Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đặc điểm của văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.24 KB, 3 trang )

Đặc điểm của văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của chủ thể có thẩm quyền, dưới dạng
ngôn ngữ viết, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm
đạt được những mục tiêu quản lý đã đặt ra. Nếu căn cứ vào nội dung, có thể chia
văn bản pháp luật thành ba loại: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp
luật và văn bản hành chính. Cả 3 loại văn bản pháp luật này đều có nhiều đặc điểm
chung.
Thứ nhất văn bản pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết được
thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau, hiện nay là giấy viết, ngôn ngữ viết giúp
chủ thể ban hành văn bản pháp luật trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của
mình về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp đối tượng thi hành biết
được để thực hiện. Đồng thời, cách thức thể hiện này tiện lợi cho việc chuyển tải,
tiếp cận, khai thác, lưu trữ thông tin để phục vụ cho hoạt động quản lý.
Thứ hai, văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền do pháp luật
quy định. Hiện nay, pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có quyền ban hành văn bản
pháp luật, như cơ quan quyền lực, hành chính, kiểm sát, xét xử; người đứng đầu cơ
quan và một số công chức khác của các cơ quan nhà nước; tổ chức xã hội hoặc cá
nhân được ủy quyền quản lý nhà nước đối với một số việc cụ thể (công đoàn hoặc
người chỉ huy tàu bay, tàu biển…). Chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới có
quyền ban hành văn bản pháp luật.
Thứ ba, văn bản pháp luật là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu
quản lý. Nội dung văn bản pháp luật là ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí đó được
xác lập trên cơ sở pháp luật hiện hành và nhận thức chủ quan của cán bộ, công chức
nhà nước về những yếu tố khách quan của đời sống xã hội, phù hợp với mục tiêu cụ
thể của từng văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu lực quản lý,
trong quá trình xác lập văn bản pháp luật, chủ thể có thẩm quyền có thể tham khảo
tâm tư, nguyện vọng của những đối tượng liên quan trực tiếp tới nội dung văn bản,


đặc biệt là của nhân dân lao động để vừa đạt được mục tiêu quản lý, vừa bảo đảm
được các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.


Thứ tư, văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định. Hình thức của văn
bản pháp luật có 2 yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức của văn bản.
Thứ năm, văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định.
Pháp luật quy định về thủ tục ban hành đối với mỗi loại văn bản pháp luật cụ thể.
Thủ tục ban hành các văn bản pháp luật được quy định trong nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính…
Đặc điểm cuối cùng của 3 loại văn bản pháp luật, đó là chúng đều do Nhà nước bảo
đảm thực hiện. Để bảo đảm thực hiện các văn bản pháp luật trên thực tế, Nhà nước
sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, giáo dục và đặc biệt là biện
pháp cưỡng chế.
Ngoài 6 đặc điểm chung nói trên, mỗi nhóm trong hệ thống văn bản pháp luật còn
có một số đặc điểm riêng về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý hành chính
nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng
nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và
văn bản hành chính. Nội dung của văn bản có chứa đụng các quy tắc xử sự chung
được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ
chủ thể cụ thể cần áp dụng và được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự
kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. Văn bản quy
phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định
trong hiến pháp và các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước…


(điều 2 Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2008). VD: Luật tổ chức hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân 2003,Quyết định số 1123/2011/QĐ-CTN của Chủ tịch
nước về đặc xá năm 2011 cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân
nhân dịp Quốc khánh 2-9…

Văn bản áp dụng pháp luật có chứa đựng những mệnh mệnh cá biệt, áp dụng một
lần trong từng trường hợp cụ thể. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá
biệt mang tính quyền lực do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ
sở các quy phạm pháp luật, nội dung xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối
với người vi phạm pháp luật. Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bẳn
áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật và thường theo mẫu đã quy định
sẵn. VD: quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,khen thưởng, kỷ luật… các
chức vụ nhà nước; biên bản vi phạm hành chính; bản án, quyết định của tòa án…
Văn bản hành chính có chứa đựng các quy tắc chung mang tính pháp lý hoặc những
mệnh lệnh cá biệt, được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản hành chính là những văn bản mang tín
thông tin điều hành nhằm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc
dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi
chép công việc trong cơ quan, tổ chức. Vai trò của văn bản hành chính: Chủ yếu là
cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính
sách của nhà nước. Hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin
pháp luật. VD: công văn của chủ tịch UBND thành phố X nhắc nhở,đôn đốc cấp
dưới thực hiện nhiệm vụ rà soát VBPL khiếm khuyết.
Nhìn chung, dù cả 3 loại văn bản pháp luật có những đặc điểm chung và riêng biệt,
nhưng về thực tiễn, chúng đều được sử dụng và hiệu quả tác động của chúng cũng
rất cao.



×