C. (2008), mô hình
DNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665, khi Đại dịch (Great
Plague) hoành hành đã khiến nhiều gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởng
công nghiệp và cơ sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại tình trạng thất
nghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động. Trong bối cảnh đó,
Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài
chính cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho
1.700 công nhân. Ngay từ khi thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theo
đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ
từ thiện [32, tr.9].
Ra đời lần đầu tiên ở Anh, với những ưu điểm của nó, mô hình DNXH
đã lan rộng ra nhiều nước tư bản ở Châu Âu và Châu Mỹ và phát triển ngày
càng mạnh mẽ. Sự hình thành và phát triển của DNXH ở các quốc gia này hỗ trợ
một cách đáng kể vào các chính sách an sinh xã hội của nhà nước trong thời
kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, DNXH lần đầu tiên xuất hiện tại Anh do những nhu cầu nhất
định về thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội đối
với người nghèo, người khuyết tật. Cho đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, các
DNXH ở Anh đã phát triển một cách tương đối và trong số các DNXH ở quốc
gia này thì thường được phân thành hai nhóm như sau:
(i) Nhóm thứ nhất, là một số người giàu có thay đổi quan điểm của họ
7
trong hoạt động từ thiện. Theo quan điểm của những người này thay cho những
khoản đóng góp vật chất dễ gây nên tâm lý ỷ lại, lười biếng và "nhàn cư vi bất
thiện" ở tầng lớp dân nghèo, họ chuyển sang các chương trình cung cấp việc
làm để nhóm này học việc và có thể duy trì công việc cũng như thu nhập của
mình, trở thành "những thành viên hữu ích của quốc gia". Cách thức tiếp cận
như vậy, dẫn đến việc ra đời một số mô hình doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt
động của các quỹ, các chương trình dành cho người nghèo, người khuyết tật.
Những chương trình hỗ trợ như vậy, được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, của
các nhà tư sản lớn. Từ đó tạo nên những DNXH đầu tiên trên thế giới.
(ii) Nhóm thứ hai, đối với một số đối tượng khác có quan điểm khác về
phúc lợi xã hội và hỗ trợ cộng đồng. Theo đó, trong giai đoạn này ở Anh, xuất
hiện các mô hình cho phép người lao động có nhiều quyền hơn trong ký kết
hợp đồng lao động và lần đầu tiên họ có khả năng làm chủ kế hoạch kinh
doanh cũng như phân phối lợi nhuận. Sự phát triển của mô hình này dẫn đến
việc ra đời của các Hợp tác xã (Co-op), hội ái hữu (Provident Society), làng
nghề (Industrial Society) đã thực hiện phân phối lợi nhuận và cung cấp phúc lợi
cho toàn bộ cộng đồng, cũng như trao quyền biểu quyết về quản lý tổ chức và
kinh doanh cho tất cả thành viên [32, tr.13-15].
Đến đầu thế kỷ 20, hoạt động của các DNXH có phần giảm sút khi chủ
thuyết kinh tế Keynes lên ngôi từ sau cuộc Đại suy thoái (1929-1933), cổ vũ cho
vai trò can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế; và cũng nhờ đó, một loạt mô
hình Nhà nước phúc lợi đã ra đời ở Tây Âu và Bắc Mỹ sau Thế chiến II.
Trong thời hiện đại, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi và phát
triển mạnh mẽ kể từ sau Chiến tranh thế giới, bên cạnh đó là sự tác động của
Chiến tranh lạnh và đối đầu Đông - Tây. Do đó, ở các quốc gia Phương Tây,
chính sách xã hội đặc biệt được quan tâm, coi đây là mũi nhọn trong việc
đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
8
Trong giai đoạn này, các DNXH chỉ thực sự phát triển mạnh để hình thành
nên một phong trào rộng khắp có diện mạo như ngày nay sau những chính
sách kinh tế của nước Anh vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn
này, ở Anh chủ trương thu hẹp lại vai trò của Nhà nước và cho rằng Nhà
nước không nên trực tiếp tham gia cung cấp phúc lợi xã hội. Nhà nước tư sản
phương Tây trong giai đoạn này đã rút dần ảnh hưởng trong lĩnh vực công, xã
hội hóa nhiều hoạt động phúc lợi, từ thiện. Từ đó dẫn đến sự phát triển của các
DNXH trong giai đoạn này.
Về cơ bản có thể thấy, các vấn đề về dịch vụ công và phúc lợi xã hội
vốn luôn được thừa nhận rộng rãi như một trong các chức năng cơ bản của
Nhà nước, Nhà nước khi được ra đời cần phải thực hiện hai chức năng cơ bản là
bảo vệ và quản lý xã hội, trong đó quản lý xã hội bao gồm thực hiện cả những
yếu tố phúc lợi xã hội và dịch vụ công như hỗ trợ người nghèo, người khuyết
tật, người yếu thế trong xã hội khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ sau thập niên
80 của thế kỷ XX Chính phủ của nhiều nước Phương Tây đều thực hiện chức
năng này thông qua các tổ chức dân sự và tư nhân bằng hình thức đấu thầu và
thuê ngoài. Hoạt động xã hội hóa các hình thức dịch vụ công và phúc lợi xã
hội khác cho thấy hiệu quả cao hơn hẳn so với việc nhà nước trực tiếp thực hiện
hoạt động này.
Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào DNXH đã phát triển mạnh ra
khỏi biên giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô và
tầm ảnh hưởng toàn cầu. Hiện tại không có số liệu chính xác bao nhiêu
DNXH đang hoạt động tại bao nhiêu quốc gia bởi mô hình khái quát về
DNXH tuy đã được công nhận thức một cách rộng rãi, nhưng đi vào nội
dung, tiêu chí cụ thể để định nghĩa, phân loại DNXH lại có nhiều quan điểm
khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế-xã hội của từng
nước, và thậm chí là mục tiêu chính sách của từng chính phủ. Mặc dù
9
vậy, qua các tài liệu nghiên cứu, có thể nói DNXH đang hoạt động mạnh mẽ
ở tất cả các khu vực trên thế giới từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc đến Mỹ La-tinh,
Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á. Không ít quốc gia đã ban
hành văn bản pháp lý riêng về DNXH và tạo lập được các mạng lưới có tổ
chức để tập hợp, chia sẻ và kết nối lên tới hàng nghìn DNXH ở phạm vi trong
nước cũng như quốc tế.
Theo nghiên cứu của tác giả Jane wei-Skillern, Jamese.Austin Herman
Leonard và Howard Stevenson trong cuốn sách Doanh nghiệp xã hội trong
khu vực xã hội thì ngoài mô hình của Anh, còn có các mô hình DNXH khác
như các mô hình hợp tác truyền thống ở Tây Ban Nha, Italia và Phần Lan:
Các hợp tác xã công nghiệp và nông nghiệp.
Tại Italia: Có hơn 15,000 doanh nghiệp xã hội hoạt động, tạo việc làm
cho rất nhiều công nhân.
Doanh nghiệp xã hội tại Pháp: giúp những người thất nghiệp dài hạn
hoặc bị cô lập về mặt xã hội trở lại làm việc.
Ở châu Á nơi DNXH xuất hiện muộn và hình thành một cách dè dặt
hơn. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp xã hội đã được hình thành ở khu
vực này như:
Tại Hồng Kông mô hình DNXH được hình thành chủ yếu tập trung vào
hỗ trợ hòa nhập và đào tạo cho người thất nghiệp. Nhu cầu xây dựng Doanh
nghiệp xã hội từ cấp cơ sở lên.Trung tâm tạo nguồn Doanh nghiệp xã hội
Hồng Kông thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và đào tạo.
T ạ i Th á i L a n , C h í n h p h ủ t h à n h l ậ p Vă n p h ò n g P h á t t r i ể n d o a n h
nghiệp xã hội Thái Lan (có văn phòng, ngân sách riêng). Chiến lược hỗ trợ:
nâng cao nhận thức và năng lực, xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp, kết nối
nguồn lực.
Ước tính Thái Lan có 116.298 doanh nghiệp xã hội thuộc 6 nhóm
10
chính: Doanh nghiệp xã hội dựa vào cộng đồng (HTX, tổ chức tài chính địa
phương…); Doanh nghiệp xã hội do nước ngoài thành lập/ hỗ trợ; Doanh nghiệp xã
hội do nhà nước thành lập; Doanh nghiệp xã hội do Doanh nhân xã hội thành
lập; Doanh nghiệp xã hội do doanh nghiệp lập; Tổ chức khác.
Mạng lưới doanh nghiệp xã hội Châu Á được thành lập với mục tiêu là
thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp xã hội châu Á trong việc đưa
ra và nhân rộng các giải pháp cho các thách thức ngày càng gia tăng và phức
tạp trong khu vực, cụ thể mạng lưới đang ưu tiên cho 4 nhiệm vụ chính sau:
Xây dựng mạng lưới, chia sẻ kiến thức và quan hệ đối tác; Nâng cao năng lực;
Tạo điều kiện tiếp cận thị trường; Thúc đẩy nguồn vốn để nâng cao
tác động xã hội
Ở Châu Mỹ, DNXH được du nhập từ Anh Quốc và phát triển tương đối
mạnh mẽ. Tại Mỹ có hơn 195.000 tổ chức nộp đơn là tổ chức từ thiện công
cộng (tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến nghệ thuật, giáo dục, y tế chăm sóc,
dịch vụ con người, và phục vụ cộng đồng,…). Hơn 100 triệu người Mỹ là thành
viên của doanh nghiệp xã hội. Công đoàn tín dụng là hợp tác xã phổ biến nhất
$ 629 tỷ tài sản (đại diện cho một sự gia tăng gấp 100 lần kể từ khi năm 1960)
[34, tr.33].
* Sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
- Thời kỳ trước đổi mới 1986
"Doanh nghiệp xã hội" là thuật ngữ mới xuất hiện tại Việt Nam vào
cuối thế kỉ XX. Trong cơ chế tập trung bao cấp, nhà nước là chủ thể duy nhất có
trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ xã hội được phân phối tới người dân. Sự hình
thành và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn
thanh niên... luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, gắn chặt với hệ thống quản lý
nhà nước và là nơi duy nhất qua đó cá nhân có thể tham gia vào hoạt động
cộng đồng. Trong thời kỳ này, các loại hình tổ chức xã hội độc lập với
11
nhà nước như các tổ chức phi chính phủ (NGO) không được phép hoạt động ở
Việt Nam. Bên cạnh đó, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được công
nhận là hai thành phần kinh tế chủ đạo của đất nước.
Trong bối cảnh ấy, hợp tác xã (HTX) là hình thức tổ chức kinh tế-xã
hội phù hợp duy nhất được thành lập để đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của
xã viên theo tinh thần cộng đồng: hợp tác, chia sẻ và cùng hưởng lợi. HTX
được coi là một tổ chức thuộc sở hữu cộng đồng, đồng thời là một đơn vị kinh tế
độc lập. Nhiều HTX ra đời với mục đích tương trợ các hội viên có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn như HTX thương binh, HTX của người khuyết tật... Các
mô hình này đã có những hỗ trợ rất tích cực và hiệu quả cho các đối tượng
thuộc chính sách xã hội nói trên góp phần làm giảm gánh nặng đối với chính
sách an sinh xã hội của nhà nước cho nhóm đối tượng này. Chính vì vậy,
HTX có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất ở Việt Nam.
Việc phát triển các HTX, đặc biệt là HTX trong lĩnh vực đảm bảo chính sách an
sinh xã hội đối với một số nhóm đối tượng yếu thế, đảm bảo quá trình góp sức
lao động, góp của cải vật chất làm ăn chung, dưới sự hỗ trợ của nhà nước góp
phần quan trọng vào việc hình thành nên một mô hình DNXH đầu tiên ở Việt
Nam.
Với tính chất như vậy, trong số các HTX ra đời trong giai đoạn này,
chúng ta thấy bên cạnh các HTX mang tính sản xuất là chủ yếu như HTX
nông nghiệp, HTX tiểu thủ công nghiệp... thì một số không nhỏ được thành
lập để tạo việc làm, hỗ trợ cuộc sống cho những đối tượng yếu thế của xã hội,
chủ yếu là người khuyết tật. Hầu hết các HTX của người khuyết tật hoạt động
trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, như mây tre, đan thêu, may mặc... bởi
đây được coi là những việc làm phù hợp với sức khỏe và điều kiện lao động
của họ. Đây là đặc trưng điển hình của một DNXH mà các HTX này đã có.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một mô hình mang tính chất tương tự như các
12
DNXH. Còn trong giai đoạn này, ở Việt Nam chưa có khái niệm DNXH cũng
chưa thực sự có DNXH nào được thành lập và hoạt động trên cơ sở các chủ
trương, chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.
- Giai đoạn Đổi mới từ năm 1986 đến năm 2010
Ở Việt Nam, mặc dù trong các giai đoạn trước DNXH đã bắt đầu xuất
hiện dưới hình thức HTX từ rất lâu, nhưng các doanh nghiệp mang tính chất
xã hội với mục tiêu xã hội và có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của mô hình
DNXH chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi chính sách đổi mới được thực hiện vào
năm 1986. Đây là cột mốc đánh dấu sự thừa nhận các thành phần kinh tế mới là
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ. Nhờ
đó, vai trò chủ động của cá nhân và cộng đồng trong việc cung cấp và trao đổi
các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đã được công nhận và phát triển.
Thời kỳ Đổi mới đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế của
Việt Nam. Đặc biệt là chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các
giao lưu kinh tế, dẫn đến việc các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
vốn viện trợ phát triển đối với Việt Nam tăng nhanh chóng. Sự gia tăng của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đã thổi một luồng
gió mới vào các quan hệ kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này. Các mô hình
doanh nghiệp mới được du nhập, các cách thức quản trị mới từ nước ngoài
được áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, mô hình doanh nghiệp hoạt động phi
lợi nhuận, hoạt động vì mục tiêu xã hội đã theo chân các nhà đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam, đem lại những phúc lợi xã hội rất lớn cho xã hội Việt Nam giai
đoạn này.
Đây là giai đoạn nhà nước có nhiều chính sách cởi mở, tạo lập khung
khổ pháp lý cho sự phát triển các tổ chức kinh tế và xã hội ngoài nhà nước.
Các chính sách này đã giúp các tổ chức và doanh nghiệp phát triển cộng đồng
13
thực sự nở rộ. Số liệu thống kê cho thấy có tới hơn 1.000 tổ chức NGO, 320
hiệp hội hoạt động cấp quốc gia và 2,150 hội hoạt động trên nguyên tắc tự
nguyện và tự chủ ở trung ương và địa phương. Hầu hết tất cả các tổ chức này
nhận hỗ trợ tài chính từ các tổ chức NGO quốc tế và nhà tài trợ để duy trì hoạt
động và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có hàng
nghìn tổ chức có tính cộng đồng như nhà văn hóa, câu lạc bộ và mảng phụ
trách hoạt động kinh doanh thuộc các tổ chức chính trị - xã hội quần chúng (ví
dụ: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người tàn tật, v.v.) và hàng nghìn đơn vị
sự nghiệp đang thực hiện chức năng cung cấp phúc lợi xã hội của nhà nước (mang
lại các dịch vụ công cộng như quản lý chất thải, nguồn nước, v.v.). Các tổ chức
này đều có một số đặc điểm của DNXH và có khả năng chuyển thành DNXH
trong tương lai [32, tr.31].
Cùng với quá trình mở cửa và đổi mới toàn diện, nhà nước cũng thực
hiện cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công theo hướng xã hội hóa, kêu gọi sự
đầu tư và tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân và tập thể vào việc
chia sẻ gánh nặng cung cấp các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực giảm
nghèo, giáo dục và chăm sóc y tế. Số lượng lớn các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa
nghệ thuật ngoài công lập ra đời theo định hướng chính sách này đã phần
nào giải quyết các vấn đề xã hội và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.
Nhìn chung, giai đoạn Đổi mới là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ngoài nhà nước, trong đó có DNXH.
Tuy nhiên, sự tách biệt hai lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội cả trong tư
duy lẫn hoạt động thực tế đã hạn chế sự ra đời của mô hình hỗn hợp như
DNXH. Khi nói đến doanh nghiệp người ta chỉ nói đến lợi nhuận tài chính
thuần túy, còn các hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp thường chỉ mang
dấu ấn cá nhân và được hiểu với ý nghĩa từ thiện đơn thuần. Trong khi đó, các tổ
chức xã hội thường được xếp cùng loại với các tổ chức từ thiện nhân đạo,
14
dựa vào nguồn lực huy động từ các nhà hảo tâm bên ngoài, điều này không
những kìm hãm năng lực sáng kiến xã hội mà khiến cho các DNhXH có rất ít
sự lựa chọn hoặc hoạt động như tổ chức xã hội từ thiện, hoặc như một doanh
nghiệp thông thường. Giai đoạn này đã xuất hiện những doanh nghiệp xã hội
khá điển hình, hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng như Trường Hoa Sữa,
Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Công ty TNHH Mai Handicrafts tại TP. Hồ Chí
Minh… Các DNXH trong giai đoạn này tuy còn ít, phương thức hoạt động chưa hiệu
quả, khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động còn thiếu tuy nhiên cũng cho
thấy tiềm năng rất lớn cho sự hình thành và phát triển của DNXH ở Việt Nam,
tạo ra những chương trình hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo chính sách xã hội rất tốt.
- Từ năm 2010 đến nay
Sau 25 năm phát triển kinh tế kể từ sau Đổi mới, Việt Nam đã có
bước phát triển rất nhanh và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường
xuyên đạt từ 7-8%, nền kinh tế được phát triển toàn diện, thu nhập bình quân
đầu người tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc Việt
Nam bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới dẫn đến
việc thay đổi chính sách hỗ trợ nhân đạo và phát triển xã hội của các quốc gia
và tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Điển hình là các chương trình hỗ trợ nhân
đạo, viện trợ phát triển (ODA) đối với Việt Nam đã bị cắt giảm, thậm chí
dừng hoàn toàn. Một số quốc gia đã bày tỏ việc dừng nguồn vốn ODA cho
Việt Nam.
Việc dừng các chương trình hỗ trợ phát triển, hỗ trợ xã hội từ các nguồn
vốn nước ngoài, cộng thêm với việc ngân sách nhà nước dành cho an sinh xã
hội, hỗ trợ xã hội đang còn rất hạn chế. Điều này đã đặt ra cho Việt Nam một
thách thức để có thể đạt được các giải pháp tốt về an sinh xã hội. Trong khi đó,
việc huy động tài trợ và vốn từ cộng đồng ở Việt Nam còn khá hạn chế.
15
Chính vì vậy việc xây dựng và phát triển mô hình DNXH phục vụ
cho các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện này là điều rất cần thiết. DNXH như một hướng giải quyết mới, một mô
hình tổ chức thay thế phù hợp với bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Thế mạnh
của DNXH là áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên những nguyên tắc và
động lực của thị trường để giải quyết chính những thất bại của thị t r ư ờ n g v à
c á c v ấ n đ ề x ã h ộ i . Nó i c á c h k h á c , D N X H g i ả i q u y ế t đ ư ợ c c ả h a i mục đích xã
hội và kinh tế, trong đó mục tiêu xã hội là mục tiêu chủ đạo, đạt được mục
tiêu kinh tế là phương tiện để đạt được mục tiêu xã hội ở qui mô lớn hơn một
cách bền vững.
Theo tài liệu được Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, Hội đồng Anh và
Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng công bố thì các DNXH ở giai đoạn
này xuất phát từ 3 nhóm chính sau đây:
Các tổ chức phi chính phủ (None Goverment Oganization - NGO):
chuyển đổi chiến lược hoạt động của tổ chức, hoặc thành lập một DNXH
thành viên nhằm: (1) tìm kiếm thu nhập để làm tăng nguồn quỹ tài trợ; và (2) Sử
dụng và quản lý nguồn lực trong lĩnh vực cung cấp phúc lợi xã hội hiệu quả
hơn dựa trên cơ chế mang tính thị trường.
Nhóm các doanh nghiệp theo đuổi các giá trị kép (shared value): Đây là
khái niệm mà ở đó việc tạo ra các giá trị kinh tế được thực hiện theo cách mà nó
cũng đồng thời tạo ra các giá trị cho xã hội, thông qua việc đáp ứng được nhu
cầu và các thách thức xã hội. Ở đây, giá trị kép không phải là trách nhiệm xã
hội, từ thiện hoặc thậm chí là vì mục tiêu phát triển bền vững, nó là một cách
mới để tạo ra các thành công về kinh tế. Các giá trị xã hội được đưa vào chuỗi giá
trị cốt lõi của doanh nghiệp như một thành tố không thể thiếu trong năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này về cơ bản mang những đặc
trưng nhất định của DNXH ở mặt thực hiện trách nhiệm xã
16
hội, từ thiện hoặc vì các mục tiêu khác. Nhưng đồng thời nó cũng là những
doanh nghiệp ban tính lợi nhuận, thể hiện ở việc đem lại lợi luận cho thương
nhân kinh doanh.
N h óm c á c D NX H m ớ i : S a u k h i k h á i n i ệ m D N X H đ ư ợ c g i ớ i t h i ệ u
vào Việt Nam trong một vài năm gần đây và được khuyến khích, hỗ trợ bởi các
tổ chức trung gian đóng vai trò phát triển DNXH như CSIP và Spark, nhiều cá
nhân đã khởi nghiệp bằng cách thành lập các DNXH, có thể hoạt đ ộ n g d ư ớ i n
h i ề u h ì n h t h ứ c k h á c n h a u ( NG O h o ặ c c ô n g t y T N H H , C P ) . C á c doanh nghiệp
này ngay từ đầu khi xuất hiện đã có đầy đủ các đặc điểm của DNXH và có sứ
mạng của một DNXH. Đây là một mô hình mới mà trong thời gian gần đây
cùng với sự ngày càng hoàn thiện của chính sách liên q u an đ ến d o an h n g h i ệp
n à y n ên n g à y c àn g n h i ều d o an h n g h i ệp đ ược t h àn h lập và phát triển [32,
tr.21].
Trong giai đoạn này các mô hình DNXH mới đã được hình thành và có
chiến lược phát triển khá bền vững, có các chương trình hỗ trợ cộng đồng, xã
hội một cách hoàn chỉnh như: DNXH Tò he, Nhà hàng Koto....
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội
1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội
Về mặt bản chất doanh nghiệp xã hội tự thân nó là một mô hình kinh
doanh đặc thù được thành lập từ sáng kiến cộng đồng, các sáng kiến này bắt
nguồn từ nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy DNXH rất năng động và luôn cập
nhật được nhu của xã hội, điển hình là việc các DNXH chủ yếu phát triển
trong các lĩnh vực mang tính phúc lợi xã hội hoặc từ thiện mà không đặt nặng
vấn đề lợi nhuận. Nếu như sử dụng nhận thức xã hội thông thường về doanh
nghiệp để đưa ra khái niệm DNXH thì sẽ không thể nào nêu bật được nội hàm
của khái niệm này. Bởi lẽ ở DNXH có rất nhiều đặc điểm, trong đó có đặc
điểm về tính chất không tối ưu hóa lợi nhuận mà hoàn toàn khác với các
17
doanh nghiệp kinh doanh thông thường khác. Về khái niệm DNXH không chỉ
ở Việt Nam mà ngay cả ở các xã hội hiện đại như các nước châu Âu, Mỹ...
vẫn còn nhiều tranh cãi về bản chất và vai trò của DNXH trong số các chủ thể
kinh doanh và trong các khu vực kinh tế. Ở Việt Nam, DNXH là khái niệm
hoàn toàn mới mẻ về phương diện pháp lý, cho đến năm 2014 hình thức này
mới chính thức được quy định trong Luật Doanh nghiệp, mặc dù trên thực tế
DNXH đã và đang tồn tại và hoạt động từ những năm 1990, cho đến nay với số
lượng DNXH đã lên đến hàng trăm [24].
Về cơ bản trên thế giới hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái
niệm DNXH mà chủ yếu nguyên nhân của sự khác nhau này là xuất phát tự
những sự khác nhau trong cách tiếp cận khái niệm này. Chính phủ Anh trong
Chiến lược phát triển DNXH năm 2002 đã đưa ra định nghĩa về DNXH xuất phát
từ tính chất mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp này và đồng thời nhấn mạnh
đến yếu tố không tối ưu hóa lợi nhuận của DNXH. Theo đó: "DNXH là một mô
hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử
dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa
hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu" [35, tr.7].
Về cơ bản, cách định nghĩa này rất toàn diện, bám sát những đặc điểm cơ
bản của DNXH. Một là, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác DNXH
cũng có hoạt động kinh doanh (business). Như vậy, về bản chất này DNXH
cần được hiểu như một mô hình, phương án, giải pháp có và thông qua hoạt
động kinh doanh hơn là ràng buộc DNXH vào hình thức công ty xơ cứng, vốn
suy cho cùng cũng chỉ là công cụ tổ chức. Hai là, một đặc trưng nổi bật khác
của DNXH mà không có ở các loại hình doanh nghiệp khác đó là ở tính xã
hội. Theo đó, DNXH có mục tiêu xã hội được đặt ra như một sứ mệnh cơ bản và
trước tiên của việc thành lập tổ chức đó, điểm này là nội dung cơ bản để phân
biệt DNXH với các doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. DNXH
18
phải là tổ chức được lập ra vì mục tiêu xã hội. Ba là, về yếu tố phân phối lợi
nhuận của doanh nghiệp. Theo đó, nguyên tắc lợi nhuận được tái phân phối lại
cho tổ chức hoặc cộng đồng, không phải cho cá nhân là đặc trưng của DNXH
theo cách định nghĩa này. Điều này cũng cho thấy điểm khác biệt giữa DNXH và
các loại hình doanh nghiệp khác.
Tổ chức OECD định nghĩa:
DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức
pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi
cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. DNXH thường cung cấp
các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và
nông thôn. Ngoài ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ cộng
đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường [32, tr.26].
Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng - CSIP của Việt Nam đưa ra
quan điểm:
DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các
doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào
mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội
làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm
đạt được cả mục tiêu xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế [28].
Có thể nói khái niệm của Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng về
DNXH là rất rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức này tuyển chọn, ươm
tạo và phát triển phong trào DNXH vốn còn rất non trẻ ở Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014 Việt Nam
hiện hành, DNXH được hiểu là một mô hình doanh nghiệp, lấy mục tiêu xã
hội làm chủ đạo và phải cam kết dành đa số lợi nhuận cho các hoạt động mục
tiêu xã hội này.
Từ những sự phân tích trên, theo đó: "doanh nghiệp xã hội là một khái
19