Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần chuyển đổi hệ thống cây trồng nông nghiệp tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.09 MB, 89 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan....................................................................................................... i
Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng ................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ, hình ....................................................................................... vii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu ........................................................................................2
2.1. Mục đích ......................................................................................................2
2.2. Yêu cầu ........................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3
1.1. Các khái niệm về lý thuyết hệ thống .............................................................3
1.1.1. Hệ thống nông nghiệp (HTNN) ...........................................................3
1.1.2. Hệ thống canh tác (HTCT) ..................................................................4
1.1.3. Hệ thống trồng trọt (HTTT) .................................................................4
1.1.4. Hệ thống cây trồng (HTCTr) ...............................................................4
1.2. Quan điểm phát triển hệ thống cây trồng.......................................................8
1.2.1. Khái niệm về Hệ thống cây trồng ........................................................8
1.2.2. Mối quan hệ giữa môi trường với hệ thống cây trồng ..........................8
1.2.3. Quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp ....................................... 14
1.2.4. Cơ sở khoa học của việc xây dựng HTCT hợp lý : ............................. 16
1.3. Lý thuyết về một số mô hình phát triển nông nghiệp................................... 17
1.4. Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới và Việt Nam ........... 18
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới ....................... 18


iii


1.4.2. Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng tại Việt Nam ...................... 21
1.5. Các kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng tại địa phương ......................... 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 28
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu .............................................. 28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................ 28
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 28
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 28
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc: ............ 28
2.2.2. Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn của huyện...... 29
2.2.3. Thí nghiệm so sánh giống .................................................................. 29
2.2.4. Đề xuất và giải pháp thực hiện HTCT thích hợp ................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 29
2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp ................................................................. 29
2.3.2. Phương pháp chọn điểm .................................................................... 29
2.3.3. Phương pháp điều tra nhanh .............................................................. 30
2.3.4. Một số thí nghiệm so sánh giống ....................................................... 30
2.3.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu: ............................................. 33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 35
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện .............................. 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 35
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 39
3.1.3. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 42
3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Cao Lộc ............................... 43
3.1.5. Đánh giá chung.................................................................................. 44
3.2. Hiện trạng hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện ....................................... 47
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tự nhiên ......................................................... 47

3.2.2. Hiện trạng hệ thống cây trồng và các công thức trồng trọt của
huyện Cao Lộc .................................................................................. 50
3.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng của huyện Cao Lộc ......... 56

iv


3.2.4. Các công thức trồng trọt và các giống cây trồng chủ yếu của huyện
Cao Lộc ...................................................................................................... 57
3.2.5. Hiệu quả kinh tế các công thức trồng trọt chính ................................. 58
3.2.6. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức nâng cao hiệu quả kinh tế cho
hệ thống trồng trọt tại huyện Cao Lộc. ........................................................ 59
3.3. Thí nghiệm so sánh giống ........................................................................... 61
3.3.1. Thí nghiệm 1: So sánh một số giống lúa thuần trồng trong vụ mùa
2014 trong công thức trồng trọt lúa xuân – lúa mùa. .................................... 61
3.3.2. Thí nghiệm 2: So sánh một số giống Khoai tây trồng vụ đông 2014. . 66
3.3.3. So sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cũ và mới (trong
công thức luân canh: Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông) .................. 68
3.4. Đề xuất và giải pháp thực hiện hệ thống cây trồng thích hợp ................. 69
3.4.1. Giải pháp về giống: ......................................................................... 69
3.4.2. Giải pháp thực hiện hệ thống cây trồng thích hợp: ............................. 70
3.4.3. Giải pháp về thị trường: ..................................................................... 70
3.4.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật:......................................................... 70
3.4.5. Giải pháp về vốn: .............................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 71
I. Kết luận.......................................................................................................... 71
II. Đề nghị ......................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 73
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 75
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................. 78


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng
3.1

Diện tích rừng hiện có theo nguồn gốc .................................................... 38

3.2

Dân số và lao động huyện Cao Lộc qua 4 năm 2011 - 2014 .................... 41

3.3

Tổng sản phẩm (GDP) và cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế của
huyện Cao Lộc................................................................................ 45

3.4

Tình hình sử dụng đất của huyện Cao Lộc từ 2011 – 2013 ...................... 48

3.5

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Lộc ........... 49

3.6

Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính qua

các năm huyện Cao Lộc (2010 – 2013) ........................................... 51

3.7

Hệ thống cây trồng vụ Xuân (2014) ........................................................ 53

3.8

Hệ thống cây trồng vụ Mùa (2014).......................................................... 54

3.9

Hệ thống cây trồng vụ Đông (2014) ........................................................ 55

3.10

Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng hàng năm của huyện Cao Lộc ..... 57

3.11 Các công thức trồng trọt chủ yếu của huyện Cao Lộc Địa hình ............... 57
3.12 Hiệu quả kinh tế của một số công thức trồng trọt năm 2014 của huyện
Cao Lộc ......................................................................................... 58
3.13 Phân tích SWOT đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Lộc ............ 59
3.14 Một số đặc điểm của giống lúa trồng vụ mùa 2014.................................. 62
3.15 Thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ của ba giống lúa thí nghiệm ............. 62
3.16 Mức độ nhiễm một số sâu, bệnh hại chính của các giống thí nghiệm ...... 63
3.17 Các yếu tố cấu thành năng suất và Năng suất của các giống Lúa trồng thí
nghiệm vụ Mùa 2014 ...................................................................... 63
3.18

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả 1 đồng vốn của các giống tham gia mô hình ..... 64


3.19 So sánh hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cũ và mới trong công thức
trồng trọt: Lúa xuân – Lúa mùa ....................................................... 65
3.20 Một số đặc điểm của các giống khoai tây thí nghiệm............................... 66
3.21 Các yếu tố cấu thành năng suất và Năng suất của các giống khoai tây ......... 67
3.22

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả 1 đồng vốn của các giống tham gia thí nghiệm ... 68

3.23 So sánh hệ thống cây trồng cũ và mới trong công thức luân canh: Lúa
xuân – Lúa mùa – Khoai tây vụ đông .............................................. 69

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ
1.1

Các thành phần của hệ thống nông nghiệp.................................................7

1.2

Mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường .............................................. 14

Hình
3.1

Sơ đồ hành chính huyện Cao Lộc ............................................................ 35


vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

BQ LĐNN

Bình quân lao động nông nghiệp

CCN

Cây công nghiệp

CNH- HĐH

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

CN – XD

Công nghiệp – Xây dựng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH


Đồng bằng sông Hồng

FAO

Food and Agriculture Organization

GR

Tổng thu nhập

HSTNN

Hệ thống sinh thái Nông nghiệp

HTCT

Hệ thống canh tác

HTCTr

Hệ thống cây trồng

HTNN

Hệ thống Nông nghiệp

HTTT

Hệ thống trồng trọt


IRRI

International Rice Reseach Institute

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

LX

Lúa xuân

LM

Lúa mùa

TVC

Tổng chi phí

TS

Thủy sản

TM – DV


Thương mại – Dịch vụ

P1000

Khối lượng 1000 hạt

RAVC

Thu nhập thuần

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá,
là tư liệu đặc biệt và không thể thay thế. Ngày nay, trong điều kiện dân số gia
tăng nhanh chóng con người đã và đang khai thác một cách quá mức tài nguyên
đất nhằm đảm bảo các nhu cầu phục vụ cuộc sống mà chưa có các giải pháp hữu
hiệu đảm bảo cho sự bền vững đã làm cho đất sản xuất nông nghiệp đang ngày
càng bị suy giảm về cả diện tích và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng và tiềm năng sản xuất với hệ thống cây trồng thực tại của
một vùng để tìm ra các hệ thống trồng trọt hiện có và đề xuất các công thức luân
canh hợp lý góp phần tăng được hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phát
triển sản xuất, tăng giá trị tổng sản lượng và tăng lợi nhuận đồng thời điều hoà
dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên để đẩy nhanh giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích
canh tác cần phải áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật.
Cao Lộc là một huyện miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn, có
đường biên giới dài 75 km giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Có 02 cửa

khẩu quốc tế đường bộ và đường sắt; Có 02 cặp chợ biên giới với nhiều đường
mòn sang Trung Quốc. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 637,5 km2, trong đó
3/4 diện tích là đồi núi. Dân số 75.312 người, có 05 dân tộc cùng sinh sống :
Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa. Có 21 xã và 02 thị trấn, trong đó có 05 xã và 01 thị
trấn tiếp giáp với Trung Quốc; Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cao Lộc. Tổng
số thôn, bản khối phố trên địa bàn huyện là 206 trong đó có 07 xã vùng I, 9 xã
vùng II, 07 xã vùng III. Tổng số thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc là 62 thôn.Trên địa bàn
huyện có tổng số 32 lễ hội lớn nhỏ diễn ra vào dịp đầu năm. Tổng số di tích trên
địa bàn 60 trong đó có 01 di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh. Thu nhập của
người dân chủ yếu từ nông nghiệp trong đó trồng trọt giữ vị trí quan trọng.
Huyện luôn xác định sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh
tế và là ngành xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm cho
người lao động. Bên cạnh sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, tỉnh, huyện,đã
chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, người dân địa phương, sản xuất nông nghiệp vì

1


vậy đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày được nâng lên.
Mặc dù vậy, nền nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, vẫn còn mang tính tự phát, sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá
chưa phát triển…Do vậy, để phát triển kinh tế huyện Cao Lộc, cần phải đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp bằng cách đưa các giống cây trồng mới, các biện pháp canh tác
hợp lý cho các giống mới nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn. Xuất phát từ
những thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng
và đề xuất một số giải pháp góp phần chuyển đổi hệ thống cây trồng nông
nghiệp tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích

Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng, đề xuất một số biện pháp góp
phần chuyển đổi hệ thống cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững, phù
hợp với điều kiện sinh thái, tập quán sản xuất của địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc
- Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và hệ thống cây trồng trên quan
điểm sản xuất hàng hoá và nông nghiệp bền vững;
- So sánh các giống lúa trồng vụ mùa và so sánh các giống khoai tây trồng
vụ đông tại huyện Cao lộc;
- Đề xuất một số giải pháp về giống cây trồng thích hợp vào hệ thống cây trồng
trong các năm tới của huyện nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận về hệ thống cây trồng,
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước theo nguyên tắc nông nghiệp bền vững
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở khoa học để xác định hệ thống cây trồng phù hợp với từng
vùng của huyện theo hướng cận đô thị, sản xuất bền vững, tăng thu nhập và hiệu quả
trên một đơn vị diện tích, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân..
- Có thể mở rộng sản xuất ra các vùng có điều kiện sinh thái tương tự.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về lý thuyết hệ thống
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và
tác động qua lại với nhau. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các
đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết với nhau bởi nhiều mối tương tác
tạo thành một chỉnh thể và nhờ đó có đặc tính mới gọi là tính trội

(emergence). Do vậy, hệ thống không phải là một phép cộng đơn giản giữa
các phần tử mà là sự liên kết hữu cơ tác động qua lại giữa các phần tử. Mỗi hệ
thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành và nhiều hệ thống nhỏ là bộ
phận cấu thành hệ thống lớn hơn. Sự hoạt động của hệ thống gắn chặt với môi
trường hệ thống (Cao Liêm và CS, 1995).
Nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác được xuất phát từ lý thuyết hệ
thống, đã được các nhà khoa học Speeding, 1979, Phạm Chí Thành và CS,
1996 đề cập tới. Các tác giả đều cho rằng: Hệ thống là một tổng thể có trật tự
của các yếu tố khác nhau có quan hệ tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác
định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng
nhiều mối tương tác.
1.1.1. Hệ thống nông nghiệp (HTNN)
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và
tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định một tập hợp các đối tượng hoặc các
thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác (Grigg D.B, 1979);
(Spedding,1979).
Hệ thống nông nghiệp là hệ thống thứ bậc được lồng vào nhau của các hệ
sinh thái nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người từ
phạm vi cánh đồng đến nông trại, vùng, quốc gia và thế giới (Conway, 1986).
Điều quan trọng là thấy rõ các mối quan hệ ràng buộc giữa các mức phạm vi
không gian khác nhau của hệ thống nông nghiệp. Nghiên cứu phát triển hệ thống
nông nghiệp là sự kết hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông nghiệp vi mô ở
mức độ nông trại với nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp vĩ mô ở mức
độ vùng, quốc gia và thế giới. Sự phát triển nông trại sẽ là cơ sở, nền tảng cho sự

3


phát triển nông nghiệp vùng và quốc gia. Song sự phát triển đó lại phụ thuộc và
bị chi phối bởi các yếu tố ở các hệ thống cao hơn như: vùng, quốc gia và thế giới.

Nhất là trong sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá cao như hiện nay.
1.1.2. Hệ thống canh tác (HTCT)
Hệ thống canh tác là hình thức tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt, là hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi, tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với nhau về
cùng chung những nguồn lực nhận từ môi trường (IRRI, 1980).
Hệ thống canh tác là hình thức tập hợp của một số tổ hợp các tài nguyên
trong nông trại ở một môi trường nhât định. Bằng những phương pháp, công
nghệ sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp (IRRI. 1989).
Từ ba khái niệm trên cho chúng ta thấy khái niệm về HTCT chung nhất
là: HTCT là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến, tiêu thụ, quản lý kinh tế được bố trí một cách hệ thống và ổn định phù
hợp với mục tiêu trong nông trại hay tiểu vùng nông nghiệp (dẫn theo Phạm
Chí Thành và CS, 1996).
1.1.3. Hệ thống trồng trọt (HTTT)
Là hệ thống con và là trung tâm của HTNN, cấu trúc của nó quyết định sự
hoạt động của các hệ thống con khác như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề. Với
khái niệm như trên thì HTTT là một bộ phận chủ yếu của HTCT. Nghiên cứu hệ
thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến các yếu tố môi trường
như đất đai, khí hậu, sâu bệnh, mức đầu tư phân bón, trình độ khoa học nông
nghiệp và vấn đề hiệu ứng hệ thống của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, tất cả
nghiên cứu trên đều nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả đất đai và nâng cao
năng suất cây trồng. Như vậy, đặc điểm chung nhất của HTCT là bao gồm nhiều
hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiếp thị, quản lý kinh tế, được bố trí một
cách có hệ thống, ổn định, phù hợp với mục tiêu của từng nông trại hay tiểu vùng
nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính,1995).
1.1.4. Hệ thống cây trồng (HTCTr)
Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loại cây được bố trí
trong không gian và thời gian của một vùng sinh thái nông nghiệp, nhằm

4



tận dụng hợp lý các tài nguyên kinh tế - xã hội... (Đào Thế Tuấn 1984) .
HTCTr là các hình thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, trồng
luân canh,
HTCTr là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại, bao gồm tất cả
các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng và mối quan hệ
giữa chúng với môi trường. Các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật
lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý (Zand stra,1981) (dẫn
theo Phạm Chí Thành và CS, 1996).
Theo IRRI, 1989: Hệ thống cây trồng là hình thức tập hợp của một tổ
hợp đặc thù các tài nguyên trong nông trại ở một môi trường nhất định,
bằng những công nghệ sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. Định
nghĩa này không bao gồm hoạt động chế biến, nó vượt quá hình thức phổ
biến ở các nông trại cho các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt,
nhưng nó bao gồm những nguồn lực của nông trại được sử dụng cho việc
tiếp thị những sản phẩm đó. HTCTr là tập hợp các đơn vị có chức năng
riêng biệt, đó là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó
có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn lực nhận
từ môi trường, khái niệm này được dùng để hiểu HTCTr vượt khỏi ranh
giới cụ thể của từng nông trại (dẫn theo Nguyễn Duy Tính, 1995).
Theo Đào Châu Thu, 2004 thì các nghiên cứu trong việc hoàn thiện hệ
thống canh tác, hệ thống cây trồng cần dùng phương pháp phân tích hệ
thống để tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống. Đó là chỗ có ảnh
hưởng không tốt đến hoạt động của hệ thống cần được tác động sửa chữa,
khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Để xây
dựng một hệ thống cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Như vậy, một hệ thống cây trồng được coi là hợp lý nếu đáp ứng được các
yêu cầu sau:
- Đạt tổng sản lượng cao và bền vững.

- Khai thác được triệt để và có hiệu quả điều kiện khí hậu, đất đai
trong vùng và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do khí hậu và đất
đai gây ra với cây trồng.

5


- Khai thác được triệt để và có hiệu quả các điều kiện kinh tế, xã hội
sẵn có để phát triển bền vững.
- Lợi dụng tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh được tác
hại của sâu bệnh và cỏ dại. Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành
nghề phụ khác.Để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng của con
người đòi hỏi ngành nông nghiệp phải sản xuất ra ngày càng nhiều lương
thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản hàng
hoá; đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp hàng
hoá phát triển. Với những thành tựu của khoa học nông nghiệp, các hộ nông
dân, các cơ sở sản xuất đã tập trung sản xuất những cây trồng có khả năng
thích nghi cao với điều kiện sinh thái và có lợi thế so sánh hơn các vùng
khác trên thị trường, hình thành hệ thống cây trồng ngày càng có hiệu quả
kinh tế cao. Nhiều vùng sinh thái nông nghiệp có những tài nguyên tiềm ẩn
to lớn, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, thực hiện việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng hình thành nên những vùng chuyên canh tập trung mang tính
hàng hoá cao, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng
một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, gắn lợi
ích trước mắt với hiệu quả lâu dài, bền vững, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ
môi trường và cải tạo môi trường sinh thái (Nguyễn Duy Tính, 1995), (Đào
Thế Tuấn, 1997).

6



HTNN, HTTT, HTCTr có mối quan hệ rất mật thiết với nhau

Hệ thống nông nghiệp

Hệ thống chăn nuôi

Hệ thống chế
biến

Hệ thống trồng trọt

Hệ thống cây trồng

Môi trường
điều kiện tự
nhiên kinh
tế - xã hội

Đầu
vào

Cây trồng

Đầu
ra

Công thức luân
canh


Năng suất
chất lượng
giá cả

Sơ đồ 1.1: Các thành phần của hệ thống nông nghiệp.
(Nguồn Zandstra, 1981)
Như vậy, HTNN không thể tách rời HTTT. Mối quan hệ giữa HTNN và
HTTT rất mật thiết, HTTT là trung tâm của HTNN và xu hướng phát triển của
HTTT có tính chất quyết định đến xu hướng phát triển của HTNN. Nghiên cứu
HTTT nhằm bố trí, cải thiện lại các thành tố trong hệ thống hoặc chuyển đổi
chúng làm tăng hệ số sử dụng đất, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai và lợi
thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp, sử dụng hiệu quả tiền vốn, lao động và
kỹ thuật... để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.

7


1.2. Quan điểm phát triển hệ thống cây trồng
1.2.1. Khái niệm về Hệ thống cây trồng
Hệ thống cây trồng là thành phần, tỷ lệ các loại và giống cây trồng được bố
trí theo không gian và thời gian trong một hệ thống sinh thái nông nghiệp, nhằm
tận dụng hợp lý nhất nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội của nó. Bố trí cây trồng hợp
lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại các hoạt động của hệ sinh thái
khi nó lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu nhưng lại né tránh được thiên tai. Lợi
dụng đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh và cỏ dại, đảm bảo sản lượng
cao và tỷ lệ hàng hoá lớn.
Theo Phạm Chí Thành và CS, 1996 Hệ thống cây trồng có 5 đặc trưng:
- Hệ thống cây trồng mang tính khách quan;
- Hệ thống cây trồng phải đảm bảo các mối quan hệ cân đối và đồng bộ
giữa các bộ phận trong một tổng thể;

- Hệ thống cây trồng bao giờ cũng là sản phẩm của một giai đoạn lịch
sử nhất định;
- Hệ thống cây trồng không ngừng vận động, biến đổi và phát triển;
- Chuyển dịch hệ thống cây trồng là quá trình không sẵn có một cơ cấu kinh
tế hoàn thiện.
Việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất
nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngoài ra còn phải giải quyết tốt mối quan hệ
giữa cây trồng và điều kiện khí hậu, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh
tác, phương hướng sản xuất của vùng. Phương hướng sản xuất quyết định cơ
cấu cây trồng, ngược lại hệ thống cây trồng là cơ sở hợp lý nhất để xác định
phương hướng sản xuất của khu vực đó. Vì vậy, bố trí hệ thống cây trồng có
cơ sở khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà quản lý có cơ sở để xác
định phương hướng sản xuất một cách đứng đắn (Đào Thế Tuấn, 1984).
1.2.2. Mối quan hệ giữa môi trường với hệ thống cây trồng
* Khí hậu và hệ thống cây trồng
Khí hậu là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu được khai thác và sử dụng
hợp lý khí hậu sẽ không bao giờ cạn kiệt mà còn có thể được cải thiện tốt hơn.
Khí hậu cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo chất hữu cơ để tạo

8


năng suất cây trồng. Hệ thống cây trồng tận dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ cho
tổng sản phẩm và giá trị kinh tế cao nhất. Vì thế, có thể nói khí hậu là yếu tố quan trọng
nhất của việc xác định hệ thống cây trồng. Bên cạnh đó, khí hậu cũng gây ra những hiện
tượng bất lợi như bão, lụt, úng... Hệ thống cây trồng hợp lý là phải tránh được những tác
hại của điều kiện bất lợi đó. Trong đó, yếu tố khí hậu tác động mạnh mẽ nhất đến cây
trồng và hệ thống cây trồng là nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa...
- Nhiệt độ và hệ thống cây trồng:
Khi chọn loại cây trồng, giống cây trồng hoặc bố trí thời vụ cây trồng cần

phải căn cứ vào diễn biến nhiệt độ cụ thể ở từng vùng để lợi dụng tốt nhất điều kiện
nhiệt độ thích hợp, tránh nhiệt độ cao hoặc thấp, đặc biệt thời kỳ ra hoa kết quả.
Viện sĩ Đào Thế Tuấn, (1984) chia cây trồng thành 3 loại: cây ưa nóng là
những cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ trên 200C như lạc,
lúa, đay,... Cây ưa lạnh là những cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả tốt ở
nhiệt độ dưới 200C như khoai tây, su hào, cải bắp... Cây trung gian là những cây
yêu cầu nhiệt độ xung quanh 200C để cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa kết quả
tốt (Dẫn theo Lý Nhạc và CS, 1987).
- Ánh sáng và hệ thống cây trồng:
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu
cơ, năng suất cây trồng và sản lượng thu hoạch. Trong hệ thống cây trồng để tận
dụng nguồn ánh sáng và cường độ ánh sáng trong các vùng cần tăng vụ để cây
trồng quang hợp quanh năm.
Ánh sáng giai đoạn cuối của chu kỳ sinh trưởng quyết định năng suất cây trồng.
- Lượng mưa và hệ thống cây trồng: Nước trời cung cấp phần lớn lượng
nước cần của cây, đặc biệt với những vùng khô hạn, cây sống chủ yếu bằng nước
trời. Mưa còn ảnh hưởng đến hệ thống canh tác như làm đất, bón phân, thu
hoạch. Vì vậy phải xây dựng hệ thống cây trồng với mục đích:
+ Tận dụng lượng nước mưa.
+ Tăng cường dự trữ nước mưa vào đất.
+ Bố trí loại cây trồng, giống cây trồng chịu được điều kiện không
thuận lợi về chế độ mưa như cây chống chịu hạn trong mùa khô, cây chống
chịu úng trong mùa mưa.

9


- Độ ẩm không khí và hệ thống cây trồng:
Độ ẩm có liên quan đến sinh trưởng và năng suất cây trồng, độ ẩm quá cao
sự thoát hơi nước của cây trồng khó khăn, độ mở của khí khổng thu hẹp lại,

lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm xuống dẫn đến làm giảm cường độ, giảm chất
khô tích lũy, do đó giảm năng suất cây trồng. Độ ẩm không khí cao còn tạo điều
kiện thuận lợi cho nhiều nấm bệnh và sâu hại phát triển. Độ ẩm không khí thấp
trong thời kỳ chín làm tăng phẩm chất sản phẩm như mía, thuốc lá, cây lấy
sợi, cây ăn quả. Ngược lại một số cây trồng thích hợp với độ ẩm không khí
cao như cải bắp, su hào, xà lách,… là những loại rau hoặc cây thu hoạch sản
phẩm chất xanh, nhu cầu nước cao và nếu lượng nước trong sản phẩm giảm
thì phẩm chất giảm.
Căn cứ vào diễn biến độ ẩm trong năm, tác giả Bùi Huy Đáp (1996) đã
nghiên cứu và phân loại cây trồng phía bắc thành 2 loại:
+ Loại nửa đầu đông - các cây trồng thích hợp với độ ẩm không khí thấp
như khoai tây, cà chua, tỏi, đậu tương.
+ Loại nửa cuối đông - các cây trồng thích hợp với độ ẩm không khí cao
như cải bắp, su hào, rau xanh các loại.
* Đất đai và hệ thống cây trồng
Đất đai là nguồn lợi tự nhiên cung cấp nuớc và dinh dưỡng cho cây trồng và
tạo ra các sản phẩm nuôi sống con người, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào cây trồng.
Do vậy, cần phải nắm được đặc điểm mối quan hệ giữa cây trồng và đất thì mới
xác định được hệ thống cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.
- Địa hình là yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như đặc
điểm khí hậu thời tiết.
Vùng đồng bằng địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước của đất và tuỳ theo
chế độ nước mà bố trí loại cây trồng hoặc giống cây trồng cho thích hợp.
Vùng đất dốc thì độ dốc và hướng dốc là yếu tố quan trọng, chúng có quan
hệ với chế độ nước và xói mòn đất. Vì vậy, vùng đất dốc phải xây dựng hệ thống
cây trồng chống được xói mòn, bảo vệ đất.

10



- Thành phần cơ giới đất: thành phần cơ giới đất ảnh hưởng đến chế độ nước,
chế độ không khí, nhiệt và dinh dưỡng trong đất. Đất nhẹ thoáng khí, dễ thoát nước
nhưng giữ nước kém, dinh dưỡng thấp. Đất nhẹ dễ làm đất, phù hợp với cây trồng
cạn đặc biệt cây có củ như khoai lang, khoai tây, sắn,... Đất có thành phần cơ giới
nặng thoát nước chậm, hay bị úng, yếm khí nhưng hàm lượng dinh dưỡng cao. Một
số cây trồng thích hợp với loại đất này như lúa, bí, mướp...
- Độ chua và độ mặn: độ chua mặn của đất ảnh hưởng rất mạnh đến sinh
trưởng phát triển của cây. Đa số các loại cây thích hợp đất trung tính, ít hoặc
không mặn. Năng suất ngô giảm 50% khi trồng trên đất có pHkcl = 4,4 với độ bão
hoà nhôm 2,5 lđl/100g đất. Còn với đậu tương năng suất cũng giảm 50% khi
trồng trên đất có pH = 5 với độ bão hoà nhôm 0,5 lđl/100g đất. Một số cây trồng
hoặc giống cây trồng có thể chịu được đất chua, chua mặn hoặc mặn.
- Độ phì của đất: độ phì của đất càng cao thì năng suất cây trồng càng cao,
song cũng có loại cây hoặc giống cây có thể gieo trồng trên đất xấu.
* Cây trồng và hệ thống cây trồng
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ thống cây trồng. Việc xây dựng hệ
thống cây trồng hợp lý là chọn loại cây và giống cây trồng để lợi dụng tốt
nhất các điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội. Việc tìm ra các giống
cây trồng thích hợp có năng suất cao, có giá trị lớn chính là trực tiếp làm
tăng tính hợp lý của hệ thống cây trồng. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật
chọn tạo và nhập nội giống như hiện nay giúp chúng ta có những bộ cây
giống, cây trồng quý với các đặc tính như năng suất cao, chất lượng tốt,
phạm vi thích ứng rộng, chống chịu được nhiều loại sâu bệnh...
Với cây trồng con người có thể thay đổi, song phải trên cơ sở hiểu biết cây
trồng về đặc điểm sinh học, yêu cầu của cây trồng, khả năng thích ứng và khả
năng chống chịu của chúng.
* Quần thể sinh vật và hệ thống cây trồng
Trong hệ sinh thái nông nghiệp ngoài thành phần chính là cây trồng còn có
các thành phần khác như cỏ dại, sâu bệnh, các vi sinh vật, các động vật... các

thành phần chính này cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng
chi phối sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

11


Theo các tác giả Lý Nhạc và CS (1987) thì khi xây dựng hệ thống cây trồng
cần chú ý đến các mối quan hệ theo nguyên tắc:
- Lợi dụng mối quan hệ tốt giữa các sinh vật với cây trồng.
- Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống tác hại đối với cây
trồng do các vi sinh vật gây nên.
Trong quần thể cây trồng, quần thể chủ đạo của hệ thống cây trồng có
những đặc điểm chủ yếu sau:
- Mật độ của quần thể do con người quy định trước từ lúc gieo trồng.
- Sự sinh sản, tử vong và phát tán không xảy ra một cách tự phát mà chịu sự
điều khiển của con người.
- Sự phân bố không gian tương đối đồng đều do con người điều khiển.
- Độ tuổi của quần thể cũng đồng đều vì có sự tác động của con người.
Trong hệ thống cây trồng cũng xảy ra sự cạnh tranh cùng loài hoặc khác
loài. Khi gieo trồng một loại cây trồng thì vấn đề cạnh tranh cùng loài rất quan
trọng. Cần xác định mật độ gieo trồng và các biện pháp điều chỉnh quần thể để
giảm sự cạnh tranh trong loài. Sự cạnh tranh khác loài cũng xảy ra khi ta trồng
xen hoặc giữa cây trồng với cỏ dại. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống cây trồng cần
chú ý các vấn đề sau:
- Xác định thành phần cây trồng và giống cây trồng thích hợp với điều kiện
cụ thể của cơ sở sản xuất
- Bố trí cây trồng theo thời vụ tốt cũng tránh tác hại của cỏ dại, sâu, bệnh.
Dịch sâu bệnh hại phát triển theo lứa và theo mùa, tác hại của chúng xảy ra nghiêm
trọng trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định của cây trồng. Do vậy xác định
thời vụ tốt cũng có khả năng né tránh được tác hại của sâu bệnh.

Thực tiễn chỉ đạo sản xuất trong nhiều năm qua, bản thân nhận thấy rằng, việc
bố trí thời vụ còn có ý nghĩa né tránh những thời điểm bất lợi tác động từ các thời
tiết khí hậu trên cơ sở nghiên cứu quy luật của nó và là điều kiện để nâng cao hệ số
sử dụng ruộng đất.
* Phương thức canh tác và hệ thống cây trồng
Các biện pháp kỹ thuật như làm đất, tưới nước, bón phân, chăm sóc, cải tạo đất,
trừ cỏ dại và sâu bệnh, chọn tạo ra giống cây trồng cho năng suất cao, luân canh, thời vụ
gieo trồng... đều được coi là liên quan chặt chẽ đến hệ thống cây trồng.

12


Luân canh là biện pháp kỹ thuật trồng trọt hoàn chỉnh có tổ chức để hoàn
thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một vùng, tiểu vùng, khu vực nhất định
dựa trên cơ sở lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng đó.
Các chế độ canh tác khác nhau như thuỷ lợi, phân bón, nước, đất, thuốc bảo vệ
thực vật... đều căn cứ vào loại giống cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng
trong hệ thống luân canh là cần xác định đúng chỗ đứng và khả năng thích
nghi của các loại cây trồng.
Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong luân canh là quan hệ cây trồng
trước với cây trồng sau và ảnh hưởng của chúng trong một cơ cấu cây trồng ở
vùng, tiểu vùng sinh thái. Điều đó cho thấy trong việc bố trí cơ cấu cây
trồng, việc xác định cây trồng trước và sau rất quan trọng, vừa đáp ứng được
mức độ sản xuất vừa lợi dụng các điều kiện tốt của tự nhiên giúp cho cây
trồng hoàn chỉnh hơn trong hệ thống luân canh.
Cây trồng ở mỗi vùng có khả năng thích nghi dần với điều kiện ngoại
cảnh và thường xuyên bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. Điều kiện tự
nhiên của từng tiểu vùng sinh thái đều có những nét đặc thù, nên khi đưa ra
một loại cây trồng mới vào để thay đổi cơ cấu cây trồng và cải tiến hệ thống
cây trồng cần phải chú ý đến tính chất này.

Như vậy, theo quan điểm sinh thái học, không có loại cây trồng nào có
khả năng sử dụng hết tài nguyên thiên nhiên ở một vùng nông nghiệp. Đó là
nhận thức khoa học rất cơ bản khi đánh giá về tiềm năng của từng vùng và
ngày càng được nhiều nhà khoa học nông nghiệp đi sâu nghiên cứu về hệ
thống cây trồng. Một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng
các nguồn lợi tự nhiên và kinh tế, xã hội là bố trí hệ thống cây trồng hợp lý
cho một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1984).
Hệ thống cây trồng là một trong những nội dung của hệ thống biện pháp
kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Hệ thống cây trồng là yếu tố cơ bản nhất của
chế độ canh tác vì chính cây trồng quyết định nội dung của biện pháp kỹ
thuật khác.

13


Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường qua sơ đồ sau:

Khí hậu

Năng suất kinh tế
Quần thể cây trồng

Quần thể sinh vật

Đặc điểm di truyền của
cá thể cây trồng
Tác động của
con người

Đất và nước


Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa cây trồng và môi trường
(Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1962)
1.2.3. Quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp
Theo Phạm Bình Quyền và CS, (1992) trong phát triển nông nghiệp, phải
coi nông nghiệp là một hệ thống để tác động vào nó một cách đồng bộ tích
cực, phải xem nông nghiệp là sự đan xen kết hợp giữa ba lĩnh vực: khoa học
sinh học; kinh tế - xã hội và cây trồng, vật nuôi. Phải xác định vùng nghiên
cứu có môi trường tự nhiên; kinh tế xã hội như thế nào?, những điều kiện của
vùng như đất đai, lao động, vốn, đầu tư, kinh nghiệm quản lý và những định
hướng phát triển kinh tế trong những năm trước mắt và lâu dài như thế nào?
Có nhiều cách nghiên cứu, tiếp cận để phân tích hệ thống, nhưng theo
Phạm Chí Thành và CS (1996) phân tích; phương pháp tiếp cận hệ thống có 3
đặc điểm đó là:
(1) Tiếp cận từ "dưới lên" là quan điểm quan trọng nhất, hiện nay trong
khoa học nông nghiệp áp dụng phương pháp tiếp cận ''trên xuống''. Tiếp cận từ
dưới lên dùng phương pháp xem xét hệ thống nông nghiệp có những điểm hạn
chế nào (điểm thắt), rồi tìm cách can thiệp giải quyết các hạn chế đó. Phương
pháp tiếp cận từ dưới lên thường có 3 giai đoạn nghiên cứu: chẩn đoán; thiết

14


kế thử nghiệm và triển khai. Tiếp cận từ dưới lên rất quan tâm đến việc tìm
hiểu logic của người nông dân ''là một nhà tư sản bóc lột sức lao động của
mình và tài nguyên sẵn có'', nếu không hiểu logic ra quyết định của người
nông dân thì không thể đề xuất các biện pháp kỹ thuật mà người nông dân có
thể tiếp thu.
(2) Coi trọng mối quan hệ xã hội như các nhân tố hệ thống. Trong thực tế
nông dân không áp dụng các kỹ thuật mới là do họ gặp phải cản trở về kinh tế

- xã hội, nếu không thay đổi được các nhân tố này thì không giải quyết được
vấn đề. Trong giai đoạn chẩn đoán việc phân tích kiểu nông hộ là một khâu
quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
(3) Coi trọng phân tích động thái của sự phát triển và phương pháp hệ
thống nông nghiệp là phương pháp rất chú ý tới nghiên cứu động thái HTNN
trong lịch sử và qua đó sẽ xác định được phát triển của hệ thống trong tương
lai, đồng thời giúp cho việc giải quyết các cản trở sao cho phù hợp với những
phát triển đó.
Mazoyer, 1993, cho rằng lịch sử phát triển nông nghiệp của thế giới đã
trải qua 5 thời kỳ, đó là:
+ Nông nghiệp du canh, du cư;
+ Nông nghiệp định canh;
+ Nông nghiệp hỗn hợp;
+ Nông nghiệp chuyên môn hóa;
+ Nông nghiệp theo kiểu chuyên nghiệp.
Nền nông nghiệp hịên nay ở Việt Nam nói chung và khu vực miền Bắc
nói riêng đang ở dạng nông nghiệp hỗn hợp. Tuy nhiên, trong hệ thống trồng
trọt có vùng đã định hướng chuyên canh rõ rệt như vùng cây công nghiệp, cây
ăn quả tập trung. Song, nông dân ở những vùng này chưa có tính chuyên môn
hoá cao và quy mô còn nhỏ, một số nơi hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập
trung nhưng vẫn là nền nông nghiệp hỗn hợp theo hướng đa canh hoá, đa dạng
hoá sản phẩm nông nghiệp vật nuôi.
Theo Phạm Chí Thành và CS (1996), xác định và phân tích hệ thống
canh tác là một nội dung chính của nghiên cứu hệ thống canh tác, hiện nay

15


đang tồn tại hai quan điểm về phát triển hệ thống nông nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp theo quan điểm sinh thái, có nghĩa là đặt cây

trồng, vật nuôi đúng vị trí của nó trong môi trường (tự nhiên, kinh tế - xã
hội), sao cho đạt năng suất cao, phát triển ổn định, bảo vệ môi trường.
- Phát triển nông nghiệp theo quan điểm kinh tế thị trường, nghĩa là nông
dân tự do kinh doanh, họ lấy lợi ích kinh tế là mục tiêu chính, họ chỉ sản xuất
những gì mà khách hàng cần, họ cạnh tranh trong sản xuất và tiền tệ hoá
trong quá trình sản xuất.
- Cả hai xu hướng phát triển trên đều có những ưu và khuyết điểm riêng.
Tuy nhiên, trong phát triển nông nghiệp cần kết hợp hài hoà giữa phát triển
nông nghiệp theo kinh tế thị trường và nông nghiệp sinh thái.
- Khi xem xét về nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái, các tác giả như Cao
Liêm và CS (1995) cho rằng nông nghiệp sinh thái không phá vỡ môi trường,
đảm bảo năng suất ổn định, khả năng thực thi, không phụ thuộc vào bên ngoài và
ít phụ thuộc vào hàng ngoại nhập. Nội dung của nông nghiệp sinh thái là: (1)
Tính đa dạng sinh học bao gồm nhiều loại cây, luân canh, xen canh, lai tạo giống
mới, trồng trọt theo phương thức nông lâm kết hợp, bảo tồn và giữ gìn các giống
cây trồng và vật nuôi. (2) Nuôi dưỡng cho đất sống bằng cách thường xuyên bón
phân hữu cơ cho đất, che phủ mặt đất để chống xói mòn, rửa trôi, khử các yếu tố
gây hại cho đất. (3) Bảo đảm tái sinh học đất bao gồm việc cung cấp trở lại lượng
phân hữu cơ cho đất.
1.2.4. Cơ sở khoa học của việc xây dựng HTCT hợp lý :
Theo các tác giả Tôn Thất Chiểu (1993); Đường Hồng Dật (1996); Bùi Huy
Đáp (1979); Đào Thế Tuấn (1992); Phạm Chí Thành (1996)… Bố trí xây dựng hệ
thống cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại các hoạt
động của hệ sinh thái, lợi dụng tốt nhất điều kiện khí hậu và đặc tính sinh học của
cây trồng nhưng lại né tránh được thiên tai, hạn chế được sâu bệnh và cỏ dại, đảm
bảo sản lượng và tỷ lệ hang hoá cao. Việc xác định hệ thống cây trồng cho một vụ,
một khu vực sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh tế cao ngoài việc giải quyết mối quan
hệ giữa hệ thống cây trồng với các điều kiện khí hậu, đất đai, quần thể sinh vật, tập
quán canh tác, có mối quan hệ chặt chẽ với định hướng sản xuất vùng, khu vực đó.


16


Định hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, nhưng đồng thời cơ cấu cây trồng
lại là cơ sở hợp lý nhất để xác định, định hướng sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu bố trí
hệ thống cây trồng có cơ sở khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà quản lý
xác định được định hướng sản xuất một cách đúng đắn.
1.3. Lý thuyết về một số mô hình phát triển nông nghiệp
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp thế giới đã đưa ra những lý thuyết
khác nhau ở mỗi giai đoạn. Các thuyết này đã định hướng cho sự phát triển
của nông nghiệp thế giới ở các giai đoạn đó. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đi theo
hướng khác nhau, bằng con đường khác nhau. Theo Đào Thế Tuấn (1984), các
nước đang phát triển muốn đưa nông nghiệp phát triển với khả năng tăng
trưởng từ 1% năm lên 4% năm phải áp dụng một trong các thuyết sau đây để
giải thích quá trình phát triển:
(1) Thuyết mô hình bảo vệ: thuyết này cho rằng sở dĩ nông nghiệp bị
thoái hoá là do độ màu mỡ bị giảm dần và đất bị kiệt quệ. Muốn tăng năng
suất phải phục hồi và bảo vệ độ màu mỡ của đất bằng cách luân canh cây
trồng, bón phân hữu cơ và phân hoá học;
(2) Thuyết mô hình thúc đẩy của thành thị công nghiệp: thuyết này chủ
trương cho rằng nông nghiệp chỉ phát triển mạnh các vùng quanh và gần thành
thị, nguyên nhân chính là do thành thị cung cấp vật tư nông nghiệp và là thị
trường thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp;
(3) Mô hình khuếch tán: thuyết này cho rằng kỹ thuật tiên tiến và phương
pháp quản lý trong nông nghiệp phổ biến dần từ nông dân này sang nông dân
khác, từ vùng này sang vùng khác như các giống cây trồng và các loài gia súc
tốt. Do vậy, chỉ đẩy mạnh phổ biến kỹ thuật và thúc đẩy kinh tế là thúc đẩy
được sự phát triển nông nghiệp;
(4) Thuyết mô hình đầu tư và hiệu quả cao: thuyết này cho rằng nông
dân cổ truyền sở dĩ không tiếp thu được kỹ thuật mới vì thiếu các đầu tư có

hiệu quả. Tình trạng này được thay đổi từ khi xuất hiện các giống lúa mì, lúa
và ngô có năng suất cao do các trung tâm nghiên cứu quốc tế tạo ra. Các giống
này phản ứng mạnh với phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất nên mang lại hiệu
quả cao cho người nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh, tạo nên
“cuộc cách mạng xanh”;

17


(5) Thuyết mô hình phát triển bị kích thích: theo thuyết này sự thay đổi giá
cả trên thị trường kích thích cải tiến kỹ thuật và tạo nên sự phát triển.
Việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững hiện nay không chỉ áp
dụng một mô hình theo các thuyết kể trên mà phải kết hợp hài hoà lý thuyết của 5
mô hình phát triển. So sánh định hướng phát triển nông nghiệp qua các giai đoạn
của Việt Nam với các thuyết trên thì thấy rằng: Việt Nam là nước đang phát triển,
quá trình phát triển nông nghiệp hội tụ cả 5 thuyết mô hình phát triển nông nghiệp.
Nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển sang sản xuất hàng hoá, tìm kiếm thị
trường, thu hút đầu tư cải tiến kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến.
Bài học về phát triển nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy việc tìm thị trường
đầu ra (nội địa hay xuất khẩu) cho các mặt hàng nông sản quyết định đến đầu tư và
sự phát triển của các đối tượng này.
1.4. Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới
Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp ở những nước nhiệt đới và Á nhiệt đới
được bắt đầu từ việc nghiên cứu các chế độ xen canh, trồng gối truyền thống và
ngày càng phát triển. Những tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, trị thủy,
công cụ sản xuất và nhu cầu tăng lên không ngừng về nông sản đã hình thành
những vụ mới, đưa các giống cây ngắn ngày vào hệ thống canh tác, cho phép có
thể làm nhiều vụ trong một năm trên một thửa ruộng. Xác định các công thức
tăng vụ tốt nhất phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái của từng vùng sản xuất.

Châu Á, là nôi của lúa gạo (90% diện tích, 90% sản lượng lúa gạo thế giới),
nơi diễn ra “cuộc cách mạng xanh”, giữa thế kỷ XX đã phát minh và sử dụng
thành công các giống lúa nước và lúa mì ngắn ngày, năng suất cao, hình thành
các cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống và cơ cấu cây trồng, thâm canh trên đất có tưới
và không tưới. Các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu hệ thống cây trồng,
các công thức luân canh tăng vụ và các biện pháp kỹ thuật kèm theo. Kết quả đã
đưa ra những cơ cấu cây trồng mới, kỹ thuật canh tác mới. Đặc biệt, Viện Nghiên
cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu mới về nghiên cứu cơ cấu giống
lúa. (Vũ Tuyên Hoàng, 1994; Trần Đình Long,1997)

18


Tại Thái Lan, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp thiếu nước, đã chuyển
đổi từ cơ cấu lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tiền nước cao và do độc
canh lúa đã làm ảnh hưởng xấu đến độ phì của đất sang cơ cấu đậu tương xuân lúa mùa, tổng giá trị sản phẩm tăng gấp đôi, độ phì của đất cũng tăng lên rõ rệt
(Tejwani. VL, Chun K. Lai, 1992 ). (dẫn theo Bùi Thị Thu Hiền,2014)
Một mô hình sử dụng đất dốc ở Thái Lan đã đem lại hiệu quả kinh tế cao
bằng việc trồng các cây họ đậu thành từng băng theo đường đồng mức để chống
xói mòn tăng độ phì cho đất, khi trồng xen với cây lương thực. Hệ thống cây
trồng này đã làm tăng năng suất cây trồng lên gấp đôi, tăng dược chất xanh tại
chỗ để cải tạo đất. Thái Lan cũng chú trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh
tế cao như dừa, cao su, chè, cà phê...
Nhờ phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh gắn với xuất khẩu, giá trị
xuất khẩu nông sản của Thái lan chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu.
Gạo luôn ổn định mức xuất khẩu 5 triệu tấn, đứng đầu thế giới trong đó chủ yếu
bằng giống lúa chất lượng cao Jasmine với giá 670 USD/ tấn.
Tại Ấn Độ, từ năm 1962 - 1972, đã tiến hành chương trình nghiên cứu
nông nghiệp trên phạm vi cả nước, trong đó, lấy hệ thống thâm canh, tăng vụ chu
kỳ một năm là hướng chiến lựơc phát triển chính, kết quả, hệ thống canh tác

được ưu tiên cho cây lương thực và theo cơ cấu 2 vụ lúa nước hoặc một vụ lúa một vụ màu), trong đó, đưa cây đậu đỗ (vụ màu) vào luân canh đã đáp ứng được
3 mục tiêu là khai thác tối ưu đất đai, cải tạo độ phì nhiêu và tăng hiệu quả trên
đơn vị đất. Tại Indonesia, từ năm 1975 - 1976, đã nghiên cứu thành công các mô
hình tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng ở đất có tưới 10 tháng, 7 tháng và 5 tháng.
Các mô hình chọn thử nghiệm như 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 1 vụ lúa - 1 vụ màu, 2 vụ
lúa - 1 vụ màu(mùa chủ yếu là đậu đỗ, rau và ngô). Tại Đài Loan, các nghiên cứu
thành công các giống cây trồng chịu rợp để trồng xen trong ruộng mía để tăng sản
lượng và hiệu quả trên một đơn vị đất. (Dẫn theo nguyễn Thị Hồng Huế,2013)
Tại Banuma có mùa khô ngắn, mùa mưa dài, hai đỉnh thu hoạch lúa đã
chứng tỏ đa số nông dân trồng 2 vụ lúa trên một diện tích. Ngô thu hoạch vào
đỉnh mùa mưa (tháng 5), lạc thu hoạch quanh năm (Dẫn theo Bùi Thị Xô,1994)

19


×