Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền vững vùng ĐNN xuân thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 70 trang )

Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................4
Chương 1................................................................................................................................5
Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mức độ tổn thương ..............5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu mức độ tổn thương..................................................5
1.1.1.Trên thế giới..........................................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu.....................................................................7
1.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................8
1.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập thông tin, dữ liệu ............................9
1.2.2. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu không gian .................................................10
Chương 2..............................................................................................................................14
Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến MĐTT vùng ĐNN Xuân Thủy ....14
2.1. Các yếu tố tự nhiên ..................................................................................................14
2.1.1. Cấu trúc địa chất.................................................................................................14
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo...............................................................................15
2.1.3. Đặc điểm khí hậu................................................................................................16
2.1.4. Điều kiện thủy văn, hải văn................................................................................17
2.2. Giá trị và chức năng của vùng ĐNN Xuân Thủy.....................................................19
2.2.1. Các chức năng của vùng ĐNN Xuân Thủy .......................................................19
2.2.2. Các giá trị của vùng ĐNN Xuân Thủy...............................................................21
2.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội........................................................................................33
2.3.1. Cơ sở hạ tầng, dân số, giáo dục..........................................................................33
2.3.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội............................................................................36
2.4. Một số tai biến đặc trưng tại vùng ĐNN Xuân Thủy...............................................40
2.4.1. Tai biến địa động lực..........................................................................................41
2.4.2. Tai biến địa hóa..................................................................................................43
Chương 3..............................................................................................................................47


Đánh giá mức độ tổn thương vùng đất ngập nước Xuân Thủy và đề xuất giải pháp phát
triển bền vững.......................................................................................................................47
3.1. Đánh giá mức độ tổn thương vùng đất ngập nước Xuân Thủy................................47
3.1.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến ...........................................................47
3.1.2. Đánh giá mật độ đối tượng chịu tổn thương......................................................51
3.1.3. Đánh giá khả năng ứng phó với tai biến Bản đồ................................................55
3.1.4. Phân vùng mức độ tổn thương vùng ĐNN Xuân Thủy .....................................57
3.2. Đề xuất giải pháp PTBV vùng ĐNN Xuân Thủy.....................................................61

1


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

MỞ ĐẦU
Vùng đất ngập nước (ĐNN) Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định là mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái ĐNN bãi triều cửa sông ven biển ở
Việt Nam. Đây là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim
quý hiếm, số lượng cá thể các loài chim khi đông đúc lên tới 30 – 40 ngàn con. Hệ
sinh thái ĐNN tại đây đã đạt được ba điều nhất đó là “Đa dạng sinh học cao nhất,
năng suất sinh học lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất”.
Tuy nhiên, vùng ĐNN Xuân Thuỷ đang chịu những áp lực do quá trình khai
thác và sử dụng, các tai biến tự nhiên và xu thế biến đổi môi trường. Môi trường
sống của nhiều loại sinh vật bị phá huỷ; đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên
ĐNN bị suy giảm dần do các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng; các loại chất
thải ngày càng gia tăng; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá huỷ rạn san hô; chất thải
công nghiệp, chất thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu và phân bón hoá học đổ ra các thuỷ
vực làm ô nhiễm ĐNN.
Để giảm thiểu thiệt hại do các sự cố tai biến môi trường trên một cách hiệu

quả cần nghiên cứu, xác định, đánh giá không chỉ tai biến mà còn cả mức độ tổn
thương của môi trường, cộng đồng. Từ đó đề xuất các biện pháp ứng phó chủ động,
phù hợp với từng loại tai biến và mức độ tổn thương.
Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của khu ĐNN
Xuân Thuỷ nên “Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho
phát triển bền vững vùng ĐNN Xuân Thủy” là một yêu cầu cấp thiết, góp phần
bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng cơ sở khoa học cho việc PTBV vùng
ĐNN Xuân Thủy.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đã thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương vùng ĐNN Xuân
Thủy.
+ Đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến
+ Đánh giá mật độ đối tượng dễ bị tổn thương
+ Đánh giá khả năng ứng phó với tai biến và khả năng phục hồi sau tai biến
+ Phân vùng mức độ tổn thương vùng ĐNN Xuân Thủy

2


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
+ Đề xuất giải pháp PTBV trên cơ sở đánh giá tổn thương cho vùng ĐNN
Xuân Thuỷ.
Cơ sở tài liệu để hoàn thành khóa luận là kết quả khảo sát thực địa vùng
ĐNN Xuân Thủy từ tháng 11-2006 do sinh viên tham gia thực hiện, kết quả của dự
án “ Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các vùng ĐNN có ý nghĩa quốc tế,
quốc gia” do Mai Trọng Nhuận làm chủ biên, thực hiện từ 2005 – 2007, các loại
báo cáo, tài liệu liên quan đến VQG Xuân Thủy cùng các loại tài liệu bản đồ khác
(Bản đồ quy hoạch Đất Ngập Nước Vườn Quốc gia Xuân Thủy - GS.TS Mai Trọng
Nhuận; Bản đồ cấu trúc kiến tạo biển ven bờ (0 – 30m nước) Việt Nam - Bộ Công

nghiệp – Cục điạ chất và khoáng sản Việt Nam; Bản đồ dân sinh kinh tế vùng đệm
VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định - Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm
nghiệp Viện Điều tra Quy hoạch Rừng,; Ảnh vệ tinh - Google Earth).
Bố cục khóa luận cụ thể như sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mức
độ tổn thương
Chương 2. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến mức độ tổn
thương vùng ĐNN Xuân Thủy
Chương 3. Đánh giá mức độ tổn thương vùng ĐNN Xuân Thủy và đề xuất
giải pháp phát triển bền vững
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Do thời gian hạn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót.
Rất mong nhận dược những nhận xét đóng góp chân thành của thầy cô cùng các bạn
đồng nghiệp.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007
Sinh viên

Nghiêm Quỳnh Hương

3


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

LỜI CẢM ƠN

4



Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
Chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu mức độ tổn thương
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu mức độ tổn thương
Trên thế giới, đã có nhiều khái niệm về khả năng bị tổn thương hay tính dễ bị
tổn thương (Vulnerability) được đề xuất, chẳng hạn như:
- Là các đặc tính của cá nhân hay nhóm người cho phép họ cảm nhận, ứng
phó, chống đỡ những tác động của sự thay đổi môi trường và khả năng hồi phục lại
trạng thái ban đầu (Vogel, 1998)
- Là khả năng mẫn cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã
hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999)
- Là nguy cơ mất mát của con người hoặc hệ thống tự nhiên – xã hội do tác
động của tai biến thiên nhiên (Cutter, 2000)
- Là khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội là những đặc tính
của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ những thay
đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001)
Trong thời gian gần đây, khái niệm về mức độ tổn thương cũng đã được đề
xuất. Mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường và các hệ sinh thái biển được hiểu
là mức độ cảm nhận, ứng phó, chống đỡ, tổn thất và phục hồi của tài nguyên – môi
trường biển trước các tác động từ bên ngoài (tai biến, các quá trình tự nhiên và hoạt
động nhân sinh) (Theo Mai Trọng Nhuận, 2007).
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu mức độ tổn thương đã được nhiều tổ chức và cá
nhân quan tâm đến, đặc biệt là trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX với một số công
trình của Watts, M.J. và Bohle, H.G. (1993); Blaikie và nnk (1994); Adams, R.H

(1995); Adger, W.N. (1996); Cutter (1996, 2000); National Oceanic and
Atmospheric Atministration - NOAA (1999); Kasperson (2001); SOPAC – Hội
đồng khoa học địa lý ứng dụng các nước Nam Thái Bình Dương (2004)… Tới cuối
thế kỷ XX một mô hình về mức độ tổn thương và những phương pháp đánh giá

5


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
mức độ bị tổn thương dựa trên một loạt thông số được định lượng hoá một cách có
hệ thống đã được định hình trên thế giới (phương pháp của NOAA và phương pháp
của Cutter; phương pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do khí hậu thay đổi và
dâng cao mực nước biển của IPPC). Các phương pháp này tập trung vào nghiên cứu
xây dựng các bản đồ về phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ các đối
tượng dễ bị tổn thương để từ đó thành lập bản đồ mức độ tổn thương. Khi nghiên
cứu tổn thương cần có một cơ sở dữ liệu tin cậy, chi tiết, và được thu thập một cách
có hệ thống nhờ sự phối hợp của nhiều cơ quan (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
và khoa học kỹ thuật).
Nghiên cứu mức độ tổn thương thường được biểu hiện trên những quy mô
khác nhau như: quy mô là một vùng/khu vực, một hệ thống tự nhiên, hay nghiên
cứu trong một cộng đồng người. Đa số các nghiên cứu tổn thương này thường liên
quan đến các khía cạnh như: tổn thương về kinh tế (sự biến động giá cả hàng hoá
trên thị trường); tổn thương do sự khan hiếm lương thực; tổn thương do sự thay đổi
tổ chức và thể chế, chiến tranh, khủng bố; tổn thương môi trường, tổn thương do
thảm họa tự nhiên (sự thay đổi khí hậu toàn cầu, các tai biến môi trường…), tổn
thương do thảm họa công nghệ…, trong quy hoạch tính dễ bị tổn thương đã trở
thành cơ sở cho việc đánh giá môi trường chiến lược và quy hoạch cở sỏ hạ tầng ở
nhiều nước. Ví dụ như: “Bản đồ về tính chất dễ bị tổn thương như một công cụ
đánh giá môi trường chiến lược và trong quy hoạch cơ sở hạ tầng” (Dick Van

Straaten, 1999), “Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quy hoạch môi
trường” (Dự án Xây dựng năng lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam, do Cộng
đồng Flemish, Bỉ tài trợ).
Có thể chia ra 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá tổn thương như sau:
1. Đánh giá tổn thương theo chỉ thị tai biến: có nhiều nhóm chỉ số tổn
thương về tai biến đã được xây dựng bởi các tác giả và các nhóm nghiên cứu trên
thế giới như: Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, dự án Đánh giá tai biến đối
với chuẩn đoán địa chấn (RADIUS) của Mỹ, Nhóm các quốc gia thay đổi khí hậu,
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Trung tâm nghiên cứu thảm hoạ bệnh dịch
(CERD)…
2. Đánh giá tổn thương dựa trên các chỉ thị đối tượng chịu tổn thương: ví dụ
như các chỉ số tổn thương về kinh tế ( EVI) của Tổng Khối thịnh vượng chung, Uỷ
ban phát triển chiến lược, Viện nghiên cứu cấp cao của các trường đại học quốc gia,

6


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
Phân tích tổn thương và lập bản đồ (VAM) của Chương trình thực phẩm thế giới,
Đánh giá tổn thương bằng hệ thống dự báo sớm nạn đói (FEWS) của USAID.
3. Đánh giá tổn thương dựa trên các chỉ thị về tai biến, chỉ thị về khả năng
chống đỡ tai biến và khả năng tổn thương của các đối tượng: ví dụ như chỉ tiêu IHI
(The Index of Human Insecrity) cuả dự án “Nghiên cứu sự thay đổi môi trường và
bảo vệ con người” của Đại học Victory; chỉ số tổn thương môi trường (EVI) của hội
đồng Khoa học địa lý ứng dụng các nước Nam Thái Bình Dương.
1.1.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về mức độ tổn thương mới chỉ bắt đầu tại Việt
nam từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên
cứu của Tom, G.et.al., 1996 nghiên cứu về mức độ tổn thương tổng thể của đới bờ

Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển và khí hậu thay đổi đã được thực hiện trong
giai đoạn 1994 – 1996.
Theo hướng nghiên cứu và đánh giá mức độ tổn thương tổng thể của
vùng/khu vực, công trình “Nghiên cứu, đánh giá mức độ tổn thương của đới duyên
hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất
bền vững” (Mai Trọng Nhuận và nnk thực hiện, 2001 – 2002) đã bước đầu nghiên
cứu đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương đới duyên hải thuộc miền Nam Trung Bộ
của Việt Nam dựa trên mô hình đánh giá mức độ tổn thương của Cutter và nnk
(1996) và quy trình đánh giá mức độ tổn thương của NOAA (1999). Từ đó, phương
pháp nghiên cứu mức độ tổn thương vùng/khu vực đã dần dần được điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Trong đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài
nguyên địa chất đới duyên hải, lấy ví dụ vùng Phan Thiết – Vũng Tàu” (Mai Trọng
Nhuận và nnk thực hiện, 2007), phương pháp đánh giá mức độ tổn thương của tài
nguyên địa chất, trong đó có hệ sinh thái ĐNN và một số hệ sinh thái nhạy cảm cao
khác như rạn san hô, RNM ven biển đã được nghiên cứu, đánh giá chi tiết. Kết quả
đánh giá MĐTT của các hệ sinh thái này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác,
sử dụng hợp lý các hệ sinh thái (tài nguyên địa chất) nói riêng và các dạng tài
nguyên nói chung, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ những nguồn tài nguyên có
giá trị này.
Trong luận án tiến sỹ của Lê Thị Thu Hiền, 2005 “ Nghiên cứu xác lập cơ sở
khoa học cho việc quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận”, tác giả đã

7


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
nghiên cứu chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng tới MĐTT đới ven biển Hải Phòng (bao
gồm 3 chỉ tiêu: mức độ tai biến, mật độ đối tượng chịu tổn thương và khả năng ứng

phó với tai biến). Trong luận án này, tác giả đã xây dựng bản đồ MĐTT đới ven
biển Hải phòng dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu không
gian với sự kết hợp của HTTĐL làm cơ sở cho việc phân cấp, tính trọng số cho các
lớp thông tin chỉ tiêu, cho phép quá trình tính toán được nhanh chóng, đảm bảo độ
chính xác hơn và cùng một lúc tích hợp được nhiều lớp thông tin với nhau. Từ kết
quả bản đồ MĐTT, tác giả đã đề ra các giải pháp tăng cường năng lực luật pháp,
quản lý hành chính cho quy hoạch và quản lý môi trường trong vùng Hải Phòng và
phụ cận. Công trình nghiên cứu này đã góp phần quản lý phát triển bền vững đới
ven biển Hải Phòng.
Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục và Phát triển Môi trường của Việt Nam và
Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Nhiệt đới của Hà Lan đã sử dụng mô hình về sự thay đổi
các sinh kế khác nhau, các mối tương tác kinh tế - xã hội, và các ảnh hưởng khí hậu
để xem xét khả năng bị tổn thương xã hội ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều dự án liên quan đến bảo vệ môi trường tại khu VQG
Xuân Thủy, Nam Định như: Dự án của CRES năm 2003 về “Đánh giá biến động
tài nguyên khu BTTN ĐNN Xuân Thủy kể từ khi vùng ĐNN này được hoạch định
thành khu Ramsar (1989)”, hay dự án “Quy hoạch định hướng cho một số HST
ĐNN ven biển Bắc bộ mà bước đầu là huyện Thái Thụy (Thái Bình) và huyện Giao
Thủy (Nam Định) phục vụ cho phát triển bền vững” (2005) do cơ quan thực hiện là
Đại học quốc gia Hà Nội , dự án “ Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các vùng
ĐNN có ý nghĩa quốc tế, quốc gia” do Mai Trọng Nhuận làm chủ biên, thực hiện từ
2005 – 2007…
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Liên quan đến tính dễ bị tổn thương khu ĐNN Xuân Thuỷ có tổn thương
do tai biến (xói lở, bồi tụ,...), tổn thương do các hoạt động cường hoá của con người
(nuôi trồng thủy sản, du lịch...).
Có thể coi mức độ tổn thương là một hàm số đa biến Vxiyi được xác định theo
hàm số sau:
Vxiyi = f (aRxiyi, bRxiyi, cRxiyi)
Trong đó: Rxiyi là các thông số về mức độ nguy hiểm của các tai biến, được

đánh giá bằng sự tích hợp cường độ, qui mô, tần suất và diện tích ảnh hưởng.

8


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
Pxiyi là mức độ bị tổn thất tài nguyên – môi trường và con người;
Cxiyi là khả năng ứng phó với tai biến của hệ thống tài nguyên – môi
trường, con người trước tai biến;
xiyi là tọa độ địa lý
và a, b, c là các giá trị trọng số về mức độ quan trọng.
Trên cơ sở hàm số trên cho thấy nhiệm vụ của đề tài sẽ phải nghiên cứu 3
hợp phần của MĐTT đó là: 1) Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến gây ra tai biến;
2) Nghiên cứu các yếu tố chịu sự ảnh hưởng do tai biến và 3) Nghiên cứu các yếu tố
có khả năng ứng phó và làm giảm bớt thiệt hai do tai biến gây ra.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
1.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập thông tin, dữ liệu
Phương pháp khảo sát thực địa:
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình đánh giá mức độ tổn
thương của vùng nghiên cứu. Khảo sát thực địa các điều kiện tự nhiên như địa chất,
địa mạo, khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội và xác định các tai biến, ô nhiễm môi
trường... nhằm thu thập các thông tin cần thiết làm bước đầu cho việc đánh giá các
chỉ tiêu mức độ nguy hiểm do tai biến, ô nhiễm môi trường, mật độ đối tượng dễ bị
tổn thương cũng như khả năng ứng phó của tài nguyên môi trường trước các tai
biến trong vùng.
Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu:
Trước đây, bản đồ tai biến địa chất chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin về sự
phân bố các tai biến ở từng khu vực cụ thể. Thông tin đó chưa đủ để các cấp quản lý
có được biện pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến trong các chiến lược, chương

trình phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng.
Đánh giá tổn thương tích hợp nhiều thông tin, đối tượng khác nhau mới có
thể đưa ra được kết quả chính xác. Do đó, độ tin cậy của hệ cơ sở dữ liệu, đặc biệt
là các dữ liệu chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tổn thương của vùng/khu
vực. Dữ liệu này cho phép chúng ta tìm, khám phá những vùng có tai biến môi
trường và những đối tượng dễ bị tổn thương. Những thông tin đó là rất cần thiết đối
với quy hoạch lãnh thổ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, đánh giá
thiệt hại và định hướng ứng xử với tai biến. HTTĐL là một công cụ quan trọng

9


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp thông tin để xây dựng bản đồ tổn
thương.
Bằng việc tham khảo và tổng hợp các loại tài liệu đã có từ trước để phục vụ
cho việc thống kê, luận giải các kết quả nghiên cứu. Thông tin được thu thập bao
gồm các loại bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, ảnh vệ tinh, các tài liệu sách báo,
khoa học nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng môi trường
vùng nghiên cứu...
1.2.2. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu không gian
Phương pháp này được sử dụng để xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương, từ
đó định hướng cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNN Xuân Thủy. Quá trình
phân tích đa chỉ tiêu không gian (hình 2) thường gồm các nội dung sau:
1. Xác định mục tiêu cần đạt được khi đánh giá ( Đây là bước đầu tiên để xác
định các tiêu chí cần xây dựng).
2. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá: thực hiện qua các bước: xác định các chỉ tiêu
đánh giá; cấu trúc phân cấp các chỉ tiêu; lập ma trân so sánh cặp; tính trọng số cho
các chỉ tiêu; tính độ ổn định của các chỉ số; xây dựng quy trình xử lý trong HTTĐL.

Trong quá trình xây dựng chỉ tiêu đánh giá, cần nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập
các nghiên cứu liên quan, các ý kiến đóng góp của chuyên gia, dựa trên cơ sở dữ
liệu và phần mềm HTTĐL.
+ Xử lý trong HTTĐL: lập bản đồ chỉ tiêu; thực hiện quy trình xử lý; đưa ra
bản đồ kết quả.
+ Đánh giá kết quả
+ Đề xuất

10


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

Hình 2.Quá trình đánh giá trong phân tích đa chỉ tiêu không gian
Xác định trọng số:
Xác định trọng số được sử dụng bằng phương pháp so sánh cặp ma trận:
Đây là phương pháp được phát triển bởi Saaty L. Thomas năm 1980. Hiện nay,
phương pháp này đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu sử dụng để xác định trọng
số của các lớp chỉ tiêu trong quá trình đánh giá sử dụng thích hợp, đánh giá tai biến,
mức độ nhạy cảm, tính dễ bị tổn thương... và là một trong những phương pháp xác
định trọng số có thể hạn chế được tối đa tính chủ quan của người đánh giá. Phương
pháp so sánh cặp ma trận cũng đã được xây dựng thành các modul xác định trọng số
ở một vài phần mềm HTTĐL, ví dụ như: modul AHP trong phần mềm AcrGIS, hay
phần mềm riêng xác định trọng số như Expert Choice.
Luận văn đã sử dụng phần mềm AHP và Expert Choice để tính trọng số cho
các chỉ tiêu để đưa vào quá trình đánh giá mức độ tổn thương ĐNN Xuân Thủy. Cụ
thể quy trình thực hiện như sau:
• Bước 1. Lập ma trận so sánh cặp: các thông số trong ma trận được so
sánh mức độ quan trọng với nhau so với cấp phân bậc phía trên. Tỷ lệ đánh giá


11


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
quan hệ này có giá trị từ 1 (mức độ quan trọng bằng nhau) tới 9 (mức độ quan
trọng vô cùng mạnh hơn) (Bảng 1).
Bảng 1. Mô tả mức độ quan trọng giữa các thông số trong ma trận so sánh cặp
được phát triển bởi Saaty L. Thomas
Mức độ quan trọng

Xác định

1

Quan trọng như nhau

3

Quan trọng trung bình của một chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác

5

Mức độ quan trọng mạnh hơn

7

Mức độ quan trọng rất mạnh hơn


9

Mức độ quan trong vô cùng mạnh hơn

2, 4, 6, 8

Các giá trị trung gian giữa 2 đánh giá liền kề

• Bước 2. Tính trọng số cho các chỉ tiêu. Gồm có: tính tổng giá trị trong
mỗi cột của ma trận so sánh; chia mỗi thông số trong ma trận (kết quả sẽ tạo ra
ma trận so sánh cặp đơn giản); tính giá trị trung bình của các thông số trong mỗi
hàng của ma trận so sánh cặp đơn giản, bằng việc chia tổng điểm của mỗi hàng
(của ma trận so sánh cặp đơn giản) cho số lượng thông số (chỉ tiêu) của ma trận.
Đó chính là giá trị trong số mức độ quan trọng của mỗi thông số (chỉ tiêu) so với
nhau và với cấp phân bặc phía trên.
• Bước 3.Đánh giá tỷ lệ ổn định của các trọng số. Đây là bước đánh giá
mức độ chắc chắn và thích hợp của quá trình so sánh ma trận. Công thức đánh
giá như sau:
CR = CI/RI
CI = (λmax – n)/(n-1)
Trong đó: CR là tỷ lệ mức độ ổn định của trọng số
Tỷ lệ ổn định (CR)<0,1 là giá trị được chấp nhận (theo Saaty L.T.)
RI là chỉ số trung bình, phụ thuộc vào số bậc của ma trận (Bảng 2)
CI là chỉ số tính ổn định
λmax là giá trị lớn nhất trong ma trận so sánh cặp đơn giản
n là số chỉ tiêu tham gia trong ma trận
Bảng 2 . Chỉ số RI cho các bậc ma trận n = 1, 2,...,15 (theo Saaty L.T.)
n

IR


n

IR

12

n

IR


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
1

0,00

6

1,24

11

1,51

2

0,00


7

1,32

12

1,48

3

0,58

8

1,41

13

1,56

4

0,90

9

1,45

14


1,57

5

1,12

10

1,49

15

1,59

Thực hiện phân tích đa chỉ tiêu không gian bằng phần mềm ArcGIS 9.1: từ
các lớp dữ liệu, lựa chọn các lớp bản đồ chỉ tiêu. Chúng được phân loại và chuẩn
hóa về cùng một dạng, sau đó được nhân với trọng số của chúng và thực hiện phép
đại số cơ bản để đưa ra bản đồ kết quả.
1.2.3. Tra cứu dữ liệu và thống kê số liệu
Đây là các chức năng tối thiểu đã được sử dụng để khai thác dữ liệu. Việc
tra cứu dữ liệu được thực hiện trên các công cụ trong các phần mềm HTTĐL. Các
bảng thống kê được chuyển sang dạng file Excel để tiện hơn cho các tính toán thống
kê.

13


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
Chương 2


Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
MĐTT vùng ĐNN Xuân Thủy
2.1. Các yếu tố tự nhiên
Theo công ước Ramsar (1971), ĐNN là: "Những đầm lầy than bùn hoặc
vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo thường xuyên hay tạm thời với nước
chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn kể cả những vùng nước biển
có độ sâu không quá 6 m khi triều thấp”. Hệ sinh thái ĐNN gồm ba hợp phần đặc
trưng là: trầm tích đáy, nước và sinh vật. Chúng có mối quan hệ gắn bó khăng khít
với nhau, tạo nên một tổng thể hệ sinh thái ĐNN bền vững. Trong ba hợp phần đó,
quần xã sinh vật là cấu trúc quan trọng vì nó là sản phẩm đặc biệt được sinh ra trong
những hoàn cảnh cụ thể, trên nền tảng địa chất, địa hình – địa mạo đặc trưng. Mặt
khác trong hoạt động sống, quần xã sinh vật lại làm biến đổi những hợp phần khác
của ĐNN.
Vùng ĐNN Xuân Thủy gồm vùng lõi với tổng diện tích 7.100 ha, bao gồm:
Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (với khoảng 3.100 ha đất nổi có rừng) và
vùng đệm với tổng diện tích là 8.000 ha, bao gồm 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao
Lạc, Giao Xuân, Giao Hải, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vùng ĐNN
Xuân Thủy cách Hà Nội khoảng 100 km về phía ĐN, cách thành phố Nam Định về
phía ĐN khoảng 35 km.
Khu vực nghiên cứu có tọa độ địa lý từ: 20°10’ đến 20°21’ vĩ độ Bắc,
106°20’ đến 106°31’ kinh độ Đông.
Hình 1. Vị trí Vườn quốc gia Xuân Thủy

2.1.1. Cấu trúc địa chất
Vùng nằm bên phải cửa Ba Lạt, trong đới sụt lún trung tâm của đồng bằng
sông Hồng. Đới này chịu ảnh hưởng bởi đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy Vĩnh Ninh
có đặc điểm là sụt lún mạnh trong giai đoạn đầu tân kiến tạo Paleogen - Neogen và
nâng yếu trong giai đoạn Neogen - Đệ Tứ trên móng Mesozoi. Tốc độ hạ lún trung
bình trong suốt giai đoạn tân kiến tạo cho đến ngày nay là 0,1- 0,12 mm/năm (Theo

Nguyễn Cẩn, 1989). Sự hình thành đới sụt kéo dài đồng hướng bởi hai đứt gãy này
đã khống chế dòng chảy sông Hồng đoạn từ nam Thái Bình đến cửa Ba Lạt. Đoạn

14


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
bờ nằm giữa hai đứt gãy này có tốc độ bồi tụ rất nhanh (100 m/năm) tạo thành bờ
lồi dạng cánh cung tiến ra biển.
Từ năm 1940 đến nay vùng bờ biển trung tâm cửa Ba Lạt đã hoàn thiện một
chu kỳ tăng trưởng trầm tích với việc hình thành hệ thống cồn Ngạn phía trong và
cồn Vành, cồn Lu phía ngoài. Quá trình bồi lắng trầm tích đã tạo ra một cảnh quan
trầm tích tướng bãi triều RNM rộng lớn và 2 lạch triều chảy về phía tây nam là sông
Vọp và sông Trà. Vào đầu những năm 60, khu vực phía nam vùng nghiên cứu (xã
Giao Long) là một eo nhỏ ăn sâu vào đất liền. Đây là vết tích còn sót lại của các cồn
cát được bồi lấp bởi trầm tích do dòng chảy hướng đông bắc - tây nam đưa xuống từ
cửa Ba Lạt. Đến năm 1998 khu vực này đã được bồi tụ hoàn toàn, RNM và các bãi
triều lầy đã bị thay thế bởi các cồn cát, sau đó là khu tập trung dân cư, đất nông
nghiệp và khu nuôi thủy sản nước ngọt, lợ… Đây là giai đoạn cuối cùng của một
chu kỳ tiến hóa từ lục địa ra biển.
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Dựa trên mức độ ảnh hưởng khác nhau của các quá trình tự nhiên, địa hình
khu vực nghiên cứu phân hoá thành 3 kiểu chính:
- Địa hình dương không ngập triều có độ cao trung bình từ 1,2 – 1,5 m
- Địa hình ngập nước thường xuyên có độ cao trung bình từ 0,5 – 1 m
- Địa hình ĐNN theo chu kỳ có độ cao trung bình từ 0,5 – 0,9 m
Địa hình bãi triều bị phân cắt bởi đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông
Vọp, hình thành nên một phần cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh (cồn Mờ).
Với địa hình đặc trưng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, độ

cao trung bình từ 0,5 – 0,9m, đặc biệt ở Cồn Lu có dải cát cao từ 1,2 – 1,5m, đây là
một vùng bãi triều ngoài đê biển với sự đan xen giữa các thế hệ cồn cát, các bãi
triều châu thổ, các lagoon (đầm phá) và lạch triều. Bãi triều được cấu tạo bởi trầm
tích của sông Hồng và biển Đông bồi đắp bao gồm cát, bùn, sét. Sự bồi đắp phù sa
theo không gian được quyết định bởi: lượng phù sa, động lực dòng chảy của sông,
động lực thủy triều và tác động của con người (quai đê, trồng rừng, vuông tôm...) đã
tạo nên hình thái địa mạo ngày nay.

15


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

Hình 3. Địa hình ngập nước thường xuyên tại VQG Xuân Thuỷ
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hà, 2006)

2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm ven biển trong khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng ĐNN Xuân Thủy chịu ảnh
hưởng chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 3, trong đó có 2 tháng nhiệt độ trung bình <18 0C. Mùa hè nóng, bắt đầu
từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình >25 0C. Mùa xuân thường kéo dài với
mưa phùn tạo ra độ ẩm cao cho vùng.
Thường có mưa vào mùa hè thu, từ tháng 5 – 10; tổng lượng mưa trung bình
năm từ 1500 – 1715 mm (năm cao nhất là 2754mm; năm thấp nhất là 978mm). Mưa
thường tập trung vào tháng 7 – 9, chiếm khoảng 80% lượng mưa hàng năm.
Vùng có tổng lượng bức xạ lớn, dao động từ 95 – 105 Kcal/cm 2/năm. Tổng
lượng nhiệt năm từ 8000 – 85000C. Nhiệt độ trung bình năm trong vùng là 23,7 0C.
Biên độ nhiệt trong ngày biến động từ 7- 8 0C (thấp nhất vào tháng giêng: 6,8 0C;
cao nhất vào tháng 6: 40,10C).

Độ ẩm không khí trung bình năm trong vùng là 84%. Trong đó lượng bốc
hơi trung bình năm là 817,4 mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 –
126 mm/tháng (lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 7).
Chế độ gió theo mùa: mùa đông gió thịnh hành là hướng Bắc (từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau). Mùa hạ gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam (từ
tháng 4 đến tháng 10 năm sau). Tốc độ gió trung bình là từ 3 – 4 m/giây. Bão

16


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9 với tốc độ trên 80 km/giờ, biến động
dữ dội gây thiệt hại lớn về người và của cho người dân trong vùng.
Vào những ngày bão, vận tốc gió có thể đạt tới 40-50 m/s (cơn bão lớn nhất
xảy ra vào ngày 13/08/1968). Hàng năm trung bình có khoảng 5 trận bão, chủ yếu
tập trung vào tháng 7, 8, 9. Cơn bão đặc biệt nhất xảy ra vào ngày 26/08/1973 có
tốc độ gió 18 m/s kèm theo mưa to, dòng sông Hồng đã cắt đứt Cồn Lu thành 2
phần để chạy thẳng ra biển theo cửa Ba Lạt (hướng cũ được gọi là sông Hồng lấp).
Cồn Vành của huyện Tiền Hải - Thái Bình đã “ra đời” từ đó (Lê Diên Dực, 1998).
2.1.4. Điều kiện thủy văn, hải văn
a. Thủy văn
Hệ thống sông Hồng có vai trò đặc biệt trong việc thành tạo delta sông Hồng
nói chung và vùng ĐNN Xuân Thủy nói riêng. Tổng lượng nước sông Hồng đổ ra
cửa Ba Lạt hàng năm là 48,6.109 m3, chiếm 39 - 40% tổng lưu lượng của hệ thống
sông Hồng (Bảng 3). Điểm đặc biệt của hệ thống sông Hồng là hàng năm đều có lũ.
Mùa lũ trùng với mùa mưa và thể hiện rõ rệt nhất từ tháng 6 đến tháng 9. Khác với
các sông thuộc lưu vực sông Thái Bình nằm ở phía đông lưu vực sông Hồng, chịu
ảnh hưởng của bão nhiều hơn nên tính phân kỳ không rõ, từ tháng 7 đến tháng 9 bất
kỳ thời điểm nào cũng có thể xảy ra lũ; lũ lớn nhất trên sông Hồng thường xảy ra

vào tháng 8 (Lương Phương Hậu, 2002). Lũ tạo ra dòng chảy có động năng và lưu
lượng rất lớn (tốc độ dòng chảy qua cửa Ba Lạt là 1,0m/s) có thể tạo ra những thay
đổi mang tính đột biến đối với các thành tạo địa hình đới ven biển.
Ngoài sông Hồng, trong vùng còn có các sông ngắn và lạch thoát nước như
sông Vọp chảy từ cửa Ba Lạt ra biển dài 9 km, ngăn cách cồn Ngạn và Bãi Trong;
sông Trà cũng chảy từ cửa Ba Lạt xuống phía nam ra biển, ngăn cách giữa cồn
Ngạn và cồn Lu, dài 10 km. Ngoài ra, còn có một lạch triều ngắn chia Cồn Lu và
Cồn Xanh. Lạch triều này cũng chảy từ cửa Ba Lạt ra biển.
Lượng phù sa tại cửa Ba Lạt bình quân khoảng 1,8 gam/lít. Đây là lượng phù
sa chính để tiếp tục bồi lắng lãnh thổ.
Bảng 3. Các thông số thủy hóa của nước mặt trong vùng ĐNN Xuân Thủy
T
T
1

Thông
số
pH

2

Eh

Đơn vị
mV

Mùa mưa

Mùa khô


7,42-8,15

7,42-8,15

Trung bình
năm
7,42-8,15

-

-

133,1

17

Ghi chú
[3]
(tầng mặt)
[2]


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
T
T
3
4

Thông

số
BOD5
COD

Đơn vị

Mùa mưa

Mùa khô

mgO2/l
mgO2/l

5

DO

mg/l

0,94
2,33
7,7-9,47 (tháng
8,12,1)

6

Nts

mg/l


7

Pts

mg/l
mg/l
ppm

0,93
2,25
5,7-7,0
(tháng 6)
1,86-2,8
(tháng 6)
1,02-1,98
(tháng 6)
-

Pb

ppm

-

Zn

ppm

Cd


8
9
1
0
1
1
1
2
1
3
1
4
1
5

Trung bình
năm
0,935
2,29

Ghi chú
[1]
[1]

4,9-9,7

[3]

0,63-0,66


[3]

0,065-1,2

[3]

175,5
0,36

[2]
[2]

-

0,03

[2]

-

-

0,1-0,69

[2]

ppm

-


-

0,05

[2]

As

ppm

-

-

3,9

[2]

Hg

ppm

-

-

0,03

[2]


Sb

ppm

-

-

0,35-0,39

[2]

Mg
Cu

2+

0,04-0,09
(tháng 2)
-

Nguồn: 1- Nguyễn Cao Huần, 2005; 2- Mai Trọng Nhuận và nnk, 1996; 3- Lê Xuân
Tuấn, Mai Sỹ Tuấn, 2004
b. Hải văn
Khu vực ĐNN Xuân Thuỷ có chế độ nhật triều tương đối thuần nhất tuy nhiên
tính nhật triều ở phía Nam (VQG Xuân Thủy) kém hơn phía Bắc cửa Ba Lạt. Độ lớn
thủy triều cũng giảm dần từ Bắc xuống Nam: Ở phía Bắc trong vòng một tháng có 25
- 27 ngày nhật triều, 3 - 5 ngày bán nhật triều, độ cao triều trong kỳ nước cường là 2,8
- 3,6 m. Ở phía Nam (từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy) số ngày nhật triều là 23 - 25 ngày,
bán nhật triều là 5 - 7 ngày và độ lớn triều 2 - 3 m. Biên độ triều thấp hơn, số ngày

bán nhật triều tăng thuận lợi cho xâm thực và di chuyển trầm tích. Đây là điều kiện
thuận lợi để rừng ngập mặn (RNM) ở VQG Xuân Thủy phát triển hơn.
Chế độ sóng của khu vực thay đổi theo mùa. Vào mùa lạnh, hướng sóng chính
ở ngoài khơi là Đông Bắc (61 %), Đông (15 %), còn ở ven bờ là các hướng Đông (34
%), Đông Bắc (13 %) và Đông Nam (18 %). Vào mùa nóng, các hướng sóng thịnh
hành ngoài khơi là Nam, Tây Nam và Đông với tần suất dao động từ 40 - 75%, trong
đó sóng hướng Nam chiếm tới 37 %. Độ cao sóng trung bình ngoài khơi là 1,2 - 1,4
m, ở ven bờ là 0,6 - 0,8 m. Độ cao sóng cực đại tương ứng là 7,0 - 8,0 m và 5,0 - 6,0
m. Các cấp sóng có độ cao lớn thường xuất hiện khi có bão. Bão thường xuất hiện khi

18


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
có sóng lớn cùng với gió mạnh và mưa lớn, kèm theo là nước biển cũng sẽ dâng cao.
Nếu thời điểm bão đổ bộ lại trùng với kỳ triều cường hoặc triều trung bình thì sẽ gây
khó khăn lớn cho việc bảo vệ đê biển. Nước dâng cao tràn qua đê vào sâu trong vùng
có thể đưa nước mặn vào làm ngập lụt những thửa ruộng lúa của người dân bên
trong các xã.
Độ mặn của nước biển của khu vực biến thiên phụ thuộc vào thủy văn và chế
độ lũ của sông Hồng. Vào mùa đông, độ mặn trung bình của nước biển tương đối
đồng nhất trong khoảng 28 - 30‰. Vào mùa hạ, độ mặn trung bình thấp hơn mùa
đông, dao động trong khoảng 20 - 27‰.
2.2. Giá trị và chức năng của vùng ĐNN Xuân Thủy
2.2.1. Các chức năng của vùng ĐNN Xuân Thủy
Theo hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam (đề xuất), vùng ĐNN Xuân Thủy
có các kiểu ĐNN đặc trưng sau:
Vùng biển ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6m khi triều kiệt, bao gồm
các vũng vịnh (A); các bờ cát, bãi cuội hay sỏi vùng gian triều (E); vùng nước cửa

sông (F); cồn đảo cửa sông (Fa); các bãi cát - bùn vùng gian triều (Ga); bãi triều có
RNM (I); các sông/suối/lạch thường xuyên có nước (M); ao, đầm, vùng NTTS mặn,
lợ (1); đất trồng lúa nước (3); vùng trồng cói (3a).
Các kiểu ĐNN trên có các chức năng sau:
- Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố: có ảnh hưởng ở mức độ cao đến
vùng ĐNN Xuân Thủy. Vùng ĐNN Xuân Thủy có tác dụng như các bể lắng các
chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, giúp phần làm sạch nước và hạn chế
ô nhiễm môi trường nước biển.
- Chức năng tích lũy chất dinh dưỡng: ảnh hưởng ở mức độ cao đến vùng.
Qua thời gian, vùng ĐNN Xuân Thủy giữ lại các chất dinh dưỡng (nitơ, photpho,
các nguyên tố vi lượng...) cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thuỷ sản và lâm
nghiệp, hạn chế bớt hiện tượng phú dưỡng. Khi dòng chảy mạnh thì vùng ĐNN
này trở thành nguồn dinh dưỡng cho các hệ sinh thái khác như Biển Đông và vịnh
Thái Lan. Sinh vật nổi đa dạng về giống loài, tập chung với mật độ cao là cơ sơ
thức ăn cho các loài thủy sinh như cá, tôm... RNM tạo chất dinh dưỡng cho thủy
vực từ những chất rơi như: lá, cành quả rụng với 141,91 g/m2/tháng.

19


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
- Chức năng nạp tiết nước ngầm: hầu như không có ảnh hưởng gì đối với
vùng, chỉ ở mức bình thường.
- Chức năng điều hòa vi khí hậu: mức độ ảnh hưởng cao. Vùng ĐNN
Xuân Thủy (đặc biệt là những nơi có cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô) giúp phần
cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hoà khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm,
lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính. Theo tính toán của Jim Enright và Yadfon
association (2000) rừng ngập mặn có khả năng tích luỹ CO 2 ở mức độ cao, điều hòa
khí hậu luôn giữ ở nhiệt độ 18 – 32 0C, rừng ngập mặn 15 tuổi giảm được 90,24 tấn

CO2 /ha/năm, tác dụng lớn làm giảm hiệu ứng nhà kính.
- Chức năng hạn chế lũ lụt: mức độ ảnh hưởng cao. Nằm tại cửa sông lớn
nhất miần bắc, vùng ĐNN Xuân Thủy đóng vai trò như bồn chứa lưu giữ, điều hoà
lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn
chế lũ lụt ở các vùng lân cận.
- Chức năng sản xuất sinh khối: ảnh hưởng ở mức độ cao. Vùng ĐNN
Xuân Thủy cũng là nơi sản xuất ra một lượng sinh khối lớn, tạo nguồn thức ăn cho
các loài thuỷ sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi. Ngoài ra, một phần các
chất dinh dưỡng này có từ các động thực vật đó chết sẽ được các dòng chảy bề mặt
chuyển đến các vùng hạ lưu và các vùng nước ven biển, làm giàu nguồn thức ăn cho
những vùng đó, đặc biệt ở khu vực Biển Đông và vịnh Thái Lan. Theo kết quả
nghiên cứu trong vùng, sinh vật lượng ĐVĐ là 36g/m3, trữ lượng tôm giống khoảng
20.000.000 con trong một kì con nước thủy triều, trữ lượng cua rèm: 600.000 con /
kì con nước thủy triều. Diện tích RNM vẫn khá lớn.
- Chức năng duy trì đa dạng sinh học: có ảnh hướng lớn. Vùng ĐNN Xuân
Thủy là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của
nhiều loại động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim quý hiếm di trú từ
phương xa tới. Vùng ĐNN này là nơi duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều
loài quý hiếm, có giá trị không chỉ ở Việt Nam mà cả trên Thế giới.
- Chức năng chắn sóng, chắn gió bão, ổn định bờ biển, chống xói lở, hạn
chế sóng thần: ảnh hưởng ở mức độ cao. Nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực
vật rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, vùng ĐNN Xuân Thủy còn có chức năng bảo vệ
bờ biển khỏi bị tác động của sóng, thủy triều, xói lở.

20


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
Mặt khác, với ưu thế có thảm thực vật dày và dòng bùn cát sông Hồng vận

chuyển lớn nhất miền Bắc vùng ĐNN này đã trở thành môi trường thuận lợi cho
việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mở rộng các bãi bồi. Các rạn san hô
ngầm rộng lớn đã giảm cường độ sóng tác động đến bờ biển, các vùng ven đảo
trong thời kỳ dông bão, sóng thần.
Bên cạnh các chức năng trên, vùng ĐNN Xuân Thủy còn đóng một vai trò
quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế của nhiều
ngành khác nhau, tiêu biểu là một số ngành sau:
- Ngành thuỷ sản: có ảnh hưởng lớn. Vùng ĐNN Xuân Thủy là nguồn cung
cấp thức ăn, môi trường sống cho các loài thuỷ sản và là địa bàn đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ sản quan trọng. Đây là nơi có diện tích đầm nuôi tôm rất lớn, mang lại
nhiều việc làm và lợi nhuận từ việc bán hải sản.Vùng ĐNN này còn cung cấp các
nguồn lợi quan trọng khác cho các cộng đồng dân cư địa phương như tảo biển, cỏ
biển và dược liệu.
- Ngành lâm nghiệp: ảnh hưởng ít. Đây là nơi cung cấp một số lượng gỗ đốt
lớn. Song giá trị sử dụng gỗ rừng không cao. Các sản vật khác như cói, sậy... trong
vùng ĐNN này cũng có thể được khai thác và chế biến thành những sản phẩm tiêu
dùng có giá trị.
- Ngành giao thông vận tải đường thuỷ: có ảnh hưởng lớn. Vùng ĐNN Xuân
Thủy là nơi rất quan trọng trong việc hình thành các mạng lưới giao thông thuỷ bao
gồm đường biển, đường pha sông biển.
- Ngành du lịch: ảnh hưởng ở mức độ cao. Với hệ sinh thái đa dạng, phong
phú, vùng ĐNN Xuân Thủy có ý nghĩa trong việc phát triển các hình thức du lịch,
đặc biệt là du lịch sinh thái.
2.2.2. Các giá trị của vùng ĐNN Xuân Thủy
Vùng ĐNN Xuân Thuỷ là một vùng mang trong nó các giá trị sinh thái và
kinh tế xã hội. Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dòng sông tạo nên cảnh quan đặc thù
cho khu vực. Đầm lầy là nơi sinh trưởng của rừng ngập mặn, nó cũng là bãi đậu của
các loài chim di trú, các giòng cát cao ở má ngoài Cồn Lu, là nơi quần tụ của dải
rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài chim bản địa. Phù sa
màu mỡ ở cửa sông Hồng, con sông lớn nhất miền Bắc nước ta, cùng với điều kiện

tự nhiên đã tạo nên sự giàu có và giá trị bậc nhất của khu vực về đa dạng sinh học.

21


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ
Đây chính là tiềm năng phong phú cho chiến lược phát triển bền vững của vùng
nhằm sử dụng khôn khéo đất ngập nước, phát triển nghiên cứu khoa học và du lịch
thái.
Giá trị sinh thái hiển thị ở tính đa dạng sinh học về loài và hệ sinh thái. Ở
khu vực này có tới hơn 100 loài thực vật, đây là thành phần ảnh hưởng tới môi sinh
của các loài chim di trú trong khu vực. Đặc biệt là môi trường cư trú và sinh sống
của chim trong các khu RNM. Hệ động vật phong phú về chim, cá và động vật đáy.
Đặc biệt quan trọng là các loài chim di trú sống trong khu vực này. Chúng lấy tôm
cá và động vật đáy làm thức ăn và RNM làm nơi trú ẩn. Đây chính là đặc trưng của
vùng ĐNN Xuân Thuỷ, lý do này đã khiến không chỉ Việt Nam mà nhiều tổ chức
bảo tồn trên thế giới quan tâm đến.
Các giá trị kinh tế - xã hội được gắn với tiềm năng cung cấp gỗ, chất đốt,
thuốc, du lịch, và giá trị về ổn định chất lượng môi trường.
a. Giá trị sinh thái
Tính đa dạng sinh học
Hệ thực vật
Thành phần thực vật tại khu vực tương đối nghèo so với rừng nhiệt đới ẩm
trên vùng đồi núi (Bảng 4). Chỉ có 2 ngành thực vật có mặt tại khu vực là ngành
khuyết thực vật (Pteridophyta) và thực vật hạt kín (Angiospermae).
Bảng 4. Thành phần thực vật bậc cao có mạch VQG Xuân Thủy

STT


Thực vật

Họ

Chi

Loài

1

Khuyết thực vật (Pteridophyta)

5

7

7

2

Thực vật hạt kín (Angiospermae)

37

92

108

2.1


Thực vật hai lá mầm (Dictyledons)

31

67

84

2.2

Thực vật một lá mầm (Monocotyledons)

6

25

34

42

99

116

Tổng số

22


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền

vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

Khu vực có 116 loài thực vật bậc cao. Đối với các loài cây gỗ ở RNM
thường mọc tự nhiên thuần loài hoặc nếu được trồng thì cũng thuần loài nên chúng
càng nghèo về thành phần loài. Tại đây có 14 loài cây lấy gỗ, trong đó chỉ có 6 loài
tham gia vào RNM tập trung, đó là Mắm biển, Sú, Vẹt dù, Trang, Đước, Phi lao.
Các loài cây gỗ còn lại hầu hết được trồng rải rác với số lượng rất ít, không đáng kể.

23


Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

Hình 4. Tài nguyên rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy

Thành phần loài thực vật đa dạng hơn cả là loài cây thân thảo phân bố dưới
tán rừng Phi lao, bãi cát cố định, ven đường, trên bờ các đầm nuôi tôm. Các loài này
thường là các loài cỏ phát triển mạnh vào mùa hè trùng với mùa mưa.
Về giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của hệ thực vật: Về mặt khoa học thì
hệ thực vật trong khu vực bao gồm các loài phổ biến, chưa bị đe dọa tiêu diệt ngoài
tự nhiên. Chúng cũng không phải là các loài quý hiếm hoặc dặc hữu. Tuy nhiên giá
trị thực tiễn của hệ thực vật là rất lớn. Chúng đóng vai trò là giá thể của các loài
chim nước. Đối với các loài chim định cư thì vai trò của hệ thực vật, đặc biệt là khu
hệ sinh thái RNM, là nơi kiếm ăn, nơi sinh sống và làm tổ. Còn đối với cac loài
chim di cư thì RNM là nơi trú ngụ và cung cấp nguồn thức ăn đáng kể (mặc dù hầu
hết các loài chim di cư khiếm ăn ở các bãi bồi phù sa, lầy). RNM còn có vai trò
quan trọng trong việc cố định cát, bãi bồi, chắn sóng, phòng hộ cho các hoạt động
canh tác thủy sản và sản xuất nông nghiệp.
Về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật: Các loài cây gỗ chủ yếu là gỗ nhỏ có

tác dụng làm củi, hàng rào, đăng đó và cho tanine (Bảng 5).
Bảng 5. Giá trị tài nguyên hệ thực vật

Công dụng

Số loài

Cây gỗ củi

14

Cây cho tanine

7

Cây ăn được

7

Cây làm cảnh, bóng mát

15

Cây làm thuốc

43

24



Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương ĐNN làm cơ sở cho phát triển bền
vững vùng ĐNN Xuân Thuỷ

Hầu hết các loài cây ăn được là các loài rau dại, rau trồng đã bỏ hoang, phân
bố rải rác, không nhiều. Trong số các loài cây có khả năng làm cây cảnh, cây bóng
mát, có một số loài đáng chú ý như: Bần chua có thể trồng ven đường các vùng ven
biển, Trang làm chiếu có hoa đẹp tán rộng có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven
đường lấy bóng mát, Vẹt có thể trồng làm cây cảnh quan các vùng ven biển rất đẹp,
một số loài khác có thể trồng làm cảnh như: Phi lao, Rứa dại biển, các loài Cúc và
các loài Quyết thực vật.
Hệ động vật
Hệ động vật tại vùng ĐNN Xuân Thủy mang đặc trưng của một vùng ĐNN
ven biển, tuy nghèo về thành phần loài thú, bò sát, lưỡng cư nhưng rất phong phú về
chim, cá và động vật đáy (Bảng 6).
Bảng 6. Thống kê thành phần hệ động vật VQG Xuân Thủy

Hạng mục

Loài

Họ

Bộ

Số loài cần bảo
vệ

Thú
Chim
Bò sát

Ếch nhái

Động vật đáy
Tổng

9
215
18
10
107
138
497

5
41
8
4
44
39
141

4
13
2
1
12
4
36

1

11
5
17

- Loài thú: thành phần đơn điệu, chủ yếu là loài gặm nhấm. Trong đó loài
Rái cá thường (Lutra lutra) được ghi trong sách đỏ Việt Nam mức độ V (vulnerable:
loài sắp bị đe dọa nghiêm trọng).
- Loài chim: vùng ĐNN Xuân Thủy là nơi dừng chân quan trọng và là điểm
trú đông của nhiều loài chim di cư. Khu vực chim di trú chủ yếu tập trung trên các
cồn cát trống, các vùng đất còn ngập nước, đầm tôm nơi có nhiều thức ăn.
Vào những tháng 11 cho đến tháng 3 hàng năm, số lượng chim ở VQG Xuân
Thuỷ tăng lên một cách đột biến. Chúng kiếm ăn dọc theo các bãi ngập triều ở vùng
đất ngập nước. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là theo chu trình di cư, một phần chim
di trú từ nhiều vùng trên thế giới đã dừng lại đây để nghỉ lấy sức, nạp năng lượng
chuẩn bị cho những chặng đường dài tiếp theo của mình. Sau 4 tháng di trú tại các

25


×