Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tính chất đẳng cấp và đặc quyền của pháp luật phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.24 KB, 3 trang )

Tính chất đẳng cấp và đặc quyền của pháp luật phong kiến

"Pháp luật phong kiến là hệ thống các quy phạm pháp luật (các quy tắc) do nhà
nước ban hành (hoặc thừa nhận), trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai
cấp địa chủ phong kiến; là phương tiện chủ yếu và hữu hiệu nhất để điều chỉnh các
quan hệ cơ bản giữa người với người cũng như những nhu cầu, lợi ích khác nhau
trong xã hội phong kiến”(1). Pháp luật phong kiến ra đời cùng với nhà nước phong
kiến trong cuộc cách mạng của giai cấp địa chủ phong kiến tiến hành để xoá bỏ chế
độ chiếm hữu nô lệ, thiết lập chế độ phong kiến. Tồn tại và phát triển khá lâu dài
trong một xã hội đầy biến động và phức tap, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc của
các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức của xã hội, pháp luật phong
kiến mang những đặc điểm:
- Pháp luật phong kiến phân chia xã hội phong kiến thành những đẳng cấp khác
nhau và quy định cho mỗi đẳng cấp những đặc quyền khác nhau
- Pháp luật phong kiến dung túng việc sử dụng bạo lực và sự tuỳ tiện của địa chủ
phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác trong xã hội.
- Pháp luật phong kiến rất hà khắc, dã man.
- Pháp luật phong kiến có nhiều quy định mang tính chất tôn giáo và đạo đức phong
kiến.
Sau đây em xin trình bày đặc điểm thứ nhất của pháp luật phong kiến: Pháp luật
phong kiến là pháp luật đẳng cấp và đặc quyền.


Tính đẳng cấp: Theo quy định của pháp luật phong kiến thì xã hội phong kiến đươc
phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau, thậm chí trong một tổ chức, một gia
đình, một cộng đồng cũng có sự phân biệt về thứ bậc, phẩm trật. Việc phân chia xã
hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau có tác dụng để tạo ra tôn ti trật tự giữa các
thành viên trong gia đình, giữa người sang kẻ hèn trong xã hội và giữa vua tôi quân
thần trong quốc gia. Mỗi đẳng cấp, mỗi thứ bậc có địa vị xã hội khác nhau và có địa
vị pháp lý khác nhau. Chế độ đẳng cấp cũng được áp dụng trong các tổ chức tôn
giáo và được nhà nước bảo hộ. Những người giữ các chức sắc tôn giáo thực chất


cũng là các địa chủ lớn, nhỏ theo thang bậc đẳng cấp phong kiến. Khi xem xét kết
cấu xã hội của nước Đức thế kỉ XVI, Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Toàn bộ xã hội bao
gồm vương công, quan lại, quí tộc, linh mục, quí tộc thành thị và thị dân đều đè
nặng lên vai nông dân”(2)
Tính đặc quyền: Pháp luật phong kiến công khai tuyên bố cho mỗi đẳng cấp có
những đặc quyền riêng. Đặc quyền của các đẳng cấp phụ thuộc vào chức tước, danh
vị, xuất thân, thậm chí cả tôn giáo mà họ theo
Trong xã hội phong kiến, vua có toàn quyền; chúa, địa chủ lớn, tăng lữ có rất nhiều
quyền (chúa phong kiến có quyền xét xử nông dân, đặt ra luật lệ, quyền thu thuế,
quyền tịch thu tài sản của nông dân). Ở châu Âu thời kì Phục hưng, lãnh chúa có rất
nhiều quyền, hắn không những định đoạt một cách tuỳ tiện tài sản của nông dân mà
cả thân thể họ, thân thể vợ con họ nữa (quyền sơ dạ). Bất kì lúc nào muốn là lãnh
chúa có thể đánh người nông dân đến chết hoặc ra lệnh chặt đầu họ nếu hắn muốn.
“Như vậy, một mình tên địa chủ vừa là nhà làm luật, vừa là quan toà, vừa là người
thi hành bản án, là vị chúa tể có toàn quyền ở trang ấp của mình”.(3) Tầng lớp thị
dân và những người khác có một ít quyền còn nông dân thì hầu như không có quyền
gì đáng kể. Bổng lộc, diện tích đất được phân công cũng theo đẳng cấp.
Tính đặc quyền của pháp luật phong kiến còn thể hiên ở việc qui định sự trừng phạt
khác nhau căn cứ vào đẳng cấp, thứ bậc của người phạm tội và người bị hại trong
xã hội. Ví dụ, Bộ luật Hồng Đức quy định 8 hạng người có thể được giảm hoặc


miễn tội khi phạm tội, chủ yếu đó là những người thuộc hoàng tộc hoặc những
người có chức vụ cao trong xã hội. Xâm hại tới vua chúa, quan lại, những người có
địa vị trong xã hội, thậm chí chỉ là những người thân của họ thì đều bị trừng trị rất
nặng. Tất cả mọi sự phản kháng chống lại chính quyền của vua đều bị tội chết. Pháp
luật Trung Quốc qui những tội này vào hàng “thập ác”, truy cứu trách nhiệm hình
sự tập thể dưới hình thức “chu di tam tộc”. Bên cạnh đó, những hành vi xâm hại tới
thường dân thường chỉ bị xử phạt rất nhẹ. Ở một số nước hồi giáo còn qui định nếu
giết người không theo đạo hồi hoặc giết phụ nữ thì mức phạt thấp hơn sơ với các

trường hợp khác.
Pháp luật phong kiến cũng qui định cùng một hành vi phạm tội, nếu người phạm tội
có địa vị cao trong xã hội thì hình phạt rất thấp, thậm chí có thể dùng tiền để chuộc
tội kể cả tội giết người và cố ý gây thương tích. Người thân (vợ, con…) của những
người có chức vụ, quyền hạn mà phạm tội cũng được giảm hình phạt theo quan
phẩm của vợ (chồng). cha (mẹ) họ.
Tính chất đặc quyền và sự bất bình đẳng của pháp luật phong kiến đã được phản
ánh trong câu ngạn ngữ Trung Quốc: “Lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt không
tới trượng phu”
Tóm laị, có thể nói tính đẳng cấp và đặc quyền là tính chất đặc trưng của pháp luật
phong kiến, thể hiện mạnh mẽ ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến, qui định, củng
cố sự thống trị của địa chủ phong kiến đối với nông dân. Pháp luật phong kiến ra
đời là công cụ chuyên chính trong tay giai cấp địa chủ phong kiến. Nó ghi nhận sự
bất bình đẳng giữa các đẳng cấp khác nhau trong xã hội, sự phụ thuộc của người
nông dân vào địa chủ, nó bảo vệ các hình thức áp bức, bóc lột của địa chủ phong
kiến đối với nông dân và những người lao động khác.



×